Mỗi hoạt động học của HS nói trên phải thể hiện rõ mục đích, nội dung, phương thức và sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành. Phương thức hoạt động của HS thể hiện thông qua kĩ thuật học tích cực được sử dụng. Có nhiều kĩ thuật học tích cực khác nhau, mỗi kĩ thuật có mục tiêu rèn luyện các kĩ năng khác nhau cho HS. Tuy nhiên, dù sử dụng kĩ thuật học tích cực nào thì việc tổ chức mỗi hoạt động học của HS đều phải thực hiện theo các bước sau: a) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập được giao cho HS phải rõ ràng và phù hợp với khả năng của HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. b) Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS được khuyến khích hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; GV cần phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình trạng HS bị bỏ quên trong quá trình dạy học. c) Báo cáo kết quả và thảo luận: yêu cầu về hình thức báo cáo phải phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; GV cần khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. d) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV tổ chức cho HS trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS; chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học được thông qua hoạt động.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2
PGS.TS ĐẶNG XUÂN HẢI
KĨ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
HÀ NỘI NĂM 2016
Trang 2KĨ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
I Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động học của HS
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trungương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, GDPT trong phạm vi
cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hìnhthức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bịkiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của HS; từ nội dung nặng tính hànlâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một chiều sangPPDH tích cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng cáchình thức dạy học trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường, giáp mặt vàtrên mạng; từ hình thức đánh giá tổng kết là chủ yếu sang coi trọng đánh giá trênlớp và đánh giá quá trình; từ GV đánh giá HS là chủ yếu sang tăng cường việc tựđáng giá và đánh giá lẫn nhau của HS Như vậy, khác với dạy học định hướng nộidung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS là tổ chức cho HS hoạt độnghọc Trong quá trình dạy học, HS là chủ thể nhận thức, GV có vai trò tổ chức, kiểmtra, hỗ trợ hoạt động học tập của HS một cách hợp lý sao cho HS tự chủ chiếm lĩnh,xây dựng tri thức Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của GV và của HStrong sự tương tác thống nhất giữa GV, HS và tư liệu hoạt động dạy học
Đặc trưng của việc đổi mới PPDH của giáo viên và học sinh là:
1) Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tựkhám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thứcđược sắp đặt sẵn Theo tinh thần này, GV là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hànhcác hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụngsáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,
Trang 32) Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để họ biết cáchđọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có,biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới, Các tri thức phương phápthường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coitrọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán, giả định (ví dụ: các bước cân bằngphương trình phản ứng hóa học, phương pháp giải bài tập toán học, ) Cần rèn luyệncho HS các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá,tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của
họ
3) Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm
“tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn” Điều
đó có nghĩa, mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ vớinhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới Lớp học trở thànhmôi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinhnghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung
4) Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiếntrình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập Chú trọng phát triển kỹ năng tựđánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp ánmẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyênnhân và nêu cách sửa chữa các sai sót
Hoạt động học của HS bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự trao
đổi, tranh luận với nhau và sự trao đổi với GV Hành động học của HS với tư liệu
hoạt động dạy học là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình
Sự trao đổi, tranh luận giữa HS với nhau và giữa HS với GV nhằm tăng cường sự
hỗ trợ từ phía GV và tập thể HS trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Thông qua cáchoạt động của HS với tư liệu học tập và sự trao đổi đó mà GV thu được nhữngthông tin phản hồi cần thiết để có các giải pháp hỗ trợ hoạt động học của HS mộtcách hợp lí và hiệu quả
Trang 4Hoạt động của GV bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi, hỗ
trợ trực tiếp với HS GV là người tổ chức tư liệu hoạt động dạy học, cung cấp tư
liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của HS Dựa trên tư liệu hoạt động dạy
học, GV có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học của HS với tư liệu học
tập và sự trao đổi, tranh luận của HS với nhau
Nhằm hình thành và phát triển năng lực của HS, hoạt động học tích cực, tựlực và sáng tạo cho HS cần phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường,ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành vàứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn
Tiến trình dạy học phải thể hiện chuỗi hoạt động học của HS phù hợp vớiPPDH tích cực được vận dụng Tùy theo đặc thù bộ môn và nội dung dạy học củachủ đề, GV có thể lựa chọn các PPDH khác nhau Tuy nhiên, các PPDH tích cựcnói chung đều dựa trên quan điểm dạy học giải quyết vấn đề có tiến trình sư phạmtương tự nhau: xuất phát từ một sự kiện/hiện tượng/tình huống/nhiệm vụ làm xuấthiện vấn đề cần giải quyết - lựa chọn giải pháp/xây dựng kế hoạch giải quyết vấn
đề - thực hiện giải pháp/kế hoạch để giải quyết vấn đề - đánh giá kết quả giải quyếtvấn đề Vì vậy, nhìn chung tiến trình tổ chức hoạt động học của HS trong mỗi bàihọc/chủ đề như sau:
1 Đề xuất vấn đề
Để đề xuất vấn đề, GV giao cho HS một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề Nhiệm
vụ giao cho HS có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: giải thíchmột sự kiện/hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội; giải quyết một tình huống tronghọc tập hay trong thực tiễn; tiến hành một thí nghiệm mở đầu Dưới sự hướng dẫncủa GV, HS quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thực hiệnnhiệm vụ Từ nhiệm vụ cần giải quyết, HS huy động kiến thức, kĩ năng đã biết vànảy sinh nhu cầu về kiến thức, kĩ năng còn chưa biết, nhưng hi vọng có thể tìm tòi,xây dựng được; diễn đạt nhu cầu đó thành câu hỏi Lúc này vấn đề đối với HS xuấthiện, dưới sự hướng dẫn của GV vấn đề đó được chính thức diễn đạt
Trang 5Nhiệm vụ giao cho HS cần đảm bảo rằng HS không thể giải quyết trọn vẹnvới kiến thức, kĩ năng đã có mà cần phải học thêm kiến thức mới để vận dụng vàoquá trình giải quyết vấn đề.
2 Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề
Sau khi đã phát biểu vấn đề, HS độc lập hoạt động, xoay trở để vượt qua khókhăn, tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề Trong quá trình đó, khi cần phải có sựđịnh hướng của GV để HS có thể đưa ra các giải pháp theo suy nghĩ của HS Thôngqua trao đổi, thảo luận dưới sự định hướng của GV, HS xác định được các giảipháp khả thi, bao gồm cả việc học kiến thức mới phục vụ cho việc giải quyết vấn
đề đặt ra, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động nhằm giải quyết vấn đề đó
3 Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
Trong quá trình thực hiện giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề, HS diễnđạt, trao đổi với người khác trong nhóm về kết quả thu được, qua đó có thể chỉnh
lý, hoàn thiện tiếp Trường hợp HS cần phải hình thành kiến thức mới nhằm giảiquyết vấn đề, GV sẽ giúp HS xây dựng kiến thức mới của bản thân trên cơ sở đốichiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/sắp xếp kiếnthức cũ và kiến thức mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận/ khái niệm/công thức mới… Trong quá trình đó, HS cần phải học lí thuyết hoặc/và thiết kếphương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, thu lượm các dữ liệu cần thiết vàxem xét, rút ra kết luận Kiến thức, kĩ năng mới được hình thành giúp cho việc giảiquyết được câu hỏi/vấn đề đặt ra
Trong quá trình hoạt động giải quyết vấn đề, dưới sự hướng dẫn của GV, hànhđộng của HS được định hướng phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học GV cầnhướng dẫn HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng mới học để giải quyết các tìnhhuống có liên quan trong học tập và cuộc sống hàng ngày; tiếp tục tìm tòi và mởrộng kiến thức thông qua các nguồn tư liệu, học liệu, khác nhau; tự đặt ra các tìnhhuống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng cáckiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau Qua quá trình
Trang 6dạy học, cùng với sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS, sự định hướngcủa GV tiệm cận dần đến định hướng tìm tòi sáng tạo, nghĩa là GV chỉ đưa ra cho
HS những gợi ý sao cho HS có thể tự tìm tòi, huy động hoặc xây dựng những kiếnthức và cách thức hoạt động thích hợp để giải quyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận.Nghĩa là dần dần bồi dưỡng cho HS khả năng tự xác định hành động thích hợp trongnhững tình huống không phải là quen thuộc đối với HS
4 Trình bày, đánh giá kết quả
Sau khi đã hoàn thành hoạt động giải quyết vấn đề, dưới sự hướng dẫn của
GV, HS trình bày, tranh luận, bảo vệ kết quả thu được GV chính xác hoá, bổ sung,xác nhận, phê duyệt kết quả, bao gồm những kiến thức mới mà HS đã học đượcthông qua hoạt động giải quyết vấn đề HS ghi nhận kiến thức mới và vận dụngtrong thực tiễn cũng như trong các bài học tiếp theo
II Kế hoạch bài học
Tiến trình tổ chức hoạt động học của HS trong mỗi bài học cần được thiết kếthành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của các PPDH tích cực như: dạy họcgiải quyết vấn đề, dạy học tìm tòi nghiên cứu, phương pháp "Bàn tay nặn bột" và cácPPDH đặc thù bộ môn… Tuy có những điểm khác nhau nhưng tiến trình sư phạm củacác PPDH tích cực đều tuân theo con đường nhận thức chung Vì vậy, các hoạt độngcủa HS trong mỗi bài học có thể được thiết kế như sau: Tình huống xuất phát, Hìnhthành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng, Tìm tòi mở rộng
1 Tình huống xuất phát
Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập HS, giúp HS ý thứcđược nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới GV sẽ tạo tình huống học tập dựatrên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân HS có liên quan đến vấn
đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" HS đã biết, bổ khuyếtnhững gìcá nhân HS còn thiếu, giúp HS nhận ra "cái" chưa biết và muốn biếtthông qua hoạt động này Từ đó, giúp HS suy nghĩ và bộc lộ những quan niệmcủa mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập Vì vậy, các câu hỏi/nhiệm vụ trong
Trang 7hoạt động khởi động là những câu hỏi/vấn đề mở, không cần có câu trả lời hoàn
chỉnh Kết thúc hoạt động này, GV không chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp
HS phát biểu được vấn đề để HS chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
2 Hình thành kiến thức mới
Mục đích của hoạt động này là giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năngmới và đưa các kiến thức, kỹ năng mới vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của bảnthân GV giúp HS xây dựng được những kiến thức mới thông qua các hoạt độngkhác nhau như: nghiên cứu tài liệu; tiến hành thí nghiệm, thực hành; hoạt động
TNST Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của HS thể hiện
ở các sản phẩm học tập mà HS hoàn thành, GV cần chốt kiến thức mới để HS chính thức ghi nhận và vận dụng.
3 Luyện tập
Mục đích của hoạt động này là giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹnăng vừa lĩnh hội được Trong hoạt động này, HS được yêu cầu áp dụng trực tiếp
kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề trong học tập Kết
thúc hoạt động này, nếu cần, GV có thể lựa chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề để HS ghi nhận
và vận dụng, trước hết là vận dụng để hoàn chỉnh câu trả lời/giải quyết vấn đề đặt
ra trong "Hoạt động khởi động".
4 Vận dụng
Mục đích của hoạt động này là giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩnăng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề trong cuộc sống ở giađình, địa phương GV cần gợi ý HS về những hoạt động, sự hiện, hiện tượng cầnquan sát trong cuộc sống hàng ngày, mô tả yêu cầu về sản phẩm mà HS cần hoàn
thành để HS quan tâm thực hiện Hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và
không đòi hỏi tất cả HS phải tham gia Tuy nhiên, GV cần quan tâm, động viên để
Trang 8có thể thu hút nhiều HS tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những HS có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
Trang 95 Tìm tòi mở rộng
Mục đích của hoạt động này là giúp HS không bao giờ dừng lại với những gì
đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiềuđiều có thể và cần phải tiếp tục học, ham mê học tập suốt đời GV cần khuyếnkhích HS tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học HStự đặt ra các tìnhhuống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các
kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau Cũng như
"Hoạt động vận dụng", hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả HS phải tham gia Tuy nhiên, GV cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều HS tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những HS có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
III Kĩ thuật tổ chức hoạt động học của HS
1 Các bước tổ chức một hoạt động học
Mỗi hoạt động học của HS nói trên phải thể hiện rõ mục đích, nội dung,
phương thức và sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành Phương thức hoạt động
của HS thể hiện thông qua kĩ thuật học tích cực được sử dụng Có nhiều kĩ thuậthọc tích cực khác nhau, mỗi kĩ thuật có mục tiêu rèn luyện các kĩ năng khác nhaucho HS Tuy nhiên, dù sử dụng kĩ thuật học tích cực nào thì việc tổ chức mỗi hoạtđộng học của HS đều phải thực hiện theo các bước sau:
a) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập được giao cho HS phải
rõ ràng và phù hợp với khả năng của HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HSphải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấpdẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận
và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS được khuyến khích hợp tác với nhau khi
thực hiện nhiệm vụ học tập; GV cần phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và
Trang 10có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình trạng HS bị "bỏ quên"trong quá trình dạy học.
c) Báo cáo kết quả và thảo luận: yêu cầu về hình thức báo cáo phải phù hợp
với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; GV cần khuyếnkhích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tìnhhuống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí
d) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV tổ chức cho HS trình
bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; nhận xét về quá trình thực hiệnnhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
và những ý kiến thảo luận của HS; chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học đượcthông qua hoạt động
2 Ý nghĩa của mỗi lại hình hoạt động học của HS
a) Hoạt động cá nhân là hoạt động yêu cầu HS thực hiện các bài tập/nhiệm
vụ một cách độc lập Loại hoạt động này nhằm tăng cường khả năng làm việc độclập của HS Nó diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là với các bài tập/nhiệm vụ có yêucầu khám phá, sáng tạo hoặc rèn luyện đặc thù GV cần đặc biệt coi trọng hoạtđộng cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận thức của HS sẽ không đạt tới mức độ sâu sắc vàchắc chắn cần thiết, cũng như các kĩ năng sẽ không được rèn luyện một cách tậptrung
b) Hoạt động cặp đôi và hoạt động nhóm là những hoạt động nhằm giúp
HSphát triển năng lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng Thôngthường, hình thức hoạt động cặp đôi được sử dụng trong những trường hợp các bàitập/ nhiệm vụ cần sự chia sẻ, hợp tác trong nhóm nhỏ gồm 2 em Ví dụ: kể chonhau nghe, nói với nhau một nội dung nào đó, đổi bài cho nhau để đánh giá chéo ;còn hình thức hoạt động nhóm (từ 3 em trở lên) được sử dụng trong trường hợptương tự, nhưng nghiêng về sự hợp tác, thảo luận với số lượng thành viên nhiềuhơn
Trang 11c) Hoạt động chung cả lớp là hình thức hoạt động phù hợp với số đông HS.
Đây là hình thức nhằm tăng cường tính cộng đồng, giáo dục tinh thần đoàn kết, sựchia sẻ, tinh thần chung sống hài hoà Hoạt động chung cả lớp thường được vậndụng trong các tình huống sau: nghe GV hướng dẫn chung; nghe GV nhắc nhở,tổng kết, rút kinh nghiệm; HS luyện tập trình bày miệng trước tập thể lớp… Khi tổchức hoạt động chung cả lớp, GV tránh biến giờ học thành giờ nghe thuyết giảnghoặc vấn đáp vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả và sai mục đích của hình thức hoạtđộng này
d) Hoạt động với cộng đồng là hình thức hoạt động của HS trong mối tương
tác với xã hội Hoạt động với cộng đồng bao gồm các hình thức, từ đơn giản như:nói chuyện với bạn bè, hỏi người thân trong gia đình , đến những hình thức phứctạp hơn như: tham gia bảo vệ môi trường, tìm hiểu các di tích văn hoá, lịch sử ở địaphương
3 Vai trò của các thành viên trong hoạt động nhóm
Để tránh việc tổ chức hoạt động nhóm mang tính hình thức Trong khi thảoluận nhóm, cần phân rõ vai trò của cá nhân, nhóm trưởng, GV Cụ thể là:
a) Cá nhân: tự đọc, suy nghĩ, giải quyết nhiệm vụ, có thể hỏi các bạn trong
nhóm về những điều mình chưa hiểu; khi các bạn cũng gặp khó khăn như mình thì
yêu cầu sự trợ giúp của GV Mỗi HS cần phải được hướng dẫn cụ thể để biết ghi
chép những kết quả học tập của mình vào vở học tập, thể hiện ở câu trả lời cho câu hỏi/lời giải của các bài tập/kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
b) Nhóm trưởng: thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân như những bạn khác;
phân công các bạn giúp đỡ nhau; tổ chức cho cả nhóm thảo luận để thực hiện nhiệm
vụ học tập; thay mặt nhóm để liên hệ với GV và xin trợ giúp; báo cáo tiến trình họctập nhóm
Trang 12c) Thư kí của nhóm: thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân như các bạn khác;
ghi chép lại những nội dung trao đổi hoặc kết quả công việc của nhóm để trao đổivới các nhóm khác hoặc chia sẻ trước cả lớp
4 Một số hình thức làm việc của học sinh trong hoạt động học
Trong quá trình học tập, không phải lúc nào HS cũng hoạt động theo nhóm HSvẫn làm việc cá nhân, theo cặp trong nhóm Các hình thức làm việc trong nhóm đượcthay đổi thường xuyên căn cứ vào yêu cầu của nội dung dạy học và thiết kế hoạt
động của GV Việc lựa chọn hình thức làm việc cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp
phụ thuộc vào yêu cầu của các loại hình hoạt động và luyện tập Tài liệu Hướng dẫn học chỉ là một gợi ý cho việc tổ chức các hình thức hợp tác này, GV cần lưu ý không phải luôn tuân theo một cách máy móc thiết kế có sẵn của tài liệu Tùy vào đặc điểm chung của HS và ý tưởng dạy học, GV có sự thay đổi, điều chỉnh một cách linh hoạt song vẫn phải phù hợp với mục tiêu bài học, đảm bảo tính hiệu quả
và tạo hứng thú cho HS.
1) Làm việc cá nhân: Trước khi tham gia phối hợp với bạn học trong các
nhóm nhỏ, cá nhân luôn có một khoảng thời gian với các hoạt động để tự lĩnh hộikiến thức, chuẩn bị cho các hoạt động đóng vai hay thảo luận trong nhóm Phổ biếnnhất có thể kể đến các hoạt động như đọc mục tiêu bài học, đọc văn bản, giải bàitoán để tìm kết quả…
Cá nhân làm việc độc lập nhưng vẫn có thể tranh thủ hỏi hay trả lời bạn trongnhóm, vẫn thực hiện các yêu cầu của nhóm trưởng (nếu có) để phục vụ cho các hoạtđộng cá nhân
Tần suất của các hoạt động cá nhân trong nhóm rất lớn và chiếm ưu thế hơn
so với các hoạt động khác Làm việc cá nhân giúp HS có thời gian tập trung tựnghiên cứu, tự khám phá kiến thức, tự chuẩn bị những gì cần thiết trước khi sửdụng nó để có những hoạt động khác cùng cả nhóm Trong quá trình làm việc cánhân, gặp những gì không hiểu, HS có thể hỏi bạn ngồi cạnh hoặc nêu ra trong
Trang 13nhóm để các thành viên khác cùng trao đổi và nếu nhóm không giải quyết được vấn
đề thì nhóm trưởng có thể nhờ GV hỗ trợ
2) Làm việc theo cặp (2 HS): Tùy theo hoạt động học tập, có lúc HS sẽ làm
việc theo cặp trong nhóm GV lưu ý cách chia nhóm sao cho không HS nào bị lẻkhi hoạt động theo cặp Nếu không, GV phải cho đan chéo giữa các nhóm để đảmbảo tất cả HS đều được làm việc Làm việc theo cặp rất phù hợp với các công việcnhư: kiểm tra dữ liệu, giải thích, chia sẻ thông tin; thực hành kĩ năng giao tiếp cơbản (ví dụ như nghe, đặt câu hỏi, làm rõ một vấn đề), đóng vai
Làm việc theo cặp sẽ giúp HS tự tin và tập trung tốt vào công việc nhóm.Quy mô nhỏ này cũng là nền tảng cho sự chia sẻ và hợp tác trong nhóm lớn hơnsau này
3) Làm việc chung cả nhóm: Trong các giờ học có các hoạt động cả nhóm
cùng hợp tác Ví dụ, sau khi HS tự đọc một câu chuyện, trưởng nhóm sẽ dẫn dắtcác bạn trao đổi về một số vấn đề của câu chuyện đó; hoặc sau khi một cá nhântrong nhóm đã đưa ra kết quả của một bài toán, nhóm sẽ cùng trao đổi nhận xét, bổsung về cách giải bài toán đó; hoặc là HS trong nhóm sẽ cùng thực hiện một dự ánnhỏ với sự chuẩn bị và phân chia công việc rõ ràng, Nhóm là hình thức học tậpphát huy rất tốt khả năng sáng tạo nên hình thức này dễ phù hợp với các hoạt độngcần thu thập ý kiến và phát huy sự sáng tạo Điều quan trọng là HS cần phải biếtmình làm gì và làm như thế nào khi tham gia làm việc nhóm
Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả, mỗi nhóm tốt nhất nên chỉ có 4 HS hoặc nhiều nhất là 6 HS; mỗi lớp không nhất thiết chỉ tổ chức thành 6 nhóm.
4) Làm việc cả lớp: Kết thúc "Hoạt động hình thành kiến thức", thông
thường cần tổ chức hoạt động chung cả lớp để HS được trình bày, thảo luận về kếtquả hoạt động nhóm; GV chốt kiến thức cho HS ghi nhận và vận dụng Trong quátrình tổ chức "Hoạt động luyện tập", nếu phát hiện HScó nhiều ý kiến khác nhauxung quanh một vấn đề hoặc có những khó khăn mà nhiều HSkhông thể vượt qua,
Trang 14GV có thể dừng công việc của các nhóm lại để tập trung cả lớp làm sáng tỏ các vấn
đề còn băn khoăn
Ngoài ra, GV cần tránh dạy học đồng loạt theo hướng định lượng thời gian,bắt HS theo kịp tiến độ một cách khiên cưỡng, thông báo chung hoặc ghi các nộidung trên bảng trong khi hầu hết HS đã hiểu và làm được; chốt kiến thức trongtừng phần nhỏ; cho HS giơ tay phát biểu quá nhiều gây mất thời gian; thay vì dạy
cả lớp như hiện hành thì lại dạy cho nhiều nhóm nên việc giảng giải lặp đi lặp lại ởcác nhóm khác nhau; sử dụng câu hỏi phát vấn nhiều và vụn vặt
IV Lưu ý
1 Mỗi bài học/chủ đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ họctập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học Vì thế, trong một tiết học có thểchỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuậtdạy học được sử dụng
2 Lớp học có thể được chia thành từng nhóm nhỏ Tùy mục đích, yêu cầucủa vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, đượcduy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng mộtnhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đềuphải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng độnghơn Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong khôngkhí thi đua với các nhóm khác Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vàokết quả học tập chung của cả lớp Các kĩ thuật dạy học tích cực như: khăn trải bàn,các mảnh ghép, động não, bản đồ tư duy, XYZ, ổ bi sẽ được sử dụng trong tốtchức hoạt động nhóm trên lớp để thực hiện các nhiệm vụ nhỏ nhằm đạt mục tiêudạy học Trong mỗi hoạt động, GV có thể sử dụng một kĩ thuật nào đó để giao cho
HS giải quyết một nhiệm vụ học tập được giao Kết quả hoạt động của các nhóm
HS được đưa ra thảo luận, từ đó nảy sinh vấn đề cần giải quyết và đề xuất các giảipháp nhằm giải quyết vấn đề đó Hoạt động giải quyết vấn đề của HS có thể đượcthực hiện ngay trong giờ học trên lớp nhưng thường thì phải thực hiện ở nhà, giữa
Trang 15hai giờ lên lớp kế tiếp nhau mới đạt được hiệu quả cao Giai đoạn này, các phươngpháp quan sát, ôn tập, nghiên cứu độc lập cần được hướng dẫn cho HS sử dụng.Các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ được tiếp tục sử dụng trên lớp trong giờ học sau đó
để tổ chức các hoạt động trao đổi, tranh luận của HS về vấn đề đang giải quyếtnhằm đạt được mục tiêu dạy học Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học nhưtrên, vấn đề đánh giá của GV và đánh giá của HS về kết quả hoạt động (bao gồm tựđánh giá và đánh giá đồng đẳng) được quan tâm thực hiện Trong toàn bộ tiến trình
tổ chức hoạt động dạy học như trên, các phương pháp truyền thống như thuyếttrình, đàm thoại, trực quan, thực hành vẫn còn nguyên giá trị của chúng và cầnphải được khai thác sử dụng một cách hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ để đạt được hiệuquả cao nhất
3 Vai trò của GV trong tổ chức hoạt động học theo nhóm như sau:
a) Xác định và giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm một cách cụ thể và rõ
ràng Mỗi nhiệm vụ học tập phải đảm bảo cho HS hiểu rõ: mục đích, nội dung,
cách thức hoạt động (theo kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng) và sản phẩm học tập phải hoàn thành (Lưu ý tăng cường các câu hỏi "Như thế nào?", "Tại
sao?"…)
b) Quan sát, phát hiện những khó khăn mà HS gặp phải; hỗ trợ kịp thời chotừng HS và cả nhóm Khi giúp đỡ HS, cần gợi mở để HS tự lực hoàn thành nhiệmvụ; khuyến khích để HS hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc giải quyết nhiệm vụhọc tập; giao thêm nhiệm vụ cho những HS hoàn thành trước nhiệm vụ (yêu cầunâng cao hoặc giúp đỡ các bạn khác )
c) Hướng dẫn việc tự ghi bài của HS: kết quả hoạt động cá nhân, kết quả thảoluận nhóm, nhận xét của GV và nội dung bài học vào vở; không "đọc – chép" hayyêu cầu HS chép lại toàn bộ nội dung bài học trong sách
d) Sử dụng hợp lý phòng học bộ môn, TBDH, học liệu và các công cụ hỗ trợtrong lớp học, nhất là việc sử dụng bảng trong việc hỗ trợ tiến trình tổ chức hoạtđộng học của HS như: ghi những nội dung cơ bản, cốt lõi của bài học; những gợi ý,
Trang 16hướng dẫn của GV; những kết quả hoạt động học của HS… Không nên in lại cácphiếu học tập khi nội dung đã có trong sách TBDH và học liệu được sử dụng trongdạy học mỗi hoạt động học phải đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu, nội dung họctập của HS Việc sử dụng các TBDH và học liệu đó được thể hiện rõ trong phươngthức hoạt động học và sản phẩm học tập tương ứng mà HS phải hoàn thành trongmỗi hoạt động học.
4 Kiểm tra, đánh giá
Phương án KTĐG trong quá trình dạy học phải đảm bảo sự đồng bộ vớiphương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng Cần tăng cường đánh giá
về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của HS thông qua quá trình thựchiện các nhiệm vụ học tập, thông qua các sản phẩm học tập mà HS đã hoàn thành;tăng cường hoạt động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS Để thực hiệnđược điều đó, đối với mỗi hoạt động học trong cả tiến trình dạy học, cần mô tả cụthể các sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành cùng với các tiêu chí đánh giá cụthể
Việc đánh giá trong quá trình dạy học nhằm giúp HS tiến bộ thông qua từnghoạt động học cụ thể; từng bước hoàn thiện những kiến thức, kĩ năng còn hạn chế
để có thể hoàn thành tốt các bài kiểm tra định kì; không so sánh HS này với HSkhác Trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS, GV theo dõi, hướng dẫn, hỗtrợ HS vượt qua khó khăn kết hợp nhận xét, đánh giá trước hết bằng lời nói; trongmỗi giờ học GV cần ghi nhận xét, đánh giá vào vở học của một số HS và luânphiên để mỗi HS đều được ghi nhận xét, đánh giá trong mỗi học kì Như vậy, đánhgiá trong quá trình dạy học là hoạt động đánh giá trong cả quá trình dạy học và kếtquả học tập, rèn luyện, phản ánh phẩm chất và năng lực của HS, không đơn thuầnđánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực
Câu hỏi thảo luận
1/ Đặc trưng đổi mới phương pháp dạy học của GV và HS là gì? Tại sao phảichú trọng việc tổ chức hoạt động học của HS?
Trang 172/ Phân tích kĩ thuật tổ chức hoạt động học của HS?
3/ Vai trò và hoạt động của tổ chuyên môn trong việc nâng cao năng lực tổchức hoạt động học cho HS của GV?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ GDĐT (2006), Quy chế đánh giá xếp loại HS trung học ban hành
kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/10/2006 (có sửa đổi bổsung)
2 Bộ GDĐT (2008), Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường THPT ban hành kèm theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày
30/12/2008
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2009), Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV
THPT Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT
4 Bộ GDĐT (2009), Quy định về chế độ làm việc đối với GV phổ thông ban
hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009
5 Bộ GDĐT (2009) Công văn số 660/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày
9/2/2010 về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại GV trung học theo Thông tư số 30 ngày 22/10/2009.
6 Bộ GDĐT (2009), dự án tăng cường năng lực xây dựng kế hoạch phát
triển trung hạn cấp tỉnh, thành phố Hướng dẫn lập kế hoạch phát triển giáo dục và
đào tạo cấp tỉnh và cấp huyện Hà Nội.
7 Bộ GDĐT (2010), Quy chế công nhận trường trung học chuẩn quốc gia
ban hành kèm theo thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010
Trang 188 Bộ GDĐT (2010), Điều lệ hội thi GV dạy giỏi các cấp học phổ thông ban
hành kèm theo thông tư số 21/2010/ TT-BGDĐT ngày 20/7/2010
9 Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Điều lệ Trường THCS, trường THPT và
trường phổ thông có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo Thông tư số:
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
10 Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Tài liệu bồi dưỡng TTCM.
11 Bộ GDĐT (2013) Tài liệu tập huấn bồi dưỡng TTCM trong trường
THCS, THPT.
12 Bộ GDĐT (2012), Quản lý hoạt động đổi mới PPDH và KTĐG kết quả học
tập của HS trong trường THPT, Hà Nội.
13 Brian Fidler (2010), Công tác đổi mới quản lý và phát triển trường học.
NXB ĐHSP
14 Giselle O.Martin-Kniep, Tám đổi mới để trở thành GV giỏi.
15 Học viện Giáo dục quốc gia Singapore - Học viện QLGD (2008), Lập kế
hoạch chiến lược trường phổ thông Bài giảng cho khóa đào tạo giảng viên nguồn
cấp quốc gia bồi dưỡng hiệu trưởng phổ thông Việt Nam về đổi mới quản lý nhàtrường
16 Học viện Quản lý Giáo dục (2013), Tài liệu bồi dưỡng CBQL trường phổ
thông Hà Nội.
17 Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Khóa XI (2005),
Luật Giáo dục (Luật số 38/2005/QH11), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18 Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Khóa XII (2009),
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
19 SREM (2007), Quản trị hiệu quả trường học NXB Lao động xã hội.
20 Trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội Vũ Quốc Long (chủ biên)
(2007), Giáo trình bồi dưỡng TTCM trường THPT - NXB Hà Nội.
21 Tập bài giảng cho khóa học tại Viện Giáo dục quốc gia Singapore
Trang 1922 Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB
ĐHSP
23 Trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục thành phố Hồ Chí Minh (2010), Tài
liệu bồi dưỡng TTCM trường Trung học.
Trang 20BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 4509/BGDĐT-GDTrH
V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ giáo dục trung học năm học
2015-2016
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 2015
A NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1 Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ GDĐT thực hiện Nghịquyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trungương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáokhoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủtướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dụcphổ thông
2 Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua củangành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa
Trang 21phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩmchất chính trị, đạo đức của cán bộ quản lí, giáo viên, NV và học sinh tại mỗi cơquan quản lí và cơ sở GDTrH
3 Tập trung đổi mới phong cách, nâng cao hiệu quả công tác quản lí đối vớicác cơ sở GDTrH theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủcủa nhà trường trong việc thực hiện KHGD đi đôi với việc nâng cao năng lực quảntrị nhà trường, trách nhiệm giải trình của đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ vàchức năng giám sát của xã hội, kiểm tra của cấp trên
4 Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH, đánh giá học sinh nhằm phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăngcường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đềthực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động TNST,NCKH của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT trong dạy và học
Tiếp tục thực nghiệm mô hình trường học mới cấp THCS (THCS) đối vớilớp 7 và triển khai mở rộng mô hình trường học mới đối với lớp 6
5 Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục về nănglực xây dựng và thực hiện KHGD theo định hướng phát triển năng lực học sinh;năng lực đổi mới PPDH, KTĐG, tổ chức các hoạt động TNST; đổi mới sinh hoạtchuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội,Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lí, phối hợp giáo dục toàn diện cho họcsinh
Trang 22phát triển năng lực học sinh của mỗi trường phù hợp với điều kiện thực tế của nhàtrường, địa phương và khả năng học tập của học sinh, theo khung thời gian 37 tuầnthực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần), đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ
I, kết thúc năm học thống nhất cả nước, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôntập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động TNST và kiểm tra định kỳ
1.2 Các sở/phòng GDĐT chỉ đạo các cơ sở GDTrH tạo điều kiện cho cáctổ/nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng cácchủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thờixây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phươngpháp và kĩ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rènluyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạtđộng nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đềthực tiễn Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnhđạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra, giám sát,nhận xét, góp ý trong quá trình thực hiện
1.3 Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn,giáo viên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và KTĐG; tổ chức vàquản lí các hoạt động chuyên môn qua mạng cho mỗi chủ đề theo hướng dẫn tạiCông văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT
2 Tiếp tục triển khai thực nghiệm mô hình trường học mới cấp THCS đốivới một số lớp 7 của các trường THCS thuộc các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, HòaBình, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hòa Triển khai mở rộng áp dụng mô hình trườnghọc mới đối với lớp 6 cho năm học 2015-2016 ở các tỉnh/thành phố trên cả nước(đã có hướng dẫn riêng của Bộ GDĐT)
3 Các sở GDĐT chỉ đạo các trường có đủ điều kiện về giáo viên, CSVC,nhất là các trường nội trú, bán trú, bố trí và huy động được các điều kiện tổ chứcdạy học 2 buổi/ngày theo tinh thần Công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày01/11/2010 về việc hướng dẫn học 2 buổi/ngày đối với các trường THCS, THPT
Trang 23(THPT) để tăng cường thời lượng cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồidưỡng học sinh giỏi, hoạt động giáo dục TNST phù hợp với đối tượng học sinh.
4 Tổ chức dạy học ngoại ngữ
4.1 Đối với môn tiếng Anh
- Những trường THCS và THPT tham gia dạy học theo chương trình thíđiểm của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn2008-2020” tiếp tục triển khai chương trình này ở lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9 (đốivới những lớp đã hoàn thành chương trình thí điểm lớp 8), lớp 10, lớp 11 và lớp 12(đối với những lớp đã hoàn thành chương trình thí điểm lớp 11); triển khai mở rộngdạy chương trình thí điểm đối với các trường có đủ điều kiện (theo Công văn số2653/BGDĐT-GDTrH ngày 23/5/2014 của Bộ GDĐT) Đối với những địa phương
đã dạy học theo chương trình thí điểm ở cấp tiểu học huy động các điều kiện vềgiáo viên và CSVC để có thể thu nhận hết số học sinh đã hoàn thành chương trìnhthí điểm lớp 5 vào học tiếp chương trình thực nghiệm ở lớp 6
- Triển khai đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinhtheo Công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH ngày 29/9/2014 của Bộ GDĐT Tổ chứcđánh giá năng lực đầu ra Bậc 2 đối với học sinh lớp 9 và Bậc 3 đối với học sinh lớp
12 tham gia chương trình thí điểm tiếng Anh
- Đối với các trường, lớp chưa đủ điều kiện thực hiện chương trình thí điểm:tiếp tục thực hiện như hướng dẫn năm học 2010-2011 về dạy học ngoại ngữ trongtrường THCS, THPT; tích cực chuẩn bị điều kiện để có thể sớm chuyển sang dạytheo chương trình mới
- Tổ chức tổng kết chương trình thí điểm của Đề án “Dạy và học ngoại ngữtrong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”
- Khuyến khích triển khai thí điểm dạy học song ngữ tiếng Anh đối với môntoán và các môn khoa học tự nhiên tại các trường THPT chuyên và các trườngTHCS, THPT khác có đủ điều kiện Tích cực triển khai xây dựng trường học điểnhình về dạy và học ngoại ngữ theo hướng dẫn của Bộ GDĐT
Trang 244.2 Đối với môn tiếng Pháp
- Đối với chương trình song ngữ: Tiếp tục thực hiện Quyết định số BGDĐT ngày 16/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về Kế hoạch giáo dục áp dụngcho Chương trình song ngữ tiếng Pháp và môn tiếng Pháp ngoại ngữ 2, đồng thờithực hiện theo Công văn số 6537/BGDĐT-GDTrH ngày 17/11/2014 về việc hướngdẫn thực hiện Chương trình song ngữ tiếng Pháp và Chương trình tăng cường tiếngPháp kể từ năm học 2014-2015
4113/QĐ Đối với chương trình tiếng Pháp ngoại ngữ 1 và tiếng Pháp chuyên: Triểnkhai thực hiện Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng
Bộ GDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông Ở những nơi có điềukiện, các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng chương trình tiếng Pháp chuyên củanhà trường dựa trên chương trình tiếng Pháp song ngữ do Bộ GDĐT ban hành kèmtheo Quyết định số 3452/QĐ-BGDĐT ngày 18/8/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT,khuyến khích học sinh học thêm môn toán bằng tiếng Pháp
- Đối với chương trình tiếng Pháp ngoại ngữ 2: Triển khai thực hiện Quyếtđịnh số 4113/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về Kế hoạchgiáo dục áp dụng cho Chương trình song ngữ tiếng Pháp và môn tiếng Pháp ngoạingữ 2
4.3 Tổ chức dạy tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Trung, tiếng Nga,tiếng Hàn Quốc (là môn ngoại ngữ 1 hoặc môn ngoại ngữ 2) ở những nơi có nhucầu, đủ điều kiện và do cha mẹ học sinh, học sinh tự nguyện tham gia
5 Rà soát lại toàn bộ chương trình dạy nghề phổ thông để chọn lựa, bổ sungcác chương trình dạy nghề đáp ứng với yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chấtcủa học sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiệndạy học của nhà trường như: Tìm hiểu về kinh doanh, Tin học ứng dụng, Nghềtruyền thống của địa phương…; tăng cường CSVC, thiết bị và đội ngũ giáo viên đểnâng cao chất lượng giáo dục nghề phổ thông tại các trường, trung tâm giáo dục