1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ôn tập môn đường lối văn hoá văn nghệ của ĐCS

17 3,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 700,05 KB

Nội dung

Đề cương ôn tập môn đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng Sản chi tiết, đầy đủ, chính xác. Có phần mở rộng vấn đề. có biểu đồ dễ nhớ. Rất dễ học, dễ thuộc. phù hợp ôn thi kết thúc học phần cho sinh viên đại học cao đẳng các ngành Văn hóa Nghệ thuật, Du lịch...

Trang 1

Đề cương ôn tập môn đường lối VHVN của ĐCS Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa lịch sử của bản Đề cương văn hóa Việt Nam

1943?

* Chính sách văn hóa của Phát xít Nhật:

- Tuyên truyền thuyết Đại đông Á: “ Đuổi người da trắng về Châu Âu và trả đất châu

Á cho người da Vàng”

- Chương trình hợp tác Nhật –Việt: tuyển thanh niên đi học ở Nhật, tổ chức những đoàn tham quan và những hoạt động nghệ thuật tuyên truyền cho “ Văn hóa phù tang” Viện Văn hóa Nhật được thành lập, thường xuyên tổ chức triển lãm, diễn thuyết, xuất bản, báo chí, biểu diễn ca nhạc, diễn kịch, chiếu phim, du lịch, phục hồi những quan điểm đạo đức cổ hủ và giả dối của giai cấp địa chủ phong kiến, lại vừa tuyên truyền lối sống dâm ô, đồi trụy của giai cấp tư sản Chúng vừa khuyến khích mê tín dị đoan, hủ tục, vừa du nhập các trào lưu văn hóa phản động mệnh danh là “mới” Chúng tung tiền ra để

sử dụng bè lũ tay sai, tổ chức các cơ quan và đoàn thể văn hóa nhằm nhồi sọ, ru ngủ và lừa bịp đồng bào chúng ta

- Mục đích đánh lạc hướng được người dân Việt Nam khỏi con đường cứu nước của Đảng

- Ảnh hưởng: một số văn nghệ sĩ Việt Nam đã ca tụng phong tục, tập quán và tinh thần “Võ sĩ đạo” của Nhật Một số người trong bọn họ đã làm tay sai cho Nhật

* Tư tưởng Tờ-rốt-kít : chủ nghĩa duy vật thô thiển, thực chất là duy tâm chủ quan Bọn Tờ-rốt-kít phủ nhận những di sản của quá khứ trong lúc cách mạng đang phát huy truyền thống anh hùng và yêu nước của dân tộc Việt Nam Vu khống Đảng ta là đi theo con đường dân tộc chủ nghĩa và cải lương,

- Để giúp các tầng lớp thanh niên và trí thức khỏi ảnh hưởng nguy hại của bè lũ phát xít và tay sai, hướng họ vào mục tiêu cứu nước Đảng cần phải vạch trần những thủ đoạn lừa bịp và quan điểm phản động của bè lũ thống trị và tay sai

Trang 2

- Mâu thuẫn giữa phát xít Nhật- Pháp với toàn thể nhân dân ta ngày càng trở nên sâu sắc, tạo ra sự phân hóa rõ ràng trong các tầng lớp trí thức

@ Một số trí thức đã đi theo tiếng gọi của Đảng

@ Một số ít đứng hẳn về phía bọn xâm lược

@ Đông đảo tầng lớp trí thức hoang mang, do dự, bi quan, hoài nghi trước ngã ba đường của lịch sử

- Trước tình hình trên, ngày 25 tháng 2 năm 1943, Hội nghị Thường vụ của Trung ương Đảng ta đã nhận định: “Đảng cần phải có cán bộ chuyên môn hoạt động về văn hóa đặng gây ra một phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc, chống lại văn hóa phát xít, thụt lùi Ở những đo thị văn hóa như Hà nội, Sài Gòn, Huế…phải gây ra tổ chức văn hóa cứu quốc và phải dùng hình thức công khai hay bán công khai, đặng đoàn kết các nhà văn hóa và trí thức…”

- Đề cương văn hóa Việt Nam(1943) ra đời trước những yêu cầu cấp thiết đó Đó là bản tuyên ngôn chính thức đầu tiên của Đảng ta về văn hóa- nghệ thuật

Câu 2: Phân tích những quan điểm chỉ đạo của Đảng trong bản Đề cương văn hóa 1943?

* Đề cương phản ánh toàn bộ đời sống xã hội, vào ý thức của con người; thể hiện phong phú trên các mặt: tư tưởng học thuật và nghệ thuật Đảng chủ trương đoàn kết đội ngũ những người hoạt động văn hóa và giúp đỡ họ tiến bộ, trở thành những chiến sĩ tự giác trên mặt trận văn hóa cách mạng

* Quan điểm cơ bản về cách mạng văn hóa, chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng chính trị, cách mang kinh tế và cách mạng văn hóa; Cách mạng chính trị phải thắng trước rồi cách mạng kinh tế và cách mạng văn hóa mới có điều kiện thắng sau

* Đề cương nhấn mạnh : Vai trò lãnh đạo của Đảng Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm tư tưởng, chỉ có Đảng mới hướng cuộc vận động cách mạng văn hóa Việt Nam vào con đường đúng đắn và đạt tới đích cuối cùng

Trang 3

* Tổ chức các đoàn thể văn hóa cách mạng, Đảng đề ra: cần thành lập và phát triển Hội văn học cứu quốc Việt Nam, kết nạp những người làm công tác văn hóa, giáo dục, khoa học và văn học, nghệ thuật

* Đề cương văn hóa thể hiện tinh thần cách mạng triệt để của Đảng cộng sản Đông Dương và của giai cấp công nhân Việt Nam Đề cương phục vụ đắc lực cho chính sách mặt trận dân tộc thống nhất, chính sách đại đoàn kết dân tộc, tập trung lực lượng yêu nước và tiến bộ, cô lập kẻ thù để đánh đổ chúng, nhằm đạt mục đích của cách mạng

* Đề cương đề ra cho giới trí thức, văn nghệ sĩ Việt Nam, ngoài nhiệm vụ chung là giải phóng dân tộc giành độc lập, tự do còn có sứ mệnh thiêng liêng là giải phóng văn hóa và xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam

Câu 3: Nêu những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản

sắc dân tộc?

- Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ to lớn, khó khăn, lâu dài đòi hỏi phải phát triển nền văn hoá dân tộc lên một trình độ mới

- Việc mở cửa hội nhập quốc tế để tiếp thu, tiếp biến các thành tựu văn hoá - văn minh nhân loại để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra yêu cầu phát triển văn hoá dân tộc

- Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhằm thực hiện mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta hướng tới và khắc phục sự suy thoái của tư tưởng, đạo đức, lối sống hiện nay

- Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhằm khắc phục mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá hiện nay

Câu 4: Phân tích phương hướng xây dựng nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản

sắc dân tộc?

Phương hướng chung của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá là:

Trang 4

- Tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

- Phát huy chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, ý thức độc lập tự chủ, tự cường dân tộc

- Bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại

- Làm cho văn hoá thấm sâu vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội, và từng cá nhân, nhóm, cộng đồng

- Xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người Việt Nam hiện đại (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X)

Câu 5: Nêu những quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với việc xây dựng nền văn hóa tiên

tiến đậm đà bản sắc dân tộc? Phân tích quan điểm 2 hoặc 3?

Để xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam trong thời đại ngày nay cần chú ý đến năm quan điểm cơ bản sau đây:

a.Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội (Quan điểm về vai trò của văn hoá)

Quan điểm này chỉ rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa thể hiện sức sống, sức sáng tạo, phát triển và bản lĩnh của một dân tộc Văn hóa có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế chính trị, xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu cuối cùng là văn hóa Trong mỗi chính sách kinh tế xã hội luôn bao hàm nội dung và mục tiêu văn hóa Văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người, nguồn nhân lực quyết đinh cho sự phát triển của xã hội

b Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Quan điểm về tính chất của nền văn hoá)

Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa có nội dung yêu nước và tiến bộ Nền văn hóa nước

ta thể hiện sức phát triển sáng tạo của dân tộc, các lĩnh vực của nền văn hóa VN có trình độ phát triển ngang tầm với các nước có trình độ tiên tiến trên thế giới, Những giá trị văn hóa truyền thống được kết tinh và tập hợp các tinh hoa văn hóa cộng đồng các dân tộc, tiếp thu và hòa quyện với các giá trị tiến bộ của văn hóa nhân loại, để đạt tới các giá trị cao cả, chân thiện mỹ

Trang 5

c Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Quan điểm về mối quan hệ văn hoá dân tộc và văn hoá tộc người ở nước ta)

Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa Việt Nam là sự thống nhất mà đa dạng, trên cơ sở hòa quyện bình đẳng sự phát triển của văn hóa dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt nam Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam có nền văn hóa chung thống nhất Sự thống nhất bao hàm cả tính đa dạng; đa dạng trong sự thống nhất Không có sự đồng hóa hặc thôn tính, kỳ thị

d Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng (Quan điểm chủ thể của nền văn hoá nước ta)

Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiêp của toàn dân Giai cấp công nhân, nông dân trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc; đồng thời là lực lượng chủ lực, nòng cốt xây dựng và phát triển văn hóa Đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ gắn bó với nhân dân lao động được Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn trọng, tạo điều kiện phát huy tài năng phục vụ nhân dân, cống hiến cho sự phát triển văn hóa của nước nhà do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của nền văn hóa Việt Nam

đ Văn hoá là một mặt trận Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài cần có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng (Quan điểm về tính cách mạng trong xây dựng nền văn hoá hiện nay)

Xây dựng nền văn hóa là quá trình đấu tranh kiên trì bền bỉ, lâu dài để giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc dân tộc, đấu tranh chống lại tàn dư của chế độ cũ và sự xâm nhập, phá hoại của các yếu tố tiêu cực, ngoại lai Xây dựng nền văn hóa trong giai đoạn cách mạng này phải kết hợp giữa “xây” và “chống”, lấy xây là chính để chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu Xây dựng các giá trị văn hóa mới con người mới là quá trình lâu dài, gian khổ, đòi hỏi kiên trì, bền bỉ, sự dũng cảm, ý chí quyết tâm và tinh thần sáng tạo

Câu 6: Nêu những nhiệm vụ cụ thể để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc

dân tộc?

Nhiệm vụ trung tâm đó được Nghị quyết trung ương V khóa VIII (1998) triển khai với 10 nhiệm vụ cụ thể:

a Nhiệm vụ thứ nhất: xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới

Trang 6

b Nhiệm vụ thứ hai: xây dựng môi trường văn hoá

c Nhiệm vụ thứ ba: phát triển sự nghiệp văn học và nghệ thuật

d Nhiệm vụ thứ tư: bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá

đ Nhiệm vụ thứ năm: phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ

e Nhiệm vụ thứ sáu: phát triển đi đôi với quản lý tốt các phương tiện thông tin đại chúng

f Nhiệm vụ thứ bảy: bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số

g Nhiệm vụ thứ tám: chính sách văn hoá đối với tôn giáo

h Nhiệm vụ thứ chín: mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá

i Nhiệm vụ thứ mười: củng cố, xây dựng và hoàn thiện các thể chế văn hoá

Nhiệm vụ cụ thể đầu tiên cũng là nhiệm vụ trung tâm của công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta trong thời kỳ đổi mới là nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam với 5 đức tính sau:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

- Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng

kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản than, gia đình, tập thể, xã hội

- Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực Năm cụm đức tính con người nêu lên trong Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII, vừa có kế thừa những đức tính truyền thống, vừa đáp ứng những yêu cầu xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới

Câu 7: Văn hóa đạo đức là gì? Nêu những thành tố tạo nên nền văn hóa đạo đức?

Nêu khái niệm “văn hóa đạo đức” được các nhà lý luận văn hóa Xôviết dùng đầu tiên để chí “văn hóa đạo đức của hành vi con người” Họ cho rằng: “Nói văn hóa đạo đức là phải nói tới hành vi con người Bởi vì văn hóa đạo đức không thể tồn tại ngoài những hình thức cụ thể của hành vi, không chỉ dừng lại ở đạo đức Cho nên, ở đây nói đến văn hóa đạo đức giới khoa học

Trang 7

Việt Nam sử dụng và dần dần xác định rõ hơn nội dung của khái niệm: Thuật ngữ “văn hóa đạo đức” dùng để chỉ một bộ phận của văn hóa tinh thần xã hội Bộ phận ấy không chỉ là “văn hóa đạo đức của hành vi” mà còn “bao gồm những nguyên lý (đạo lý), quy tắc chuẩn mực điều tiết hành vi con người” và cả hệ thống thiết chế xã hội – văn hóa, giúp cho các nguyên lý, quy tắc và chuẩn mực đạo đức được vận thông trong đời sống xã hội Vậy có thể đưa ra một khái niệm về

văn hóa đạo đức như sau: Văn hóa đạo đứclà một bộ phận (thành tố) của văn hóa tinh thần xã hội biểu hiện trình độ người của các quan hệ xã hội, bao gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực đạo đức của một cộng đồng, được cộng đồng thừa nhận và chấp nhận Chúng được đem vào vận hành trong đời sống cộng đồng thông qua các thiết chế xã hội – văn hóa và được biểu hiện

ở hành vi đạo đức của cá nhân, nhóm, cộng đồng

Nhìn từ phương diện cấu trúc, văn hóa đạo đức là một thành tố của văn hóa tinh thần (hệ thống lớn), cùng tồn tại và tương tác với các thành tố khác như văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật, văn hóa thẩm mỹ và văn hóa nghệ thuật v.v Nếu xét riêng, văn hóa đạo đức là một tiểu hệ thống bao gồm các yếu tố: giá trị đạo đức, chuẩn mực, khuôn mẫu đạo đức, hành vi đạo đức và thiết chế xã hội – văn hóa về đạo đức v.v

Nhìn từ phương diện trình độ người của các quan hệ xã hội, văn hóa đạo đức biểu hiện trình độ ứng xử của con người với con người, với xã hội và với tự nhiên một cách có văn hóa và đúng với văn minh Ứng xử có văn hóa là ứng xử nhằm nâng cao trình độ nhân tính, làm cho con người tốt hơn, đẹp hơn và hữu ích hơn, tóm lại là nhân bản hơn, nhân văn hơn và người hơn Ứng xử với văn minh là ứng xử phù hợp với trình độ kinh tế, trình độ sản xuất vật chất, trình độ của khoa học và công nghệ mỗi thời đại

* Nêu những thành tố tạo nên nền văn hóa đạo đức?

Từ quan niệm trên về văn hóa đạo đức, người ta dễ dàng nhận thấy cấu trúc của nó bao

gồm bốn thành tố cơ bản sau: Các giá trị đạo đức tập hợp thành bảng giá trị, thang giá trị; hệ thống chuẩn mực; khuôn mẫu đạo đức; hệ thống thiết chế xã hội – văn hóa về đạo đức (hệ thống thiết chế đạo đức) và các hành vi biểu hiện văn hóa đạo đức của cá nhân và cộng đồng

-Hệ thống các giá trị đạo đức

Giá trị đạo đức là các nguyên tắc (đạo lý), quy tắc về các phương thức ứng xử đã được cộng đồng lựa chọn, thừa nhận và chấp nhận, trở thành kinh nghiệm tập thể của mỗi cộng đồng

Trang 8

Chúng đáp ứng tối ưu các nhu cầu của cá nhân và cộng đồng trong quan hệ với người khác và với cộng đồng (gia đình, làng xã, dân tộc, giai cấp, tổ quốc, ) Các giá trị đạo đức có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cá nhân và cộng đồng, người ta cần đến chúng như một nhu cầu (cân bằng nội tâm), một lẽ sống (lý tưởng sống), một sức mạnh(động lực tinh thần) của cá nhân và cộng đồng

Hệ thống giá trị đạo đức là toàn bộ các giá trị đã được trải nghiệm, được sắp xếp theo một trật tự, thứ bậc: cao – thấp, phổ biến – cục bộ, lâu dài – trước mặt, phố quát – phát sinh v.v để định hướng hành động, cố kết cộng đồng và đánh giá hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng

-Hệ thống chuẩn mức và khuôn mẫu đạo đức

Hệ thống chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, các cách thức cụ thể, định rõ con người nên ứng xử như thế nào trong các tình huống, hoàn cảnh cụ thể cho phù hợp với các giá trị đạo đức của cộng đồng Chúng chính là sự cụ thể hóa, là sự vận dụng giá trị đạo đức vào

hành vi thực tiễn của con người, cấm đoán, chúng dẫn dắt hành vi của con người Chúng lặp đi lặp lại trở thành khuôn mẫu hành động, thành phong tục tập quán, nếp sống cá nhân và cộng đồng

Khuôn mẫu mang một ý nghĩa biểu trưng cho một chuẩn mực nào đó Dần dần chúng trở thành thói quen trong đời sống của các cá nhân và cộng đồng, ăn sâu vào tâm thức của họ

-Hệ thống thiết chế xã hội – văn hóa đạo đức

Để đảm bảo cho sự trao truyền, giáo hóa đạo đức diễn ra liên tục và bảo đảm cho các giá trị, chuẩn mực, hành vi đạo đức được vận thông, mỗi cộng đồng cần đến hệ thống thiết chế xã

hội – văn hóa thực hiện các chức năng trên Hệ thống thiết chế xã hội – văn hóa về đạo đức bao gồm các thiết chế gia đình, nhà trường, nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, tôn giáo… Chúng được hình thành trên cơ sở quan hệ giữa các thành viên trong nhóm, cộng đồng với các quy chế, quy định, quy ước, thể lệ, điều lệ, giới luật của nhóm, cộng đồng ấy.Chúng có sức mạnh vật chất

và tinh thần để thực hiện các chức năng mà xã hội đòi hỏi

-Hành vi đạo đức của cá nhân và cộng đồng

Hành vi đạo đức của cá nhân và cộng đồng là hành vi mang tính thực tiễn xã hội, có ý nghĩa tích cực đối với đời sống cá nhân và cộng đồng tiến bộ, nhân bản, nhân văn) Hành vi đạo

Trang 9

đức là hành vi mang tính nhân văn về mục tiêu mà phải mang tính nhân văn về cả phương thức, phương tiện thực hiện Như vậy hành vi đạo đức phải là hành vi có sự gắn kết giữa mục đích, động cơ, phương tiện để đạt hiệu quả xã hội tích cực, đem lại hanh phúc cho cá nhân và cộng đồng

Câu 8: Nêu thực trạng văn hóa đạo đức trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam?

3.2.1 Những biến đổi tích cực

Trong những năm đổi mới nhiều nét mới trong các giá trị, chuẩn mực đạo đức được hình thành theo xu hướng nhân văn hơn, nhân bản hơn Sự quan tâm của xã hội đến con người một cách trực tiếp hơn

Do có sự đổi mới kinh tế - xã hội mà tính “tích cực công dân” ( năng động cá nhân) được phát huy, lợi ích cá nhân, sáng kiến cá nhân, sự lựa chọn cá nhân và năng lực cá nhân được khuyến khích Không khí dân chủ được mở rộng ra và tăng lên cùng với sự tự do cá nhân Quy chế dân chủ mà Đảng đề xướng và quần chúng nhân dân đòi hỏi cơ sở chứng minh cho điều đó

Những hoạt động hướng thiện trở thành phong trào xã hội, hướng về cội nguồn dân tộc, cách mạng và kháng chiến Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “xóa đói giảm nghèo” và “cứu trợ nạn nhân của tệ nạn xã hội” v.v đã được cả xã hội hưởng ứng Nhiều cá nhân và nhóm xã hội đã chú ý phục hồi những quan hệ đạo đức truyền thống tốt đẹp: gia đình, họ tộc, bạn bè, thầy trò, đồng đội, đồng hương v.v Một lối sống văn hóa và một nền đạo đức của lối sống mới đang trong quá trình hình thành với những biểu hiện tích cực

3.2.2 Những biến đổi tiêu cực

Đã xuất hiện nhiều vấn đề nổi cộm và hết sức phức tạp trong thực tiễn của văn hóa đạo đức và lối sống hiện nay Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (1998) đánh giá: “Tệ sung bái nước ngoài, coi thường giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, đang gây hại đến thuấn phong mỹ tục của dân tộc Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp Buôn lậu, tham nhũng phát triển Mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng Nạn mê tín dị đoan phổ biến Nhiều hủ tục cũ, mới lan tràn, nhất là việc cưới, việc tang và lễ hội” Những hiện tượng tiêu cực trong lực lượng lãnh đạo xã hội là điều đáng báo động, từ đầu những năm 1990 đến nay càng “phổ biến hơn”, “tinh vi hơn”, “nghiêm trọng hơn”, trở thành căn bệnh

Trang 10

trầm trọng của đời sống xã hội như Hội nghị Trưng ương năm khóa VII đã cảnh báo: “ Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong

đó có cả cán bộ có chức, có quyền Nạn tham nhũng dùng tiền của Nhà nước tiêu xài phung phí,

ăn chơi sa đọa không được ngăn chặn có hiệu quả Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ, địa phương, bè phái, mất đoàn kết khá phổ biến”

3.3.3 Nguyên nhân của những biến đổi tích cực

Là do đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước phù hợp với yêu cầu khách quan của đời sống xã hội, trở thành định hướng đúng đắn cho sự phát triển đất nước Nhờ đó chúng ta

đã có những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống Nhân dân ta có truyền thống đạo đức và lối sống tốt đẹp nên đã tham gia tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh

tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa và lối sống mới vì hạnh phúc của cá nhân và cộng đồng

3.3.4 Nguyên nhân dẫn đến những biến đổi tiêu cực

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII nêu lên, với các nguyên nhân khách quan là:

1) Sự xụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu gây hoang mang, dao động

2) Các thế lực thù địch chống phá nước ta với âm mưu “diễn biến hòa bình”

3) Cơ chế thị trường và tác động của xu thế toàn cầu hóa với các mặt trái của chúng 4) Nước ta còn nghèo lại chiến tranh dẫn đến mức sống còn thiếu thốn

Hội nghị cũng nêu ra các nguyên nhân chủ quan là:

1) Chưa coi trọng việc xây dựng, giáo dục về tư tưởng, đạo đức và lối sống

2) Xử lý những phần tử thoái hóa biến chất trong bộ máy Đảng và Nhà nước chưa nghiêm

3) Trong lãnh đạo và quản lý có những biểu hiện buông lỏng, né tránh, hữu huynh

4) Chưa có cơ chế phát huy nội lực của nhân dân trong đó có văn hóa đạo đức và lối sống Ngoài ra còn phải thấy rõ những nguyên nhân sâu xa về lịch sử xã hội là:

- Chúng ta xây dựng nền văn hóa đạo đức và lối sống mới từ văn hóa đạo đức và lối sống của giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc sang giai đoạn hòa bình xây dựng đất nước với các mục tiêu, giá trị, chuẩn mực mới

Ngày đăng: 14/08/2016, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w