1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật và biểu tượng trong ca dao Việt Nam

35 2,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,44 MB

Nội dung

Khái niệm về Ca dao (trước kia gọi là phong dao) cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Theo Dương Quảng Hàm: “Ca dao (ca: hát, dao: bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình, phong tục của người bình dân.

Trang 1

A.PHẦN MỞ BÀI

1 Lí do chọn đề tài

Ca dao Việt Nam phản ánh lịch sử xã hội Việt Nam, nó được coi như

là một kho tài liệu phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vựcsinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân lao động Đó là tiếng hát trữtình của con người, là tiếng hát của tình yêu trong mọi khó khăn vui buồncủa cuộc sống

Những câu, bài Ca dao được sáng tạo nên chứa đựng tất cả những hìnhảnh: từ hình tượng của con người cụ thể đến biểu tượng được hóa thân bởithiên nhiên và mọi thứ xung quanh, đã cho chúng ta thấy được sự khéoléo, nghệ thuật của dân gian Những nhân vật và biểu tượng trên đượcdựng nên không nhằm mục đích gì ngoài việc bày tỏ tình cảm: tình yêuquê hương, tình yêu gia đình, tình vợ chồng và những cung bậc cảm xúc

mà người xưa muốn bày tỏ

Dù theo nhịp điệu cuộc sống theo hướng phát triển của nhân loại nhưngnhững câu ca dao xưa vẫn là những lời hát ru dành cho thế hệ trẻ hôm nay,càng ngày con người càng nghiên cứu và tìm ra được nhiều vẻ đẹp, nét đặctrưng độc đáo của nó Đó là tất cả những lý do tôi chọn tìm hiểu đề tài này

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Bài tiểu luận này tôi đi nghiên cứu về nhân vật và biểu tượng trong cadao qua các bài ca dao được sưu tầm và lưu lại trong các tác phẩm

2.2 Mục đích nghiên cứu

Qua việc tìm hiểu tôi sẽ rút ra được những nhân vật và biểu tượng trong

ca dao đáp ứng đề tài đưa ra

3 Lịch sử vấn đề

Những công trình nghiên cứu về ca dao trong mấy thập kỷ qua là vôcùng phong phú và đa dạng với số lượng ngày càng tăng Cái đẹp, cái haycủa những bài ca dao lôi cuốn nhiều nhà nghiên cứu như: Kho tàng ca dao

Trang 2

người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật( chủ biên), Ca daoViệt Nam và những lời bình của tác giả Vũ Thị Thu Hương, Tục ngữ cadao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, Thi pháp ca dao của NguyễnXuân Kính…Và một số công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân vậttrong ca dao: Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt (Lê Đức Luận), Thử đềxuất một số cấu trúc lời ca trữ tình người Việt (Lê Đức Luận), Lối đối đáptrong ca dao trữ tình (Cao Huy Đỉnh)…

Việc tìm hiểu các kiểu nhân vật và biểu tượng trong ca dao luôn thu hútnhững ai quan tâm qua các thế hệ Việc tìm hiểu đó đang tiếp diễn, nhiều

đề tài cũng đã và đang nghiên cứu Điều đó cho thấy ca dao có tầm quantrọng rất lớn trong cuộc sống nhân dân ta

4 Phương pháp nghiên cứu

Từ việc phân tích những câu ca dao, tôi tập hợp lại thành mảng rồi kếthợp với kiến thức làm thành bài tiểu luận này

5 Bố cục đề tài

Bài tiểu luận được chia làm hai chương:

Chương I: Khái quát chung

1.1 Vài nét về ca dao

1.2 Nhân vật và nhân vật trong ca dao

1.3 Biểu tượng và biểu tượng trong ca dao

Chương II: Nhân vật và biểu tượng trong ca dao

2.1 Nhân vật trong ca dao

2.2 Biểu tượng trong ca dao

Đó chính là bố cục của bài làm

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG 1.1 Vài nét về Ca dao

Khái niệm về Ca dao (trước kia gọi là phong dao) cũng có nhiều quanniệm khác nhau Theo Dương Quảng Hàm: “Ca dao (ca: hát, dao: bài hátkhông có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian,thường tả tính tình, phong tục của người bình dân

Thuật ngữ ca dao được sử dụng rộng rãi ở nước ta từ đầu thế kỉ XX.Nhưng việc xác định nội hàm của nó ở các nhà nghiên cứu, sưu tầm, biênsoạn sách Văn học dân gian những thập niên sau này lại có thêm nhữngnội dung mới, cách hiểu mới

Ngoài loại ý kiến đồng nhất ca dao với dân ca, hoặc dung luôn cả thuậtngữ kép “ca dao dân ca”, còn có hai loại ý kiến sau đây:

Ca dao cổ truyền chính là phần lời của dân ca

Ca dao không phải là toàn bộ phần ngôn từ của các bài hát dân gian, màchỉ là những câu mang tính chất trữ tình đậm đà nhất và được sáng tác theomột phong cách riêng

Hai cách hiểu trên còn nhiều phiến diện, mơ hồ, thiếu tính xác định.Vào thời xưa, trong sinh hoạt văn nghệ, các nghệ sĩ dân gian làm ra cácbài hát ngắn để hát Chúng gồm hai phần: lời ca và làn điệu Dần dần, theothời gian, lồi của bài hát phát triển thành một thể thơ dân gian Các thế hệtiếp theo, dựa vào phong cách cấu tạo… của thể thơ này mà đạt thêmnhững lời ca mới, hoặc là để ngâm, để đọc Một số tác phẩm của các nhàvăn, nhà thơ sáng tác theo phong cách dân gian đi vào đời sống được dângian hóa cũng trở thành ca dao Do vậy khái niệm ca dao mang một nộidung mới, GS Hoàng Tiến Tựu trong tập Văn học dân gian Việt Nam (II)

đã viết: “Ca dao là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ dân gian, làloại thơ truyền thống có phong cách riêng, được hình thành và phát triển

Trang 4

trên cơ sở của thành phần nghệ thuật ngôn từ trong các loại dân ca trữ tìnhngắn và tương đối ngắn (đoản ca) của người Việt”.

1.2 Nhân vật và nhân vật trong ca dao

1.2.1 Nhân vật

Nhân vật là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng các cá thể con người.Trong tác phẩm văn học, cái đã được nhà văn nhận thức tái tạo, thể hiệnbằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ

Đọc bất cứ văn bản văn học nào, trước hết người đọc đều bắt gặpnhững con người được miêu tả, trần thuật cụ thể Đó chính là những nhânvật văn học Như vậy nhân vật là khái niệm có nội hàm phong phú, địnhdanh một hiện tượng phổ quát của thế giới tác phẩm văn học bao gồmnhiều bình diện và cấp độ như thế, các nhà nghiên cứu có một thuật ngữ đểchỉ định, và giữa các thuật ngữ có mối liên hệ qua lại khá phức tạp

1.2.2 Nhân vật trong ca dao

Nhân vật trong ca dao là nhân vật trữ tình, tâm trạng Đây là nhân vậtgiao tiếp nên có nhân vật là chủ thể trũ tình và nhân vật là đối tượng trữtình Nhân vật trung tâm của ca dao là nhân vật nam- nữ làm song hànhvới nhau theo từng cặp giao tiếp đối đáp hay từng phe đối đáp Nhân vậttrong ca dao có hai dạng thức: nhân vật hiển ngôn và nhân vật hàm ngôn

1.3 Biểu tượng và biểu tượng trong ca dao

1.3.1 Biểu tượng

Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, thể hiện quan niệm, tình cảm củacon người về nhân sinh, vũ trụ Biểu tượng có thể thuộc thế giới các hiệntượng thiên nhiên, tự nhiên; hoặc là những biểu tượng của thế giới nhântạo Biểu tượng được hình thành trong quá trình lâu dài, có tính ước lệ vàbền vững

Biểu tượng được hiểu như những hình ảnh tượng trưng, được cả cộngđồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian lâu dài.Nghĩa của biểu tượng phong phú, nhiều tầng bậc, ẩn kín bên trong, nhiều

Trang 5

khi khó nắm bắt (Theo: Nguyễn Bích Hà, Nghiên cứu văn học dân gian từ

mã vưn hóa dân gian, chuyên đề sau đại học, giảng tại Trường Đại học Sưphạm Hà Nội từ năm 2001 đến nay)

1.3.2 Biểu tượng trong ca dao

Trong ca dao biểu tượng được dùng thật đa dạng: con cò, con bống,trúc, mai, hoa nhài, hoa sen, núi, mây…Ngoài ra, còn có một số biểutượng kép cũng cần được quan tâm, mà muối mặn - gừng cay là một ví dụ

Trang 6

CHƯƠNG II NHÂN VÂT VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO

2.1 Nhân vật trong ca dao

2.1.1 Nhân vật nữ trên các phương diện

2.1.1.1 Trên phương diện người yêu

Cái đẹp của ca dao giống như cái đẹp của cô thôn nữ Hình ảnh trong

ca dao rất mạnh mẽ, trong trẻo như không khí đồng quê buổi sáng Mộttrong những hình ảnh mà ca dao thường đề cập đến là hình tượng củangười phụ nữ Họ có nhiều đức tính tốt, nhưng họ là người phải chịu nhiềukhổ cực, cay đắng nhất, họ thường không có quyền như nam giới Đượcthể hiện qua các mối quan hệ, nhưng đặc sắc nhất vẫn là tình yêu đôi lứa

Ca dao phác họa những người đẹp đồng quê có dáng đứng riêng:

- Trúc xinh trúc mọc đầu đình,

Em xinh em đứng một mình cũng xinh

-Trúc xinh trúc mọc bờ ao

Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh

Những nét của cô gái được dân gian đặc tả rất chi tiết

Tóc em dài em cài hoa lý

Trang 7

Miệng em cười có ý anh thương.

Chân mày vòng nguyệt có duyênTóc mây dợn sóng tợ tiên non Bồng

Nhưng các cô thôn nữ sợ nhiều khi mình yêu mà chưa chắc đã đượcyêu, hay sợ tình yêu của mình đến chậm chăng, nên đôi lúc các cô cũngquanh co rào trước đón sau:

Anh đà có vợ con chưa

Mà anh ăn nói ngọt ngào có duyên

Mẹ già anh ở nơi nao

Để em tìm vào hầu hạ thay anh

Những câu tỏ tình như đã kể ở trên thường là những câu mà trong lúcvắng vẻ, hai người đã hỏi ý cùng nhau tất cả đều là những câu mộc mạcchân thành, nhưng không kém vẻ lãng mạn trữ tình

Khi yêu, tình yêu thật vô tư, trong sáng, không bị ảnh hưởng bởi tiềntài, địa vị, bất chấp mọi khó khăn miễn là họ ở bên nhau

- Thương nhau bất luận giàu nghèo

Dù cho lên ải, xuống đèo cũng cam

- Yêu nhau chẳng quản chi nhà

Trang 8

Lều tre quét sạch hơn tòa ngói caoTình yêu gắn với sự thủy chung, son sắt, yêu đến chết vẫn còn yêu:

Yêu anh tâm trí hao mònYêu anh đến thác vẫn còn yêu anhNhưng yêu nhiều, nhớ nhiều để rồi, người con gái phải chịu đau đớnkhi bị phụ tình:

Nào khi mô anh nói với emKhông cạn và tình không cạnVàng mòn mà nghĩa không mònBây giờ nước lại xa nonĐêm nằm tơ tưởng héo hon ruột tằm

Ới chi hai dạ ba lòng

Dạ cam thì ngọt, dạ bòng thì chuaTrong xã hội phong kiến khắt khe, người phụ nữ luôn chịu nhiều tủinhục, bất công Nỗi niềm ấy được họ gửi gắm vào những câu ca dao thanthân:

- Thân em như tấm lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay ai-Thân em như chổi đầu hèPhòng khi mưa gió đi về chùi chân

Chùi rồi lại vứt ra sânGọi người hàng xóm có chân thì chùi

Người phụ nữ phải chịu đựng, nỗi khổ vật chất “ngày ngày hai buổitrèo non”, “ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương” Nhưng nỗi khổ lớnnhất, xuất hiện với tần số cao nhất vẫn là nỗi khổ về tinh thần, nỗi khổ củathân phận mong manh Họ ví mình với “tấm lụa đào”, “giếng nướctrong” nhưng những nỗi khổ ấy không được xã hội quan tâm vì cảnh

“trọng nam khinh nữ”

Trang 9

2.1.1.2 Trên phương diện người con, người con có hiếu

Trên phương diện người con, người con có hiếu, dành tình cảm yêuthương đối với cha mẹ, nhưng có khi than thân trách phận khi bị ép duyên,

có cả sự tủi hờn, nhớ nhung gia đình

Đó là tình cảm yêu thương, biết ơn kính trọng của con cái đối với chamẹ:

Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo conCông cha “núi Thái Sơn” thể hiện một sự cao cả, vững chãi, sừng sữnglàm điểm tựa cho con cái, gợi lên vẻ gần gũi thân thương Ví mẹ như

“nước biển đông” là hình ảnh chỉ sự mênh mông vô tận tình cảm của mẹlớn lao là không thể nói hết được

Tình thương, ơn nghĩa của cha mẹ, luôn ở sâu trong trái tim của mỗingười con, bởi thế con cái phải trân trọng những tình cảm cha mẹ dànhcho mình

Nuôi con khó nhọc đến giờ,Trưởng thành con phải biết thờ hai thân,

Trang 10

Thức khuya dậy sớm chuyên cần,Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.

Biểu hiện của tình yêu con cái đối với cha mẹ là nỗi nhớ thương:

Chiều chiều ra đứng ngõ sauNgó về quê mẹ ruột đau chín chiều

Nhưng ẩn sâu trong tình yêu cha mẹ là có sự than thân trách phận khi bị

2.1.1.3 Trên phương diện con dâu, đối xử với mẹ chồng

Trên phương diện con dâu, đối xử với mẹ chồng là yêu thương là trântrọng như mẹ đẻ, nhưng cũng có sự đối nghịch với mẹ chồng trong giađình

Trong ca dao, chúng ta thấy có những câu, những bày tỏ ý oán giận cha mẹchồng:

Hai ta là bạn thong dongNhư đôi đĩa ngọc nằm trong mâm vàngBởi chung thầy mẹ nói ngangCho nên đũa ngọc, mâm vàng xa nhau

Trong thời phong kiến, giữa mẹ chồng và nàng dâu thường có mâuthuẫn

Khi đi lấy chồng, họ còn chịu thêm trăm điều cay cực Quan niệm

“xuất giá tòng phu” khiến những cô gái khi về nhà chồng như một người ở

Trang 11

Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.

Trong hoàn cảnh ấy đại đa số những người phụ nữ đành cam chịu,nhưng cũng có trường hợp, người con dâu tỏ thái độ phản kháng:

Cô kia đội nón đi đâuTôi là phận gái làm dâu mới về

Mẹ chồng ác nghiệt đã ghêTôi ở chẳng được, tôi về nhà tôi

Sở dĩ họ phải phản kháng là do không còn nơi để bấu víu, tựa nương

2.1.1.4 Trên phương diện người vợ

Một khi đã lấy chồng, bổn phận của người phụ nữ là “xuất giá tòngphu” Họ phải nuôi con, chăm sóc chồng qua ngày tháng, không chỉ ngườiphụ nữ bình dân, ngay cả gia cấp quý tộc, con gái vua lấy chồng cũng phảigiữ phận chữ tòng:

Con vua lấy thằng bán than

Nó dắt lên ngàn cũng phải đi theo

Người phụ nữ sẵn sàng chấp nhận những thiếu xót của người đànchồng Không vì người đó xấu mà buồn Không vì người đó nghèo mà xấuhổ.Đây là phẩm chất tốt của người phụ nữ

Người phụ nữ luôn thương chồng đù nắng mưa, trèo đèo lội suối:

Thương chồng nên phải gắng công

Trang 12

Nào ai xương sắt da đồng chi đâyXem gia đình chồng là gia đình mình Chu toàn bổn phận làm dâu, giữgìn danh tiếng cho gia đình chồng Nuôi mẹ chồng và con cái khi ngườichồng đi xa

Anh về hái đậu chày cà

Để em đi chợ kẻo mà lỡ phiên,Chợ lỡ phiên tốn công thiệt của,Miệng tiếng người cười rõ sao nên,Lấy chồng phải gánh giang sơn,Chợ phiên còn lỡ, giang sơn còn gì

Hay:

Con cò lặn lội bờ sôngGánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao BằngHình tượng phụ nữ Việt Nam ngày xưa thật tuyệt vời Vừa đẹpngười ,vừa đẹp nết Họ là những người vợ đảm, mẹ hiền, lại có tinh thầnyêu nước Không chỗ nào chê được.Và cũng thật đáng thương

2.1.1.5 Trên phương diện người mẹ

Trong các hình ảnh về gia đình mà mỗi người chúng ta còn giữ lại, có

lẽ hình ảnh về mẹ là sâu dậm và rõ rệt hơn cả Nó rõ rệt đến nỗi không chỉđược gợi lại qua các kỷ niệm của cuộc sống thường ngày, mà còn đượcviết ra cả trong thơ văn:

Công cha như núi Thái Sơn,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Con cái là động lực để người mẹ sống, là nguồn động viên an ủi mỗilúc khó khăn, vất vả Chính vì vậy, con cái là những gì cao quý nhất không

gì sánh bằng

Trang 13

Có vàng, vàng chẳng hay phô

Có con con nói trầm trồ mẹ nghe

Mẹ dành tất cả tình thương cho con, luôn mong cho con được vuisướng, hạnh phúc

Sinh con ai nỡ sinh lòngSinh con ai chẳng vun trồng cho con

Mẹ chăm sóc con từng li, từng tí một

Người mẹ luôn dạy bảo, khuyên răn con phải sống thế nào cho tốt Mẹuốn nắn cho con từ những ngày thơ dại

Uốn cây từ thủa còn nonDạy con từ thủa con còn ngây thơ

Và mẹ không quên nhắc nhở con cái về cái gia nghiệp, về đức cầnkiệm, về cách làm ăn :

Trăm năm như cõi trời chung,Trăm nghề cũng phải có công mới thành

Cứ trong gia nghiệp nhà mình,Ngày đêm xem sóc giữ gìn làm ăn

Đặc biệt, người mẹ dạy con phải biết phụng thờ, hiếu kính với tổ tiên,ông bà

Khôn ngoan nhờ ấm cha ông

Trang 14

Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờĐạo làm con chớ hửng hờPhải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm.

Hình ảnh đảm đang của mẹ đã được hiện lên trong cảnh của một giađình đầy đủ Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng hoàn hảo như thế

Có những lúc người cha đi vắng, sự can đảm của người mẹ thực là cao cả

Anh đi, em ở lại nhà,Hai vai gánh vác mẹ già con thơ

Lầm than bao quản muối dưa,Anh đi, anh liệu chen đua với đời

Đau khổ hơn khi mất chồng Hình ảnh mẹ góa nuôi con côi thực là chơivơi

Thiệt hại thay cho thằng bé nên ba,

Nó lăn, nó khóc giữa nhà năm gian,Khóc than giữa chốn linh sàng,

Ba vuông nhiễu tím đôi hàng chữ vôi

Chỉ những lời ca ngắn ngủi mà chất chứa trong đó bao ý tình sâu xa

Đó là lời nhắn nhủ của những người phụ nữ trọn nghĩa vẹn tình Dù trongbất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn đồng cam cộng khổ cùng chồng, xây dựngmột gia đình đầm ấm yên vui

2.1.2 Nhân vật nam trên các phương diện

2.1.2.1 Trên phương diện người yêu

Vai giao tiếp là nam cũng biểu hiện trên nhiều phương diện, đặc sắcnhất vẫn là tình yêu đôi lứa

Trên phương diện người yêu, được thể hiện qua nhiều cung bậc và sắcthái tình cảm Khi tình yêu bắt đầu là sự tỏ tình khéo léo, kín đáo, có khitáo bạo, suồng sã chất phác, mảnh liệt Tình yêu là sự nhớ nhung vô bờbến, là khát khao dâng hiến cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất

Trang 15

Tình yêu của chàng chân thành, nhưng cũng có sự trách móc, phân vân khiphụ tình.

Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Em được thì cho anh xinHay là em để làm tin trong nhà

Cái áo chàng bỏ quên có thể vô tình nhưng rất có thể là cố ý Cũng cóthể chỉ là sự bịa đặt khéo léo để tạo nên cuộc gặp gỡ để chàng trai hé mởlòng mình với cô gái

Cũng có khi chỉ là một câu hỏi bâng quơ nhưng diễn đạt bằng nhữngcâu thơ thật trữ tình của một đêm trăng sáng, chàng trai có nhiều hi vọng

để được cô gái trả lời:

Cô kia cắt cỏ một mìnhCho tôi cắt với chung tình làm đôi

Cô còn cắt nữa hay thôiCho tôi cắt với làm đôi vợ chồng

Hay:

Duyên kia ai đợi mà chờTình kia ai tưởng mà tơ tưởng tình

Sá chi một mảnh gương hình

Để duyên chờ đợi cho mình say mê

Khi đã yêu người con trai có một khát khao hiến dâng cho người mìnhyêu những gì tốt đẹp nhất:

Ước gì anh hóa ra hoa

Để em nâng lấy rồi mà cài khanƯớc gì anh hóa ra chăn

Để cho em đắp, em lăn, em nằmƯớc gì anh hóa ra gương

Để cho em cứ ngày thường em soi

Trang 16

Ước gì anh hóa ra cơi

Để cho em đựng cau tươi, trầu vàng

Ở đây sử dụng điệp ngữ “ước gì” hai lần một cách dứt khoát, thể hiệnước nguyện chính đáng và trong sáng của chàng trai đó, về sự chung đôicủa với cô gái qua các từ “gương” “cơi” Chàng đã dùng những hình ảnh

đó như là lời cầu hôn của mình Bài ca dao đã cho ta thấy một cách tỏ tìnhhết sức giản dị mà sâu sắc

Yêu đương là thời gian thơ mộng nhất cũng như đầy thử thách nhất.Nào yêu thương, nào nhớ nhung, nào giận hờn, nào xa cách, nào đợi chờ…

Mình về tôi cũng đi theoSum vầy phu phụ, hiểm nghèo có nhauChẳng thà đĩa muối chén rauThủy chung sống ở, sang giàu mặc ai

Tình yêu cho ta những tình thương, tình cảm yêu mến:

- Thương em vô giá quá chừngTrèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay

- Thương em nỏ biết mần răngMười đêm ra đứng trông trăng cả mườiTình yêu của chàng chân thành, nhưng cũng có sự trách móc, phân vânkhi bị phụ tình

Ngày nào em nói em thươngNhư trầm mà để trong rương chắc rồi

Bây giờ khóa rớt chìa rơiRương long, nắp vỡ bay hơi mùi trầm

2.1.2.2 Trên phương diện người con, người con trai hiếu thảo

Trên phương diện người con, người con hiếu thảo, biết ơn thể hiện chínam nhi, là sự nhớ thương khi xa gia đình, mẹ già

Trong ca dao, người con trai hiếu thảo luôn luôn dành tình cảm yêuthương cho cha mẹ, luôn cầu mong cho cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu

Trang 17

Mỗi đêm mỗi thắp đèn trờiCầu cho cha mẹ sống đời với con.

Người con trai biết ơn công lao cha mẹ, giờ đây, chàng trai ra sức chămsóc, nuôi dưỡng mẹ già

Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôiGạo lúa nhe An Cựu mà nuôi mẹ già

Mẹ già là mẹ nhà anh

Em vô bảo dưỡng cá canh cho thường

Mẹ già như chuối ba hươngNhư xôi nếp một, như đường mía lauNgười con trai có hiếu, luôn muốn phụng dưỡng mẹ cha, thể hiện ý chínam nhi

Em thời đi cấy ruộng bôngAnh đi cắt lúa để chung một nhàĐem về phụng dưỡng mẹ chaMuôn đời tiềng hiếu người ta còn truyền

Như vậy người con trai trong gia đình được ca dao thể hiện đó là ngườicon hiếu thảo, biết ơn thể hiện chí nam nhi Đồng thời thể hiện sự nhớnhung da diết khi xa nhà, xa quê hương

2.1.2.3 Trên phương diện người cha

Trên phương diện người cha, ngoài việc sinh thành ra con cái, còn làtình yêu thương tha thiết, là trụ cột gia đình, chỉ bảo nuôi dạy con trưởngthành Trước hết người cha dạy con phải giữ trọn làm con

Ngày đăng: 21/08/2016, 09:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Thi pháp văn học dân gian, TS Lê Đức Luận Khác
2. Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Trần Hoàng, nhà xuất bản giáo dục 1999 Khác
3. Thi pháp Ca dao, Nguyễn Xuân Kính, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
4. Lí luận văn học, Trần Đình Sử- Phương Lựu- Nguyễn Xuân Nam, nhà xuất bản Giáo dục 1987 Khác
5. Văn học dân gian - tập 1 – 2, Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1991), NXB ĐH & GDCN Khác
6. Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Hà Phương nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w