Cao Bá Quát cuộc đời giai thoại và các thể loại thơ. Tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam với các thể loại thơ cổ thể trường thiên (cổ phong) và Đường luật. Ngoài ra là nhân vật lịch sử nổi tiếng và có nhiều đóng góp trong lịch sử giai đoạn cuối triều Nguyễn.
Trang 1CAO BÁ QUÁT VÀ CÁC THỂ LOẠI THƠ
Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Thu Yến
Nhóm 9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
MÔN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI III & IV
Trang 22
Trang 3MỤC LỤC
1 Cao Bá Quát – Cuộc đời và những giai thoại: 2
1.1 Thân thế - Cuộc đời: 2
1.2 Những giai thoại được lưu truyền: 4
2 Thể thơ Cao Bá Quát: Thơ Tứ tuyệt - thơ Cổ phong 6
2.1 Cổ phong: 6
2.2 Thơ Đường luật: 10
3 Những giá trị nội dung và nghệ thuật mà thơ Cao Bá Quát mang lại: 13
3.1 Nội dung: 13
3.1.1 Thơ ông chứa đựng một nội dung hiện thực phong phú: 13
3.1.2 Cao Bá Quát- một con người bản lĩnh, giàu nghị lực. 13
3.1.3 Thơ ca Cao Bá Quát là nỗi niềm trăn trở về con đường mà người lữ khách cô độc sẽ đi. 14
3.1.4 Thơ Cao Bá Quát chứa đựng nhiều tình cảm tốt đẹp, nhiều tư tưởng tiến bộ: 15
3.2 Nghệ Thuật 17
3.2.1 Phong cách nhà thơ. 17
3.2.2 Ngôn ngữ thơ: 17
4.Kết luận: 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 19
DANH SÁCH NHÓM 20
Trang 41 Cao Bá Quát – Cuộc đời và những giai thoại:
1.1 Thân thế - Cuộc đời:
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Theo gia phả của dòng họ Cao ở Phú Thị: " Cao Bá Quát có tên tự là Mẫn Hiên, lúc sinh thời, ông
thường dùng các bút hiệu như: Chu Thần, Cao Chu Thần, Cúc Đường hoặc Cao Tử".
Ông nội Cao Bá Quát tên là Cao Huy Thiềm (1761-1821) sau đổi là Cao Danh Thự, một danh y nổi
tiếng trong vùng Thân sinh Cao Bá Quát tên là Cao Huy Sâm (1784-1850) sau đổi là Cao Huy Tham,
cũng là một thầy thuốc giỏi Cao Bá Quát là em song sinh với Cao Bá Đạt, và là chú của Cao Bá Nhạ.Cao Bá Đạt và Cao Bá Nhạ đều là những nhà thơ ở thế kỉ 19, đặc biệt Cao Bá Đạt còn nổi tiếng là một viên quan mẫn cán và thanh liêm Sau khi Cao Bá Quát khởi binh chống nhà Nguyễn năm 1854 ở Mỹ Lương rồi bị bắn chết tại trận (tháng 12 năm Giáp Ngọ - đầu năm 1855), ông đang tại chức cũng bị bắt giải về kinh đô Huế Dọc đường, ông làm một tờ trần tình rồi dùng dao đâm cổ tự vẫn
Danh sĩ Nguyễn Văn Siêu có làm câu đối chữ Hán để truy điệu hai anh em ông (tức ông và Cao Bá Quát) như sau:
Thương thay! Tài điệu tót vời, khó anh khó em, một cặp cùng sinh lại cùng thác;
Thôi nhĩ! Sự cơ đến vậy, đáng thương đáng ghét, nghìn năm dây xấu cũng dây thơm
Từ nhỏ, Quát đã thông minh sáng dạ, ăn nói đanh thép, điệu bộ hùng dũng, chí khí khác thường Lên năm tuổi, cha đã cho học chữ Quát học đâu nhớ đấy, lại thêm chữ viết đẹp như rồng bay phượng múa nên sớm nổi tiếng là thần đồng Mười tuổi, Quát có tài nhả ngọc phun châu, đặt bút là thành thơ Càng lớn lên, Quát càng tỏ ra có khí phách ngang tàng, không chịu cúi đầu khuất phục cường quyền
Năm Tân Tỵ (1821), ông thi khảo hạch ở trường thi tỉnh Bắc Ninh lúc đó mới 13 tuổi, nhưng thi Hương (lần đầu) không đỗ
Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi Hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng
bị Bộ Lễ kiếm cớ xếp xuống cuối bảng xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ cử nhân.Năm Nhâm Thìn (1832), Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội nhưng không đỗ Sau đó, ông vào kinh dự thi mấy lần nữa, nhưng lần nào cũng hỏng
Năm 1841 đời vua Thiệu Trị, được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được triệu vào kinh đô Huế bổ làm Hành tẩu ở bộ Lễ Tháng 8 (âm lịch) năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên Thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ lấy son hòa với muội đèn chữa lại Việc bị phát giác, ông bị bắt giam vào ngục Suốt thời gian dài bị giam cầm, ông thường bị nhục hình tra tấn Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội "trảm quyết" xuống tội "giảo giam hậu", tức được giam lại đợi lệnh
Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, khoảng cuối năm Quý Mão (1843), Cao Bá Quát được triều đình tạm tha, nhưng bị phát phối đi Đà Nẵng, chờ ngày đi "dương trình hiệu lực" (tức đi phục dịch để lấy công chuộc tội)
Tháng 12 (âm lịch), ông theo Đào Trí Phú (trưởng đoàn) xuống tàu Phấn Bằng đi hiệu lực đến vùng Giang Lưu Ba (Indonesia) Sau đó, Cao Bá Quát được phục chức ở bộ Lễ, nhưng chẳng bao lâu thì bị
4
Trang 5thải về sống với vợ con ở Thăng Long.Thời gian này, những lúc thư nhàn, ông thường xướng họa với các danh sĩ đất Thăng Long như Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Trần Văn Vi, Diệp Xuân Huyên Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào Huế (1847) làm ở Viện Hàm Lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ
Năm Canh Tuất (1850), do không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát đã bị đầy đi làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây cũ)
Giai đoạn chống nhà Nguyễn:
Khoảng cuối năm Canh Tuất (1850) đời vua Tự Đức, Cao Bá Quát lấy cớ về quê chịu tang cha và sau
đó xin ở lại nuôi mẹ già rồi xin thôi chức Giáo thụ ở phủ Quốc Oai
Năm Giáp Dần1854, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người nhân dân hết sức cực khổ; Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn cùng nhau tôn Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công
Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời
Đang trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, do có người tố giác nên kế hoạch bị bại lộ Trước tình thế cấp bách, Cao Bá Quát buộc phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854
Buổi đầu ông cùng các thổ mục ở Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân đem lực lượng đánh phá phủ Ứng Hòa, huyện Thanh Oai, huyện thành Tam Dương, phủ Quốc Oai, Yên Sơn Tuy giành được một số thắng lợi, nhưng sau khi quan quân triều đình tập trung phản công thì quân khởi nghĩa liên tiếp bị thất bại
Tháng Chạp năm Giáp Dần (năm 1855), sau khi bổ sung lực lượng (chủ yếu là người Mường và người Thái ở vùng rừng núi Mỹ Lương, nay là tỉnh Hòa Bình), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn lần thứ hai ngày nay ( huyện Quốc Oai) Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn (giáp Sài Sơn), thì Cao Bá Quát bị bắn chết tại trận Hơn trăm quân khởi nghĩa bị chém chết và khoảng 80 quân khác bị bắt (theo sử nhà Nguyễn)
Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao
khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông Sự thật về cái chết của Cao Bá Quát cho đến nay
vẫn còn là một vấn đề nghi vấn cần làm sáng tỏ hơn
Sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa, triều đình ra lệnh tru di tam tộc dòng họ Cao của ông Anh trai songsinh của ông là Cao Bá Đạt đang làm Tri huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa, cũng phải chịu tội và bị giải về kinh đô Huế Dọc đường, Cao Bá Đạt làm một tờ trần tình gửi triều đình rồi dùng dao đâm cổ
tự vẫn
Ngay sau khi cuộc nổi dậy ở Mỹ Lương (tỉnh Sơn Tây) bị thất bại (1855-1856), các tác phẩm của Cao
Bá Quát đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít.Tuy vậy, trước 1984, nhóm biên soạn sách Thơ văn Cao Bá Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện
Khoa học kỹ thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc chắn không phải của ông, thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng thứ chữ Nôm và chữ Hán
Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và
10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường
Trang 6luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng) Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:
Cao Bá Quát thi tập
Cao Chu Thần di thảo
Cao Chu Thần thi tập
Khen ai rõ khéo đắp đôi voi
Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Còn một cái kia sao chẳng thấy
Hay là thày Lý bớt đi rồi?
Lý trưởng biết là Quát nói xỏ mình, song đành bấm bụng làm ngơ
Cá đớp cá, người trói người
Tương truyền khi Vua Minh Mạng ra tuần du Bắc Hà, Ngài có ra ngoạn cảnh Hồ Tây Cao Bá Quát lúc
đó còn nhỏ đã nhảy xuống hồ tắm mà không chịu lánh xa theo lệnh của binh lính Bị giải đến trước vua, Cậu bé Quát khai mình là học trò nhà quê ra Hà Nội vừa lúc nóng nực nên xuống hồ tắm Nhân nhìn thấy con cá lớn đuổi bắt đàn cá bé dưới nước, Vua bèn ra một vế đối, hẹn nếu đối được sẽ tha đánh đòn Vế đối của Vua là:
Nước trong leo lẻo, cá đớp cá
Cậu bé Quát ứng khẩu đối lại rất nhanh:
Trời nắng chang chang, người trói người
Bốn bồ chữ
Tương truyền Cao Bá Quát thường nói: “Chữ trong thiên hạ nhất vào 4 bồ; Mình Quát chiếm 2 bồ
Anh của Quát là Bá Đạt và bạn của Quát là Văn Siêu chung nhau 1 bồ Bồ còn lại chia cho khắp kẻ sĩ” Kể cũng quá cao ngạo!
Lòng kiên trì luyện chữ
Thuở nhỏ, đang theo học ở trường Bắc Ninh Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thôngminh và tài hoạ, song viết chữ rất xấu Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát rấtchịu khó và kiên nhẫn trong học tập Học cùng làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, kỳđược mới chịu
Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ Vì tính hiếu động, ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thúchơi, nhưng đêm đến, Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết
6
Trang 7Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần "gật" bị tóc giật đau phải tỉnh lại Chân muốnchạy, ông buộc chân vào cạnh bàn Tự mình "trị" mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nảnlòng Do đó, sau này chữ ông rất đẹp, đẹp như "rồng bay phượng múa"
Ngông nghênh sửa cả thơ vua
Khi Tự Đức lên nối ngôi, nhà vua cũng rất có tài làm thơ văn nên thường nghĩ ra những trò văn
chương với các quan Lúc đó, ông Quát làm ở bộ Lễ
Một lần vua Tự Đức làm đôi câu đối: “Tử năng thừa phụ nghiệp/ Thần khả báo quân ân" (con nối nghiệp cha, tôi đền ơn vua) rồi đọc cho các quan nghe
Các quan đều tấm tắc khen hay, vội lấy giấy bút chép mang về nhà treo như một bảo vật Thực ra, hai câu đó rất tầm thường, nói đến tam cương ngũ thường trong đạo Nho, nghĩa vua tôi, đạo cha con, chứ chẳng có gì là hay ghê gớm, nhưng các quan trong triều thấy vua khoe, dù hay dở cũng phải đồng thanh khen ngợi để “lấy điểm”
Nơi làm việc của Cao bá Quát tại công sảnh bộ Lễ cũng có treo đôi câu đối đó Dù biết là của vua, nhưng không kìm được tính kiêu ngạo, ông cầm bút viết bên cạnh: “Hảo hề! Hảo hề! phụ tử quân thần điên đảo” (Có nghĩa là “Hay thiệt! Hay thiệt! Cha con vua tôi đảo ngược”)
Lễ bộ sợ hãi, tâu trình Vua cho đòi Bá Quát tới Quát bị lính giải tới trước mặt vua, bình tĩnh nói: “Tâu
bệ hạ, từ nhỏ đến lớn, thần đọc sách thánh hiền đều nói đến đạo quân thần ở trên đạo cha con, chứ chưa bao giờ nghe thấy nói đạo cha con ở trên đạo vua tôi, nay xem đôi câu đối, thần không thể ngăn được lòng bất mãn”
Vua Tự Đức nghe Quát nói có lý và đã biết tiếng Quát học giỏi, liền phán: “Nếu vậy phải sửa sao cho đúng phép?”
Ông Quát bèn đưa ra vế đối: “Quân ân, thần khả báo/ Phụ nghiệp, tử năng thừa” (Ơn vua, tôi phải trả/ Nghiệp cha, con phải theo)
Vua chịu là hay, nhưng lòng tự ái của vua bị bề tôi vô lễ và lòng tự ái của một nhà thơ bị sửa văn, nhà vua không vui
Một lần khác, vua Tự Đức lại khoe với các quan đêm hôm trước nằm mơ được hai câu thơ đặc biệt
“Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ/ Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai”
Các quan đều nức nở cho là lạ, thơ chữ Hán kèm tiếng Nôm, rõ nghĩa mà có hình ảnh tân kỳ, chắc là tiên thánh nào ban cho, hoặc nhà vua nghĩ được câu thần cú
Chỉ có Cao Bá Quát lên tiếng: “Tâu bệ hạ, câu thơ ấy là thơ cũ đấy ạ Nguyên là hai câu 3, 4 ở một bài thơ thần đã được nghe”
Vua ngạc nhiên, thơ mình nghĩ ra, sao dám nói thơ cũ? Tuy nhiên, sau đó Cao Bá Quát đọc một bài
"thất ngôn bát cú" vô cùng logic, trong đó có chứa hai câu thơ của vua
Bảo mã Tây phương huếch hoác lai
Huênh hoang nhân tự thác đề hồi
Trang 8Viên trung, oanh ngữ khề khà chuyển
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai
Xuân nhật bất văn sương lộp bộp
Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài.
Khù khờ thi tứ đa nhân thức
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài.
Vua Tự Đức phải tấm tắc khen hay Ông biết rõ bài thơ do Cao Bá Quát bịa ra, mà lại ngang nhiên trêuchọc cả đức vua Thực ra Cao Bá Quát đã sáng tác thêm 6 câu thơ nữa, mỗi câu cũng xen 2 chữ thuần Nôm vào như của Nhà vua, tạo thành một bài thơ hoàn chỉnh Nhà Vua cũng phải tấm tắc khen tài thơ Cao Bá Quát sau khi bắt Ông thú nhận đã “bịa” thêm 6 câu trên chứ chẳng có sách nào chép bài thơ đócả
Thâm ý của 2 câu cuối là “lớm khéo” Nhà vua: Khù khờ vì tứ thơ đó nhiều người đã biết, lại còn khệnh khạng mang đi hỏi người tài Vua biết Quát có ý xược, song không thể bắt bẻ được đành bỏ qua
Bị xiềng xích và bị chém đầu (?!)
Như đã nói ở trên, Cao Bá Quát chết ở trận tiền nhưng do vừa phục vừa sợ Ông nên người đời cứ thêu dệt giai thoại Ông bị bắt, bị tra tấn và đánh đập rồi bị xử chém Người ta truyền tụng trong ngục tối, Ông đã đọc hai câu:
Một chiếc cùm lim, chân có đế
Ba vòng xích sắt, bước thì vương.
(với ý nghĩa Ông đặt “đế vương” thấp dưới chân mình)
Khi ra pháp trường, người ta truyền tụng Ông còn ngâm hai câu:
Ba hồi trống giục, mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa, bỏ mẹ đời.
Thật là kỳ lạ!
Sau này lấy cảm hứng từ những giai thoại trên, nhà văn Nguyễn Tuân đã viết truyện ngắn "Chữ người
tử tù" ( trong tập "Vang bóng một thời") với nhân vật chính là Huấn Cao, người tù chờ ra pháp trường
đã tặng chữ cho viên giám ngục
2 Thể thơ Cao Bá Quát: Thơ Tứ tuyệt - thơ Cổ phong
Cả hai thể loại thơ “cổ thể” (cổ phong) và “cận thể” (thi luật) cùng song song tồn tại ở đời Đường
2.1 Cổ phong:
8
Trang 9là lối thơ chỉ có số chữ trong câu là nhất định (hoặc ngũ ngôn, hoặc thất ngôn), làm dài ngắn bao nhiêu cũng được; ngoài ra, không phải theo thể lệ chặt chẽ như lối Đường luật, nghĩa là không có niêm, luật, không phải đối (đối hay không là tùy tác giả, chứ không bắt buộc).Bài thơ có 4 câu, thì gọi
là: cổ phong tứ tuyệt Bài thơ có 8 câu, thì gọi là: cổ phong bát cú Tuy nhiên, cũng có bài làm 6 câu hoặc 12 câu Bài thất ngôn dài quá 8 câu và ngũ ngôn dài quá 16 câu thì gọi là thất ngôn tràng
thiên hoặc ngũ ngôn tràng thiên Thơ Cổ thể trường thiên là một thể thơ cổ có từ nhiều thời đại trước
đời nhà Đường không theo luật, không theo niêm luật, không hạn chế số câu, chữ như thơ Đường luật
- Thơ có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc
- Trong Thơ Cao Bá Quát ông hay dùng thơ trường thiên vì nó phù hợp với dung lượng lớn và thể này tương đối tự do, thích hợp với tứ thơ phóng khoáng, sảng khoái của ông Chủ đề trong thơ ông là tiếng nói bi phẫn thường là những độc thoại nội tâm, được thể hiện như những biểu tượng nghệ thuật dồi dào tính ẩn dụ, trong đó các cung bậc của tình cảm đều cách điệu đến kích
Bá Quát đi Indonexia là đi để đoái công chuộc tội (tội phạm trường quy) nên mang tâm lý buồn chán Nhưng cảnh người nước lạ với bao nhiêu khác lạ so với nước mình đã cuốn hút Cao Bá Quát, khiến ông có nhiều nhận thức mới Nhận thức mới của Cao Bá Quát lúc này đã được “bùng vỡ”, “quẫy đạp”.Nhờ “bùng vỡ”, “quẫy đạp” mà trong văn chương Trung đại xuất hiện tín hiệu mở rộng phạm vi giao lưu văn hóa của Việt Nam đối với một số nước chứ không phải chỉ có Trung Hoa
Trong bài Dương phụ hành (Bài ca về người đàn bà phương tây), như một họa sĩ thần kỳ, Cao Bá Quát
đã tóm gọn sự khác biệt giữa phụ nữ Âu tây và Á đông trong vài nét chấm phá thật sinh động
Thứ nhất, về thái độ đối với người chung quanh, Ông viết:
Độc bặng lang kiên tọa thanh nguyệt (Tựa vai chồng dưới ánh trăng sáng)
Khước vọng Nam thuyền đăng hỏa minh (Nhin sang thuyền Nam thấy lửa sáng)
Bối cảnh là hai thuyền đậu gần nhau trong một tối sáng trăng, thuyền Cao Bá Quát thắp đèn le lói Nếu là người vợ Việt Nam thì đã e thẹn, khép nép trốn trong phòng, hay cùng lắm là len lén nhìn sang Đằng này, người vợ tây lại dựa vào vai chồng nhìn thẳng sang thuyền Việt, quan sát người lạ
Thứ hai, về trang phục và thức uống, Ông tả Tây dương thiếu phụ y như tuyết (Người đàn bà phương tây áo trắng phau)
…
Nhất uyển đề hồ thư lãn trì (Tay cầm chén sữa một cách uể oải)
Thật là đối nghịch với đàn bà Việt Nam Phụ nữ Việt Nam thời đó chỉ mặc đồ trắng trong tang lễ, nhất quyết không thể mặc quần áo trắng khi xuất hiện với chồng Về thức ăn, phụ nữ Việt Nam chỉ uống nước hay nước trà, chưa biết uống sữa.
Về đối xử vợ chồng, Ông tả tiếp:
Trang 10Bả duệ nam nam hướng lang thuyết (Níu áo chồng nói chuyện ríu rít)
…
Dạ hàn vô ná hải phong xuy (Đêm lạnh không chịu nổi gió biển)
Phiên thân cánh thiến lang phù khởi (Nghiêng mình lại đòi chồng nâng dậy)
Theo phong tục Việt Nam thời đó, vợ trong nhà phải cung kính, phục tùng chồng, ra ngoài phải giữ ý
tứ đứng xa chồng Như vậy hành xử của thiếu phụ phương tây này (như tựa vai, kéo áo, nói chuyện rì rầm, đòi nâng dậy) dưới sự chứng kiến của đám người Nam đã phá bỏ lễ nghi chồng vợ theo truyền thống Á đông
Không rõ Cao Bá Quát nghĩ gì về sự ‘phá lễ’ nói trên nhưng Ông kết thúc bài thơ như sau:
Khởi thức nam nhân hữu biệt ly (Đâu biết người nam đang chịu cảnh biệt ly)
Nhà thơ họ Cao đã không phê phán phụ nữ phương tây theo quan điểm Khổng nho Phải chăng Ông cũng khát khao, chờ đợi được vợ mình nũng nịu, quấn quýt như thiếu phụ người Âu?
Qua các sáng tác trong chuyến công du, Cao Bá Quát chứng tỏ cái nhìn tinh tế và không thiên kiến về con người và văn hóa nước ngoài Ông mau chóng nhận thức những khác biệt về ngoại hình, ăn mặc, thói quen, cử chỉ, tư duy, hành xử và đời sống giữa người Á đông và nước ngoài, đặc biệt là người Âu tây
Hay như trong bài “Sa hành đoản ca” tả cảnh người đi trên bãi cát bãi cát ở đây không còn là bãi cát mà nó là
cảnh bế tắc trong cuộc đời, đây là cách đặt ra vấn đề cho con người suy nghĩ về cuộc đời.
2 câu thơ đầu dựng lên hình tượng một con người đi giữa một bãi cát mênh mông, mỗi bước chân đều bị lún
xuống cát, cho nên hễ tiến lên một bước lại phải lùi lại một bước Ngay từ đầu, bài thơ đã sử dụng điệp âm, và điệp âm đặt trong cách ngắt nhịp 2/3 liên tiếp trong hai câu thơ năm chữ đã gợi lên cái cảm giác của bước chân người đi luôn luôn bị kéo giật lại :
“Trường sa / phục trường sa,
Nhất bộ / nhất hồi khước.”
(Cát dài / bãi cát dài,
Mỗi bước / lùi một bước)
Con người đi trong trạng thái bất thường như thế tất nhiên là đi liên miên suốt đời mà không bao giờ thấy đích Anh ta không còn chút ấn tượng nào về thời gian, về sáng tối Chỉ có nỗi phiền muộn cứ chất mãi lên trái tim anh :
Trang 11Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được tác giả làm trong khi đi thi Hội, là thời điểm ông rất muốn thi thố tài năng, thực hiện ý chí của mình Nó biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.
“Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?”
Mới vào bài thơ ta thấy cụm từ “bãi cát” được lặp lại hai lần: “Bãi cát lại bãi cát dài" Bãi cát ớ đây là hình ảnh được tác giả tả thực gợi lên một không gian khó khăn, dài thăm thẳm Thông thường chúng ta đi trên cát rất khó, không giống như đi trên đường đất bình thường, chân bước tới cứ bị trượt về sau Trên bãi cát ấy là một con đường rộng lớn, mờ mịt, rất khó mà xác định phương hướng như đứng ớ bên này nhìn qua bên kia chân trời Đó không chỉ là ruột con đường thực, mà là con đường hiểu theo nghĩa tượng trưng cho một con đường
xa xôi, mờ mịt Để tìm được chân lí, tìm được cái đích thực sự có ý nghĩa cho cuộc đời thì con người phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ đầy thử thách.
Trên bãi cát ấy có hình ảnh một con người (tác giả), người đi trên bãi cát Một con người nhỏ bé, lẻ loi, cô độc
đi trên một bãi cát rộng, dài bao la, quanh quanh hình ảnh con người ấy Bước chân của người đi cát rất khó khăn, như giậm chân tại chỗ “Đi một bước như lùi một bước” Qua đây ta thấy được nỗi chán nản, bất mãn của tác giả khi thấy mình hành hạ thân xác để theo đuổi con đường công danh.
“Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước