1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHƯƠNG PHÁP KỈ LUẬT TÍCH CỰC

15 848 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 183 KB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP kỉ LUẬT TÍCH cực nhiều nội dung tham khảo

Trang 1

QUẢN LÍ LỚP HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC

QUẢN LÍ LỚP HỌC

Khởi động: Câu chuyện của em Thanh

- Buổi sáng, Thanh dậy sớm quét nhà và rửa mặt cho cậu em trai trước khi sửa soạn đến trường Cậu em phàn nàn nước quá lạnh, nó cáu có nhìn Thanh Thanh đi xuống bếp lấy cháo cho cậu em và mình ăn sáng Khi

cô bé đi ngang qua, cậu em trai nói:

-“Chị phát phì ra từ lúc nào thế nhỉ? Trông bộ đồng phục của chị sắp nứt ra rồi kìa? Nhìn chị thật đáng xấu hổ trong bộ đồng phục vừa cũ vừa chật ấy”

Thanh giật mạnh gấu áo của mình và nhìn xuống Cùng lúc ấy bà mẹ đi vào trong bếp Thanh chào mẹ nhưng mẹ càu nhàu, mắng em:

“Sao? Giờ vẫn còn ở đây à? Đồ lười biếng Mày đáng ra phải đi học từ lúc nãy mới phải

Mày sẽ muộn học thôi con ạ Tại sao mày không tỏ ra có ý thức hơn?”

Thanh quyết định bỏ bát cháo và chạy ra khỏi nhà

Cô bé càng chậm trễ hơn vì phải đợi xe khá lâu Cô quên rằng hôm nay là thứ sáu, lại là cuối tháng nên tất cả mọi người đều cố lên xe Cuối cùng cô cũng lên được xe và cố len vào hàng ghế giữa, cô va phải một người phụ nữ

Người phụ nữ liếc nhìn cô và nói với người bạn của mình:

- “Sao lại có đứa con gái vụng về thế nhỉ?”

Thanh giả bộ không nghe thấy gì

Sau khi xuống xe cô bé chạy từ bến xe vô lớp Giáo viên phá lên cười khi cô bước vào và nói:

“Cuối cùng thì chị cũng đến lớp đấy à?Tưởng có việc khác quan trọng hơn rồi?

Nhưng thôi, biết quy định của tôi rồi đấy, đã đi muộn rồi thì khỏi phải vào làm

gì cho phiền Đợi ở bên ngoài cho đến cuối buổi học”

Mỗi khi ai đó bị tổn thương, dù là nhỏ nhất, thì trong lòng người đó vẫn còn những rạn nứt không thể nào xóa bỏ được Do đó cần hạn chế tối thiểu việc làm tổ thương người khác

*I khái niệm về giáo dục kỷ luật tích cực:

GDKLTC là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ; có sự thoả thuận giữa người lớn – trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

II Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC :

1/ Đối với học sinh:

- HS có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm,

tôn trọng, lắng nghe ý kiến.

Trang 2

- Tích cực, chủ động hơn trong học tập.

- Tự tin trước đám đông

- Phát huy được khả năng của mình.

2/ Đối với GV:

Giảm được áp lực quản lý lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành

kỷ luật Từ đó GV được HS tin tưởng, tôn trọng.

Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.

Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục.

l Được sự đồng tình của gia đình học sinh và xã hội.

3/ Đối với nhà trường, gia đình,

cộng đồng, xã hội:

Nhà trường trở thành môi trường học thân thiện, an toàn, tạo được niềm

tin đối với xã hội.

Đào tạo được những công dân tốt

Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực.

Giảm thiểu chi phí điều trị hậu quảcủa việc TPTT

Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.

III Những khó khăn khi thay đổi quan điểm, nhận thức về giáo dục kỉ luật trẻ em

Nêu những khó khăn khi bắt đầu thay đổi quan điểm nhận thức về giáo

dục kỉ luật trẻ em cuả bản thân.

*Kết luận:

- Những khó khăn chính trong việc thay đổi quan điểm, nhận thức về GDKL

đó là :

- Quan điểm xã hội còn tồn tại về giáo dục kỉ luật

- Khó thay đổi thói quen của cá nhân

- Việc thực thi luật pháp còn chưa nghiêm , các biện pháp chế tài còn chưa đầy đủ và cụ thể

- Ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu ở địa phương

- Tác động tiêu cực của xã hội

- Áp lực công việc của giáo viên

Tóm lại:

- Thay đổi một nếp nghĩ hay một thói quen đã tồn tại nhiều năm không phải

là điều dễ dàng

- Thay đổi cả một quan điểm đã ăn sâu vào tiềm thức lại càng cần phải có những biện pháp hiệu quả, có sự hợp tác cuả nhiều người và cần có một thời gian nhất định Vì vậy mỗi người cần phải chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin để thay đổi

IV Những việc cần làm để chuẩn bị cho sự thay đổi quan điểm nhận thức về giáo dục kỉ luật trẻ em

* Dựa vào những khó khăn đã nêu ở kết luận III; theo các thầy ( cô ) chúng

ta cần làm gì để thay đổi nhận thức cho giáo viên ?

Trang 3

* Một số gợi ý để bắt đầu cho sự thay đổi:

1 Giáo viên:·

- Suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học , khơi gợi lòng yêu thích công việc của mình và yêu thương học sinh

- Dành thời gian để suy nghĩ về bản thân, về cách đối xử với học sinh, rút ra những bài học bổ ích trong việc giáo dục học sinh

- Quan tâm chăm sóc đến bản thân ( tinh thần và thể xác)

- Tự đặt mình vào hoàn cảnh cuả trẻ

*Giáo viên:

· - Ghi chép nhật ký công tác lớp

- Luôn tạo niềm vui cho bản thân, tự giải toả stress

- Gác lại những ưu phiền khi tiếp xúc với trẻ

- Trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp

- Không tiết kiệm lời khen với trẻ

- Tạo không khí lớp sinh động

- Tìm cách hiểu học sinh thông qua các hoạt độn

- Tìm sự trợ giúp từ mọi người

2.Cán bộ quản lý:

Ø Tổ chức tuyên truyền vận động

Ø Cung cấp tài liệu sách báo

Ø Tổ chức hội thảo, tập huấn

Ø Xây dựng cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biện pháp giáo dục tích cực

V: Một số nhóm biện pháp GDKL tích cực

Anh (chị) hãy ghi một số biện pháp GDKL cho là tích cực

Các nhóm biện pháp GDKLTC

- Các nhóm biện pháp: 4 nhóm

1) Thay đổi cách cư xử trong lớp

2) Quan tâm đến những khó khăn của trẻ.

3) Tăng cường sự tham gia của trẻ.

4) Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp

1: NHÓM BIỆN PHÁP THAY ĐỔI CÁCH CƯ XỬ TRONG LỚP

1 Chia sẻ hộp thư vui

*Ý nghĩa:

- Giúp cho Hs hướng tới những điều lạc quan tích cực trong cuộc sống ngay cả khi gặp khó khăn, chán nản

- Tạo điều kiện cho những hs ngại giao tiếp trước đám đông cũng có thể bày tỏ ý kiến của mình qua hộp thư vui

- Lưu ý: Biết ghi nhận điểm tốt cuả bạn thay vì chỉ nhìn thấy những

điểm chưa tốt cuả bạn.

Trang 4

2/ Phiếu khen:

*Ý nghĩa:

- Việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với HS cá biệt hay HS có những hành vi vô kỉ luật trong lớp.Không bỏ qua bắt kì một cử chỉ đáng khen nào Tìm mọi cơ hội để khen ngợi HS

Lưu ý:- Động viên khi trẻ có hành vi tích cực dù chỉ là 1 hành vi nhỏ;

- Không nên lạm dụng phiếu khen à mất tác dụng

3/ Gửi thư khen về nhà :

Ý nghĩa:

- Giúp học sinh thấy tự tin

- Giúp cho HS tính tự lập, có trách nhiệm với công việc được giao, tạo sự gần gũi thân thiện của HS với giáo viên CMHS & GV.

*Ý nghĩa của nhómGDKLthay đổi cách cư xử trong lớp:

- Dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu… nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ cư xử, hành vi đúng

- Hình thức: Phiếu khen, ghi lời nhận xét tốt về bạn, hộp thư vui,công nhận

và khuyến khích các đặc điểm tốt…

- Ngoài việc giáo viên khen ngợi học sinh, phải lưu ý khuyến khích những đối tượng khác cùng hợp tác: Cha mẹ học sinh, học sinh…

“HÃY THAY CHÊ BAI BẰNG KHEN NGỢI”

2: NHÓM BIỆN PHÁP QUAN TÂM ĐẾN NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA TRẺ

- Nêu ý kiến cá nhân:

+ Trẻ thường phạm lỗi trong những trường hợp nào?

*Tình huống :

- Một một sinh loay hoay làm việc riêng trong giờ học, GV gọi em trả lời câu hỏi Em giật mình đứng dậy và không trả lời được

* GV 1: Cô lặp lại câu hỏi nhé

1 Em nào giúp bạn mình TLCH này?

2 Em nhắc lại đi!

3 Em trả lời được rồi!

4 Em nhớ tập trung nghe giảng bài nhé!

* GV 2:

1 Học thì dở, nói chuyện thì hay!Đứng im đấy!

2 Ai trả lời?

3 Nhắc lại đi!

4 Xòe tay ra! ( dánh 2 cái vào tay)

5 Ngồi xuống!Lần sau còn vi phạm thì quét rác 1 tuần nghe chưa!

*Kết luận :

- Những hành vi tiêu cực mà trẻ mắc phải thường bắt nguồn từ những khó khăn của trẻ

- Những khó khăn của trẻ có thể là: hoàn cảnh sống, sức khỏe, những trở ngại trong học tập, khó khăn về tâm lý, thể chất

Trang 5

- Lưu ý cần tranh đối đầu với học sinh, cần lắng nghe trẻ, tránh “lên lớp” hoặc chỉ trích trước khi tìm hiểu nguyên nhân, tránh hạ nhục trẻ

1 Tổ chức trò chơi công nhận đặc điểm tốt của trẻ.

*Ý nghĩa:

- Giúp HS tăng thêm lòng tự tin với bản thân và khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích cực của các bạn khác

- Cảm giác được thừa nhận và khen thưởng trong một tập thể ( Ở bất cứ

hình thức nào) đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và cách xử

sự của HS

2 Tổ chức điều tra:

*Ý nghĩa:

- Hoạt động này tạo cơ hội cho HS có bày tỏ mức độ những nhu cầu của các em được đáp ứng và giúp GV hiểu hơn về HS của mình

3 Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.

-Chia sẻ một tình huống cụ thể

-Nguyên nhân dẫn đến nỗi buồn, niềm vui (khách quan, chủ quan)

-Chia sẻ mục đích hoạt động

Kết luận :

ü Khi xem xét một vấn đề à xét đến nhiều khía cạnh ( cả yếu tố khách quan, chủ quan), đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để xem xét sự việc à giải quyết

ü Thấy được trách nhiệm của mình

ü Giúp trẻ biết lắng nghe, thông cảm,chia sẻ, tôn trọng người khác àcùng nhau thực hiện tốt hơn những nội quy đề ra

Lưu ý :

ü Không nên phạt trẻ bằng cách ra thêm bài tập chép phạt , điều đó trẻ nghĩ rằng học tập là sự trừng phạt, không phải là quyền lợi

ü Cố gắng kiềm chế không thể hiện thái độ nóng nảy, căng thẳng trước HS

ü Nên lắng nghe xem xét vấn đề từ HS Giúp HS làm rõ vấn đề và cùng các em tìm cách giải quyết

3: NHÓM BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA TRẺ

1 Biện pháp xây dựng nội quy lớp học

- Các bước xây dựng nội quy lớp học tại buổi đầu tập huấn

B1: Gv thông báo cho HS nội dung chính của năm học

B 2: HS chia nhóm thảo luận

B 3 Các nhóm chia sẻ ý kiến.GV và cả lớp xem xét tìm ra những ý kiến chung của tất cả HS

B 4: HS tiếp tục thảo luận

B 5: Quy định chế độ thưởng và xử phạt

B 6 : Viết và trang trí nội quy lớp bằng chữ in lớn

Trang 6

*Ý nghĩa :

- HS được tham gia, được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến của mình,

ý kiến của các em được lắng nghe và tôn trọng

- HS tham gia xây dựng nội quy lớp học là cần thiết vì:

v Giúp HS hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề ra

v Giúp HS rèn kĩ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định

v Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho học sinh

v Một số lưu ý:

- Nội quy có thể thay đổi theo tuần/tháng (thay thế những nội quy mà HS đã thực hiện tốt bằng những nội quy lớp thực hiện chưa tốt )

- Nội quy cần mang tính khả thi (phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục)

2 Biện pháp người quan sát:

- Nhóm kỉ luật, nhóm ôn bài, nhóm khởi động báo cáo trước lớp những

điều quan sát, ghi nhận được trong những ngày học vừa qua (quá trình học tập, việc thực hiện nội quy, các vấn đề nảy sinh trong lớp … , không nêu cụ thể 1 cá nhân nào)

- Chia sẻ phản hồi với các nhóm vừa nhận xét

- Nhóm được cử quan sát à chia sẻ suy nghĩ của mình về những điều có lợi cho hoạt động học tập trong lớp và những gì gây cản trở cho việc học tập? làm thế nào để cải thiện được tình hình của lớp học

*Ý nghĩa:

- Hoạt động này giúp GV phát hiện ra những vấn đề tốt và chưa tốt của lớp

để có hướng điều chỉnh kịp thời

- Rèn cho HS kỹ năng quan sát, phân tích vấn đề và đưa ra quyết định cuối cùng

4: CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP

1 Hình ảnh một lớp học lý tưởng

-Thực hiện 1 trong các yêu cầu sau:

Vẽ 1 bức tranh hoặc viết những điều mình tưởng tượng về lớp học lý tưởng

- Điều gì đã ngăn cản chúng ta đạt được những điều nêu trên ?

- Chúng ta cần làm gì để có được một lớp học lý tưởng như vậy ?

* Kết luận :

- Ý kiến của HS cũng phải được mọi người tôn trọng ( QTE)

- Giúp GV năm bắt được tâm tư nguyện vọng của HS

Trang 7

- Tạo thêm mối thân thiện gắn bó giữa GV và học sinh , tạo được sự đoàn kết trong tập thể lớp

- Giúp HS biết tôn trọng bản thân mình và người khác à từ đó HS có ý thức thực hiện tốt những quy ước của lớp

2 Tạo không gian an toàn để giải quyết vấn đề

- Nhóm thảo luận đưa ra 1 tình huống ( có vấn đề) xảy ra trong lớp, không đưa ra đoạn kết à sắm vai, đóng kịch tình huống đó

- Các nhóm khác thảo luận à đưa ra biện pháp giải quyết tình huống

đó à đưa ra đọan kết ( sắm vai, đóng kịch)

- Chia sẻ cách giải quyết của các nhóm

* Ý nghĩa :

- Giúp HS cảm thấy an toàn khi bàn bạc và tìm ra cách giải quyết những xung đột, những vấn đề nảy sinh trong lớp học

- Phát huy óc sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề của HS

- Giúp HS nhìn nhận lại hành vi của bản thân à điều chỉnh hành vi cho phù hợp

***Việc quản lý lớp học có một vai trò quan trọng và không kém phần khó khăn so với việc dạy học Trẻ có thể không nghe lời, chán không muốn học hoặc không chú ý nghe giảng Và khi bạn ở trong trường hợp có học sinh như này, có lẽ cũng nên nhìn nhận lại xem mình đã có một phương pháp,

hệ thống quản lý lớp học thật rõ ràng và có kế hoạch hay chưa

Phương pháp giảng dạy với toàn não bộ là một hệ thống quản lý lớp học hiện đang được sử dụng rộng rãi và rất hiệu quả cho việc giảng dạy, áp dụng đối với trẻ ở mầm non, cấp 1,2 tới cả người lớn Phương pháp này ứng dụng một loạt kỹ thuật để giữ cho học sinh tập trung trong suốt bài giảng trong khi vẫn tạo ra không khí học tập thoải mái và vui vẻ

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng tập trung nhiều vào việc để học sinh

tự học với nhau chứ không chỉ thụ động nhận thông tin, kiến thức từ giáo viên

Các giáo viên đã hòa mình vào buổi đào tạo trong vai trò học sinh để thực hành và hiểu hơn về phương pháp giảng dạy với toàn não bộ này Ra về, ai cũng hưng phấn, cười tươi vì được giảng viên chia sẻ một hình thức quản lớp mới

Một vài ví dụ về phương pháp này Khi giáo viên muốn học sinh của mình chú ý, giáo viên sẽ nói “Học sinh” và học sinh sẽ trả lời “Dạ” Giáo viên cũng

có thể dùng cách chỉnh âm lượng, hạ thấp giọng nói và học sinh sẽ học theo Hoặc khi muốn học sinh toàn tâm chú ý tới mình, giáo viên sẽ nói “Tay

và Mắt” lúc đó học sinh sẽ đặt tay gọn gàng lên đầu gối, mắt mở to nhìn giáo viên

Trang 8

Những giải pháp mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỉ luật tự giác của học sinh.

- Sự thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà học sinh phải tuân thủ

- Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh

- Dạy cho học sinh những kĩ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời Làm tăng sự tự tin và khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống của các em

Dạy cho học sinh cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, có sự tôn trọng bản thân, biết cảm thông và tôn trọng quyền của người khác

Các hình phạt kỷ luật đang áp dụng trong trường học hiện nay là nhắc nhở, phê bình, thông báo với gia đình, cảnh cáo ghi học bạ, buộc thôi học có thời hạn

Hậu quả từ xử phạt không tích cực

Tuy nhiên, theo cô Lương Thanh Hằng - Phó hiệu trưởng Trường THPT Nam Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên), các biện pháp kỷ luật này còn khá “khô cứng” đối với một số học sinh

có biểu hiện chậm tiến về đạo đức

Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt Điều này do hai nguyên nhân: Giáo viên chưa hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh “trong xã hội mở” hiện nay và coi nhẹ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ

Việc trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, giật tóc, quì, úp mặt vào tường ) và trừng phạt về tinh thần (la mắng, nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi, làm cho xấu hổ ) có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng, làm học sinh mất đi sự tự tin, giảm ý thức kỷ luật, căm ghét trường học, để lại những “vết sẹo” trong tâm hồn, khiến các em luôn có thái độ thù địch

Trang 9

Những hình phạt tích cực

Cô Lương Thanh Hằng cho rằng, thay bằng những biện pháp kỷ luật khô cứng, giáo viên nên chú trọng đến những biện pháp kỷ luật tích cực để giáo dục học sinh

Cô Hằng gợi ý, những hình phạt tích cực mà giáo viên chủ nhiệm có thể áp dụng như sau:

Lao động tích cực, chẳng hạn như vệ sinh trường lớp: Đối tượng bị phạt lao động là

những học sinh xả rác bừa bãi, viết bậy hoặc vấy bẩn lên tường lớp học, làm hư hại cơ

sở vật chất của trường

Học sinh bị phạt sẽ vệ sinh trường lớp, tự khắc phục hậu quả do hành vi vô ý thức của các em gây ra

Biện pháp giáo dục bằng hình thức kỉ luật lao động này sẽ giúp học sinh biết trân trọng môi trường sạch đẹp mình đang có, ý thức rằng việc giữ gìn cảnh quan trường lớp

không phải chỉ là công việc của những lao công mà là trách nhiệm của mỗi học sinh với ngôi trường của mình

Trồng cây xanh: Học sinh cũng có thể đi trồng cây (cây cảnh, cây bóng mát, cây thuốc

nam…) hoặc chăm sóc cây tạo bóng mát trong khuôn viên của trường

Những cây cảnh nhỏ học sinh trồng nếu phát triển tốt có thể dùng làm chậu cảnh đặt trên bàn của giáo viên thay cho những bình hoa giả vẫn được sử dụng từ trước đến nay Hoặc đặt những chậu cảnh đó tại góc lớp cạnh bục giảng, hay đặt cạnh cửa sổ tạo không gian trong lành, thoáng mát, giảm bớt sự căng thẳng trong lớp học

Để động viên học sinh tích cực hơn trong việc trồng cây và tạo cảnh quan cho lớp học, ngoài sự khích lệ, khen ngợi của giáo viên chủ nhiệm, nhà trường cần tuyên dương trong giờ sinh hoạt dưới cờ những lớp học có không gian sạch sẽ, dễ chịu và có thẩm mĩ…

Biện pháp giáo dục kỉ luật bằng hình thức trồng cây có ý nghĩa rất lớn, giúp học sinh thêm yêu và gắn bó, biết giữ gìn và bảo vệ ngôi trường và lớp học của mình

Trang 10

Giúp đỡ những gia đình học sinh nghèo vượt khó (trong trường, lớp: Giáo viên tập hợp

danh sách những học sinh vi phạm nội quy như đánh bài, chơi cờ caro, trốn tiết, chơi điện tử…), huy động những học sinh này đi lao động giúp đỡ những gia đình học sinh trong trường hoặc lớp có hoàn cảnh khó khăn mà vươn lên trong học tập

Khó khăn khi thực hiện biện pháp này là cần rất nhiều thời gian, rất khó xác định lao động những gì để giúp đỡ những gia đình học sinh khó khăn

Nếu như phân công lao động không hợp lí sẽ lãng phí thời gian mà không mang lại hiệu quả Mặt khác, sẽ là bất lợi nếu gia đình học sinh được giúp đỡ ở địa bàn cách xa trường học

Để khắc phục những khó khăn này, giáo viên cần liên hệ trước với gia đình học sinh đó, ngỏ ý giúp đỡ và hỏi thăm trước những công việc mà gia đình đó cần chia sẻ

Giáo viên phân công lao động và lựa chọn những gia đình học sinh ở không quá xa địa bàn trường học Kết quả mà giáo viên hướng tới từ biện pháp giáo dục này là bồi dưỡng tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách và sự tự ý thức ở học sinh

Đọc sách: Giáo viên đưa ra hình thức kỉ luật học sinh như đến thư viện của trường tìm

đọc một cuốn sách mà giáo viên giới thiệu Trong thời gian 1 tuần, học sinh phải đọc và chia sẻ những điều mà mình đã đọc và học được ở cuốn sách đó trong giờ sinh hoạt lớp

Có khó khăn khi thực hiện biện pháp này Đó là khả năng tự đọc, nhận thức của mỗi học sinh khác nhau Những học sinh vi phạm phần lớn lười học, không thuộc bài, không soạn bài, thường xuyên bị điểm kém…có học lực trung bình, yếu kém

Giáo viên không thể bao quát hết được những cuốn sách có trong thư viện trường để hướng dẫn và kiểm chứng kết quả đọc của các em Thêm nữa, không phải học sinh nào cũng gạt bỏ được sự tự ti để trước lớp giới thiệu một cách trôi chảy về cuốn sách mình

đã đọc

Giải pháp hạn chế khó khăn để biện pháp giáo dục trở nên hiệu quả hơn là giáo viên không cầu toàn về kết quả đọc sách của học sinh, cần lựa chọn những cuốn sách tiêu biểu, có dung lượng vừa phải, hoặc giáo viên sẽ lựa chọn chủ đề có nội dung giáo dục tương ứng với điều học sinh vi phạm:

Để đạt được hiệu quả giáo dục từ biện pháp kỉ luật này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc, thường xuyên động viên, khích lệ học sinh, không yêu cầu quá cao về kết quả

tự đọc của các em, ghi nhận những điều học sinh đã làm được và khen thưởng những học sinh tích cực đọc và trình bày khá tốt trước lớp

Giáo viên có thể yêu cầu 1, 2, 3 học sinh cùng đọc một cuốn sách, cùng giới thiệu về một đối tượng Giáo viên lắng nghe, so sánh và uốn nắn lại

Để triển khai có hiệu quả công tác giáo dục bằng kỷ luật tích cực, vai trò của người quản lý vô cùng quan trọng

Ngày đăng: 15/08/2016, 17:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w