III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
a. Giới thiệu bài: Hôm nay các
em học bài: “Luyện tập về quan hệ từ”
1’ - HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b. Dạy học nội dung:
* Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1: Tìm mỗi quan hệ từ
trong đoạn trích (SGK) và cho biết mỗi quan hệ từ dùng để nối các từ nào trong câu.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Yêu cầu học sinh thảo luận
nhóm 2, làm bài.
- Thảo luận nhóm, làm bài
- YC HS phát biểu. - Đại diện nhóm phát biểu ý kiến; lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng “của”nối cái cày với người Hmông
“bằng”nối bắp cày với gỗ tốt màu đen
“như” (1) nối vòng với hình cánh cung
“như” (2) nối hùng dũng với một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận A Cháng đeo cày. Cái cày của
người H mông to nặng, bắp cày
bằng gỗ tốt màu đen, vòng như
hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như
một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận
- Lắng nghe
Bài tập 2: Các từ in đậm trong
mỗi câu (SGK) biểu thị quan hệ gì?
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - Yêu cầu học sinh làm việc cá
nhân, phát biểu ý kiến.
- 3 HS nối tiếp nhau phát biểu:
a) Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
b) mà: biểu thị quan hệ tương phản. c) Nếu... thì: biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Lắng nghe, ghi nhớ.
Bài tập 3: Điền quan hệ từ thích
hợp với mỗi ô trống.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - Yêu cầu học sinh suy nghĩ, làm
việc cá nhân sau đó một số học sinh chữa bài ở bảng
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng
- Nêu ý kiến bạn làm đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Theo dõi GV chữa bài và tự sửa lại bài mình (nếu sai).
* Đáp án:
a) trên b) và, ở, của c) thì, thì d) và, nhưng
+ Em thấy môi trường thiên nhiên đẹp như thế nào? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ chúng?
- HS trả lời.
Bài 4- Gọi HS đọc yêu cầu của
bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động dưới dạng trò chơi.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Nghe GV hướng dẫn và tham gia thi.
- Tuyên dương, khen ngợi nhóm thắng cuộc
- Mỗi HS viết ít nhất 3 câu vào vở. Ví dụ:
+ Tôi dặn mãi mà nó không nhớ.
+ Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
+ Cái này được làm bằng sừng..
4. Củng cố: 3’
+ Thế nào là quan hệ từ?
+ Khi SD quan hệ từ đặt câu ta lưu ý gì?
- HS nêu.
- Phù hợp văn cảnh.
5. Dặn dò: 1’
- Tổng kết tiết học (khái quát ND bài).
- Dặn dò HS về nhà SDQHT đặt câu viết văn phù hợp.
- Chuẩn bị bài sau: MRVT: Bảo vệ môi trường.
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Kĩ thuật
CẮT KHÂU THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số sản phẩm khâu, thêu đã học. - Tranh, ảnh của các bài đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY TG HOẠT ĐỘNG HỌC