3 LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI .... Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của một số ngân hàng chính
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 33
Hà Nội - 2014
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 6
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
1.1.1 Khái quát về những công trình đã công bố liên quan đến hoạt động
tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội 7
1.1.2 Kết quả chủ yếu của các công trình trên và một số vấn đề đặt ra
cần được nghiên cứu tiếp 10
1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng đối với hộ nghèo 10
1.2.1 Hộ nghèo và những điều kiện cần thiết để thoát nghèo 10
1.2.2 Ngân hàng chính sách xã hội và vai trò của tín dụng Ngân hàng
chính sách xã hội đối với hộ nghèo Error! Bookmark not defined
1.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo
của một số ngân hàng chính sách xã hội và bài học cho ngân hàng chính
sách xã hội tỉnh Nghệ An Error! Bookmark not defined 1.3.1 Kinh nghiệm của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa Error! Bookmark not defined 1.3.2 Kinh nghiệm của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh Error! Bookmark not defined
1.3.3 Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng chính sách xã hội tỉnh
Nghệ An Error! Bookmark not defined
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined 2.1 Phương pháp luận Error! Bookmark not defined 2.2 Phương pháp cụ thể Error! Bookmark not defined 2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu Error! Bookmark not defined 2.2.2 Phương pháp thống kê – so sánh Error! Bookmark not defined
Trang 52
2.2.3 Phương pháp logic – lịch sử Error! Bookmark not defined 2.2.4 Phương pháp phân tích – tổng hợp Error! Bookmark not defined
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN TỪ NĂM 2003
ĐẾN NAY Error! Bookmark not defined 3.1 Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An Error! Bookmark not defined 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Error! Bookmark not defined 3.1.2 Chức năng Error! Bookmark not defined 3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Error! Bookmark not defined 3.1.4 Đặc điểm hoạt động Error! Bookmark not defined
3.2 Thực trạng tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2003
đến năm 2013 Error! Bookmark not defined 3.2.1 Phát triển nguồn vốn Error! Bookmark not defined 3.2.2 Đối tượng thụ hưởng và doanh số cho vay Error! Bookmark not defined 3.2.3 Hoạt động thu nợ, thu lãi Error! Bookmark not defined 3.3 Đánh giá chung Error! Bookmark not defined 3.3.1 Những thành tựu cơ bản Error! Bookmark not defined 3.3.2 Tồn tại và nguyên nhân Error! Bookmark not defined
CHƯƠNG 4 MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN Error! Bookmark not defined 4.1 Mục tiêu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo đến năm 2020 Error! Bookmark not defined 4.1.1 Mục tiêu tổng quát Error! Bookmark not defined 4.1.2 Mục tiêu cụ thể Error! Bookmark not defined
4.2 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối
với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Error! Bookmark not defined 4.2.1 Hoàn thiện tổ chức mạng lưới hoạt động Error! Bookmark not defined
Trang 64.2.2 Đẩy mạnh hình thức tín dụng ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã
hội Error! Bookmark not defined 4.2.3 Gắn việc cho vay vốn với các hoạt động dịch vụ sau đầu tư Error! Bookmark not defined
4.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ đi đôi với công khai hóa, xã hội hóa
hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Error! Bookmark not defined
4.2.5 Chú trọng hình thức cho vay theo dự án đi đôi với tăng mức đầu tư
cho hộ nghèo Error! Bookmark not defined 4.2.6 Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay Error! Bookmark not defined
4.2.7 Cần có sự quan tâm và phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền
cấp trên Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined
Trang 7i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
11 UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
Trang 8
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2003 - 2013 Error! Bookmark not defined
Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH tỉnh Nghệ An Error!
Bookmark not defined
Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn hộ nghèo của NHCSXH Nghệ An 2003 - 2013
Error! Bookmark not defined Biểu đồ 3.1: Diễn biến nguồn vốn cho vay hộ nghèo 2003-2013 Error!
Bookmark not defined
Bảng 3.3 Doanh số cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An giai đoạn
2003 - 2013 Error! Bookmark not defined
Bảng 3.4 Dƣ nợ cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An giai đoạn
2003 - 2013 Error! Bookmark not defined
Bảng 3.5 Cho vay ủy thác qua các hội đoàn thể tại NHCSXH Nghệ An
Error! Bookmark not defined tính đến 31/12/2013 Error! Bookmark not defined
Bảng 3.6 Doanh số thu nợ đối với cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2003 - 2013 Error! Bookmark not defined
Bảng 3.7 Kết quả xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan đối với cho vay hộ
nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây
Error! Bookmark not defined
Trang 9iii
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối Đổi Mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đếu đạt mức khá cao, ngay cả thời kỳ suy thoái của nền kinh tế thế giới Nhờ đó, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ hơn 60% năm
1990 xuống còn 17,2% năm 2000 và 9,64% năm 2012 Tuy vậy, XĐGN là một
sự nghiệp khó khăn và lâu dài, đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của các ngành, các cấp, trong đó Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) có vai trò quan trọng nhất và trực tiếp nhất
Tại Nghệ An, Chương trình xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đã và đang được các cấp, các ngành tại địa phương hết sức quan tâm Nhờ vậy, đã có hàng trăm hộ thoát nghèo, trong đó nhiều hộ đã tự vươn lên làm giàu chính đáng Tỷ
lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã giảm từ 20,65% năm 2007 xuống còn 15,61% vào cuối năm 2012 Góp sức vào sự nghiệp chung đó có sự nỗ lực của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) của tỉnh Cụ thể, hàng năm Ngân hàng này
đã cho hàng nghìn lượt hộ nghèo vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh Đến nay đã có 432.867 lượt hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, góp phần giúp 62.378 hộ vượt qua ngưỡng nghèo
Dù đã đạt được những thành tựu, song hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An hiện vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế Đó là: nguồn vốn huy động thiếu tính ổn định, qui mô cho vay còn nhỏ, điều kiện cho vay còn thiếu rõ ràng, và đặc biệt, thủ tục cho vay còn rườm rà Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo nói chung, cho vay hộ nghèo tại NHCSXH nói riêng, trong thời gian tới tỉnh Nghệ An cần tìm được các giải pháp phù hợp, nhất là những giải pháp mang tính đột phá
Là một cán bộ đang làm việc tại NHCSXH tỉnh Nghệ An, với mong muốn góp phần tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NH nói
Trang 115
chung, hoạt động tín dụng hộ nghèo nói riêng, tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ
quản lý kinh tế của mình là "Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An”
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: NHCSXH tỉnh Nghệ An đã có tác
động thế nào đến các hộ nghèo trong quá trình vươn lên thoát nghèo trên địa bàn tỉnh? Và trong thời gian tiếp theo NH phải làm gì để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại địa phương?
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn là dựa trên cơ sở những thành tựu và hạn chế được rút ra từ phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cho người nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2003 - 2014 để tìm ra một số giải pháp phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng này, góp phần XĐGN bền vững trên địa bàn tỉnh
2.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo và tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An từ 2003 - 2014
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An đến năm
2020
Trang 123 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với người nghèo
4 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng hợp, thống
kê, chứng minh, diễn giải, sơ đồ, biểu mẫu và đồ thị trong trình bày luận văn
5 Đóng góp mới của luận văn
- Kế thừa những người đi trước, luận văn bổ sung và làm rõ hơn những
vấn đề lý luận về tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng của NHCSXH nói riêng đối với người nghèo
- Làm rõ những thành tựu, hạn chế trong hoạt động tín dụng cho người nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghê ̣ An hiện nay, tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đó
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với người nghèo,
nhằm giúp họ thoát nghèo bền vững trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội
Trang 137
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An từ năm 2003 đến nay
Chương 4: Mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Trang 141.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Khái quát về những công trình đã công bố liên quan đến hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội
Vấn đề XĐGN và tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã được nhiều người nghiên cứu, trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương Trong số các công trình đã công bố, liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài có các công trình tiêu biểu sau:
- "Ngân hàng Chính sách Xã hội giúp người dân thoát nghèo bền vững”
(2013), của Đàm Hữu Đắc, đăng tên tờ Báo mới điện tử,
http://www.baomoi.com Bài này viết về quá trình nỗ lực phấn đấu để tập trung nguồn lực lớn, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo; nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng chính sách; huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn
- “Tín dụng cho người nghèo và các Quỹ xóa đói giảm nghèo ở nước ta
hiện nay” (2002), của TS Nguyễn Trung Tăng, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Luận án nghiên cứu về vấn đề tín dụng đối với người nghèo và các Quỹ XĐGN ở nước ta trong thời kỳ hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo
- “Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo của Ngân
hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam” (2003), của TS Đào Tấn Nguyên, Luận
án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội Luận án nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam nhằm góp phần thực hiện Chương trình XĐGN ở nước ta
- “Thực trạng và giải pháp tín dụng Ngân hàng hỗ trợ cho công cuộc xóa
đói giảm nghèo” (2001), do TS Đỗ Quế Lượng chủ nhiệm đề tài khoa học
ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội Đề tài khoa học nghiên cứu về thực trạng công tác tín dụng của các Ngân hàng Thương mại
Trang 159
nhằm phục vụ cho công cuộc XĐGN của Đảng và Chính phủ Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả tín dụng ngân hàng để hỗ trợ cho công tác xóa đói giảm nghèo
- "Mô hình Ngân hàng Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của Ngân hàng chính sách” (2002), do TS Đỗ Tất Ngọc chủ nhiệm đề tài
khoa học ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội Đề tài khoa học nghiên cứu về mô hình Ngân hàng Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách nói chung
- "Về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn
2011-2020” (2013), của GS, TS Trần Ngọc Hiên, Học viện Chính trị –
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, đăng trên tờ Tạp chí cộng sản điện tử,
http://www.tapchicongsan.org.vn Tác giả đưa ra và làm rõ những nhân tố tác động đến chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn
2011 – 2020
Ba nhân tố sẽ tác động đến chính sách này là, tăng trưởng kinh tế phiến diện, môi trường bị tàn phá và sự hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà nước các cấp Đồng thời cũng đưa ra 3 định hướng cho chính sách xóa
đói giảm nghèo trong giai đoạn này Đó là: Thứ nhất, đổi mới mô hình tăng
trưởng kinh tế Đây là hướng chung của sự nghiệp đổi mới, là bước chuyển giai đoạn từ tăng trưởng số lượng lên tăng trưởng cả số lượng và chất lượng, là giai
đoạn lấy chất lượng làm động lực tăng trưởng kinh tế; thứ hai, tạo lập những
tiền đề, điều kiện để giải quyết vấn đề đói nghèo trong mô hình mới Đây là những tiền đề vừa để xây dựng mô hình kinh tế mới, vừa giải quyết có hiệu quả
vấn đề đói nghèo; thứ ba, đổi mới tổ chức và thể chế quản lý của Nhà nước theo
yêu cầu đổi mới mô hình kinh tế
- "Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo” (2014), của Ngô Thị Huyền đăng
trên báo điện tử: http://old.voer.edu.vn Bài viết về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo, tác giả đưa ra khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo Đó là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị xã hội
Trang 16Có thể hiểu hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là sự thoả mãn nhu cầu về sử dụng vốn giữa chủ thể Ngân hàng và người vay vốn, những lợi ích kinh tế mà
xã hội thu được và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng
Đồng thời tác giả cũng đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo, như: luỹ kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn, số tiền vay bình quân 1 hộ, số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói
- “Nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng
Chính sách xã hội thành phố Hà Nội” (2007), luận văn thạc sỹ kinh tế của Đặng
Thị Phương Nam Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu lý luận về chất lượng cho vay hộ nghèo của NHCSXH, phân tích thực trạng chất lượng cho vay
hộ nghèo của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội, từ đó rút ra những kết quả đạt được những hạn chế và nguyên nhân hạn chế, giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại chi nhánh
- “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa” (2011), luận văn thạc sỹ kinh tế của Lê Thị
Thúy Nga Trong công trình này, tác giả đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận
cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo Phân tích, đánh giá thực trạng
và hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, đồng thời
đề xuất một hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng
hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa
- "Phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính
sách xã hội Việt Nam” (2014), luận văn thạc sĩ của Lã Thị Hồng Yến, bảo vệ tại
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Theo luận văn này, tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian theo học tại các trường chuyên nghiệp và dạy nghề là rất quan trọng, bới nó có tác động lớn đến sự phát triển
nguồn nhân lực trong tương lai Vì vậy, Chương trình cho vay HSSV không chỉ
có ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc
Chương trình cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại