Ngày nay, càng có nhiều cây bút tản văn với những phong cách riêng, mang vào tác phẩm của mình những ý tưởng mới cho tản văn như Đinh Linh, Từ Trì, Viên Ưng, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn,… So
Trang 1TẢN VĂN HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC
QUA HAI TRƯỜNG HỢP TẢN VĂN GIẢ BÌNH AO VÀ TẢN VĂN MẠC NGÔN
Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành cử nhân Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: PHẠM HOÀNG NGHĨA
Cần Thơ, 5- 2011
Trang 2PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Mỗi quốc gia có một nền văn hoá riêng mang lại tính đặc trưng cho quốc gia
đó Văn hoá bao gồm nhiều lĩnh vực như phong tục tập quán, thể chế, triết sử, văn học nghệ thuật… Quá trình tìm hiểu văn hoá của một nước có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau Hoặc là đi du lịch đến quốc gia đó, hoặc là xem trên phim ảnh, hoặc
có thể chọn cách truyền thống là tìm hiểu qua văn học của đất nước đó
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn về diện tích, đông đúc về dân số và có một bề dày lịch sử văn hoá lâu đời Trong nền văn hoá Trung Hoa, lĩnh vực văn học chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Vì văn học, theo một nghĩa nào đó được xem là nơi lưu giữ các giá trị văn hoá của dân tộc, là nơi chứa đựng linh hồn của dân tộc Cho nên từ thời cổ đại thì sáng tác văn chương đã trở thành nhu cầu của người Trung Hoa Đất nước này cũng sinh ra nhiều bậc văn nhân tài tử mà đến ngày nay ta vẫn còn tìm hiểu và học tập họ
Nền văn học Trung Quốc có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài Có những lúc cực thịnh nhưng cũng có lúc suy yếu do ảnh hưởng trực tiếp từ đời sống kinh tế chính trị Đặc biệt bước vào giai đoạn hiện đại thì văn học đã có sự thay da đổi thịt Sự hiện đại hoá đã đưa văn học Trung Quốc hoà vào dòng chảy chung của văn học thế giới Những sáng tác của thời kỳ này mang cả hơi thở của thời đại và tinh thần dân tộc Trên văn đàn Trung Quốc xuất hiện nhiều cây bút trẻ với nhiều phong cách cũng như tài năng nổi bật Số lượng tác phẩm văn học được xuất bản ngày một nhiều, nội dung của các sáng tác này cũng đa dạng và phong phú hơn trước Một cục diện
“trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” thật sự đã xuất hiện trong thời kỳ này
Đồng thời, từ trong bản thân mỗi thể loại văn học cũng có những biến đổi nhất định Trong các thể loại của văn học Trung Quốc như thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn,… thì tản văn cũng là một thể loại quan trọng không kém Nhiều tác gia đã thành danh nhờ tản văn Vì ở Trung Quốc tản văn sớm được sử dụng để ghi chép lịch sử cùng với việc chuyển tải những tư tưởng của các bậc vĩ nhân, tài nhân xa xưa Tản văn chép sử
đầu tiên xuất hiện từ hơn 2000 năm trước, các tác phẩm tiêu biểu từ Thượng Thư, Tả
Trang 33
Thị Xuân Thu, Quốc Ngữ, Chiến Quốc Sách,…đến Hoài Nam Tử, Hán Thư của Ban
Cố, Sử Ký của Tư Mã Thiên Bên cạnh thể tản văn chép sử còn có loại tản văn luận thuyết như Luận Ngữ - Mạnh Tử, Mặc Tử, Trang Tử, Hàn Phi Tử,… Điều này chứng
tỏ vị trí cũng như tầm quan trọng của thể tản văn đã được khẳng định trong chiều dài văn học Trung Hoa
Đặc biệt, đến thời hiện đại thì tản văn đã có sự biến đổi cho phù hợp với xu hướng của đại cuộc Từ nội dung đến hình thức biểu hiện của tản văn hiện đại đều thay đổi khác tản văn xưa Tác giả cùng với tác phẩm tản văn xuất hiện ngày một đông đúc trên văn đàn Báo chí đăng tải tác phẩm tản văn mỗi ngày cũng như việc xuất bản cũng rộn rịp không kém Trần Độc Tú, Lỗ Tấn, Chu Tác Nhân,… là những tác giả hiện đại
có nhiều tác phẩm được đăng báo Ngày nay, càng có nhiều cây bút tản văn với những phong cách riêng, mang vào tác phẩm của mình những ý tưởng mới cho tản văn như Đinh Linh, Từ Trì, Viên Ưng, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn,…
So với các thể loại khác thì tản văn hiện đại gần gũi với cuộc sống hơn và tác giả dễ dàng bộc lộ ý kiến của mình hơn Tác động của tản văn đối với nhận thức của người đọc cũng mạnh mẽ và tích cực vô cùng Tản văn được độc giả yêu thích ngày càng nhiều Vì vậy số nhà văn viết tản văn cũng ngày một tăng trên văn đàn Trung Hoa
Tuy nhiên, ở Việt Nam tản văn gia còn rất “khiêm tốn” và số lượng tác phẩm cũng rất hạn chế Một thực tế khác là người đọc chưa chú ý nhiều đến thể loại này Còn số lượng tác phẩm thuộc thể loại này được dịch và giới thiệu với độc giả Việt Nam không nhiều Các công trình nghiên cứu về tản văn cũng ít ỏi Cho nên vị trí của tản văn trong tổng thể văn học nước ta vẫn chưa được khẳng định
Chính điều đó mà người viết đã chọn đề tài “tản văn hiện đại Trung Quốc qua
hai trường hợp tản văn Giả Bình Ao và tản văn Mạc Ngôn” để nghiên cứu Vì trong
quá trình học tập ngành Ngữ Văn chính người viết cũng chưa có dịp tìm hiểu về thể loại này nhiều Đặc biệt lại là tản văn hiện đại của Trung Quốc với hai đại diện là hai nhà văn đương đại Giả Bình Ao và Mạc Ngôn Hy vọng sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu người viết có được hiểu biết về thể loại tản văn và có thể góp chút sức lực nhỏ trong việc giới thiệu một thể loại khá mới mẻ đến với độc giả Việt Nam
Trang 42 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nhà văn Giả Bình Ao đã nổi tiếng từ tác phẩm Phế Đô Tiểu thuyết này đã gây nhiều luồng ý kiến xung quanh nội dung của nó và tạo nên không khí phê bình sôi nổi trên văn đàn Trung Quốc Còn nhà văn Mạc Ngôn cũng thành danh từ khi tiểu thuyết Cao Lương Đỏ ra đời Tác phẩm của ông còn được dựng thành phim điện ảnh Không chỉ viết tiểu thuyết hay, mà cả hai tác giả đều có những bài tản văn đặc sắc Từ nội dung cho đến phong cách viết thì tản văn đã tạo nên nét riêng cho tản văn hiện đại Trung Quốc
Về thể loại tản văn thì trong Từ điển thuật ngữ văn học (NXB văn học, 1992), các tác giả đã giới thiệu về khái niệm của tản văn theo quan điểm phương Tây “Tản
văn là thể văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc hoạ nhân vật” [8; 197] Còn ở quyển Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn học Trung Quốc (NXB Văn học, 2008), tác giả Phạm Thị Hảo cũng đề cập đến khái
niệm của tản văn theo thuật ngữ của văn học Trung Quốc “Tản văn trỏ tất cả các loại
văn ngoài thơ ca…Tản văn theo nghĩa rộng bao gồm tạp văn, tiểu phẩm, tuỳ bút, văn báo cáo Tản văn theo nghĩa hẹp chuyên trỏ loại tiểu phẩm tự sự hoặc trữ tình biểu hiện những tư tưởng tình cảm đối với cuộc sống” [10; 124]
Trong Văn học Trung Quốc – tủ sách văn hoá nghệ thuật Trung Quốc (NXB
Thế giới, 2002, Lê Hải Yến dịch), thì hai tác giả Trịnh Ân Ba và Trịnh Thu Lôi đã khái quát cả quá trình hình thành và phát triển của tản văn Ra đời từ thời Ân Thương, tản văn đã trải qua một giai đoạn dài phát triển và khẳng định vị trí của mình trong văn học Cho đến thời hiện đại thì tản văn thực sự trở thành một thể loại độc lập hoàn toàn Hai tác giả cũng kết hợp giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu cùng với việc phân tích
những thành tựu của tản văn ở mỗi giai đoạn Chi tiết hơn là quyển Khái yếu lịch sử
văn học Trung Quốc – tập 2 (NXB Thế giới, 2000, Bùi Hữu Hồng dịch), do tập thể 74
tác giả biên soạn về quá trình ra đời và phát triển của tản văn Diễn biến của tản văn
trong từng thời đại được trình bày rất tỉ mỉ, chi tiết Bên cạnh đó, ở Giáo trình văn học
Trung Quốc – phần Tản văn và Tiểu thuyết (Trường Đại học Cần Thơ), giảng viên
Phạm Hoàng Nghĩa biên soạn và giới thiệu về khái niệm tản văn cùng với những tác phẩm đã được tuyển dịch sang tiếng Việt qua từng giai đoạn phát triển của tản văn Đồng thời, bổ sung thêm những tiểu loại phát sinh từ thể loại này
Trang 55
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Tản văn hiện đại Trung Quốc qua hai
trường hợp tản văn Giả Bình Ao và tản văn Mạc Ngôn”, người viết cũng tìm đọc các
tác phẩm của hai nhà văn này Dịch giả Vũ Công Hoan ở hai quyển Giả Bình Ao – Tản
văn và truyện ngắn (NXB Văn học, 1998) và Giả Bình Ao – Truyện ngắn (NXB Công
an nhân dân, 2003), cũng giới thiệu khá đầy đủ tác phẩm của nhà văn Giả Bình Ao
Còn ở quyển Mạc Ngôn – Người tỉnh nói chuyện mộng du (NXB Văn học, 2008), dịch
giả Trần Trung Hỷ dịch và trích dẫn cả lời giới thiệu của nhà văn Mạc Ngôn về tập tản văn của mình
Tuy vậy, những tài liệu trên chỉ giới thiệu sơ lược qua những tác phẩm chứ chưa xác định rõ đặc điểm cũng như tính chất nội hàm của tản văn Đây là thách thức
và mục tiêu mà người viết nhận thấy và tìm cách vượt qua Cho nên bên cạnh việc kết hợp với các tài liệu như sách, giáo trình, tạp chí, người viết cũng tìm hiểu các tài liệu, những bài viết hay giáo trình điện tử trên mạng internet và kiến thức sẵn có của bản thân để hoàn thành đề tài này
3 Mục đích, yêu cầu
Người viết nghiên cứu đề tài này nhằm giới thiệu với người đọc về thể loại tản văn hiện đại Trung Quốc – một thể loại văn học có thể xem là khá mới mẻ ở Việt Nam Để người đọc hiện đại có cơ hội tiếp xúc với một thể loại văn học mới cũng như hiểu thêm về đặc điểm của tản văn hiện đại Trong quá trình nghiên cứu người viết luôn đứng trên góc độ thể loại để liên hệ so sánh và đưa ra những đánh giá về đặc trưng của thể loại này
Bên cạnh đó, người viết cũng nhận thấy những nét độc đáo trong phong cách viết tản văn của hai tác giả Giả Bình Ao và Mạc Ngôn Cũng như việc qua tác phẩm
có thể hiểu được phần nào tính cách và suy nghĩ của hai tác giả này Mặt khác, từ ý nghĩa của các tác phẩm người viết thu thập được nhiều triết lý về cuộc sống bổ sung vào vốn hiểu biết cũng như kinh nghiệm trong cuộc sống
Trang 64 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “tản văn hiện đại Trung Quốc qua hai trường hợp tản văn Giả Bình
Ao và tản văn Mạc Ngôn”, đối tượng chính người viết hướng đến là thể loại tản văn
nói chung và tản văn Trung Quốc hiện đại nói riêng, mà điển hình là các bài tản văn của hai tác giả trên
Vấn đề cần làm rõ trong các tác phẩm của hai nhà văn là:
- Biểu hiện của tản văn hiện đại Trung Quốc
- Cách thức thể hiện của tản văn
- Phong cách viết tản văn của hai tác giả tiêu biểu
Từ đó người viết tập hợp, so sánh để khái quát lại những đặc điểm chính của thể loại tản văn hiện đại Trung Quốc
5 Phương pháp nghiên cứu
Trước hết, người viết tìm đọc các bài tản văn của hai tác giả cùng với những tài liệu nghiên cứu, sách báo từ các nguồn có liên quan đến đề tài Sau đó, ghi chép, chắt lọc lại và sắp xếp thành những vấn đề chính và tiếp tục triển khai những luận điểm để hoàn thành đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã kết hợp các thao tác khái quát hoá, cụ thể hoá, kết hợp thống kê,… Đồng thời, tuỳ theo yêu cầu cụ thể trong các chương, mục chính mà người viết sẽ vận dụng kết hợp các phương pháp so sánh, phương pháp văn hoá lịch sử, phương pháp tiểu sử học,… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài
Trang 77
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
TỪ GÓC NHÌN LỊCH SỬ THỂ LOẠI
1.1 Thuật ngữ tản văn
Đối với một thể loại văn học để đưa ra một khái niệm chính xác và hoàn toàn tuyệt đối là điều rất khó khăn Thể loại văn học được xem là hình thức chỉnh thể của tác phẩm Nó mang theo đặc điểm cũng như tính chất của loại hình văn học đó Vả lại, khái niệm thể loại còn phản ánh lịch sử văn học với một chuỗi các sự xuất hiện, biến đổi và sự phát triển của các thể loại văn học đó
Trong tiến trình phát triển, ở từng giai đoạn thì nhận thức về ý nghĩa của thể loại văn học lại không giống nhau ở góc độ nào đó Trong quá trình đó từng thể loại lại
có sự thay đổi tự thân dẫn đến sự thay đổi về nội hàm khái niệm của nó so với ban đầu
Lí luận văn học Trung Quốc thời kỳ sơ khai chia văn học thành hai loại chính là
“thơ và văn xuôi (tản văn)” [11; 349] Ở đây, riêng tản văn được gọi tên để phân biệt với vận văn (văn vần: thơ) Như vậy, tản văn được hiểu là văn xuôi nói chung, ý nghĩa
cũng như phạm vi bao hàm tất cả các sáng tác không phải là thơ ca Nhưng giá trị sử
dụng của tản văn thời kỳ này chỉ là “một thể loại dùng chữ Hán để ghi vắn tắt vài
dòng về công lao, sự nghiệp của ai đó hoặc lời răn dạy, sự ban ơn, huấn thị,…; chép ngắn gọn những lý lẽ muôn màu, muôn vẻ của những người khai sáng tư tưởng, làm nền cho các hệ tư tưởng, cội rễ của văn hoá Trung Hoa” [9; 1] Cho nên “phàm những bài viết không phải thơ, từ, ca, phú, khúc,… thì đều gọi là tản văn” [3; 10]
Đến thời nhà Thanh thì lí luận văn học Trung Quốc kết hợp với các tiêu chí phân loại phương Tây, xem văn xuôi (tức tản văn) bao gồm toàn bộ các sáng tác ngoài thơ ca, tiểu thuyết, kịch Tản văn được xem là một loại hình văn học ngang hàng với
các thể loại trên Nhưng “phạm vi của tản văn là rất rộng, bao gồm cả văn xuôi trữ
Trang 8tình, văn xuôi có cốt truyện như du kí, tạp kí, phóng sự, truyện kí kết hợp trần thuật và bình luận như tạp văn và tiểu phẩm” [11; 350]
Theo quan niệm của người Trung Quốc hiện đại thì khái niệm tản văn chỉ là một loại văn xuôi nghệ thuật nói chung gồm nhiều thể như: tạp văn, tạp bút, tiểu luận, tiểu phẩm Từ đó lại có các tiểu thể được định danh ngẫu hứng, tự do như: nhàn đàm, phiếm đàm, thời đàm, phiếm luận,… Có thể thấy phạm vi của tản văn ngày một rõ ràng về nội dung ý nghĩa và đặc trưng thể loại Điều này đã làm cho thuật ngữ tản văn trở nên đắc dụng khi mà chính tác giả cũng không ý thức được hoặc không cần quan tâm tới việc sắp xếp tác phẩm của mình theo thể loại nào
Nói như vậy không có nghĩa bất cứ sáng tác nào cũng là tản văn Bởi trong nhận thức hiện đại, loại trừ các thể thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn thì những sáng tác tự
do, phóng túng, không gò bó mới được gọi là tản văn Đồng thời, để được xếp vào thể loại này thì tác phẩm văn chương phải có những đặc điểm về nội dung cũng như đặc điểm về hình thức nhất định
Tản văn là thuật ngữ chỉ “một loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình,
tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc hoạ nhân vật” [8; 197] Lối thể hiện đời
sống, hay sự việc, sự tình của tản văn chỉ mang tính chấm phá, mà không đòi hỏi một cốt truyện hoàn chỉnh với đầy đủ sự kiện mở đầu, phát triển đến cao trào và kết thúc sự
kiện Bởi trong sáng tác tản văn luôn xen kẽ những yếu tố trữ tình phi cốt truyện Đó là
những đoạn nghị luận nêu lên suy nghĩ, ý kiến của bản thân người trần thuật hay tác giả Thêm vào đó, nhân vật của tản văn không phải là một hình tượng hoàn chỉnh có
đủ ngoại hình, tính cách, hành động và diễn biến tâm lý như trong tiểu thuyết hay truyện ngắn
Ngoài ra, đặc điểm phổ quát của tản văn là sự hiện diện trực tiếp của cái tôi tác giả Trong tác phẩm, cách nhìn, cách cảm cũng như quan điểm cá nhân tác giả được bộc lộ rõ ràng mà không phải vay mượn một phương tiện hình ảnh nào khác Vì tâm thế của tản văn là sự tự do, tự tại của tâm trí tác giả cùng với tự do trong cấu tứ Nhà văn không bị gò bó vào một khuôn khổ hay cách luật nào Cho nên tản văn là tác phẩm
mà người đọc dễ dàng thấy được tính tình, bản sắc của nhà văn nhất
Tản văn hiện đại được phân loại khái quát có “Tản văn nghị luận (chính luận,
thời đàm, tạp văn, tuỳ bút),Tản văn tự sự (thông tấn văn nghệ đặc tả, tốc tả, văn học
Trang 9Chỉ đến những năm gần đây, một số tác phẩm tản văn được đăng báo hay in
thành tập như: Tản mạn trước đèn (Đỗ Chu), Nghiêng tai dưới gió (Lê Giang), tạp bút
Mạc Can (Mạc Can), Mùi của ngày xưa (nhiều tác giả), Giăng lưới bắt chim (Nguyễn
Huy Thiệp), Tháng giêng tháng giêng một vòng dao quắm (Y Phương), Biển của mỗi
người, Ngày mai của những ngày mai, Yêu người ngóng núi (Nguyễn Ngọc Tư),… thì
tản văn mới gây được tiếng vang và người đọc bắt đầu chú ý đến thể loại này Có lẽ,
sự xuất hiện hàng loạt tác phẩm tản văn sẽ tạo được xu hướng nghiên cứu và lí luận về những đặc trưng của thể loại mới mẻ này trong văn học nước nhà
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của tản văn Trung Quốc
1.2.1 Tản văn truyền thống
Tản văn hình thành ở Trung Quốc từ hơn 2000 năm trước, vào thời Ân – Thương, khi chữ viết bắt đầu ra đời cũng là lúc tản văn chép sử xuất hiện Đến đời nhà Chu, quan sử các nước chư hầu đã dùng tản văn ghi chép lại truyện chính sử giữa các
nước bằng ngôn ngữ mộc mạc và chữ viết đơn giản như Xuân Thu Về sau, theo nhu
cầu của thời đại văn học sử ghi chép, thuật lại hiện thực lịch sử ra đời với một loạt các
tác phẩm lịch sử như Tả truyện, Quốc ngữ, Chiến quốc sách,…Tản văn lịch sử thời
Tiên Tần đã đặt nền móng cho nền văn học sử Trung Quốc, có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng đối với các nhà lịch sử và cổ văn đời sau
Giao thời giữa Xuân Thu và Chiến Quốc là thời đại của những biến đổi xã hội lớn lao, các dòng phái học thuật đua nhau viết sách, lập thuyết, tranh luận mãi không thôi Từ đó tạo nên cục diện trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng Tác phẩm của các nhà tư tưởng đại diện cho những giai cấp xã hội khác nhau đã thúc đẩy tản văn thuyết
Trang 10lý phát triển Những dòng phái tư tưởng này là Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia,…
với những tác phẩm ghi lại lời nói của họ được truyền lại cho đến nay có Luận ngữ,
Mạnh tử, Mặc tử, Trang tử, Hàn Phi tử,…
Đầu thời Hán, tản văn chính luận phát triển với nhà văn học kiệt xuất thời Tây
Hán đó là Giả Nghị (200- 168 trước CN) với tác phẩm Quá Tần Luận Ngoài ra, còn
có nhiều nhà tản văn khác, văn chương của họ hoặc luận bàn về chuyện được mất của nhà Tần, hoặc đưa ra chủ trương nhằm thẳng vào các tệ nạn đương thời Trong đó, Triều Thác và Trâu Dương là những văn nhân có thành tựu cao nhất
Thời Hán Vũ Đế đã đưa ra chủ trương bãi bỏ bách gia, độc tôn Nho học, nhằm phục vụ cho nhu cầu bức thiết của vương triều phong kiến là phải tổng kết lại văn học
cổ, giải thích một cách triết học và có căn cứ lịch sử cho cục diện thống trị đại thống
nhất Vì thế Sử ký của Tư Mã Thiên ra đời thúc đẩy tản văn lịch sử thời Tiên Tần phát
triển mạnh mẽ hơn
Thời kỳ Nguỵ Tấn Nam Bắc triều, văn biền ngẫu phát triển mạnh còn tản văn lại trở nên suy yếu Nhưng vẫn có những tác phẩm mang tính chất tự sự mộc mạc, lời
văn trữ tình đẹp đẽ như: Thuỷ Kinh Chú của Lệ Đạo Nguyên, Lạc Dương già lam ký
của Dương Huyền Chi, …
Thời nhà Đường, Hàn Dụ phản đối mạnh mẽ thể văn đối ngẫu phù hoa, đề xướng trở lại với cổ văn (tức là trở lại với lối viết mộc mạc, chất phát của thời kỳ đầu) được nhiều người hưởng ứng Sau lại được Liễu Tông Nguyên ra sức ủng hộ nên các sáng tác cổ văn ngày càng gặt hái được nhiều thành tích, có ảnh hưởng càng lớn, và trở thành trào lưu chính trên văn đàn Đây chính là “phong trào cổ văn” trong văn học
Sau thời Trung Đường, một dạo “phong trào cổ văn” bị xuống dốc Nhưng đến thời Tống, một lần nữa phong trào này lại được Âu Dương Tu vực dậy nên các nhà văn sau này chịu ảnh hưởng của phong trào cổ văn như Vương An Thạch, Tăng Củng,
Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triết đều đạt những thành tựu riêng cho mình Và người đời sau gọi chung tám nhà văn trên là “Đường Tống bát đại gia” Những tác phẩm của họ
được Mao Khôn tuyển chọn và in trong tập Đường Tống bát đại gia văn sao
Thành công của phong trào cổ văn đã khiến tản văn có lại giá trị thiết thực của
nó trong văn học Minh chứng là hàng loạt tác phẩm đã ra đời sau phong trào này
Trang 1111
Chẳng hạn, Tư trị thông giám của Tư Mã Quan (phần Châu kỷ đã được dịch sang tiếng Việt) vừa có tính lịch sử vừa mang giá trị văn học to lớn; hay Dung trại tuỳ bút của Hồng Mại, Huy chủ lục của Vương Minh Thanh cũng có những điểm nổi bật đáng kể
Thời Minh có Tống Liêm (1310 – 1381) là người đứng đầu trong số “văn thần
khai quốc”, một số truyện ký của ông rất có giá trị như: Tần sĩ lục (Phan Khôi dịch),
Vương miên truyện, Lý nghi truyện,…Cuối thời Minh đầu thời Thanh, tản văn của Hầu
Phương Vực (1618 – 1654) đạt được thành tựu tương đối cao Các tác phẩm tiêu biểu
của ông có Lý Cơ truyện, Mã Linh truyện, Nhiệm nguồn thuý truyện,…
Đầu thời Thanh không thiếu những nhà văn sáng tác tản văn có thành tích nổi
bật như Vương Du Định, Nguỵ Hi Các bài viết theo thể truyền kỳ như Lý Nhất Túc
truyện, Thang tỳ bà ký, Nghĩa hổ ký của Vương Du Định đã phá vỡ lối viết của tản văn
truyền thống Ngoài ra, các sáng tác của Nguỵ Hi cũng đạt thành tựu nổi bật trong việc ghi chép người thật việc thật
Cuối thời Thanh hai nhà văn Khang Hữu Vi (1858- 1927) và Lương Khải Siêu (1873- 1929) là tiêu biểu cho phong trào cải lương Các sáng tác tản văn của họ không viết theo thể thức của cổ văn truyền thống, mà họ bày tỏ thẳng thắn những ý kiến của bản thân, là công cụ hữu hiệu phục vụ cho đấu tranh chính trị Sáng tác của Khang Hữu Vi có tư tưởng giải phóng, trực tiếp nói lên suy nghĩ của bản thân Ông để lại ba
bộ Tân học Nguy kinh khảo, Khổng Tử cải chế khảo và Đại đồng thư Tác phẩm Thiếu
niên Trung Quốc thuyết của Lương Khải Siêu cũng có tầm công kích mạnh mẽ đối với
ý thức sáng tác của các nhà văn thời kỳ này và những thế hệ sau
Song song với việc phê phán văn học phong kiến và văn văn ngôn thì một loạt tác phẩm văn học mới hiện đại đã ra đời và trong số đó có tản văn nghị luận, khởi nguồn của tản văn hiện đại
1.2.2 Tản văn hiện đại
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, thập niên đầu tiên của việc sử dụng ngôn ngữ bạch thoại thì tản văn đã giành được vị trí quan trọng
Thời kỳ đầu khi nền văn học mới ra đời thì những sáng tác theo thể nghị luận đăng tải trên báo chí gây tiếng vang lớn Các nhà văn tiêu biểu như Trần Độc Tú, Lý
Trang 12Đại Chiêu, Lỗ Tấn, Chu Tác Nhân, Tiền Huyền Đồng, Lưu Bán Nông,… Các tác phẩm của họ phần lớn viết theo thể tuỳ bút, nội dung bao hàm rộng khắp, nhằm vào việc đổi mới tư tưởng và cải cách văn học
Tản văn nghị luận vào thời kỳ mới ra đời đã đóng vai trò tiên phong trong việc chống phong kiến Đối tượng nghị luận của nó bám chặt cuộc sống, cụ thể và tỉ mỉ, hình thức thể hiện tự do, không hạn chế độ dài ngắn của bài viết, ngôn ngữ mạnh mẽ,
bi tráng và cũng có thể châm chọc, dí dỏm Các tác giả đều có những bài tản văn thu hút người đọc mà phong cách sáng tác của nhà văn cũng rất phong phú và đa dạng tạo nên cảnh tượng phồn vinh trong đời sống văn học
Bên cạnh đó, tản văn tự sự cũng mang lại một phong thái riêng cho thể loại tản
văn Tác phẩm Hoạ mộng lục của Hà Kỳ Phương là sự vận dụng cả phương pháp sáng
tác thơ ca và tản văn truyền thống
Kháng chiến bùng nổ nhất là sau sự biến Hoàn Nam, tạp văn giàu tính chiến
đấu, truyền tải tiếng nói mạnh mẽ của thời đại Các tác phẩm Tân Mậu tư cửu thần lễ
tán, Xích phản động văn nghệ của Quách Mạt Nhược hay Lần diễn thuyết cuối cùng
của Văn Nhất Đa là những tác phẩm có tác động mạnh đến tình cảm của người đọc Thời gian này, loại tản văn chuyên đề giáo huấn phát triển vì vừa có tính cách hư cấu của tiểu thuyết vừa có tính cách phóng sự của báo chí và được gọi là báo cáo văn học
Thời kỳ đầu dựng nước, các nhà văn chuyên nghiệp và nghiệp dư chiến đấu trên mọi trận tuyến, đều sử dụng tản văn để sáng tác và đã cho ra đời các tác phẩm ca ngợi thời đại mới, con người mới, sự vật mới, diện mạo mới của đất nước Đặc điểm lớn nhất của các sáng tác thời kỳ này là đều có nội dung phản ánh cuộc kháng Mỹ viện Triều và xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa Thể loại đa dạng là một trong những thu hoạch trong sáng tác tản văn thời kỳ này Các thể loại du ký, tiểu phẩm, tuỳ bút và tạp văn đều phát huy vai trò của chúng trong thời đại mới Hầu hết các tác giả như Ba Kim, Lưu Bạch Vũ, Dương Sóc, Mao Thuẫn,… đều có những bài viết ở các thể loại và nội dung cũng phong phú vô cùng
Vào cuối thập niên 50, tản văn có được cơ sở phát triển tốt đẹp chưa từng có Bất luận về số lượng hay chất lượng đều vượt trội so với thời kỳ trước Hàng loạt tác
phẩm tản văn rầm rộ xuất hiện Dương Sóc với hai tập tản văn Ngọn gió đông đầu
Trang 13Sau cách mạng văn hoá, trời quang mây tạnh những tình cảm bị dồn nén, kìm hãm, giấu kín tận đáy sâu tâm hồn trong mười năm được bung ra, khiến sáng tác tản văn thời kỳ này như khúc ca ai điếu, xót thương Bởi đời sống chính trị - xã hội lúc này mới thật sự được mở rộng Con người được tự do về mọi quyền lợi Còn trong văn học thì nhà văn đã được tự do về sáng tác của mình Từ lúc này các sáng tác không bị
chi phối bởi chính trị nữa mà được định hướng lại theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân
Tản văn trữ tình thời kỳ này cũng được phục hưng rồi đi đến phồn thịnh Những hồi ức suy tư về những ngày tháng đã qua là nội dung chính của tản văn trữ tình Tác
phẩm Nhớ Tiêu San của Ba Kim là một tác phẩm đánh dấu cho sự xuất hiện của cảm
hứng này Đặc biệt sau năm 1978, việc giải phóng tư tưởng càng thúc đẩy tản văn phát triển mạnh mẽ Bên cạnh những tên tuổi lão thành như Ba Kim, Hạm Tử, Lưu Bạch Vũ,… thì có sự xuất hiện của nhiều tác giả trẻ như măng mọc sau trận mưa xuân như Đinh Linh, Từ Trì, Viên Ưng, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn… Số lượng tác phẩm được đăng trên báo chí hay xuất bản mỗi ngày một nhiều tạo nên sinh khí mới cho tản văn hiện đại tiếp tục tồn tại và phát triển
Bước vào giai đoạn mới, văn học Trung Quốc tiếp tục trên con đường hiện đại hoá Văn nhân Trung Hoa được tiếp thu những tư tưởng, phong cách sáng tác mới từ bên ngoài Đồng thời trong đời sống văn học dân tộc cũng cởi mở nhiều cho sáng tác văn chương Các tác giả được tự do sáng tạo cả về nội dung và hình thức thể hiện cho
Trang 14các tác phẩm của mình Vì vậy có thể nói đây là thời đại của tản văn vì sự phong phú,
đa dạng ngay chính trong thể loại tản văn
1.3 Sự thay đổi từ tản văn truyền thống sang tản văn hiện đại
Con đường đi từ truyền thống đến hiện đại của văn học Trung Quốc là sự chuyển mình với nhiều trăn trở chứ không đơn giản là động tác vứt bỏ lớp áo cũ để khoát một lớp áo mới Quá trình hiện đại hoá văn học Trung Quốc là do có đầy đủ những yếu tố cần và đủ trong bản thân nền văn học và cả sự tác động của xu hướng hiện đại hoá của các nền văn học khác Đặc biệt là chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây
Sau cuộc vận động Ngũ Tứ văn học thật sự được hiện đại hoá từ cả nội dung và hình thức biểu hiện của nó Trong tổng thể đời sống văn học thì tản văn là một thể loại ngang hàng với thơ, kịch, tiểu thuyết Vì vậy, sự thay đổi của văn học cũng kéo theo những chuyển biến trong từng thể loại văn học, trong đó có tản văn
1.3.1 Sự chuyển đổi từ văn văn ngôn sang bạch thoại
Văn học Trung Quốc gắn liền với văn văn ngôn hơn 2000 năm Các sáng tác văn học chuẩn mực đều phải viết bằng thể văn này Xét về phạm vi sử dụng thì thể văn này chỉ dùng trong giới trí thức gồm quan lại và những người được đi học Loại văn này gây khó khăn cho người bình dân rất nhiều vì họ không đủ vốn kiến thức để hiểu được nó
Cuối đời Thanh, nhiều trí thức Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến sự trong sáng
dễ hiểu của văn bạch thoại cũng như tác dụng của nó trong việc truyền bá tư tưởng mới đến với đông đảo quần chúng nhân dân
Tháng 11 năm 1897, tờ báo đầu tiên viết bằng văn bạch thoại Diễn nghĩa bạch
thoại báo ra đời tại Thượng Hải do hai anh em Chương Bá Hoà và Chương Trọng Hoà
sáng lập Tiếp đó nhiều tờ báo tiến bộ khác như Vô Tích bạch thoại báo, Hàng Châu
bạch thoại báo, Tô Châu bạch thoại báo, Trung Quốc bạch thoại báo, An Huy tục
Trang 1515
thoại báo,… lần lượt xuất hiện, hoà giọng vào bản đồng ca bạch thoại càng lúc càng
vang dội lúc bấy giờ
Tháng 9 năm 1915, Trần Độc Tú sáng lập báo Tân thanh niên, là một mốc quan
trọng trong sự khởi đầu cuộc cách mạng tư tưởng Ngũ tứ Trên những tờ báo tiến bộ này, các nhà tư tưởng cùng với các nhà văn đều có những bài viết cổ động cho việc sử dụng văn bạch thoại trong sáng tác văn chương Cùng với việc chú trọng hình thức ngôn ngữ sáng tác nhiều học giả cũng đề xuất việc thay đổi nội dung tư tưởng trong sáng tác – đó mới là cốt lõi của văn học Việc này nhằm đưa văn học đến được với những độc giả bình dân Đồng thời văn bạch thoại sẽ giúp truyền bá tư tưởng mới vào sâu trong mọi tầng lớp nhân dân
1.3.2 Ảnh hưởng nước ngoài trong hiện đại hoá văn học Trung Quốc nói chung và tản văn Trung Quốc nói riêng
Văn bạch thoại từ thời Ngũ tứ có thể được xem như một hình thức văn học mới, bắt đầu hình thành trên cơ sở ngôn ngữ bạch thoại Âu hoá và cách biểu đạt của phương Tây Tuy vậy, ảnh hưởng thật sự sâu rộng của thế giới bên ngoài đối với việc hiện đại hoá văn học Trung Quốc không phải chỉ trên phương diện ngôn ngữ, mà chính trên các phương diện thể loại, tư tưởng và nội dung văn học
Lương Khải Siêu từng đề cao sức mạnh của thể loại tiểu thuyết trong việc tác động đến tư tưởng của con người là rất lớn Ông đã phát động cuộc cách mạng tiểu thuyết và cách mạng thơ ca mạnh mẽ trên văn đàn Mặc dù, phong trào này không tồn tại được bao lâu nhưng cũng là một mồi lửa manh nha cho sự cải cách trong sáng tác sau này
Phương pháp dùng văn học để cải tạo con người của Lương Khải Siêu sau này được lớp trí thức sau cách mạng Tân Hợi như Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, Tiền Huyền Đồng, Lỗ Tấn, Chu Tác Nhân, Hồ Thích,… ủng hộ và tiếp tục phát triển rộng rãi Lúc này phương pháp này mang tính thực tiễn và được tiến hành trên thực tế sáng tác
Công tác dịch thuật và phổ biến các tác phẩm văn học nước ngoài đã góp phần vào công cuộc hiện đại hoá văn học Trung Quốc Có thể nói, so với thời đại trước các nhà tư tưởng thời kỳ này đã có cái nhìn mang tính quốc tế đối với việc đổi mới văn
Trang 16học Họ không quá kỳ vọng vào sự vận động tự thân để đổi mới văn học truyền thống,
mà quyết định dùng văn học nước ngoài để nhanh chóng “thay máu” cho văn học nước nhà Lỗ Tấn, Lưu Bán Nông, Thẩm Nhạn Băng, Trịnh Chấn Đạc, Cù Thu Bạch, Cánh
Tế Chi, Điền Hán, Chu Tác Nhân,… là những dịch giả có công trong việc giới thiệu văn học thế giới đến với đông đảo bạn đọc trong nước Quy mô và sự ảnh hưởng của phong trào dịch thuật trong đợt vận động này lớn hơn bất cứ thời kỳ nào trước đó, giúp văn học Trung Quốc có thêm sức mạnh thoát khỏi sự trói buộc của văn học truyền thống, hướng tới cải cách phát triển
Từ việc học hỏi bắt chước văn học phương Tây của văn học Trung Quốc là điều kiện ra đời của thể loại truyện ngắn theo định nghĩa của văn học Âu tây Đến sau cuộc vận động Ngũ tứ thì truyện ngắn Trung Quốc dần định hình Truyện ngắn không còn
là một bản thu nhỏ của tiểu thuyết chương hồi với một trật tự thời gian cố định, có đầu
có đuôi, với một kết thúc đại đoàn viên nữa, mà đã dần áp dụng phương pháp lát cắt ngang cả về không gian lẫn thời gian
Bên cạnh đó, dưới sự ảnh hưởng của phương thức lý luận tiểu thuyết phương Tây, tiểu thuyết thời kỳ Ngũ tứ đã dần từ bỏ mô thức tình tiết quen thuộc xưa kia Tiểu thuyết phương Tây đã trở thành hình mẫu tham khảo, giúp các nhà văn Trung Quốc đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, chú trọng phân tích diễn biến tâm lý của con người
Ý thức về cá tính, tinh thần hiện thực và ý thức văn học thuần túy học hỏi từ văn học phương Tây cũng là một trong những điểm nhấn trong phong trào hiện đại hóa văn học Trung Quốc, được thể hiện rõ nét nhất trong thể loại tản văn mới Tản văn hiện đại chú trọng thể hiện cá tính của tác giả trong tác phẩm Trên tinh thần đó các tác giả đã giải thoát tản văn khỏi nhiệm vụ “tải đạo” nặng nề trong văn học truyền thống, đưa nội dung tản văn đến gần với cuộc sống hơn, đồng thời nâng giá trị nghệ thuật của thể loại này lên một tầm cao hơn
Ảnh hưởng thơ ca phương Tây đối với thơ mới Trung Quốc cũng rất đáng ghi nhận Sự hình thành trường phái thơ tự do Trung Quốc dựa trên những đóng góp không thể phủ nhận từ các yếu tố nước ngoài, như thơ Quách Mạt Nhược chịu ảnh hưởng rất lớn từ Walt Whitman – nhà thơ chủ nghĩa lãng mạn kiệt xuất ở Mỹ thế kỷ XIX; trào lưu thơ ngắn với các đại biểu như Băng Tâm và Tông Bạch Hoa chịu ảnh hưởn g từ thể th ơ h aiku Nhật Bả n và các tác phẩm th ơ n gắn củ a
Trang 1717
Rabindranath Tagore… Cũng không thể không kể đến tác động của nghệ thuật thơ chủ nghĩa tượng trưng Pháp đối với trường phái thơ Tân Nguyệt vào những năm giữa
và cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX Nhờ tinh thần tự do mới mẻ du nhập từ nước ngoài
mà thơ mới Trung Quốc từng bước tiến sát gần hơn đến tư tưởng tình cảm của lớp người mới trong xã hội, đồng thời cũng dần phản ánh được những giá trị tinh thần mang màu sắc riêng của thời hiện đại
Kịch sân khấu được người phương Tây đưa vào Trung Quốc từ những năm 70 của thế kỷ XIX Từ sau cách mạng Tân Hợi, kịch mới Trung Quốc bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển, với những vở kịch được viết bằng kỹ thuật viết kịch phương Tây mang nội dung bản địa Trong thời gian vận động Ngũ Tứ, khoảng 170 vở kịch thuộc hàng kinh điển trên thế giới của các tác giả Shakespeare, Henrik Johan Ibsen, Goethe, Molière, Bernard Shaw, Anton Chekhov, Hohn Galsworthy, Maeterlinck, August Strindberg, Hauptmann, v.v… đã được dịch và phổ biến rộng rãi, tạo nền móng cho sự bật phá của kịch nói Trung Quốc sau này
1.3.3 Thành tựu văn học hiện đại Trung Quốc đầu thế kỷ XX
Sau cuộc vận động Ngũ Tứ, văn học Trung Quốc thật sự bắt đầu bước vào thời
kỳ hiện đại Văn học hiện đại Trung Quốc thể hiện một xã hội tân thời, một dáng dấp tinh thần mới mẻ, với những phương pháp biểu đạt nghệ thuật hoàn toàn mới Nhưng dù giữ cho mình một khoảng cách lịch sử nhất định, nó vẫn không thể cắt đứt hoàn toàn với quá khứ
Các tác phẩm của các nhà văn lớn thời kỳ này tuy mang đậm hơi hướng phương Tây, nhưng ở tầng sâu hơn, vẫn có thể thấy huyết mạch của văn học truyền thống đang cuộn chảy Lỗ Tấn đã từng dùng “vũ khí” của văn học phương Tây để “chiến đấu” với văn học truyền thống: ông viết truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết,… như một nhu cầu của thời đại, đồng thời cũng là sự ảnh hưởng từ nhân tố nước ngoài Tuy nhiên, tinh thần chủ đạo trong văn học của ông vẫn là tinh thần trong văn học truyền thống Trung Quốc
Có thể thấy ông đã tiếp nối và thể hiện một cách quyết liệt hơn chủ nghĩa ái quốc, tư tưởng vì nước vì dân, lo lắng cho vận mệnh dân tộc, ghét cái ác như kẻ thù… qua các thời đại của Hàn Phi, Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Mao Thuẫn, Diệp Thánh Đào, Vương Thống Chiếu, v.v…
Trang 18Sự thành công rực rỡ của các vở kịch như Khuất Nguyên của Quách Mạt Nhược hay Lôi vũ của Tào Ngu có thể coi là minh chứng hùng hồn cho sức mạnh truyền thống
trong lòng những sáng tác hiện đại
Ngay với những tác phẩm tản văn đạt đến độ tinh túy trong văn bạch thoại, mang tư tưởng mới rõ nét như của Băng Tâm hay Chu Tự Thanh, độc giả vẫn dễ dàng bắt gặp những hình ảnh và nội dung nặng tính cổ điển, mà chính những hình ảnh và nội dung mang tính cổ điển ấy lại khiến cho tác phẩm trở nên lắng đọng hơn, rung động lòng người hơn
Thơ ca là một ví dụ khác về tính kế thừa và phát triển văn học truyền thống trong tiến trình hiện đại hóa Tuy học hỏi rất nhiều từ các trường phái thơ nước ngoài, nhưng việc hiện đại hóa thơ thực sự là một thử thách đối với các tác giả, vì ảnh hưởng của thơ
cổ trong văn học Trung Quốc là quá lớn
Thực tế đã chứng minh, muốn thật sự thành công trong việc hấp thụ các yếu tố ngoại lai, sự vận dụng khéo léo nền tảng truyền thống là yếu tố then chốt Có thể nói, mảnh đất thơ truyền thống Trung Quốc vốn dĩ đã đầy đủ những yếu tố thích hợp với giống cây đến từ phương Tây, nên việc trồng trọt canh tác diễn ra thuận lợi
Trong quá trình hiện đại hóa văn học, sự tác động của “ngoại lực” và khả năng dung nạp của “nội lực” thực chất không mâu thuẫn với nhau Nội lực càng thâm hậu thì khả năng tiếp nhận ngoại lực càng lớn Sự nhận thức và cọ xát không ngừng của văn học truyền thống với văn học thế giới giúp cho nền văn học có thể hoàn thiện chính mình, từ
đó không ngừng phát triển Văn học Trung Quốc đã có sự thay da đổi thịt, nhưng xét cho cùng, phần sâu thẳm và cốt lõi của văn học vẫn là từ truyền thống, giống như da thịt
có thể thay đổi, song xương cốt thì vẫn thế
1.4 Ý nghĩa thể loại tản văn trong văn học hiện đại Trung Quốc
Khi chữ viết ra đời thì tản văn cũng bắt đầu xuất hiện Hình thành từ hơn 2000 năm trước, qua mỗi thời kỳ và bao nhiêu triều đại tản văn vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay Có thể thấy sức sống của tản văn rất mạnh mẽ, mặc dù lúc ra đời vị trí của nó chỉ là một thể văn dùng cho chính trị
Trang 1919
Trong văn học cổ Trung Quốc tản văn được xem như một tài liệu ghi chép lịch
sử hữu dụng nhất Việc sử dụng tản văn để ghi lại công lao, sự nghiệp hay lời hay ý đẹp của người xưa là việc làm vừa có ý nghĩa lịch sử vừa có ý nghĩa văn học
Từ sau cuộc vận động Ngũ tứ, mọi mặt của đời sống xã hội đều thay đổi Đặc biệt trên phương diện văn hoá – văn học, cuộc vận động này đã có tác động to lớn Văn học đòi hỏi cải cách từ cả nội dung và hình thức Mà chủ yếu là việc sử dụng bạch thoại trong sáng tác văn chương Bên cạnh đó, đời sống của mỗi thể loại cũng có sự biến đổi nội tại Trong đó, tản văn đã khẳng định được vị trí và tầm quan trọng của mình trong thời đại mới Từ việc ghi chép sử đơn thuần tản văn đã trở thành một thể loại văn học ghi chép chuyện đời, chuyện người mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc
Sau cải cách mở cửa thì cuộc sống trở nên thông thoáng hơn, nhận thức của con
người cũng có nhiều đổi mới, và đó chính là cơ hội để tản văn phát triển Vì “thời đại
bây giờ là thời đại thích hợp với thể loại tản văn Tản văn dễ biểu hiện tâm tư nhất,
mà tâm tư bây giờ lại phong phú hơn bất cứ lúc nào, có phấn chấn, có trầm lắng, có lành mạnh, có đồi bại, xúc động, lạnh lùng, hoan hô, phản đối,… mâu thuẫn mỗi ngày một đan xen, nhiều tầng nhiều lớp, tâm tư càng phong phú, sinh động” [2; 11] Thực
tế càng phức tạp thì con người càng cần có nhu cầu bộc bạch tâm trạng và suy nghĩ của mình nhất Và chỉ có tản văn mới có khả năng đáp ứng yêu cầu đó Bởi người viết
tản văn “không hề trang điểm, trang sức mà cứ trần trụi ra mắt bạn đọc Hễ điều gì
nói ra đều là những điều phát tự lòng mình, không chút giả dối, điểm tô,… Tác giả dường như thủ thỉ nói một mình, tự thổ lộ nỗi niềm, hoặc như trút bầu tâm sự với người quen cũ lâu ngày gặp lại… Qua tác phẩm của họ bạn đọc thấy ngay được con người họ, thấy ngay được bản sắc bản tướng của họ”[3; 11]
Mặc dù xuất hiện khá sớm nhưng vị trí cũng như tầm quan trọng của tản văn vẫn chưa được đánh giá đúng Nguyên nhân chủ yếu là do yêu cầu của thời đại và phạm vi sử dụng của tản văn thời kỳ đầu rất hạn chế Như đã biết, tản văn trong văn học cổ chỉ được dùng để chép sử cũng như tình hình chính trị của các triều đại Ý nghĩa của tản văn trong thời kỳ đó nằm trong phạm vi rất hạn hẹp Việc ghi lại những
sự kiện lịch sử của triều đại là để phục vụ cho nhu cầu của giai cấp thống trị Cho nên công việc này cũng chịu sự giám sát của chính trị Về nội hàm thì tản văn lúc này chỉ
là những trang văn xuôi mang tính lịch sử Tuy nhiên, đến thời hiện đại thì tản văn đã
Trang 20thật sự được thay da đổi thịt Tản văn không còn mang trong mình nội dung của những
sự kiện lịch sử mà tản văn bắt đầu được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác Người viết tản văn có thể tự do trong sáng tác và không bị tiết chế bởi sự quản lí nào Tản văn phong phú hơn về đề tài và đa dạng về các tiểu loại của nó
Tản văn mới thực sự trở thành “cơn sốt” vào khoảng năm 1993, năm 1994 vì người đọc nhận thấy được tản văn có cá tính và gần gũi với cuộc sống, tình cảm của con người Lúc này tản văn đã được khẳng định và được xem là loại văn chương phù hợp với cuộc sống hiện tại
Khi ngôn ngữ bạch thoại được dùng trong sáng tác văn chương thì văn học hiện đại đã có một bước chuyển mình to lớn Với tản văn, ngôn ngữ bạch thoại đã có tác động mạnh đến sự phát triển của nó Việc bộc lộ cảm xúc, thái độ của tác giả trong tản văn bạch thoại được thể hiện dễ dàng, mạch lạc không cao siêu đến nỗi khó hiểu Điều này góp phần mở rộng phạm vi đến với người đọc cho tản văn Ngược lại tản văn cũng
có những đóng góp tích cực cho vốn ngôn ngữ bạch thoại dùng trong sáng tác Tản văn đem đến cho kho tàng ngôn ngữ sáng tác nhiều từ ngữ mới, nhiều cách thể hiện mới,… Tản văn đã tác động đến cả những thể loại văn học khác như tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ…
Trang 2121
Chương 2:
BIỂU HIỆN CỦA TẢN VĂN HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC QUA TRƯỜNG HỢP TẢN VĂN GIẢ BÌNH AN VÀ MẠC NGÔN
2.1 Thời đại của Giả Bình Ao và Mạc Ngôn
2.1.1 Giai đoạn đầy biến động
Sau chiến tranh, đất nước Trung Quốc thống nhất nhưng nền kinh tế chưa được phục hồi trọn vẹn Loạn lạc, chia ly là điều không phải lo lắng nữa Đất nước độc lập
là niềm hạnh phúc lớn lao của nhân dân Nhiệm vụ trước mắt là khôi phục lại sức sống của mảnh đất Trung Hoa rộng lớn và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa vững mạnh
Thế nhưng thực tế cuộc sống chưa thể đạt được như mong muốn Đời sống sau chiến tranh vô cùng khó khăn mà vấn đề lớn nhất là lương thực Thời gian này con người luôn sống trong cảnh ăn bữa nay lo bữa mai Cái đói là nỗi ám ảnh lớn nhất và không bao giờ xóa mờ được trong tâm trí của những người sống trong thời kỳ đó
Thêm vào đó, cuộc vận động Đại nhảy vọt thất bại gây tổn thất lớn cho đất nước Trung Hoa cả về người và của Người dân sống trong cảnh khốn khổ, nền kinh tế trì trệ đến cùng cực
Sau đó, Cách mạng văn hoá bùng nổ càng gây nhiều biến động trong cuộc sống của nhân dân đặc biệt là ảnh hưởng đến giới trẻ Những nhận thức và hành động sai lầm trong 10 năm đó đã gây nhiều tổn thất cho kinh tế, chính trị và cả nền văn hoá tư tưởng Những cuộc thanh trừng, bạo động đã sát hại nhiều sinh mạng vô tội trong đó
có những tài năng của đất nước Làn sóng hoảng sợ, phẫn nộ, mất lòng tin trào dâng khắp cả nước Thanh thiếu niên là thế hệ chịu tổn thất lớn nhất về cuộc sống vật chất
và tinh thần vì cuộc cách mạng gần như xoá bỏ phần lớn những văn hoá truyền thống của đất nước
Tuy nhiên, sau khi Trung Hoa thoát khỏi mười năm cầm cố tư tưởng và văn hoá, sự nghiệp khôi phục và hiện đại hoá đất nước được tập trung tiến hành trên tất cả các lĩnh vực đời sống Cải cách mở cửa nhằm phát triển kinh tế – kỹ thuật, một mặt
Trang 22cũng tạo điều kiện cho văn hoá Trung Quốc tiếp xúc với những tư tưởng – văn hoá tiến bộ mới của thế giới Từ đó đất nước được thúc đẩy phát triển toàn diện, nhanh chóng hoà vào dòng chảy chung của nhân loại
Cả hai nhà văn Giả Bình Ao và Mạc Ngôn đều sinh sau ngày thống nhất vài năm Mặc dù lúc này chưa có ý thức về hiện trạng xã hội nhưng những khó khăn đầu đời là tìm kiếm cái ăn Cho nên ký ức về tuổi thơ đều xoay quanh sự đói khát và cuộc sống vô cùng cực khổ Trải qua tuổi thiếu niên với những chuỗi ngày lao động ở nông thôn Con đường học vấn dừng lại khi chưa hết sơ trung vì Cách mạng văn hoá Và từ
đó “trở thành cậu bé nông dân” [2; 324]
Hai nhà văn thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên trong những biến động của đất nước thời kỳ đầu, nên ít nhiều cũng bị chi phối bởi hiện trạng bấy giờ Việc hình thành tư tưởng trong giai đoạn thiếu niên cũng gặp nhiều khó khăn để tìm ra nhận thức đúng đắn
Quá trình trưởng thành gắn liền với đời sống kinh tế – chính trị của đất nước đã phần nào tác động đến nhận thức về thực trạng xã hội đương thời Vốn sống cũng như vốn kiến thức cho những sáng tác sau này đã được đúc kết từ cuộc sống ở nông thôn trong những ngày lao động vất vả Trái lại với những cực khổ cũng như những thiếu thốn thời gian đầu thì cuộc sống ở nông thôn đã mang đến cho nhà văn tiền đề sáng tác phong phú mà sau này trở thành những tác phẩm tiếng tăm
Tiền đề từ những năm đầu thế kỷ XX là những tư tưởng mới, những quan niệm tiến bộ từ phương Tây du nhập vào Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến tầng lớp trí thức phong kiến Dần dần tầm ảnh hưởng lan rộng trong mọi giai tầng của xã hội Những biến động lớn trong lịch sử quốc gia càng chứng tỏ thời đại mới đang tiến gần Cho đến cuối thế kỷ XX thì những tiền đề đó thật sự phát huy tác dụng rõ nét Bởi tư tưởng cũng như quan điểm thời kỳ này đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá phương Tây Đặc biệt trong các sáng tác văn chương thì sự thay đổi từ đề tài, chủ đề cho đến nhân vật, kết cấu đều mang dáng dấp của văn chương Tây phương Cho nên, hai tác giả này cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Tây học
Tuy nhiên, không thể phủ nhận hoàn toàn vốn văn hoá truyền thống trong sáng tác văn chương Vì thực tế đã chứng minh những tác phẩm hiện đại luôn ẩn chứa bên trong đặc trưng văn học truyền thống Bản sắc của dân tộc không thể xóa nhoà dù ở
Trang 2323
bất kỳ hoàn cảnh nào Sáng tác của hai nhà văn là sự tổng hoà giữa yếu tố dân tộc truyền thống và yếu tố hiện đại được du nhập Điều đáng nói là những sáng tác này vẫn phù hợp với tâm thế của người đọc Trung Quốc lẫn người đọc nước ngoài
Giả Bình Ao và Mạc Ngôn là hai nhà văn lớn của văn học đương đại Trung Quốc Họ là thế hệ nhà văn sau chiến tranh, mang trong mình những tiến bộ thừa hưởng từ những tiền bối đi trước và tài năng thiên phú Với tấm lòng yêu văn chương
và tài năng đa dạng cùng vốn kiến thức của bản thân, cả hai ông đều có những tác phẩm danh tiếng Ngoài những sáng tác tiểu thuyết, truyện ngắn, họ đều có những bài tản văn, tuỳ bút đặc sắc, và cả ở lĩnh vực sân khấu điện ảnh Cả hai tác giả là tấm gương về sự phấn đấu cho ước mơ của bản thân Đồng thời cũng là điển hình cho những nhà văn sinh ra và lớn lên từ những năm tháng khó khăn gian khổ này Họ là những người trực tiếp sống trong sự thay da đổi thịt của đất nước Đồng thời họ cũng góp phần làm nên diện mạo cho văn học của đất nước trên con đường phát triển
2.1.2 Nhà văn Giả Bình Ao
2.1.2.1 Cuộc đời
Tác giả Giả Bình Ao sinh ngày 21/02/1953 tại thôn Đệ Hoa, huyện Đan Phượng miền Nam tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc Bố ông là nhà giáo thôn quê Trong Cách mạng văn hoá bố ông bị vu tội phản cách mạng nên bị bắt và phải đi cải tạo Gia đình tan nát, ông phải nghỉ học giữa chừng Năm 1972, ông vào học khoa Trung văn Trường Đại học Thiểm Tây Sau khi tốt nghiệp, ông đến công tác tại tạp chí Trường
An và làm chủ biên tờ Mỹ Văn
Giả Bình Ao là nhà văn có tình cảm sâu đậm đối với quê hương, các sáng tác của ông mặc dù có cách mô tả mới, cách nhìn mới về cuộc sống nhưng nó vẫn thể hiện
rõ tình cảm đặc biệt của nhà văn dành cho mảnh đất đã sinh ra và nuôi lớn ông
Giả Bình Ao là một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng được dư luận đánh giá cao và là nhà văn có số lượng tác phẩm được độc giả tìm đọc nhiều nhất
Trang 24thuyết Thương Châu và Phù Táo (Nóng vội) cùng nhiều truyện ngắn khác, tên tuổi của
Giả Bình Ao đã được biết đến mặc dù chưa nhập hẳn vào một trào lưu sáng tác nào
Ở chặng thứ hai, sáng tác của Giả Bình Ao thực sự ghi dấu ấn đậm nét trên văn đàn Bên cạnh tiểu thuyết và truyện ngắn, ông còn có sở trường về tản văn
Tản văn của Giả Bình Ao không chỉ mang đặc trưng của tản văn truyền thống
mà còn mang tính hiện đại do chịu ảnh hưởng bởi thể văn cùng loại ở phương Tây Tản văn của ông đạt giá trị cao về nghệ thuật và cũng gần gũi với cuộc sống hiện đại,
dễ dàng có được sự đồng cảm cũng như sự ưa chuộng của bạn đọc
Trong thời kỳ văn học mới kể từ năm 1977, tản văn của Giả Bình Ao được xếp ngang hàng với tản văn của các bậc tiền bối như Ba Kim, Tôn Lê, Tông Phác,… Và với những người cùng thời như Trương Khiết, Vương Anh Kì, Trương Thừa Chí, Sử Thiết Sinh, Dư Thu Vũ,…
Giả Bình Ao là nhà văn đạt thành tựu xuất sắc ở hai lĩnh vực sáng tác tiểu thuyết và tản văn Ông xứng đáng được xem là một bậc “đại gia” của văn học Trung Quốc đương đại Ông được trao tặng nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế Các tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng để đến được với bạn đọc trong đó có Việt Nam
Các tác phẩm đã xuất bản như:
- Dấu vết của tình yêu (tập tản văn) giải thưởng văn học toàn quốc
- Mãn nguyệt nhi (truyện ngắn) giải thưởng văn học toàn quốc
- Tháng chạp tháng giêng (truyện vừa) giải thưởng văn học toàn
quốc
Trang 2525
- Phù táo (truyện dài) giải thưởng Ngựa bay của Mỹ
- Phế đô (tiểu thuyết) giải thưởng Femina của Pháp
- Tần Xoang (tiểu thuyết) giải thưởng Hồng Lâu Mộng
Các tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt như:
- Phế đô (tiểu thuyết) – Vũ Công Hoan dịch
- Nôn nóng (truyện dài) – Vũ Công Hoan dịch
- Hoài niệm sói – Vũ Công Hoan dịch
- Giả Bình Ao - Tản văn và truyện ngắn – Vũ Công Hoan dịch
- Giả Bình Ao - Truyện ngắn – Vũ Công Hoan dịch
Tháng 2 năm 1976 ông nhập ngũ, đến năm 1984 ông trúng tuyển vào khoa văn học học viện nghệ thuật quân giải phóng và tốt nghiệp năm 1986 Năm 1988, ông lại trúng tuyển vào lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện văn học Lỗ Tấn, trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh Năm 1991 ông tốt nghiệp với học vị thạc sĩ
Tháng 10 năm 1997, ông chuyển sang làm báo và viết văn chuyên nghiệp Từ năm 1980, Mạc Ngôn đã bắt tay vào sáng tác và công bố những tác phẩm của mình Hiện nay ông là sáng tác viên bậc một của Cục chính trị - Bộ tổng tham mưu Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Mạc Ngôn là thế hệ nhà văn mới của văn học Trung Quốc đương đại Ông là nhà văn điển hình cho lớp nhà văn trẻ thành công thời kỳ “hậu Cách mạng văn hoá”
Trang 26Thuộc trường phái Hậu hiện đại nên các sáng tác của ông chịu ảnh hưởng nhiều từ phương pháp sáng tác của phương Tây Ông đã đem vào tác phẩm của mình những cảm quan và nhận thức mới về cuộc sống hiện đại, góp phần mang đến cho văn học một diện mạo mới, một phong cách mới
Bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn thì Mạc Ngôn còn viết cả tản văn Nhưng đến thời gian gần đây ông mới cho tập hợp và in những bài tản văn của mình Vì theo ông
nghĩ mình đang “viết lung tung” “Nghe người ta nói viết tản văn, viết tuỳ bút cần
phải có những suy nghĩ, những tư tưởng độc đáo Nhưng tôi chẳng có gì độc đáo cả, cái mà tôi có chẳng qua là những suy tư vụn vặt và loạn xị bát nháo Cũng nghe nói, viết tản văn tuỳ bút cần phải có học vấn, tôi lại không hề có học vấn, cái mà tôi có là những điều học lóm được của cuộc đời mà suy cho cùng chúng cũng chỉ là những lời
lẽ quê mùa ở nơi thôn dã…Chính vì những lẽ đó mà tôi không dám cho phép mình dễ dãi biên tập những bài viết linh tinh đã có thành tập” [6; 6]
Những bài viết của ông không chỉ kể chuyện người mà kể cả chuyện mình, rồi
tự cười mình Lời văn trong tản văn Mạc Ngôn vừa tỉnh táo vừa hóm hỉnh, dí dỏm
Vào năm 1981, tác phẩm đầu tay Đêm xuân mưa giăng giăng được đăng trên tờ nguyệt san Đầm sen tỉnh Hà Bắc Năm 1986, truyện vừa Cao lương đỏ được đang trên
tờ Văn học nhân dân Không chỉ thế Cao lương đỏ còn nhận được giải thưởng Mao
Thuẫn, sau đó, được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành phim điện ảnh Sau khi công chiếu bộ phim được trao giải thưởng Con gấu vàng ở liên hoan phim Tây Beclin lần thứ 28 và giải thưởng Quả pha lê vàng tại liên hoan phim Caclôvi Vari
Trang 2727
Năm 1995 tiểu thuyết Báu vật của đời được đăng trên báo và được xuất bản
thành sách
Năm 1999 truyện vừa Thẩm viên được đăng trên tạp chí và được trao tặng giải
thưởng của Tiểu thuyết Nguyệt báo
Tháng 3 năm 2001 tiểu thuyết Đàn hương hình được xuất bản
Suốt từ lúc bắt đầu vào nghiệp văn, Mạc Ngôn không ngừng sáng tác và đem tác phẩm của mình đến với độc giả Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có Việt Nam
Các tác phẩm được dịch sang tiếng Việt như:
- Cao lương đỏ – Lê Huy Tiêu dịch
- Báu vật của đời – Trần Đình Hiến dịch
- Rừng xanh lá đỏ –Trần Đình Hiến dịch
- Cây tỏi nổi giận – Trần Đình Hiến dịch
- Tửu quốc – Trần Đình Hiến dịch
- Đàn hương hình - Trần Đình Hiến dịch
- Con đường nước mắt – Trần Trung Hỷ dịch
- Bạch miên hoa – Trần Trung Hỷ dịch
- Hoan lạc – Trần Trung Hỷ dịch
- Trâu thiến – Trần Trung Hỷ dịch
- Ma chiến hữu – Trần Trung Hỷ dịch
- Sống đoạ thác đày – Trần Trung Hỷ dịch
- Mạc ngôn - người tỉnh nói chuyện mộng du – Trần Trung Hỷ dịch
- Mạc Ngôn và những lời tự bạch – Nguyễn Thị Thại dịch
- Ếch – Nguyên Trần dịch
Trang 282.2 Biểu hiện của tản văn hiện đại Trung Quốc
2.2.1 Tản văn Giả Bình Ao
2.2.1.1 Khía cạnh mới qua tản văn
Giả Bình Ao thường viết về những mảng nhỏ của cuộc sống Có lẽ từ những mảng nhỏ không ai để tâm ấy lại chất chứa nhiều điều ta không nhìn ra Trong những tác phẩm của ông, những phát hiện về tính cách hành động của con người là độc đáo
vô cùng Những chuyện tưởng chừng vu vơ nhưng lại là những chuyện xảy ra hằng ngày và ngày càng phát tán trong xã hội hiện nay
Từ những thú tiêu khiển của con người cũng toát lên những ý nghĩa lạ lùng Chơi cờ là một thú vui tao nhã của con người mà đặc biệt là người dân Trung Quốc Chơi cờ không tốn kém tiền bạc mà rất tốt cho việc tĩnh tâm Nhưng dưới cái nhìn của nhà văn thì chơi cờ còn có những mặt không đẹp chút nào
“Ở Trung Quốc cứ mười người thì có đến sáu bảy biết chơi cờ, ở bất cứ nơi nào, lúc nào, hễ có thời giờ rỗi rãi là người ta rủ nhau đánh cờ” [2; 56] Nhiều người
chơi cờ giỏi đến thành tài năng và cũng là niềm đam mê lớn nhất của họ Ở đâu cũng
có người chơi cờ, lúc nào cũng có người chơi cờ
Chơi cờ đã trở thành quốc tuý của Trung Quốc Việc chơi cờ bộc lộ tài năng và nhân cách của con người Vừa là vui chơi giải trí vừa là cách dùng sách lược trong đối nhân xử thế Qua câu chuyện của chàng thanh niên ở địa phương X là một minh chứng
về việc chơi cờ làm toát lên tài năng của con người Đồng thời thái độ cũng là một thiết diện mà con người lộ rõ khi chơi cờ Chơi cờ thong dong, thoải mái thì phần thắng đã nghiêng hẳn về phía mình chứ không cần đao to búa lớn mà trong lòng không yên
Nhưng việc chơi cờ cũng gây ra biết bao câu chuyện dở khóc dở cười cho người chơi cờ Bởi có người mê cờ đến quên ăn quên ngủ, không màn đến những chuyện xung quanh Chưa kể đến việc chơi cờ mà con người ngày một xấu tính Ban đầu là một loại hình giải trí thì bây giờ chơi cờ trở thành cuộc chiến sát phạt lẫn nhau,
“con người đều trở thành phù hiệu, bắt đầu một cuộc chém giết” [2; 56] Trong khi
chơi cờ lại không muốn ai hơn mình mà chỉ chăm chăm mình hơn cả thiên hạ
Trang 2929
Là thú tiêu khiển thanh cao nhưng trong xã hội hiện đại chơi cờ bị biến tướng đến không ngờ Nó đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như việc làm của con người Đồng thời, lại thay đổi cả tính tình, làm lộ rõ chân tướng người thanh kẻ tục
Nhưng con người không chỉ mê cờ mà còn mê sách Có thể nói ham mê đọc sách không có gì xấu Vì kiến thức phong phú trong sách giúp con người có những tri thức mới, lại còn dạy cho con người nhiều bài học luân lý vô cùng sâu sắc Nhưng với nhà văn Giả Bình Ao thì ham mê đọc sách có lợi mà cũng có hại
“Ham đọc sách thì phải chịu nghèo” [2; 31] Tâm huyết dành hết cho sách nên
không làm kinh tế giỏi để làm giàu cho bản thân Người ham đọc sách bề ngoài thì lúc nào cũng lôi thôi, lượm thượm Tiền lương còm cỏi, ba cọc ba đồng mà còn dành ra để mua sách Vì chỉ nghĩ đến sách, những chuyện có trong sách nên tâm trí lúc nào cùng
để đâu đâu Không thể có được công việc của quan chức, không có mối quan hệ tốt với những vị cấp cao Vì ham đọc sách mà sức khoẻ rất kém, người thì gầy gò, hốc hác
Trong bài tản văn này, người ham đọc sách có rất nhiều cái xấu nhưng thực chất nó lại là cái tốt, cái đẹp Người ham mê sách thì nghèo về kinh tế nhưng giàu về kiến thức Họ không đến nỗi phải ngửa tay xin tiền mà chỉ là họ không coi trọng tiền bạc Còn kiến thức thì họ giàu có vô cùng vì có rất nhiều sách Đó là tài sản duy nhất
và tài sản vô giá đối với người ham đọc sách “Trong căn nhà nhỏ chật chội có những
bốn năm giá sách, màu sắc còn loè loẹt hơn đồ điện” [2; 31] Kiến thức là nguồn thức
ăn bổ dưỡng nhất mà người ham đọc sách thích nhất Họ không cần sơn hào hải vị mà
chỉ cần được đọc sách “Đọc được chút kiến thức mới, thì mấy ngày không ăn thịt mà
mồm vẫn còn thơm” [2;31] Sách còn là thứ thần dược hữu hiệu nhất khi người ham
đọc sách có bệnh trong người “Thuốc không ở “bản thảo cương mục”, mà trực tiếp là
sách, một là được quyển sách bản thân thích thú, hai là được quyển sách đang cần, ba
là được quyển sách mới” [2; 33] Bệnh của người ham đọc sách đương nhiên phải
chữa bằng thuốc đọc sách chứ!
Người ham đọc sách lại càng không ham mê quyền thế Họ sống thanh bạch, giản dị không mưu tính chuyện trở thành công thần khai quốc Bởi người ham mê sách tính tình thẳng thắn không ưa cầu cạnh, luồng cúi trước người khác Cho nên càng không thể làm được việc tham ô, kiếm chác công danh tiền bạc cho bản thân Chính vì thế mà người ham đọc sách luôn nghèo và địa vị thấp
Trang 30Người ham đọc sách không phải là người xấu mà là người tốt toàn diện nhất
Bởi “xấu đến tận cùng là đẹp tới tận cùng” [2; 42] Người ham đọc sách không doạ
nạt, không cậy quyền thế, không nịnh bợ, không oán thán cuộc đời, không tự ty, không khiếp sợ gì cả Toàn là những thứ không tốt bởi dường như người ham đọc sách không
để tâm đến cuộc sống gì cả Nhưng thực chất đó lại là những cái tốt nhất của người ham mê sách
Bàn về chuyện ốm đau thì người đời rất sợ nhưng đối với Giả Bình Ao, ốm đau lại như lập được công lớn Ông nhìn thấy ốm đau như một loại thẩm mỹ Mọi thứ sung sướng, vui vẻ đều từ ốm đau mà có được Ông xem ốm đau như thứ quà tặng mà
thượng đế ban cho con người “Ốm đau, chẳng khác gì đã lập công, giầu có biết
chừng nào, việc cần làm đều gác lại, những cái không được hưởng thụ đều được hưởng thụ” [2; 71] Từ ốm đau mà con người nghiệm ra nhiều điều trong cuộc sống
Nhưng con người vốn rất sợ bệnh tật bởi ai mà không sợ trong người có chỗ
không mạnh khoẻ “Cái gì không có cũng được, chỉ sợ không có tiền, cái gì có cũng
được, chỉ sợ có bệnh” [2; 90] Con người tự an ủi mình khi không được công thành
danh toại thì cũng đem ốm đau ra để nói: “không ốm đau bệnh tật là lời đánh trống
lảng để được yên về tâm lý khi mọi thành công, vinh dự, địa vị và vật chất không đạt được” [2; 91] Trong người không có bệnh tật gì là đã cảm thấy vui vẻ, thoả mãn vô
cùng
Tuy nhiên, ốm đau cũng làm người ta tốt đẹp lên nhiều “Người ta sợ ốm đau
như vậy, sợ tới mức một khi nghe tin người mà mình có thành kiến, thậm chí lòng đầy hận thù bị ốm bệnh, cũng tỏ ra ái ngại, còn những kẻ độc ác cố chấp, những lúc ốm đau trong lòng trở nên lương thiện” [2; 91] Đúng là ốm đau thay đổi con người từ cơ
thể đến tinh thần
Vậy mà cũng có những loại ốm đau mà con người tự tạo ra cho mình “Người
ta bắt đầu lợi dụng ốm bệnh của con người” [2; 92] Người không muốn nghe lời xì
xào, lời nọ tiếng kia thì giả câm giả điếc Tỏ ra không nghe thấy, không biết đến điều
gì để không phải quan tâm, không mang phiền muộn hay rắc rối vào mình Đến lợi dụng bệnh tật mà trở thành nghệ thuật của con người để trốn chạy khỏi trách nhiệm, lơ
là mọi việc có liên quan đến mình Lúc đó thì bệnh tật không còn là điều cấm kỵ mà trở thành phương kế tốt nhất
Trang 3131
Nhìn thấy bệnh tật mà thành nghệ thuật “đào tẩu” thì đúng là bất ngờ Giả Bình
Ao không những thấy bệnh là thứ quà tặng của thượng đế mà bệnh tật còn là phương
kế của con người Ông đã châm biếm một cách sâu xa lớp người chỉ ngồi đó biến giả thành chân, biến bệnh tật thành kế bệnh
Con người đâu thể trốn tránh cái sự thật mà mình phải đối mặt mãi được Việc
gì cũng phải có nguyên nhân mà ra Con người phải biết đương đầu và biết nhận lấy những trách nhiệm của mình Dùng bệnh tật để thoái lui thì có thể là kế tạm thời Nhưng cứ lợi dụng ốm đau thì cuối cùng mình lại mắc một chứng bệnh khó chữa thật
sự Cũng như “có máy điều hoà tránh được cái oi bức của mùa hè, song điều hoà
nhiệt độ sẽ đem bệnh điều hoà nhiệt độ đến với bạn” [2; 92]
Con người không chỉ lợi dụng ốm đau mà còn thích phỉnh nịnh “Con người
cần phải phỉnh nịnh, ma cũng cần cúng tế mới yên” [2; 85] Người ta muốn trốn tránh
mọi thứ nhưng lại thích được tung hô, ca ngợi Được khen là điều vui vẻ, được ca tụng thì càng hạnh phúc Phỉnh nịnh có thể xem là việc làm thông thường để khích lệ tinh thần người khác Phỉnh nịnh lại không tốn kém nên người ta thích được phỉnh nịnh
Giả Bình Ao cho rằng người biết phỉnh nịnh là bậc thầy về ngôn ngữ Người phỉnh nịnh phải biết ăn nói, phải biết cách nói và cả thái độ nói để người được nhận phỉnh nịnh cảm thấy vui thích Cho nên phỉnh nịnh trở thành nghệ thuật ngôn ngữ của con người Và phỉnh nịnh ở đây phải hiểu là lòng yêu mến thật sự, phỉnh nịnh chân thành, vì chỉ làm vui lòng người khác một cách vô tư
Nhưng ngày nay, chuyện phỉnh nịnh đã trở thành xu hướng, vì phỉnh nịnh đã không còn xuất phát từ lòng chân thành Phỉnh nịnh luôn kèm theo một dự tính, một
lợi ích mà người phỉnh nịnh muốn đạt được từ người nhận phỉnh nịnh “Người được
phỉnh nịnh, vì vinh dự và lợi ích, đã vui vẻ để người khác phỉnh nịnh, đến khi phát hiện đưa gà đến nuôi lại mất trứng, thì người được phỉnh nịnh mới biết phỉnh nịnh” [2; 89]
Phỉnh nịnh luôn là cách đạt được ý đồ bằng phương pháp mềm dẻo của người phỉnh nịnh Nhưng người phỉnh nịnh đã hy sinh lòng tự tôn và tự tin của mình khi phỉnh nịnh người khác
Những mảng nhỏ của cuộc sống qua tản văn của Giả Bình Ao không chỉ là một câu chuyện, một sự việc mà còn là một vấn đề của xã hội Nhà văn nhìn thấy ở con người có cả những mặt tốt xấu rõ rệt, ông còn nhìn thấy cả khía cạnh tích cực và tiêu
Trang 32cực của một sự việc Người đọc có thể đồng cảm hoặc không, đó chỉ là ý kiến riêng của nhà văn nhưng ông đã khái quát một cách nhìn mới về con người và xã hội loài người
Giá trị phản ánh hiện thực của thể tài này cũng có tác dụng mạnh mẽ không kém gì các thể loại văn học khác Những câu chuyện bình thường nhưng có ý vị sâu xa
và mang trong nó một hiện trạng xã hội đương thời mà nhà văn nhìn thấy Từ những mặt trái mà tác giả lý giải được xã hội hay chỉ đề cập để chính người đọc tự lý giải, để người đọc tự nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa của cuộc sống
2.2.1.2 Góc nhìn hiện đại về tinh hoa truyền thống qua tản văn
Đối với thể loại tản văn tác giả có thể gửi gắm tình cảm của mình một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Mượn những lời văn tả tình tả cảnh để thổ lộ tình cảm một cách nhẹ nhàng, sâu lắng là cách nhà văn Giả Bình Ao để lại ấn tượng trong lòng độc giả Những bài tản văn của ông không hề cầu kỳ, mà cứ như những lời tâm tình, bày tỏ một tình cảm chân thành, một tấm lòng sâu nặng đối với mọi việc
Những thành phố cổ luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với chúng ta Đặc biệt là những phố cổ đã từng một thời hưng thịnh Ở vùng Thiểm Tây có một thành phố cổ vẫn còn giữ được khí thế và phong độ của một thời Đó là thành phố Tây An – nơi nhà văn đang sống và làm việc
Thành Tây An đã từng là thủ đô của mười ba vương triều nhưng hiện nay nó chỉ có thể được gọi là một phế đô Mặc dù không còn được “sủng ái” như xưa, nhưng thành cổ này vẫn còn một không khí và nếp sống của kinh đô
Thành Tây An sẽ khiến ta vô cùng ngạc nhiên vì vẻ ngoài hùng vĩ của nó
“Tường thành của nó vẫn hoàn chỉnh y nguyên Đứng một mình trên cầu treo vắt qua sông bao quanh thành phố” [2; 291] Bức tường thành là niềm tự hào của dân trong
thành Người ở Tây An xem tường thành là rào chắn để bảo vệ thành phố này Bức tường thành xưa kia bảo vệ vương triều khỏi sự xâm lăng Tường thành bao bọc lấy con người nơi đây khỏi những trận binh đao lửa đạn Bên cạnh đó, người Tây An còn
xem tường thành là rào chắn cho tâm hồn của họ Bởi “có bức tường bao quanh,
người Tây An cảm thấy an toàn” [2; 296] Họ xem tường thành như biểu tượng của
Trang 3333
thành phố Nó đem lại sự hưng thịnh cho thành phố và cũng đem lại sự bình yên cho con người nơi đây Vì vậy mà họ yêu quý nó đồng thời cũng sùng bái nó như một vị thần linh thiêng
Thành phố này nhận được sự ưu đãi của thiên địa, vừa vặn nằm ở trung tâm của đất nước Trung Hoa, nó đã trở thành điểm sáng cho đất nước trong lịch sử vàng son
của mình Trong thành cổ là sự đối xứng của những dãy nhà hai bên đường “Đường
lớn ngõ nhỏ, vuông vắn đối xứng, những ngôi nhà cổ, bốn bên là nhà, ở giữa là sân sắp xếp có thứ tự…” [2; 291] Chưa có nơi nào có được vẻ đẹp cổ xưa đến độ hài hoà
như thành Tây An này
Sự cân xứng trong thành Tây An còn là sự đối xứng trong toàn bộ tổng thể Mọi hoạt động, mọi sinh hoạt nơi đây vẫn còn giữ lại những nét cổ xưa như ban đầu Dường như nơi đây chưa từng có sự đổi thay Dường như bước chân thời gian chưa đi qua thành phố này
Cuộc sống của người dân Tây An vẫn còn mang hơi thở của nếp xưa lối cũ Người ta chỉ dùng những dụng cụ ăn uống bằng sứ thô, to đến mức được gọi là bát ô
tô Người ta chỉ dùng văn ngôn để nói chuyện với nhau Việc học vấn được xem là quan trọng nhất mà họ lại rất xem trọng việc học tập nghệ thuật truyền thống Hội hoạ, thư pháp là một yêu cầu cơ bản của người dân nơi đây Con người vẫn giữ cái cốt cách của kinh thành từ đời sống vật chất lẫn tinh thần Mặc dù các loại hình giải trí hiện đại
đã đến nơi này từ lâu như nhà hát, rạp chiếu bóng, nhà văn hoá hào hoa, lộng lẫy nhưng dưới chân tường thành cổ vẫn có người đang thưởng thức Tần Xoang, hoặc múa rối đèn Những dịp lễ tết thì có cả múa hổ thần đất đi kheo, vác cờ phướn, bắn súng hoả mai, giong nhạc trống,… Phải chăng con người ở nơi này chỉ muốn trở lại với những giá trị truyền thống cổ xưa? Họ không muốn từ bỏ cũng không nỡ lãng quên những gì của cha ông để lại Đối với họ những cái đó không phải vàng bạc nhưng còn quý hơn vàng bạc Vì nó mãi là một niềm tự hào, một ký ức lịch sử sôi nổi dâng trào
Tuy nhiên, nếp sống truyền thống, tư tưởng truyền thống không làm người Tây
An trở nên lạc hậu so với thời đại Ở đây họ vẫn biết được tin trong nước, vẫn bàn luận
về thời sự quốc tế Họ vẫn quan tâm việc nước và nhìn ra toàn cầu chứ đâu phải chỉ co rúc trong lớp tường thành ấy