ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ VĂN THỊ HUỆ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DIOXIN Nghiên cứu trường
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
VĂN THỊ HUỆ
HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DIOXIN
(Nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa, thành phố Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Công tác xã hội
Hà Nội – 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
VĂN THỊ HUỆ
HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DIOXIN
(Nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa, thành phố Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mã số: 60 90 01 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
Hà Nội – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1 Những nội dung trong luận văn tốt nghiệp “Hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất độc hóa học dioxin” (Nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
2 Các nội dung tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố
3 Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Người thực hiện
Văn Thị Huệ
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất độc hóa học dioxin” (Nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa, thành phố
Hà Nội) được hoàn thành sau hai năm học tập, nghiên cứu sau đại học của tôi
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà – người hướng dẫn khoa học đã chỉ bảo và đóng góp ý kiến giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Vinh quang thuộc về thầy cô, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo,
cô giáo trong và ngoài khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong những năm học, cho tôi có được kiến thức để hoàn thành luận văn này
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Cục Người có công; Phòng Người có công Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố
Hà Nội; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Đống Đa, cán bộ thực hiện chính sách lao động thương binh và xã hội tại các phường trên địa bàn quận và cá nhân người nhiễm chất độc hóa học dioxin đã giúp tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu để thực hiện luận văn
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè những người luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Người thực hiện
Văn Thị Huệ
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa của nghiên cứu 8
4 Câu hỏi nghiên cứu 9
5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
6 Giả thuyết nghiên cứu 10
7 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 10
8 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG CHÍNH Error! Bookmark not defined CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
Error! Bookmark not defined 1.1 Các khái niệm liên quan Error! Bookmark not defined 1.1.1 Chính sách Error! Bookmark not defined 1.1.2 Chất độc hóa học dioxin Error! Bookmark not defined 1.1.3 Người nhiễm chất độc hóa học dioxin Error! Bookmark not defined 1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu Error! Bookmark not defined 1.2.1 Lý thuyết nhu cầu Error! Bookmark not defined 1.2.2 Lý thuyết vai trò Error! Bookmark not defined 1.2.3 Lý thuyết hệ thống Error! Bookmark not defined 1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
not defined.
Trang 61.3.2 Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách tại quận Đống Đa Error!
Bookmark not defined.
1.3.3 Phối hợp hoạt động Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DIOXIN TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA Error! Bookmark not defined.
2.1 Những căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ đối với người nhiễm chất độc
hóa học dioxin Error! Bookmark not defined.
2.2 Hoạt động rà soát đối tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn quận
Đống Đa Error! Bookmark not defined.
2.3 Các hoạt động thường xuyên hàng tháng đối với người thụ hưởng chính
sách và mức độ hài lòng của họ Error! Bookmark not defined 2.3.1 Các hoạt động thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp hàng tháng Error!
Bookmark not defined.
2.3.2 Các hoạt động thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, cấp phương tiện trợ
giúp, dụng cụ chỉnh hình Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Các hoạt động thực hiện chế độ ưu đãi giáo dục đối với con người
nhiễm chất độc hóa học dioxin Error! Bookmark not defined 2.4 Các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa trong dịp tết và các ngày lễ lớn Error!
Bookmark not defined.
2.5 Những mong muốn tiếp theo của người đã được thụ hưởng chính sách
Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CTXH CÁ NHÂN TRONG VIỆC TRỢ GIÚP NGƯỜI NHIỄM CĐHH TIẾP CẬN CHÍNH SÁCH
Error! Bookmark not defined 3.1 Mục đích của can thiệp Error! Bookmark not defined 3.2 Tiếp cận thân chủ, thu thập thông tin và thống nhất kế hoạch trợ giúp Error!
Bookmark not defined.
3.2.1 Tiếp cận thân chủ Error! Bookmark not defined 3.2.2 Thu thập thông tin Error! Bookmark not defined 3.2.3 Thống nhất kế hoạch trợ giúp Error! Bookmark not defined.
Trang 73.3 Các hoạt động trợ giúp trực tiếp Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Hoạt động cung cấp nội dung chi tiết của chính sách được thực hiện đối
defined.
3.3.2 Giải đáp những thắc mắc của thân chủ về chính sách và hoàn thiện hồ sơ
Error! Bookmark not defined 3.3.3 Gửi hồ sơ, kết với cán bộ LĐTBXH trên địa bànError! Bookmark not
defined.
3.4 Lượng giá và chuyển giao Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 9DANH MỤC BẢNG VÀ DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1 DANH MỤC BẢNG
not defined.
Bảng 2.2 Bảng khảo sát con người HĐKC bị nhiễm CĐHH Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp đối tượng người HĐKC bị nhiễm CĐHH trên địa
bàn quận Đống Đa Error! Bookmark not defined
2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của người
HĐKC bị nhiễm CĐHH Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của con người
HĐKC bị nhiễm CĐHH Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.3 Hình thức tiếp cận thông tin chính sách của người HĐKC bị
nhiễm CĐHH Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.4 Mức độ hài lòng của người dân đối với hoạt động thực hiện chế
độ trợ cấp, phục cấp hàng tháng Error! Bookmark not defined.
Trang 10từ thiện, nhân đạo nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến CTXH là một nghề nghiệp chuyên môn, trợ giúp những đối tượng yếu thế trong xã hội khi họ không tự giải quyết được vấn đề của mình Đối tượng của CTXH gồm nhiều nhóm người yếu thế khác nhau như người già cô đơn, lang thang không nơi nương tựa; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; người khuyết tật; thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người nhiễm chất độc hóa học dioxin; gái mại dâm, người nghiện ma túy và những người bị ảnh hưởng bởi HIV… Nói chung, đối tượng cần sự trợ giúp của CTXH là rất nhiều và đa dạng nhưng trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi xin đề cập và làm rõ vai trò của nhân viên CTXH đối với đối tượng người nhiễm chất độc hóa học dioxin
Cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam từ năm 1961 – 1971 là rất tàn bạo và để lại hậu quả nặng nề không chỉ môi trường, hệ sinh thái bị hủy hoại nghiêm trọng mà hàng triệu người Việt Nam
đã trở thành nạn nhân của thứ chất độc quái ác “Chất độc da cam”, nhiều người đã chết, nhiều người đang sống trong bệnh tật hiểm nghèo và còn di nhiễm tới cả thế hệ con, cháu những người đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ
Tổ quốc Chất độc hóa học dioxin đang gây đau khổ cho biết bao thế hệ người Việt Nam
Đảng và Nhà nước ta có chủ trương về khắc phục hậu quả CĐHH do
Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam Chính sách đối với người HĐKC và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH từng bước được hoàn thiện sửa đổi, bổ sung phù hợp hơn nhằm góp phần nâng cao mức sống của nạn nhân Hiện nay, cả
Trang 112
nước có trên 236.137 người HĐKC và con đẻ bị nhiễm CĐHH đang hưởng trợ cấp; trong đó: người hoạt động kháng chiến: 149.771 người; con đẻ: 86.336 người (Nguồn Hội nạn nhân Chất độc da cam Việt Nam)
Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương chính sách, giải pháp trợ giúp người bị nhiễm CĐHH (Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam), ban hành chế độ đối với người HĐKC và con đẻ của
họ bị nhiễm CĐHH (Quyết định số 26/2000/QĐ-TTg ngày 23/2/2000; Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg ngày 5/7/2004; Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH ngày 29/6/2005; Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013)
Sau một quá trình thực hiện chính sách đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội nói chung và đối với đối tượng người nhiễm chất độc hóa học dioxin nói riêng cần có sự đánh giá hoạt động thực hiện chính sách để rút ra bài học kinh nghiệm, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người thực hiện chính sách, để xem xét mức độ hài lòng của người được thụ hưởng đối với chính sách nhằm đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện chính sách Vì vậy,
tôi đã chọn hướng nghiên cứu “Hoạt động thực hiện chính sách đối với người
nhiễm chất độc hóa học dioxin” (Nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành công
tác xã hội của mình
Thực hiện nghiên cứu này, bản thân tôi mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé cùng với các cấp, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong nỗ lực giảm thiểu nỗi đau da cam; thông qua phương pháp CTXH cá nhân tạo điều kiện giúp người nhiễm CĐHH và gia đình họ tiếp cận chính sách Từ đó, giúp người nhiễm chất độc hóa học dioxin và gia đình ổn định cuộc sống vật chất,
Trang 123
tinh thần và hòa nhập cộng đồng góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội quận Đống Đa nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Nhiều nhà khoa học của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc cũng đang tiếp tục nghiên cứu hậu quả của chiến dịch Rand Hand Tại Hoa Kỳ ngày 22/6/2001 thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ West Viginia John Rokerfeller IV đã đưa ra dự luật tại Thượng nghị viện đề nghị để Học viện khoa học quốc gia NAS (National Academy of Science) tiếp tục các nghiên cứu hai năm một lần về ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam
Thượng nghị sỹ Rokerfeller nói ông đưa ra dự luật S.1091 này để đáp lại “một số lo ngại của các cựu chiến binh Mỹ tiếp xúc với chất độc da cam trong thời gian phục vụ trong quân ngũ tại Việt Nam”
Dự luật S.1091 với sự đồng bảo trợ của lãnh đạo đa số Thượng viện Tom Daschle (Đảng dân chủ, bang South Dakota) và Thượng nghị sỹ Arlen Specter (Đảng Cộng hòa, ban Pennsylyvania) cũng bãi bỏ tất cả các quy định hạn chế về thời gian đối với các cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam trong việc đưa ra yêu cầu trợ cấp thương tật do bị bệnh bởi thuốc diệt cỏ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam liên quan đến thời gian họ phục vụ tại Việt Nam
Theo Thượng nghị sỹ Rokerfeller, Đạo luật chất độc da cam năm 1991 (the Agent Orange Act of 1991) chỉ thị NAS nghiên cứu lại các bằng chứng khoa học về ảnh hưởng đối với sức khỏe do việc tiếp xúc với dioxin và các hóa chất khác trong thuốc diệt cỏ sử dụng tại Việt Nam Ông cho biết bốn báo cáo khoa học “đã tìm thấy bằng chứng về mối liên quan giữa việc tiếp xúc với dioxin và một số bệnh như ung thư đường hô hấp, đái đường dạng 2, bẩm sinh mất đốt sống” Hiện nay, tất cả những căn bệnh liên quan đến hoạt động phục vụ trong quân ngũ Theo đạo luật này, báo cáo khoa học cuối cùng sẽ
Trang 13Thượng nghị sỹ Rokerfeller nói “báo cáo gần đây nhất của NAS khẳng định rằng không có cơ sở khoa học nào để cho rằng căn bệnh ưng thư liên quan đến việc tiếp xúc với dioxin sẽ phát ra trong một khoảng thời gian nhất định nào đó” Dự luật S.1091 sẽ bác bỏ “hạn định độc đoán này”
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu đề xuất giải pháp hỗ trợ các đối tượng
bị nhiễm chất độc hóa học dioxin đang đặt ra rất bức xúc và cần thiết Việc nghiên cứu đề tài này sẽ đưa ra những nhận thức cơ bản về cuốc sống hiện tại của người dân bị hậu quả chất độc hóa học dioxin Đồng thời đề xuất những giải pháp khắc phục, hỗ trợ mang tính khả thi đối với người dân bị hậu quả chất độc hóa học dioxin do chiến tranh
2.2 Các nghiên cứu trong nước
Chất độc da cam, một loại chất độc được tạp chí Time của Mỹ liệt vào danh sách “50 phát minh tồi tệ nhất của loài người”, cho thấy những tác hại không những trước mắt và về lâu dài của nó đối với con người và môi trường Nghiên cứu về chất độc da cam, những ảnh hưởng của chất độc da cam tới sức khỏe đời sống con người, những hậu quả mà chất độc da cam để lại cho môi trường và cho con người là một đề tài mà từ lâu đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu Hiện nay, các nhà khoa học tiếp tục có nhiều đề tài nghiên
Trang 145
cứu về tác hại của CĐHH tới sức khỏe con người, những bệnh, tật mà con người mắc phải nguyên nhân là do nhiễm chất độc da cam và những ảnh hưởng tới môi trường sống và sản xuất Bên cạnh đó còn có những công trình nghiên cứu nhằm mục đích “tẩy rửa” chất độc da cam ở những địa bàn mà trước kia Mỹ đã đổ chất độc da cam xuống như: sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa, Playku, Phù Cát, Nha Trang, Tân Sơn Nhất những nơi có nồng độ dioxin rất cao Những nghiên cứu này đều nhằm mục đích làm sáng tỏ tính chất nguy hại của chất độc da cam đối với con người từ đó lên án, tố cáo tội ác mà quân đội Mỹ và các công ty hóa chất của Mỹ đã gây ra đồng thời đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục, giảm thiểu tác hại của chất độc da cam Thời gian gần đây các nhà khoa học, các bác sỹ đã có nhiều công trình nghiên cứu với mục đích tìm biện pháp chữa trị cho những nạn nhân chất độc da cam giảm bớt nỗi đau mà họ phải gánh chịu
Công việc nghiên cứu hậu quả CĐHH để có giải pháp khắc phục vẫn đang được Đảng và Nhà nước tiếp tục chỉ đạo tiến hành Ngày 01/3/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (gọi tắt là Ban chỉ đạo 33) Các đề tài khoa học trong lĩnh vực này đang được triển khai nhằm đưa ra được những giải pháp khả thi khắc phục hạn chế tác hại của CĐHH dùng trong chiến tranh đối với môi trường – sinh thái và sức khỏe của nhân dân Việt Nam
Có khá nhiều tạp chí, sách, báo hay báo cáo liên quan về đề tài người nhiễm chất độc hóa học như: Ngày 30/01/2008, tại Đà Nẵng đại diện UNICEP của Hoa Kỳ, văn phòng Ban chỉ đạo 33 (Bộ Tài nguyên môi trường) phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng, các cơ sở ban ngành và Hội nạn nhân chất độc da cam tổ chức hội thảo tìm hiểu tình hình, nhu cầu và những hoạt động hỗ trợ đang được thực hiện cho trẻ em bị nhiễm CĐHH nhằm cung cấp những thông tin cần thiết để lập kế hoạch về chiến dịch gây quỹ ủng hộ