1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương 9 “andehit xeton axit cacboxylic’’ sách giáo khoa hóa học 11 nâng cao

76 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan về chương andehitxetonaxitcacboxylic nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời rèn kĩ năng làm trắc nghiệm phục vụ cho thi THPTQG đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của học sinh và giáo viên

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Kiểm tra một cách có tổ chức các kết quả học tập của học sinh, là điềukiện không thể thiếu để cải thiện công tác dạy học Một trong những nguyênnhân làm cho khoa học Sư phạm chưa kịp những đòi hỏi của thực tiễn là ởchỗ các phương pháp đánh giá kết quả công tác chưa hoàn chỉnh Vì vậy việcxây dựng và hoàn chỉnh phương pháp kiểm tra kết quả học tập ở trường phổthông đến nay vẫn là một trong những vấn đề quan trọng nhất

Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trongquá trình dạy học Mục đích của kiểm tra đánh giá là tìm hiểu tình hình nắmkiến thức của học sinh và khả năng vận dụng những kiến thức đó Qua đó cóthể tổ chức tốt công tác của cả giáo viên lẫn học sinh trong việc dạy và họcđạt được mục tiêu giáo dục đề ra

Hiện nay, ở các trường phổ thông đã và đang sử dụng phương phápkiểm tra đánh giá truyền thống, phương pháp kiểm tra đánh giá này cũng đạtđược mục đích của dạy học Tuy nhiên, nó vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chếnhư mất nhiều thời gian, kiểm tra được ít khối lượng kiến thức, việc đánh giácòn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan

Để khắc phục hạn chế đó cần phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánhgiá và hiện nay người ta sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan (TNKQ).Phương pháp TNKQ có thể đánh giá được năng lực của học sinh, có độ tincậy cao, kiến thức kiểm tra có thể bao quát toàn bộ chương trình, thời gianchấm bài nhanh và khi được chuẩn hóa thì có thể áp dụng được rộng rãi Dovậy từ năm học 2006-2007 cả nước thực hiện chương trình và sách giáo khoamới bậc trung học phổ thông, trong đó yêu cầu tăng cường sử dụng TNKQvào đánh giá kết quả học tập của học sinh

Trang 2

Với những lí do cụ thể trên, tôi chọn đề tài: Xây dựng và đánh giá hệ

thống câu hỏi trắc nghiệm chương 9 “Andehit xeton axit cacboxylic’’ Sách giáo khoa Hóa học 11 nâng cao

-Việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi nghiên cứu một cách có hệ thống vềphương pháp xây dựng và đánh giá hệ thống câu hỏi TNKQ

2 Mục đích nghiên cứu

- Vận dụng cơ sở lí luận của phương pháp TNKQ để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, nhằm kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh khi họcchương 9: “Andehit - xeton - axit cacboxylic’’ - Sách giáo khoa Hóa học 11nâng cao

- Đánh giá độ khó, độ chọn lọc của các câu hỏi được biên soạn trên cơ

sở

các bài kiểm tra của học sinh lớp 11 nâng cao

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu ưu nhược điểm của các phương pháp TNKQ

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá bằng phương pháp TNKQ

- Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa lớp 11 nâng cao, chương 9:

“Andehit - xeton - Axit cacboxilic’’ Biên soạn các câu hỏi theo các chủ đề

- Đánh giá độ khó độ chọn lọc của các câu hỏi đã biên soạn

4 Phạm vi nghiên cứu

Phương pháp TNKQ trong kiểm tra đánh giá kết quả của học tập của

học sinh chương: “Andehit - xeton - axit cacboxylic’’ – sách giáo khoa Hoáhọc 11, nâng cao

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu có liên quan

- Phương pháp phân tích cơ sở lí thuyết vận dụng để biên soạn các câu hỏi TNKQ phù hợp với học sinh

- Phương pháp đánh giá độ khó, độ chọn lọc của các câu hỏi TNKQ

Trang 3

- Tính toán hiệu quả

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1 Kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp TNKQ

1.1.1 TNKQ là gì?

TNKQ là một hình thức đặc biệt dùng để thăm dò một số đặc điểm vềnăng lực trí tuệ của học sinh như sự thông minh, trí tưởng tượng, sự chú ý…hoặc để kiểm tra một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh thuộc mộtchương trình nhất định

1.1.2 Vai trò của TNKQ trong dạy học

1.1.2.1 Đối với giáo viên

Giáo viên thường phải kiểm tra, đánh giá xem học sinh đạt đến trình độnào, tiến bộ như thế nào, các bài TNKQ soạn kĩ, dùng đúng phương pháp, cóthể là nguồn kích thích học sinh chăm lo học tập, sửa đổi những sai lầm vàhướng các hoạt động học tập đến những mục tiêu mong muốn Kết quảTNKQ còn có thể giúp giáo viên biết chỗ nào giảng dạy chưa đạt để thay đổiphương pháp giảng dạy Kết quả TNKQ còn giúp nhà trường và giáo viên có

cơ sở để đánh giá trình độ, khả năng của học sinh

1.1.2.2 Đối với học sinh

Qua bài kiểm tra TNKQ học sinh tự đánh giá, tự hệ thống hóa, củng cốkiến thức mà mình đã đạt được, đồng thời có khả năng tự điều chỉnh nhữngchỗ chưa vững hoặc hiểu sai vấn đề

1.1.3 Ưu nhược điểm của phương pháp TNKQ

1.1.3.1 Ưu điểm

- Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều học sinh về nhiềukiến thức cụ thể đi vào nhiều khía cạnh khác nhau của từng khối kiến thức Điều đó giúp kiểm tra khá đầy đủ việc lĩnh hội tất cả các vấn đề cơ bản của

Trang 4

kiến thức môn học.

- Nội dung kiểm tra rộng có tác dụng chống lại việc học tủ, học lệch

- Lượng câu hỏi nhiều, đủ độ tin cậy và đủ cơ sở để đánh giá chính xáctrình độ của học sinh thông qua kiểm tra đánh giá

- Gây hứng thú và tích cực học tập của học sinh Giúp học sinh tăng cườngkhả năng nhận biết, hiểu, ứng dụng và phân tích

- Kết quả của bài làm bằng phương pháp TNKQ có thể phản ánh đượcnhững phần, những vấn đề nào của chương trình học sinh lĩnh hội tốt vànhững vấn đề nào lĩnh hội chưa tốt

- Cách đánh giá đảm bảo được khách quan không phụ thuộc vào chủ quancủa người chấm bài

- Việc chấm bài của giáo viên được nhanh gọn

1.1.3.2 Nhược điểm

- TNKQ chỉ cho kết quả của sự suy nghĩ mà không cho biết nội dung suynghĩ do đó không tránh khỏi có chỗ sai đúng ngẫu nhiên, không đúng thựcchất như học sinh mất bình tĩnh hiểu sai câu hỏi, chưa nghe kĩ đã vội trả lời,học sinh dễ chép bài hoặc nhắc nhau

- TNKQ không cho biết cách lập luận và năng khiếu trình bày của học sinhđối với vấn đề được nêu ra trong bài kiểm tra

- Kết quả của bài kiểm tra bằng phương pháp TNKQ phụ thuộc vào kinhnghiệm và trình độ chuyên môn của người biên soạn Bài kiểm tra bằngphươg pháp TNKQ phải phát huy được khả năng tư duy: so sánh, phân tích,tổng hợp, và khái quát của học sinh

1.2 Phương pháp TNKQ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập

1.2.1 Kỹ thuật soạn một câu TNKQ [5, 9, 10, 11]

1.2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị

Muốn viết câu hỏi TNKQ một cách hiệu quả chúng ta cần lưu ý đến một

số nguyên tắc căn bản sau đây:

Trang 5

- Giáo viên phải chuẩn bị đủ tư liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo để có kiến thức chuyên môn vững chắc, nắm vững nội dung chương trình, nắm chắc

kĩ thuật soạn thảo câu hỏi TNKQ

- Xác định rõ mục tiêu muốn kiểm tra, đánh giá để đặt ra các yêu cầu vềmức độ đạt được của kiến thức kĩ năng

- Các mục tiêu phải được xác định dưới dạng những điều có thể quan sátđược, đo được

- Bài TNKQ phải là một mẫu tiêu biểu cho những điều đã giảng dạy

- Tầm quan trọng của các mục tiêu giáo viên nêu lên trong lúc giảng dạyphải được phản ánh trong khi lấy mẫu câu hỏi

- Cần lập bảng phân bố các câu hỏi một cách chi tiết trước khi soạn bàiTNKQ

- Chọn loại câu hỏi tùy theo mục đích bài thi hay bài kiểm tra

- Mức độ khó của bài kiểm tra và của câu hỏi phải phù hợp với từng đốitượng học sinh Tùy theo mục đích của bài kiểm tra để xem học sinh có đạtđược những kiến thức cơ bản hay không hoặc để xem mức độ khác nhau vềtrình độ của những học sinh khác nhau, chúng ta có thể chọn câu hỏi có độkhó phù hợp

1.2.1.2 Giai đoạn thực hiện

Việc tiến hành soạn câu hỏi TNKQ chỉ tiến hành sau khi đã quyết địnhsoạn bài kiểm tra hay bài thi có mục đích gì, dựa theo những mục tiêu cụ thểnào, bao nhiêu câu hỏi, loại câu hỏi nào, bao nhiêu câu hỏi? Thông thường,muốn có câu TNKQ hay cần tuân theo một số quy tắc tổng quát sau:

- Bản thảo các câu hỏi nên được soạn nhiều ngày trước khi kiểm tra haythi

- Trên bản thảo đầu tiên có nhiều câu hỏi hơn số câu hỏi cần dùng

- Việc quyết định đáp án phải dựa vào cách diễn đạt nội dung câu hỏi cụ

Trang 6

thể mà không phải dựa vào dạng của câu hỏi.

- Nên soạn các câu hỏi trắc nghiệm khác quan theo kiểu câu bỏ lửng, tránhviệc dùng câu hỏi

- Các câu hỏi nên đặt dưới thể xác định hơn là thể phủ định hay phủ địnhkép (“không không”)

- Tránh dùng nguyên văn những câu trích từ sách hay bài giảng

- Nên tránh những câu hỏi “lừa gạt” học sinh

- Tránh để học sinh đoán được đáp án nhờ dữ kiện cho ở một đáp án khác

- Các câu hỏi nên có độ khó khoảng 50%

- Nên sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự của mức độ khó ở mỗi dạng bài

- Nên đặt câu hỏi cùng loại chung một chỗ

- Tránh để các đáp án đúng ở một vị trí cố định

- Nên soạn các “khóa” đáp án để chấm bài TNKQ trước khi thi

- Mỗi câu hỏi phải được viết thế nào để chỉ có một đáp án đúng

- Với các đáp án ở dạng đoạn văn hoặc câu văn, nên có độ dài gần giốngnhau, đáp án đúng nên tránh dài quá hoặc ngắn quá so với các đáp án khôngđúng

- Với câu hỏi tính toán mà đáp án là số thì nên soạn các đáp án nhiễu theo

tư duy sai của học sinh

1.2.2 Phân loại các câu hỏi TNKQ [5, 6, 8, 11]

1.2.2.1 TNKQ nhiều lựa chọn

Khái niệm

Câu TNKQ nhiều lựa chọn là loại câu thông dụng nhất Mỗi câu hỏiloại này có một câu phát biểu gọi là câu dẫn và có nhiều đáp án để học sinhlựa chọn, trong đó chỉ có một đáp án đúng nhất hay hợp lí nhất, còn lại đều là sai; những đáp án sai gọi là câu “mồi” hay câu “nhiễu”

Trang 7

Ví dụ: Đốt cháy andehit mạch hở thu được số mol CO2 bằng số mol

H2O thì đó là andehit

A no, đơn chức C vòng no, đơn chức.

Ưu điểm

Giáo viên có thể dùng loại câu này để kiểm tra, đánh giá những mụctiêu dạy học khác nhau, chẳng hạn như:

- Xác định mối tương quan nhân quả

- Nhận biết các điều sai lầm

- Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau

- Định nghĩa các khái niệm

- Tìm nguyên nhân của một số sự kiện

- Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều sự vật hoặchiện tượng

- Xác định nguyên lí hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện

- Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều sự vật hiện tượng

- Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm

- Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các loại TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên

- Tính giá trị tốt hơn: Với bài TNKQ có nhiều đáp án để lựa chọn, người ta

có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các công thức, nguyên lí, định luật,

- Thật sự khách quan khi chấm bài: Điểm số của bài TNKQ không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của học sinh và trình độ người chấmbài…

Nhược điểm

Trang 8

Loại câu này khó soạn vì chỉ có một đáp án đúng nhất, còn những đáp

án còn lại cũng phải có vẻ hợp lí (có độ nhiễu cao) Ngoài ra, phải soạn thếnào đó để đo được các mức trí năng cao hơn mức biết nhớ hiểu

- Những học sinh nào có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra đáp án hayhơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thỏa mãn

- Các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi, khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cáchhiệu nghiệm bằng loại câu hỏi trắc nghiệm tự luận

- Ngoài ra, còn có những nhược điểm nhỏ như tốn kém giấy mực để in đề

và cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi

Một số lưu ý khi soạn câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn

- Phần chính hay phần dẫn của câu hỏi phải mang đầy đủ ý nghĩa và phần trả lời phải ngắn gọn

- Nên bỏ bớt các chi tiết không cần thiết Khi mục đích câu hỏi không phải

là để TNKQ khả năng nhận xét sự việc chính trong một đoạn văn, chúng tanên loại bỏ những từ không cần thiết để diễn tả ý nghĩa câu hỏi

- Phần chính hay phần dẫn của câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề Các đáp án để chọn phải là những câu khả dĩ thích hợp với vấn đề đã nêu

- Nên có bốn phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi, nếu chỉ có 3 hay

2 phương án thì yếu tố may rủi tăng lên Nhưng nếu có quá nhiều phương án

để chọn thì khó soạn và học sinh mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi

- Nên tránh 2 thể phủ định liên tiếp như 2 chữ “không” trong 1 câu hỏi.

- Các đáp án nhiễu và đáp án đúng phải có vẻ hợp lí và có sức hấp dẫn nhưnhau Nếu câu nhiễu sai hiển nhiên thì thí sinh sẽ loại dễ dàng

- Phải chắc chắn chỉ có một phương án trả lời đúng, các phương án còn lạithật sự nhiễu

- Khi một câu hỏi đề cập đến một vấn đề gây nhiều tranh luận xác định về

Trang 9

nguồn gốc hay phải định rõ tiêu chuẩn để xét đoán.

- Độ dài của các đáp án phải gần bằng nhau

- Không nên đặt nhưng vấn đề không thể xảy ra trong thực tế trong nội dung các câu hỏi

- Các câu hỏi nhằm đo sự hiểu biết suy luận hay khả năng áp dụng các nguyên lí vào trong những trường hợp mới nên được trình bày dưới hình thứcmới

- Lưu ý đến các điểm về văn phạm có thể học sinh nhận biết về đáp án

- Cẩn thận khi dùng hai đáp án trong hai phương án cho sẵn có hình thức hay ý nghĩa trái nhau nếu một trong hai câu là đáp án đúng nhất

- Không nên dùng một đáp án cuối là “không câu nào trên đây là đúng” hoặc “tất cả các câu trên đây đều đúng” vì về phương diện văn phạm thì đáp

án này thường không ăn khớp với câu hỏi

- Các đáp án đúng nhất phải được đặt ở những vị trí khác nhau, sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, số lần xuất hiện trong các vị trí A, B, C, D gần bằngnhau

1.2.2.2 TNKQ loại đúng - sai

Khái niệm

Đây là loại câu được trình bày dưới dạng câu phát biểu và học sinh trả

lời bằng phương pháp lựa chọn một trong hai phương án “đúng” hoặc “sai”.

Ví dụ: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào chỗ trống ở mỗi câu sau

A Axit cacboxylic có nhóm cacboxyl ( Đ ).

B Axit cacbonic là axit cacboxylic ( S )

C Axit cacboxylic no là axit không chứa liên kết bội ( S ).

D Axit cacboxylic không no là axit chứa liên kết C=C hoặc C≡C ( Đ ).

Ưu điểm

Trang 10

Đây là loại câu hỏi đơn giản thường dùng để TNKQ kiến thức vềnhững sự kiện hoặc khái niệm, vì vậy viết loại câu này tương đối dễ, ít phạmlỗi, mang tính khách quan khi chấm.

Nhược điểm

- Học sinh có thể đoán mò và đúng ngẫu nhiên tới 50% nên độ tin cậy thấp

- Dễ tạo điều kiện cho học sinh thuộc lòng hơn là hiểu

- Học sinh giỏi có thể không thỏa mãn khi buộc phải chọn “đúng” hay

“sai” khi câu TNKQ viết chưa kĩ càng.

Một số lưu ý khi soạn câu hỏi TNKQ đúng - sai

- Nên dùng những từ chính xác và thích hợp để câu hỏi đơn giản, rõ ràng

- Mỗi câu hỏi loại đúng - sai chỉ nên mang một ý tưởng chính yếu hơn là

có hai hay nhiều ý tưởng trong mỗi câu

- Tránh dùng những chữ “luôn luôn”, “tất cả”, “không bao giờ” vì các câu mang từ này thường có khả năng “sai” Ngược lại những chữ như “thườngthường”, “đôi khi”, “ít khi” lại thường đi với những đáp án “đúng”

- Nếu có thể được, nên soạn các câu hỏi thế nào cho nội dung có nghĩa hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai

- Những câu hỏi phải đúng văn phạm để học sinh nào cẩn thận không cho câu đó sai chỉ vì cách diễn đạt không chính xác

- Nên dùng những từ nhấn mạnh ý tưởng

- Tránh dùng những câu ở thể phủ định, nhất là phủ định kép

- Khi nêu trong vấn đề một vấn đề khác đang được tranh luận phải nêu rõ ràng tác giả hay xuất xứ của ý kiến đã nêu

- Nên viết những câu để học sinh áp dụng những kiến thức đã học

- Mỗi câu hỏi phải có đầy đủ chi tiết để mang ý nghĩa xác định trọn vẹn

Trang 11

- Không nên trích nguyên văn câu hỏi từ SGK, nên diễn đạt lại các điều đã học dưới dạng những câu mới, biểu thị được mục tiêu cần khảo sát.

- Nên dùng các từ định lượng hơn định tính để chỉ các số lượng

- Tránh để học sinh đoán đáp án đúng nhờ chiều dài câu hỏi, các câu đúng thường dài hơn câu sai vì phải thêm các điều kiện giới hạn cần thiết

- Tránh khuynh hướng dùng số câu đúng nhiều hơn số câu sai hay ngược lại trong bài thi

- Tránh làm cho các câu hỏi trở nên sai chỉ vì một chi tiết nhỏ

1.2.2.3 TNKQ loại ghép đôi

Khái niệm

Đây là loại hình đặc biệt của loại câu nhiều lựa chọn, trong đó học sinhtìm cách ghép các đoạn văn chưa hoàn thành ở cột này với đoạn văn chưahoàn thành ở cột khác sao cho phù hợp cả về câu và nội dung

Ví dụ: Hãy ghép các tên andehit hoặc xeton cho ở cột bên phải vào cáccâu cho ở cột bên trái sao cho phù hợp

( Đáp án: 1 – B; 2 – C; 3 - D; 4 - A )

Ưu điểm

- Câu hỏi loại ghép đôi dễ viết, dễ dùng

- TNKQ loại ghép đôi rất thích hợp với các câu hỏi bắt đầu bằng những chữ: ai, ở đâu, khi nào, cái gì…có thể dùng loại này để cho học sinh ghép một

số từ kê trong cột thứ nhất với ý nghĩa kê trong cột thứ hai

- So với loại câu có nhiều lựa chọn câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải chuẩn

bị tốt trước kì thi vì yếu tố đoán mò giảm đi nhiều, nhất là khi phải ghép

Trang 12

những cột có ít nhất 8 đến 10 phần tử với nhau Nếu số phần tử ở cột trả lời khác nhau yếu tố may rủi càng giảm đi nhiều.

- Dùng loại câu hỏi này có thể đo các mức trí năng khác nhau

Nhược điểm

- Loại câu TNKQ ghép đôi không thích hợp cho việc đánh giá các khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức hoặc nguyên lí

- Muốn soạn câu hỏi này để đo mức trí năng cao đòi hỏi nhiều công phu

- Nếu danh sách mỗi cột quá dài thì tốn nhiều thời gian cho học sinh đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi

Một số lưu ý khi soạn câu hỏi TNKQ ghép đôi

- Trong mỗi bài TNKQ ghép đôi phải có ít nhất 6 phần tử và nhiều nhất 12phần tử trong mỗi cột

- Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép 1 phần tử của cột trả lời với phần tử tương ứng của cột câu hỏi, phải nói rõ mỗi phần tử trong cột trả lời chỉ đượcdùng 1 lần hay dùng nhiều lần

- Số phần tử để chọn lựa trong cột trả lời nên nhiều hơn số phần tử trong cột câu hỏi hoặc mỗi phần tử trong cột trả lời có thể được dùng nhiều lần điềunày sẽ giảm bớt yếu tố may rủi

- Đôi khi có thể dùng thêm hình vẽ để tăng sự thích thú của học sinh cũng như để thay đổi dạng câu hỏi

- Các câu hỏi nên có tính chất đồng nhất hoặc liên hệ với nhau

- Sắp xếp các phần tử trong danh sách theo một thứ tự hợp lí nào đó

- Các câu hỏi loại ghép đôi có thể được sắp đặt dưới dạng tương tự loại có nhiều đáp án để lựa chọn

1.2.2.4 TNKQ loại điền khuyết

Khái niệm

Trang 13

Loại TNKQ điền khuyết là loại TNKQ mà học sinh phải chọn từ haycụm từ để điền vào chỗ trống cho phù hợp.

Ví dụ: Hãy điền các từ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn viết vềcấu trúc nhóm cacboxyl sau đây:

“Nhóm cacboxyl được hợp bởi (1) và (2) Do mật độ electron dịchchuyển từ nhóm (3) về, nên nhóm (4) ở axit cacboxylic kém hoạt độnghơn nhóm (5) ở andehit và ở (6) , còn nguyên tử H ở nhóm (7) axit thìlinh động hơn ở nhóm OH (8) và ở nhóm (9) phenol’’

A: ancol C: nhóm hidroxyl E: C=O

- Học sinh có cơ hội trình bày những đáp án khác, phát huy sáng kiến

- Việc chấm điểm nhanh hơn câu hỏi tự luận nhưng rắc rối hơn những loại câu TNKQ khác

- Loại TNKQ điền khuyết thích hợp hơn loại luận đề khi dùng kiểm tra những điều đòi hỏi trí nhớ

- Các câu hỏi loại điền khuyết rất thích hợp cho những vấn đề như tính toán cân bằng

- Giúp học sinh luyện trí nhớ khi học

Trang 14

- Việc chấm bài mất nhiều thời gian hơn và thiếu khách quan hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn.

Một số lưu ý khi soạn câu hỏi loại TNKQ điền khuyết

- Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, tránh viết các câu diễn tả mơ hồ

- Tránh lấy nguyên văn các câu từ sách ra để khỏi khuyến khích học sinh học thuộc lòng

- Chỉ nên để khoảng trống là các từ quan trọng, nhưng không nên để nhiều khoảng trống

- Nên đặt khoảng trống vào cuối câu hỏi hơn là ở đầu câu

- Trong những bài TNKQ dài có nhiều chỗ trống để điền, chúng ta có thể đánh dấu các chỗ trống và sắp xếp các khoảng thí sinh phải điền vào một cộtbên phải

- Các khoảng trống nên có chiều dài bằng nhau cho thí sinh không đoán được các từ cần viết thêm

- Bất kì đáp án nào đúng cũng đều phải được điểm mặc dù đáp án của học sinh có thể khác với đáp án đã soạn

- Các khoảng trống phải đủ chỗ cho việc ghi đáp án

- Với TNKQ cần đáp án ngắn, nên đặt câu hỏi thế nào để thí sinh chỉ cần dùng một từ hay một đoạn văn ngắn để trả lời

1.3 Đánh giá chất lượng câu hỏi TNKQ

thường dùng một số đại lượng đặc trưng sau

1.3.1 Độ khó

Để xác định thống kê độ khó người ta tiến hành như sau:

Chia học sinh thành ba nhóm:

Nhóm điểm cao (H): Từ 25% ÷ 27% số học sinh đạt điểm cao nhất

Trang 15

Nhóm điểm thấp (L): Từ 25% ÷27% số học sinh đạt điểm thấp nhất Nhóm điểm trung bình (M): Từ 46% ÷ 50% số học sinh còn lại.

Nếu gọi N là tổng số học sinh tham gia làm bài kiểm tra:

NH là số học sinh nhóm giỏi chọn câu trả lời đúng

NM là số học sinh nhóm trung bình chọn câu trả lời đúng

NL là số học sinh nhóm kém chọn câu trả lời đúng

Khi đó độ khó của câu hỏi được tính bằng công thức:

K = NH + NM + NL

N (*)(0 < K ≤ 1 hay 0% < K ≤ 100%)

giỏi và học sinh khá phải khác nhau Độ phân biệt của câu hỏi được tính theocông thức:

P = NH - NL( NH - NL )max (**) (-1≤ P ≤ 1 )

Trong đó ( NH – NL )max là hiệu số ( NH - NL ) khi nếu một câu hỏi đượctoàn thể học sinh trong nhóm giỏi trả lời đúng và không có một học sinh nàotrong nhóm kém trả lời đúng

P của phương án đúng càng dương thì câu hỏi đó càng có độ phân biệt cao

Trang 16

P của phương án mồi càng âm thì câu mồi đó càng hay vì nhử được nhiềuhọc sinh kém lựa chọn.

→ Tiêu chuẩn chọn câu hay: các câu được xếp vào câu hỏi hay khi thỏa mãntiêu chuẩn sau đây

0,4 ≤ K ≤ 0,6

P≥ 0,3

Câu mồi nhử có tính chất hiệu nghiệm tức là có độ phân biệt âm

1.3.3 Độ tin cậy

và điểm số thực của học sinh Tính chất tin cậy của bài TNKQ cho chúng tabiết mức độ chính xác khi thực hiện phép đo với dụng cụ đo đã dùng

1.3.4 Độ giá trị

- Giá trị nội dung của bài TNKQ: Một bài TNKQ được coi là có giá trị nội dung khi các câu hỏi trong bài là một mẫu tiêu biểu của tổng thể các kến thức,

kĩ năng, mục tiêu dạy học

- Giá trị tiên đoán: Từ điểm số của bài TNKQ của từng người ta có thể tiênđoán mức độ thành công trong tương lai của người đó

Ngoài ra đánh giá một bài TNKQ tin cậy để sử dụng kiểm tra, đánh giá còn dựa vào số liệu sau:

+ Trung bình cộng số câu đúng: X N f i

Trong đó X: số câu hỏi

N: số học sinh tham gia kiểm tra

fi: số học sinh trả lời đúng câu hỏi thứ i

(Trung bình cộng số câu trả lời đúng phải vào khoảng X/2 )

+ Phương sai và độ lệch chuẩn của bài TNKQ

Trang 17

Tóm lại một bài trắc nghiệm hay là

- Bài trắc nghiệm đó phải có giá trị tức là nó đo được những cái cần đo, định đo, muốn đo

- Bài TNKQ phải có độ tin cậy, một bài TNKQ hay nhưng có độ tin cậy thấp thì cũng không có ích, một bài TNKQ có độ tin cậy cao nhưng vẫn có độgiá trị thấp, như vậy một bài TNKQ có độ tin cậy thấp thì không thể có đượcgiá trị cao

Trang 18

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG “ANDEHIT- XETON- AXIT CACBOXYLIC’’

SGK HOÁ HỌC 11 NÂNG CAO2.1 Andehit - xeton

2.1.1 Lý thuyết

2.1.1.1 Định nghĩa

- Andehit là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm >C = O liên kết trực tiếpvới nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hidro

Nhóm –CHO là nhóm chức của andehit, có tên là cacbandehit

- Xeton là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm >C = O liên kết trực tiếpvới 2 nguyên tử cacbon

cũng bị giảm nhiều bởi tác dụng của hai gốc hidrocacbon Do vậy, andehit vàxeton ngoài những tính chất hóa học giống nhau còn có những tính chất hóahọc khác nhau

2.1.1.3 Phân loại

Dựa theo bản chất gốc hidrocacbon ta có

Trang 19

+ Hợp chất cacbonyl no: CH3CHO (axetandehit), CH3COCH3 (axeton) + Hợp chất cacbonyl không no:

+ Hợp chất cacbonyl thơm: C6H5−CH=O (benzandehit)

2.1.1.4 Danh pháp

- Andehit đơn giản được gọi theo tên thông thường có nguồn gốc lịch sử

- Theo IUPAC tên andehit = tên hidrocacbon tương ứng + al

Ví dụ:

Với andehit có mạch chính phức tạp , đánh số 1 bắt đầu từ nhóm –CHO

CH3

1 2

3 4

(3-metylbutanal)

- Xeton: Danh pháp thay thế của xeton = tên hidrocacbon tương ứng + on

nêu tên của các nhóm R, R’ rồi đến từ “xeton”

Tên thay thế: propan-2-on butan-2-on

Tên gốc-chức: dimetyl xeton etyl metyl xeton

+ Tên thường được IUPAC lưu dùng

2.1.1.5 Tính chất hóa học

Phản ứng cộng

Trang 20

- Phản ứng cộng nước, cộng hidro xianua

Fomandehit cho sản phẩm cộng không bền không tách ra khỏi dung dịch

CH2=O + HOH ⇄ CH2(OH)2 (không bền)

5RCHO + 2KMnO4 + 3H2SO4  5RCOOH + 2MnSO4 + K2SO4 + 3H2O

- Tác dụng với ion bạc trong dung dịch amoniac

AgNO3 + 3NH3 + H2O  Ag(NH3)2OH + NH4NO3

(phức chất tan)HCHO + 4Ag(NH3)2OH  (NH4)2CO3 + 4Ag  + 6NH3 + 2H2ORCH=O + 2Ag(NH3)2OH  R-COONH4 + 2Ag  + 3NH3 + H2O R(CHO)n + 2n Ag(NH3)2OH  R(COONH4)n + 2nAg + 3nNH3 + nH2O

Phản ứng tráng bạc được ứng dụng để nhận biết andehit và để tráng gương, tráng ruột phích

Phản ứng ở gốc hidrocacbon

Trang 21

Nguyên tử hidro ở bên cạnh nhóm cacbonyl dễ tham gia phản ứng

R-CHOH-R1 + CuO  R-CO-R1 + Cu + H2O

Fomandehit được điều chế trong công nghiệp bằng cách oxi hoámetanol nhờ oxi không khí ở 600 - 700oC với xúc tác là Cu hoặc Ag:

Trang 22

- Công thức tổng quát của andehit mạch hở là CnH2n +2 - 2a - m (CHO)m

Trong đó số liên kết  trong gốc là a, số liên kết  trong nhóm chức là m, tổng

số liên kết  trong phân tử là (a +m)

+ Andehit no, đơn chức, mạch hở: CnH2n +1CHO , n ≥ 0

+ Andehit không no, đơn chức, mạch hở: CnH2n +1-2aCHO

+ Andehit no, đa chức, mạch hở: CnH2n +2-m(CHO)m

+ Andehit không no, đơn chức, mạch hở có 1 nối đôi C = C

(a = 1, m = 1) , CnH2n-1CHO (n ≥ 2)

+ Andehit no, nhị chức, mạch hở (a = 0, x = 2): CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0) + Andehit không no, nhị chức, mạch hở có 1 nối đôi C = C

(a =1, m = 2) , CnH2n-2(CHO)2 (n ≥ 2)

Với xeton no, đơn chức, mạch hở có công thức CnH2nO

- Khi viết đồng phân: Andehit no, đơn chức, mạch hở CnH2nO

Từ C1, C2, C3 chỉ có đồng phân andehit, không có đồng phân mạch C

+ Ancol no đơn chức có một nối đôi

xeton không no có thêm đồng phân vị trí liên kết bội và đồng phân hình học(cis - trans)

Do đó ứng với công thức CnH2nO:

+ Số đồng phân andehit mạch hở là 2(n-3) ,với 2< n < 7

+ Số đồng phân xeton mạch hở là 1

2(n-2)(n-3), 2< n < 7

Trang 23

Câu 2: Công thức thực nghiệm của một andehit no, mạch hở A là (C4H5O2)n

Công thức cấu tạo thu gọn của A là

A C2H3(CHO)2. C C4H6(CHO)4

B C6H9(CHO)6 . D C8H12(CHO)8

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng

A Trong phân tử xeton, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết

B Andehit và xeton đều là những hợp chất không no.

C Hợp chất hữu cơ có nhóm -CHO liên kết với H là anđehit.

D Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm C=O liên kết

trực tiếp với 2 nguyên tử cacbon

Câu 4: Số đồng phân xeton ứng với công thức phân tử C5H10O là

Câu 7: Công thức đơn giản nhất của andehit A chưa no, mạch hở chứa một

liên kết 3 trong phân tử là C2HO Công thức phân tử của A là

Trang 24

B Nếu k = 0, x = 1 thì đó là anđehit no đơn chức.

C Các chỉ số n, x, k thỏa mãn điều kiện n ≥ 1, x ≥ 1, k ≥ 0.

D Tổng số liên kết và số vòng là độ bất bão hòa () của phân tử

Câu 9: X là xeton mạch hở, có hàm lượng cacbon là 66,67% Tên của X là

Trang 25

Tên theo danh pháp thay thế của andehit trên là:

A 3,4-dimetyl-5-etylhexanal C 3,4,5-trimetylheptanal.

B 3,4,5-trimetylhextanal D 3,4-dimetyl-4-etylpentanal Câu 14: Hợp chất Y có công thức cấu tạo là

A axetonphenol C metyl benzyl xeton.

B metyl phenyl xeton D cả A và B.

Câu 18: Andehit no A, mạch hở, không phân nhánh có công thức đơn giản là

C2H3O Công thức phân tử của A là

A C4H6O2 C C8H12O4

Trang 26

Câu 19: Dựa theo cấu tạo của gốc hidrocacbon, người ta chia andehit và

xeton thành mấy loại

D 5.

Câu 20: Tỉ khối hơi của một andehit X đối với Hidro bằng 28 Công thức cấu

tạo của andehit là

+ Khả năng quan sát màu sắc, mùi vị, trạng thái của các chất

+ Sử dụng thành thạo phương pháp vật lí như làm khô, cô cạn, lọc,ngưng tụ, kết tinh, chưng cất

- Phương pháp nhận biết và phân biệt andehit

Ag (phản ứng tráng bạc)

+ Phản ứng với thuốc thử Ship (dung dịch axit fucsinsunfurơ khôngmàu) sẽ cho màu hồng nhạt

+ Phản ứng với dung dịch Cu(OH)2 / OH- đun nóng tạo kết tủa gạch

(đỏ gạch)

+ Phản ứng với dung dịch bão hòa NaHSO3 tạo tinh thể kết tinh

+ Phản ứng oxi hóa làm mất màu nước brom và dung dịch thuốc tím

Trang 27

RCHO + Br2 + H2O  RCOOH + 2HBr

trong CCl4, môi trường CCl4 thì Br2 không thể hiện tính oxi hóa nên chỉ phảnứng với andehit không no

- Với xeton không có phản ứng tráng bạc, không tạo kết tủa đỏ gạch

idofom tạo ra kết tủa vàng của CHI3

- So với hidrocacbon có cùng số nguyên tử C trong phân tử, nhiêt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của andehit và xeton cao hơn Nhưng so với ancol cócùng số nguyên tử C thì lại thấp hơn

Một số bài tập

Câu 21: Nhận định sau có thể đúng hoặc sai Điền chữ Đ vào chỗ trống nếu

nhận định đúng, điền chữ S nếu nhận định sai

A Andehit fomic có một l liên kết Π ( Đ )

B Andehit fomic không tan trong nước ( S )

C Andehit fomic là chất khí không màu, không mùi ( S )

D Andehit fomic vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa ( Đ )

Câu 22: Ghép những câu ở cột bên phải với những câu ở cột bên phải cho phù hợp

1, Fomandehit được dùng để sản xuất a, lau sạch sơn màu trên móng tay

2, Axetandehit chủ yếu được dùng để b, poli(phenol- fomandehit)

4, Fomalin dùng để

(1– b; 2 – c; 3 – a; 4 – d )

d, ngâm xác động vật, tẩy uế

Câu 23: Câu nào sau đây là câu không đúng

A Hợp chất hữu cơ chứa nhóm CHO liên kết với nguyên tử H hoặc gốc

hidrocacbon là andehit

B Andehit vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

Trang 28

C Hợp chất R-CHO có thể điều chế từ R-CH2OH.

D Trong phân tử andehit các nguyên tử chỉ liên kết với nhau bằng liên

kết δ

Câu 24:Tìm phát biểu sai

A Andehit fomic được sử dụng để sản xuất chất dẻo phenol fomandehit,

keo ure fomandehit

B Andehit fomic là chất khí ở điều kiện thường.

C Andehit fomic vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

D Focmon là dung dịch chứa khoảng 37-40% HCHO trong rượu.

Câu 25: Trong công nghiệp, andehit fomic được điều chế trực tiếp từ các chất

nào trong các chất sau

A rượu metylic C rượu etylic.

B axit fomic D metyl axetat.

Câu 26:Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất : andehit propionic(X),

propan (Y), rượu etylic(Z) và andehit axetic (T) Dãy nào sau đây đúng

A X<Y<Z<T C Z<T<X<Y

B T<X<Y<Z D Y<T<X<Z.

Câu 27: Cho 4 chất: benzen, metanol, phenol, andehit fomic Các chất dùng

để phân biệt 4 chất trên là

A dung dịch AgNO3/NH3, Na

B dung dịch AgNO3/NH3, nước brom

C dung dịch AgNO3/NH3, Na, nước brom

D nước brom, dung dịch AgNO3/NH3, Cu(OH)2

Câu 28: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào chỗ trống trong các phát

biểu sau

A Andehit là chất khử yếu hơn xeton ( S ).

B Công thức phân tử chung của các andehit no, đơn chức, mạch hở là

Trang 29

CnH2nO , n≥1 ( Đ ).

C Andehit no không tham gia phản ứng cộng ( S ).

D Andehit không phản ứng với nước ( S ).

Câu 29: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào chỗ trống trong các phát

biểu sau

A Andehit axetic được sản xuất chủ yếu từ axetilen ( S ).

B Axeton được điều chế chủ yếu bằng cách oxi hóa propan-2-ol ( S ).

C Fomandehit thường được bán dưới dạng khí hóa lỏng ( S ).

D Người ta lau sạch sơn màu trên móng tay bằng axeton ( Đ ).

Câu 30: Câu nào sau đây không đúng

A Andehit cộng hidro tạo thành rượu bậc một.

B Andehit tác dụng với dung dich AgNO3/NH3 tạo Ag

C Andehit no, đơn chức, có CTPT dạng tổng quát là CnH2nO, n≥1

D Khi tác dụng với hidro, xeton, bị khử thành rượu no, đơn chức bậc II.

Chất X, Z có thể là những chất được ghi ở dãy nào sau đây

A HCOOCH=CH2 và HCHO C CH3COOCH=CH2 và HCHO

Câu 32: Chất phản ứng được với Ag2O/ NH3 ,đun nóng tạo Ag là

A CH3-CH2-CHO C CH3-C≡CH

B CH3-CH2-COOH D CH3-CH(NH2)-CH3

Câu 33: Khi oxi hoá propan-1-ol thu được

A metanal B etanal C propanal D axeton.

Trang 30

Câu 34: Khi oxi hoá ancol bậc 2 thu được

Câu 36: Từ chất nào sau đây có thể điều chế được etyl metyl xeton bằng phản

ứng cộng hợp nước với hiệu suất cao nhất

Câu 38: Sản phẩm chính của phản ứng giữa pent-2-in với H2O có mặt HgSO4

và H2SO4 làchất nào dưới đây

A CH3CH2CH(OH)CH2CH3 C CH3CH2COCH2CH3

B CH3CH2CH2CHCHO D CH3COCH2CH2CH3

Câu 39: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với anđehit fomic là

A H2, NaHSO3 (bão hòa), C6H5OH C CH3OH, O2, Ag2O/NH3

B O2, Cu(OH)2, HCl D H2, HCN, Na

Câu 40: Anđehit có nhiệt độ sôi thấp hơn ancol tương ứng vì

A Phân tử ancol độ phân cực lớn hơn

B Ancol tạo được liên kết hiđro liên phân tử

C Ancol tạo được liên kết hiđro nội phân tử.

D Ancol có khả năng phân ly lớn hơn.

Câu 41: Cho các chất có công thức cấu tạo sau:

Trang 31

CH3(CH2)2CHO (X); CH3(CH2)2CH2OH (Y); CH3(CH2)2CH3 (Z)

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất như sau

A X < Y< Z C Y < X < Z.

B Y< Z < X D Z < X < Y.

Câu 42: Trong công nghiệp, người ta điều chế CH3CHO bằng cách

A cộng hợp nước vào axetilen có mặt HgSO4, H2SO4

B oxi hoá ancol etylic bằng KMnO4

C oxi hoá etilen có xúc tác là muối PdCl2, CuCl2

D cộng hợp H2 vào CH3COOH

Câu 43: Trong công nghiệp hiện đại, phương pháp để sản xuất axetandehit là

A cộng hợp nước vào axetilen C oxi hóa etilen.

Câu 44: Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ

Câu 45: Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH3CHO, C2H5OH, H2Olà

Câu 46: Cho các chất: HCN, H2, dung dịch KMnO4, dung dịch Br2 Số chấtphản ứng được với (CH3)2CO

Trang 32

D HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH.

Câu 48: Hợp chất A có công thức CnH2n + 2-2a-t(CHO)t Với giá trị nào của n, a,

t để khi A tác dụng với H2 thu ancol propylic

A n = 2, t = 1, a = 0 hoặc 1 C n = 3, t = 1, a = 2.

B n = 3, t = 2, a = 1 D n = 2, t = 2, a = 0 hoặc 1 Câu 49: Có thể dùng một chất nào trong các chất dưới đây để nhân biết được

các chất: ancol etylic, glixerol, anđehit axetic đựng trong ba lọ mất nhãn

B quỳ tím D dung dịch AgNO3 trong NH3

Câu 50: Bằng 3 phương trình phản ứng có thể điều chế được cao su buna từ

chất nào trong các chất sau đây

B CH3-CH2  2-CHO D OHC-CH2  2-CHO

Câu 51: Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2),

(CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4) Những chất phản ứng hoàn toànvới lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là

dd NH , t

      F + G + 4Ag Công thức cấu tạo của A là:

B HO-CH2-CH(CH3)-CHO D CH3-CH(OH)-CH2-CHO

Câu 53: Trường hợp nào có sự tương ứng giữa chất và ứng dụng chủ yếu của

chất đó

H 2 SO 4 đặc,

170 o

C

Trang 33

A Metanal - sản suất poli (phenolfomandehit).

B Metannal – sản xuất axit axetic.

C Etanal – sản xuất andehit fomic.

D Propanal – làm dung môi.

Câu 54: Dùng dung dịch Brom làm thuốc thử có thể phân biệt được cặp chất

nào sau đây

A axit axetic và anđehit axetic

B etilen và axetilen

C vinyl fomiat và anđehit acrylic.

D rượu alylic và anđehit axetic.

Câu 55: Các anđehit thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng với chất

2.1.2.3 Dạng bài tập tính toán dựa tính chất hóa học của andehit- xeton.

Dạng 1: Dựa vào phản ứng đốt cháy (oxi hóa hoàn toàn)

Trang 34

Andehit no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1CHO với n0 và trong phân tử

có chứa một liên kết đôi ở nhóm chức –CHO nên công thức phân tử là

andehit (xeton) no, đơn chức, mạch hở

Trong quá trình giải sử dụng đồng bộ các phương pháp trung bình, bảotoàn nguyên tố

+ Số nguyên tử X trung bình ( C, H, O, ) , nX là tổng số mol nguyên tố

X trong hỗn hợp, nhh là tổng số mol của hỗn hợp Ta có:

X = nX

n hh

+ Trong bài toán cần xác định số nhóm chức của hỗn hợp các chất hữu

cơ ta sử dụng trị số nhóm chức trung bình ( G là nhóm chức -OH, -CHO, -COOH, -NH2 )

∑ nG : tổng số mol của nhóm chức G trong hỗn hợp

nhh: tổng số mol của hỗn hợp

=> G

hh

n G

n

+ Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có có:

nC= nCO2 => nO= 2 nCO2+ nH2O - 2nO2

n = 2n

Trang 35

Loại 2: Dựa vào phản ứng oxi hóa (phản ứng tráng bạc và phản ứng với Cu(OH) 2 )

- Đối với andehit đa chức R(CHO)a khi thực hiện phản ứng tráng bạc

n a n

Do đó trong quá trình giải bài tập phần andehit liên quan đến phản ứngtráng bạc cần chú ý tỉ lệ sau:

14

HCHO Ag

n

12

RCHO Ag

n

lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 mà

nAg = 2nhỗn hợp thì trong hỗn hợp không có andehit fomic HCHO

nAg >2nhỗn hợp thì trong hỗn hợp có andehit fomic HCHO

Trang 36

nAg < 2nhỗn hợp thì trong hỗn hợp không có chất tham gia phản ứng trángbạc.

AgNO3

1

hh

n

Đối với andehit đa chức 1 mol andehit cho 2n mol Ag

∆m tăng = (45-29)ax =16ax = mR C( OO )H amR CHO( )a

2

Cu OH Andehit

n

gốc hidrocacbon no, mạch hở

NH 3, t 0

Trang 37

+ Nếu

2

1

xeton H

n

hoặc vừa có gốc hidrocacbon không no và vừa đa chức

+ Và nandehit= nsản phẩm hoặc nxeton= nsản phẩm

Loại 4: Phản ứng oxi hóa ancol thành andehit, xeton

- Tạo andehit R−CH2−OH + O2 → R−CHO + H2O

Ngoài ra R−CH2−OH + O2→ R−COOH + H2O

Do đó sản phẩm thường gồm

RCHO hoặc RCHO

RCH2OH dư RCOOH

H2O RCH2OH dư và H2O

Khi đó nancol = nandehit + naxit + nancol dư

- Tạo xeton R−CH(OH)−R’ + O2 → R− CO−R’ + H2O

- Oxi hóa ancol bằng đồng oxit

Nếu nhỗn hợp = 2nAg thì hỗn hợp có 2 ancol bậc 1 ( không có CH3OH)

Nếu nhỗn hợp < 2nAg thì hỗn hợp có 2 ancol bậc 1 trong đó có CH3OH

Nếu nhỗn hợp > 2nAg thì hỗn hợp có một ancol bậc 1, và một ancol bậc 2

Chú ý: Phân tử khối của một số andehit thường gặp

Trang 38

với H2 tạo 15,2 gam hỗn hợp 2 ancol.

a Tổng số mol 2 ancol là

b Khối lượng gam của anđehit có KLPT lớn hơn là

Câu 61: Oxi hóa 17,4 gam một anđehit đơn chức được 16,65 gam axit tương

ứng (H = 75%) Anđehit có công thức phân tử là

A CH2O B C2H4O C C3H6O D C3H4O

Câu 62: Đốt cháy a mol một anđehit A thu được a mol CO2 Anđehit này cóthể là

Ngày đăng: 20/08/2016, 09:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Cao Thị Thiên An, Bộ đề thi trắc nghiệm tuyển sinh Đại học – Cao đẳng hoá học. Nhà xuất bản Đai học Quốc Gia Hà Nội. Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ đề thi trắc nghiệm tuyển sinh Đại học – Caođẳng hoá học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đai học Quốc Gia Hà Nội. Hà Nội
[2]. Tạ Thị Kiều Anh, Trương Quang Đạo, Nguyễn Thị Hoa, Dương Quang Huấn, Phạm Tuấn Hùng, Lê Văn Hiển, Trương Duy Quyền, Lê Thị Mỹ Trang, Đinh Quốc Trường, Bộ đề ôn luyện thi trắc nghiệm môn hoá học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ đề ôn luyện thi trắc nghiệm môn hoá học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia
[3]. Phạm Ngọc Bằng, Đặng Thị Oanh...,Bài tập trắc nghiệm tự luận hoá học 11, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập trắc nghiệm tự luậnhoá học 11
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
[4]. Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng, Hoá học 11 nâng cao, Nhà xuất bản giá dục, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoá học 11 nâng cao
Nhà XB: Nhà xuất bản giá dục
[5]. Trần Thị Thu Huệ, Lê Thị Phương Lan, Cao Thị Thặng, Kiểm tra đánh giá kết quả học tập hoá học 11, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm trađánh giá kết quả học tập hoá học 11
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
[6]. Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Thị Hương, Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu hỏi trắc nghiệm nhiềulựa chọn
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
[7]. Nguyễn Bích Liên, Ôn kiến thức luyện kĩ năng hoá học 11, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ôn kiến thức luyện kĩ năng hoá học 11
Nhà XB: Nhàxuất bản giáo dục
[8]. Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thư....Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm hoá học phổ thông, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệmhoá học phổ thông
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
[9]. Quan Hán Thành, Phương pháp giải bài tập hoá học 11 trắc nghiệm và tự luận phần hữu cơ, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giải bài tập hoá học 11 trắcnghiệm và tự luận phần hữu cơ
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
[10]. Nguyễn Xuân Trường, Bài tập trắc nghiệm hoá học 11. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập trắc nghiệm hoá học 11
Nhà XB: Nhà xuấtbản giáo dục
[11]. Nguyễn Xuân Trường, Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trongdạy học ở trường phổ thông
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học sư phạm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra 15 phút - Xây dựng và đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương 9 “andehit   xeton   axit cacboxylic’’   sách giáo khoa hóa học 11 nâng cao
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra 15 phút (Trang 68)
Bảng 3.3. Độ khó (K) và độ phân biệt (P) của các câu hỏi đã kiểm tra - Xây dựng và đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương 9 “andehit   xeton   axit cacboxylic’’   sách giáo khoa hóa học 11 nâng cao
Bảng 3.3. Độ khó (K) và độ phân biệt (P) của các câu hỏi đã kiểm tra (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w