Từ việc tìm hiểu hiện thực làng quê qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đ ng làng đom đóm giúp cho người đọc thấy được: - Cái mới của dòng văn học về đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
ĐỖ THỊ THANH LUYẾN
HIỆN THỰC LÀNG QUÊ QUA HAI TIỂU THUYẾT
CỦA TRỊNH THANH PHONG MA LÀNG (2007)
VÀ ĐỒNG LÀNG ĐOM ĐÓM (2009)
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Ngọc Thiện
HÀ NỘI, 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
ĐỖ THỊ THANH LUYẾN
HIỆN THỰC LÀNG QUÊ QUA HAI TIỂU THUYẾT
CỦA TRỊNH THANH PHONG MA LÀNG (2007)
VÀ ĐỒNG LÀNG ĐOM ĐÓM (2009)
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Ngọc Thiện
HÀ NỘI, 2015
Trang 3Hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
Mặc dù đã có những cố gắng tìm tòi, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả luận văn kính mong nhận được sự lượng thứ và góp
ý chân thành của tất cả các thầy, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2015
Tác giả Luận văn
Đỗ Thị Thanh Luyến
Trang 4Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lập với các đề tài khác Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Trang 5Lời cảm ơn
Lời cam đoan
MỞ ĐẦU
Trang
1 Lý do chọn đề tài……… 1
2 Lịch sử vấn đề……… 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 5
5 Phương pháp nghiên cứu……… 6
6 Đóng góp của luận văn……… 6
7 Cấu trúc của luận văn……… 6
NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG KHUYNH HƯỚNG MỚI VIẾT VỀ NÔNG THÔN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY……… 8
1.1.Nhìn chung về đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam từ Đổi mới đến nay……… 8
1.1.1 Những thay đổi của hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa………8
1.1.2 Sự phát triển đề tài nông thôn trong văn học sau Đổi mới……… 10
1.2 Xu hướng nhận thức lại……… 12
1.3 Xu hướng văn hóa, phong tục, tâm linh………
1.3.1 Ý thức về dòng họ……… ………18
1.3.2 Phong tục……… 22
1.3.3 Tâm linh……… 24
Trang 6HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG NÔNG THÔN VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG HAI TIỂU THUYẾT MA LÀNG VÀ ĐỒNG LÀNG ĐOM
ĐÓM……… 37
2.1 Bức tranh hiện thực đời sống nông thôn……… 37
2.1.1 Hiện thực nông thôn thời kì tiền đổi mới……… 37
2.1.2 Con người trong mối quan hệ làng xã, họ tộc……… 41
2.1.3 Hiện thực đời sống tâm linh và tính dục trong hai tiểu thuyết……… 50
2.1.3.1 Hiện thực đời sống tâm linh……… 50
2.1.3.2 Đời sống tính dục……… 54
2.2 Thế giới nhân vật……… 57
2.2.1 Nhân vật người nông dân……… 69
2.2.2 Nhân vật người chiến sỹ……… 58
2.2.2.1 Người chiến sỹ trong chiến tranh……… 59
2.2.2.2 Người chiến sỹ trong thời bình……… 61
2.2.3 Nhân vật người cán bộ - viên chức……… 64
2.2.4 Nhân vật người trí thức………67
Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HIỆN THỰC LÀNG QUÊ TRONG
HAI TIỂU THUYẾT MA LÀNG VÀ ĐỒNG LÀNG ĐOM ĐÓM…… 73
3.1 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật……….73
3.1.1 Ngoại hình nhân vật……… 74
3.1.2 Hành động nhân vật……… 79
3.1.3 Nội tâm nhân vật……… 82
3.2 Không gian và thời gian nghệ thuật……… 86
3.2.1 Không gian nghệ thuật……… 86
Trang 73.3.1 Giọng điệu thương cảm xót xa……… 92
3.3.2 Giọng điệu châm biếm, hài hước……… 95
3.4 Ngôn ngữ nghệ thuật……… 98
3.4.1 Ngôn ngữ đối thoại……… 99
3.4.2 Ngôn ngữ độc thoại………102
KẾT LUẬN……….104
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….107
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn ề tài
Trong lịch sử văn học Việt Nam, đề tài nông thôn luôn có sức hấp dẫn đặc biệt và là mảng hiện thực ghi danh nhiều tác giả, tác ph m tiêu biểu M i thời kì tùy theo hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội mà nông thôn được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Trong hàng loạt những tác ph m văn xuôi
viết từ sau đổi mới về đề tài nông thôn Việt Nam: Mảnh đất l m người nhiều
ma Nguyễn Khắc Trường , òng sông Mía Đào Thắng , a người khác Tô
Hoài , Ma làng và Đ ng làng đom đóm Trịnh Thanh Phong … đều là những
tác ph m tiêu biểu, đặc sắc
Trịnh Thanh Phong là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại Với phương châm sáng tác của riêng mình tác giả đã thành công hơn cả ở hai thể loại: Truyện ngắn và tiểu thuyết Cho đến nay tác giả đã trình làng trên 10 đầu sách, trong đó có những tiểu thuyết được bạn đọc
hết sức quan tâm như: Ma làng, Đ ng làng đom đóm
Nhà văn Trịnh Thanh Phong luôn thể hiện mối quan tâm sâu sắc tới từng số phận con người trong vòng xoáy khốc liệt của cuộc sống thời mở cửa đang từng ngày từng giờ tác động đến cuộc sống và bộ mặt của làng quê Tác
ph m Ma làng tái hiện bức tranh nông thôn miền núi trước ngày đổi mới Đó
là những thói tục xưa cũ, lối sống làng xã truyền thống, những toan tính nhỏ nhen, manh mún Là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa cái đúng và cái
sai Với Đ ng làng đom đóm, người đọc bắt gặp số phận của người lính sau
chiến tranh trở về làm nông dân, trí thức, từng nếm trải những cay đắng nhưng không bao giờ gục ngã
Để diễn tả hình tượng nhân vật người nông dân ở một vùng nông thôn miền núi, trong sáng tác của mình Trịnh Thanh Phong sử dụng một giọng điệu mộc mạc, dân dã gần gũi với người nông dân miền núi Trong hai tiểu
Trang 9thuyết Ma làng và Đ ng làng đom đóm, có những từ ngữ khá đắc địa, phong
phú, đậm đà bản sắc riêng của làng quê miền núi Những từ ngữ ấy được sử dụng rất riêng làm nên sự độc đáo của nhà văn
Như vậy cũng giống như các nhà tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn khác, nhưng tác giả Trịnh Thanh Phong chủ tâm vào xây dựng một bức họa chân thực về bộ mặt nông thôn để qua đó thể hiện quan niệm nghệ thuật của chính bản thân mình Đây cũng chính là sự khác biệt dẫn đến sự thành công của tác giả
Chính vì những lý do trên mà chúng tôi quyết định chọn đề tài Hiện
thực làng quê qua hai tiểu thuyết c a Trịnh Thanh Phong M 200
và Đ (2009) Chúng tôi mong muốn việc nghiên cứu đề tài
s đóng góp một tiếng nói nhỏ vào định hướng chung của nền văn học nước nhà, thêm một sự đồng thuận trong thái độ của cộng đồng với vấn đề nông thôn Việt Nam
Tác ph m Ma làng và Đ ng làng đom đóm là hai tiểu thuyết của nhà
văn Trịnh Thanh Phong viết về nông thôn Xung quanh hai cuốn tiểu thuyết này cũng có nhiều ý kiến bàn luận ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau Chúng ta có thể điểm qua một vài ý kiến tiêu biểu với những cái nhìn khác
nhau về tiểu thuyết Ma làng và Đ ng làng đom đóm như sau:
Trần Lệ Thanh trong bài: Ma làng và sự trăn trở của một ngòi bút với
quê hương , Báo ăn nghệ tr số tháng 2 năm 2013 đã làm rõ hơn giá trị của
Trang 10Ma làng về cả phương diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà
văn Trịnh Thanh Phong Những phát hiện trong bài viết của tác giả Trần Lệ Thanh cũng đã gợi hướng cho chúng tôi rất nhiều khi thực hiện đề tài này Trong bài viết tác giả Trần Lệ Thanh cho rằng nội dung chính của tác ph m
Ma làng là:“Đ ng sau việc mi u tả những mâu thu n dai d ng, sự tranh chấp, đố kị giữa làng tr n xóm dưới, tộc này họ kia chi phối đời sống nông dân, đ ng sau những mánh khóe hiểm ác những mưu mô toan tính của những người có thế lực, có quyền thế, l i dụng đ ng ch đứng của mình để thu l i Tác ph m trong một chừng mực nào đó đã phản ánh đư c thực trạng khá đau đớn v n còn di n ra trong đời sống tinh th n của một số làng qu nông thôn
Tác giả bài viết cũng cho rằng: Cái làm n n sức hấp d n của Ma làng là ở
tấm lòng của tác giả, ở cái nhìn xã hội vừa nghi m kh c vừa hiền lành đôn hậu của nhà văn Đ c biệt cái làm n n sức n ng của ngòi b t Trịnh Thanh Phong chính là ở ch tuy luôn day dứt, trăn trở trước những số phận, những cảnh đời, mảnh đời vụn v , nhưng tác giả không bao giờ th a hiệp với cái xấu [53 Chính điều này chi phối đến giọng điệu, nghệ thuật xây dựng nhân
vật Bên cạnh nội dung tác giả bài viết cũng đề cập sơ bộ nhất vài n t nghệ
thuật tự sự trong Ma làng như lối trần thuật độc đáo giàu sức gợi, giọng điệu
mỉa mai trào tiếu, kết cấu tác ph m có được một phần kết hợp lý Tuy đây là
những đánh giá sơ lược về nghệ thuật trong Ma làng nhưng nó đã gợi ý cho
chúng tôi trong khi tìm hiểu những phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong
Triệu Đăng Khoa trong bài: Hỏi chuyện nhà văn tác giả Ma làng ,
Báo Nông nghiệp Nông thôn số tháng 9 năm 2008: Kh ng định sức hấp dẫn của tác ph m Ma làng với mọi thế hệ người đọc Sức hấp dẫn mà tác ph m
Ma làng có được do nội dung mà nó phản ánh đó chính là những mưu mô
toan tính, những biến thái tinh vi của bọn phú hào mới đội lốt tư duy của
Trang 11người nông dân Cùng với đó là cách xây dựng nhân vật cũng như tấm lòng của nhà văn đối với người nông dân
Trung Trung Đỉnh trong bài: Tiểu thuyết Ma làng với những thói tục
mới ở làng quê , Báo ăn nghệ tr số tháng 3 2003 đã đề cập khá rõ n t về nội dung cũng như những mâu thuẫn được đề cập trong tác ph m Ma làng
Tác giả bài viết kh ng định nhà văn Trịnh Thanh Phong đã viết về nông thôn Việt Nam thời hiện đại với những thói tục xưa cũ được cải biến thành thói tục
thời nay Đó là những thói tục mâm tr n mâm dưới, họ hàng ch bác anh em
cô dì gi ng dịt lôi k o nhau vào việc làng, việc nước bọn ph hào mới của làng xã tranh thủ đục nước b o cò, xâu x nhau b ng những chức vụ Mâu
thuẫn được phản ánh trong cuốn sách là: một b n là thân phận những người
nông dân ngàn đời nay v n chưa ra kh i l y tre làng… một b n là bọn quan chức d ng mọi thủ đoạn mưu mô chước qu n m các chức quyền trong làng ngoài xã [19] Đây cũng là nội dung bài viết: Tiểu thuyết Ma làng - Bức
tranh quê trước ngày đổi mới của tác giả Minh Hòa, Báo Tuyên Quang số ra
ngày 28 tháng 9 năm 2007
Tác ph m Đ ng làng đom đóm ra đời muộn hơn so với tác ph m Ma
làng cũng có nhiều ý kiến bàn luận khác nhau Trong đó tiêu biểu là ý bàn
luận của tác giả Hà Linh trên báo Tuyên Quang số ra ngày 27.01.2010 qua bài: nh sáng từ Đ ng làng đom đóm Bài viết này đề cập đến cách xây
dựng nhân vật chính của truyện, những khía cạnh về cuộc sống thời bình, thời chiến và hậu chiến của tác ph m, về những dằn vặt, suy tư của con người thời chiến Đặc biệt tác giả bài viết phát hiện ra những đặc sắc về cách sử dụng chi
tiết nghệ thuật ánh sáng của tác giả Trịnh Thanh Phong
Xung quanh đề tài này còn có một số công trình nghiên cứu khoa học: khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Tuy nhiên,
về việc nghiên cứu Ma làng và Đ ng làng đom đóm, chúng tôi nhận thấy rằng
Trang 12trong những bài nghiên cứu và những ý kiến trên mới mang tính chất gợi mở, luận văn cũng mới tìm hiểu một vài khía cạnh nhất định, và ngay trong những khía cạnh đó, sự khám phá tìm hiểu về hiện thực nông thôn cũng chưa thật sự chi tiết, tỉ mỉ Kế thừa thành tựu nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi s
cố gắng để có một cái nhìn sâu sắc và cụ thể hơn về đề tài hiện thực làng quê
qua hai tiểu thuyết: Ma làng và Đ ng làng đom đóm
Nhiệm vụ nghi n cứu: Luận văn khảo sát một cách có hệ thống những
vấn đề về hiện thực làng quê trong hai tiểu thuyết Ma làng và Đ ng làng đom
đóm
4 Đối tƣ ng và ph m vi nghiên c u
Đối tư ng nghi n cứu: Sự phản ánh hiện thực làng quê và nghệ thuật tự
sự qua hai tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong Ma làng 2007 và Đ ng làng
đom đóm (2009)
Phạm vi nghi n cứu: Tiếp cận đề tài từ đặc điểm tiểu thuyết viết về nông
thôn, chúng tôi tập trung khai thác bức tranh hiện thực xã hội và đời sống con
người làng quê trong Ma làng và Đ ng làng đom đóm
Trang 13Ngoài việc khảo sát hai tác ph m trên chúng tôi còn tiến hành khảo sát một số sáng tác về nông thôn trong văn học Việt Nam sau năm 1986 viết về
đề tài nông thôn để có cái nhìn so sánh, đối chiếu
Từ việc tìm hiểu hiện thực làng quê qua hai tiểu thuyết Ma làng và
Đ ng làng đom đóm giúp cho người đọc thấy được:
- Cái mới của dòng văn học về đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam thời
Chương 1: Những khuynh hướng mới viết về nông thôn trong văn học Việt
Nam từ Đổi mới đến nay
Chương 2: Hiện thực đời sống nông thôn và thế giới hình tượng trong hai tiểu
thuyết Ma làng và Đ ng làng đom đóm
Trang 14Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật thể hiện hiện thực làng quê trong hai tiểu
thuyết Ma làng và Đ ng làng đom đóm
Trang 15
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG KHUYNH HƯỚNG MỚI VIẾT VỀ NÔNG THÔN TRONG
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY 1.1 Nhìn chung về ề tài nông thôn trong văn học Việt Nam từ Đổi mới ến nay
1.1.1 Những thay ổi c a hoàn cảnh lịch s , xã hội, văn h a
Sau 1975, đất nước thống nhất, nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng n lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của chiến tranh, cùng với sự chủ quan, duy ý chí và cách quản lý kinh tế xã hội, đặc biệt trầm trọng vào nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12 năm 1986 về
đổi mới toàn diện đất nước đã diễn ra với hai kh u hiệu: Lấy dân làm gốc
và Nhìn th ng vào sự thật, đánh giá đ ng sự thật, nói rõ sự thật Hai kh u
hiệu trên đã thổi một luồng gió mới vào các lĩnh vực hoạt động của đời sống
xã hội, đặc biệt là đời sống văn học nghệ thuật Công cuộc đổi mới đã đưa đất nước chuyển mình từ cơ chế hành chính tập chung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN, đồng thời đ y mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Đại hội VI cũng chỉ ra điều cốt yếu của công cuộc đổi mới này chính là đổi mới tư duy, đổi mới cách làm, cách nghĩ sao cho đúng quy luật khách quan vốn có của nó Nhà nghiên cứu
Nguyễn Đăng Mạnh đã đưa ra một đánh giá rất sâu sắc: Ai c ng nói đổi mới
nhưng đổi mới thực sự là gì? Theo tôi, đổi mới là nghĩ đ ng, làm đ ng quy luật khách quan là tôn trọng tinh th n khoa học [46 Bàn về vấn đề này
giáo sư Phan Cư Đệ đã đưa ra một quan điểm mới có cơ sở lý luận và ý nghĩa
thực tiễn như sau: Đổi mới tư duy là nhiệm vụ cấp thiết trước m t nhưng
Trang 16đ ng thời c ng là một công việc lâu dài, phải tiến hành một cách khoa học, nghi m t c… Trong quá trình đổi mới tư duy, tất nhi n không chỉ có ph phán
mà chủ yếu là phải suy nghĩ, khám phá, sáng tạo, cá nhân và tập thể c ng đổi mới và sáng tạo theo tinh th n Nghị quyết Đại hội Đảng l n thứ I [17] Sau
năm 1986, không khí đổi mới thực sự không chỉ tràn vào đời sống xã hội mà còn tràn vào đời sống văn học Văn xuôi viết về đề tài nông thôn thời kỳ này cũng chuyển mình, đổi mới cả về nội dung và hình thức biểu hiện Nhà
nghiên cứu Vũ Tuấn Anh đã có những suy nghĩ xác đáng cho rằng: ối cảnh
mới đã tạo n n những chấn động sâu xa trong ý thức nghệ thuật Quan
niệm, nhận thức, chức năng văn học hiện thời cũng được nhận thức lại Các
nhà văn có thêm đất dụng võ và những tác ph m viết về nông thôn trung
thực hết mức đã có điều kiện ra đời để đi vào đời sống xã hội Nhờ vậy, mảnh đất văn chương dần dần được hồi sinh Tuy nhiên, như mọi cuộc nhận đường vất vả gian lao khác, văn xuôi về đề tài nông thôn đã phải vượt qua bao biến
động không hề êm ả, bình lặng Trong lời kết thúc cuộc tọa đàm ăn học đổi
mới và phát triển, nhà nghiên cứu Hà Xuân Trường đã rất thỏa đáng khi nhìn
nhận rằng: Đổi mới trong văn học, điều quan trọng nhất, quyết định nhất là
cái nhìn và cái tâm của nhà văn Đề tài, nhân vật, phong cách cá tính không
là cái gì nếu không có cái nhìn thời đại sâu s c, thấu suốt nhân tình, nếu không có đư c cái tâm trong sáng, sâu s c nhân ái, cộng với ý thức đ y đủ về chức trách cao cả của văn học đối với con người, đối với cuộc đời, với nhân
dân mình, không có những cái đó thì không có đổi mới [59, 49-50]
Xu hướng dân chủ hóa tạo điều kiện thuận lợi để các nhà văn bộc lộ tư tưởng riêng, cá tính và tài năng của mình Ý thức nghệ thuật của nhiều nhà văn đã có sự thay đổi
Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa nói trên là những tiền đề khách quan
Trang 17và chủ quan thúc đ y sự phát triển của nền văn học Việt Nam nói chung, nhất
là sau sự nghiệp đổi mới 1986
1.1.2 Sự phát triển ề tài nông thôn trong văn học sau Đổi mới
Năm 1986 là dấu mốc quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và đời sống văn học nghệ thuật Việt Nam nói riêng Thời điểm này chứng kiến
sự đổi mới tư duy trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… trong đó có văn học nghệ thuật Hòa chung với đời sống văn nghệ ấy, văn học viết về nông thôn sau năm 1986 cũng có những trăn trở cho một cuộc chuyển mình để theo
kịp những vấn đề nóng bỏng của hiện thực
Khi tư duy nghệ thuật chuyển sang biên độ mới, thì hiện thực được mở rộng đến vô cùng nên văn học viết về nông thôn giai đoạn này được nhìn từ nhiều chiều, phản ánh toàn diện, không chỉ bằng kinh nghiệm của cả cộng đồng, mà còn cả kinh nghiệm của m i cá nhân Hiện thực trong tác ph m đã
được lựa chọn, chắt lọc, khái quát để hướng về tối ưu hóa khả năng miêu tả
hiện thực ở chiều sâu ý thức Nhà văn phản ánh hiện thực không phải từ một,
mà từ nhiều điểm nhìn, nhiều cách tiếp cận khác nhau.Vậy hiện thực nông thôn thời Đổi mới đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào, được khắc họa rõ n t
và chân thực ở tất cả mọi phương diện, trong sự đa dạng, phức tạp, xấu tốt đan xen Văn học viết về nông thôn cũng phải đổi mới tư duy trong sự nhìn nhận về con người và xã hội Các nhà văn đã khai thác triệt để những vỉa tầng hiện thực đa dạng, phong phú, tiếp tục khơi sâu, bám sát và bao quát những sự kiện, những vấn đề của đời sống xã hội nông thôn Việt Nam đương đại Việc phản ánh chân thực hiện thực đời sống nông thôn và người nông dân đã mang lại sinh khí mới cho văn học viết về nông thôn sau đổi mới, thể hiện sâu sắc xu hướng dân chủ hóa trong đời sống văn học Thành tựu bước đầu này đã khắc phục được những hạn chế của văn học viết về nông thôn giai đoạn trước, làm
Trang 18mới cách nhìn về hiện thực và con người, giúp người đọc hiểu được diện mạo, tâm hồn người nông dân Việt Nam trong những thời kỳ lịch sử đầy biến động
Từ 1986 đến giữa những năm 1990
Có thể kể đến những tác ph m viết về nông thôn đã gây tiếng vang và
tỏa sáng trên văn đàn: Thời xa v ng (1986) và Chuyện làng Cuội 1993 của
Lê Lựu, Mảnh đất tình y u (1987), Khách ở qu ra (1985) và Phi n ch Giát
1989 của Nguyễn Minh Châu, Mảnh đất l m người nhiều ma 1990 của Nguyễn Khắc Trường, ến không ch ng 1990 của Dương Hướng, Cuốn gia
phả để lại 1990 của Đoàn Lê, Tướng về hưu, Chảy đi sông ơi, Những bài học nông thôn 1989 của Nguyễn Huy Thiệp, ước qua lời nguyền (1990), Lão Khổ (1992 của Tạ Duy Anh…
Từ giữa những năm 1990 đến nay
Văn xuôi viết về nông thôn, từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX đến giữa thập niên đầu của thế kỷ XXI số lượng tác ph m có sự chững lại Từ giữa thập niên đầu của thế kỷ XXI đến nay mới xuất hiện dồn dập trở lại Có
hàng chục tác ph m xuất hiện như: Dòng sông Mía 2004 của Đào Thắng,
Trinh tiết xóm ch a 2005 của Đoàn Lê, Cánh đ ng bất tận 2005 của
Nguyễn Ngọc Tư, a người khác 2006 của Tô Hoài, M u Thư ng Ngàn
2006 của Nguyễn Xuân Khánh, Ma làng (2007) và Đ ng làng đom đóm
2009 của Trịnh Thanh Phong, ưới chín t ng trời 2007 của Dương Hướng, Giã biệt bóng tối 2008 của Tạ Duy Anh…
Sau Đổi mới đến nay, văn xuôi viết về nông thôn đã có những bước phát triển vượt bậc thể hiện ở sự thay đổi quan niệm về con người và tư duy
Trang 19nghệ thuật, đổi mới ở thể tài, phương thức thể hiện chứng tỏ sự phát triển mạnh m của văn xuôi viết về nông thôn sau Đổi mới
được cái được – cái chưa được, cái đúng – cái sai, cái tiến bộ - cái lạc hậu…
Đó chính là điều kiện tiên quyết trên con đường đưa đất nước vượt qua khủng hoảng tiến bộ xây dựng đất nước tốt đẹp hơn
Tình hình đó của xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật Các nhà văn cũng phải có cái nhìn nhạy b n, khả năng phân tích và trên hết là sự tự vấn bản thân, tự thức tỉnh Khuynh hướng nhận thức lại ra đời trong bối cảnh xã hội như vậy Chính những thay đổi của hiện thực cuộc sống đã thôi thúc văn học phải đổi mới, phải nhìn nhận đánh giá nhận thức lại vấn đề bằng cái nhìn của con người đương thời, của ngày hôm nay
Khuynh hướng nhận thức lại đặt ra nhiều câu hỏi về con người trong mối quan hệ con người và xã hội hiện đại, về con người với nhân cách m o
mó, về gia đình truyền thống trước cơn bão kinh tế thị trường Khuynh hướng cũng nhìn nhận mổ xẻ những sai lầm trong quá khứ như cải cách ruộng đất, chiến tranh, nông thôn với hàng loạt vấn đề tồn tại từ xưa đến nay Khuynh
Trang 20hướng nhận thức lại thường mang cảm hứng phê phán, con người và thân phận cũng là cảm hứng phổ biến trong các tác ph m của khuynh hướng này Đây là điều thực sự mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc Theo Nguyễn Minh Châu, nhận thức lại phải làm những cuộc đối chứng trong tư tưởng, để thoát khỏi những nhận thức sai lầm máy móc hoặc giản đơn về con người và xã hội Chính vì vậy nhận thức lại cũng dẫn đến tinh thần tự phê khiêm khắc dưới
ánh sáng của lương tâm Nhưng nhận thức lại không đồng nghĩa với x t lại
Trong văn học, thái độ tự vấn và tinh thần nhận thức lại lịch sử là tín hiệu của quá trình đổi mới tư duy mạnh m Nhận thức lại vấn đề có thể biết kế thừa, phủ định hoặc bằng cả kế thừa và phủ định là con đường tất yếu của văn học Đây cũng chính là một phương diện quan trọng đánh giá những cách tân của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới
Sau Đại hội VI, tính dân chủ trong sáng tác được nhấn mạnh Nhà văn
đã mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về những điều bấy lâu trăn trở, những vấn đề nhạy cảm lâu nay vẫn bị coi là vùng cấm, nhìn lại quá khứ bằng cái nhìn dân chủ Khuynh hướng nhận thức lại nhanh chóng trở thành khuynh
hướng sáng tác nổi bật với những tác ph m rất thành công: M a lá rụng trong
vường Ma Văn Kháng , Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Thời xa v ng Lê Lựu ,
N i bu n chiến tranh Bảo Ninh … Đại hội cũng kh ng định quan hệ giữa
văn học và chính trị không còn cứng nhắc, cái này phục vụ cái kia Trên thực
tế quan niệm văn học phục vụ chính trị đã được thay thế bằng quan niệm văn học thỏa mãn nhu cầu tinh thần nhiều mặt của nhân dân, góp phần bồi dưỡng con người Việt Nam có văn hóa Phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa không còn là phương pháp sáng tác tốt nhất, chủ nghĩa hiện thực không còn chiếm vị trí độc tôn Khuynh hướng lãng mạn và cảm hứng sử thi cũng không còn chi phối quan niệm về cuộc sống, về con người nữa Tính dân chủ trong văn xuôi được nhấn mạnh, do vậy sự chủ quan năng động và cá tính
Trang 21sáng tạo của nhà văn được coi trọng Con người được nhìn nhận bằng cái nhìn
đa diện: con người tự nhiên, con người xã hội, con người bản năng, con người tâm linh… Những thành tựu mới của lý luận đã trở thành đắc lực cho sự sáng tạo của nhà văn Đó là nhân tố mở đường, là căn cứ và ch dựa để nhà văn sáng tạo những tác ph m nghệ thuật đáp ứng như cầu của thời đại
Sự đổi mới mạnh m về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là cơ sở cho
sự xuất hiện các khuynh hướng văn học nhận thức lại Mọi người nhận thấy cần thiết phải nhìn nhận lại các giá trị của quá khứ với một cái nhìn toàn diện, sâu sắc và tinh nhạy Đây cũng là khuynh hướng biểu thị tinh thần dân chủ trong đời sống nói riêng và văn học nói chung Tư duy nghệ thuật của các nhà văn thời hiện đại cũng có rất nhiều điểm khác biệt với tư duy nghệ thuật truyền thống Trong gặp gỡ cuối năm, nhà văn Nguyễn Khải đã kh ng định:
tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bộn bề, bóng tối và ánh
sáng, màu đ và màu đen đ y r y những biến đổi, những bất ngờ mới thật là một mảnh đất phì nhi u cho các cây b t thả sức khai v , cái hôm nay của
nhà văn Nguyễn Khải là hiện thực đa đầy, thứ hiện thực chưa hoàn thành Với cảm hứng phê phán mạnh m trên tinh thần nhân bản, nhà văn đã xem x t lại tất cả các giá trị, các hiện tượng của một giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc Khuynh hướng nhận thức lại đã nhìn lại lịch sử, chiến tranh, các quan
hệ xã hội, bi kịch của con người trong xã hội đó Thời xa v ng của Lê Lựu
được xem là tác ph m khơi dòng khuynh hướng này
Các tác ph m viết về đề tài chiến tranh của khuynh hướng này đã được xem x t cuộc chiến tranh dưới góc độ sự khốc liệt của nó, những mất mát hy sinh trong chiến tranh ngay cả khi nó đi qua Sức ám ảnh của nó với những người đi qua cuộc chiến là mãi mãi Những sáng tác này đã đi ngược lại với
khuynh hướng sử thi trước năm 1975 Tiêu biểu là những tác ph m: Ăn mày
dĩ vãng (Chu Lai), N i bu n chiến tranh Bảo Ninh , Đất tr ng Nguyễn
Trang 22Trọng Oánh , Miền cháy Nguyễn Minh Châu Chiến tranh đã đi qua nhưng
nó không phải là một giấc mơ mà thật sự là một cơn ác mộng khủng khiếp Cơn ác mộng đó để lại những vết thương không bao giờ kín miệng được Các nhà văn thời kỳ Đổi mới đã khai thác đề tài này theo một tư duy mới với bao điều còn khuất lấp, chưa được phơi bày, phanh phui Simônôp đã từng viết
Hiện thực mất mát trong chiến tranh, trong văn học nội chiến không còn bị
n tránh nữa và bây giờ nếu viết về chiến tranh chỉ là một tác ph m vô đạo đức Trong thời kỳ kháng chiến, lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước sôi sục
và tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc trường trinh vĩ đại cũng đầy khốc liệt Nhà văn viết về đề tài này chủ yếu là ngợi ca những tấm lòng anh hùng cách mạng Nhân vật tiểu thuyết là những cá nhân điển hình, với những ph m chất anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang Nhưng trong thời kỳ Đổi mới nhà văn không thể giữ mãi cái nhìn đậm n t sử thi Đất nước bước vào thời kỳ hòa bình là dịp người cầm bút và người đọc có điều kiện tĩnh tâm, soi chiếu bằng sự trải nghiệm tất cả những giá trị trong quá khứ để có được một cái
nhìn công bằng với tất cả: ăn học viết về chiến tranh cách mạng là một
cánh đ ng không bao giờ bạc màu, càng lật xới càng màu m
Không những nhận thức lại chiến tranh khuynh hướng này còn nhận thức lại lịch sử với các nhân vật và sự kiện của nó Trước Đổi mới, lịch sử được nhìn nhận một chiều theo đúng quan điểm, cách đánh giá ghi ch p các
sử quan trong chính sử Tuy nhiên trước sự thay đổi của tất cả các yếu tố trong xã hội và đặc biệt là tính dân chủ trong xã hội nói chung và trong sáng tác văn học nói riêng, nhà văn đã mạnh dạn viết, mạnh dạn bầy tỏ quan điểm, chính kiến của cá nhân mình Lịch sử và các giá trị của nó đã được soi rọi từ mọi góc cạnh nhằm tái hiện lịch sử một cách sinh động trên tinh thần mới một cách nhân bản Một số tác ph m xuất sắc ra đời và được độc giả đón nhận
Trang 23nồng nhiệt: Sông Côn m a l Nguyễn Mộng Giác , H Quý Ly, M u Thư ng
Ngàn Nguyễn Xuân Khánh , Giàn thiêu Võ Thị Hảo
Bước vào thời kỳ Đổi mới, xã hội đầy những biến động Con người chịu sự tác động của những biến đổi đó nên cũng thay đổi, trước đây con người được đánh giá qua ý thức cộng đồng, ý thức tập thể Đến nay, con người cá nhân với những nhu cầu, khát vọng ước mơ, hoài bão được đề cập, được quan tâm Nhiều tác ph m của khuynh hướng nhận thức đã xem x t, đánh giá các quan hệ đạo đức xã hội và những bi kịch trong cuộc sống Tức là nhìn nhận con người trong sự va đập với các yếu tố khác trong xã hội, nhìn
nhận con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong tính hiện thực
của nó , quan hệ giữa các cá nhân trong gia đình, quan hệ giữa cá nhân với cá
nhân trong xã hội, những bi kịch và mất mát trong cuộc sống Văn học viết về nông thôn thời kì Đổi mới được sáng tác trong xu hướng nhận thức lại thực tại, tái hiện hiện thực nơi những làng quê còn nặng định kiến – những định kiến vô hình nhưng là gông cùm mà m i người nông dân lại tự nguyện chịu
sự trói buộc Đó là quan niệm về đạo đức con người gắn với gia thế dòng tộc, con người ta chỉ được coi là tốt khi biết chấp nhận và sống theo qui tắc của dòng họ
ến không ch ng Dương Hướng , nhận thức lại xã hội qua hình ảnh
nông thôn Việt Nam với những hủ tục lạc hậu ấu trĩ khiến cho con người cá nhân bị bóp nghẹt, con người không được là mình, không được sống cho mình, mọi ước mơ, hoài bão đều không thể thực hiện được Tất cả những điều
ấy đã đ y con người rơi vào bi kịch
M a lá rụng trong vườn Ma Văn Kháng rung hồi chuông báo động
cho mọi người nguy cơ rạn vỡ của rất nhiều giá trị trước cơn bão của đời sống kinh tế thị trường Gia đình là nhân tố quan trọng của xã hội nhưng cũng là nhân tố đầu tiên chịu sự tác động của cơn bão đó Xã hội hiện đại mang đến
Trang 24cho con người nhiều cơ hội để phát triển song cũng có vô số cạm bẫy khiến con người có thể mắc và rơi xuống vực th m của sự tha hóa
Thời xa v ng Lê Lựu lại đề cập đến bi kịch đánh mất mình của các cá
nhân trước những định kiến rào cản xã hội Họ lâm vào bi kịch đó một phần
do tính cách nhưng cũng là do sự ấu trĩ, trói buộc của hoàn cảnh
N i bu n chiến tranh Bảo Ninh viết về số phận người lính thời hậu
chiến Chiến tranh đã lấy đi của họ tuổi trẻ, tình yêu không những thế dư âm chết chóc của nó không ngừng vò x , ám ảnh không cho họ yên tâm sống nốt quãng đời còn lại
H Quý Ly Nguyễn Xuân Khánh và Giàn Thiêu Võ Thị Hảo mang
đến cho người đọc cái nhìn đa chiều về nhân vật và sự kiện lịch sử trên tinh thần mới, giàu tính chất nhân bản hơn Tất cả những nhân vật lịch sử có thật được tác giả giữ lại những n t chính đã lưu trong sử sách và hư cấu ở phương diện khác nhằm làm sáng tỏ những quan điểm của mình
Nhận thức lại về hiện thực nông thôn và người nông dân đã trở thành ý thức thường trực của các nhà văn viết về đề tài nông thôn, nhằm cắt nghĩa hiện thực đời sống nông thôn và bản chất của người nông dân một cách cốt yếu nhất
Từ đó, tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn này đã mở rộng, đào sâu vào hiện thực, tiến tới làm nổi lên những khoảng sáng tối, những ch lồi lõm, những mặt khuất nẻo, mà nhìn từ xa ta cứ ngỡ là ph ng phiu, hoặc không dễ phân biệt Sự sát gần s cho ta thấy hiện thực như nó có, như chính nó, chứ không phải như ta
ao ước, như ta muốn có
Có thể nói khuynh hướng nhận thức lại đã nhận x t, đánh giá lại xã hội với tất cả những yếu tố cấu thành nên nó Nhà văn nhìn nhận lại tất cả bằng
Trang 25con mắt tỉnh táo của ngày hôm nay với tinh thần dân chủ và nhân bản Nhận thức lại trở thành một khuynh hướng văn học nổi bật của thời kỳ Đổi mới
1.3 Xu hướng văn h a, phong t c, tâm linh
Xu hướng tìm hiểu văn hóa nông thôn là một xu hướng mới mẻ thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà văn Trong đó, có thể kể đến các sáng
tác tiêu biểu: Khách ở qu ra Nguyễn Minh Châu , Thời xa v ng Lê Lựu ,
Những bài học nông thôn Nguyễn Huy Thiệp … Qua những sáng tác này,
người đọc khám phá nông thôn một cách sinh động, chân thực và sắc n t
1.3.1 Ý th c về dòng họ
Mối quan hệ làng xã ở Việt Nam từ xưa tới nay được xây dựng chủ yếu dựa trên mối quan hệ thân tộc Quan hệ thân tộc của người Việt Nam có truyền thống đoàn kết, gắn bó rất chặt ch Điều đó là một n t đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của nhân dân ta Quan hệ gia tộc, dòng họ là thứ quan
hệ lâu đời, dằng dịt và bền chặt ở nông thôn Nó có sức mạnh xuyên qua thời gian, qua các chế độ khác nhau với những biến đổi khác nhau Đó là phong tục, tập quán và nền nếp, đạo lý của người nông dân
Ý thức về tộc họ, dòng họ trong một chừng mực nhất định có sức mạnh đùm bọc, chở che, cưu mang giúp đỡ lẫn nhau, nhưng ở phương diện khác lại
tạo ra óc gia trưởng , thói ỷ lại, phê phán, đố kị làm cản trở quá trình hiện
đại hóa ở nông thôn Một mặt, người trong họ có trách nhiệm cưu mang giúp
đỡ, tương trợ lẫn nhau thói gia đình chủ nghĩa như là một căn bệnh cố hữu ở nông thôn Vì vậy, họ tộc vừa bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của người dân nhưng vẫn còn tồn tại sự trì trệ tăm tối Bên cạnh đó có những hủ tục thâm căn cố đế từ ngàn đời để lại đã vô tình ăn mòn lối sống của người dân, làm nảy sinh biết bao vấn đề phức tạp rắc rối, trở thành thảm họa bị xâu
x của nhiều làng quê, xung đột giữa các dòng tộc trở lên hết sức sâu sắc quyết liệt, dữ dội và dai d ng Vậy làng quê nhỏ b mà không hề bình yên Ở
Trang 26đó cuộc sống luôn bị khuấy đảo, sôi lên vì những mối quan hệ, những xung đột, những định kiến làm điêu đứng bao người Hậu quả của nó nhẹ thì làm tổn thương tình làng nghĩa xóm, nặng thì gây thù oán truyền kiếp Xung đột dòng tộc thực sự gây ra những bi kịch đe dọa đời sống, số phận m i con người Những xung đột xảy ra giữa các dòng họ thường là sự tranh giành ruộng đất hương hỏa, tranh giành chức tước, sự xúc xiểm lẫn nhau giữa các dòng họ… Nhờ không khí đổi mới nhiều nhà văn đã th ng thắn phanh phui,
mổ xẻ để cho bạn đọc thấy rõ sự lạc hậu, trì trệ của bao lề thói dẫn đến một loạt chuyện đau lòng
Nhiều nhà văn sau Đổi mới đã tập trung khắc họa những mặt trái của ý thức họ tộc tác động đến cuộc sống người nông dân gây ra nhiều bi thương, bi
kịch cho con người Đó là sự thù hằn giữa các dòng họ như: Mảnh đất l m
người nhiều ma, ến không ch ng, Cuốn gia phả để lại, Lão Khổ…
Tiểu thuyết Mảnh đất l m người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường
xoay quanh xung đột của hai dòng họ Trịnh Bá – Vũ Đình ở làng Giếng
Chùa Người ta thường nói: hôn nhân, điền thổ vạn cố chi th , tức là hôn
nhân và đất đai dễ gây cho người ta thù oán Hai dòng họ này không bao giờ ngồi chung chiếu với nhau vì chuyện đất đai và tình duyên lại thêm cả chuyện chức vị Xung đột đầu tiên là những xung đột về chuyện chức vị và đất đai
giữa Trịnh Bá Hoành và Vũ Đình Đại Chỉ vì cái phần đ u gà má l n , vì cái quan niệm miếng ăn giữa làng hơn sàng xó bếp, đ u gà hơn đít voi , mà
hai con người, hai dòng họ cuốn vào bi kịch, cuốn vào cơn lốc được thua không ngừng, đánh đổi tất cả để giành lấy cái chức lí trưởng nhỏ b
Trong cuộc chạy đua đến chức lí trưởng, Trịnh Bá Hoành đã n m tiền
ra mua chức, lợn sề trâu nái, ruộng sâu giữa đồng lần lượt ra đi mà cái chức lại về tay Vũ Đình Đại Tất cả những gì Trịnh Bá Hoành có và tưởng như s
có b ng chốc trở thành con số không Thế nên, Trịnh Bá Hoành vô cùng căm
Trang 27thù Vũ Đình Đại Trịnh Bá Hoành vô cùng sung sướng khi Vũ Đình Đại chưa kịp ăn lộc triều đình thì cách mạng về, phải bán ngựa tậu trâu làm nông dân Cuối đời, Trịnh Bá Hoành chết một cách uất ức vì chưa gặp dịp trả được món thù to lớn với nhà Vũ Đình Đại Và ông đã truyền cái uất ức ấy lại cho con
trai trưởng Trịnh Bá Hàm với lời trăn trối: sống ở làng này phải biết bố con
Đại – Phúc là người không thể đi chung đường, ng i chung chiếu [61, 76],
cùng những di huấn bầy cách triệt hạ địch thủ một cách hãi hùng: đào mộ và hành hạ thi thể người mất
Xung đột giữa hai dòng họ không được tháo bỏ mà còn diễn ra gay gắt, quyết liệt hơn nhiều Mối hiềm khích giữa hai họ này k o dài từ đời trước và đến đời Phúc – Hàm thì liên quan trực tiếp đến mối thù tình Trước kia, khi còn trẻ, ông Hàm chưa có vợ, thương thầm và quyết tâm cưới bằng được cô Son xinh đẹp nhất làng nhưng không hề được cô để ý Khi ấy cô Son đem lòng yêu ông giáo Phúc lúc đó Phúc đã có vợ say mê như bỏ bùa Nhưng nếu chỉ dừng ở đó thì cũng chưa có gì đáng nói Khi ước mơ của ông Hàm thành sự thật, sau khi cưới, ông Hàm phát hiện ra vợ mình bị mất trinh tiết và
đau đớn hơn chính từ miệng bà Son nói ra: Tôi c n răng là vì th y u tôi, chứ
không bao giờ tôi y u anh! Đây chính là nguyên nhân khiến ông Hàm càng
căm thù ông Phúc Kể cả cái chết của bà Son cũng không làm cho ông Hàm
quên đi mối thù dù trong khoảnh khắc Ông Chính phải kêu lên: Các anh chỉ
là những k say th h n ti tiện! Một cái chết như thế kia v n chưa đủ để sáng
m t ra hay sao ? [61, 281]
Vậy ý thức tộc họ mù quáng luôn gắn với khát vọng quyền lực của một
bộ phận nông dân đã gây ra bao nhiêu hệ lụy Họ dùng dòng họ làm phương tiện để thực hiện mưu mô đen tối của mình để hủy hoại cả nhân tính Đó chính là sự tha hóa của con người làm người khác đau khổ thậm chí cả gia đình của họ
Trang 28Bên cạnh Mảnh đất l m người nhiều ma, tác ph m ến không ch ng
Dương Hướng là một cuốn tiểu thuyết hay về số phận người nông dân Tác
ph m viết về những bi kịch họ phải gánh chịu mà nguyên nhân sâu xa cũng chính là ý thức về tộc họ Không còn là sự tranh giành quyền lực, địa vị trong làng xã, bi kịch giữa hai dòng họ Vũ – Nguyễn bắt đầu từ câu chuyện đau lòng quan hệ luyến ái Mọi thù hằn phát sinh cũng đều do sự quyến rũ, sự gợi
tình của cái bến không ch ng , mà người ta thường gọi là bến Tình Những
biến cố xảy ra mà tâm điểm là sự ngăn cản không cho đôi trai gái trong hai dòng họ này yêu nhau và lấy nhau Điển hình là mối tình giữa Nghĩa và Hạnh, giữa Vạn với Nhân Chú Vạn – một người đàn ông dòng họ Nguyễn và chị Nhân – một góa phụ dòng họ Vũ Hai người thương và cảm thông cho hoàn cảnh của nhau, muốn tiến tới hôn nhân, nhưng vì lời nguyền, vì sợ họ mạc phản đối, lên án nên đành đè n tình cảm của mình, sống gìn giữ trong sự dò
x t của họ mạc, của xóm làng và nhiều lúc của chính bản thân Còn Hạnh với Nghĩa, những hủ tục và hận thù của dòng họ không ngăn cản bước chân của
họ đến với nhau Sức mạnh vươn lên và ý thức đấu tranh quyết liệt để gìn giữ hạnh phúc đã giúp họ vượt qua rào cản nghiệt ngã để đến với nhau chấp nhận làm kẻ bất hiếu, mặc cho sự phản đối từ hai phía gia đình Thế rồi Nghĩa nhập ngũ, khi anh trở về đem theo sự không trọn vẹn mất khả năng làm cha Điều này khiến Hạnh rơi vào ngõ cụt bế tắc bởi cô thường xuyên phải chịu đựng những lời riếc móc cùng tư tưởng miệt thị đối với người phụ nữ không con Hạnh không có l i nhưng hàng ngày cô luôn phải sống trong mặc cảm tội l i với dòng họ tổ tiên nhà chồng vì không sinh cho Nghĩa mụn con nối dõi Vì vậy, Hạnh quyết định giải thoát cho Nghĩa bởi cô không còn sự lựa chọn nào khác Họ chia tay mặc dù trong họ tình yêu vẫn tha thiết cháy bỏng như xưa Lại một lần nữa, giống như những người đi trước, họ không còn đủ sức để vượt qua cái rào cản nghiệt ngã của dòng họ
Trang 29Đến với Đạo t c và Lão Khổ Tạ Duy Anh lại thiên về tìm hiểu nguồn
gốc của những mối thù Các nhân vật trong tác ph m của Tạ Duy Anh mối thù luôn canh cánh trong lòng không ai được lãng quên Mối thù ấy được đè nặng từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ quá khứ đến hiện tại
Cuốn gia phả để lại Đoàn Lê đề cập đến sự bất hòa giữa chi họ trên
và chi họ dưới ở trong cùng một dòng họ Bản chất của sự bất hòa chính là sự hám lợi, tranh giành quyền lợi với một người là trưởng tộc Bất chấp tình cảm
họ tộc, những kẻ hám lợi đã dùng thủ đoạn, tập hợp lực lượng, bày binh bố trận biến nhà thờ tổ thành bãi chiến trường đấu đá lẫn nhau làm mất đi tính tôn nghiêm, linh thiêng mà bấy lâu nay người trưởng họ đã khó nhọc nâng niu, giữ gìn và tu bổ
Cuộc cách mạng vĩ đại ở nước ta và mấy chục năm tiến hành xây dựng XHCN tuy đã làm thay đổi số phận cuộc đời của hàng triệu người nông dân Việt Nam Nhưng cuộc cách mạng vĩ đại ấy lại không thể nào làm thay đổi thói quen thù hận trong ký ức của người nông dân Cuộc sống đã thay đổi nhưng họ đã sống và hành xử theo thói quen, cách nghĩ cũ kĩ Thậm chí thời đại mới lại là cơ hội để trả thù, hành hạ những kẻ gây ra tai họa cho mình Cứ như vậy thù hận nối tiếp thù hận tạo ra một vòng tròn lu n qu n khiến cuộc sống ở nông thôn không bao giờ hết thù hận Chừng nào những suy nghĩ cũ kĩ
và lạc hậu ấy vẫn còn chi phối trong đầu óc của người nông dân thì xã hội nông thôn Việt Nam có thể ấm no mà không bao giờ hạnh phúc trọn vẹn
Ý thức tộc họ đã được các nhà văn đi sâu khám phá, lật dở ở nhiều chiều để người đọc thấy được cả mặt tích cực và tiêu cực, đặc biệt là mặt tiêu cực ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh cuộc sống của người nông dân Nhờ không khí dân chủ của sự nghiệp đổi mới, các nhà văn đã tiếp cận vấn đề ý thức họ tộc sâu sắc, trung thực, khách quan và th ng thắn hơn để thức tỉnh xã hội, mong muốn xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn
Trang 301.3.2 Phong t c
Ở làng quê có rất nhiều cơ tầng văn hóa, bởi đó chính là khởi phát của nền văn minh lúa nước Trong m i làng quê lại có những cơ tầng văn hóa khác nhau tạo ra dấu ấn riêng Trên mảnh đất nông thôn có các trầm tích văn hóa cổ xưa của những cộng đồng kế tiếp nhau tích tụ những phong tục tập quán
Viết về phong tục tập quán ở nông thôn, nhiều nhà văn không chỉ chú ý đến tộc họ mà quan tâm phản ánh những quan niệm, định kiến, lạc hậu, cổ hủ
Làng Đông - ến không ch ng Dương Hướng , từ bao đời nay khắc ghi một lời nguyền độc: Nước sông Đình ngàn năm không cạn – c u Đá ạc vạn
kiếp trơ trơ – bến Tình còn đẹp còn mơ – mối th họ Nguy n bao giờ mới nguôi [30, 14 Chính lời nguyền này đã chi phối đến cuộc sống, hạnh phúc
của Hạnh – Nghĩa, Vạn – Nhân
Làng Hạ Vị - Thời xa v ng Lê Lựu cũng là mảnh đất nông thôn điển
hình với tập quán lạc hậu cũ kĩ Gia Minh Sài không chỉ bị gia đình p lấy vợ lúc lên mười tuổi mà còn là nạn nhân của những định kiến, dư luận Chỉ nghe
tin đồn về việc dan díu của Sài và Hương mà: Cả hàng tháng, nhà ông đ
Khang âm th m như có người chết không ai dám đi đâu xa [43, 58 Do nề
nếp gia phong của gia đình cùng với sức mạnh dư luận của nông thôn và một phần do Sài thiếu bản lĩnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời anh Để đến
khi nhận thức ra thì quá muộn: Giá ngày ấy em cứ sống với tình cảm của
chính mình, mình có thế nào cứ sống như thế, không s một ai, không chiều theo ý ai, sống hộ ý định của người khác, cốt để cho đẹp m t mọi người, chứ không phải cho hạnh ph c của mình [43, 331 Việc áp đặt ý muốn của
người khác, chịu sự chi phối bởi sức mạnh của dư luận, định kiến không chỉ ở làng Hạ Vị mà còn phổ biến ở mọi làng quê Việt Nam Thực chất đây chính là
Trang 31cơ tầng văn hóa ở nông thôn còn rơi rớt lại từ thời phong kiến Đó là quan niệm lạc hậu dẫn đến bi kịch của người nông dân
Dòng sông Mía Đào Thắng khơi dậy những n t đẹp văn hóa đời sống
của một làng quê vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng được thể hiện qua trò
chơi và công việc hàng ngày Đó là trò xin muối của lũ trẻ, qua buổi làm lễ
tra vú trục p mía Những đôi hàng đá trở thành những vật dụng thủ công linh thiêng của người dân trồng mía
Đọc những trang văn về phong tục văn hóa của các nhà văn hôm nay, chúng ta thấy nông thôn vừa là nơi lưu giữ những n t đẹp văn hóa, vừa tồn tại bao tiêu cực và l i thời Vậy làm thế nào để nước ta loại bỏ đi những hủ tục, những tập tục lạc hậu để chỉ còn phong tục văn hóa đẹp Đó chính là khao khát, mong mỏi của các nhà văn nói riêng, người đọc nói chung để nông thôn Việt Nam vừa là nơi tồn tại các giá trị chân – thiện – mỹ
1.3.3 Tâm linh
Nền minh triết phương Đông cho rằng con người là một tiểu vũ trụ trong lòng đại vũ trụ Vì thế, con người không chỉ sinh tồn trong ba chiều kích
không gian, mà còn tồn tại ở chiều kích thứ tư - đời sống tâm linh Bằng
những nẻo đường riêng, văn học viết về nông thôn giai đoạn này khai vỡ hiện thực tâm linh đã và đang tồn tại trong đời sống văn hóa nông thôn Việt Nam với những mức độ và biểu hiện khác nhau
Văn hóa tâm linh thể hiện trong việc xây dựng những không gian thiêng Làng Đông ến không ch ng được đất trời ưu ái ban tặng cả phong cảnh và con người: Đất làng Đông n m tr n mình con r ng Con r ng đó chính là
dòng sông Đình b t ngu n từ cống Linh chảy qua làng Đông uốn lư n như một con r ng Nước sông như dòng sữa mẹ làm tươi tốt đất và người làng Đông
[30; 10 Ở đó, còn ngự trị từ đường họ Nguyễn uy nghi, có đình làng, hồ Mắt Tiên đầy thơ mộng, thoát tục và những ám ảnh rùng rợn của ba ba, thuồng
Trang 32luồng, con ma mặt đỏ ở đầu cánh mả Rốt chuyên săn đàn bà góa chồng và cả
bến không ch ng đầy quyến rũ Người dân làng Đông rất ngưỡng vọng, tôn
Xóm Châu Giang (Dòng sông Mía cũng có không gian tâm linh huyền
diệu Người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện cá thần Vực Diễm, ai cũng tôn thờ,
ngưỡng vọng như một đấng thần linh đầy uy nghi và linh thiêng: Kh p v ng
ven sông Châu này ai c ng khiếp s cá th n…, dân bản địa c ng vọng…, ngày
r m, m ng một…, ch nào c ng thấy lô nhô bóng người quì gối, vái lậy thì
th m [54; 57-58 ; đình Thái Hòa bên kia sông thi ng gh l m…, thờ cá th n ngay sát mép sông [54; 26 Đặc biệt, sự tích thằng Lẹp: Th ng Lẹp là con của cá th n sông Châu Giang [54; 47 , trong cơn tuyệt vọng, ông Ch p hấp
hối, bà Mến cầu xin rồi thiếp đi, trong mơ cá thần phủ lên người rồi sinh ra Câu chuyện lão Ch p, vì dại dột vội nghe lời xúi tr con ăn cứt gà của cánh
nhà bè , dám cả gan báng bổ thần thánh, hung hăng quyết b t cóc đôi cá
Thần về xơi tái nên lão đã chết Qua đó, người đọc thấy đời sống tâm linh ở
đây thật nguyên sơ, huyền bí, một thứ tín ngưỡng dân gian trong trẻo, nhưng
rất mực linh thiêng, màu nhiệm
Trong M u thư ng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh xây dựng không gian
tâm linh dày đặc Những tín ngưỡng dân gian như tục thờ cúng bách thần và tín ngưỡng vật linh Thành hoàng làng, thần cây đa, thần chó đá… tạo nên không gian thiêng nơi làng Cổ Đình Người ta đồn về đôi rắn làm tổ ở cây đa: Dân làng có người nói đã trông thấy một đôi rắn, màu đỏ, to hơn cổ tay, dài
như đòn gánh Dân làng thì thầm: Đó là ngựa dài để ngài cư i đi tu n quanh
Trang 33làng xóm [32; 221 Người ta kể về ông Hiếu - thầy phù thủy huyền thoại
của Cổ Đình từ ngày xửa ngày xưa mang âm hưởng cổ tích, huyền thoại,
nhưng phủ lớp sương huyền ảo ấy chính ông đã từng chữa khỏi ốm đau, bệnh tật rất nhiều người dân nơi đây Trong những tín ngưỡng chi phối mạnh m nhất đối với người dân làng Cổ Đình là tín ngưỡng phồn thực qua hai lễ hội dân gian về ông Đùng, bà Đà và lễ hội đền Mẫu Ngay cả trong đình làng thờ
Thành hoàng cũng xuất hiện những hình ảnh bốn cây cột lim gian giữa nhẵn
bóng tựa sừng như nh c lại chuyện những người khổng l ông Đ ng, bà Đà
hay ở một miếng ván nong, cảnh ông Đ ng, bà Đà đi quanh n i à đeo đôi
hoa tai dài chấm đến ngang vai Đôi v khổng l th n thện à cả tr n những
b y, những rường…, là những hình chạm kh c của các đôi trai gái tự tình Những cô gái qu kh a thân, tóc dài với những n t mềm mại; những chàng trai lực điền giao duy n [32; 679 Tín ngưỡng phồn thực không chỉ có riêng
ở làng Cổ Đình, mà còn in đậm trong đời sống của các làng quê khác Tín ngưỡng phồn thực có sức lan tỏa và thấm sâu vào đời sống văn hóa nông thôn Việt Nam
Thế giới tâm linh cũng xuất hiện khi người nông dân“rơi vào trạng
thái khủng hoảng, bất an Trước cõi tâm linh huyền diệu, con người nhận ra
thái độ, hành vi ứng xử của mình đối với mọi người, tìm nơi bấu víu để an ủi, động viên, tiếp tục cuộc sống an nhiên Ông Hàm Mảnh đất lắm người nhiều ma) coi trời bằng vung, làm nhiều việc thất đức: đào mộ bố Phúc, nhẫn tâm
đ y vợ đến cái chết đầy thương tâm Cái chết của vợ bà Son luôn bị ám ảnh, đêm đêm mơ thấy vợ về gọi hồn, ông Hàm đã thắp hương đứng trước
bàn thờ khấn vái trước vong linh, vì ông tin rằng khi khấn, khi gọi h n,
người ở chốn dương gian chỉ c n nói th m ra cửa miệng, nhưng phải gọi
đ ng t n, chỉ đ ng người âm đang tr ngụ, là lập tức mạch thông tin giữa âm
Trang 34dương đư c nối liền [61, 388 Chính sức mạnh tâm linh đã cảm hóa được
ông Hàm, giúp ông nhận ra sai trái, l i lầm của mình
Văn hóa tâm linh trong sáng tác văn học hiện đại được biểu hiện ở hai mặt: nội dung và nghệ thuật Về nội dung, đó là sự nhận thức những giá trị thiêng liêng trong hiện thực đời sống, trong mối quan hệ giữa con người với
xã hội và với chính mình; là sự thăng hoa trong niềm tin thi ng li ng và sự
tôn kính về Chúa, Phật, thần thánh như một biểu tượng về những giá trị tốt
đẹp, vĩnh hằng Ở phương diện này, văn học chủ yếu đề cập đến con người tâm linh mà một nội dung chủ đạo của nó là kh ng định sự tồn tại của bình diện tâm thức với những tính năng đặc biệt của nó Đó là những con người có
ý thức sâu sắc về bản ngã cũng như trách nhiệm thiêng liêng trước cuộc đời
(Quy - Chim én bay, Kiên - N i bu n chiến tranh, Hoàng, Thủy - Cơ hội của
Chúa ; là sự hòa đồng trọn vẹn trong tình yêu, hy sinh cao cả cho tình yêu
Phương - N i bu n chiến tranh, Hạnh - ến không ch ng, Nhuệ Anh - Giàn
thiêu ; là niềm tin và hành động vươn tới những giá trị vĩnh hằng Hoàng -
Cơ hội của ch a, niềm tin vào hồn đất của người dân Cổ Đình và hành động
ngồi đồng trong M u thư ng ngàn Về nghệ thuật, đó là việc nhà văn xây
dựng những hình ảnh biểu tượng thiêng liêng làm khơi dậy những xúc cảm cao quý ở con người Đây chính là phương diện tạo nên điểm nhấn quan trọng
về tâm linh trong văn học nói chung và trong văn học hiện đại nói riêng
Từ hướng tiếp cận hiện thực nông thôn theo xu hướng văn hóa, phong tục, tâm linh các sáng tác về nông thôn sau Đổi mới đã bao quát được những vấn đề thế sự, nhân sinh M i con người trong cộng đồng làng xã Việt Nam, không chỉ gắn với một không gian làng quê quen thộc, mà ở chiều sâu tâm thức cội rễ sâu xa là sự liên kết các thành viên trong gia đình, tộc họ Ngoài ý thức tộc họ, người dân Việt Nam rất coi trọng tín ngưỡng, tâm linh, giữ gìn phong tục tập quán, bảo lưu những n t đẹp truyền thống của cha ông Nhưng
Trang 35bên cạnh đó, nhiều tập tục lạc hậu vẫn còn rơi rớt lại tạo ra những bất hạnh cho con người thôn quê, hoặc bị một số kẻ lợi dụng làm những việc xấu xa, phi nhân tính Cách tiếp cận nông thôn từ cái nhìn văn hóa, phong tục, tâm linh trên tinh thần khách quan, trung thực, phản ánh đa chiều đã mang lại hiện thực đầy đủ, không thiên kiến, một chiều như giai đoạn trước
1.4 Xu hướng thế sự ời tư
Sau thời kỳ Đổi mới, văn học viết về nông thôn đã thực sự nghiêng về
đề tài thế sự đời tư Có thể nói, với đề tài thế sự đời tư, chưa bao giờ những vấn đề thuộc về hiện thực cuộc sống và con người mà văn học quan tâm lại hiện lên chân thực, sống động mà xót xa đến thế Điều này không hề dễ dàng
vì hiện thực cuộc sống và bản thân con người vốn chứa đầy phức tạp, mâu thuẫn, mặt tốt và mặt xấu hòa trộn đan xen N t đổi mới và sự thành công của văn học viết về nông thôn thời kỳ này là đã đi vào phản ánh những mặt chưa hoàn thiện trong con người
Văn học viết về nông thôn giai đoạn chống Mỹ có tính sử thi mà nội dung chính là: xây dựng chủ nghĩa xã hội, hợp tác hóa, hậu phương lớn và
tiền tuyến lớn Với các tác ph m như: Đất làng Nguyễn Thị Ngọc Tú , Cái
sân gạch, ụ l a chi m Đào Vũ … yêu cầu của hiện thực mới đòi hỏi người
nghệ sĩ phải thay đổi cách nhìn nhận, cách tiếp cận đời sống Trước đây, ở thời kỳ chiến tranh, mọi sự vật đều được nhận thức trên cơ sở sự phân biệt rạch ròi thiện - ác, tốt - xấu, trắng - đen, đúng - sai Việc xem x t đánh giá con người chỉ cần thông qua những chu n mực có tính toàn dân Giờ đây chiến tranh đã lùi vào quá khứ, con người trở về với cuộc sống đời thường với biết bao vấn đề mới nảy sinh Lúc này không thể áp dụng những chu n mực cũ được nữa khi đánh giá con người Có một thời ta chỉ dám nói đến phần người, phần thiện trong con người, viết về những nhân vật tích cực theo hướng lí tưởng hoàn mĩ Các nhà văn đương đại đã phá vỡ cái nhìn đơn phiến, tĩnh tại
Trang 36để tạo ra một cái nhìn phức tạp, đa diện và vì thế sâu sắc hơn về cuộc sống và con người Con người xuất hiện trong các tác ph m là con người trần thế với tất cả chất người tự nhiên của nó: ánh sáng và bóng tối, thiên thần và ác quỷ, cao cả và thấp hèn, ý thức và vô thức Thế giới bên trong đầy bí n và phức tạp của con người chịu sự chi phối của hai lực lượng vừa đối lập vừa hòa
đồng, vừa chối bỏ lại vừa chung sống với nhau, bởi: Con người không bao
giờ tr ng khít với chính nó Bakhtin Đó là những con người vừa có khuyết
điểm, bất toàn vừa đẹp đ , thánh thiện Điều này đã tạo nên tiếng nói đa thanh đầy hòa âm và nghịch âm, cũng là cái nhìn biện chứng về con người vì bản
chất con người luôn có sự song hành giữa phần con và phần người , giữa cái thiện và cái ác Nhà văn Nguyên Ngọc ghi nhận: ăn học chăm ch quan
tâm hơn đến con người với tư cách là một thế giới cá nhân phong ph , phức tạp, đa dạng, đa t ng trong nhiều mối quan hệ c ng hết sức phức tạp và đa dạng với toàn xã hội và với chính mình Văn học viết về nông thôn thời kỳ
này đã nhìn vào mặt trái của con người, thậm chí bắt đầu xuất hiện những trang viết về cái ác, cái xấu có khi lạnh lùng, tàn nhẫn khiến người ta phải giật
mình như trong tiểu thuyết Chuyện làng Cuội Lê Lựu , óng đ m và m t trời
Ngô Ngọc Bội
Tuy nhiên, đó không phải là cái nhìn bi quan, tiêu cực mà đó chính là giúp cho người đọc có cái nhìn chân xác, đầy đủ toàn vẹn về cuộc sống và con người trong thời đại mới Đồng thời đó cũng là con đường mà các nhà tiểu thuyết muốn hoàn thành tốt thiên chức của mình, nhà văn Dương Hướng
đã nói: Nhiệm vụ cao cả của nhà văn là tìm kiếm cái đẹp và phải biết khai
thác tới tận c ng để nhìn cho thấu cả n i khổ đau và niềm đam m khát vọng trong tâm h n con người (Bến đ văn chương)
Một sự đổi mới đáng ghi nhận của văn học viết về nông thôn sau 1986
là các nhà văn đã có sự quan tâm mạnh m đến thân phận và cuộc đời bi kịch
Trang 37của cá nhân con người Cái nhìn này hoàn toàn hợp lý, mới mẻ, đáp ứng những đòi hỏi tất yếu và có tính thời cuộc trong thời kỳ Đổi mới, nhà nghiên
cứu Nguyễn Bích Thu nhận x t: Số phận con người trở thành mối quan tâm
hàng đ u của nhà văn thể hiện cái nhìn dân chủ đối với sự phức tạp của tính người Nhiều cuốn tiểu thuyết đã hướng tới mi u tả số phận những con người bình thường với những bi kịch của cuộc đời họ i kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa cái muốn vươn l n và kìm hãm, giữa thanh lọc và tha hóa, giữa nhân bản và phi nhân bản Bàn về vấn đề này, tác giả Lý Hoài Thu
cũng kh ng định:“Đề tài chiến tranh với quy mô hiện thực rộng lớn nhiều
t ng, nhiều mảng, nhà văn xoáy sâu vào những vấn đề cốt yếu của đời sống thông qua ti u điểm nhân vật… C ng là người lính, người mẹ, người v , giờ đây họ đư c soi rọi từ nhiều góc độ khác nhau, đư c đ t trong những vòng xoáy của cuộc đời, kể cả những vòng xoáy nghiệt ngã nhất Nhân vật không còn mờ nhạt đơn điệu mà có sự kết h p giữa hình dạng và nội tâm, giữa ý thức và vô thức, giữa dục vọng bản thân và ước mơ thánh thiện… Thế giới nhân vật tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới đa ph n muôn màu bi kịch, ai c ng có những đoạn gập ghềnh chông gai, những n i niềm tr c n, những thua thiệt mất mát, nhưng đó là những bi kịch mang ý nghĩa luôn thức tỉnh, luôn hướng tới hoàn thiện nhân cách [58] Ở bất kỳ thời đại nào con người cũng là trung
tâm của văn học nhưng phải trải qua quá trình lịch sử con người cá nhân mới
ra đời Quan niệm cá nhân con người trong văn học là nhìn nhận giá trị tự thân của con người, là ý thức của con người về cái tôi, là cách nhìn nhận con người như một thực thể riêng tư Trong thời kỳ trước hầu như không có sự tồn tại của cá nhân bởi nó đã bị hòa tan trong cộng đồng, trong tập thể
Vì vậy, tiểu thuyết hầu như chỉ phản ánh bề nổi mà ít đi sâu chú trọng vào thế giới nội tâm sâu kín nhiều trắc n của con người Nhưng bước vào thời kỳ Đổi mới, vấn đề con người cá thể được đặt ra một cách bức xúc, mạnh
Trang 38m trong niềm đam mê sáng tạo của nhà văn Nhà văn đứng trên phương diện con người cá nhân, con người đời tư để nhìn nhận, đánh giá, cảm thông với
con người Các nhà tiểu thuyết tiếp cận con người ở bề sau, bề sâu, bề xa
với vô vàn những khuất lấp của cuộc sống, những n ức trong tâm hồn con người, những trăn trở, suy tư dằn vặt của con người về khát vọng sống, khát
vọng tình yêu hạnh phúc… Con người được đặt vào các mối quan hệ bên
trong , được khám phá toàn vẹn ở nhiều chiều kích khác nhau Điều này làm
hiện lên con người với cuộc đời đa sự, con người đa đoan , con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau “đ y những vết dập xóa tr n thân thể và trong
tâm h n , từ đó giúp nhà văn phát hiện ra những vênh lệch, phần dư hoặc
thiếu hụt của con người cá nhân Chính vì vậy, tiểu thuyết viết về nông thôn
đã xuất hiện rất nhiều nhân vật với thân phận và cuộc đời đầy bi kịch bất hạnh giữa dòng chảy vô thường của cuộc sống Những bi kịch cá nhân ấy được đặt trong mối liên hệ mật thiết với cộng đồng, xã hội Đằng sau m i số phận là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của cả thời đại
Trong tiểu thuyết ến không ch ng Dương Hướng , nhân vật Hạnh
hiện lên với ph m chất của một con người giàu lòng vị tha và sống hết mình
vì tình yêu nhưng cả cuộc đời dằng dặc những buồn đau Lúc nhỏ Hạnh sống thiếu tình cảm của người cha vì cha hy sinh nơi chiến trận Lớn lên yêu Nghĩa, không được cha mẹ Nghĩa chấp nhận, bao cơ cực buồn tủi đến với
Hạnh Đêm tân hôn hai vợ chồng ra bờ sông tìm ch ngủ Có l cả thế giới
không có c p v ch ng nào lại có đ m tân hôn như Hạnh và Nghĩa [30, 76]
Hạnh phúc ch ng được bao lâu thì Nghĩa lên đường nhập ngũ Từ đây, cuộc sống mở ra chu i những bi kịch mới cho Hạnh Chị luôn sống trong tâm trạng
lo sợ ám ảnh chồng s hi sinh ngoài chiến trường, luôn bị n i cô đơn trống trải, chờ đợi mòn mỏi dày vò Hạnh phúc lứa đôi trở thành một ham muốn
thấm đẫm nước mắt của chị: Một thời xuân s c và những ph t ái ân với
Trang 39Nghĩa b ng tr i dậy Đ u óc Hạnh căng ra rung l n ngất ngây đi tìm lạc th hoang tưởng Hạnh lao ra dòng nước mát lạnh sóng sánh bóng trăng Có thể lâu này khô h o b ng rạo rực ngập tràn hưng phấn Hạnh v ng v y, qu y đạp trong ham muốn làm tình với nước [30, 181 Khát khao bản năng này được
cảm thông khi nó rơi vào hoàn cảnh quá nghiệt ngã, quá phũ phàng, nhất là đối với người phụ nữ Và rồi chiến tranh qua đi, tưởng hạnh phúc s mỉm cười với Hạnh, ngờ đâu bất hạnh lại ập đến khi chiến tranh cướp đi khả năng đàn ông của chồng chị và chị không có khả năng làm mẹ nữa Vì vậy, Hạnh quyết định giải thoát cho Nghĩa mặc dù trong họ tình yêu vẫn đầy vơi với bao
kỉ niệm Hạnh sống trong cô đơn, đau đớn tủi phận nhưng vẫn không thôi khao khát làm mẹ Hạnh chủ động hiến dâng và có thai với chú Vạn- người cha nuôi của mình Hạnh phúc muộn mằn buộc chị phải xa xứ để bảo vệ danh cho đàn ông ấy Qua Hạnh cho ta thấy, thì ra những người phụ nữ dù có chồng hay không có chồng, khao khát được làm mẹ là hạnh phúc của người phụ nữ Thân phận và cuộc đời bi kịch của Hạnh chính là bi kịch của con người trong chiến tranh, từ chiến tranh chuyển sang hòa bình Cuộc đời chị như một bản cáo trạng tố cáo những định kiến nặng nề và tình trạng mâu thuẫn giữa các dòng họ diễn ra nhiều nơi ở nông thôn Cũng trong tác ph m này, nhân vật Nguyễn Vạn lại được đề cập ở khía cạnh khác, đó là tấn bi kịch của người lính Điện Biên năm xưa Người lính bước ra từ chiến tranh, đi qua cơn bão đạn bom, ít nhiều mang thương tật không chỉ ngoài thân thể mà trong
tâm hồn Đó chính là những di họa của chiến tranh Vạn là một thanh niên
giải ngũ về làng, sống nhiệt tình với công việc chung, có nhân cách trong sáng, đúng mực Nhưng cũng chính điều này mà tự anh đã tạo ra hàng rào định kiến, ràng buộc chính mình.Vạn đã không dũng cảm đến với Nhân, bỏ qua tình cảm cao đẹp, rồi đến khi sau phút giây không tự chủ lầm lỡ với Hạnh, anh lại bị nhấn chìm trong mặc cảm dằn vặt, tội l i từ quan niệm sai
Trang 40trái: Thế là hết! ạn tưởng tư ng rõ thấy mình là k khốn nạn, sa đọa, hủy
hoại cả cuộc đời tiết hạnh của Hạnh [30, 282 Do nhận thức sai lầm ấu trĩ ấy
mà Vạn không thể sống trong hạnh phúc được làm chồng làm cha Vạn đã tìm đến cái chết đầy đau đớn và xót xa để tự giải thoát cho chính mình, để chạy trốn khỏi sự truy đuổi của quá khứ và hiện tại Cái chết của Vạn cũng là sự hóa giải cho quá khứ, hóa giải lầm lạc của một thời, một thế hệ
Tập trung vào vấn đề thân phận và cuộc đời bi kịch của cá nhân con
người, nhân vật Giang Minh Sài trong tiểu thuyết Thời xa v ng Lê Lựu cũng
là một điển hình tiêu biểu và có n t gần gũi với hình ảnh Vạn trong ến
không ch ng Dương Hướng N t nổi bật của những con người này ở ch họ
đều là người lính với nửa cuộc đời gửi trọn chiến trường Là những người lính thành danh bước ra từ cuộc chiến b ng chốc trở thành kẻ chiến bại trong thời bình.Tất cả họ đều rơi vào bi kịch cô đơn, lạc lõng trong cuộc sống đời thường Tuy vậy, cuối cùng họ đều tự ý thức về bản thân, về thực tại môi trường và hoàn cảnh sống Bi kịch của Sài đặt ra trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, ước mơ về hạnh phúc cá nhân Trong tư thế chàng trai đi tìm kiếm hạnh phúc lứa đôi xứng đáng cho mình thì Giang Minh Sài quả là có lợi giỏi giang, có chí tiến thủ, có địa vị xã hội ) Thế nhưng cũng thật trớ trêu và cũng thật bất hạnh, hạnh phúc lứa đôi ấy lại chưa một lần nương theo ý nguyện của Sài, các cơ hội cứ theo nhau tuột khỏi tầm tay làm cho anh lúc nào cũng lận đận và ân hận về nó Sài không yêu thương Tuyết nhưng lại không dám bỏ Tuyết Sài yêu Hương nhưng lại không dám đấu tranh để đến với Hương, Sài đến với Châu bằng tình yêu chân thành và nếp nghĩ của người nhà quê nhưng lại bị thảm bại trước cô gái thành thị lọc lõi chốn tình trường Để rồi cuối cùng, Sài đã mất tất cả, phải chọn con đường quay trở về quê hương, về cái
làng Hạ Vị nghèo đói, khổ sở nhưng tình nghĩa, thủy chung, bởi đó mới là
ch của anh Số phận tình yêu của Sài phản ánh quy luật con người tự đánh