Họcsinh có KNS tốt hơn: thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết đượcmột số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề về sức khỏe, môi trường, tệ nạn xã hội,…các em có thể
Trang 11 Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp giáo viên giáo dục và rèn kĩ
năng sống cho học sinh tiểu học
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Kĩ năng sống của học sinh tiểu học
3 Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân Nam (nữ): Nữ
Ngày/ tháng/năm sinh: 27/ 01/ 1969
Trình độ chuyên môn: Đại học Quản lý Giáo dục
Chức vụ, đơn vị công tác: : Phó hiệu trưởng; Trường tiểu học Ninh
Thành
Điện thoại: 0916076011
5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường Tiểu học Ninh Thành
Địa chỉ: Xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 03203760669
7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng SK:
- Phải có trường, lớp học theo điều lệ trường Tiểu học
- Các loại tài liệu tham khảo
- Phương tiện, trang thiết bị dạy học
- Sự phối kết hợp của các giáo viên trong trường
8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
Năm học 2013-2014 đến năm học 2014-2015
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Xuân
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trang 2PHẦN 1: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
“Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện
có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục - 2005)
Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho HS phát triển học tiếpcác bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốnkiến thức kĩ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việcrèn kĩ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh cóthêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết phù hợp với mụctiêu giáo dục, nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt
“đức, trí, thể, mĩ” để học sinh được phát triển toàn diện đáp ứng những yêu cầumới của xã hội
Rèn kĩ năng sống cho học sinh giúp cho học sinh thích ứng được với môitrường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống nhưvấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội, để các em có thể tự tin, chủ độngkhông bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lạilợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tậpphấn đấu vươn lên
Trong thực tế hiện nay, việc giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinhtrong nhà trường đã được chú ý đến, song nhiều giáo viên còn lúng túng trongviệc tổ chức, thực hiện các chương trình hoạt động rèn kĩ năng sống cho họcsinh
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục và rèn kĩ năng sống chohọc sinh, bản thân đã nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp giáo viên giáodục và rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học”
Trang 3Đề tài này đã nêu được một số biện pháp giúp giáo viên rèn kĩ năng sốngcho học sinh, cụ thể:
1 Giúp giáo viên nhận thức về việc dạy học sinh kỹ năng sống
2 Giúp giáo viên gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
3 Giúp GV giáo dục và rèn KNS hiệu quả qua việc tích hợp vào cácmôn học
4 Rèn KNS hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vuichơi
5 Xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho HSTH thông qua chương trìnhdạy giáo dục KNS
6 Tạo môi trường giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ rèn KNS cho HS
7 Động viên, khen thưởng
8 Giáo viên tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em KNS cơbản
Bản thân đã nghiên cứu thực hiện và áp dụng các biện pháp đó ở trườngTiểu học tôi đang công tác từ năm trước và đạt kết quả khả quan: GV và phụhuynh HS đã nắm được rõ tầm quan trọng của việ rèn KNS cho học sinh Họcsinh có KNS tốt hơn: thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết đượcmột số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề về sức khỏe, môi trường,
tệ nạn xã hội,…các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vàongười lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điềukiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên đáp ứngđược phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.”
Với các biện pháp này, tất cả giáo viên và người quản lý trường tiểu học
có khả năng áp dụng để giáo dục và rèn KNS cho học sinh Ở biện pháp 8, cha
mẹ học sinh có thể áp dụng để rèn kỹ năng sống cho con em mình
Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài, bản thân được sự giúp đỡnhiệt tình của Hiệu trưởng và sự hỗ trợ của các GV và phụ huynh HS trong nhàtrường nhưng không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy, cô cùngtất cả các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để cho đề tài được hoàn thiện hơn
Trang 4PHẦN 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:
1.1 Lí do chọn đề tài:
Việc giáo dục kĩ năng sống cho con người ngay từ khi còn nhỏ là hoàn
toàn cần thiết, giúp hình thành những thói quen tốt ăn sâu vào tiềm thức, chiphối lối sống của trẻ, song hành với các em trong suốt quá trình hình thành vàphát triển nhân cách Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh đòi hỏi thường xuyêncủa công tác giáo dục đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của việc hình thànhnhân cách trong công tác giáo dục hiện nay Giáo dục trong nhà trường luôn làvấn đề cần được quan tâm thì việc rèn kĩ năng sống cho học sinh cũng khôngkém quan trọng Bằng nhiều hình thức, nhiều con đường, trong đó việc rèn kĩnăng sống chiếm một vị trí quan trọng Qua việc rèn kĩ năng sống sẽ trang bị trithức, hành vi cho trẻ Đồng thời nó định hướng cho học sinh tiểu học rèn luyệnhành vi và thói quen ứng xử tốt Trong sự phát triển nhân cách của học sinh,việc rèn luyện kĩ năng sống là đảm bảo cho học sinh có được bản lĩnh rõ ràng
về nhân cách toàn diện Nếu không rèn kĩ năng sống thì không những sự ứng
xử trong các tình huống sẽ phức tạp, gặp khó khăn, thậm chí mắc phải sai lầm,
mà việc hình thành nhân cách toàn diện của trẻ bị hạn chế, phiến diện, việc xâydựng những thói quen hành vi dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức máy móc, lí trí vàtình cảm không thống nhất với nhau đó là lời nói không đi đôi với việc làm thìdẫn đến hiện tượng lệch lạc về nhân cách
Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống:
+ Kĩ năng sống là năng lực ứng xử tích cực của mỗi người đối với tự nhiên xã hội và chính mình
+ KNS là khả năng tâm lí XH của con người có thể ứng phó với nhữngthách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống và giao tiếp có hiệu quả
KNS được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiênqua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có
Trang 5Có nhiều nhóm KNS như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội vànhóm kĩ năng quản lí bản thân Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng vàcần thiết với mỗi con người Cho nên, giáo dục KNS cho học sinh có một tầmrất quan trọng
Ở bậc tiểu học, các môn học vừa cung cấp cho học sinh những kiến thứcban đầu về Toán học, Khoa học và Nhân văn, vừa cung cấp cho học sinh nhữngtri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinhnghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệtđúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện saitrái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức chính vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụquan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm
Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương dạy kĩ năng sống
là một trong những tiêu chí đánh giá “Trường học thân thiện - học sinh tích
cực.” Trên tinh thần đó, bản thân nhận thấy rằng: chính ở dưới mái trường các
em học được nhiều điều hay, lẽ phải Và nhà trường trở nên là ngôi nhà thânthiện, học sinh tích cực học tập để thành người tài xây dựng đất nước, có khảnăng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu Đây cũng là mộtnhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo Với học sinh tiểu học, đây là giaiđoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kĩ năngsống tốt cho tương lai sau này
Hiện nay, việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn nhiềuhạn chế Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét chuyển biến, nguyên
do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiếnthức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên chưa nhận thứcđược tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp mình đang dạychỉ luôn chú trọng đến việc làm tính tốt, đọc-viết tốt, …Về phía học sinh, các
em hay “nói trước quên sau” và chưa có khả năng vận dụng những điều đã học
áp dụng vào thực tế, với học sinh tiểu học, tâm lý độ tuổi cho thấy các em rấthiếu động các em có nhu cầu hỏi đáp, không muốn bị áp đặt Mặt khác, các em
Trang 6một mực rất tin vào lời nói của thầy cô giáo, thầy cô bảo đọc, bảo chép thì cứđọc cứ chép và quá trình ấy cứ lặp đi lặp lại dần dần dẫn đến thói quen Nếu nóirằng, thầy cô giáo không quan tâm đến việc dạy rèn kĩ năng sống là khôngđúng; nhưng việc rèn kĩ năng sống của nhiều giáo viên rất hạn chế nhất là việclồng ghép vào tất cả các môn học cũng như lồng ghép vào các hoạt động ngoạikhóa giáo viên còn mơ hồ về việc rèn kĩ năng sống cho học sinh Để nâng cao
kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, với cương vị là người quản lí nhà trường,bản thân hết sức băn khoăn và trăn trở, nhiều đêm luôn vang trong đầu câu hỏi:Làm thế nào để nâng cao KNS cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết cáchvận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? Với mong muốn góp
phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, bản thân chọn đề tài: “ Một số
biện pháp giúp giáo viên giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học Tiểu học” Vấn
đề mà chắc hẳn không chỉ riêng bản thân mà rất nhiều đồng nghiệp khác quantâm suy nghĩ là làm sao học sinh của trường mình có những kĩ năng sống tốtcho tương lai sau này, trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội Đâycũng là một vấn đề mà phụ huynh và xã hội hiện nay hết sức quan tâm
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn
học và hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội;
giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi,thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật…
Giúp HS có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ,độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu
để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời 1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những cơ cở lí luận, cơ sở thực tiễn, những thận lợi và khó khăn
của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống
Trang 7Đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm sau khi áp dụng đề tài
1.3 Đối tượng, thời gian, phạm vi nghiên cứu:
1.3.1 Đối tượng
Các biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh trường tiểu học nơi tôi đang công tác thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp
1.3.2 Thời gian
Năm học 2011- 2012: Giai đoạn nghiên cứu đề tài và áp dụng lần đầu.
Từ năm học 2012- 2013 đến 2013-2014: Giai đoạn tiếp tục nghiên cứu đề
Từ ngày 22/8/2014 đến 15/01/2015: Áp dụng rộng rãi toàn trường
Từ ngày 16/1/2015 đến 15/02/2015: Cùng giáo viên trong trường rút ra bài học
Từ ngày 16/02/2015 đến 06/3/2015: Hoàn tất đề tài
1.3.3 Phạm vi
Các hoạt động ở trường của GV và HS: tiết học hàng ngày, các tiết sinhhoạt, hoạt động ngoại khoá, trong các giờ ra chơi…ở trường tiểu học nơi tôiđang công tác
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực
tiễn bao gồm:
1.4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương phápphân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá hệ thống lý luận của đề tài.Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh
1.4.2 Nghiên cứu thực tế:
1.4.2.1 Khảo sát thực tế học sinh
Trang 81.4.2.3 Sử dụng phương pháp thực hành: Giáo dục kĩ năng sống cho họcsinh thông qua các hoạt động để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét quacác hành vi và từ đó hình thành các kĩ năng; thực hiện sự phối hợp trong vàngoài nhà trường, làm tốt công tác xã hội hóa trong việc giáo dục kĩ năng sống.
1.4.2.4 Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục
Phân tích các nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống
Tổng hợp các biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường
1.5.2 Về thực tiễn:
Đánh giá thực trạng giáo dục KNS trong nhà trường Tiểu học và xác định nguyên nhân, hệ quả của nó
Đề xuất được các biện pháp giáo dục KNS cho HS tiểu học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm cho các giáo viên của trường Tiểu học tư liệu giáo dục KNS cho HS tiểu học
Trang 92 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
2.1 Lịch sử nghiên cứu của vấn đề:
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, tổ chức UNESCO đã vạch rõ ba thành tố của học vấn, đó là : kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó thái độ và
kỹ năng đóng vai trò then chốt Chính thái độ tích cực, năng động, dấn thân,
và những kỹ năng cần thiết trong học tập và làm việc, trong quan hệ giao tiếp, trong xử trí, ứng phó trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống đã chủ yếu giúp cho người học tự tin để vững bước tới một tương lai có định hướng Riêngvềgiáo dục kỹ năng sống tuy chỉ mới xuất hiện từ những năm 1990 của thế kỷ trước song đã nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới Và có nơi, giáo dục kỹ năng sống không chỉ là một sinh hoạt ngoại khóa mà còn là một môn học chínhqui ở nhà trường
Ở Việt Nam, dù giáo dục kỹ năng sống được du nhập vào ngay sau đónhưng triết lý và phương pháp giáo dục kỹ năng sống ít nhiều hãy còn lạ lẫmđối với xã hội ta nên chưa được sự quan tâm đúng mức Nhưng đến những nămgần đây Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhàtrường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập và chính trị, còn việcgiáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều Theo chuyên viên tâm lýHuỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: "hiện nay,thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị "lạmdụng" khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũngchưa thật hiểu gì về nó" Theo Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (BộGiáo Dục và Đào tạo) Phùng Khắc Bình, trong tương lai và về lâu dài cần xâydựng chương trình môn học giáo dục KNS cho học sinh lớp 1 đến lớp 12
2.2 Một số khái niệm về kĩ năng sống:
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thíchnghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả vớinhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày" Trong giáo dục tiểu học vàgiáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được
Trang 10rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộcsống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễnđạt, và kỹ năng tổ chức Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn,khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp).
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý
xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức,
tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác,ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bìnhluận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhântồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộcsống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại…Kĩ năngsống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năngthích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả nănggiao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác củamình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơbản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tậpcủa trẻ tại trường.Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường Tiểu học ápdụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giaotiếp tích cực với những người khác Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáodục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhucầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mớimạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI mà thực chất là cách tiếp cận
kĩ năng sống đó là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học
để cùng chung sống.
2.3 Cơ sở thực tiễn
Trang 11Thực hiện nghị quyết 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008
của Bộ giáo dục và đào tạo về việc phát động phong trào thi đua: "Xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực" , trong đó nội dung: Rèn luyện kĩ
năng sống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi của học sinh
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 của ngành, của trường về việcchú trọng: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiếtcủa xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôiluyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, antoàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống
để bước vào đời tự tin hơn
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thếgiới từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triểnmạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởngđến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận làtrẻ em Theo guồng quay của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải
lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của trẻ, quên đi việccần tạo một môi trường gia đình đầm ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy
dỗ trẻ; Không những thế còn có những gia đình cha mẹ nghiện ngập, cờ bạc,rượu chè, ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ, tới sự phát triển nhân cáchcủa trẻ Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường.Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻthiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tìnhhuống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tựbảo vệ bản thân mình; hoặc có trẻ được chiều chỉ làm theo ý của mình chứkhông làm theo ý người khác Bên cạnh việc học các môn văn hoá nếu trẻ đượcchú ý giáo dục đạo đức, được rèn kĩ năng sống biết phân biệt cái tốt, cái xấu,biết từ chối cám dỗ, biết ứng xử, biết tự quyết định đúng trong một số tìnhhuống thì chính trẻ sẽ là người tác động tốt đến gia đình, xã hội
Trang 12Những năm gần đây, nhiều trẻ em rất thiếu kĩ năng làm việc nhà, kĩ năng
tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ Nhiều em không tự dọn dẹpphòng ở của chính mình, không giúp đỡ bố mẹ bất kì việc gì ngoài việc học Phụhuynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạtđộng cần thiết, làm cho các em rất rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp họăc tham giacác hoạt động bởi các em bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và hệ thống ảotrên hệ thống Internet Đây là những trò chơi làm cho các em xa lánh với môitrường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người, kĩ năng
xã hội của học sinh ngày càng kém Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nêních kỉ, không quan tâm đến cộng đồng Câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra chohọc sinh tiểu học là ngoài những kiến thức phổ thông về Toán, Khoa học vàNhân văn, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thànhcông dân có ích cho cộng đồng Vì thế đây cũng là nỗi lo lắng, đặt ra cho nhữngngười làm công tác giáo dục những suy nghĩ, trăn trở
3 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KĨ NĂNG
SỐNG CỦA HỌC SINH CHƯA TỐT
3.1 Thực trạng
Học tập là một nhu cầu thường trực của con người trong mọi thời đại Học
tập không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu làmọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xửvới môi trường xung quanh Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quantrọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển Chương trìnhhọc hiện nay đang gặp phải nhiều chỉ trích do quá nặng nề về kiến thức trongkhi những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng Hơn nữa,người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho không còn nhiều thờigian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội Điều này dẫn đến sự
“xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trongcuộc sống
Trang 13Mặc dù ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống
đã được đề cập đến Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải
chưa phù hợp với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao
Qua thực tế giảng dạy và làm làm công tác quản lí ở trường tiểu học, bản
thân thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao Chỉ một số học sinh có hành vi,
thói quen, kĩ năng tốt Còn phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc
nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực Học sinh thể
hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân Các
em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế
Qua tiến hành khảo sát ( lần 1) đầu năm học với chủ đề “ Kĩ năng của
em”; kết quả như sau:
Bảng 1:
Lớp
Tổng
số họcsinh
Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt
Trang 14Kết quả trên cho thấy, số học sinh có kĩ năng tốt còn ít và số học sinh có
kĩ năng chưa tốt còn nhiều Chính vì vậy mà việc rèn kĩ năng sống cho học sinh
là vấn đề cần quan tâm Muốn làm tốt công tác này chúng ta cần phải làm gì?Nhất là những người làm công tác giáo dục vì nhà trường là nơi tốt nhất đểhình thành nhân cách cho học sinh Đây cũng chính là câu hỏi mà bản thân cầnphải tìm tòi nghiên cứu Từ những thực trạng trên thôi thúc bản thân tìm ranguyên nhân dẫn đến tình trạng “Học sinh chưa có kĩ năng sống” là do đâu? để
từ đó tìm ra biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả
3.2 Nguyên nhân
Hiện tượng trẻ em ngu ngơ khi phải xử lí những tình huống của cuộc sốngthực, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn, thiếu sángkiến và dễ nản chí ngày càng nhiều Nguyên nhân do đâu? Phải khẳng địnhrằng, trước hết do giáo dục Nhiều vấn đề của xã hội hiện đại tác động đến trẻchưa được cập nhật, bổ sung vào chương trình giáo dục nhà trường Việc địnhhướng sai các giá trị là nguyên nhân gây ra những hiện tượng đáng tiếc trongứng xử của trẻ Phương pháp giáo dục nhồi nhét, lí thuyết xuông, không tạođược cho trẻ khả năng tư duy, óc phân tích, suy sét, phán đoán, không tạo cơhội cho trẻ trải nghiệm những vấn đề thực trong cuộc sống hiện đại…Qua
Trang 15nhiều năm thực tế giảng dạy ở trường, bản thân nhận thấy kĩ năng sống họcsinh chưa tốt là do những nguyên nhân sau:
Giáo viên và người lớn chưa thật gần gũi, thân thiện với học sinh
Việc rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học còn hạn chế Rèn kĩ năng sống qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơicòn chưa sâu sát
Giáo viên khuyến khích động viên khen thưởng học sinh còn ít
Còn có giáo viên và bộ phận không nhỏ phụ huynh chưa thực sự đã có kĩnăng sống tốt nên việc làm "gương" còn hạn chế
Công tác tuyên truyền tới các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năngsống cơ bản chưa nhiều
Chính việc thiếu hụt nghiêm trọng các KNS do sự hạn chế giáo dục củagia đình và nhà trường, sự phức tạp của xã hội hiện đại là nguyên nhân trực tiếpkhiến học sinh gặp khó khăn trong xử với tình huống thực của cuộc sống
3.3 Những thuận lợi, khó khăn khi rèn kĩ năng sống cho học sinh
Trong quá trình rèn kĩ năng sống cho trẻ nhằm thực hiện nội dung phongtrào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, bản thân đã gặpnhững thuận lợi và khó khăn sau:
3.3.1 Thuận lợi
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ Trung Ươngđến địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm họcvới những biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng sống cho học sinh một cách chungnhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp cho các nhà trườngxây dựng kế hoạch Giáo dục KNS cho HS và giúp giáo viên thực hiện như:Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen
và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệsức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạnthương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình,phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội
Trang 16Trường học nơi tôi công tác là ngôi trường đã đạt chuẩn Quốc gia nênthuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch -đẹp- an toàn cho trẻ.
Bên cạnh đó, bản thân nhận được một tập thể CBGV đoàn kết, học sinhkhá ngoan và biết vâng lời, các em gần gũi với thầy cô giáo Ngoài ra lãnh đạođịa phương, phụ huynh luôn theo sát, quan tâm tới sự nghiệp giáo dục Chính vìthế bản thân luôn cố gắng tìm ra các biện pháp làm thế nào giúp GV rèn chocác em kĩ năng sống, giúp các em có một niềm tin, phát triển một cách toàndiện để trở thành con người năng động, sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đạiđang phát triển
3.3.2 Khó khăn
3.3.2.1 Đối với lãnh đạo nhà trường:
Không phải là người trực tiếp thường xuyên rèn kĩ năng sống cho HS Chưa có nhiều thời gian cho việc giám sát, kiểm tra, đôn đốc, tư vấn chogiáo viên, phụ huynh rèn KNS cho HS
3.3.2.2 Đối với giáo viên
Trong thực tế hiện nay, việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kĩnăng sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế Qua dùng phiếu thăm
dò, khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên lúng túng cả về nội dung, biệnpháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Nhận thức của nhiều giáo viên còn mơ hồ,chưa rõ, chưa đầy đủ rèn kĩ năng sống cho học sinh là rèn những kĩ năng gì; vìnhận thức chưa đủ, chưa rõ nên không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổchức hữu hiệu để rèn kĩ năng sống cho học sinh
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tậptrung nhiều nội dung chung cho các bậc học, giáo viên chưa hiểu nhiều về nộidung phải dạy trẻ theo từng khối lớp những kĩ năng sống cơ bản nào, chưa biếtvận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện KNS cho HS
Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mớiphương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp
Trang 17nhiều khó khăn; giáo viên trẻ tuổi ít hơn, năng động, sáng tạo nhưng lại khótrong công tác bồi dưỡng do nhận thức về nghề chưa sâu sắc nên giáo viên mớithường không an tâm công tác
3.3.2.3 Đối với học sinh
Trong các nhà trường ít nhiều vẫn còn có hiện tượng học sinh cãi nhau,chửi nhau, đánh nhau, chưa lễ phép, gây mất đoàn kết trong tập thể lớp, trốnhọc đi chơi,
Các em học sinh vừa từ lớp một, hai, ba lên làm quen với môi trường lớp
4, các em khá rụt rè chưa quen với cách học cũng như mạnh dạn bày tỏ ý kiến.Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không tròn câu và
ít nói lời cảm ơn, xin lỗi với cô, bạn bè Nhiều em đến trường tỏ ra nói nhiều vì
ở nhà các em không có người trò chuyện, chia sẻ
3.3.2.4 Đối với phụ huynh học sinh
Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉchú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làmToán thì lo lắng một cách thái quá! Ngoài ra, một trở ngại nữa là phụ huynhtrong lớp có một số bố mẹ thì quá nuông chiều, Đồng thời lại chiều chuộng,cung phụng con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ bản thân Ngược lại,một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trongcác hoạt động cần thiết…
Từ các nguyên nhân, tình hình thực tiễn cũng như các thuận lợi và khókhăn nêu trên, bản thân đã cố gắng tìm nhiều biện pháp rèn luyện kĩ năng sốngcho học sinh thông qua các tiết dạy của một số môn học và hoạt động ngoài giờlên lớp nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục
Trang 184 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN GIÁO DỤC VÀ RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Kĩ năng sống được giáo dục ở nhà và ở trường Kĩ năng sống được giáodục trong các môn học chính khóa và ngoại khóa Giáo dục kĩ năng sống cầnbắt đầu từ nhỏ, từ từng hành vi cá nhân đơn giản nhất, theo đó hình thành tính
cách và nhân cách Cụ thể cần phải áp dụng một số biện pháp sau:
4.1 Giúp giáo viên nhận thức về việc dạy học sinh kỹ năng sống
Đầu năm học, tôi tổ chức chuyên đề rèn kĩ năng sống cho các giáo viên,cho giáo viên nắm được tầm quan trọng của việc rèn KNS cho HS, thực trạng
và giải pháp trong việc rèn kĩ năng sống cho học sinh bậc học tiểu học; qua đógiúp giáo viên hiểu được rằng chương trình học chính khoá thường cho trẻ tiếpxúc từ từ với các kiến thức văn hoá trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ họctốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các
kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kỹnăng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽnhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hoá một cáchtốt nhất
Xác định môi trường sư phạm là một trong những điều kiện tác động trựctiếp, thường xuyên đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh nên nhà trường rất quan tâm đến việc xây dựng trường học có một môitrường sư phạm đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục
Tập thể sư phạm nhà trường có đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên
100 % có trình độ trên chuẩn về chuyên môn, có lòng yêu nghề, trách nhiệm,tận tụy với học sinh Hầu hết thầy, cô giáo đều nhận thức rõ tầm quan trọng củacông tác giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, từ đó luônquan tâm thực hiện một cách có hiệu quả nhất
4.2 Giúp giáo viên gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
Đầu tiên, sau khi giao lớp cho các GV chủ nhiệm, để tạo sự gần gũi vàgắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, tôi đã đề nghị GV chủ nhiệm sắpxếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến
Trang 19khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng nhưmong muốn của mình với các em Đây là hoạt động giúp thầy trò hiểu nhau,
đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở thành
ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia
đình" Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp
của học sinh Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường màgiáo viên luôn gò bó và áp đặt
Tiếp theo trong tuần đầu, GV cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi củamình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạnhay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích Và tiếptục qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về thái độhọc tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điềuchỉnh phù hợp
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúcnào, giờ học nào Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệuquả cao tiếp tục qua biện pháp tiếp theo
4.3 Giúp GV rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học
Trên đây là những bước chuẩn bị đầu tiên của bản thân Để giáo dục kĩnăng sống cho học sinh có hiệu quả GV cần vận dụng vào các môn học, tiếthọc, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học; An toàn giao
thông để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm
như trong cuộc sống thực
Ví dụ: Trong chương trình lớp 4, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học cóthể giáo dục kĩ năng sống cho các em, đó là các kĩ năng giao tiếp xã hội, như:Viết thư; Điền vào giấy tờ in sẵn; Giới thiệu địa phương; Kể chuyện đượcchứng kiến hoặc tham gia, được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp GVchỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó
áp đặt Bên cạnh đó, nhiều bài Luyện từ và câu có nội dung rèn luyện các nghithức lời nói, nhiều bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc
Trang 20hình thành một số kĩ năng giao tiếp cộng đồng như mẫu đơn, thư, tóm tắt tintức,…hoặc cung cấp những câu chuyện mà qua đó học sinh có thể rút ra nhữngnội dung rèn kĩ năng sống Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năngsống cho học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụngnhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinhnhư: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn
đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,…Thông quacác hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ýkiến cá nhân, đóng vai,…học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩnăng sống cần thiết
Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thànhtình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh Giáo viên phải sử dụngphương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo của học sinh Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tậpphong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình,tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát,đọc thơ, vẽ tranh,…Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cựcnhư: học theo nhóm, theo dự án, đóng vai, trò chơi,…Và chính thông qua việc
sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơhội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứatuổi Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh
xã hội Lối sống, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, nói lời đẹp, chăm sóc bố mẹ,ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn…
Ví dụ:
Khi dạy Đạo đức lớp 1 bài Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ,
GV cho các em thực hành theo các tình huống mà GV đã chuẩn bị HS đượctham gia sắm vai theo các tình huống đó nên đã giúp HS phát huy được khảnăng tự tin trong khi giao tiếp trước đám đông,
Khi dạy Tập làm văn các bài: “Luyện tập trao đổi ý kiến với người
thân”, “Luyện tập giới thiệu địa phương”, hay môn Đạo đức bài: “Biết bày tỏ
Trang 21ý kiến” GV tổ chức cho các em, đóng vai, chơi trò chơi Sau vài lời khuyến
khích đầu tiên, bản thân tổ chức cho các em đứng thành vòng tròn đóng vai,giới thiệu, bày tỏ ý kiến,… Lúc đầu các em rất ái ngại không tự tin khi đóngvai, bày tỏ ý kiến trước lớp nhưng bản thân đã kịp thời nhắc nhở các em nhữngđiều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi trường hòa đồng thânthiện các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại Thay vào đó
là những cánh tay tự tin cùng những câu nói rõ ràng, chắc gọn, mạnh dạn hơn
Các kĩ năng được phát triển từ dễ đến khó Sau bài học giới thiệu lànhững bài học như khám phá, tư duy hiệu quả và đặc biệt kĩ năng làm việcđồng đội Bản thân luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phươngpháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huymình hơn qua việc học nhóm
Ví dụ: Khi dạy bài “ Quả” môn TNXH lớp 3 Khi tìm hiểu “ Bộ phận củaquả”
Bước 1: GV cho HS quan sát quả thật mang đến lớp và tự tưởng tượng
ra quả có những bộ phận nào? HS tự tưởng tượng và vẽ ra giấy Bước 2:
HS tự đặt những câu hỏi thắc mắc khi mình chưa hiểu rõ “ Quả có 1 hạt haynhiều hạt? Quả gồm 3 hay 4 bộ phận? Ruột và thịt là 1 hay 2 bộ phận của quả?
Bước 3: HS làm thí nghiệm: HS bổ quả ra và lại vẽ lại các bộ phận củaquả đó
Bước 4: Qua kết quả thí nghiệm chứng minh những câu hỏi thắc mắc và
Trang 22rút ra kết luận.
Qua các hoạt động đó, giúp HS tinh thần hợp tác, kĩ năng ra quyết định, KHi HS tự làm các em sẽ nhớ lâu hơn
[[
Ví dụ: Khi dạy bài: “Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị” môn
Luyện từ và câu lớp 4: GV cho HS chuẩn bị những hộp thư: Yêu cầu, đề nghị
và tổng kết lại vào cuối tiết Em nào nêu được nhiều câu yêu cầu, đề nghị lịch
sự nhất sẽ được tuyên dương Không những vậy GV tổ chức cho các em traođổi : “Theo em, như thể nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?” “Em đã lịch sựkhi yêu cầu đề nghị chưa?” qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ củamình
Rèn kĩ năng sống có hiệu quả còn được bản thân vận dụng khá nhiềutrong trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập cónội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em
Ví dụ: Trong môn Khoa học lớp 4 Ở bài: "Tại sao cần ăn phối hợp nhiều
loại thức ăn?” bản thân cho học sinh thảo luận nhóm, chơi trò chơi “đi chợ” và
lên thực đơn cho các bữa ăn trong một ngày: Sáng, trưa, tối dưới sự trợ giúp của giáo viên Sau khi học sinh nhận xét thực đơn của nhau, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức về một bữa ăn đầy đủ cần đảm bảo các chất