Trước nay, qua văn học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, con người và thơ văn của ông.. Trong toàn bộ các vấn đề ấy, ảnh hưởng từ phía thời đại cũng tác động rất lớn đến
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
ĐINH THỊ THÁI HÀ
THƠ CHỮ HÁN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
TP H Ồ CHÍ MINH – 2003
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi chân thành cảm tạ sự hướng dẫn khoa học tận tình, chu đáo của thầy Mai Quốc Liên, người trực tiếp hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận văn khoa học này
Chúng tôi chân thành cảm tạ Ban Giám Hiệu, tập thể thầy, cô khoa Ngữ văn và Phòng khoa học công nghệ Sau đại học Trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ những đóng góp quý báu của quý thầy, cô trong
Hội đồng chấm luận án đã giúp chúng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn khoa
học
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm tạ quý đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khích lệ chúng tôi trong thời gian học tập và viết luận văn
Xin chân thành cảm ơn tất cả
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ 3
MỤC LỤC 4
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 4
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 5
3 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: 5
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 11
5 VẤN ĐỀ VĂN BẢN: 12
6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN: 12
PHẦN NỘI DUNG 14
CHƯƠNG I: CON NGƯỜI VÀ THỜI ĐẠI 14
CHƯƠNG II: KHÍ PHÁCH 27
2.1 KHÁT VỌNG TỰ DO: 27
2.2 KHÁT VỌNG CÔNG DANH: 36
2.3 KHÁT VỌNG NHÂN CÁCH LÀM NGƯỜI CHÂN CHÍNH: 41
2.4 KHÁT VỌNG CHỐNG ÁP BỨC, BẤT CÔNG: 51
2.5 KHÁT VỌNG KHỞINGHĨAĐỂ THAY ĐỔIMỘTXÃ HỘI TỐTĐẸPHƠN: 60
CHƯƠNG III: LƯƠNG TÂM 69
3.1 NHỮNG LO ÂU, BUỒN BÃ, CHÁN CHƯỜNG: 69
3.2 TÌNH CẢM: 77
3.2.1 TÌNH CẢM ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH: 77
3.2.2 TÌNH CẢMĐỐI VỚI NHỮNGNGƯỜI KHÁC: 81
3.2.3 TÌNH CẢMĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG,ĐẤTNƯỚC: 86
PHẦN KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Cao Bá Quát (1809-1855) là một tác gia lớn của văn học trung đại Việt Nam Nghiên cứu về ông là một công việc cần thiết và hấp dẫn với người đi sau Trước nay, qua văn học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, con người và thơ văn
của ông Nó thường được tiếp cận chủ yếu ở góc độ tiểu sử, hành trạng, về tư liệu, về con người và nội dung thơ văn Trong toàn bộ các vấn đề ấy, ảnh hưởng từ phía thời đại cũng tác động rất lớn đến tính cách và thơ văn Cao Bá Quát, vì đây là một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động, chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà suy tàn và tan rã, nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi; con người như không có chỗ dung thân (nhất là với người tài) Với những khát vọng lớn lao, với tâm hồn rộng lớn, Cao
Bá Quát đã đứng trên tất cả để thể hiện rõ khí phách và lương tâm của một kẻ sĩ, một con người vì dân vì nước Tầm vóc của ông ngang tầm vũ trụ rộng lớn, tấm lòng của ông vằng vặc với non sông Việc tìm hiểu thơ văn của ông quả là khó vì chủ yếu là các tác phẩm bằng chữ Hán, để hiểu hết về ngôn ngữ, về cách diễn đạt cho thấu đáo không
phải là đơn giản Trong trường Cao đẳng, thơ văn Cao Bá Quát là một phần trong nội dung giảng dạy Và trong một thời lượng quy định, việc giảng dạy như thế nào để người nghe có thể hiểu được cơ bản về nội dung, ý nghĩa của thơ văn Cao Bá Quát,
hiểu được tấm lòng và vị trí của ông trong tiến trình lịch sử văn học nước nhà quả là
một vấn đề lớn Nếu không khéo thì chỉ là sự lặp lại một cách máy móc từ giáo trình sách vở, từ sự hiểu biết hời hợt bên ngoài chứ không phải là sự cảm thụ thực sự Đi làm rõ vấn đề này nhằm phục vụ trực tiếp việc giảng dạy là mục đích và cũng là lý do
của việc thực hiện đề tài khí phách và lương tâm Cao Bá Quát qua thơ chữ Hán
Thực ra việc đi vào vùng đất nghệ thuật mênh mông nhiều hứa hẹn này cũng là nguyện vọng của người viết Cái hấp dẫn của vấn đề nằm ở chỗ: nó chưa được khai thác một cách cạn kiệt, mà nhiều vùng còn bỏ ngõ Nó giúp cho người viết có thêm
một lượng kiến thức về Cao Bá Quát để giảng dạy được tốt hơn Hơn nữa, đây cũng là
một tác gia đang được chú ý để nghiên cứu sâu hơn Việc tìm hiểu vấn đề này sẽ đem đến nhiều hiểu biết về con người cũng như thơ văn Cao Bá Quát
Trang 62 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Tiếp thu những thành tựu có trước, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng mà đề tài khảo sát là toàn bộ thơ văn chữ Hán
với những tác phẩm đã được phổ biến và thông dụng của Cao Bá Quát có liên quan đến nội dung lương tâm và khí phách của ông Bên cạnh đó, chúng tôi cũng so sánh
với thơ văn của một số tác giả khác mà nội dung có liên quan để thấy được sự khác
biệt cũng như tương đồng về tư tưởng, cách thức thể hiện
Phạm vi khảo sát, nghiên cứu: đề tài chỉ chú trọng khảo sát những vấn đề về nội dung của thơ văn Cao Bá Quát Cụ thể là lương tâm và khí phách của ông qua thơ chữ Hán Bên cạnh đó, trong quá trình làm nổi bật nội dung, người viết có sử dụng một số tác phẩm chữ Nôm với mục đích minh họa, mở rộng vấn đề
Khí phách của Cao Bá Quát được nghiên cứu qua các nội dung như: khát vọng tự
do, khát vọng công danh, khát vọng nhân cách làm người chân chính, khát vọng chống
áp bức bất công, khát vọng khởi nghĩa để thay đổi một xã hội tốt đẹp hơn
Lương tâm của Cao Bá Quát được nghiên cứu qua các nội dung như: Những lo
âu, buồn bã, chán chường; những tình cảm với gia đình, với bạn bè, với học trò và với nhân dân, với quê hương đất nước Qua đó góp phần tìm hiểu về con người, cuộc đời
và thi nghiệp của Cao Bá Quát Từ đó khẳng định thêm, Cao Bá Quát - một nhân vật
lịch sử kiệt xuất, một tài năng văn học lỗi lạc Dầu sao đối với một con người có tầm vóc lớn lao như vậy, thì việc khai thác này cũng chỉ là một phần nhỏ, chưa nói hết được tất cả về Cao Bá Quát Nó chỉ là một bước khởi đầu, hứa hẹn cho những công trình lớn hơn, toàn diện hơn
3 L ỊCH SỬ V ẤN ĐỀ:
Cao Bá Quát là một tác gia lớn trong lịch sử văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX Con người và tài năng văn chương lẫy lừng này được ngay người đương thời khâm phục và coi như thần thánh Cuộc đời Cao Bá Quát đã kết thúc bằng một cái chết hùng tráng và triều Nguyễn xếp ông vào loại nghịch thần
Tác phẩm của Cao Bá Quát chưa kịp được khắc in thì đã bị thiêu hủy cùng với cái án tru di tam tộc của ông Đương thời, không ai dám công khai lưu giữ các tác
Trang 7phẩm và những gì liên quan đến ông Song, tài năng và tấm lòng của ông với đất nước,
với nhân dân, hậu thế trong dân gian đã chép tay truyền nhau những tác phẩm văn chương của ông Nhưng vì lưu truyền bí mật, nhiều bài thơ, câu đối đã bị thay tên tác
giả dẫn đến khó khăn trong việc nghiên cứu sự nghiệp văn chương của ông sau này Cho đến nay, hàng nghìn bài thơ, văn của ông được sưu tầm và xác định, được công
nhận là di sản quý báu của dân tộc Hơn nữa, ông còn là lãnh tụ của một cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình nhà Nguyễn thối nát nên còn có ảnh hưởng rất lớn
với lịch sử phát triển dân tộc Vì thế, đã có rất nhiều công trình lớn, nhỏ nghiên cứu về
cuộc đời và thơ văn của ông Tựu chung lại thì việc tìm hiểu Cao Bá Quát được chia làm ba giai đoạn lớn:
1> Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám - 1945
2> Giai đoạn 1945-1975
3> Giai đoạn 1975 đến nay
Ở giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám, việc nghiên cứu về Cao Bá Quát còn nhiều khó khăn Nhìn chung, nó thiên về truy tìm tiểu sử, cố gắng dựng lại một cách đầy đủ về cuộc đời Cao Bá Quát nhưng còn hạn chế trong việc nghiên cứu vì có những câu truyện truyền miệng thiếu căn cứ, tạo nên những giai thoại không rõ ràng về ông Người đầu tiên viết và phổ biến tư liệu về Cao Bá Quát là Sở Cuồng với "Thảo Trạch anh hùng" - Nam phong số 1963, tháng 6 - 1931 Ông viết dựa vào thư tịch của Trường Bác cổ và sử sách của triều Nguyễn Bên cạnh những tài liệu trước đó là
"Quốc triều hương khoa", "Đại Nam chính biên liệt truyện" và bài tựa tập thơ "Cao Bá Quát thi tập" (bằng chữ Hán) của Trường Bác cổ vốn quá vắn tắt và xen lẫn nhiều giai thoại với tiểu sử Cuối tháng 11-1934, Nguyễn Tường Phượng diễn thuyết tại hội Trí Tri Hà Nội đề tài "Một nhân vật tỉnh Bắc Ninh ông Cao Bá Quát", sau đó đăng trên Nam Phong số 209 tháng 12-1934 Tài liệu này có nhiều tư liệu hơn Tuy tác giả có cái nhìn lệch lạc về cuộc đời Cao Bá Quát nhưng đã đánh giá cao sự nghiệp văn chương
của ông và cho rằng "Những tác phẩm của họ Cao đã trở thành một thứ tài liệu rất quí hóa cho nền quốc văn" Đến tháng 3-1939, trên tạp chí Tao Đàn số 2, Phan Khôi trong bài "Khái luận về văn học chữ Hán ở nước ta" cho rằng "Duy có Cao Bá Quát, là cả thi
lẫn văn đều đáng sắp ngang hàng với đệ -nhất - lưu - tác - giả ở Trung Quốc mà không
hổ mà thôi" - Một ý kiến có cơ sở Đến 1940, Trúc Khê viết "Cao Bá Quát danh nhân
Trang 8truyện ký" (Tân Dân xuất bản 1940) Một mặt tác giả đánh giá cao thiên tài văn chương của Cao Bá Quát, mặt khác lại nặng lời chỉ trích đạo đức của Cao Bá Quát là
tự cao tự đại, kiêu căng, ngạo mạn cá nhân mà nổi lên làm loạn Thậm chí thiếu sót ở
chỗ "Việc biến Mỹ Lương là việc có thật; mà việc ấy, chỉ là cái việc cuồng vọng của nhà văn sĩ họ Cao bất đắc chí, chứ chẳng phải là việc do một cái tư tưởng cách mạng sáng suốt đã sản sinh ra " Nhưng Trúc Khê đã có công trong việc sưu tầm và dịch
một số tác phẩm
Dương Quảng Hàm trong "Việt Nam văn học sử yếu" đã đánh giá Cao Bá Quát là
một văn hào có nhiều ý tứ mới lạ, lời lẽ kiêu kỳ và xếp ông vào hàng các nhà viết văn nôm thế kỷ XIX thuộc khuynh hướng về tình cảm Và cho rằng: ông là một bậc có tài
lỗi lạc, nhưng không được trọng dụng
Nhìn chung, việc nghiên cứu Cao Bá Quát ở giai đoạn này chủ yếu hướng vào
việc truy tìm tiểu sử, từng bước cụ thể và ổn định về tư liệu, tác phẩm làm cơ sở cho bước nghiên cứu tiếp sau Việc đánh giá Cao Bá Quát còn bị nhiễu về giai thoại, thiếu
một phương pháp khoa học biện chứng nên không tránh khỏi chủ quan, võ đoán (một
mặt đề cao, một mặt hạ thấp)
Sang giai đoạn 2: 1945-1975, việc nghiên cứu Cao Bá Quát có bước tiến triển hơn
Ở chặng đầu: 1945-1954, do những tác động về chính trị, xã hội; do tình hình học thuật còn thiếu ổn định nên việc nghiên cứu về Cao Bá Quát không có
gì.đáng kể Điểm qua chỉ có công trình như: "Văn học sử Việt Nam tiền bán thế kỷ thứ
vào khuynh hướng hưởng lạc, không có gì mới hơn so với giai đoạn trước
Ở chặng sau : 1954-1975 sinh hoạt học thuật ổn định hơn, việc nghiên cứu
và giới thiệu về Cao Bá Quát được quan tâm hơn (đặc biệt phát triển sớm ở Miền Nam) Ở Miền Nam có rất nhiều những công trình khảo luận, luận đề về Cao Bá Quát
ra đời như:
+ "Lu ận đề về Cao Bá Quát", 1957 của Nguyễn Duy Diễn
+ "Cao Bá Quát, thân th ế- văn chương luận đề" 1958 của Bằng
Phong và Nguyễn Duy Diễn
+ "Kh ảo luận về Cao Bá Quát", 1959 của Doãn Quốc Sỹ và Việt Tử
Trang 9+ "Gi ảng luận về Cao Bá Quát và Cao Bá Nhạ", 1959 của Lam
Giang
+ "Kh ảo luận thi văn Cao Bá Quát" 1959 của Thuần Phong
Bên cạnh là những bộ văn học sử đáng chú ý của giai đoạn này như:
+ "Vi ệt Nam văn học sử giản ước tân biên" quyển II, 1963 của Phạm
Thế Ngũ
+ "B ảng lược đồ văn học Việt Nam", 1967 của Thanh Lãng
Đồng thời hàng loạt bài viết về Cao Bá Quát trên các tạp chí: Văn hóa nguyệt
tác giả Nguyễn Đức Tiếu, Hồng Liên Lê Xuân Giáo, Phạm Văn Sơn, Phan Kim, Thái
Bạch, Nguyễn Anh, Tương Huyền, Châu Hải Kỳ, Nguyễn Tử Quang Tất cả đều xoay quanh các phương diện sau:
Về phương diện tiểu sử - hành trạng Cao Bá Quát, cũng không có gì mới hơn Các tác giả chủ yếu dựa vào cuốn "Cao Bá Quát danh nhân truyện ký" của Trúc Khê
với xu hướng tiểu sử hóa giai thoại để nghiên cứu Họ vẫn còn chịu ảnh hưởng cách nhìn nhận về Cao Bá Quát có từ trước 1945, tách con người hành động và sáng tác thơ văn thành hai hiện tượng riêng biệt (Phạm Văn Sơn, Bằng Phong, Nguyễn Duy Diễn),
từ đó dẫn đến việc không chú ý đúng mức đến tính tư tưởng của thơ văn Cao Bá Quát,
có cái nhìn phiến diện về thơ văn và cuộc đời của ông về văn chương, họ nhất trí Cao
Bá Quát là một nhà thơ tài năng, độc đáo (chủ yếu đi vào khía cạnh ngông nghênh, tài
tử) để rồi lúng túng trong việc xếp Cao Bá Quát vào một khuynh hướng nào đó như: lý tưởng, yếm thế, hưởng lạc Một số tác giả khác lại tỏ ra có cách nhìn toàn diện về Cao Bá Quát nhưng thật ra lại là sự lắp ghép những mảng hoặc những mảnh vụn Như
Phạm Thế Ngũ, với cách tiêp cận khá tiêu biểu cho hướng nghiên cứu thơ văn Cao Bá Quát thời kỳ này có nêu lên mấy vấn đề trong "Tư tưởng Chu Thần qua di văn chữ
thế
Về cuộc đời, tư tưởng và hành động Cao Bá Quát, các tác giả tập trung vào lý
giải, đánh giá con đường và tính chất của hành động chống triều đình của Cao Bá Quát Nhìn chung có hai hướng nhận định:
Trang 10Một là coi Cao Bá Quát là người có tài lỗi lạc đến mức ngông nghênh lại không được trọng dụng nên sinh ra chán nản, bực tức và "khởi loạn" (Hà Như Chi, Thái Bạch, Nguyễn Anh )
Hai là coi Cao Bá Quát là một nhà cách mạng, coi cuộc dấy binh ở Mỹ Lương là khởi nghĩa (Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Duy Diễn, Doãn Quốc Sỹ, Việt Tử, Lam Giang )
Cả hai cách trên đều thiếu một quan điểm biện chứng lịch sử trong mối quan hệ
giữa thơ văn với con người Cao Bá Quát để nhìn nhận đánh giá Mặc dù hướng thứ hai
có chú ý đến tư tưởng "cách mạng" và lý tưởng "Nghiêu Thuấn" của Cao Bá Quát nhưng lập luận còn thiếu thuyết phục vì chưa có hệ thống nhân sinh quan tích cực của ông dẫn đến hành động khởi nghĩa của ông Xét về cơ bản, vấn đề Cao Bá Quát được đặt ra liên tục và có tính thời sự ở Miền Nam giai đoạn này
Ở Miền Bắc giai đoạn này đã có bước phát triển hơn trong việc nghiên cứu và
giới thiệu về Cao Bá Quát Một hướng nghiên cứu mới được mở ra dựa trên quan điểm Marxist, nó khắc phục được hướng nghiên cứu phiến diện trước đây Đó là "xác định được mối quan hệ vốn rất chặt chẽ giữa thơ văn và cuộc đời chìm nổi của Cao Bá Quát" để tìm hiểu "tư tưởng thống nhất đã chi phối các quá trình khác nhau của cuộc đời ông" Nổi bật nhất là hai công trình:
+ "Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam", 5 quyển, 1960
+ Bài "Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ ca Cao Bá Quát", 1961
của Nguyễn Huệ Chi
Chúng đã thúc đẩy quá trình nghiên cứu, xử lý tư liệu thơ văn Cao Bá Quát Bên cạnh
là một loạt bài viết:
+ "Một số tài liệu về thơ văn Cao Bá Quát", 1963 của Tảo Trang
+ "Cao Bá Quát và cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, 1963 của Chu Thiên
+ "Cao Bá Quát với cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn" (1854-1856),
1969 của Hoa Bằng
+ "Một vài tìm tòi về câu đối tương truyền là của Cao Bá Quát và về bài thơ
"Thú Hương Sơn", 1972 của Hoa Bằng
Trang 11+ "Đọc Cao Bá Quát nhân 160 năm ngày sinh của nhà thơ", 1969 của Vũ Khiêu
+ "Đọc thơ Cao Bá Quát", bài nói chuyện của Xuân Diệu, 1971
Vấn đề tư liệu được các tác giả xem xét rất kỹ càng (nhất là các giai thoại) nên những
vấn đề còn vướng mắc trước đây được giải quyết Đó là tính tất yếu của con đường đi theo nguyện vọng nhân dân của ông (Nguyễn Huệ Chi), khẳng định sự nổi dậy của Cao Bá Quát là "cuộc khởi nghĩa trăm phần trăm" (Hoa Bằng) Vì thế mà lần đầu tiên Cao Bá Quát được nhìn nhận như một nhân vật lịch sử, như một con người "thành thật trong cuộc đời", theo như cách nói của Xuân Diệu Đến năm 1970, một công trình có
tầm quan trọng trong việc nghiên cứu, xử lý và công bố tư liệu thơ văn Cao Bá Quát là
"Thơ Chữ Hán Cao Bá Quát" đã ra đời - Vũ Khiêu đã đánh giá cao Cao Bá Quát trên nhiều phương diện qua lời giới thiệu 40 trang Nó làm cơ sở cho việc nghiên cứu về Cao Bá Quát tiếp theo
Việc nghiên cứu về Cao Bá Quát trở nên có qui mô, nhất quán về quan điểm và phương pháp nghiên cứu phải tính từ sau 1975 Một số những công trình văn học sử được hoàn thành, tiêu biểu như:
+ "L ịch sử văn học Việt Nam", tập III, văn học viết, 1978 của Lê Trí Viễn,
Đặng Thanh Lê, Phạm Văn Luận, Lê Hoài Nam
+ "Văn học Việt Nam" (nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX), tập II,
1978 của Nguyễn Lộc
đã nghiên cứu một cách toàn diện về Cao Bá Quát từ quan niệm văn học đến những đặc điểm về phong cách nghệ thuật của ông
Bên cạnh là những công trình chuyên biệt như:
+ "Cao Bá Quát, con người và tư tưởng", 1980, của Nguyễn Tài Thư + "Cao Bá Quát, 1982, của Nguyễn Nghiệp
đã nghiên cứu Cao Bá Quát trên bình diện sử học, văn học; chú trọng đi vào nghiên
cứu đặc trưng thơ Cao Bá Quát trên các bình diện phong cách tư tưởng, sắc thái tình
cảm và ngôn ngữ hình tượng Tác giả đã đặt Cao Bá Quát trong tiến trình lịch sử tư tưởng của dân tộc để xác định những nét riêng, những đóng góp mới (một cách làm