Giáo viên: Bảng phụ ghi đặc điểm ngoại hình ở2 bài văn III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 12 (Trang 36)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

2. Giáo viên: Bảng phụ ghi đặc điểm ngoại hình ở2 bài văn III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY TG HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Ổn định tổ chức: 1’ - HS hát.

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Học sinh nhắc lại cấu tạo 3 phần của bài văn tả người

- 2 HS lên bảng - 1 học sinh đọc dàn ý bài văn tả

một người trong gia đình.

- 1HS nêu - GV nhận xét, cho điểm. - HS lắng nghe.

3. Dạy học bài mới:

a. Giới thiệu bài: Hôm nay các

em học bài: “Luyện tập tả người”

1’ - HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.

b. Dạy học nội dung:

* Hướng dẫn học sinh luyện tập

Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và

nội dung của bài tập.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp.

- Yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn, dùng bút chì gạch chân những chi tiết tả mái tóc, giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bài, sau đó viết lại vào giấy. Lưu ý có thể diễn đạt bằng lời của mình.

- Thảo luận nhóm 4.

- Gọi nhóm làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng, GV ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung để có một bài làm hoàn chỉnh.

- 1 nhóm HS báo cáo kết quả làm bài, HS nhóm khác bổ sung ý kiến.

- Gọi HS đọc lại phiếu đã hoàn thành.

- 1 HS đọc thành tiếng. HS dưới lớp viết vào vở.

- Hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?

- Tác giả quan sát bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả.

- Chốt lại ý đúng;

- Mái tóc: đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xoã xuống ngực xuống đầu gối, ; mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.

- Đôi mắt: (khi bà mỉm cười) hai con mắt đen sẫm mở ra, long lanh, dịu hiền khó tả; ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi tré - Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông; khắc sâu vào trí nhớ của bé;

Bài 2: GV tổ chức cho HS làm

bài tập 2 tương tự như cách tổ chức làm bài 1.

- GV hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?

- Tác giả đã quan sát kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa, đập...

- Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn này?

- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò.

KL: Như vậy biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt với mọi người xung quanh, làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn, không lan tràn dài dòng.

4. Củng cố: 3’

- Cấu tạo bài văn tả người như thế nào?

- HS trả lời

5. Dặn dò: 1’

- GVnhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài mới. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Toán LUYỆN TẬP (tr 61) I. MỤC TIÊU: Biết:

- Nhân một số thập phân với một số thập phân.

- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.

* Bài 1, bài 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:1. Học sinh: SGK 1. Học sinh: SGK

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 12 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w