Chính vì vậy việc điều chỉnh địa giới hành chính từ xã đến huyện đến tỉnh diễn ra lên tục, làm cho tên riêng của các đơn vị hành chính cũng thay đổi nhiều lần, nhưng cho đến nay chưa có
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-*** -
NGUYỄN ĐỨC QUANG
SỰ THAY ĐỔI ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 03 13
LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRƯƠNG CÔNG HUỲNH KỲ
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Trương Công Huỳnh Kỳ
Những tài liệu tham khảo phục vụ việc thực hiện Luận văn có nguồn gốc rõ ràng
Người cam đoan Nguyễn Đức Quang
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3Luận văn này hoàn thành là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi và được sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của quí thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Trương Công Huỳnh Kỳ đã tận tình hướng dẫn khoa học và định hướng nghiên cứu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn quí thầy, cô giáo Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Huế, Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Huế đã trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt thời gian qua
Nhân đây, tôi cũng chân thành cảm ơn phòng tư liệu Khoa học Lịch sử trường Đại học Sư phạm Huế, thư viện trường Đại học Sư phạm Huế, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, thư viện tỉnh Quảng Ngãi, chi cục lưu trữ lịch sử của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm lưu trữ Quốc gia II thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khai thác tư liệu để thực hiện Luận văn
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, chia sẻ giúp đỡ tôi hoàn thành Luận Văn
Tác giả Luận văn
Quang
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 4
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Nguồn tư liệu chính 6
6 Đóng góp của luận văn 6
7 Kết cấu của luận văn 7
Chương 1: SỰ THAY ĐỔI ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ 1945 – 1954 8
1.1 Khái quát địa danh, địa giới hành chính Quảng Ngãi trước tháng 9 - 1945 8
1.1.1 Địa lí tự nhiên 8
1.1.2 Cư dân Quảng Ngãi 10
1.1.3 Địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi trước tháng 9 - 1945 12
1.2 Bối cảnh lịch sử tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1945 – 1954 và yêu cầu thay đổi địa danh, địa giới hành chính 15
1.3 Quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1945 - 1954 20
1.3.1 Sự chia đặt điều chỉnh các đơn vị hành chính của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 20
1.3.2 Sự chia đặt, điều chỉnh các đơn vị hành chính của chính quyền thân Pháp 27
1.3.3 Địa danh và địa giới hành chính ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 1945 - 1954 theo cấp thị xã, huyện, xã 28
1.3.3.1 Các đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ngãi theo chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 28
1.3.3.2 Các đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ngãi theo chính quyền thực dân Pháp 29
1.4 Một số nhận xét về sự thay đổi địa danh, địa giới hành chính ở Quảng Ngãi thời
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 52.1 Những nhân tố tác động đến sự thay đổi địa danh, địa giới hành chính của tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1954 - 1975 32 2.2 Quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ
1954 - 1975 38 2.2.1 Sự chia đặt, điều chỉnh các đơn vị hành chính của chính quyền cách mạng 38 2.2.2 Sự chia đặt, điều chỉnh các đơn vị hành chính của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa 39 2.2.3 Địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1954 - 1975 theo quận, huyện, xã 42
2.2.3.1 Các đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ngãi của chính quyền cách mạng 42
2.2.3.2 Các đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ngãi theo Chính phủ Việt Nam Cộng hòa 44 2.3 Một số nhận xét về sự thay đổi địa danh, địa giới hành chính ở Quảng Ngãi thời
kỳ 1954-1975 45
Chương 3: SỰ THAY ĐỔI ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI KỲ 1975 – 2000 48
3.1 Những điều kiện lịch sử mới và yêu cầu thay đổi địa danh, địa giới hành chính trong thời kỳ lịch sử mới 48 3.2 Quá trình thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ
1975 - 2000 51 3.2.1 Giai đoạn 1975 - 1989 51 3.2.2 Giai đoạn từ năm 1989 đến 2000 60 3.3 Một số nhận xét về sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1975 - 2000 65
KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, về mặt hành chính,
từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 thuộc sự quản lý của nhiều chính quyền với các chế độ chính trị khác nhau Trong 9 năm kháng chiến kiến quốc (1945-1954), Quảng Ngãi thuộc vùng tự do Liên khu V của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Thời kỳ 1954-1975, do chế độ Việt Nam Cộng hòa quản lý, đồng thời cũng thuộc Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam Từ năm 1975 đến nay, là một đơn vị hành chính cấp tỉnh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Do trải nhiều biến động lịch sử, nên cơ cấu hành chính Quảng Ngãi có những thay đổi gắn liền với các giai đoạn lịch sử khác nhau, nhất là từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, cùng với những thay đổi về chính trị - kinh tế - xã hội, thì sự thay đổi về địa lý hành chính cũng diễn ra rất phức tạp Chính vì vậy việc điều chỉnh địa giới hành chính từ xã đến huyện đến tỉnh diễn ra lên tục, làm cho tên riêng của các đơn vị hành chính cũng thay đổi nhiều lần, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và hệ thống Chính điều đó tạo ra những khó khăn, lúng túng nhất định cho các nhà nghiên cứu trong quá trình viết lịch sử địa phương, biên soạn địa chí văn hóa và hành chính của tỉnh nhà Đây là một hiện tượng chung ở Việt Nam
Là người con đất Quảng đang sống và giảng dạy trên địa bàn, tôi nhận thấy việc nghiên cứu những thay đổi địa danh, địa giới hành chính ở tỉnh Quảng Ngãi có
ý nghĩa thiết thực nhằm phục vụ công tác giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông qua các thời kỳ lịch sử
Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài "Sự thay đổi địa danh
và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1945 - 2000" làm đề tài luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thực hiện đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên nhiều mặt:
* Về ý nghĩa khoa học:
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 7cho các nhà khoa học có thêm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, biên soạn sách địa chí văn hóa, lịch sử địa phương
Đề tài còn góp phần lí giải nguyên nhân của những thay đổi và phân chia địa giới hành chính tại Quảng Ngãi Trên cơ sở đó góp phần nâng cao nhận thức khoa học cho việc phân định địa giới và địa danh hành chính tại các địa phương
* Về ý nghĩa thực tiễn:
Qua nghiên cứu, góp thêm cơ sở khoa học cho việc thực hiện cải cách hành chính ở tỉnh Quảng Ngãi đang là vấn đề cấp thiết hiện nay Từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở đề ra đề ra những chính sách kinh tế - xã hội phù hợp phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của tỉnh Quảng Ngãi, nhằm phát huy thế mạnh của từng địa phương để thúc đẩy kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Về Quảng Ngãi có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, nhưng chủ yếu nói về vùng đất, con người, lịch sử, văn hóa, ẩm thực xứ Quảng chứ chưa có công trình nào tìm hiểu một cách đầy đủ về địa danh, địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Những công trình đề cập ít nhiều đến địa danh, địa giới hành chính của tỉnh
đó là những công trình lịch sử Đảng bộ trong tỉnh
- Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Lịch sử Đảng bộ Quảng Ngãi (1945 - 1975) xuất bản
năm 1999
- Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Lịch sử Đảng bộ Quảng Ngãi (1975 - 2005) xuất bản
năm 2010
Các công trình có đề cập đến sự thay đổi địa danh, địa giới hành chính của tỉnh Quảng Ngãi qua các thời kỳ nhưng còn ở dạng sơ lược
- Địa chí Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức biên soạn
xuất bản năm 2008 cũng đã đề cập đến sự thay đổi địa danh địa giới hành chính ở tỉnh Quảng Ngãi qua các thời kỳ nhưng cũng chưa thật sự cụ thể, đầy đủ
- Ngoài những công trình đó, còn có các công trình lịch sử Đảng của các huyện như: Sơn Tịnh, Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Ba Tơ, đã đề cập
sơ lược, khái quát quá trình thay đổi địa giới, các địa danh ở các địa phương Đây
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 8Đáng kể nhất là công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Ân với cuốn "Việt Nam - những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945 – 2002)" xuất bản năm
2003, đã trình bày những thay đổi liên tục về địa danh, địa giới hành chính từ năm
1945 đến năm 2002 bằng chính những văn bản pháp qui của các nhà nước hiện hành
ở Việt Nam từ sau ngày 2 tháng 9 năm 1945 đến năm 2002 Có lẽ đây là công trình gần gũi hơn cả đối với đề tài luận văn Tuy nhiên công trình này vẫn chưa trình bày đầy đủ quá trình thành lập và những thay đổi ở các khu, tỉnh, huyện, xã do chính quyền cách mạng chia đặt ở miền Nam từ 1954 đến 1975 Mặt khác, công trình này còn chưa đề cập một cách đầy đủ toàn diện, về những thay đổi hành chính đối với một tỉnh cụ thể nào - như tỉnh Quảng Ngãi chẳng hạn Công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Ân chưa nêu lên ý nghĩa của việc thay đổi địa danh và địa giới hành chính mà chỉ nhằm cung cấp tài liệu cho bạn đọc môt cách khái quát trên phạm vi cả nước nên chưa đặt vấn đề lý giải nguyên nhân của những thay đổi đó
Như vậy cho đến nay vẫn chưa có một tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi qua các thời kỳ lịch sử có
hệ thống và đầy đủ Vì vậy đây là vấn đề nghiên cứu còn mới mẻ
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích
Luận văn góp phần khôi phục bức tranh lịch sử, tạo ra nhận thức đầy đủ hơn
về sự thay đổi về địa danh và địa giới hành chính của tỉnh Quảng Ngãi qua các thời
kỳ lịch sử từ 1945 đến 2000 Qua đó, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc cải cách địa giới và địa danh hành chính hiện nay
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là địa danh và địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn của tỉnh Quảng Ngãi, được các chính quyền lập ra và quá trình thay đổi địa danh, địa giới trong các thời kỳ 1945-1954, 1954-1975 và từ 1975 đến
2000
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 9phức tạp về địa giới hành chính Năm 1945 mở đầu thời kỳ lịch sử mới, với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, một
hệ thống chính quyền được thiết lập từ tỉnh đến huyện, xã đã nhanh chóng đi vào hoạt động một cách qui cũ Năm 2000 là thời điểm kết thúc sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi sau hơn nửa thế kỷ
* Về nội dung: đề cập đến các vấn đề nguyên nhân, quá trình và ý nghĩa của
sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính ở tỉnh Quảng Ngãi gắn liền với các thời kỳ lịch sử Đơn vị hành hành được đề cập là: tỉnh, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn
4 Phương pháp nghiên cứu
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề địa danh, địa giới hành chính
Sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh đối chiếu để xem xét và sắp xếp các tài liệu theo đúng các trình tự thời gian
và không gian mà các sự kiện diễn ra trong mối tương quan mà đề tài quan tâm
Hơn nữa, đây là đề tài phải tiếp cận nhiều văn bản hành chính do các chính phủ ban hành, nên phương pháp nghiên cứu văn bản học và phương pháp nghiên cứu khoa học hành chính đã được sử dụng để kiểm định tính chính xác của các sử liệu Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp điền dã, thực địa gặp gỡ nhân chứng để xác minh thẩm định những tư liệu có liên quan đến đề tài
5 Nguồn tư liệu chính
1 Các công báo của các chính quyền từ 1945 đến 2000 được lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ: Tỉnh Bình Định, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV
2 Các công trình nghiên cứu lịch sử, địa lí hành chính của Quảng Ngãi
3 Ngoài ra còn có nguồn tư liệu điền dã, phỏng vấn một số nhân chứng tiêu biểu ở địa phương
6 Đóng góp của luận văn
Là công trình bày tương đối có hệ thống quá trình thay đổi địa danh, địa giới hành chính của các đơn vị quận, huyện, xã, phường, thị trấn ở Quảng Ngãi từ năm
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 10nghiên cứu những tài liệu cần thiết để biên soạn địa chí văn hóa, hành chính của tỉnh Quảng Ngãi
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục phần nội dung có 3 chương
Chương 1: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời
kỳ 1945 - 1954
Chương 2: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời
kỳ 1954 - 1975
Chương 3: Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi thời
kỳ 1975 - 2000
Demo Version - Select.Pdf SDK