Đường lối của ĐCS Việt Nam về Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Khoa Luật
Bài tập nhóm môn:
Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam
Giảng viên: Phạm Minh Thế
Lớp: Đường Lối Đảng Cộng Sản Việt Nam Thời gian: Thứ 2 (6-9) Thứ 5 (6-9)
HÀ NỘI – 7/2016
Trang 2Danh sách thành viên nhóm 2:
Đặng Duy Anh: Dàn bài chi tiết, slide
Nông Thanh Trang: Chương I
Bùi Thị Thanh: Chương I
Nguyễn Văn Tuân: Chương I
Trần Thi Phan: Chương II
Đào Huyên Trang: Chương II
Trần Hạnh Thảo: Chương II
Nguyễn Quốc Hiếu: Chương II
Lê Thị Lương: Chương II
Trần Đăng Ngọc Sơn: Chương II
Đào Thục Chi: Chương III
Nguyễn Thị Hương: Chương III
Lê Thị Hạnh: Chương III
Nguyễn Thị Hoa Chương III
Nguyễn Thái Hưng: Chương III
Lê Hương Quỳnh: Chương III
Phạm Văn Anh : Chương IV và tổng hợp
Hoàng Thùy Dương: Slide, phân công và tổng hợp
Trang 3Mục Lục
I Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm 1
1.1 Khái niệm về Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa 4
1.2 Sự cần thiết phải tiến hành công nghiệp hoa - hiện đại hóa ở Việt Nam ……… 3
II Nội dung đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam 6
2.1 Công nghiệp hóa - hiện đại hoá thời kỳ trước đổi mới( 1960 - 1986) 6
2.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thời kỳ đổi mới 13
III Những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa đường lối công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ trước đổi mới so với thời kỳ đổi mới: 28
3.1 Mục tiêu, phương hướng: 28
3.2 Nội dung và quá trình thực hiện: 30
3.3 Thành tựu, hạn chế: 35
IV Kết Luận 42
Trang 4I Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm
1.1 Khái niệm về Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
Có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghiệp hóa khác nhau, nhưng theo quanniệm của tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc thì: “Công nghiệp hóa làquá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồncủa cải của quốc dân được động viên để phát triển một cơ cấu kinh tế nhiều ngànhnghề trong nước với kỹ thuật hiện đại Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộphận luôn luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng hoá tiêu dùng và có khảnăng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao và đạt tới sự tiến bộcủa nền kinh tế và xã hội”
Khái niệm công nghiệp hoá mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đổi cùngvới sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học - công nghệ Do đó, việc nhậnthức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có
ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn
Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị thành tựu khoa học kỹ thuật tiêntiến,hiện đại vào quá trình chuyển đổi sản xuất kinh doanh dịch vụ ứng dụng vào quátrình phát triển kinh tế xã hội
Ở nước ta hiện nay thường dùng khái niệm công nghiệp hóa,hiện đại hóa vớicách hiểu là công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn kết với nhau trong cùng một quátrình,ngay từ đầu và trong suốt các quá trình phát triển,Hội nghị Ban Chấp hành Trungương lần thứ bảy khoá VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sảnViệt Nam đã xác định:” Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi cănbản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội
từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức laođộng cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự
Trang 5phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất laođộng xã hội cao”.
Quan niệm đó chỉ ra các đặc trưng cơ bản của công nghiệp hóa – hiện đại hóa ởViệt Nam là: thứ nhất, công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hoá Thứ hai, côngnghiệp hóa nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Thứ ba,công nghiệphóa – hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Thứ
tư, công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế, vì thế mởcửa nền kinh tế phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại là tất yếu
Khái niệm công nghiệp hoá trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn quanniệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất, kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lýkinh tế - xã hội, được sử dụng bằng các phương tiện và các phương pháp tiên tiến, hiệnđại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao Như vậy, công nghiệp hoá theo tư tưởng mới
là không bó hẹp trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơnthuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây
1.2 Sự cần thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
- Quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam:
Ở nước ta quá trình công nghiệp hóa được khởi đầu từ sau đại hội III(1960) củaĐảng Chủ trương công nghiệp hóa của Đảng đã được định hướng thực hiện qua các
kế hoạch dài hạn 5 năm, song do điều kiện kinh tế vốn nghèo nàn,lạc hậu và quantrọng hơn là sự lãnh đạo có sai lầm của Đảng trong chủ trương xây dựng kinh tế nóngvội,chủ quan duy ý chí dẫn tới hậu quả làm mất cân đối trong nền kinh tế.Nhận thứcđược sai lầm đó nên đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng(1986) là bước chuyển quantrọng sang thời kỳ mới của nền kinh tế nước ta,nhờ vậy mà kinh tế nước ta đã có bướcchuyển mới
-Tính tất yếu phải tiến hành Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa ở nước ta:
Trang 6Xây dựng cơ sở vật chất,kỹ thuật là một trong những nhiệm vụ quan trọng cho
sự phát triển kinh tế của tất cả các nước,nhất là đối với những quốc gia đang phát triểnnhư chúng ta hiện nay.Tuy nhiên,có thể thấy rằng,tùy từng quốc gia khác nhau,điểmxuất phát khác nhau,mục tiêu phát triển khác nhau nên chủ trương,đường lối,cách thứcphát triển không giống nhau, đối với những nước đang phát triển như chúng ta hiệnnay thì công nghiệp hóa là quá trình mang tính quy luật,tất yếu để tồn tại và phát triểnnhằm tạo ra cơ sở vật chất,kỹ thuật cho nền sản xuất lớn,hiện đại
-Vai trò quan trọng của công nghiệp hóa đối với nước ta:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở kỹ thuật làm chonhà nước tái sản xuất mở rộng, nên mới nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân, nhân dân có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và làm cho nền sản xuất xãhội chủ nghĩa phát triển hơn Khi đó thì lực lượng giai cấp công nhân mới có thể củng
cố phát triển mạnh mẽ, chính trịanninh trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; góp phầnxây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc
I Nội dung đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam
2.1 Công nghiệp hóa - hiện đại hoá thời kỳ trước đổi mới (1960 - 1986)
2.1.1 Chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa - hiện đại hoá
a Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa - hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa
Ở Việt Nam, đường lối công nghiệp hóa có thể chia ra làm 2 thời kỳ chính,trước và sau khi đổi mới Trong thời kì trước đổi mới, đường lối công nghiệp hóa đấtnước đã được hình thành từ Đại hội III (tháng 9-1960) của Đảng Quá trình côngnghiệp hóa của nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế luôndiễn biến phức tạp và không thuận chiều Thực hiện công nghiệp hóa được 4 năm(1960 – 1964) thì đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Đất nướcphải trực tiếp thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Miền Bắc vừa chiến đấu
Trang 7chống chiến tranh phá hoại, vừa xây dựng kinh tế, miền Nam thực hiện cách mạng giảiphóng dân tộc Khi đất nước vừa thống nhất (1975), cả nước đi lên chủ nghĩa xã hộiđược vài năm thì lại xảy ra chiến tranh biên giới phía bắc, rồi kết thúc cuộc chiến nàylại kéo theo sự cấm vận của Mỹ Như vậy, trước thời kỳ đổi mới, nước ta có khoảng 25năm tiến hành công nghiệp hóa theo 2 giai đoạn: từ 1960 đến 1975 công nghiệp hóa ởmiền Bắc và từ 1975 – 1985 công nghiệp hóa trên phạm vi cả nước, hai giai đoạn này
có mục tiêu, phương hướng rõ rệt
- Ở miền Bắc, đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua phát triển chủ nghĩa tư bản, mặt khác, vừaphải xây dựng CNXH vừa phải chiến đấu chống Mỹ Điểm xuất phát của Việt Namkhi bước vào thực hiện CNH rất thấp Năm 1960, công nghiệp chiếm tỷ trọng18,2% và7% lao động xã hội; tương ứng nông nghiệp chiếm tỷ trọng 42,3% và 83% Sản lượnglương thực/người dưới 300 kg; GDP/người dưới 100 USD Trong khi phân công laođộng chưa phát triển và LLSX còn ở trình độ thấp thì QHSX đã được đẩy lên trình độtập thể hóa và quốc doanh hóa là chủ yếu ( đến năm 1960: 85,8% nông dân vào HTX;100% hộ tư sản được cải tạo, gần 80% thợ thủ công cá thể vào HTX tiểu thủ côngnghiệp) Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng III xác định rõ mục tiêu cơ bản của công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối
và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn
+ Về cơ cấu kinh tế, Đảng xác định: kết hợp công nghiệp với nông nghiệp vàlấy công nghiệp nặng làm nền tảng (Tỷ trọng giá trị công nghiệp tăng từ 18,2% /1960lên 22,2%/1965; 26,6%/1971; 28,7%/1975)
+ Về chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa, Hội nghị TW lần thứ 7 (khóa III) nêuphương hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp là:
•Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý
Trang 8•Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp
•Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển côngnghiệp nặng (Vốn đầu tư cho công nghiệp nặng trong thời kỳ 1960 - 1975 tăng 11,2lần, cho công nghiệp nhẹ tăng 6,9 lần, nông nghiệp tăng 6 lần)
•Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển côngnghiệp địa phương (Hình thành các trung tâm công nghiệp như Hải Phòng, QuảngNinh, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định…)
=> Về thực chất, đây là sự lựa chọn mô hình chiến lược CNH thay thế nhậpkhẩu mà nhiều nước, cả nước XHCN và nước TBCN đã và đang thực hiện lúc đó.Chiến lược này được duy trì trong suốt 15 năm ở miền Bắc (1960 – 1975) và 10 nămtiếp theo trên phạm vi cả nước ( 1976 – 1986)
Những thay đổi trong chính sách CNH dù còn chưa thật rõ nét song cũng đã tạomột sự thay đổi nhất định trong phát triển:
+ Số xí nghiệp công nghiệp quốc doanh tăng từ 1913 cơ sở năm 1976 lên 2627
cơ sở năm 1980 và 3220 cơ sở năm 1985
+ 1976 – 1978 công nghiệp phát triển khá Năm 1978 tăng 118,2% so với năm
1976
Tuy nhiên, do trên thực tế chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện (nguồnviện trợ từ nước ngoài đột ngột giảm, cách thức quản lý nền kinh tế nặng tính quanliêu, bao cấp, nhiều công trình nhà nước xây dựng dở dang vì thiếu vốn, công nghiệptrung ương giảm, nhiều mục tiêu không đạt được…) nên đây vẫn là sự biểu hiện của tưtưởng nóng vội trong việc xác định bước đi, và sai lầm trong việc lựa chọn ưu tiêngiữa công nghiệp và nông nghiệp Kết quả là thời kỳ 1976 – 1980 nền kinh tế lâm vàokhủng hoảng, suy thoái, cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng
Trang 9Đại hội lần thứ V của Đảng (3-1982) đã xác định trong chặng đường đầu tiên
của thời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức
phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ Đại hội V coi đó là nội
dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt Đây là bước điều chỉnhrất đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam Nhờ vậy, nền kinh tế quốc dân trongthời kỳ này đã có sự tăng trưởng khá hơn so với thời kỳ 5 năm trước đó Cụ thể là:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1981: 2,3% 1985: 5,7%
+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 1981: 9,5%
+ Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 1981: 5,3% 1985: 3%
+ Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 20,2%/1980 lên 30%/1985
+ Nhập khẩu lương thực giảm hẳn so với 5 năm trước (từ 5,6 triệu tấn thời kỳ1976-1980 xuống 1 triệu tấn thời kỳ 1981-1985)
Tuy nhiên, trên thực tế chính sách này vẫn không có mấy thay đổi so với trước.Mặc dù nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu nhưng Đại hội vẫn xác định
“Xây dựng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp hiện đại, lấy hệ thống công nghiệp nặngtương đối phát triển làm nòng cốt” Sự điều chỉnh không dứt khoát đó đã khiến chonền kinh tế Việt Nam không tiến xa được bao nhiêu, trái lại còn gặp nhiều khó khăn vàkhuyết điểm mới, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân sau 5 năm khôngnhững không ổn định được mà còn lâm vào khủng hoảng trầm trọng
b Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa - hiện đại hoá thời kỳ trước đổi mới
Trang 10Vấn đề CNH đất nước từ lâu đã được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trung tâmcủa suốt thời kỳ quá độ lên CNXH và trên thực tế, chúng ta đã tiến hành từ đầu nhữngnăm 1960 đến nay
- Đại hội lần thứ III (1960) của Đảng đã chỉ rõ:
+ Nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở nước ta là CNH XHCN, mà mấuchốt là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
+ Thực hiện CNH XHCN ở miền Bắc nước ta là “xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng; ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” Với phương châm ấy thì cả công
nghiệp nặng, nông nghiệp và công nghiệp nhẹ đều phải chú trọng phát triển đồng thời.Nhưng trên thực tế chúng ta tập trung quá mức vào việc phát triển công nghiệp nặng,
mà coi nhẹ hoặc không chú ý đầy đủ phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
+ Để thúc đẩy quá trình CNH, cần “tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạngtrong đó cuộc CMKHKT là then chốt nhằm “đưa miền Bắc tiến lên công nghiệp hiệnđại” Tháng 2 - 1962, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa III) có Nghị quyết chuyênbàn về CNH, bổ sung cho đường lối CNH của Đại hội III Về cơ bản, quan điểm vềCNH vẫn giống như ở Đại hội III, nhưng được cụ thể hóa rõ nét hơn về những vấn đềliên quan
- Tại Hội nghị Trung ương 19 (3 - 1971), đường lối Công nghiệp hóa cũngđược nhấn mạnh:
+ Tiếp tục bổ sung cho đường lối CNH: CNH được tiến hành bằng cách ưu tiênphát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp vàcông nghiệp nhẹ
Trang 11+ Quan điểm CNH của Hội nghị Trung ương 19 về căn bản đã kế thừa quanđiểm CNH XHCN đã được khẳng định từ Đại hội III (1960), nhưng có một số thay
đổi Từ quan điểm “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời
phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” sang quan điểm “ưu tiên phát triển côngnghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”.Quan điểm này cũng là cơ sở để xác định nội dung CNH tại Đại hội lần thứ IV (12-1976)
Trong những năm 1976-1986, đường lối CNH đã có những điều chỉnh quantrọng, biểu hiện ở những kì đại hội IV, V của Đảng cộng sản Cụ thể:
- Đại hội IV (1976) của Đảng nêu rõ:
+ Nhất quán với quan điểm của HNTƯ 19 (3 - 1971): “Ưu tiên phát triển côngnghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”.Như vậy, Đại hội lần thứ IV của Đảng đã có sự điều chỉnh khi đề cập đến nhiệm vụCNH Đại hội tiếp tục xác định đây là nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kỳ quá độ,nhưng về phương châm phát triển đã có sự uốn nắn lại CNH được dự kiến tiến hànhtrong khoảng 20 năm và tới lúc đó, Việt Nam sẽ có nền sản xuất lớn XHCN với công –nông nghiệp hiện đại
+ Nhận thức của Đảng về CNH ở thời điểm này mới chỉ dừng lại ở mức quantâm hơn đến nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, mà chưa nhận thức đầy đủ rằng, trongđiều kiện của một nước nông nghiệp lạc hậu, để thực hiện CNH, cần phải chú trọng vàđặt trọng tâm vào nông nghiệp - một vấn đề có tính quy luật của hầu hết các quốc gia
có nền kinh tế kém phát triển tiến hành CNH
- Đại hội lần thứ V (1982) của Đảng:
Trang 12+ Đưa ra khái niệm “chặng đường đầu tiên” của thời kỳ quá độ, phân kỳ con
đường đi lên CNXH ở Việt Nam với những nhiệm vụ và biện pháp phù hợp “Chặngđường đầu tiên” có vai trò tạo tiền đề cho CNH XHCN theo tư duy mới
+ Phải lấy nông nghiệp làm cơ sở và xây dựng cơ cấu công - nông nghiệp hợp
lý Đại hội V xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng công nghiệp nhẹ, còncông nghiệp nặng không được “ưu tiên” như tinh thần của Đại hội III, IV, mà chỉ tậptrung phát triển những ngành có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp, công nghiệp sản xuấthàng tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của đất nước
+ Đây là những điều chỉnh nội dung, cách thức CNH là nhằm mục tiêu tạo raLLSX mới trong chặng đường đầu tiên, chuẩn bị những tiền đề căn bản và lực lượngcần thiết cho việc đẩy mạnh CNH ở thời kỳ tiếp theo Sự điều chỉnh ấy là đúng đắn,nhưng quan điểm này vẫn không quán triệt trong nhận thức của toàn Đảng và trong chỉđạo thực tiễn Trên thực tế, vẫn tiếp tục đầu tư cơ bản để xây dựng hàng trăm côngtrình quy mô lớn, nông nghiệp chưa trở thành cơ sở cho sự phát triển công nghiệp
Tuy CNH được xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ,nhưng do nhiều vấn đề nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH chưa đượclàm sáng tỏ, nên khi xác định đường lối CNH, chúng ta chưa đủ cơ sở để làm rõ mụctiêu, bước đi, những chủ trương, biện pháp, những điều kiện cần thiết của công cuộcCNH đất nước
Như vậy, từ nhận thức về CNH của Đảng từ Đại hội III đến Đại hội V, chúng ta đã có nhận thức và tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu cũ với các đặc trưng chủ yếu như sau:
- Một là, công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp
Trang 13- Hai là, công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước Xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hoá chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liệu trong nền kinh tế thị trường
- Ba là, đã có sự nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, cũng từ nhận thức về CNH của Đảng từ Đại hội III đến Đại hội V, ta
có thể thấy có bước chuyển căn bản, thể hiện rất rõ nét trong nhận thức về CNH củaĐại hội V, trở về với đúng với hướng CNH cần thiết phải đi của một nước nôngnghiệp có xuất phát điểm thấp: đi từ “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp
lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” đến “Ưu tiên phát triểncông nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệpnhẹ” và tiếp tục “Tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trậnhàng đầu; đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng; tiếp tục xây dựng một số ngành côngnghiệp nặng quan trọng, kết hợp thành cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý”
2.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thời kỳ đổi mới
2.2.1 Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa.
a Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1986.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) — Đại hội đổimới, với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật" đãnghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời
kỳ 1960-1985, mà trực tiếp là 10 năm, từ năm 1975 đến năm 1985 Đó là:
Trang 14 Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xâydựng cơ sở vật chất — kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, V.V Do
tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng
ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết,mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư,thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từđầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng côngnghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết về cănbản vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Kết quả là đầu
tư nhiều nhưng hiệu quả thấp
Không thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Đại hội lần thứ V như: vẫnchưa thật sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụkịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
Từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dungchính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên là thực hiệncho bằng được 3 chương trình lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuấtkhẩu Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ Bachương trình này liên quan chặt chẽ với nhau Phát triển lương thực thực phẩm vàhàng tiêu dung là nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho đời sống nhân dân sau mấychục năm chiến tranh ác liệt và trong bối cảnh của nền kinh tế còn đang trong tìnhtrạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội; phát triểnhàng xuất khẩu là yếu tố quyết định để khuyến khích sản xuất và đầu tư trong nước,tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất Xác định thứ
tự ưu tiên đó đã cho phép phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ sức mạnh từ bênngoài để phát triển kinh tế xã hội
=> Thực chất, đây là sự thay đổi trong lựa chọn mô hình chiến lược CNH,chuyển từ mô hình hướng nội (thay thế nhập khẩu) trước đây bằng mô hình hỗn hợp
Trang 15(hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu) đang được áp dụng phổ biến vàkhá thành công tại các nước Châu Á lúc bấy giờ.
b Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa từ Đại hội VI đến nay
Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khai mạc Đại hộiđược đánh dấu như một bước ngoặt mang tính lịch sử trong đổi mới tư duy và đườnglối phát triển đất nước trong thời kỳ mới, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, mà nộidung cốt lõi là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xóa bỏ cơ chế kinh tế tậptrung quan liêu bao cấp
Đại hội nêu ra hai chặng đường của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội;trong đó chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội và xâydựng những tiền đề cần thiết cho công nghiệp hóa; chặng đường tiếp theo là đẩy mạnh
sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Đại hội cho rằng, chúng ta cần tiếp tục có những bước đi vững chắc ở chặngđường đầu tiên và đưa ra mục tiêu: "nhiệm vụ trung tâm của công nghiệp hóa trongthời kỳ này là vừa ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, vừa tiếp tục xây dựngnhững tiền đề cần thiết cho công nghiệp hóa"
Nhìn lại quá trình lịch sử, ta thấy tư duy đổi mới, tiến hành công nghiệp hóanày đã được đúc kết qua nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm và bắt nguồn từquyết tâm đổi mới của Đảng ta trước đòi hỏi bức bách của cuộc sống và của thời đại
Đại hội VII của Đảng (tháng 6 năm 1991) đã nâng cao và phát triển đườnglối chính sách đổi mới do Đại hội VI đặt nền móng, Đảng ta tiếp tục có những nhậnthức mới ngày cảng toàn diện và sâu sắc hơn về quá trình công nghiệp hóa gắn liền vớihiện đại hóa đất nước, bước đột phá này thể hiện trước hết ở quan niệm về côngnghiệp hóa, hiện đại hóa: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi cănbản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ
Trang 16sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùngvới công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triểncông nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao".
Tháng 6 năm 1996, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khai mạc Đại
hội đã khẳng định những yếu tố cơ bản về đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa(CNH, HĐH) của Việt Nam dựa trên chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần, theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đưa ra mục tiêu
"xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại,
cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”
Đại hội đã thông qua 6 quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đó là: (1)độc lập tự chủ đi đôi với hợp tác quốc tế; (2) CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân;(3) nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho phát triển nhanh và bền vững; (4) khoahọc và công nghệ là động lực của CNH, HĐH; (5) lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làmtiêu chuẩn phát triển; (6) kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh
Đồng thời, Đại hội đã xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch 5 năm
1996-2000 là “bước rất quan trọng của thời kỳ mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước Tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩymạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển kinh tếnhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược
ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệuquả cao và bền vững, đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm
an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nềnkinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau”
Trang 17 Đại hội IX (năm 2001) và Đại hội X (năm 2006) Đảng ta tiếp tục bổ sung
và nhấn mạnh một số điểm mới trong tư duy về công nghiệp hóa:
- Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian sovới các nước đi trước Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảngcách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Một nước
đi sau có điều kiện tận dụng những kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ và thành quả củacác nước đi trước, tận dụng xu thế của thời đại qua hội nhập quốc tế để rút ngăn thờigian
- Tuy nhiên, tiến hành công nghiệp hóa theo lối rút ngắn so với các nước đitrước, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu như: Phát triển kinh tế và công nghệ phảivừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt; phát huy những lợi thế của đấtnước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức; pháthuy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt coi trọng pháttriển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực choCNH, HDH - Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phải phát triển nhanh
và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trongnước và xuất khẩu
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành công nghiệphóa trong một nền kinh tế mở, hướng ngoại
- Đẩy nhanh CNH, HDH nông nghiệp nông thôn với việc nâng cao năngsuất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp
- Đẩy mạnh CNH, HDH phải tính toán đến yêu cầu phát triển bền vữngtrong tương lai
Trang 18Nội dung Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Chúng ta cần tranh thủ các cơ hộithuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn vớiphát triển kinh tế tri thức Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế
và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
Những tư duy đổi mới về CNH của Đảng đã không ngừng được hoànthiện, là bước tiến quan trọng, tạo ra những động lực mới đưa đất nước vượt qua nhiềukhó khăn thách thức; đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xãhội trong thời gian qua
2.2.2 Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
a Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Mục tiêu cơ bản: Cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có:
Cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại
Cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất
b Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 19Bước vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trongnước và quốc tế, Đảng ta nêu ra những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiệncông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới Những quan điểm nàyđược hội nghị lần thứ 7 BCH TƯ Đảng khóa VII nêu ra và được phát triển, bổ sungqua các Đại hội VIII, IX, X, XI của Đảng
Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đạihóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyện môi trường
Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượngsản xuất Cuộc cánh mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động sâu rộng tới mọilĩnh vực của đời sống xã hội Bên cạnh đó, xu thế hội nhập và tác động của quá trìnhtoàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thực đối với đất nước Trong bốicảnh đó nước ta phải tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian khi biếtlựa chọn con đường phát triển kết hợp công nghiệp hóa với hiện đại hóa
Về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức Theo định nghĩa của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì kinh tếtri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai tròquyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộcsống Trong nền kinh tế tri thức những ngành kinh tế có sự tác động to lớn tới sự pháttriển là những ngành dựa nhiều vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới của khoa họccông nghệ Đó là những ngành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao như công nghệthông tin, công nghệ sinh học và những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp,công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng công nghệ cao
Đại hội X của Đảng chỉ rõ: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn vớiphát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế vàcông nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 20Nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trên thế giới kinh tế trithức đã phát triển Chúng ta có thể và cần thiết không phải trải qua các bước phát triểntuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế trithức Chúng ta cần phải tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra vàtiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với kinh tế tri thức.
Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh thêm: thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước gắn với phát triển tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường; xây dựng cơ cấukinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn chặt chẽ nông nghiệp, côngnghiệp và dịch vụ
Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế
Khác với công nghiệp hóa thời kỳ trước, thời kỳ đổi mới công nghiệp hóa, hiệnđại hóa được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhiềuthành phần Do đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ là việc của nhà nước mà là
sự nghiệp của toàn dân, mọi thành phần kinh tế, trong đó nền kinh tế nhà nước là chủđạo Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường giúp cho khaithác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế, đẩy nhanh quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của nước ta hiện nay diễn ra trongbối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội mở rông quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại và học hỏi được nhiều kinh nghiệm của cácnước đi trước, đồng thời khai thác thị trường thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu những sảnphẩm có tính cạnh tranh cao Nói cách khác đó là việc kết hợp sức mạnh dân tộc với
Trang 21sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nóiriêng nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triểnnhanh và bền vững
Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tốcon người luôn được coi là cơ bản Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố là: vốn, khoahọc công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước Trong
đó con người là yếu tố quyết định Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yếu cầucủa công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dụcđào tạo Đại hội VII nêu rõ: Đào tạo, giáo dục con người là chiến lược hàng đầu
Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ số lượng,cân đối về cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học
và công nghệ tiên tiến của thế giới và có khả năng tạo ra công nghệ mới Đại hội XIchỉ rõ: Phát triển và nâng chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột pháchiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ,
cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quantrọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững
Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệphóa, hiện đại hóa
Vai trò của khoa học, công nghệ: có vai trò quyết định đến tăng năng suất laođộng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển kinh tế nóichung, giúp cho quá trình công nghiệp hóa được rút ngắn, khoa học công nghệ của thếgiới chuyển sang một nền kinh tế mới là nền kinh tế tri thức
Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển, và tiềm lựckhoa học công nghệ còn ở trình độ thấp Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,