1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyện ngắn phạm hoa từ góc nhìn thể loại (LV01810)

111 892 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 734,54 KB

Nội dung

Ở Việt Nam, cùng với quá trình hiện đại hóa văn học, thể loại truyện ngắn đã có những bước chuyển biến rõ rệt, đặc biệt từ thời kì đổi mới, truyện ngắn đã chứng tỏ là thể loại năng động

Trang 1

TRẦN THỊ NGỌC

TRUYỆN NGẮN PHẠM HOA

TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lý Hoài Thu

HÀ NỘI, 2015

Trang 3

hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi tận tình, chu đáo, trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện đề tài này Cô đã cho tôi nhiều bài học quý báu về phương pháp nghiên cứu khoa học và tác phong làm việc

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận văn học, khoa Ngữ văn, phòng Sau đại học - trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2, các thầy cô trong tổ Lí luận văn học của trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Viện nghiên cứu văn học đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè và người thân trong gia đình đã dành cho tôi sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia về mọi mặt trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc

Trang 4

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi c ng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đư c cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đư c chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tư ng, phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp mới của luận văn 8

7 Cấu trúc luận văn 9

NỘI DUNG 10

Chương 1 CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN PHẠM HOA 10

1.1 Cốt truyện 10

1.1.1 Cốt truyện - sự mở rộng dung lư ng hiện thực 10

1.1.2 Cốt truyện mang dáng dấp truyền thống 12

1.1.3 Cốt truyện phi trật tự tuyến tính 15

1.2 Nhân vật 20

1.2.1 Những vấn đề chung về nhân vật 20

1.2.2 Thế giới nhân vật 22

1.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 28

Chương 2 KẾT CẤU, KHÔNG GIAN - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN PHẠM HOA 35

2.1 Nghệ thuật tổ chức kết cấu 35

2.1.1 Khái niệm kết cấu 35

2.1.2 Kết cấu đơn tuyến 36

2.1.3 Kết cấu tâm lý 40

Trang 6

2.2.1 Không gian nghệ thuật 49

2.2.2 Thời gian nghệ thuật 57

Chương 3 NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN PHẠM HOA 65

3.1 Trần thuật và điểm nhìn trần thuật 65

3.1.1 Người trần thuật 66

3.1.2 Điểm nhìn trần thuật 71

3.2 Ngôn ngữ trần thuật 83

3.2.1 Lời văn trần thuật 84

3.2.2 Lời văn miêu tả 88

3.3 Giọng điệu 90

3.3.1 Khái niệm về giọng điệu 90

3.3.2 Giọng điệu vừa mang sắc thái trữ tình, vừa mang tính suy tư chiêm nghiệm 92

3.3.3 Giọng điệu hài hước, dí dỏm 94

3.3.4 Giọng xót xa, thương cảm 97

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Truyện ngắn là thể loại luôn vận động và biến đổi Ở Việt Nam,

cùng với quá trình hiện đại hóa văn học, thể loại truyện ngắn đã có những bước chuyển biến rõ rệt, đặc biệt từ thời kì đổi mới, truyện ngắn đã chứng tỏ

là thể loại năng động, có khả năng nắm bắt sự vận động của cuộc sống một cách nhanh nhạy, kịp thời nhưng vẫn khái quát đư c những vấn đề sâu sắc đặt

ra trong cuộc sống

Nhà văn Nguyên Ngọc khi nhận xét về Truyện ngắn Việt Nam trong thời

kì đổi mới đã nói: Đây có thể coi là một thời kì có nhiều truyện ngắn hay trong văn học Việt Nam, tiếp theo “vụ được mùa truyện ngắn” những năm

1960 và một vụ mùa khác trong chiến tranh Tuy nhiên, truyện ngắn lần này

có những khác biệt rõ rệt: Những năm 1960 từng để lại nhiều truyện ngắn đẹp

như thơ, trong veo, trữ tình Truyện ngắn thời kì chiến tranh thì vạm vỡ, chắc chắn Đặc điểm nổi bật lần này là cầm cái truyện ngắn trong tay có thể cảm thấy cái dung lượng của nó nặng trĩu Có những truyện ngắn, chỉ mươi mười trang thôi mà sức nặng còn hơn cả một cuốn tiểu thuyết thiên trường

Bởi vậy, nền văn học thời kì đổi mới đã đạt đư c nhiều thành tựu đáng

kể, cả về mặt nội dung và hình thức, góp phần không nhỏ vào việc thể hiện cái bề sâu, bề sau của cuộc sống con người hôm nay Trong số các nhà văn thời kì đó có sự hiện diện của nhà văn Phạm Hoa - nhà văn quân đội xuất hiện

với những truyện ngắn gây ấn tư ng, đặc biệt với tập truyện ngắn Đùa của

tạo hóa

1.2 Phạm Hoa xuất hiện trên văn đàn khoảng những năm đầu thập niên

bảy mươi của thế kỉ XX Truyện ngắn đầu tay của ông Những chùm hoa một

màu đư c in trên báo Phụ nữ năm 1973 Sáng tác thứ hai, chúng ta biết đến

Trang 8

đó là Chỗ đặt cái lò gạch (1974) Tiếp nối mạch cảm hứng, nhà văn viết về

những con người trong đời sống thường ngày, bạn đọc lần lư t đón nhận năm

tập truyện: Ngày không bình thường (1984), Tiếng chim (in chung với Hoàng Minh Thắng - 1985), Đừng quên mùa hoa săng lẻ (1987), Đùa của tạo hóa (1996), và gần đây nhất là Truyện ngắn Phạm Hoa (2002) Ngoài ra, ông còn viết Miền xa thẳm (tiểu thuyết), Thuyền lên Thạch Hãn (bút kí) Phạm Hoa là

một nhà văn gặt hái đư c thành công với nhiều giải thưởng Đặc biệt các tác phẩm của ông còn đư c chuyển thể thành phim truyền hình, kịch bản sân khấu Khác với các nhà văn cùng thời (Chu Lai, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Trí Huân, Bảo Ninh, Khuất Quang Thụy…), Phạm Hoa đã không chọn người lính làm tâm điểm để nhìn ra cuộc đời mà ông viết về những con người trong

xã hội hiện đại, Phạm Hoa hướng ngòi bút của mình chủ yếu đến những nhân

vật phụ nữ, với những băn khoăn: Sớm muộn gì tấm thân trinh nữ ấy cũng

phải chìm nổi giữa dòng xoáy cuộc đời [39, 122]

Với Phạm Hoa viết văn giống như cuộc hành trình không thể đoán định trước đư c điều gì Phạm Hoa đã mang đến cho độc giả những vấn đề của đời sống thế sự và đời tư Đời sống thế sự với biết bao nhiêu quan hệ phức tạp, chằng chịt, can hệ trực tiếp đến cuộc sống, nhân cách của mỗi người Suy

nghĩ về nghề văn, Phạm Hoa đã nói: Viết văn là một cuộc đi tìm mình Tôi tìm

mãi, tìm mãi mà không rõ mình là ai! Để những cuốn sách viết ra không "vô vị", mang đến cho người đọc thời nay một chút gì đó là những thách thức lớn nhất với tôi Cứ ảo tưởng, cứ "điếc không sợ súng" như trước đây còn đỡ Giờ đây cứ cầm bút là lại đắn đo Như vậy, nét nổi bật đáng ghi nhận của nhà

văn Phạm Hoa là ông đã thực sự có ý thức đổi mới ngòi bút của mình để bắt kịp với những biến chuyển của thời cuộc

Phạm Hoa tuy không phải là người tiên phong tìm ra hướng đi mới hay tạo ra những bước đột phá trong quá trình đổi mới văn học Nhưng với lối viết

Trang 9

tự nhiên, giọng điệu hài hước pha chút thâm trầm, sâu lắng, cùng với sự tìm tòi, triển khai vấn đề của đời sống mang phong vị rất riêng nên truyện ngắn Phạm Hoa có nhiều cách tân về mặt thi pháp Phạm Hoa là người rất có ý thức vận dụng kĩ thuật tự sự, thi pháp thể loại để tạo ra tư tưởng nghệ thuật Đây

c ng chính là nguyên nhân quan trọng tạo chỗ đứng cho nhà văn trong lòng độc giả và trong giới nghiên cứu phê bình văn học

1.3 Dù Phạm Hoa sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của

Phạm Hoa đã đư c công chúng đón nhận trên nhiều bình diện khác nhau Ông sáng tác cả tiểu thuyết, bút kí và truyện ngắn, nhưng truyện ngắn mới là thể loại sở trường của ông Đặc biệt về phương diện thể loại, Phạm Hoa luôn có ý thức đổi mới và thể nghiệm không ngừng Truyện ngắn Phạm Hoa hôm nay đi sâu vào những góc khuất sâu kín của con người, ông chú ý nhiều hơn đến những nền tảng sâu xa trong phẩm chất của mỗi con người hiện đại Cùng với những nhà văn quân đội cùng thời, Phạm Hoa và những trang văn của ông đã góp phần làm nên diện mạo đa sắc màu của văn học Việt Nam đương đại trong quá trình đổi mới và hội nhập hôm nay

Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn Truyện ngắn Phạm Hoa từ góc

nhìn thể loại làm đối tư ng nghiên cứu

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Một số công trình, bài báo về truyện ngắn sau 1975

Khi đề cập đến thể loại truyện ngắn, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra những liên tưởng độc đáo, thú vị Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng nhận xét:

Truyện ngắn như một “trinh sát viên” đã trườn tới, đột vào các ngõ ngách sâu nhất của đời sống để khám phá và phát hiện [36, 12] Bạn đọc dễ dàng

nhận thấy sự sâu sắc ở phương diện con người, cuộc sống mà thể loại truyện ngắn mang đến

Nhà nghiên cứu V Tuấn Anh cho rằng lý do để thể loại truyện ngắn lên

ngôi, trở thành m i nhọn của văn xuôi hiện nay là bởi: Sự hàm súc, cô đọng,

Trang 10

sự khai thác theo chiều sâu số phận và nội tâm con người, tính tập trung của chủ đề và triết lý, những gợi mở… [1, 31] Tác giả cho chúng ta nhận ra dáng

vẻ mới mẻ, có chiều sâu càng ngày càng mở rộng biên độ của thể loại truyện ngắn, như một thể loại rất có triển vọng trong đời sống văn học thời kì đổi mới và hội nhập

Nhà nghiên cứu Bích Thu chỉ ra những đặc trưng cơ bản của hình tư ng

con người trong các truyện ngắn thời kì đổi mới: Nhà văn đã khắc họa chân

dung những con người vừa đẹp đẽ, cao thượng, vừa đời thường, trần thế, luôn khao khát cái đẹp và hướng tới cái thiện Như vậy, sự thay đổi, cách tân táo

bạo trong thể loại truyện ngắn đương đại đã làm độc giả cảm nhận rõ ràng cuộc sống thật gần gặn đang chảy trôi trong dòng mạch truyện ngắn với hình ảnh những con người rất thật, rất quen thuộc

Xuất phát từ thực tiễn đời sống thể loại, chúng tôi thấy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm và quy luật vận động của thể loại trong đời

sống văn học thời kì đổi mới như: các công trình Truyện ngắn Việt Nam lịch

sử, thi pháp, chân dung (Nhiều tác giả), Truyện ngắn - Những vấn đề lí thuyết

và thực tiễn thể loại (Bùi Việt Thắng) đã có các bài viết quan tâm nghiên cứu

nhiều vấn đề của truyện ngắn thời kì đổi mới; Luận án Tiến sĩ của Lê Thị

Hường hoàn thành năm 1995 với tên đề tài Những đặc điểm cơ bản của

truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995 và luận án Tiến sĩ của Lê Thị

Hương Thủy hoàn thành năm 2013 với tên luận án Truyện ngắn Việt Nam từ

1986 đến nay: nhìn từ góc độ thể loại Các công trình, bài viết ở nhiều góc độ

đã đề cập đến nhiều thành tựu của truyện ngắn sau 1975, những đóng góp và thách thức của thể loại trong đời sống văn học đương đại, nhiều người có đồng quan điểm trong việc ghi nhận vị trí quan trọng của truyện ngắn đối với quá trình đổi mới văn học đương đại Bởi vậy, việc tìm hiểu thể loại truyện ngắn để có đư c một cái nhìn khái quát về những chuyển đổi mạnh mẽ cả nội

Trang 11

dung, hình thức thể hiện và c ng thấy đư c những đóng góp của các tác giả trong quá trình vận động đó

Tựu chung, truyện ngắn là một thể loại năng động, dễ bắt kịp với nhịp thở của cuộc sống đương đại, truyện ngắn có thể kịp thời phản ánh các vấn đề của cuộc sống một cách nhanh nhất, cập nhật tình hình thời sự nóng hổi nhất

Vì vậy, truyện ngắn luôn là lựa chọn hàng đầu cho độc giả mọi thời đại, đặc biệt ở cuộc sống vận động không ngừng nghỉ ngày hôm nay

2.2 Những công trình bài báo về truyện ngắn Phạm Hoa

Khi nghiên cứu về đề tài này, chúng tôi đư c tiếp xúc với khá nhiều bài báo, nhiều ý kiến đề cập đến truyện ngắn Phạm Hoa

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã có những nhận xét rất tinh tế về tình

thế trong truyện ngắn Ngày không bình thường ở bài viết Tình thế xảy ra

truyện trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 5/1982 Ban Giám khảo cuộc thi

viết truyện ngắn trên báo Văn nghệ năm 1991: Nhà văn Nguyên Ngọc, Lê

Minh Khuê, Ma Văn Kháng đã có những nhận xét tinh tế về nghệ thuật xây

dựng nhân vật, xây dựng các chi tiết nối tiếp nhau trong truyện ngắn Đùa

của tạo hóa

Nhà nghiên cứu Lí Hoài Thu trong bài Phạm Hoa trong vòng đua với

Trò Đùa của Tạo hóa đăng trên báo Văn nghệ số 12 ra ngày 19/3/1994 và bài

phỏng vấn Gặp tác giả Đùa của tạo hóa Phạm Hoa đăng trên báo Văn hóa số

28, qua bài báo và bài phỏng vấn, Lí Hoài Thu đã dẫn dắt người đọc đến với góc nhìn riêng trước cuộc đời của Phạm Hoa ở góc hoàn toàn tự nhiên, nhìn

con người ở cái góc hồn nhiên, lành mạnh nhất cái đẹp của một đời sống trần

thế tồn tại ngay trong sự hoàn hảo về mặt thể chất của người phụ nữ Từ đó,

chúng ta thấy đư c nét bút tài hoa và một tâm hồn xúc cảm là một nghệ sĩ

thực thụ, anh miệt mài tìm kiếm cái thế giới nghệ thuật của riêng mình đến say sưa và duy mỹ [39, 123]

Trang 12

Nhà nghiên cứu Hồ Thế Hà với bài viết Từ cái nhìn tham chiếu phân

tâm học qua một số truyện ngắn hiện đại Việt Nam nhắc đến Đùa của tạo hóa

trong sự thâm nhập của Phân tâm học, xây dựng nên một cốt truyện sinh hoạt, thế sự muôn đời (mẹ chồng - nàng dâu) mà hết sức riêng biệt trong truyện

ngắn này Với nhan đề Tình yêu trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam nhìn từ

các phức cảm đăng trên Tạp chí sáng tác nghiên cứu phê bình văn hóa, văn học số 138, Hồ Thế Hà đã nhận xét về tác phẩm Đùa của tạo hóa của Phạm

Hoa như sau: Tình yêu và khát vọng hiến dâng, có khi chỉ là để thoả mãn

những dục vọng vô thức đã khiến cho các nhân vật trong truyện ngắn hiện đại khá đa dạng và phức tạp

Trong chuyên luận Văn xuôi Việt Nam sau 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn

Thị Bình nhắc đến nhà văn Phạm Hoa ở phương diện xây dựng cốt truyện

sinh hoạt thế sự trong tác phẩm Đùa của tạo hóa Hơn nữa nhà nghiên cứu

nhấn mạnh về giọng điệu của tác giả trong truyện ngắn này, một phương diện độc đáo trong vấn đề chỉ ra phong cách của nhà văn

Về quan niệm nghệ thuật của Phạm Hoa, nhà văn Hữu Đạt đã viết lời

bình trong cuốn Nhà văn quân đội, kỷ yếu và tác phẩm: Anh là nhà văn luôn

trăn trở đi tìm những hướng mới trong sáng tạo Nhà văn Nguyễn Trí Huân

đề cao chất nghệ sĩ, cái tinh tế và cái ngẫu hứng của Phạm Hoa, đặc biệt khi miêu tả những tâm trạng, những trạng huống tình cảm của con người

Độc giả V Hùng lại ấn tư ng bởi lối viết nhẹ nhàng trong những trang văn của Phạm Hoa Là một trong những cây bút có khá nhiều những cách tân, Phạm Hoa đư c đề cập đến ở khía cạnh đổi mới nhân vật người kể chuyện,

tác giả Nguyễn Thị Bích đã nhấn mạnh điều này trong bài viết Đổi mới nhân

vật kể chuyện trong truyện ngắn sau 1975 Nhà văn Trung Trung Đỉnh trong

bài viết Thái Bá Lợi - viết văn như uống rượu đã chạm tới nét đời riêng rất

thực của Phạm Hoa Trân trọng nét trải nghiệm sâu sắc trong cuộc đời người

Trang 13

lính đã trải qua, Phạm Hoa dành nhiều trang viết của mình cho những người lính Trường Sơn anh d ng, cao đẹp

Bên cạnh đó, chúng tôi còn thấy sự xuất hiện của tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Phạm Hoa đã chứng tỏ những biến động trên bề mặt và trong cấu trúc tự sự của thể loại truyện ngắn Điều này gắn liền với quan niệm của nhà văn về thể loại, về văn học với mục đích nhằm truyền tải hiện thực đời sống trong bối cảnh mới Đó c ng là nhu cầu làm mới thể loại thông qua những cách tân tự sự trên hành trình vận động và phát triển Sự xâm lấn của các yếu

tố tiểu thuyết vào truyện ngắn (xu hướng tiểu thuyết hóa trong truyện ngắn đương đại Việt Nam) một phần là kết quả của quy luật nội tại trong quá trình vận động thể loại, mặt khác là bởi ý thức của người viết nhằm tạo nên những không gian nghệ thuật mới

Về vị trí và những đóng góp của Phạm Hoa, chúng tôi nhận thấy rằng: Phạm Hoa là một nhà văn có những đóng góp đáng kể trong tiến trình văn học đương đại đặc biệt là truyện ngắn

Tất cả những bài viết, ý kiến về Phạm Hoa đã kể ở trên mới chỉ dừng lại

ở phạm vi một bài báo, bài phỏng vấn hoặc những đánh giá khái quát nằm trong các chuyên luận nghiên cứu Cho đến thời điểm này, chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính chuyên luận về truyện ngắn của Phạm Hoa Các bài viết và những ý kiến trên là những g i ý để chúng tôi tiếp cận và đi

sâu nghiên cứu đề tài Truyện ngắn Phạm Hoa từ góc nhìn thể loại

3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ những đặc sắc riêng trong truyện ngắn Phạm Hoa, chỉ ra những đặc điểm nổi bật làm nên phong cách nghệ thuật của ông, từ đó khẳng định những đóng góp không nhỏ của Phạm Hoa trong nền văn xuôi hiện đại và đương đại Việt Nam đặc biệt trong thể loại truyện ngắn

Trang 14

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài

Nghiên cứu những phương diện cơ bản về thể loại truyện ngắn của Phạm Hoa

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các khía cạnh nổi bật của thi pháp truyện ngắn: cốt truyện, nhân vật, kết cấu, không gian - thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ… qua đó thấy đư c nét riêng biệt, độc đáo của Phạm Hoa

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thể loại truyện ngắn của Phạm Hoa và tập trung vào bốn tập truyện sau:

- Ngày không bình thường (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1984);

- Mỗi thời của họ (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1993);

- Đùa của tạo hóa (Nhà xuất bản Công an nhân dân, 1996);

- Truyện ngắn Phạm Hoa (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2002)

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện để tài này, luận văn chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp loại hình

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học

- Phương pháp phân tích, tổng h p

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

6 Đóng góp mới của luận văn

Qua việc nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn, chúng tôi muốn phác thảo nên chân dung của một tác giả văn xuôi có những nét đặc sắc, nổi bật

Trang 15

Luận văn tập trung tìm hiểu Truyện ngắn Phạm Hoa từ góc nhìn thể

loại, từ đó khẳng định đặc điểm phong cách truyện ngắn Phạm Hoa tài năng

và những đóng góp của ông đối với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại và đương đại

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn đư c triển khai thành ba chương:

Chương 1 Cốt truyện và nhân vật trong truyện ngắn Phạm Hoa

Chương 2 Kết cấu, không gian - thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Hoa

Chương 3 Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Phạm Hoa

Trang 16

NỘI DUNG Chương 1 CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN PHẠM HOA

1.1 Cốt truyện

1.1.1 Cốt truyện - sự mở rộng dung lượng hiện thực

Cốt truyện là yếu tố cơ bản nhất của tự sự truyền thống Mỗi tác phẩm thường có một cốt truyện hoàn chỉnh Cốt truyện tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn và tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ cho chủ đề, tư tưởng của tác phẩm Vì thế, cốt truyện đã từng là yếu tố quan trọng bậc nhất không thể thiếu trong bất kỳ một văn bản tự sự nào

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì cốt truyện là hệ thống các sự

kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch [14, 386]

thống những sự kiện, chi tiết, tình tiết khác nhau Nghĩ về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu hình dung: Truyện ngắn như mặt cắt giữa một thân cây

cổ thụ Chỉ liếc qua những đường vân trên cái khoanh gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc [8, 332] Do vậy, hướng

tiếp cận và cách thức lựa chọn, xây dựng cốt truyện của truyện ngắn c ng

có những đặc trưng riêng Cốt truyện đư c quan niệm là một hệ thống các

sự kiện được phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề,

tư tưởng của tác phẩm [23, 39] Cốt truyện của truyện ngắn có nhiều biểu

hiện đa dạng và phong phú thể hiện những chức năng, giá trị khác nhau trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của thể loại

Trang 17

Thực chất việc tạo nên cốt truyện hay, có chiều sâu là cách thức tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao trong một hình thức nhỏ, là khả năng ôm trùm bao quát hiện thực, là sức chứa chất liệu đời sống hay khả năng của nội dung phản ánh hiện thực Vấn đề của một số truyện ngắn hiện nay là vấn đề dung lư ng hiện thực và khả năng phản ánh cuộc sống Xu hướng tiểu thuyết hóa thể loại truyện ngắn đư c nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá xác

đáng: Dung lượng truyện ngắn ngày nay rất lớn, trong độ ba trang mấy

nghìn chữ mà rõ một cuộc đời, một kiếp người, một thời đại Các truyện ngắn bây giờ rất nặng, dung lượng của nó là dung lượng của cả cuốn tiểu thuyết Sự xâm nhập mạnh mẽ của tư duy tiểu thuyết tạo cho truyện ngắn: Một sức chứa lớn hơn nhiều so với bản thân chúng và mở rộng khả năng thể loại đến độ ngạc nhiên [1,4]

Trước năm 1975, cốt truyện ít nhiều chịu áp lực của sử thi, truyện ngắn chú ý tạo dựng những cốt truyện chặt chẽ với tình huống gay cấn, căng thẳng Âm hưởng chủ đạo là ng i ca, khẳng định Truyện ngắn giai đoạn này c ng đã hướng tới cốt truyện tâm lý, phản ánh vẻ đẹp nội tâm của con người nhưng chưa có nhiều trang thể hiện sâu sắc diễn biến tâm lý và

cái tôi nội cảm của nhân vật Sau năm 1975, nhất là trong những năm gần

đây, thực tiễn văn học đã chứng minh cái tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn của

truyện ngắn không chỉ là những cốt truyện rạch ròi, những sự kiện trọng

đại, những tình huống căng thẳng, những xung đột bên ngoài, mà còn là những cảnh ngộ đời thường, những tính cách nhân vật giàu tâm trạng và nhận thức cá nhân với cuộc đời và những người sống bên mình Cốt truyện

đã vận động đổi thay trong sự phát triển của thể loại, xuất hiện những cốt truyện đầy bi kịch, những cốt truyện đầy tâm trạng, cốt truyện có đầu có cuối, cốt truyện vô hậu, phi kết cấu, có cốt truyện phản ánh hiện thực đương đại, có cốt truyện ảo, cổ tích Với khả năng biến hóa linh hoạt trong

Trang 18

cách xây dựng cốt truyện, truyện ngắn là thể loại thuận l i để biểu đạt một cách tự nhiên, cụ thể những nỗi niềm, những tâm sự thầm kín đầy bí ẩn của con người

Thu đã đánh giá tổng quát như sau: Trong những năm gần đây, truyện

ngắn có xu hướng tự nới mở đa dạng hơn trong cách diễn đạt Cốt truyện vận động thay đổi trong sự phát triển của thể loại… Truyện ngắn hôm nay ngày càng tăng cường cốt truyện bên trong, biểu lộ trạng thái tâm tưởng của nhân vật chính, giảm bớt cốt truyện hành động bên ngoài

kiện căn bản cho truyện ngắn của tác giả đó thành công Thời gian gần đây, truyện ngắn đương đại Việt Nam phát triển một cách rầm rộ, kéo theo nó là

sự cách tân không ngừng, trong đó có sự cách tân phong phú của cốt truyện Tiêu biểu như song hành cùng với cốt truyện mang sắc thái kịch thì càng về sau lại xuất hiện nhiều cốt truyện có yếu tố trữ tình

kiểu cốt truyện Đó là cốt truyện vừa mang tính truyền thống vừa mang hơi thở hiện đại Khi khảo sát truyện ngắn của Phạm Hoa, bề ngoài chúng ta tưởng như ông vẫn sử dụng kỹ thuật viết truyền thống theo quy luật tự nhiên của sự kiện Nhưng khi đọc kỹ, khám phá bên trong của mỗi tác phẩm, ta lại thấy văn phong của ông là cả một thế giới sáng tạo Điều đó tạo cho Phạm Hoa có một dấu ấn trong việc xử lý các mối quan

hệ Đó là mối quan hệ giữa cốt truyện biên niên, cốt truyện đảo lộn thời gian trần thuật

1.1.2 Cốt truyện mang dáng dấp truyền thống

Cốt truyện truyền thống có thể hiểu là người kể dường như không quan tâm nhiều tới một cốt truyện đầy đủ Ở cốt truyện này người kể

Trang 19

thường chú ý đến sự kiện để lý giải, cắt nghĩa, minh họa cho một vấn đề mà người kể đưa ra Đó là một số cốt truyện hoàn toàn có sự kiện mà không có biến cố, các sự kiện, tình tiết cứ đan cài một cách đầy ngẫu hứng và không theo một sự sắp xếp nào cả

Truyện ngắn của Phạm Hoa có nhiều truyện thường viết theo kiểu cốt truyền này Nguyên nhân là ông thường viết bằng những hồi tưởng, bằng những kỷ niệm, bằng nỗi nhớ của người lính đang làm nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ quốc, họ nhớ quê hương, gia đình, người yêu… Đó là cách viết hết sức đơn giản về những câu chuyện đời thường mang tính tự truyện Kiểu cốt truyện đơn giản này, phần lớn đều lấy từ cuộc đời thực của nhà văn hoặc những điều ông mắt thấy tai nghe Chính vì thế những cái

đư c phản ánh trong truyện ngắn của Phạm Hoa không phải là một thế giới tưởng tưởng mà bao giờ c ng xuất phát từ con người cụ thể, những sự kiện, những câu chuyện có thật hoặc chắt lọc từ cuộc sống Tiêu biểu như các

truyện ngắn: Ngày không bình thường, Tiếng chim, Chuyện quê ta, Em là

cô thanh niên xung phong…

gái sống trên vùng núi Văng Mu Tác giả kể về cuộc sống sinh hoạt, công việc hàng ngày của các cô là phá mìn, nối lại s i dây liên lạc - đó là một nhiệm vụ đầy gian nan, thử thách Nhưng các cô coi công việc là một phần quan trọng của cuộc sống, họ sẵn sàng đặt niềm tin vào tương lai, vào một

ai đó, một ngày nào đó Trong một tháng, năm cô gái sống chờ đ i nhất

một ngày: Đó là một buổi sớm của ngày hai mươi - ngày không bình

thường của tiểu đội thông tin trên đèo Văng Mu, điểm chốt của điểm cao trên một ngàn mét Là ngày vui của các cô gái Hôm nay, họ sẽ nhận được thư nhà, thư bè bạn, thư người yêu [19, 304] Các cô đều có tâm trạng hồi

hộp, lo lắng và không ai bảo ai họ đều dậy sớm hơn, tính tình c ng vui vẻ

Trang 20

hơn, vừa làm nhiệm vụ vừa tíu tít kể chuyện tình yêu của mình và mong

đư c nghe thư của người nhà, người yêu… Đó là một câu chuyện có cốt truyện đơn giản nhưng giàu ý nghĩa

văn đưa vào thế giới của sự nhớ nhung, niềm tin yêu cuộc sống nhưng c ng chất chứa nhiều nỗi buồn của nhân vật Đó là tình yêu đơn phương của

nhân vật tôi dành cho cô thanh niên xung phong có tên là Hạnh Khi anh

nằm ở bệnh viện dưỡng thương, tình yêu ấy càng đư c nuôi dưỡng, anh

nghĩ: Thế là! Tôi đã yêu! Thế ra người ta vẫn có thể yêu một cô gái mà

người ta chỉ mới gặp một lần! Hạnh đã nhen vào lòng tôi cái ngọn lửa tình yêu và nỗi nhớ vừa làm người ta sung sướng, vừa làm người ta khổ sở [19,

120] Tình yêu đó chính là sức mạnh, là động lực để chiến sĩ lái xe miệt

mài làm tốt nhiệm vụ và hy vọng sẽ gặp đư c Hạnh để thổ lộ tình cảm

thực hiện đư c ước nguyện là xây dựng hạnh phúc gia đình Việc tìm v gấp rút cho Khang nghe c ng thật thú vị, rất nhiều đám đư c anh em giới thiệu nhưng cô thì đã có người yêu, cô thì Khang không ưng, cô thì ít tuổi quá Cuộc tìm v đang đi vào ngõ cụt thì thật bất ngờ duyên phận đã đưa Khang đến với Thu Thu vì thương các anh bộ đội, đồng cảm với hoàn cảnh của người lính nên trải qua một thời gian suy nghĩ Thu đã nhận lời đến với Khang Khi trở thành v chồng của nhau, Khang cảm thấy thật

hạnh phúc, may mắn lấy đư c Thu: Mãi sau, Khang mới hiểu hết ý nghĩa

của cặp vợ chồng anh Thì ra, người ta vẫn có thể sống với nhau thật hạnh phúc bằng tình cảm như của người anh đối với người em, bằng tình bạn, bằng một sự cảm thông sâu sắc, bằng một cái gì lớn hơn cả tình yêu [19,

178] Đó là câu chuyện xây dựng hạnh phúc gia đình của người lính đư c tác giả tái hiện lại trong truyện Chuyện quê ta với một kết thúc thật đẹp

Trang 21

Phạm Hoa không triết lý, to tát, ồn ào mà tập trung viết về những chuyện đời thường đư c lồng vào những câu chuyện có cốt truyện đơn giản Hiện thực đư c ông chưng cất bày lên trang sách một cách tự nhiên tự tại, bộn bề thế sự Khoảng cách giữa văn chương và hiện thực vì thế đư c rút ngắn lại

1.1.3 Cốt truyện phi trật tự tuyến tính

Khi xây dựng cốt truyện, nhà văn có thể tạo ra một hoặc nhiều đường dây sự kiện đan xen và bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật nội dung

tư tưởng của tác phẩm Trong thực tế thì các thành phần của cốt truyện không phải khi nào c ng đư c trình bày tuần tự theo trật tự nhân quả liền mạch của chuỗi sự kiện Việc xáo trộn trật tự trước sau của cốt truyện để

tạo ra một trật tự trần thuật theo dụng ý của tác giả là việc làm quen

thuộc nhằm mang lại một hiệu quả nghệ thuật cùng sự hấp dẫn cho tác

phẩm, như Lotman và Uspensky định nghĩa: Trần thuật là thay đổi, là sự

đổi thay vị trí của các yếu tố trong nội bộ cốt truyện Việc mở đầu tác

phẩm bằng hiện tại rồi ngư c về quá khứ, bắt đầu khi sự kiện đã xảy ra rồi

đi tìm nguyên nhân, nguồn cội của nó (hay từ phát triển quay lại thắt nút)

là kiểu trần thuật phổ biến thường gặp Suy cho cùng, việc sáng tạo cốt truyện bị đảo trật tự thời gian phụ thuộc chủ yếu vào ý đồ sáng tác và quan niệm về giá trị cốt truyện của tác giả Sự phức tạp và biến động của đời sống xã hội đã làm nảy sinh rất nhiều phương tiện và phạm vi hiện thực mới mẻ cần đư c khám phá, lý giải Như vậy, xu hướng phản ánh cuộc sống đa chiều đã xuất hiện trong nhiều truyện ngắn thời kỳ sau này

Do vậy, cốt truyện đư c tổ chức linh hoạt với nhiều ngã rẽ hơn

Trong truyện ngắn của Phạm Hoa, ta thấy nhà văn đã tạo ra sự đan xen của nhiều mạch truyện giữa mạch quá khứ và mạch hiện tại, hay sự song song tồn tại cái thực và cái ảo… Nhà văn thường xây dựng kiểu cốt

Trang 22

truyện có sự xáo trộn về thời gian nghệ thuật, đan xen những sự kiện quá khứ và hiện tại để đối chiếu và soi tỏ nhằm khắc họa sâu sắc hình tư ng nhân vật, bộc lộ tối đa tư tưởng chủ đề của tác phẩm Trong truyện ngắn của ông, cốt truyện thường đư c bắt đầu ở thời hiện tại sau đó trở về quá khứ rồi lại quay về hiện tại Ở một số truyện ngắn khác có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, tạo điều kiện cho nhân vật bộc lộ tình cảm, suy nghĩ hành động của mình trong các giai đoạn khác nhau Tuy nhiên, sự kết h p giữa quá khứ và hiện tại trong truyện ngắn của Phạm Hoa không chỉ dựa trên diễn biến nội tâm của các nhân vật mà chúng ta còn thấy

đư c qua chính lối tổ chức các sự kiện của nhà văn Chính sự h p lý, lôgic của các sự kiện khiến các sự kiện trong quá khứ c ng hiện lên một cách rõ nét và gần g i như trong hiện tại Mô hình cốt truyện đư c khái quát như sau:

* Thời điểm hiện tại: Nhân vật xuất hiện

* Thời điểm quá khứ: Những hồi tưởng của nhân vật

* Trở lại thời điểm hiện tại: Kết thúc truyện, những so sánh chiêm nghiệm của nhân vật

Rất nhiều truyện ngắn của ông đư c xây dựng với mô hình cốt truyện trên, trong đó triển khai các chi tiết, sự kiện tạo thành các mạch hiện tại - quá khứ - hiện tại khá linh hoạt Sự đảo lộn trật tự thời gian là một trong những cách kéo gần thời gian quá khứ về thời gian hiện tại, làm cho tất cả các sự kiện, sự việc đồng hiện cùng một lúc, làm nên những mảng màu đa dạng của cuộc sống Từ đó, giúp người đọc có thể soi chiếu vấn đề đặt ra trong tác phẩm dưới nhiều góc độ khác nhau, nhất là nó có khả năng hình dung thành nhiều liên tưởng bất ngờ, phức tạp cho độc giả

Có khi người đọc phải sắp xếp lại trật tự thời gian của cốt truyện thì mới

có thể hiểu đư c những diễn biến của truyện Chính sự nhập nhằng đôi

Trang 23

khi khó phân định ranh giới giữa hiện tại và quá khứ ấy khiến người đọc trong quá trình sắp xếp lại các sự kiện theo thời gian buộc phải có những suy nghĩ sáng tạo và liên tục đặt ra những câu hỏi mang tính dự cảm, đoán định

Ở truyện ngắn Không gian chiến tranh, tác giả đưa bạn đọc về thời

chiến để hiểu hơn số phận người lính, câu chuyện tình yêu dang dở của họ

để rồi quay về hiện đại, bạn đọc sẽ có cái nhìn chân thật, hiểu hơn số phận người lính sau chiến tranh Truyện đư c mở đầu bằng một hình ảnh ở thời

điểm hiện tại: Tôi không có ý định tìm kiếm lại bạn bè sau những năm

chiến tranh Ngày nay, không một ai lại đủ điều kiện để thực hiện cái điều viển vông đó Nhưng vừa rồi, nghề làm báo lại đưa tôi đến một miền của tỉnh N [19, 317], đến đây nhân vật tôi đã gặp người quen ở chiến trường

năm xưa đó là Tình và những ký ức, những câu chuyện c ở chiến trường

ùa về Trước hết là câu chuyện tình cảm của nhân vật tôi dành cho Tình:

Trong cái thế giới thật hạn hẹp ấy, Tình trở thành người đẹp, nhân vật trung tâm, và trở thành một cái gì đó lớn lao hơn nhiều Không thiếu gì các chàng trai chúng tôi đã thầm yêu tình, viết thư, gặp mặt, tặng quà Tất nhiên loại người nhút nhát như tôi, cũng chỉ dám ôm ấp một tình cảm trìu mến, mãi mãi không được nói ra khỏi miệng, viết ra thành chữ [19, 319] Với nhân vật tôi, Tình đã trở thành câu chuyện tuổi trẻ của anh, một

tình yêu mãi mãi đư c giấu kín Từ tình cảm đó, nhân vật tôi luôn dõi

theo Tình và biết đư c câu chuyện tình yêu giữa Tuấn và Tình gặp rất nhiều thử thách, ngăn cách lớn nhất có lẽ là về không gian chiến tranh vì

thế họ đã mất liên lạc Kết thúc chiến tranh, Tình vẫn tiếp tục đi tìm người

yêu nhưng vẫn không có tin tức gì Tình đã chờ đ i Tuấn hơn mười năm

để giờ đây, Tình mới dám quên đi mối tình đẹp nhưng dang dở ấy để đến với một tình yêu mới Như vậy, sau mỗi số phận người lính trong và sau

Trang 24

chiến tranh, ta thấy những dư âm khắc khoải trong những trang viết của Phạm Hoa

Mỗi nhân vật có thể tạo nên không chỉ một mạch truyện mà có thể đan xen nhiều mạch truyện bằng những đoạn hiện tại, quá khứ, suy

tưởng… Trong truyện Người đi cuối cùng câu chuyện tình yêu, câu

chuyện về những gian nan trong chiến tranh mà Quảng phải đương đầu

đư c thể hiện thông qua một hệ thống các chi tiết sự kiện Câu chuyện

này đã đư c Quảng kể lại cho nhân vật tôi trong đ t hành quân chiến dịch biên giới và đư c nhân vật tôi kể lại dưới cái nhìn, cách đánh giá của

chính anh Quảng là một đại đội trưởng nghiêm khắc, làm việc một cách khoa học, luôn đư c đồng đội yêu quý, kính trọng Quảng hết mình vì

công việc: Ở đây, Quảng bận rộn suốt ngày Nhất là những ngày cuối

năm này Tình hình biên giới căng thẳng đến mức các cuộc họp cán bộ chỉ huy đã phải bàn đến công việc nghiêm túc nhất [19, 142] Công việc

chịu nhiều áp lực, đặt nhiều trọng trách lên vai, Quảng tưởng đư c sự cảm thông, động viên của người yêu nhưng những bức thư mà Thanh gửi cho Quảng càng làm cho anh mệt mỏi Thanh muốn Quảng từ bỏ chiến trường, từ bỏ nơi hiểm nguy này để đến với một vùng đất bình yên hơn Quảng từ chối lời đề nghị này, Quảng muốn gắn bó với chiến trường, muốn chia sẻ những gian nan, khó khăn mà các đồng chí, đồng đội đang ngày đêm phải đương đầu Với chính nghĩa cử cao đẹp, luôn nghĩ cho người khác, đặt l i ích dân tộc lên trên l i ích cá nhân, Quảng đã hy sinh bản thân mình để cứu lấy đồng đội Trở lại về thời gian hiện tại, ta thấy Quảng đang nằm ở bệnh viện, phải rời chiến trường để điều trị vết thương Chính khoảng thời gian ba tháng nằm ở bệnh viện, Quảng đã gặp

đư c Hải - một người bạn đã có tình cảm với Quảng từ thời đại học Cùng

là bộ đội, cùng có tư tưởng chung nên sau khi xuất viện trở về chiến khu

Trang 25

Quảng đã không nhắc đến Thanh nữa mà anh chỉ nhắc đến Hải Như vậy, truyện đã phân chia thành nhiều khúc đoạn kể về những thăng trầm của cuộc đời Quảng, mỗi một khúc đoạn ta lại thấy những đoạn đời, những suy nghĩ, tâm trạng của Quảng là khác nhau

Truyện ngắn Thời gian như dòng sông đưa ta vào thế giới của các

cô cậu sinh viên trường đại học Y khoa, những câu chuyện tình yêu thú vị của họ Chính vì phải lựa chọn cho mình một người đàn ông làm chỗ dựa, nhân vật chính trong câu chuyện đã có rất nhiều suy tư, trăn trở Hiện tại, Thủy có hai sự lựa chọn: Khánh - một anh chàng kỹ sư trẻ hào hoa sống tại Hà Nội, gia đình có điều kiện, nếu Thủy lấy Khánh, Thủy sẽ có một cuộc sống đầy đủ; Cương - một anh chàng có kiến thức uyên bác, thủ khoa của trường Tổng h p, Cương có một tiền đồ vững chắc Thủy nghiêng về Cương nhiều hơn, Thủy đã quay trở về quá khứ để nhớ lại tình

cảm giữa Cương và Thủy: Cương và Thủy cùng học một trường phổ

thông Do cảm phục sự thông minh của Cương mà Thủy đã yêu anh [19,

221], Có lẽ ngày còn nhỏ, hai người gần gũi với nhau hơn Thủy đã từng

khóc vì nhớ Cương khi anh phải theo bố đi nghỉ hè ở Sa Pa [19, 221] Quay

trở về quá khứ, bạn đọc đã biết đư c Thủy yêu Cương vì sự thông minh

c ng như đức tính hiền lành của anh, tình cảm đó đư c cả hai nuôi dưỡng trong âm thầm Vì sự nhút nhát cộng thêm hoàn cảnh gấp phải trở vào Nam, Cương đã không bộc lộ đư c tình cảm của mình Cương đã đánh mất

cơ hội, Thủy chọn Khánh trở thành người đàn ông trong cuộc đời mình Truyện đư c viết theo cốt truyện phi trật tự tuyến tính đã giúp nhà văn xây dựng đư c những nét tính cách độc đáo của nhân vật Trong tình yêu, mỗi người sẽ có cách thổ lộ tình cảm riêng nhưng đều đáng trân trọng

Qua những câu chuyện trên, ta thấy chức năng lớn nhất của loại cốt truyện này là khả năng bao trùm hiện thực cuộc sống phức tạp, nó không

Trang 26

chỉ phản ánh mà còn nhằm lý giải hiện thực Quan sát hiện thực dưới góc nhìn thế sự - đời tư, tác giả đã lựa chọn những chi tiết đời thường, bình dị hàng ngày, những chi tiết, sự kiện có vẻ đơn giản, nhỏ bé, thậm chí có vẻ tản mạn nhưng lại có khả năng chuyển tải những vấn đề lớn lao của cuộc sống Truyện ngắn Phạm Hoa có khả năng dồn nén, dung chứa một lư ng lớn chi tiết, sự kiện đan xen là những tình huống truyện độc đáo, hay sự đảo ngư c thời gian hoặc những truyện mang đậm cốt truyện truyền thống Người đọc sẽ có cái nhìn bao quát diễn biến cuộc đời nhân vật, những biến động thăng trầm trong số phận con người, thậm chí những góc khuất nhỏ trong tâm trạng con người c ng đư c bày tỏ rõ ràng

Nằm trong mạch vận động chung của văn học thời hiện đại, một số

truyện ngắn của Phạm Hoa như Đùa của tạo hóa, Mỗi thời của họ, Con

thú… với xu hướng tiểu thuyết hóa đã tìm đến một lư ng chi tiết, sự kiện

đa dạng mang những giá trị biểu hiện mới và tổ chức hệ thống chi tiết sự kiện một cách linh hoạt, sinh động hơn

1.2 Nhân vật

1.2.1 Những vấn đề chung về nhân vật

Nhân vật văn học là đối tư ng để nhà văn khái quát, phân tích đời sống và tái hiện bằng các phương tiện đặc trưng của văn chương Nói đến

nhân vật văn học là nói đến khả năng dùng để chỉ hiện tượng các cá thể

con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức và tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ [35, 73]

Xem xét vai trò của nhân vật đối với hình thức tác phẩm, trong

cuốn Văn chương dẫn luận G.N.Pospelov nhấn mạnh: Nhân vật là

phương tiện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm Nó quyết định phần lớn vào cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu

Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức tác phẩm Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, sự đánh giá,

Trang 27

lý giải, sự miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả Có thể nói, yếu tố nhân vật chi phối mạnh mẽ đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm

Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn

về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ quan niệm của mình về con người và cuộc sống Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp

trong Đất nước đứng lên, chị Sứ trong Hòn Đất…) nhưng nhớ rằng văn

học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ, tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề hiện thực của cuộc sống Betông

Brecht cho rằng: Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không đơn giản

là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ, tư tưởng của tác giả

Xét một cách chung nhất, nhân vật văn học là thành tố quan trọng trong tác phẩm, là phương diện để nhà văn phản ánh đời sống và đư c nhà văn xây dựng bằng những yếu tố nghệ thuật độc đáo Nghiên cứu về tác phẩm văn chương cần phải tiếp cận nhân vật để chỉ ra cái mới trong ngòi bút của nhà văn và đưa ra kết luận về những đóng góp riêng của nhà văn

đó Mỗi nhà văn thường có nhân vật trung tâm, ở đó thể hiện rất rõ phong

Trang 28

cách nhà văn, đồng thời thông qua nhân vật có thể tìm hiểu quan niệm của nhà văn về hiện thực cuộc sống đã đư c khái quát

Đến với truyện ngắn Phạm Hoa, nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng, nhân vật là linh hồn của mỗi tác phẩm, là người phát ngôn cho tư tưởng nhà văn, thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả Việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Phạm Hoa là việc làm

hùng mạnh như thế! Với tinh thần Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà

lòng phơi phới dậy tương lai nhân dân ta đã làm nên kì tích vang dội Con

người Việt Nam đã phải chịu sự tác động ghê gớm của cuộc chiến tranh trường kì ấy Nay hòa bình đã trở lại nhưng những dư âm của chiến tranh vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với con người thời hậu chiến Sự tác động của chiến tranh và trong hòa bình vẫn là chủ đề của văn học hôm nay Bên cạnh các tác giả khác, Phạm Hoa đã tái hiện chân dung của người lính trong và sau chiến tranh một cách khá độc đáo

Người lính trong truyện ngắn Phạm Hoa đư c nhìn nhận với cuộc sống đầy biến động, Phạm Hoa đã đem đến cho người đọc hình tư ng người lính với những giọng nói riêng, tính cách riêng Mỗi con người một

số phận, mỗi con người với niềm đau, hạnh phúc riêng trong cảm nhận về thực tại… tất cả, họ đều hiện lên trang giấy như nỗi ám ảnh về quá khứ đầy đau thương nhưng rất đỗi anh hùng

Trang 29

Những cuộc chiến tranh bom đạn đầy đau thương, tưởng như chôn vùi mọi hạnh phúc nhưng ta vẫn bắt gặp chất thơ mộng trong một vài truyện ngắn của Phạm Hoa viết về người lính với những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, tinh thần yêu nước tha thiết Bên cạnh chiến trường đầy đau khổ là những câu chuyện về tình yêu đôi lứa, tình mẹ con, tình đồng chí đồng đội

Một mối quan hệ không thể thiếu đư c trong tâm hồn của mỗi chiến

sĩ xung trận đó là tình yêu đôi lứa Tình yêu trong chiến tranh tuy có lúc

âm thầm, lặng lẽ nhưng tận sâu trong trái tim vẫn là những phút rộn ràng, nồng nhiệt Tình yêu ấy lớn lên trong mưa bom, bão đạn và sẽ thăng hoa trong ngày chiến thắng trở về Điều đó thể hiện rất rõ qua tình yêu của

Quỳnh và Chi trong truyện Dô…tá dô…ta, chính mối tình ấy đã giúp

Quỳnh vư t qua bao khó khăn, gian khổ, lấp đầy khoảng trống cô đơn

trong anh Tình yêu của Quỳnh dành cho Kim Chi đã đư c nhân vật tôi người bạn thân của Quỳnh nhận xét rằng: Tôi biết Quỳnh rất yêu người

-con gái này Đã có lần tôi bắt được giữa lúc bom đạn đang ném xuống trọng điểm, đèo tắc, Quỳnh đã giở ảnh Kim Chi ra ngắm [19, 133] Tình

yêu đó không chỉ là niềm hy vọng mà còn tiếp thêm sức mạnh vư t qua những khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ của chiến sĩ lái xe trên chiến trường khốc liệt

Trên con đường hành quân, những người lính với bao suy nghĩ cứ mải cất giấu trong đầu Những mối tình thơ mộng để dành cho ngày chiến thắng, dành cho những câu chuyện quyết tâm trở về Câu chuyện tình yêu

đã len lỏi vào cuộc sống hàng ngày của cô thanh niên xung phong như

tình yêu của Bạo và anh chàng sinh viên trong truyện ngắn Ngày không

bình thường: Bạo là cô gái siêng năng và chăm chỉ Khi yêu, tình yêu của

cô cũng rất mạnh mẽ Trong tâm hồn cô gái trẻ này một khoảng rộng yên

Trang 30

tĩnh, đằm thắm và thiết tha dành cho người mình yêu [19, 310] Bạo

thường kể những kỷ niệm tình yêu của mình cho Minh nghe - cô hào hứng, vui vẻ, có phần rất trẻ con khi kể lại những điều tốt đẹp đó Tình yêu chính là động lực thúc đẩy bước chân người lính quyết dành độc lập,

là vị thuốc xoa dịu mọi nỗi đau thể chất

Những người lính ra mặt trận không chỉ chịu gian khổ mà còn cất giấu một nỗi lòng nhớ quê hương, người đi và người ở, ai chẳng thương, chẳng lo, chẳng xót Đó là tinh thần yêu nước, tinh thần phục vụ cho l i ích dân tộc qua nhiều thế hệ gia đình Những con người cầm súng mạnh

mẽ, gan dạ nhưng đôi khi c ng có những khoảng lặng khi họ nhớ về gia đình - nỗi nhớ ấy càng khích lệ tinh thần để người lính cầm chắc súng tiến lên giành tự do Như tình cảm của Khang dành cho v - đôi v chồng trẻ

mới lấy nhau đư c mấy ngày anh đã phải lên đường làm nhiệm vụ: Khang

càng thương Thu Anh viết thư cho cô rất đều Anh vẫn ở tiểu đoàn pháo binh Cuộc sống của họ nhập vào cái bình thường của hàng nghìn, hàng vạn đôi vợ chồng bộ đội khác [19, 178] Qua câu chuyện của gia đình

Khang và Thu nói riêng trong truyện ngắn Chuyện quê ta và tất cả các gia

đình trong thời chiến nói chung càng tỏa sáng hơn, nó như một s i dây bền chặt để hướng tới một tương lai tốt đẹp - đó là độc lập, sum họp bên gia đình

Có thể nói, dù chiến tranh có khốc liệt, giặc ngoại xâm có tàn bạo đến đâu thì mỗi con người, từng người lính trong họ vẫn luôn dạt dào tình cảm Họ nối kết với nhau bằng tình cảm chân tình, nhẹ nhàng nhưng bền chặt Tất cả điều ấy làm nên một sức mạnh đoàn kết, vững chắc để hướng đến ngày mai đất nước hòa bình

Bên cạnh niềm vui, hạnh phúc trong tình yêu, tình cảm gia đình, tình đồng chí đồng đội, người lính còn phải chịu bao vất vả, gian nan,

Trang 31

phải đương đầu với bao nỗi khó khăn Đọc truyện ngắn Phạm Hoa, người đọc luôn nhận ra sự bất hạnh khác nhau của từng nhân vật - đó là nỗi đau,

sự mất mát của người lính trong chiến tranh

Nam trong truyện ngắn Nguyên vẹn hy sinh cả tuổi trẻ, cả tình yêu

để nhận lĩnh án với căn bệnh lạ mà chỉ người làm ra - đa mới hiểu đư c Nam vừa đau đớn vì căn bệnh vừa cảm thấy bế tắc Nỗi đau tinh thần, nỗi đau thể xác cứ dày vò nên anh quyết định rời xa hạnh phúc đích thực của đời mình Nam rời xa Doan không một lý do, anh chấp nhận tất cả sự thù hận của Doan và anh chỉ biết vùi đầu vào công việc, ở lỳ trong chiến trường để cố quên đi những kỷ niệm đẹp nhất của đời anh Khi chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại thì sự thật về con người Nam, về căn bệnh quái ác đang hủy hoại dần sức khỏe trong anh mới đư c Nam giãi bày, tâm sự, và Nam vẫn giữ một tình yêu nguyên vẹn dành cho Doan, niềm

vui nhất của Nam những năm sau chiến tranh là: Anh vẫn sống bình yên,

và nếu làm được tiền, lại mua quà cho những đứa con của Doan Trong hai đứa bé kháu khỉnh, thông minh, cô bé gái mẹ nó đặt tên là Thùy Nam

[19, 400]

Chiến tranh, những hy sinh mất mát là nhiều vô kể Bên cạnh Nam,

ta còn bắt gặp hình ảnh người lính trong Những người mẹ, Hiệp vì thương

mẹ ở nhà cô đơn, Hiệp đã lấy v để có người chăm sóc, bầu bạn cùng mẹ già Tưởng chừng cuộc hôn nhân của anh thật hạnh phúc, viên mãn nhưng khi đứa con chào đời, chính thời khắc thiêng liêng đó anh đã phát hiện ra một sự thật đau lòng, đứa con mà anh dồn tất cả tình yêu thương không

phải là con mình, anh cảm thấy rằng: Nhưng cũng lạ thay, anh không hờn

giận, ghen tuông, căm ghét Anh chỉ thấy mình đã nhầm, còn Ngoan như suốt một năm qua, cô đến ở nhờ trong nhà anh để sinh đứa con của riêng

cô Thế là hết Lòng Hiệp tan hết mọi cảm xúc, khiến anh dửng dưng

Trang 32

không có một biểu lộ nào khác [19, 244] Đó là một bi kịch gia đình mà

Hiệp phải gánh lấy Như vậy, dưới bom đạn của chiến tranh, nó không chỉ cướp đi tuổi trẻ, sự tự do mà nó còn lấy đi bao hạnh phúc của gia đình

Tuấn và Tình trong truyện ngắn Không gian chiến tranh đã đư c

nhà văn xoáy sâu vào nỗi đau của tình yêu trong sự xa cách về không gian

địa lý: Xe càng chạy, Tình càng có cảm giác như ngọn đèo xích lại gần

Nhưng cảm giác đánh lừa cô: Chính cô cũng thừa biết, một vòng bánh xe quay là cô đã đi xa anh vài bước [19, 347] Từ lúc đó đến khi đất nước

hòa bình Tuấn và Tình mãi mãi không gặp nhau, họ không kịp thực hiện ước nguyện Đó chính là bi kịch tình yêu trong cuộc đời của Tuấn và Tình Bi kịch của họ c ng là bi kịch của nhiều người lính đã hy sinh tất cả cho cuộc sống, hạnh phúc của mình cho mọi người nhưng cái mà họ nhận lại chỉ là những khổ đau, mất mát, những đắng cay xót xa

Qua truyện ngắn của Phạm Hoa, chúng ta thấy chiến tranh đư c nhìn một cách toàn diện hơn Bên cạnh giai điệu anh hùng ca ng i cuộc chiến đấu của dân tộc thì một vài truyện ngắn của Phạm Hoa đư c viết sau năm 1975 tập trung nhìn nhận cuộc chiến thắng bằng con mắt đời thường Những đau thương dồn nén trong thời chiến tạm lắng lại, họ đứng

ở vị trí con người để quan sát, chiêm nghiệm những vấn đề thời sự, hồi ức

về những ngày đã trải nghiệm Như vậy, nhân vật người lính trong truyện ngắn Phạm Hoa là những con người quá khứ đư c nhìn từ hiện tại, hay đó

là những con người của hiện tại nhưng chìm lấp trong quá khứ Từ cái nhìn đa chiều, nhân vật người lính của Phạm Hoa toát lên nhiều góc độ, chiều sâu bi kịch trong tâm hồn

1.2.2.2 Nhân vật người phụ nữ

Ngay từ truyện ngắn đầu tay của mình, Phạm Hoa đã có ý thức lấy

số phận người phụ nữ làm tâm điểm để phát hiện những dao động bất thường của đời sống

Trang 33

Nếu như trong thời chiến, hình ảnh người phụ nữ trong Ngày không

bình thường đã cho chúng ta thấy đư c sức sống mãnh liệt của các cô

thanh niên xung phong, họ luôn tin vào tương lai, tin vào cách mạng và ấp

ủ, nuôi dưỡng cho mình một tình yêu đẹp; đến nhân vật Phương và Cúc

trong Tiếng chim, họ là những cô gái gan dạ, d ng cảm, luôn đặt nhiệm vụ

của dân tộc lên trên l i ích cá nhân hay người mẹ già cả, cô đơn nén nỗi

đau mất con để sống, để làm điểm tựa cho con dâu và cháu gái (Những

người mẹ)… Họ là người phụ nữ mẫu mực, có nghị lực mạnh mẽ, sẵn

sàng hy sinh để chiến đấu cho độc lập tự do của Tổ quốc đó Những hình ảnh đó chính là sự lý giải cho những vấn đề của thân phận chiến tranh

Ngày nay, Phạm Hoa đã thông qua hình tư ng những người phụ nữ

để lý giải những căn bệnh mới của đời sống hiện tại Đó là sự loạn nhịp của lối sống, sự băng hoại về đạo đức, nhân cách Nhiều truyện ngắn của ông tạo đư c nỗi ám ảnh về sự mong manh của kiếp người, về lối sống vị

l i dẫn đến sự phá vỡ những giá trị đạo đức truyền thống, phá vỡ cấu trúc gia đình Vì thói đời đen bạc, “tình đời xôi thịt” v phản bội chồng như

Loan trong Di căn; vì chạy theo l i ích trước mắt, lớp trí thức trẻ dễ dàng

sa ngã và hậu quả cuối cùng sinh ra cho đời những đứa trẻ “bất thành

nhân” như Ánh Ngọc trong Mèo hoang Vì lối sống buông thả, với triết lý

“chụp giật” mà các thiếu nữ thời nay sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng trả giá

và không cần biết đến ân hận như Sanh trong Mỗi thời của họ… Phạm

Hoa mang đến cho chúng ta hình tư ng những con người ở khía cạnh đời thường: họ không còn là những người phụ nữ thuần chất, họ c ng có những khuyết điểm, c ng mỏng manh, yếu đuối, chao đảo trước mọi va đập của hoàn cảnh như bất kì con người bình thường nào Tác phẩm của Phạm Hoa, vì thế, chứa đầy nỗi buồn, cô đơn, nó chỉ nảy sinh ở những tâm hồn đa cảm Nó mang tính hướng thiện và tính nhân văn sâu sắc

Bên cạnh đó, Phạm Hoa mang đến cho bạn đọc sự sáng tạo mới mẻ

Trang 34

về hình tư ng nhân vật phụ nữ cá tính Đến với tác phẩm Di căn, hình ảnh

ám ảnh nhất với bạn đọc chính là hình ảnh một đứa bé bị mẹ bỏ rơi, sống trong sự chăm sóc vụng về của cha Chính điều đó đã hình thành nên tính cách mạnh mẽ nhưng rất ngang bướng trong em, em càng thương cha bao nhiêu thì căm giận người mẹ bấy nhiêu, trong đầu cô bé tội nghiệp kia lúc nào c ng có ý định trả thù người mẹ đã bỏ rơi cha con em để chạy theo người đàn ông giàu có - đó chính là Thu Hoài Hay đó là cuộc “quyết đấu

vĩ đại” để giành lấy tình yêu của Loan và bà mẹ chồng trong Đùa của tạo

hóa; là lối sống sục sạo tìm kiếm và bằng mọi cách để đạt đư c mục đích

của Sanh trong Mỗi thời của họ… Xây dựng một loạt nhân vật cá tính,

Phạm Hoa có nhu cầu đối thoại qua hình tư ng nhân vật với những chuẩn mực đạo đức, đối thoại lại quan niệm người phụ nữ truyền thống, đặc biệt trong mối quan hệ v chồng, mẹ con… Họ đối thoại những định kiến duy

ý chí, hà khắc, họ sống mạnh mẽ, khẳng định vị trí của mình trong gia đình, xã hội

Đọc những trang truyện của Phạm Hoa, chúng ta thấy một Phạm Hoa quan tâm sâu sắc đến số phận, hạnh phúc và quyền sống của người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay Cuộc sống vốn đa chiều, con người thì

đa diện Vì thế, nhân vật trong tác phẩm của ông gần như không lặp lại nét tính cách của nhau Mỗi người một dáng vẻ, một vai trò xã hội khác nhau Và hơn hết, ông đã để nhân vật của mình tự nếm trải đủ mùi cay, đắng, ngọt, bùi, để rồi cuối cùng rút ra những bài học nhân sinh sâu sắc cho con người Đó là cái nhìn hết sức nhân văn khi nhìn nhận con người

về Phạm Hoa

1.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật, những biến đổi trong thế giới nhân vật đư c cụ thể hóa bằng nhiều thủ pháp xây dựng nhân vật Mỗi kiểu nhân vật đòi hỏi những cách thức riêng trong nghệ thuật miêu tả và

Trang 35

xây dựng nhân vật M Bakhtin nhận thấy rằng: Mỗi kiểu nhân vật có tính

quy luật riêng của mình, có lôgic của mình nằm trong khuôn khổ ý chí tác giả nhưng tác giả không thể vi phạm một cách tùy tiện Một khi đã lựa chọn nhân vật và lựa chọn trung tâm miêu tả nhân vật, tác giả bị ràng buộc bởi lôgic nội tạng của cái được lựa chọn, cái lôgic mà tác giả phải khám phá trong quá trình miêu tả Lôgic của tự ý thức chấp nhận những phương thức nghệ thuật nhất định để khám phá và miêu tả nó [4, 304]

Phạm Hoa không cầu kì, phức tạp trong cách miêu tả và thể hiện con người, nhưng các nhân vật trong truyện ngắn của ông luôn sống động

và có sức ám ảnh rất lớn Để có đư c một thế giới nhân vật khá phong phú và đa dạng trong sáng tác của mình, Phạm Hoa đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau Dưới đây, chúng tôi có thể kể ra một số thủ pháp đặc sắc đư c sử dụng trong truyện ngắn Phạm Hoa

1.2.3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

Văn xuôi sau 1975 chú trọng đến những gì rất riêng, thậm chí rất cá biệt ở mỗi con người Nằm trong số cây bút có nhiều tìm tòi về xây dựng nhân vật, Phạm Hoa là nhà văn khá chú trọng đến các chi tiết xây dựng ngoại hình, hành động hay ngôn ngữ của nhân vật, có khi là chi tiết thực

và ảo, chi tiết giả định, hài hước, gây cười Đó chính là những nét về diện mạo, hình dáng, trang phục, cử chỉ, tác phong của nhân vật đư c biểu hiện trong tác phẩm… Để từ ngoại hình đó, người đọc có thể nhìn thấu một cách sinh động, trọn vẹn tính cách nhân vật

Trong việc miêu tả ngoại hình nhân vật người lính, Phạm Hoa đã dành những trang văn đẹp khi viết về họ Những người lính trong truyện ngắn của Phạm Hoa, người đọc không chỉ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ngoại

hình mà còn cảm phục về phẩm chất của họ Nam trong Nguyên vẹn ngay

từ nhỏ đã là một đứa trẻ có ngoại hình đẹp, nguyên nhân là do: Ai cũng

Trang 36

nghĩ bố nó làm to, lương cao, ăn uống sướng, nên nó phổng phao hơn bọn cùng lứa [19, 382], cùng với sự thông minh vốn có nên Nam đư c bạn bè

cùng trang lứa nể phục Lớn lên khi anh đi du học từ Nga về, ngoại hình

của anh c ng thay đổi đáng kể: Sau ít năm ở nước bạn, Nam đã có ngoại

hình thay đổi đáng kể, anh cao lớn hơn, đầy đặn hơn Phong độ của anh: xứng đáng là một sỹ quan trẻ [19, 394] Sự thay đổi về ngoại hình đã nói

lên sự thay đổi một phần trong tính cách của anh, Nam không là một chàng trai bướng và nghịch như trước đây nữa, giờ đây Nam đã trở thành người đàn ông thực thụ, chín chắn và già giặn hơn trong suy nghĩ

Hay tiểu đội trưởng Oanh - một chàng trai người Hà Nội trong

truyện ngắn Không gian chiến tranh, anh là tiểu đoàn trưởng ít lời, tế nhị

nhưng anh khét tiếng là con người gan góc và độc đoán, vẻ bề ngoài của

anh lại khác hẳn với tính cách d ng mạnh như thế: Anh có dáng người

nhỏ, trắng trẻo, mặt tròn như một thư sinh [19, 324] Chính cái khuôn mặt

thư sinh cùng với tính cách đầy bản lĩnh, Oanh đã chiếm đư c tình cảm của các đồng chí, đồng đội, ai c ng nể phục và kính trọng anh

C ng như viết về những người lính, Phạm Hoa đã dành những trang viết đẹp cho người phụ nữ Từ những người phụ nữ sống chung với bom đạn với những gian khổ của chiến tranh, những người phụ nữ với thiên chức làm mẹ, làm v trong cuộc sống hiện đại, đến các cô sinh viên đang

ở độ tuổi hồn nhiên, vui tươi… họ đều hiện lên rất đẹp

Phạm Hoa không dừng lại lâu ở việc miêu tả hình thức bên ngoài

mà chỉ bằng vài nét chấm phá sơ lư c đủ để hình dung đư c diện mạo nhân vật Chẳng hạn như miêu tả vẻ đẹp của Minh và Bạo trong truyện

ngắn Ngày không bình thường: Tiểu đội có Minh là nhỏ nhắn, thanh mảnh

được coi là đẹp gái nhất Minh rất hay tỉa tót, làm dáng, nhưng cô vẫn thầm ghen với nước da đỏ thắm của Bạo, Minh đẹp một cách yếu ớt, Bạo

Trang 37

đẹp một cách khỏe khoắn và tháo vát [19, 305] Mỗi cô đều có vẻ đẹp

riêng nhưng đó là vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc và giản dị, không chỉ đẹp, họ còn là cô gái can đảm, thông minh, tháo vát Phạm Hoa miêu tả nhân vật này với một tình cảm đặc biệt, yêu mến lẫn cảm phục

Ngọc Châu trong Sự tích hoa hồng đã thu hút độc giả bằng: Cứ nhìn

vào mắt nàng thì biết Đôi mắt trong và hiền như đứa trẻ Sự hồn nhiên của nàng thật lương thiện [19, 27] Nàng còn đư c ví như vẻ đẹp của Tây

Thi và Trịnh Đán Đến với tác phẩm Mèo hoang, ta bắt gặp một vẻ đẹp trẻ trung, đầy quyến r , khiến người khác phải mê mẩn trước vẻ đẹp ấy: Một

cô gái rất trẻ và xinh đẹp đến mức buộc ông phải nghĩ đến tuổi tác của mình… Suốt buổi nói chuyện không sao, lúc cô ta chào để về, ngoảnh mặt quay lại, ông không sao quên được đôi mắt tròn xoe, đẹp một cách mềm yếu như con chim bị bão, thoáng ngơ ngác, và cầu xin Hình ảnh ấy như hóa thành đá trong lòng ông Khó lòng xóa được [19, 68] Hay hình ảnh

một cô gái thôn quê xinh đẹp, duyên dáng: Cô là ngọc ngà của cái thiên

nhiên tươi xanh này, làm sao anh có thể sánh được! Loan là niềm tự hào của làng Vẻ đẹp mà cô có là vẻ đẹp hoàn hảo về mặt thể chất [19, 97] -

đó là vẻ đẹp của Loan trong Di căn… Tất thảy đều rực rỡ đẹp, lôi cuốn và

g i tình - một vẻ đẹp tràn trề nhựa sống và dư dật bản năng sinh tồn Nhưng rồi tất cả những nhan sắc tội tình kia đều bị vùi dập tàn nhẫn và cuối cùng họ bị đẩy vào những bi kịch não nề của đời sống hiện tại Có thể nói rằng: Phạm Hoa đã thấu hiểu những nỗi đau đớn, cay cực của người phụ nữ thời nay và viết về họ với tất cả sự ngậm ngùi, xót xa…

Phạm Hoa không khắc họa hình ảnh nhân vật cụ thể, tỉ mỉ, ông chỉ cho người đọc hình dung về nhân vật qua những chi tiết rất tiêu biểu, ấn

tư ng và khiến người đọc nhớ mãi Nhân vật người lính và người phụ nữ

đư c miêu tả một cách đời thường, gần g i, chân thật nhất Phạm Hoa

Trang 38

không hề tô vẽ lý tưởng hóa nhân vật của mình Đó là nhân vật gây ấn

tư ng cho tác giả bằng những nét riêng Họ là những nhân vật mang dáng hình của con người đời thường đi vào trong thơ văn

1.2.3.2 Nghệ thuật khai thác diễn biến nội tâm

Phạm Hoa đã đi sâu vào đời sống tâm lý nhân vật, khám phá những phần bản năng, tâm linh đầy bí ẩn Ở mỗi tác phẩm, nhà văn xây dựng các nhân vật trong các tình huống khác nhau để từ đó đời sống tâm lý đư c bộc lộ Con người trong truyện ngắn Phạm Hoa không còn là “những đời người rất nhạt” vì “không có những bất ngờ, may rủi” mà là những con người “đầy những vết dập xóa trên thân thể, trong tâm hồn”

Hình ảnh bà Thuận trong Đùa của tạo hóa đư c tác giả khắc họa rất rõ nét

và sinh động: Bản lĩnh mà yếu đuối, nhân hậu mà ghê gớm, bao dung mà ích kỷ… trước và sau khi Tuấn cưới v Con người bà chứa đầy mâu thuẫn giữa cho

và nhận, giữa tình thương và trách nhiệm vì tình yêu bà dành cho con theo kiểu

“độc chiếm yêu thương” Phạm Hoa đã sử dụng khá thành công yếu tố vô thức

để khắc họa tâm lý nhân vật đó là sự giằng xé, uất ức, “thù hận” khi bà tự cho

rằng Loan đã cướp mất đứa con trai yêu dấu: Bà Thuận thấy rõ thằng Tuấn

(da thịt của bà, hòn máu của bà, hình ảnh còn lại của ông Lý) đang phớt bà

đi Nó đâu có thèm lưu ý đến sự chỉ bảo của mẹ Láo thật Hết lần này đến lần khác, thằng bé đang dốc kiệt sức mình cho con bé Sự tham lam của con Loan không thể chấp nhận được Không những thế, nó còn dang vòng tay chờ đón, nồng nhiệt Bà Thuận thấy rõ như vậy Ôi cái lỗ thủng không đáy

ấy sẽ giết chết con trai bà mất [19, 267] Đó là tất cả những gì sâu thẳm, hư

vô, vô hình… nhưng dường như lại nằm ở khu vực lý trí và chỉ có thể cảm nhận bằng tâm tưởng Người đọc yêu bà đấy, cảm phục bà đấy nhưng c ng trách giận bà đấy, khó có thể cảm thông cho sự cứng rắn, ích kỷ đến mù quáng của bà sau khi Tuấn cưới v

Trang 39

Những năm gần đây tôi đã tự lý giải cho mình Ngoan vẫn ở vậy nuôi

mẹ Có thể vì cô không lấy được ai nữa, hoặc cô không thích hoặc cũng

có thể, cô sống như thế để đền đáp sự tha thứ của Hiệp? Cuộc đời phong phú và phức tạp như thế này và như thế khác có gì đáng ngạc nhiên? Suy nghĩ vậy, bỗng tôi thấy mình yên tâm hơn về hoàn cảnh gia đình của người đồng đội [19, 253], đó là tâm tư, suy nghĩ của nhân vật tôi trong Những người mẹ đưa ta về với câu chuyện cảm động của một gia đình nơi

đó chất chứa bao tình yêu thương của mẹ, lòng vị tha của chồng dành cho

v , sự hối cải ăn năn của v vì tội lỗi của mình Câu chuyện này tưởng

chừng như không còn nhắc tới nữa, nhưng nhân vật tôi vẫn phấp phỏng,

lo âu về gia đình đồng đội của mình, mọi nỗi lo lắng của nhân vật tôi đã

đư c xua tan, anh cảm thấy nhẹ lòng khi chứng kiến cảnh nàng dâu phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con cái khôn lớn Đó là niềm hạnh phúc không chỉ dành cho người đã khuất mà dành cả cho mẹ Hiệp, Ngoan - v Hiệp

và dành cả cho nhân vật tôi nữa

Chàng Lê trong Sự tích hoa hồng luôn có sự giằng xé, đấu tranh dữ

dội giữa lòng hận thù và tình v chồng Khi chàng Lê phát hiện sự nguyên vẹn, trinh trắng của v chàng đã bị đánh cắp thì chàng tỏ ra thù hận v , nhưng khi thấy v cứ mải mê tìm theo một bóng hình khác thì chàng cố gắng giúp v và giúp chính bản thân mình xóa bỏ bóng hình ấy Chàng đã

thầm nghĩ: Mọi sự cố gắng ấy, chàng Lê chỉ trông một điều: Vợ chàng

toàn tâm toàn ý với chồng Bởi điều chàng Lê lo sợ nhất là đứa con sắp ra đời Nó phải là con của chàng toàn diện Chàng thân cao, vai rộng, mặt dài Nếu nó không phải là hiện thân của chàng thì chàng sẽ chết mất [19,

33] Đó chính là nét tâm lý hoang mang, lo s của chàng Lê khi chàng nghĩ đến tương lai, nghĩ đến con Chính suy nghĩ như thế, ta thấy chàng

Lê là một người đàn ông bản lĩnh, hiểu biết và chín chắn

Trang 40

Như vậy, Phạm Hoa không chỉ đặt nhân vật trong trạng huống đặc biệt, những khoảnh khắc kì diệu của tâm hồn mà ông có thiên hướng đi sâu vào khai thác những yếu tố tâm linh - phần vô thức của con người Khám phá những vỉa tầng ẩn sâu của đời sống tâm lý, Phạm Hoa đã thể hiện quan niệm con người với đời sống vô thức vừa huyền bí lại vừa gần g i với cuộc sống đời thường Khám phá tâm lý, bản chất con người qua yếu tố tâm linh,

vô thức là một sự đóng góp sâu sắc của Phạm Hoa về cách thức khám phá con người c ng như kĩ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

Phạm Hoa khá dụng công trong việc xây dựng cốt truyện Cốt truyện của ông mang tính chất khá mới mẻ Song song với cốt truyện truyền thống mang đến cho bạn đọc sự gần gặn như gặp lại bản thân mình trong những trang văn Phạm Hoa thì cốt truyện phi trật tự tuyến tính đưa đến cái nhìn đa chiều của nhà văn về cuộc sống, giúp người đọc khám phá đời sống tâm lý nhân vật Tác giả xây dựng một hệ thống nhân vật đa dạng, với nghệ thuật xây dựng nhân vật phong phú, tạo nên ấn tư ng sâu sắc trong lòng bạn đọc Trong cái nhìn đầy nhân ái của Phạm Hoa, nhân vật của ông trở nên chân thật, gần g i hơn

Ngày đăng: 17/08/2016, 09:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. V Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - nhận định và thẩm định, NXb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại - nhận định và thẩm định
Tác giả: V Tuấn Anh
Năm: 2001
2. Lại Nguyên Ân (1994), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phê bình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1994
3. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
4. M. Bakhitin (1993), Những vấn đề thi pháp của Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của Đôxtôiepxki
Tác giả: M. Bakhitin
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1993
5. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
6. Lê Huy Bắc (2004 - 2005), Lí luận và tác giả, tác phẩm (Sách dùng trong nhà trường tập 1, tập 2), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và tác giả, tác phẩm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995, những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995, những đổi mới cơ bản
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
8. Nguyễn Minh Châu (1982), Tình thế xảy ra truyện, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình thế xảy ra truyện
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Năm: 1982
9. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn. phê bình, tiểu luận, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang giấy trước đèn. phê bình, tiểu luận
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2002
12. Hồ Thế Hà (2008), Tình yêu trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam nhìn từ các phức cảm, Tạp chí sáng tác nghiên cứu phê bình văn hóa, văn học số 138 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình yêu trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam nhìn từ các phức cảm
Tác giả: Hồ Thế Hà
Năm: 2008
13. Hồ Thế Hà (2008), Từ cái nhìn tham chiếu phân tâm học qua một số truyện ngắn hiện đại Việt Nam, Tạp chí Sông Hương số 235 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ cái nhìn tham chiếu phân tâm học qua một số truyện ngắn hiện đại Việt Nam
Tác giả: Hồ Thế Hà
Năm: 2008
14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
15. Lê Bá Hán (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
16. Phạm Hoa (1984), Ngày không bình thường, Nxb Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngày không bình thường
Tác giả: Phạm Hoa
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1984
17. Phạm Hoa (1993), Mỗi thời của họ, Nxb Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỗi thời của họ
Tác giả: Phạm Hoa
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1993
18. Phạm Hoa (1996), Đùa của tạo hóa, Nxb Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đùa của tạo hóa
Tác giả: Phạm Hoa
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1996
19. Phạm Hoa (2002), Truyện ngắn Phạm Hoa, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Phạm Hoa
Tác giả: Phạm Hoa
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2002
20. Lê Thị Hường (1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn giai đoạn 1975 -1995, Luận án Tiến sĩ khoa Ngữ Văn ĐHKHXHNV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn giai đoạn 1975 -1995
Tác giả: Lê Thị Hường
Năm: 1995
21. Lê Thị Hường (1995), Cái kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay, Tạp chí văn học số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay
Tác giả: Lê Thị Hường
Năm: 1995
22. M.B.Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học
Tác giả: M.B.Khrapchenco
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1978

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w