1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHRANXI BÊCƠN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀY NAY

19 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 145 KB

Nội dung

Bê Cơn là nhà triết học duy vật Anh tiêu biểu ở thế kỷ XVII – XVIII , mà theo nhận định của Mác là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm và là ông tổ của khoa học thực nghiệm t

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BỘ MÔN TRIẾT HỌC

TIỂU LUẬN :

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHRANXI BÊCƠN VÀ

NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀY NAY

Học viên : Lê Thị Hằng Sinh ngày : 23/08/1989 Lớp Cao học chính trị K20

Hà nội , Tháng 12 năm 2014

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

Phần 1 : Sơ lược về triết học phương Tây thời kỳ Cận đại 3

1.1 Bối cảnh lịch sử phương Tây thời kỳ Cận Đại 3

1.2 Đặc điểm cơ bản triết học Phương Tây thời kỳ Cận Đại 3

Phần 2 : Tư tưởng triết học của Phranxi BêCơn 5

2.1 Quan niệm về Khoa học & Triết học 5

2.2 Quan niệm về thế giới 7

2.3 Quan niệm về nhận thức luận và phương pháp luận 9

2.4 Quan niệm về chính trị xã hội, tôn giáo 13

Phần 3 : Những ảnh hưởng của tư tưởng triết học Ph Bê Cơn 14

3.1 Ảnh hưởng đến phương Tây thời kỳ cận đại 14

3.2 Ảnh hưởng đến giai đoạn hiện nay 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới ” ( Ph.Bê Cơn )

Ph Bê Cơn là nhà triết học duy vật Anh tiêu biểu ở thế kỷ XVII – XVIII , mà theo nhận định của Mác là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm và là ông tổ của khoa học thực nghiệm tự nhiên hiện đại.Quan điểm nhận thức luận nói riêng và quan điểm triết học nói chung của ông có nhiều ảnh hưởng đến triết học đương thời cũng như các trào lưu triết học sau này

Với tuyên bố : “Tri thức là sức mạnh” trở thành tuyên ngôn của thời đại.Đoạn tuyệt với triết học kinh viện và các hình thức tri thức trung cổ, các nhà khoa học và triết học đã hướng sự nghiên cứu của mình vào việc phục vụ nhu cầu thực tiễn.Tri thức khoa học đã từng bước giúp con người nhận thức được giới tự nhiên, chinh phục tự nhiên , khẳng định quyền lực con người trước tự nhiên Sau gần 400 năm tinh thần triết học đó vẫn đang được chứng minh trong thời đại của chúng ta – Thời đại kinh tế tri thức

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này , chúng ta chỉ dừng lại xem xét những quan điểm triết học Phương Tây thời kỳ Phục hưng – Cận đại, đồng thời đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng triết học của Phranxit Bê Cơn và những ảnh hưởng đến ngày nay

Trang 4

Phần 1 : Sơ lược về triết học phương Tây thời kỳ Cận đại

1.1 Bối cảnh lịch sử phương Tây thời kỳ Cận Đại

Thời kỳ cận đại ( Thế kỷ XVII – XVIII ) giai cấp tư sản đã giành được chính quyền Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị, nó đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học , kỹ thuật phát triển , trong đó cơ học đã đạt được trình độ là cơ sở cổ điển Khoa học tự nhiên thời

kỳ này mang đặt trưng là khoa học tự nhiên – thực nghiệm Đặc trung ấy tất yếu dẫn đến “thói quen” nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng, tách rời, không vận động, không phát triển, nếu có đề cập đến vận động thì là sự vận động máy móc không phát triển

Trong bối cảnh đó về mặt tư tường giai đoạn này có những bước ngoặt : Thứ nhất , đã nhận thức được vũ trụ và vạn vật hoạt động thep quy luật tự nhiên Thứ hai, khẳng định các quy luật tự nhiên có thể khám phá bằng lý tính

1.2 Đặc điểm cơ bản triết học Phương Tây thời kỳ Cận Đại

Chính những điều kiện kinh tế- chính trị , khoa học tự nhiên thời kỳ cận đại đã quy định những đặc trưng về mặt triết học thời kỳ này

Thứ nhất : Trong cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và phong kiến thì chủ nghĩa duy vật là thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp tư sản đang lên chống lại phong kiến Chủ nghĩa duy vật phát triển rực rỡ và có xu hướng đi đến vô thần Thứ hai : Chủ nghĩa duy vật mới khác về chất so với các chủ nghĩa duy vật trước đó Là được gắn với khoa học thực nghiệm, được chứng minh bởi các khoa học, phương pháp chủ yếu là phương pháp siêu hình Do cơ học phát triển đã ảnh hưởng đến phương pháp nhận thức của con người, kinh tế công trường thủ công ảnh hưởng đến tư duy, và cuối cùng là do giai cấp tư sản muốn duy trì sự thống trị của mình

Thứ ba : Triết học thời kỳ này đi sâu vào nghiên cứu vấn đề con người, giải quyết hai mối quan hệ cơ bản nhất là con người với tự nhiên ( trong đó con người thống trị, làm chủ tự nhiên) , thứ hai là mối quan hệ giữa con người với con người ( công dân )

Trang 5

Thứ tư :Triết học đi sâu nghiên cứu vấn đề về lý luận nhận thức, hình thành 2 phái cơ bản : duy cảm và duy lý

Thứ năm : Triết học thời kỳ này gắn liền với khoa học tự nhiên và được sự hẫu thuẫn của khoa học tự nhiên

Thời kỳ cận đại triết học có rất nhiều thành tựu tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải thích xã hội , lịch sử , và bị hạn chế lớn nhất là tính chất siêu hình hay chính là lối tư duy siêu hình máy móc

Trang 6

Phần 2 : Tư tưởng triết học của Phranxi BêCơn

Pharanxi BêCơn ( 1561-1626 ) tại Anh trong gia đình huân tước Nicolai Bê Cơn Cha của Phranxi thuộc tầng lớp quan lại Anh, được chế độ chuyên chế của triều đại Tuđôrơ trợ cấp, mẹ là Anna Cook xuất thân từ một giai đình quan lại lớn,

là một phụ nữ có học vấn, biết rất tốt về tiếng Hy lạp, am hiểu thần học, có tư tưởng

tự do

Năm 13 tuổi ông nhận học tại Đại học Tổng hợp Cambrigdơ, sau khi tốt nghiệp ông công tác nhiều năm trong ngành ngoại giao cho vương triều Xtiua Ông từng làm việc tại sứ quán Anh ở Pháp, được bầu vào Nghị viện, được làm thượng thư báo chí, rồi thủ tướng nước Anh Ông là đại diện tư tưởng của tầng lớp quý tộc cấp tiến

Những tác phẩm lớn của ông là : Giải thích thiên nhiên, Phê bình triết học , Sợi chỉ của mê lộ, Mô tả quả cầu tri thức , Đai phục hồi các khoa học, Công cụ mới ,… Ông là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và khoa học thực nghiệm

BêCơn thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất Khoa học không biết một cái gì khác thế giới vật chất, ngoài giới tự nhiên Ông cho rằng con người cần phải thống trị , làm chủ giới tự nhiên – điều đó có thực hiện được không hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người Ông cho rằng tri thức là sức mạnh, sức mạnh là tri thức Do đó cần có một khoa học mới lấy giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu nhằm biến tự nhiên thành “giang sơn ” của con người

Đồng thời ông phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì nó xa rời cuộc sống, chỉ dựa vào những lập luận tùy tiện không có nội dung và chẳng đem lại lợi ích gì cho con người Theo BêCơn , triết học phải giúp con người trở nên mạnh hơn, nhiệm vụ của triết học là nhận thức giới tự nhiên và các mối lien hệ phức tạp của nó

2.1 Quan niệm về Khoa học & Triết học

Sống trong thời kỳ đêm trước của cuộc cách mạng tư sản Anh, BêCơn đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học và triết học và sự cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển của chúng như một nền tảng lý luận của công cuộc phát triển kinh tế đất nước Ông coi đó là một phương tiện cơ bản nhằm xóa bỏ những bất

Trang 7

công xã hội, xây dựng cuộc sống phồn vinh Khác với các nhà nhân đạo cộng sản không tưởng, Ph.BêCơn khẳng định phải cải tạo chính xã hội hiện thực đương thời trên cơ sở phát triển khoa học, triết học chứ không phải bằng cách tạo ra mô hình lý tưởng Ông cho rằng mục đích của xã hội là nhận thức các nguyên nhân và mọi sức mạnh bí ẩn của các sự vật và mở rộng sự thống trị của con người đối với giới tự nhiên trong chừng mực có thể làm được

BêCơn hiểu triết học theo hai nghĩa : Nghĩa rộng là tổng thể các tri thức lý luận của con người về thượng đế , về giới tự nhiên, về bản thân con người - Ông đồng nhất triết học với tất cả các khoa học , bao chứa mọi khoa học khác Còn theo nghĩa hẹp triết học là bộ phận cơ bản nhất trong tổng thể các khoa học, là nền tảng

và cơ sở của mọi khoa học khác, đồng thời nó bao chứa toàn bộ các lĩnh vực khoa học tự nhiên

Ông kịch liệt chống lại triết học kinh viện, và chỉ ra những hạn chế của tri thức triết học kinh viện là được xây dựng trong phạm vi thượng đế là trung tâm, phù hợp với tư tưởng của giáo hội, biến nhận thức của con người thành nô lệ của giáo hội và tôn giáo Không những thế triết học kinh viện dựa vào nguyên lý sự sung bái ngôn ngữ, tách rời hiện thực, nghiêng về giáo huấn, dạy dỗ, chú giải,thừa nhận hơn

là về khám phá và phê phán

Ph.Bê Cơn cho rằng nhiệm vụ của triết học là đại phục hồi các khoa học, nghĩa là phải cải tạo toàn bộ các tri thức mà con người đạt được thời đó.Ông cho rằng khoa học mang lại lợi ích cho toàn xã hội chứ không đem lại lợi ích cho riêng một ai Những quan niệm giản đơn, hẹp hòi, coi khoa học như một nghề thủ công có lãi chỉ làm cho khoa học què quặt đi mà thôi Chỉ bằng khoa học con người mới có thể tiếp cận với thế giới Muốn đại khôi phục được các khoa học phải xây dựng phương pháp nhận thức mới khoa học hơn, tiến bộ hơn cung cấp cho con người những phương pháp khoa học nhận thức thế giới

Đánh giá cao vai trò của tri thức lý luận trong việc cải tạo xã hội, Ph.Bê Cơn khẳng định “tri thức là sức mạnh” Từ đó ông đi đến một kết luận mang tính cách mạng đối với người đương thời , coi “ hiệu quả và sự sáng chế thực tiễn là người bảo lãnh và ghi nhận tính chân lý của các triết học ” Muốn chinh phục được tự

Trang 8

nhiên thì con người phải nhận thức được các quy luật của nó và vận dụng , tuân theo chúng

Theo Bê Cơn triết học mới gồm có 3 bộ phận là : học thuyết tự nhiên, học thuyết thượng đế, học thuyết con người Triết học mới phải được coi là khoa học của mọi khoa học , hoặc là cơ sở của mọi khoa học Mục đích của triết học và khoa học mới là xây dựng các tri thức lý luận chặt chẽ đầy tính thuyết phục về ba lĩnh vực nghiên cứu : Giới tự nhiên, thượng đế và con người Nhiệm vụ của triết học mới là đại phục hồi khoa học hay xây dựng khoa học mới bằng cách cải tạo toàn bộ tri thức hiện có , xóa bỏ những sai lầm chủ quan, sử dụng hiệu quả tư duy khoa học

để khám phá trật tự của thế giới khách quan,tiến đến xây dựng một thế giới trong tư duy giống như nó tồn tại trong hiện thực Đồng thời khám phá ra các quy luật của thế giới

Với quan niệm thực tiễn , Ph Bê Cơn đã xây dựng một hệ thống triết học về khoa học của mình , tách rời giữa thần học và khoa học

2.2 Quan niệm về thế giới

Ph Bê Cơn cho rằng để lý giải được tính muôn màu của thế giới , chỉ cần vật chất là đủ Giới tự nhiên tồn tại khách quan, đa dạng và thống nhất, con người là một sản phẩm của thế giới, nó bao gồm thể xác và linh hồn mang tính vật chất Ông xóa bỏ nguyên nhân mục đích của các sự vật và cho rằng mọi cái trên thế gian chỉ tồn tại từ ba nguyên nhân : hình dạng, vật chất và vận động Khác với Arixtốt có bốn nguyên nhân là hình dạng, mục đích, vật chất, vận động, ông coi hình dạng của

sự vật là cái nằm chính trong bản thân sự vật, là bản chất hoàn toàn khách quan của nó; không thể có cái gọi là “hình dạng của hình dạng ” phi vật chất, cũng như “ vật chất đầu tiên” phi hình dạng là khong có thực ; mọi hình dạng đều chỉ là hình dạng của vật chất Cả ba nguyên nhân hình dạng , vật chất, vận động đều là bản tính của vật chất Vì thế mà vật chất có bản tính tích cực , có sinh khí chứ không phải thụ động Ông cũng đồng ý với tư tưởng của Ampectôclơ là tồng vật chất được bảo quản, không mất đi Ông đưa ra khái niệm mới về vật chất để phân biệt với quan niệm vật chất của triết học kinh viện, “vật chất thứ nhất” – vật chất có tính năng động , vận động không ngừng, rất phong phú và đa dạng Từ đó ông có tư tưởng về

Trang 9

mười chín dạng vận động cơ bản như móc nối, giải phóng, liên tục, đứng yên cũng

là một dạng vận động

Thế giới tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào tình cảm, uy tín, nhận thức của con người Triết học và khoa học không thể biết cái gì ngoài thế giới vật chất khách quan đó Tính đa dạng của thế giới chỉ có thể được lý giải một cách đúng đắn và đầy đủ nhờ vào quan niệm về vật chất, hình dạng, vận động Vật chất

là toàn thể các phần tử rất nhỏ có những tính chất khác nhau Hình dạng là nguyên nhân dẫn tới mọi sự khác biệt của các sự vật, là lý do để sự vật xuất hiện, là bản chất chung của các sự vật cùng loại, là quy luật chi phối sự vận động của chúng Vận động là bản năng, là sinh khí của sự vật vật chất, là thuộc tính đầu tiên quan trọng nhất của vật chất

Ph.Bê cơn đã có những bước tiến rất xa so với các nhà triết học trước đó và đương thời khi quan niệm rằng có sự thống nhất giữa vật chất và vận động, giữa bản chất của sự vật và vận động của nó Vận động là đặc tính của sự vật, nhận thức được sự vật là nhận thức được sự vận động của chúng Theo ông có 19 dạng vận động : vận động xung đối, vận động móc nối, vận động giải phóng mà thông qua

đó sự vật hướng tới thoát khỏi áp lực, vận động trong đó sự vật hướng tới khối lượng và kính thước mới, vận động trong đó sự vật hướng tới khối lượng và kích thước mới, vận động liên tục, vận động có lợi, vận động tự hợp lại với quy mô lớn, vận động tự hợp lại với quy mô nhỏ, vận động từ tính, vận động sản sinh ra, vận động chạy trốn, vận động thức tỉnh, vận động mô tả, ghi nhận, vận động ngoại tuyến, vận động theo xu hướng, vận động hùng tráng, vận động tự quay, vận động rung động, đứng yên

Ta có thể thấy Ph.Bêcơn đã phân loại vận động theo cảm tính, mô tả mà chưa phân loại theo cấp độ khác nhau về cấu trúc vật chất, mà quy toàn bộ các dạng vận động thành các hình thức vận động cơ học, không thấy được sự phát triển của thế giới vật chất đã dẫn đến xuất hiện những hình thức vận động khác nhau về chất, phù hợp với trình độ cấu trúc của vật chất Tuy nhiên việc coi đứng yên cũng là một dạng vận động của Bê cơn đã là một quan niệm duy vật và cách mạng trong bối cảnh lịch sử lúc đó Ông cũng là người đầu tiên nhận thấy tính bảo toàn vật chất của thế giới

Trang 10

Về con người ông cho rằng con người là một sản phẩm của thế giới : Khi coi con người bao gồm thể xác và linh hồn, ông khẳng định rằng không chỉ thể xác mà

cả linh hồn của con người cũng đều là vật chất Linh hồn của con người giống như không khí hay lửa, biết cảm giác, tồn tại trong bộ óc, vận động theo dây thần kinh

và mạch máu trong cơ thể Ngoài việc thừa nhận sự hiện hữu của linh hồn của con người trong thể xác con người, còn thừa nhận sự hiện hữu của linh hồn thực vật và linh hồn động vật tồn tại trong cơ thể thực vật và động vật Khoa học nghiên cứu con người và linh hồn của nó phải là khoa học tự nhiên

2.3 Quan niệm về nhận thức luận và phương pháp luận

Về mặt nhận thức luận Ph.Bê Cơn cho rằng cảm giác, kinh nghiệm là nguồn

gốc duy nhất của mọi tri thức Khoa học phải biết sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp khoa học để khái quát các dữ kiệu do kinh nghiệm mang lại nhằm khám phá ra các quy luật, bản chất của thế giới vật chất khách quan,

đa dạng và thống nhất Khoa học như thế chỉ có thể là khoa học thực nghiệm

Và tri thức khoa học thật sự phải luôn mang bản tính khách quan, chúng hoàn toàn không phụ thuộc vào tình cảm, ý chí, lợi ích chủ quan của con người Theo Bê Cơn quá trình nhận thức thế giới khách quan là quá trình xây dựng các tri thức khách quan về thế giới Quá trình này phải xuất phát từ bản thân thế giới khách quan thông qua kinh nghiệm cảm tính, tiến đến tư duy lý tính để xây dựng các tri thức khách quan về thế giới Tuy nhiên quá trình nhận thức của con người còn bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan Ông đồng thời chỉ ra những hạn chế trong khả năng nhận thức của con người dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng Ông gọi chúng là các “ngẫu tượng” hay còn gọi là các “ảo ảnh” Các ngẫu tượng có nguồn gốc hoàn toàn khách quan, bởi chúng một phần có trong bản chất của trí tuệ con người, một phần xuất hiện trong quá trình lịch sử nhận thức của nhân loại, một phần nảy sinh trong sinh lý và nhân cách của mỗi người Vì các ngẫu tượng này thường xuyên ám ảnh con người, tạo nên những

tư tưởng, ảo ảnh giả dối, xuyên tạc bộ mặt thật của thế giới, làm cản trở con người xâm nhập vào thế giới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Vì vậy quá trình con người đấu tranh khắc phục những hạn chế khách quan đó cũng là quá trình con người đấu tranh vì sự hoàn thiện bản thân mình

Ngày đăng: 15/08/2016, 14:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Khoa Triết học, Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền, Khái lược lịch sử triết học, NXB Chính trị - hành chính , Hà Nội , 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái lược lịch sử triết học
Nhà XB: NXB Chính trị - hành chính
2. Nguyễn Thế Nghĩa – Doãn Chính ( 2002 ) , Lịch sử Triết học, Tập 1 , Triết học Cổ Đại , NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Triết học, Tập 1 , Triết học Cổ Đại
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
4. Lê Thị Huyền ( 2010), Ph.BêCơn với dự án “ Đại phục hồi khoa học”. Tạp chí triết học số 2/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại phục hồi khoa học
3. Hà Thiên Sơn , Những bước đi đầu tiên của Ph.BêCơn tới việc xây dựng phương pháp quy nạp, Tạp chí triết hoc số 1/1996 Khác
5. Trần Văn Phòng ( 2011) , Phương pháp luận cải tiến của Ph BêCơn, Tạp trí triết học số 1/2011 Khác
6. Đỗ Minh Hợp ( 2010), Lịch sử triết học đại cương, NXB Giáo dục Việt Nam , Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w