Tài nguyên thiên nhiên dành cho mọi người, thế nhưng vẫn có nhiều luận điểm trái ngược nhau về chế độ sở hữu của con người đối với tài nguyên thiên nhiên trong nhiều hình thái chính trị
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG
PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN TẠI VIỆT NAM
LỚP CAO HỌC LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
2014 - 2016
Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Văn Võ
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 Chương 1: Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên 3
1 Cơ sở lý luận của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân 3
1.1 Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về tính tất yếu khách quan của việc quốc hữu hóa tài nguyên thiên nhiên 4 1.2 Cơ sở thực tiễn 5
2 Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam .5 2.1 Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên 5 2.2 Hình thức sở hữu tài nguyên thiên nhiên 6
Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên Việt Nam 8
Chương 3: Kiến nghị một số giải pháp củng cố chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên 11
1 Chế độ sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên là xu thế tất yếu của quá trình phát triển ở nước ta 11
2 Củng cố chế độ sở hữu toàn dân và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn lực tài nguyên thiên nhiên 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3L I M Đ U ỜI MỞ ĐẦU Ở ĐẦU ẦU
Đất đai và tài nguyên thiên nhiên là vô cùng quý giá, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác ở trên trái đất
Tài nguyên thiên nhiên là tư liệu sản xuất chính, không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như đất đai là tư liệu sản xuất của nông nghiệp
Tài nguyên rừng là tư liệu sản xuất của ngành lâm nghiệp
Nguồn lợi thủy sản là cơ sở phát triển ngư nghiệp và tài nguyên khoáng sản lại là tư liệu sản xuất của ngành khai khoáng
Lịch sử phát triển nông, lâm nghiệp và phát triển kinh tế của loài người cũng là lịch sử khai thác và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, phục vụ đời sống con người ngày càng hiệu quả
Tài nguyên thiên nhiên dành cho mọi người, thế nhưng vẫn có nhiều luận điểm trái ngược nhau về chế độ sở hữu của con người đối với tài nguyên thiên nhiên trong nhiều hình thái chính trị xã hội khác nhau
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi xin trình bày vấn đề Phân tích đặc trưng chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam
Mục đích là nhằm đưa ra những kiến thức khái quát cũng như cái nhìn tổng thể về mặt lý luận và thực tiễn về chế độ sở hữu trong pháp luật Việt Nam hiện nay
Trong quá trình nghiên cứu có nhiều điểm hạn chế về kiến thức cũng như thời gian thực hiện, không tránh khỏi những thiếu sót gặp phải
Để bài viết được hoàn thiện hơn rất mong nhận được ý kiến đóng góp
từ quý thầy, cô và các bạn đọc
Xin chân thành cảm ơn !
Trang 4Ch ương 1: ng 1: Ch đ s h u toàn dân đ i v i tài nguyên thiên nhiên ế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên ộ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên ở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên ữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên ối với tài nguyên thiên nhiên ới tài nguyên thiên nhiên
1 Cơ sở lý luận của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân
Tài nguyên thiên nhiên là tặng vật của tự nhiên dành tặng cho con người, cấu thành môi trường sống
Tài nguyên thiên nhiên là điều kiện thiết yếu cho con người tồn tại và phát triển trong tự nhiên
Các thành viên trong cộng đồng đều có quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, khai thác, sử dụng để phục vụ cho nhu cầu sống của mình
Do vậy tài nguyên thiên nhiên là phải thuộc sở hữu chung để đảm bảo cho mọi người đều có quyền tiếp cận các tiện nghi của nó
1.1 M t s quan đi m c a ch nghĩa Mác-Lenin v tính t t y u ột số quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về tính tất yếu ố quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về tính tất yếu ểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về tính tất yếu ủa chủ nghĩa Mác-Lenin về tính tất yếu ủa chủ nghĩa Mác-Lenin về tính tất yếu ề tính tất yếu ất yếu ếu
khách quan c a vi c qu c h u hóa tài nguyên thiên nhiên ủa chủ nghĩa Mác-Lenin về tính tất yếu ệc quốc hữu hóa tài nguyên thiên nhiên ố quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về tính tất yếu ữu hóa tài nguyên thiên nhiên
Theo quan điểm của Mác thì tính giai cấp trong sở hữu tài nguyên thiên nhiên dưới xã hội tư bản thể hiện rất rõ nét
Việc độc chiếm tài nguyên thiên nhiên nói riêng và tư liệu sản xuất nói chung là tất yếu rồi, nhưng bằng mọi lý lẽ, bằng mọi thủ đoạn, gia cấp tư sản bảo vệ cho bằng được lợi ích giai cấp gắn liền với các quyền tư hữu
Mác tố cáo “ngay cả nhà nước, lấy cớ là chỉ quan tâm đến của cải
quốc gia và tài nguyên của nhà nước, trên thực tế họ tuyên bố rằng quyền lợi của giai cấp các nhà tư bản và việc làm giàu nói chung là mục đích cuối cùng của nhà nước”
Từ thực tế, Mác rút ra kết luận: ”Sở hữu ruộng đất, nguồn gốc đầu
tiên của mọi của cải, đã trở thành một vấn đề lớn, mà việc giải quyết sẽ quyết định tương lai của giai cấp công nhân”
Dưới chế độ tư bản, quyền tư hữu nói chung và tư hữu đất đai nói riêng
là thiêng liêng và bất khả xâm phạm
Trang 5Các nhà tư bản, các ông chủ trang trại không bao giờ từ bỏ quyền sở hữu đất đai nhưng cũng phải nhận thức ra rằng, sự phát triển đi lên của xã hội đứng trước yêu cầu phải tập trung hóa đất đai và các nguồn lực tự nhiên và xã hội
Chính vì thế ”Sẽ làm cho việc quốc hữu hóa ruộng đất ngày càng trở thành một tất yếu xã hội và chống lại nó, mọi lý lẽ về quyền sở hữu đều bất lực” và thực chất của quốc hữu hóa là xóa bỏ sở hữu tư nhân, thiết lập sở hữu nhà nước
1.2 C s th c ti n ơ sở thực tiễn ở thực tiễn ực tiễn ễn
Dưới góc độ chính trị pháp lý, đất đai, tài nguyên là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ quyền quốc gia
Không thể quan niệm về một quốc gia không có đất đai Tôn trọng chủ quyền quốc gia trước hết là tôn trọng lãnh thổ quốc gia và quyền tài phán của quốc gia đó trong phạm vi lãnh thổ của mình
Điều này giải thích tại sao các Nhà nước với tư cách là người đại diện cho chủ quyền quốc gia luôn thực hiện các biện pháp quản lý và bảo vệ đất đai và nguồn tài nguyên thiên nhiên để tránh sự xâm hại từ bên ngoài
Đất đai và tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi lãnh thổ đó là một trong những yếu tố cấu thành nên lãnh thổ quốc gia
Vì vậy việc xâm hại đất đai và tài nguyên thiên nhiên là xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi quốc gia
Để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi quốc gia, Nhà nước phải luôn luôn thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Rõ ràng tài nguyên thiên nhiên có vai trò hết sức quan trọng, là tư liệu sản xuất chính, là điều kiện chung của lao động, là bộ phận của lãnh thổ quốc gia
Chính vì vậy, các cuộc cách mạng trong lịch sử đều lấy đất đai và tài nguyên thiên nhiên là đối tượng tranh chấp của các cuộc chiến tranh, các tham vọng về lãnh thổ
Trang 62 Chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam 2.1 Ch đ s h u toàn dân đ i v i tài nguyên thiên nhiên ếu ột số quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về tính tất yếu ở thực tiễn ữu hóa tài nguyên thiên nhiên ố quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về tính tất yếu ới tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam là tài sản chung của toàn dân thuộc sở hữu chung do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý
Chế độ sở hữu toàn dân là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu tài nguyên thiên nhiên trong đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, đại diện cho toàn dân trong việc chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt tài nguyên thiên nhiên
2.2 Hình th c s h u tài nguyên thiên nhiên ức sở hữu tài nguyên thiên nhiên ở thực tiễn ữu hóa tài nguyên thiên nhiên
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì tài nguyên thiên nhiên thuộc
sở hữu của toàn dân
Điều này đã được khẳng định trong Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992
và Hiến pháp 2013
Chủ thể của tài nguyên thiên nhiên: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng khái niệm ”toàn dân” là một khái niệm hết sức mơ hồ, trừu tượng
Để thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên, cần phải có một chủ thể đứng ra thực hiện các quyền này
Đó là Nhà nước, Nhà nước thay mặt cho toàn dân làm chủ sở hữu tài nguyên thiên nhiên
Cụ thể hơn, Bộ Luật Dân sự 2005 đã nêu rõ tài sản thuộc sở hữu toàn dân là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước:
“Điều 200 Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước
Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa
và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ
Trang 7thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định.”
Như vậy Nhà nước sẽ thực thi quyền chủ sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên vì đó là tài sản thuộc sở Nhà nước
“Điều 201 Thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước
1 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.
2 Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.”
Quan hệ giữa sở hữu toàn dân và sở hữu Nhà nước - Sở hữu toàn dân
có đồng nhất với sở hữu Nhà nước hay không?
Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm về vấn đề này
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Sở hữu toàn dân ở Việt Nam hiện nay được thể hiện ở góc độ xã hội hóa cao hơn sở hữu Nhà nước
- Quan điểm thứ hai cho rằng: Sở hữu toàn dân tương tự như sở hữu Nhà nước Sở hữu toàn dân là khi đề cập trên một phạm vi rộng còn khi đề cập đến một vấn đề cụ thể thì người ta gọi là sở hữu Nhà nước
- Quan điểm thứ ba: Khi xóa bỏ hết giai cấp, Nhà nước trở thành Nhà nước toàn dân thì sở hữu Nhà nước cũng sẽ trở thành sở hữu toàn dân
Trong tình hình Việt Nam, Nhà nước là của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tức là vẫn còn là Nhà nước có giai cấp
Do vậy sở hữu toàn dân là cái vỏ pháp lý của sở hữu Nhà nước trong tình hình Việt Nam hiện nay
Theo Peter Barnes, tài nguyên thiên nhiên nên thuộc sở hữu chung, nhưng nếu thuộc hình thức sở hữu Nhà nước thì giống “giao trứng cho ác”
Vì theo ông, nếu giao tài nguyên thiên nhiên cho Nhà nước thì cũng không thể sử dụng vì lợi ích của cộng đồng được mà sẽ bị chi phối bởi lợi
Trang 8ích của các công ty của các nhà tư bản do họ sẽ lobby các chính khách trong các kỳ bầu cử, trong các quyết định về mặt chính sách có lợi cho các công ty
và nhà tư bản đó Cuối cùng thì chính sách Nhà nước lại quay lại phục vụ cho các công ty
Theo Peter Barnes thì hình thức sở hữu tốt nhất đối với tài nguyên thiên nhiên là sở hữu công cộng, tức là một cộng đồng sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn liền với cộng đồng đó
Theo ông, Nhà nước không nên thực thi quyền lực của Nhà nước để thực hiện quyền sở hữu mà sẽ qua các Quỹ tín thác
Trang 9Ch ương 1: ng 2: Th c tr ng qu n lý và s d ng tài nguyên thiên nhiên ực trạng quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ạng quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ử dụng tài nguyên thiên nhiên ụng tài nguyên thiên nhiên
Vi t Nam ệt Nam
Liên tục trong nhiều năm qua, câu chuyện quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên Việt Nam luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng của người dân cũng như các nhà hoạch định chính sách
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được ghi nhận lần đầu trong Hiến pháp năm 1980 và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992 mà Nhà nước là đại diện cho chủ sở hữu; chính quyền các cấp thực hiện quyền quản lý, định đoạt, trong đó quan trọng là quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thu hồi đất
Từ đó, chính quyền được phép ban hành những quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng và thu hồi đất theo hướng tạo thuận lợi về phía chủ sở hữu
Chẳng hạn, Điều 40 Luật Đất đai năm 2003 quy định quyền được thu hồi đất với “mục đích phát triển kinh tế” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tạo kẽ hở cho chính quyền một số địa phương lấy lý do vì mục tiêu phát triển kinh tế, hoặc thực hiện một số mục tiêu xã hội để thu hồi đất của các chủ sử dụng là cá nhân, hộ gia đình rồi giao cho một chủ tư nhân sử dụng, trong nhiều trường hợp không vì lợi ích chung mà vì lợi ích của một cá nhân hoặc một nhóm người
Rõ ràng, khi có sự “bắt tay” của một số cán bộ có chức quyền ở địa phương với các nhà đầu tư tư nhân thì quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân sẽ bị biến dạng gây không ít thiệt hại cho họ
Mặt khác, giá đền bù khi thu hồi đất trong nhiều trường hợp thường thấp hơn giá thị trường, có khi đến vài chục lần, thậm chí trong một số trường hợp chính quyền thu hồi đất của người dân nhưng không đền bù cũng được coi là hợp pháp, từ đó đã dẫn đến các vụ khiếu kiện của người thuộc diện có đất thu hồi
Một vấn đề khác cũng gây nhiều bức xúc trong việc chính quyền giao quyền sử dụng đất, thể hiện cả trong phân loại đất và chủ thể nhận giao đất
Trang 10Đối với phân loại đất, nếu như đất ở được Nhà nước giao quyền sử dụng lâu dài, ổn định, thì với đất nông nghiệp chỉ được xác định thời hạn là 20 năm hoặc 50 năm tùy loại đất trồng trọt hay đất rừng
Với chủ thể được giao quyền sử dụng đất, nhà đầu tư nước ngoài thường được chính quyền ưu tiên hơn so với nhà đầu tư trong nước cả về thời gian và hạn mức Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, trong nhiều trường hợp Nhà nước giao đất có hoặc không thu tiền sử dụng đất, từ đó cũng tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh
tế
Đối với cá nhân, hộ gia đình khi giao đất, Nhà nước áp dụng hạn điền trong khi không áp dụng đối với các tổ chức, đoàn thể, Sự không bình đẳng này tạo ra kẽ hở để các nhóm lợi ích hình thành, tác động đến các quyết định của chính quyền nhằm thay đổi các quyết định giao đất cũng như khai thác đất công vì lợi ích riêng
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, quy định Nhà nước là đại diện quyền sở hữu, thực tế trong nhiều trường hợp, không biết ai là “Nhà nước” thực sự, chính quyền trung ương hay chính quyền địa phương, do đó dẫn đến lạm quyền trong việc thu hồi đất, xâm hại quyền lợi của người dân nhưng lại
để đất đai rơi vào tay các nhóm lợi ích, khiến cả quyền lợi của người dân lẫn lợi ích quốc gia không được bảo đảm
Hậu quả là trong một số trường hợp đất đai sẽ được chuyển từ người dân nghèo sang tay “các đại gia” với giá rất thấp
Đồng thời, bằng động tác đầu tư trở lại, “các đại gia” này lại bán đất ra với giá cao cho người dân có nhu cầu
Không ít trường hợp đất đai bị thu hồi để rồi bỏ hoang, bởi những dự
án “treo” không có điểm dừng, trong khi người dân không có đất để ở hoặc canh tác
Quá trình phát triển kinh tế thị trường dẫn đến nhu cầu tư nhân hóa về quyền sử dụng một bộ phận đất đai, điều này cũng tác động làm biến dạng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Trang 11Trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và quá trình phát triển kinh tế thị trường, chủ thể sở hữu đất đai luôn luôn tách rời khỏi người sử dụng đất Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, cố gắng duy trì quyền sở hữu của mình bằng cách can thiệp vào quá trình sử dụng, định đoạt đất đai
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự can thiệp một cách chủ động của Nhà nước đã và đang dần dần bị hạn chế bởi chính các yếu tố thị trường, từ đó làm phá vỡ các quy hoạch và kế hoạch chủ động của Nhà nước về đất đai, buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên thay đổi các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã ban hành, làm cho chính sách về đất đai bất
ổn, gây khó khăn cho các đối tượng được giao quyền sử dụng đất
Việc lạm dụng quyền hạn trong quản lý đất đai tại các địa phương thường xảy ra ở các lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất; thu hồi quyền sử dụng đất của người dân, để xây dựng các dự án công nghiệp và thương mại,
Về mặt lý thuyết, quyền quy hoạch sử dụng đất thuộc về chủ sở hữu đất, vì vậy chính quyền các địa phương với vai trò đại diện chủ sở hữu, nắm giữ toàn quyền và độc quyền trong lập, sửa đổi quy hoạch đất đai
Trong một số trường hợp, khi có sự tham gia và bị chi phối của các nhóm lợi ích, mà Nhà nước không quản lý giám sát được, sẽ dẫn đến hậu quả quy hoạch không còn phục vụ các mục đích chung vì cộng đồng và vì lợi ích của người dân, mà tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích tìm kiếm lợi nhuận, được che đậy thông qua các dự án đầu tư về kinh tế - xã hội
Việc nhận thức và vận dụng không đúng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong thời gian qua đã dẫn đến sự lãng phí về đất đai, gây thiệt hại cho người sử dụng đất, đồng thời nảy sinh những tiêu cực, mâu thuẫn gay gắt trong lĩnh vực này
Từ đó dẫn đến sự hoài nghi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, nảy sinh
ý kiến đòi hỏi phải thay đổi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai