Vaitrò và nhiệm vụ mới này đã được Luật Giáo dục, điều 24.2 ghi rõ: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Dạy truyện trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu ở chương trình Ngữ Văn 9
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp tác nghiệp
3 Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hồng Nữ
Ngày tháng/năm sinh: 16 tháng 12 năm 1973
Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ Văn
7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên say mê, có lòng yêu nghề; Có tinh thần học hỏi, nâng caotrình độ chuyên môn
- Học sinh yêu thích môn học, có ý thức chuẩn bị bài
- Có đủ các phương tiện dạy học cần thiết để phục vụ cho giảng dạy
8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013-2014
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Thúy Hồng
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN
Trang 2TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển thì ngành giáo dục nóichung và môn Ngữ Văn nói riêng lại có một vai trò và nhiệm vụ mới Vaitrò và nhiệm vụ mới này đã được Luật Giáo dục, điều 24.2 ghi rõ: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".Như vậy, chúng ta
có thể thấy rằng tiêu chí quan trọng hàng đầu của giáo dục hiện nay là đàotạo học sinh trở thành những con người năng động, chủ động, biết vậndụng và sáng tạo những gì đã học được trên ghế nhà trường vào trong đờisống, góp phần phát triển xã hội Để làm được điều này không phải làchuyện dễ dàng bởi một thực trạng đáng buồn hiện nay là học sinh ngày càngtrở nên lạnh nhạt với môn Văn Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạngtrên nhưng nguyên nhân lớn nhất là do phương pháp giảng dạy của giáo viênchưa thật sự cuốn hút Do vậy, chúng ta cấp thiết phải thực hiện cuộc cáchmạng về phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học Văn nóiriêng
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến .
- Điều kiện áp dụng: Giáo viên say mê, có lòng yêu nghề; có tinh thầnhọc hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn
- Thời gian áp dụng: Năm học 2013-2014
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 9
3 Nội dung sáng kiến
Tìm ra một phương pháp dạy học hữu hiệu là mong muốn của bất kìgiáo viên nào đứng trên bục giảng Đó là con đường đầy gian nan và cựcnhọc Trong muôn vàn phương pháp ấy, phương pháp đọc hiểu được cácnhà nghiên cứu giáo dục đánh giá cao, là “khâu đột phá của giảng dạy văn”
Trang 3Bởi phương pháp đọc- hiểu ngoài hình thành kĩ năng đọc- hiểu cho học sinhcòn giúp học sinh phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của mình.Không những vậy phương pháp đọc- hiểu phát huy tính tự học ở học sinh.
Và để tổ chức hoạt động đọc- hiểu khi giảng dạy phần truyện trung đại,giáo viên cần chú ý những đặc trưng của thể loại Và trong chương trình lớp
9, phần văn học trung đại chủ yếu là truyện - truyện thơ Nên khi giảng dạytheo phương pháp đọc hiểu theo thể loại này, giáo viên cần thực hiện tốt cácgiải pháp sau: Đọc và tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản; Tóm tắt tác phẩm;Nhận ra chủ đề của văn bản; Phân tích nhân vật và các tình tiết quan trọngtrong tác phẩm để mở ra nội dung tác phẩm; Tìm hiểu hình thức nghệ thuậttrong tác phẩm Ngoài ra để bài giảng được sâu sắc hơn, học sinh có nhữngkiến thức, kĩ năng toàn diện hơn thì trong quá trình giảng dạy giáo viên cầnvận dụng nguyên tắc tích hợp, liên môn trong giảng dạy để đạt hiệu quả cao
4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Với việc sử dụng phương pháp đọc- hiểu để dạy các văn bản trung đại, tôi dễ dàng nhận thấy: giờ học sôi nổi, các em mạnh dạn trình bày ý kiến của mình Học sinh có sự chuẩn bị tốt bài ở nhà nên khi đến lớp các
em bắt nhịp rất nhanh vào nội dung bài học Hơn nữa với việc dạy đọc- hiểutheo thể loại giúp các em biết phân tích tác phẩm theo đặc trưng của thể loại
đó và có thể đọc- hiểu được các văn bản cùng loại khác Và còn củng cố thêmkiến thức tập làm văn cho các em ( Văn tự sự ở lớp 9)
5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Về phía nhà trường: Cần đầu tư các phương tiện dạy học hiện đại: máy
chiếu, máy quay, các trang thiết bị dạy học khác
Về phía Phòng giáo dục: Tổ chức chuyên đề dạy học, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ
Trang 4MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển thì ngành giáo dục nóichung và môn Ngữ Văn nói riêng lại có một vai trò và nhiệm vụ mới Vai trò
và nhiệm vụ mới này đã được.Luật Giáo dục, điều 24.2 cũng ghi rõ: "Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tiêu chí quan trọng hàng đầu củagiáo dục hiện nay là đào tạo học sinh trở thành những con người năng động,chủ động, biết vận vận dụng và sáng tạo những gì đã học được trên ghếnhà trường vào trong đời sống, góp phần phát triển xã hội Tiêu chí này đãlàm thay đổi không nhỏ đến hệ thống giáo dục nước ta trong những nămgần đây Đó là cải cách chương trình đặc biệt là thay đổi phương phápgiảng dạy
Bộ môn Ngữ Văn cũng chuyển mình để phù hợp với mục tiêuchung đó Theo đó, các văn bản được đưa vào nhà trường thường hướngđến việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực văn học cho học sinh, đặc biệt làchú trọng đến việc đọc- hiểu của các em Để làm được điều này không phải
là chuyện dễ dàng bởi một thực trạng đáng buồn hiện nay là học sinh ngàycàng trở nên lạnh nhạt với môn Văn Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng trên nhưng nguyên nhân lớn nhất là do phương pháp giảng dạy củagiáo viên chưa thật sự cuốn hút
Qua những điều trên, một lần nữa ta có thể khẳng định rằng phươngpháp giảng dạy có một vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học, nóquyết định sự thành bại của một tiết học Do vậy, chúng ta cấp thiết phảithực hiện cuộc cách mạng về phương pháp dạy học nói chung, phương phápdạy học văn nói riêng
2 Thực trạng dạy và học các tác phẩm văn học trung đại
Trang 52.1 Thực trạng giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại.
Văn học trung đại được đưa vào nhà trường một mặt giúp các emhiểu được tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà qua các thời kìnhưng mong muốn hơn hết là giúp các em thấy được giá trị, cảm nhận và
yêu thích những hòn ngọc ngàn đời vẫn sáng này Đó là mong muốn của bất
kì giáo viên nào Thế nhưng trên thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên vẫngặp phải một số khó khăn khiến cho điều ấy không thể trở thành hiệnthực được hoặc chỉ trở thành hiện thực một cách nửa vời
2.1.1.Về mặt phương pháp:
Đổi mới phương pháp đã được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng trongdạy học văn, đặc biệt là trong dạy học văn trung đại giáo viên chủ yếudùng phương pháp thuyết giảng là chính Trong giờ học, giáo viên dànhhầu hết thời gian của mình để nói, để truyền tải nội dung kiến thức còn họcsinh chỉ ngồi nghe và ghi chép lại, các em ít có cơ hội được cùng tham giahay đối thoại cùng với giáo viên về tác phẩm Chính vì thế nên giờ học rấtnhàm chán, đơn điệu, chưa tạo được sự tập trung, hứng thú của học sinh Những năm gần đây, giáo viên có nhiều điều kiện để làm quen và ứngdụng phương pháp mới, phương pháp hiện đại trong đó có phương phápđọc- hiểu Tuy nhiên, qua khảo sát tại một số trường, tôi nhận thấy vẫncòn một số giáo viên lúng túng khi áp dụng các phương pháp này do giáoviên chưa thực sự hiểu đúng bản chất của việc đổi mới phương pháp dạyhọc Cho nên, việc thực hiện phương pháp mới vẫn chỉ mang tính chất
“thay tên đổi họ” còn quá trình dạy, giáo viên vẫn trở về với phương pháp
cũ trước đây Cũng có trường hợp, giáo viên cũng cố gắng tạo nhiều thayđổi trong lớp học như: tạo không khí sôi nổi trong lớp học bằng những câuhỏi nêu vấn đề để học sinh thảo luận nhóm nhưng việc ấy cũng chưa đạtkết quả khả quan bởi câu hỏi nhiều khi chưa đúng trọng tâm, hoặc quákhó, hoặc quá dễ chưa phù hợp với tầm nhận thức của các em; hơn thếnữa, giáo viên đôi khi cũng chưa chuẩn bị tâm lí với những tình huống đichệch với suy nghĩ của mình Do vậy, lớp học có “ồn ào, náo nhiệt” hơn
Trang 6trước nhưng “tính tích cực, chủ động, sáng tạo” của học sinh vẫn bị quênlãng.
Thay đổi phương pháp mới không có nghĩa là chúng ta bác bỏ hoàntoàn phương pháp cũ mà thay vào đó là lựa chọn, tìm ra những ưu điểm để từ
đó nâng cao chất lượng dạy- học văn Qua thực trạng trên, tôi nhận thấy vềmặt phương pháp cũng như ứng dụng phương pháp vẫn còn nhiều bất cập,chưa thực sự phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, cho nên, việc tìm
ra một phương pháp mới là một việc làm cấp thiết
2.1.2 Về mặt nội dung giảng dạy:
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể trong đó các yếu tố có liên quanchặt chẽ với nhau Tuy nhiên, theo cách dạy trước đây, giáo viên lại ít chú
ý đến đặc điểm này Họ thường chỉ chú trọng phân tích nội dung mà ítquan tâm đến hình thức nghệ thuật của văn bản Điều này vô tình đã đánhmất một phần nào giá trị tác phẩm
Không chỉ vậy, do các tác phẩm văn học trung đại hầu hết đều sáng tácbằng thứ ngôn ngữ cổ (chữ Hán và chữ Nôm) Các em chưa từng đươc làmquen với loại chữ này trước đó, do vậy, nó là một rào cản mà các em không
dễ gì vượt qua Để giúp các em hiểu đúng nội dung và đảm bảo đúng thờilượng tiết học, con đường nhanh nhất mà nhiều giáo viên hay lựa chọn làcảm thụ thay học sinh Cũng có trường hợp, nhiều giáo viên lại không amhiểu nhiều về nghĩa của các từ trong văn bản nên cách duy nhất để “vượtqua” các văn bản này là tự suy diễn theo cảm tính hoặc xem phần dịch nghĩa vàdịch thơ là kim chỉ nam để giảng dạy
Một nhược điểm nữa cũng thường thấy trong cách dạy là giáo viênnhiều khi chỉ quan tâm đến tác phẩm mà bỏ qua những kiến thức về lịch
sử, lí luận văn học có liên quan đến tác phẩm Đây là những kiến thức rấtcần thiết, là chìa khoá để học sinh giải mã tác phẩm một cách đúng đắn vàsâu sắc
Bên cạnh kiến thức lịch sử, lí luận văn học cũng là vấn đề cần quantâm Lí luận văn học sẽ giúp học sinh nắm được một số khái niệm thường
Trang 7dùng trong văn học: nhân vật, đề tài, chủ đề, không gian, thời gian, ngôn
từ nghệ thuật, tác phẩm trữ tình, tác phẩm tự sự, hình thức, nội dung của tácphẩm… Đây là những tri thức văn học mà bất kì học sinh học văn nàocũng cần phải có Từ những tri thức này, học sinh sẽ biết cách phân tích,cảm thụ tác phẩm Ví dụ khi học tác phẩm thuộc thể loại tự sự, sau khi đãhiểu về thể loại này rồi, học sinh sẽ phân tích dựa theo đặc điểm của thểloại này nghĩa là đi tìm hiểu đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật và các sựkiện, hành động diễn ra trong tác phẩm để nhận ra giá trị tư tưởng mà nhàvăn muốn gửi gắm.Như vậy, việc không quan tâm đến những kiến thức lịch
sử và lí luận văn học sẽ là một thiếu sót rất lớn trong quá trình dạy Văn.Ngoài ra, giáo viên vẫn chưa giảng dạy văn bản theo loại thể Trênthực tế, sau nhiều lần dự giờ của một số đồng nghiệp, tôi nhận thấy trong quátrình giảng dạy, giáo viên cho học sinh tìm hiểu thể loại và phương thứcbiểu đạt của văn bản nhưng khi đi vào đọc- hiểu, giáo viên lại chỉ chú trọngđến nội dung mà quên mất kết hợp với thể loại của bài Văn bản “Chị emThúy Kiều”, giáo viên xác định văn bản này thuộc loại truyện Nôm, phươngthức biểu đạt chính là miêu tả nhưng khi phân tích giáo viên chỉ chú trọngđến cái Tài và Sắc có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời của hai chị em.Với cách giảng dạy này, không những làm cho bài giảng trở nên rời rạc
mà học sinh cũng không khắc sâu được đặc trưng của thể loại đó
Từ thực trạng giảng dạy nêu trên, chúng ta thấy việc giảng dạy vănhọc trung đại vẫn còn nhiều điểm bất cập, hoặc quá thiên về nội tại tácphẩm mà quên mất những yếu tố bên ngoài tác động đến tác phẩm, hoặcchỉ chú trọng đến nội dung, tách rời nội dung khỏi hình thức Điều này đã
vô tình vừa làm giảm đi giá trị của tác phẩm, vừa ảnh hưởng đến quá trìnhnhận thức của học sinh.Như vậy, việc giảng dạy văn học trung đại cho tớihiện nay vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả và như thế có nghĩa là cần phải
có một cách giảng dạy mới hơn thay thế cho cách giảng dạy cũ
2.2 Thực trạng của việc học các tác phẩm văn học trung đại.
Trong giáo dục, học sinh thường có tình trạng học lệch môn, nghĩa là
Trang 8các em chuộng các môn tự nhiên hơn các môn xã hội Cho nên việc dànhthời gian cho các môn xã hội nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng hầunhư rất ít Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng lĩnh hội, tiếpnhận của học sinh.
Thực tế hiện nay, một trong những nguyên nhân khiến giáo viên đauđầu nhất là nhiều em học sinh cho đến nay vẫn chưa có thói quen chuẩn
bị bài trước ở nhà hoặc chỉ soạn bài một cách chiếu lệ, cho qua để khỏi bịkhiển trách Cho nên, khi đến lớp, những gì giáo viên truyền đạt đều trở nênkhó hiểu, đặc biệt là các văn bản chữ Hán, hay những vản bản có sử dụng
nhiều điển cố, điển tích như Truyện Kiều, Hoàng Lê thống nhất chí Với thời
lượng 45 phút mà giáo viên còn cho học sinh đọc hết các chú thích
và giải thích thì không thể thực hiện được trên lớp mà công việc nàyhọc sinh phải làm ở nhà Nếu học sinh không soạn thì chắc chắn những gìgiáo viên giảng đều không thể nắm bắt được
Một thực trạng cũng phổ biến trong nhiều năm qua là không ít học sinhlười đọc tác phẩm Không đọc ở nhà đã đành, ngay cả ngồi trên lớp các emcũng không chịu “ngó ngàng”, “để ý” đến văn bản mà mình đang học.Nhiều em không biết bạn mình đọc đến đâu, học bài trang bao nhiêu Qua
dự giờ khối 9, bài “Hoàng Lê nhất thống chí”, tôi thấy chỉ khoảng 30% là học sinh chú ý vào bài đọc, các em còn lại không tập trung hoặclàm việc riêng trong giờ học Việc đọc của học sinh cũng rơi vào tình trạngđáng báo động Học sinh đọc không đúng nhịp điệu câu văn, thậm chí cònđọc sai từ Với cách học như trên, dù cho giáo viên có tài giỏi đến mấy,tác phẩm có hay đến mấy thì cũng không thể nào đi vào lòng của các emđược Do vậy, thay đổi cách học cũng là một trong những mục tiêu củagiảng dạy Văn hiện nay
20%-Như vậy, xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài “ Dạy truyện trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu ở chương trình Ngữ Văn 9” Qua đây, tôi mong có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào con
đường tìm kiếm phương pháp mới cho văn học trung đại Việt Nam ở bậc
Trang 9THCS nói chung và văn học trung đại trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 nóiriêng Tuy nhiên, một con én không thể làm nên mùa xuân và đây cũng làmột đề tài rộng và khó nên trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ có nhiềuthiếu sót Do vậy, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quíthầy cô để đề tài có thể được ứng dụng vào trong thực tiễn giảng dạy tốthơn.
3 Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
3.1 Khái niệm phương pháp đọc- hiểu.
Có rất nhiều cách giải thích về khái niệm phương pháp đọc- hiểu
Trần Đình Sử cũng chia sẻ quan điểm của mình qua bài “Đọc hiểu văn bản- Khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy Văn hiện nay”.
Ông nhấn mạnh: Dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kĩ năng đọc
để giúp các em có thể đọc hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mĩ.”[68]
Phương pháp đọc- hiểu ra đời đã chú trọng đến việc đọc của học sinh,rèn luyện cho các em cách đọc văn bản để từ đó có thể hiểu được đầy đủ nộidung, ý nghĩa mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm Không chỉ dừng lại ở
đó, theo phương pháp này học sinh còn có khả năng đọc- hiểu các văn bảnkhác có cùng thể loại với văn bản đã được học trong nhà trường
3.2 Phương pháp đọc- hiểu thay đổi cơ chế dạy học hiện nay.
3.2.1 Phương pháp đọc- hiểu hình thành kĩ năng đọc- hiểu cho học sinh.
Một trong những hoạt động cơ bản trong cơ cấu dạy và học vănhiện nay là giúp học sinh “biết đọc” tác phẩm, biết tái hiện hình tượng, nộidung chứa đựng trong tác phẩm, để trên cơ sở đó giúp các em biết phân tíchcái hay, cái đẹp của nó Để đáp ứng được yêu cầu trên, trong suốt quá trình
Trang 10dạy, giáo viên luôn chú trọng, hướng dẫn học sinh những kĩ năng đọc- hiểu.Đọc là một thao tác trực cảm ngôn từ Ở đây, do tính phi vật thể củangôn ngữ văn học- việc đọc phải bằng hồi ức, liên tưởng, tưởng tượng làm rõdần các lớp nghĩa của văn bản Hơn nữa, ngôn từ trong tác phẩm thườngkhông tồn tại ở dạng đơn nhất, ngẫu nhiên- mà tồn tại trong kết cấu nghệthuật- vì vậy nó có giai điệu tiết tấu hàm chứa giọng điệu của nhà văn Đọcđúng giai điệu, tiết tấu sẽ xác định được giọng điệu đó, xác định được tâmthế và cảm hứng chiếm lĩnh bề sâu của hình tượng tác phẩm Mặt khác,đọc không chỉ là việc làm đầu tiên, đọc còn xuyên thấm trong toàn bộ quátrình phân tích tìm hiểu giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm, xuyên thấmtrong so sánh khái quát và cả việc làm cuối cùng của giờ học: đọc ngay cả khilàm “luyện tập” để tái hiện một cách sâu sắc nhất, trọn vẹn nhất hình tượngtác phẩm đã cảm nhận được từ các việc làm trên Như vậy, việc đọc có vaitrò rất quan trọng trong giờ dạy học văn và giáo viên sẽ trang bị cho học sinhnhững cách đọc để việc đọc- hiểu văn bản của các em hiệu quả hơn.
Bản thân việc đọc đã có nhiểu mức độ Mức độ thứ nhất là đọcthông, đọc thuộc, không vấp váp về ngữ âm, nghĩa từ, biết ngừng đọcđúng chỗ là một trình độ Mức độ thứ hai là đọc kĩ, đọc sâu, biết đượccách hành văn, sắp xếp ý, dụng ý trong dùng từ, ngắt câu, chơi chữ Mứcthứ ba là đọc hiểu thông điệp mà văn bản gửi đến cho người đọc là mộtmức độ rất cao Nhưng đọc văn là để cảm, để sống, để thưởng thức, đểdùng, để tự phát triển bản thân, cho nên đọc sáng tạo và đọc sử dụng làkhâu cao nhất Người đọc phải tìm được cái nghĩa mà người đọc trướcchưa thấy, thậm chí hiểu cái nghĩa ngoài tầm kiểm soát của tác giả Đó làđọc sáng tạo Như vậy, theo phương pháp mới này, học sinh sẽ được rènluyện các kĩ năng đọc từ thấp đến cao
Để việc đọc đem lại hiệu quả cao, khi đọc giáo viên hướng dẫn các em đọckết hợp với thể loại của tác phẩm đó nghĩa là đối với một bài thơ trữ tình, họcsinh sẽ có cách đọc khác với cách đọc của một tác phẩm tự sự hay nghịluận
Trang 11Phương pháp đọc- hiểu không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện kĩ năngđọc cho học sinh mà thông qua quá trình đọc như vậy còn giúp các embiết cách giải mã tác phẩm Do vậy, trong quá trình dạy học, thông qua hệthống các câu hỏi, giáo viên sẽ từng bước giúp học sinh cảm thụ tác phẩmbằng cách khai thác từ hình thức nghệ thuật đến nội dung, bám sát vào câuchữ để từ đó khái quát lên giá trị của tác phẩm
Nói tóm lại, phương pháp đọc- hiểu sẽ hình thành cho học sinh những kĩnăng đọc- hiểu để từ đó học sinh tự mình biết đọc, hiểu, nắm bắt được nộidung và nghệ thuật của một tác phẩm Đây là một trong những điểm mới mẻquan trọng mà phương pháp đọc- hiểu đã làm được Nó phù hợp với yêu cầuchung mà Bộ giáo dục đã đề ra khi giảng dạy môn Văn nói chung và vănhọc trung đại nói riêng
3.2.2.Phương pháp đọc- hiểu phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo ở học sinh.
Sáng tạo là đặc tính chung của con người bởi vì đứng trước một vấn
đề mới lạ nào đó, bao giờ con người cũng có nhu cầu tìm hiểu, khám phá
và chiếm lĩnh nó Trong văn chương, sự sáng tạo rất cần thiết, nó sẽ giúp nhàvăn tìm và định hướng cho mình một hướng đi mới, chưa có ai khám phá
Do vậy mà mỗi nhà văn đều có một phong cách, một dấu ấn riêng Sự sángtạo không chỉ cần với nhà văn mà còn cần cả với người đọc Đặc điểm nàykhiến cho tác phẩm có nội dung vô hạn Vì vậy, đọc tác phẩm văn học cũng
là một việc làm cần tính sáng tạo
Trong một tiết dạy Văn, giáo viên khơi gợi sự sáng tạo, chủ động, tíchcực của học sinh bằng rất nhiều cách Bằng những phương pháp khơi gợihướng dẫn và để học sinh tiếp xúc trực tiếp, được khám phá và được thưởngthức “chất văn”, nghĩa là được thể nghiệm, nếm trải và hiểu sâu thêmnhững việc đời, việc người, việc mình chân thực là đã phát huy chủ thể sángtạo tích cực trong dạy văn Đồng thời, luôn luôn tạo không khí cởi mở để các
em có thể thoải mái trao đổi, tranh luận với nhau về một vấn đề trong tácphẩm Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ đi vào những cách
Trang 12hiểu của riêng mình và tích cực chủ động bộc lộ những cách hiểu đó Từ đóhọc sinh sẽ rút ra được chân lý và tính tích cực chủ động sáng tạo của từnghọc sinh được phát huy một cách tối đa.Về điều này, nhà thơ Tố Hữu của
chúng ta đã ví rằng: “Đừng tưởng học sinh không biết gì cả Có những
điều các em cảm thụ khác thầy Phải khác vì các em là thế hệ mới”
Như vậy, phát huy được tính năng động, tích cực, sáng tạo ở học sinh
sẽ giúp học sinh hiểu được tác phẩm một cách sâu sắc hơn, đồng thời, giúpcác em cởi mở, tự tin hơn đối với những cảm nhận của riêng mình về tácphẩm
3.2.3.Phương pháp đọc- hiểu phát huy tính tự học ở học sinh.
Tự học là một khái niệm không còn mới mẻ và xa lạ đối với mỗingười Theo từ điển tiếng Việt, tự học là quá trình tự thân vận động của mỗingười để tích lũy tri thức, kĩ năng và kinh nghiệm lịch sử- xã hội mà nhânloại tích lũy được trong quá trình phát triển, biến nó thành kinh nghiệm kĩnăng riêng cho cá nhân mỗi người
Tự học trong nhà trường khác như thế nào với tự học ở ngoài cuộcsống? Tự học ở ngoài cuộc sống có phạm vi rất rộng, người ta có thể thunhận nhiều mảng kiến thức khác nhau tùy thuộc vào sự đòi hỏi của cuộcsống, của nghề nghiệp, của bản thân Còn tự học trong nhà trường chỉ quilại ở phạm vi nhỏ hẹp tức là những kiến thức, những bài học đã được chọnsẵn và đó cũng không phải là con đường tự mày mò một mình mà luôn có sựhướng dẫn, giúp đỡ của thầy cô Như vậy, con đường tự học đối với học sinhđơn giản hơn rất nhiều Tự học ở đây được hiểu như là những vấn đề được đặt
ra trong bài học, học sinh dưới sự dẫn dắt của thầy mà tự lí giải vấn đề đó.Đây cũng là điểm mới mẻ mà hầu hết các phương pháp hiện nay áp dụng
Tự học trong nhà trường còn được thể hiện ở chỗ: các em không chỉdừng lại ở nội dung bài học trên lớp mà bên cạnh đó thầy cô sẽ đưa thêm chocác em những tình huống có liên quan đến bài học để các em có thể nắm chắc
và hiểu sâu hơn kiến thức đã thu lượm được Hoặc cũng có khi các em thểhiện sự tự học của mình bằng cách tự mình đọc- hiểu những tác phẩm ở ngoài
Trang 13chương trình.
Quan tâm đến vấn đề tự học của học sinh là một việc làm cần thiết bởinhững kiến thức trong SGK chỉ là những kiến thức cơ bản và có giới hạn,trong khi đó, lượng thông tin từ bên ngoài cuộc sống lại vô cùng phong phú
và đa dạng Do đó, học sinh cần có phương pháp tự học mới có thể nắm bắthết được những lượng thông tin ấy
Từ thực trạng của các phương pháp dạy học cũng như việc nêulên những ưu điểm của phương pháp đọc- hiểu để một lần nữa khẳng địnhrằng, phương pháp đọc- hiểu là một phương pháp hữu hiệu có thể đem lại
sự thay đổi đáng kể trong việc dạy văn nói chung và văn học trung đại nóiriêng trong giai đoạn hiện nay vì mục tiêu hướng đến của nó là học sinh.Mọi hoạt động dạy và học của phương pháp này đều xoay quanh học sinh,tạo mọi điều kiện để học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt Đồng thời,giúp học sinh làm chủ được bản thân, tự tin, năng động trước cuộc sốngnhưng luôn luôn chủ động, tỉnh táo để sàng lọc và thu lượm được những gìtinh tuý nhất của tri thức nhân loại
3.3 Dạy học truyện trung đại theo đặc trưng thể loại
Trong ý đồ thiết kế và thực hiện chương trình dạy học Ngữ văn ở cấpTHCS, thể loại là một tiêu chí quan trọng Một trong những yêu cầu quantrọng của chương trình Ngữ văn THCS là hình thành ở HS những hiểu biết vềcác kiểu văn bản và nắm được các phương thức biểu đạt chủ yếu (tự sự, miêu
tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận) Hầu hết các văn bản được lựa chọn đểhọc là các tác phẩm văn học (hoặc đoạn trích tác phẩm), vì thế mỗi kiểu vănbản trong chương trình Ngữ văn lại thuộc về một thể loại văn học nhất định.Những hiểu biết về thể loại có một ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối vớiviệc tiếp nhận, phân tích các tác phẩm có trong chương trình, mà còn cầnthiết cho HS để đọc hiểu được các tác phẩm khác ngoài chương trình Nhưvậy, việc đọc- hiểu các văn bản trung đại theo đặc trưng thể loại là việc làmđúng đắn, mang tính khoa học
Phương thức biểu đạt được nhà văn sử dụng chủ yếu trong truyện
Trang 14chính là tự sự Nhà văn kể lại, tái hiện lại hiện thực cuộc sống thông qua cáinhìn chủ quan của mình Do vậy, trong truyện bao giờ cũng có cốt truyện, cócác nhân vật tham gia vào trong truyện để tạo nên tình huống truyện, thể hiện
ý đồ của tác giả Cho nên, khi hướng dẫn học sinh đọc- hiểu các văn bảnthuộc loại này, giáo viên cần giúp học sinh:
Thứ nhất: Đọc và tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản.
Cũng giống như những thể loại khác, muốn hiểu được đầy đủ nộidung và ý nghĩa của tác phẩm, không có con đường nào khác là phải đọc kĩtác phẩm và tìm hiểu những yếu tố liên quan đến tác phẩm Khi học bài
“Hoàng Lê thống nhất chí - Hồi thứ 14”, học sinh phải đọc văn bản; có nhữngkiến thức lịch sử nhất định thời Lê - Nguyễn và đặc điểm của thể loại tuyểnthuyết chương hồi, học sinh mới có thể cảm nhận hết được giá trị của vănbản
Vì đây là văn bản được trích trong nên khi dạy, giáo viên cũng cầngiúp học sinh đặt đoạn trích trong mối liên hệ với toàn tác phẩm để họcsinh có cái nhìn toàn diện hơn đối với văn bản đang học
Thứ hai Tóm tắt tác phẩm:
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng “nhầm lẫn” giữanội dung của tác phẩm này với tác phẩm kia là do học sinh không biết tómtắt văn bản Việc tóm tắt là việc làm không thể thiếu khi học các văn bản tự
sự Tóm tắt sẽ làm cho văn bản trở nên ngắn gọn hơn, đồng thời giúp chongười đọc nắm được đầy đủ các sự việc cũng như trình tự diễn ra các sựviệc ấy trong câu truyện và như thế học sinh sẽ dễ dàng nhớ được nội
dung của tác phẩm Chẳng hạn khi dạy “Chuyện người con gái Nam
Xương”, sau khi học sinh tóm tắt xong văn bản, học sinh sẽ nhớ rõ được
nhân vật chính và những tình tiết, sự kiện quan trọng trong câu chuyện nhưnàng Vũ Nương (tính tình hiền hậu, nết na, xinh đẹp, thuỷ chung), chồngcủa Vũ Nương tên là Trương Sinh (tính tình đa nghi, gia trưởng) Khi chiếntranh xảy ra, chồng nàng tham gia chiến trận, nàng ở nhà và ít lâu sau hạsinh một đứa con trai Mâu thuẫn giữa nàng và người chồng xảy ra khi câu
Trang 15chuyện xuất hiện them hình ảnh chiếc bóng do nàng tưởng tượng khi nàng nóivới đứa con Và đây cũng là đỉnh điểm, nút thắt của câu chuyện Sau đó, đểchứng minh sự trong sạch của mình, Vũ Nương đã trầm mình xuống sông tựvẫn Trương Sinh về sau hối hận đã lập đàn giải oan cho nàng nhưng nàngchỉ xuất hiện trong giây lát rồi lại trở về thuỷ cung.
Công việc tóm tắt tuy chiếm thời gian rất ít trong thời lượng của mộttiết học nhưng nó cũng có thể đánh giá được phần nào mức độ đọc và hiểunội dung, tư tưởng tác phẩm (tuy còn mờ nhạt) của học sinh, đồng thờicũng thể hiện ý thức chủ động tìm hiểu tác phẩm của học sinh Điều này cóvai trò rất quan trọng cho những hoạt động về sau
Gắn liền với tóm tắt tác phẩm là nhận ra chủ đề, đại ý của bài văn
Thứ ba Nhận ra chủ đề của văn bản:
Chủ đề của tác phẩm là vấn đề trung tâm, vấn đề bao quát được nhàvăn nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm Khi phản ánh hiện thực,nhà văn chẳng những xác định một phạm vi hiện tượng cuộc sống mà còn tậptrung soi rọi một số vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phạm vi đó Nhà thơ Tố
Hữu nói: “Vấn đề của nghệ thuật chính là chủ đề, nói nôm na cho dễ hiểu
là câu hỏi- câu hỏi của cuộc đời” Như vậy, chủ đề hình thành từ trong ý
đồ và biểu hiện trong sáng tác Chủ đề nói lên chiều sâu tư tưởng, khả năngnắm bắt nhạy bén của nhà văn đối với những vấn đề của cuộc sống Cùng viết
về xã hội phong kiến nhưng chủ đề trong Hoàng lê nhất thống chí, Thượngkinh kí sự, Vũ trung tuỳ bút lại hoàn toàn khác Hoàng Lê nhất thống chí đềcao sự tài giỏi của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trong cuộc chiếnđấu chống triều đình nhà Thanh và bọn vua quan phản nước
Tóm lại, việc xác định chủ đề tác phẩm sẽ giúp định hướng được rõràng hơn những điều mà nhà văn viết trong tác phẩm
Thứ tư Phân tích nhân vật và các tình tiết quan trọng trong tác phẩm để mở ra nội dung tác phẩm.
Như chúng ta đã biết, cốt truyện và nhân vật là hai yếu tố cơ bản để tạonên tác phẩm tự sự Trong truyện có rất nhiều nhân vật và các nhân vật này
Trang 16xoay quanh một vấn đề, một sự việc nào đó nhằm thể hiện tư tưởng, ý nghĩanhân sinh quan của nhà văn Cho nên, khi tìm hiểu, bao giờ người phân tíchcũng chú ý đến nhân vật Tuy nhiên, cần phân biệt nhân vật chính, nhânvật trung tâm, nhân vật phụ Nhân vật chính, nhân vật trung tâm là nhữngnhân vật được nhà văn ưu ái nhất bởi thông qua những nhân vật này, họ thểhiện rõ quan điểm tư tưởng của mình Chính bởi điều này nên cần phân tích
kĩ loại nhân vật này Cần tìm hiểu về hoàn cảnh, phẩm chất, tính cách thôngqua lời kể, lời đối thoại giữa các nhân vật hoặc ngay cả lời bình của tác giả
trong tác phẩm Chẳng hạn, khi tìm hiểu ““Chuyện người con gái Nam
Xương””, giáo viên cần giúp học sinh nhận ra nhân vật chính trong câu
chuyện này là một người phụ nữ có dung nhan, đức hạnh; là người vợ thủychung, người con hiếu thảo, người mẹ yêu thương con, người phụ nữ trọngnhân phẩm nhưng lại có số phận bất hạnh Sau khi học sinh nhận ra đượcnhững hành động và việc làm của Vũ Nương, giáo viên cho học sinh nhậnxét chung về nhân vật và qua nhân vật này học sinh có thể dễ dàng nhận rađược ý nghĩa của tác phẩm chính là: ca ngợi phẩm chất cao quí của ngườiphụ nữ đồng thời phê phán xã hội trọng nam kinh nữ, lên án cuộc chiến tranhphi nghĩa… Ngoài các nhân vật chính, trong truyện còn có các nhân vậtphụ Các nhân vật phụ tham gia vào trong câu chuyện có tác dụng làm nổibật lên nhân vật chính hoặc đẩy câu chuyện lên cao trào tạo sự hấp dẫn thêmcho câu truyện
Bên cạnh nhân vật, các tình tiết quan trọng cũng góp phần soi sángnội dung tác phẩm Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là nhân vật chínhtrong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của nhà thơ NguyễnĐình Chiểu Đây là hai nhân vật lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu muốn xâydựng trong tác phẩm của mình Lục Vân Tiên đại diện cho con người hàohiệp, tài đức Kiều Nguyệt Nga là người con gái vừa đẹp người, vừa đẹp nết.Nhưng những đức tính tốt đẹp ấy chỉ thật sự toả sáng khi Nguyễn ĐìnhChiểu tạo nên tình huống Kiều Nguyệt Nga bị bọn côn đồ bắt Lục VânTiên “thấy chuyện bất bình chẳng tha”, ra tay cứu thoát Nguyệt Nga
Trang 17Việc phân tích nhân vật và các tình tiết quan trọng trong câu chuyện sẽgiúp học sinh không những nắm vững kết cấu của thể loại truyện mà còn cóthể hiểu được những quan điểm, tâm tư tình cảm của tác giả được thể hiệntrong tác phẩm.
Nội dung không thể tách rời hình thức Cho nên, song song với việcphát hiện nội dung, giáo viên đồng thời phải hướng dẫn học sinh tìm hiểuhình thức nghệ thuật có trong tác phẩm
Thứ năm -Tìm hiểu hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.
Yếu tố cấu thành nên một tác phẩm văn chương chính là nội dung vàhình thức nội dung hay nhưng hình thức không đạt thì cũng không thể làmnên một tác phẩm có giá trị Cho nên, hai yếu tố này luôn tồn tại song song vàthống nhất với nhau Hình thức của một tác phẩm có thể được hiểu là ngôn
từ, các biện pháp nghệ thuật, kết cấu tác phẩm, giọng văn, lời kể,… được tácgiả sử dụng để làm sáng tỏ nội dung Một trong những thành công nghệ thuậtcủa Hoàng Lê nhất thống chí được thể hiện ở hồi tư mười bốn là nghệ thuậttái hiện sự thực lịch sử và nghệ thuật xây dựng nhân vật.Tác phẩm đã tái hiện
sự thực lịch sử vừa chính xác vừa sinh động Ghi chép các sự kiện một cách
cụ thể, chính xác, các tác giả đã sử dụng bút pháp biên niên sử, kể theo trình
tự các biến cố, sự kiện, theo trình tự thời gian, có ngày tháng cụ thể, xác định.Tuy nhiên khác với các nhà chép sử, tác giả “Hoàng Lê nhất thống chíkhông thuật lại các sự kiện một cách khô khan, lạnh lùng Lời văn vừa đảmbảo tính khách quan khoa học vừa thể hiện tình cảm chủ quan của người viếtkhi mỉa mai, khi hào hứng phấn khởi, đôi chỗ xen nhận xét, bình luận,
….Ngoài ra, với ngôn ngữ kể, tả chân thực, nhà văn đã dựng lên được nhữngtính cách khá đậm nét Đó là hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống đớn hèn,nhục nhã Đó là hình ảnh người anh hung áo vải Nguyễn Huệ có lòng yêunước nồng nàn, có đức nhân, thông minh, tài trí tuyệt vời
Như vậy, hình thức làm nổi bật nội dung, làm cho nội dung được thểhiện một cách trọn vẹn hơn Chính vì thế, khi tìm hiểu tác phẩm, giáo viêncần chú ý tới đặc điểm này
Trang 18Có thể nói có rất nhiều con đường để cảm thụ một tác phẩm vănchương tuỳ theo năng lực của mỗi người và đặc trưng của từng bài cụ thểnhưng có lẽ đọc- hiểu tác phẩm theo thể loại sẽ giúp học sinh nắm rõ tácphẩm mình đang học và có thể đọc- hiểu được những tác phẩm cùng thểloại khác.
3.4 Dạy học Văn cần vận dụng nguyên tắc tích hợp trong giảng dạy
Trong dạy học Ngữ Văn, tích hợp, hiểu một cách đơn giản là làm cho
ba phân môn (Văn,Tiếng Việt, Tập làm văn) hợp nhất vào nhau, hoà trộntrong nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại Đây là một quan điểmmới mẻ Thông qua việc tích hợp giữa ba phân môn: Văn- Tiếng Việt- Tậplàm văn, trong đó lấy văn bản làm trục chính, bộ môn Ngữ Văn hướng tớiviệc hình thành, rèn luyện và nâng cao bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết chohọc sinh
Văn bản hay nói chính xác hơn là tác phẩm văn chương được hìnhthành từ một hệ thống ngôn ngữ Tư tưởng, tình cảm của tác giả được ẩngiấu đằng sau những con chữ này Do vậy, để có thể nắm bắt được, người đọcphải làm sao “bóc tách” cho được lớp nghĩa của chúng Quá trình giải nghĩa
từ, phân tích chức năng cú pháp của câu sẽ liên quan đến phân môn TiếngViệt, còn nhận xét về lối viết của tác giả lại liên quan đến Tập làm văn Nhưvậy, tổ chức tốt phần đọc- hiểu có hiệu quả sẽ nâng cao trình độ tiếng Việtchính xác, đa dạng, phong phú cho học sinh đồng thời bổ trợ tốt cho năng lựctạo lập văn bản trong phân môn làm văn
Có thể dễ dàng kiểm chứng điều này khi lấy văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” làm một ví dụ cụ thể Từ việc đọc - hiểu, giáo viên giúp
học sinh củng cố lại kiến thức về tập làm văn khi học văn tự sự: chủ đề, cáchxây dựng nhân vật, sử dụng những lời độc thoại, đối thoại khi làm văn tự sự
Tích hợp là một trong những mục tiêu quan trọng trong dạy văn hiệnnay Bằng cách tích hợp, học sinh có thể liên kết những kiến thức trong cùngmột phân môn hoặc giữa các phân môn với nhau Từ đó, các em sẽ nắm vữngkiến thức hơn
Trang 19Một lần nữa chúng ta khẳng định rằng, việc nắm vững những yêu cầuchung khi giảng dạy văn học trung đại sẽ giúp học sinh nắm rõ được đặctrưng của từng thể loại đồng thời củng cố và phát triển được rất nhiều kĩnăng thông qua con đường tích hợp.
3 5 Mô hình thiết kế bài học theo phương pháp đọc-hiểu.
Như trên đã nói, giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại là mộtcông việc khó Cho nên, giáo viên không thể tuỳ tiện dạy theo cảm hứnghay chủ quan của mình mà cần có sự sắp xếp các khâu, các bước cho hợp lí
Về trình tự xây dựng bài giảng, phương pháp đọc- hiểu cũng không khácnhiều so với phương pháp cũ nhưng về bản chất thì phương pháp đọc- hiểu
đã đem lại nhiều đổi mới đáng kể
A Xác định mục tiêu bài học:
Công việc đầu tiên mà giáo viên phải làm trước khi soạn bài là xácđịnh mục tiêu bài học Xác định mục tiêu bài học căn cứ vào chuẩn kiếnthức, kĩ năng và yêu cầu của chương trình Đây là một khâu rất quan trọng,không thể thiếu của mỗi giáo án Mục tiêu vừa là cái đích vừa là yêu cầucần đạt của mỗi bài học Nó giúp giáo viên xác định rõ các nhiệm vụ sẽphải làm Hiện nay, mục tiêu của giáo dục là hướng đến sự phát triển toàndiện cho học sinh và như vậy, mục tiêu của từng bài cũng không nằm ngoàimục tiêu chung đó Mỗi bài học thường chú trọng đến ba mặt sau: nhận thức,tình cảm, kĩ năng Về mặt nhận thức, cung cấp cho học sinh những kiếnthức cơ bản và trọng tâm Về mặt tình cảm, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức,lối sống, làm cho học sinh biết yêu cái đẹp, cái thiện; ghét cái ác, cái xấu
Về mặt kĩ năng, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng, thực hành
Trước khi dạy đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” , giáo viên cần xác địnhnhững mục tiêu sau:
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được tài năng nghệ thuật miêu tả nhân
vật của Nguyễn Du bằng bút pháp ước lệ tương trưng Qua đó thể hiện cảmhứng nhân đạo: trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua mộtđoạn trích cụ thể
Trang 20- Kĩ năng: Học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu một văn bản truyện thơ trong
văn học trung đại Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm Tìm hiểu vàphân tích ngoại hình nhân vật biểu hiện phần nào số phận và tính cách nhân vậttrong văn tự sự
- Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng nhân vật trong tạo lập
đã vô hình trung rơi vào phương pháp giảng dạy cũ và như vậy học sinhvẫn chưa “mê” văn cũng là điều dễ hiểu mặc dù giáo viên đã có nhiều cốgắng Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do giáo viênchưa xác định đúng vai trò của mình và của học sinh trong quá trình hoạtđộng dạy học; giáo viên cũng chưa hình dung ra công việc của thầy và tròmột cách cụ thể, rõ ràng Do vậy, trước khi tiến hành hoạt động dạy- họctrên lớp Điều tối cần thiết là giáo viên cần có một sự chuẩn bị cho bàigiảng một cách chu đáo và vạch rõ được nhiệm vụ cho cả thầy lẫn trò
Về phía giáo viên:
Quan điểm xem học sinh là chủ thể cảm thụ sáng tạo, coi học sinh làkhởi đầu, là xuất phát điểm cho mọi hoạt động của tiến trình dạy và học đãđưa đến nhiều sự mới mẻ trong khâu chuẩn bị bài của giáo viên Sau đây lànhững công việc giáo viên cần chuẩn bị trước khi tiến hành thực hiện tiếtdạy trên lớp:
Nghiên cứu văn bản và các tài liệu liên quan để hiểu chính xác, đầy
đủ những nội dung của bài học.
Trang 21Văn bản là phương tiện giao tiếp chính, là chủ đề chính trong giờdạy học Văn Nếu giáo viên không đọc văn bản sẽ không biết mình giaotiếp với học sinh về vấn đề gì Do đó, giờ dạy học văn đương nhiên là thấtbại Nói thế có nghĩa là đọc văn bản là điều không được phép bỏ qua đốivới bất kì một giáo viên dạy văn nào Đọc để hiểu những gì được nói đếntrong tác phẩm Đọc để biết mình sẽ truyền đạt, định hướng những gì chohọc sinh.
Tuy nhiên, nếu chỉ đọc văn bản thôi thì chưa đủ bởi để sáng tácthành một văn bản, tác giả chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố xung quanh(hoàn cảnh lịch sử xã hội, các tư tưởng, nhận thức thẩm mĩ) Chính vì vậy, đểviệc giảng dạy chính xác và đem lại hiệu quả cao, giáo viên cần tìm hiểu thêmcác tư liệu, tài liệu có liên quan về tác phẩm Trước khi dạy bài “TruyệnKiều” của đại thi hào Nguyễn Du, giáo viên nên tìm đọc các tư liệu về thờiđại lịch sử mà Nguyễn Du sống; tác phẩm Truyện Kiều; các tài liệu nói vềTruyện Kiều; so sánh Truyện Kiều với văn bản “Kim Vân Kiều Truyện” củaThanh Tâm Tài Nhân Việc đọc thêm như vậy, không những làm tăng vốnkiến thức cho giáo viên mà còn làm cho bài học trở nên phong phú hơn
Sau khi tìm kiếm đầy đủ những thông tin về văn bản, bước tiếp theo là giáo viên sẽ chuẩn bị những phương tiện dạy học để giúp bài học sinh động
và ấn tượng hơn
Phương tiện dạy học:
Tiết dạy thành công cũng một phần nhờ vào các phương tiện dạy học
mà giáo viên đã chuẩn bị trước khi đến lớp Trước đây, điều này là rất hiếm.Giáo viên chủ yếu chỉ dùng lời nói của mình để truyền đạt kiến thức tới các
em Do vậy, giờ học kém sinh động và các em rất dễ quên những kiến thức
mà mình chỉ ngồi nghe và chép
Phương tiện dạy học là những công cụ, thiết bị để phục vụ, phụ trợcho bài giảng Đó có thể là những bức chân dung về tác giả, những bức tranhphác họa những cảnh trong bài, cũng có thể là những đoạn phim, bài hát cóliên quan đến bài học Những phương tiện này có sức tác động rất lớn vào
Trang 22tâm trí các em Đã từ rất lâu, các nhà giáo dục học đã chứng minh rằng, mộtgiờ dạy hiệu quả là giờ dạy tác động đến tối đa tất cả các giác quan của họcsinh: nghe, nhìn, cảm nhận Chỉ bằng cách như thế mới tác động sâu sắcđến trí não các em và chúng sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã nghe,nhìn, cảm nhận Hơn thế nữa, phương tiện dạy học còn có khả năng giớithiệu kiến thức một cách sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ Điều đó giúp cho họcsinh nắm vững kiến thức một cách tự giác, nhanh, hứng thú và bền vững Vớinhững lợi ích như thế giáo viên cần chuẩn bị kĩ công việc này.
Ngày nay, việc chuẩn bị các phương tiện dạy học không còn khókhăn như trước nữa Với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảngdạy, giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động và đa dạng hơn nhứ giáoviên có thể kết hợp được rất nhiều phương tiện (như tranh ảnh, các bài háthoặc các khúc ngâm, các đoạn phim…) để xen kẽ vào bài giảng của mình.Điều này đã thu hút được sự chú ý, hứng thú và tập trung của học sinh
Bằng những hình ảnh, âm thanh, màu sắc, hay bản đồ tư duy… trựcquan sinh động, các phương tiện hiện đại có thể tác động cùng một lúc vàonhiều giác quan của học sinh, khiến các em phải chú ý, tạm gạt những mốiquan tâm cá nhân để tham gia vào bài học Chẳng hạn, một khúc ngâm về
đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” kết hợp với những hình ảnh về Thúy Kiều,
Thúy Vân có thể tác động mạnh đến học sinh, đưa các em chuyển vùngkhông gian riêng tư vào vùng không gian thẩm mĩ của bài học Tác dụngcủa biện pháp này không chỉ dừng lại ở việc hình thành tâm thế cho họcsinh mà còn tạo ra ngữ cảnh cho việc đọc hiểu, giúp các em nâng cao tầm đónnhận chuẩn bị cho khâu tiếp nhận văn bản
Bên cạnh đó, công nghệ thông tin cũng có thể giúp học sinh nắm bắtbài học được dễ dàng hơn trong suốt quá trình học của mình Bản đồ tư duy
là một trong những cách giáo viên hay dùng khi củng cố bài học, hay củng
cố một nhóm bài Tuy nhiên, trước đây giáo viên thường dùng hai cách:Hoặc là vẽ lên bảng hoặc là nói Dù cách nào đi nữa cũng có những hạn chếnhất định Dùng lời nói thì học sinh khó hình dung còn vẽ lên bảng thì lại
Trang 23khá tốn thời gian Do vậy, việc áp dụng công nghệ thông tin đã khắc phụcđược những mặt hạn chế trên Khi dạy bấ t cứ m ột văn bản để tổng kếtbài học, giáo viên trình chiếu bản đồ tư duy lên màn hình Bản đồ tư duy sẽgiúp học sinh nắm chắc được chủ đề cũng như những nội dung chính của bài.không chỉ có vậy, với việc thực hiện bài giảng trên máy tính, giáo viên có thểđiều khiển các hoạt động trên lớp dễ dàng hơn, thậm chí là nhàn nhã hơnbởi giáo viên không còn hoạt động một mình như trước nữa mà giờ đây còn
có sự hợp tác của các em học sinh trong đó học sinh là người hoạt độngchính, phải tự tìm ra chìa khoá để mở ra thế giới tri thức, còn giáo viênchỉ là người hướng dẫn, chỉ đường giúp các em trên con đường đó
Như thế trong giáo dục điện tử, vai trò người thầy dần dần đượcthay đổi Nhờ sự trợ giúp của công nghệ thông tin, hoạt động của thầy và tròtrở nên dễ dàng và thoải mái hơn Công nghệ thông tin đem lại nhiều tiệních trong quá trình dạy- học Tuy nhiên, nếu giáo viên lạm dụng sẽ đưađến những tác dụng không mong muốn Nếu bài đưa ra quá nhiều tranh ảnh,hiệu ứng tuỳ tiện, nó sẽ làm học sinh phân tâm, làm giảm chất lượng của bàihọc Do vậy, giáo viên cần phải biết lựa chọn những hình ảnh, âm thanh phùhợp với nội dung của từng bài, từng phần để đạt hiệu quả như mong muốn.Cho nên, khi giảng dạy, giáo viên cần phải kết hợp uển chuyển và linh hoạtgiữa những phương tiện trực quan với lời giảng, lời bình của mình, có nhưthế học sinh mới khắc sâu được những kiến thức mà mình đã học
Trang 24Kiến thức.
Phương tiện
C Các kĩ thuật và Phương pháp dạy học.
D Tiến trình các hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3 Tiến trình bài dạy
- Lời vào bài
án, giáo viên cần phải hết sức cẩn trọng từ khâu đặt câu hỏi đến những dựkiến làm việc của giáo viên và học sinh Có như thế hoạt động ở trên lớp mớiđạt hiệu quả
* Một số điểm cần chú ý khi xây dựng giáo án.
Thứ n hất l à c â u hỏ i:
+ Các câu hỏi phải đảm bảo nội dung kiến thức yêu cầu của bài học
Hệ thống câu hỏi phải bám sát mục đích yêu cầu, kiến thức trọng tâm bàihọc
+ Câu hỏi phải có tính hệ thống và theo trình tự hợp lí, khoa học
+ Các câu hỏi phải phát huy khả năng tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng,liên tưởng của học sinh và đặc biệt là phù hợp với đối tượng của từng lớpdạy Nếu lớp yếu mà giáo viên đưa ra câu hỏi khó, các em sẽ dễ nảnlòng, ngược lại, đối với những lớp giỏi mà câu hỏi dễ thì các em lại nảy sinhtâm lí ỳ
+ Các câu hỏi giáo viên hỏi trên lớp và các câu hỏi giáo viên giáocho học sinh chuẩn bị ở nhà phải có mối quan hệ với nhau, tránh tình trạng
Trang 25học sinh soạn bài một đàng, giáo viên nêu câu hỏi một nẻo.
+ Nội dung câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và trực tiếp,tránh những câu hỏi đánh đố học sinh Các câu hỏi rối rắm, tối nghĩa và cócấu trúc phức tạp dễ làm học sinh nhầm lẫn và cũng loại trừ những câu hỏi
có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau
+ Câu hỏi phải gợi mở để tìm tòi vấn đề, phải đạt được mục đíchkích thích sự cảm thụ của học sinh với tác phẩm phải gây được những phảnứng bên trong của học sinh Không nên đưa ra những dạng câu hỏi mà chỉyêu cầu học sinh trả lời có hoặc không
+ Câu hỏi phải tác động đến cảm xúc và rung động thẩm mĩ, đặcbiệt là tác động đến trực giác của học sinh Ở dạng câu hỏi này giáo viênphải biết chọn lựa những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, có tác dụng thẩm mĩcao
T
h ứ hai là các h oạ t đ ộ n g c ủ a giáo viên và h ọc sin h :
+ Những hoạt động của giáo viên chỉ mang tính chất hướng dẫn, gợi
mở để học sinh tự mình khám phá vấn đề chứ không được làm thay, cảm thụthay học sinh
+ Những yêu cầu đối với học sinh phải rõ ràng, trọng tâm và làm rõ mục tiêu bài học
+ Hoạt động dành cho học sinh phải đa dạng, phong phú và thể hiện
rõ tính chủ động, tích cực, sáng tạo
-Thứ ba là phần ghi bài trên lớp
Nội dung bài học thể hiện những kiến thức trọng tâm mà học sinhcần nắm được và cũng là kiến thức được lưu lại nơi học sinh Cho nên, phânghi bảng cũng rất quan trọng Nó phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Nổi bật nội dung chính của bài