1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương mỹ học đại cương

17 11,5K 115

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 133,5 KB

Nội dung

Đề cương ôn tập môn mỹ học đại cương chi tiết, đầy đủ, chính xác. Có phần mở rộng vấn đề. có biểu đồ dễ nhớ. Rất dễ học, dễ thuộc. phù hợp ôn thi kết thúc học phần cho sinh viên đại học cao đẳng các ngành Văn hóa Nghệ thuật, Du lịch...

Trang 1

Đề cương ôn tập môn: Mỹ học đại cương

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Mỹ học? Ý nghĩa thực tiễn của việc tìm hiểu và nghiên cứu mỹ học?

Trả lời:

 Đối tượng nghiên cứu của Mỹ Học:

- Nghiên cứu những quy luật cơ bản và phổ biến nhất của đời sống thẩm

mỹ, cụ thể là những quy luật chung của các mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, những quy luật chung của nghệ thuật với tư cách hình thái biểu hiện tập trung nhất mối quan hệ thẩm mỹ ấy

- Nghiên cứu những quy luật cơ bản của quá trình hình thành và phát triển các năng lực cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ nói chung cũng như những năng lực cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật nói riêng.( những quy luật chung của công tác giáo dục thẩm mỹ)

 Ý nghĩa thực tiễn của việc tìm hiểu và nghiên cứu mỹ học:

- Đối với cá nhân: Con người luôn có nhu cầu thẩm mỹ và luôn muốn tiến hành các hoạt động thẩm mỹ để thỏa mãn nhu cầu ấy nhưng phần lớn các hoạt động ấy là tự phát Muốn cho hành động là tự giác, con người cần có hiểu biết về đời sống thẩm mỹ Trong quá trình giao lưu văn hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ ngày nay, cá nhân cần trang bị những hiểu biết đúng đắn, bản lĩnh và có thái độ sống đúng đắn

- Đối với người cán bộ văn hóa, nhiệm vụ của họ là bảo tồn, lưu giữ, truyền bá giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nhân loại Để làm tốt trọng trách của mình, con người cần có tri thức về thẩm mỹ

Câu 2: Khái niệm quan hệ thẩm mỹ? Những điều kiện hình thành quan

hệ thẩm mỹ?

Trả lời:

 Khái niệm quan hệ thẩm mỹ:

Quan hệ thẩm mỹ là một loại quan hệ xã hội của con người, được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn “ nhân hóa tự nhiên” Đây là loại quan hệ đồng hóa thế giới về phương diện thẩm mỹ, tôn trọng tính hài hòa-toàn vẹn-biểu cảm của thế giới và vẹn-biểu hiện sự phát triển tự do các năng lực bản chất của con người

Nói cách khác, nó là quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ

 Bản chất của QHTM:

-Tính toàn vẹn: biểu hiện trên nhiều lĩnh vực như lao động, học tập, vui chơi…

Trang 2

-Tính hài hòa: Là hài hòa giữa con người với thời gian Giữa mục đích xã hội với các quy luật của tự nhiên( Không phải là sự hài hòa theo kiểu toán học)

-Tính biểu cảm: Là sự thể hiện của qu luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, tạo nên ấn tượng đa chiều, phức điệu về thời gian

- Tính tự do: Biểu hiện khi con người biết hài hòa lợi ích của mình với các quy luật của tự nhiên Tự do trong cảm thụ, đánh giá, sáng tạo

 Những điều kiện hình thành QHTM:

* Điều kiện của CTTM (tất cả mọi người):

- Con người muốn trở thành CTTM phả là con người sinh ra và trưởng thành trong xã hội

- Có điều kiện tâm- sinh lý ổn định, thuận lợi

+ Tâm lý: trong trạng thái vô tư, không vụ lợi

+Sinh lý: con người phải có các giác quan nhạy bén, đặc biệt là mắt và tai (tạo nên khoảng cách cần thiết để con người có cảm xúc vô tư, trong sáng)

- Có ý thức thẩm mỹ phát triển: Cần có ý thức thẩm mỹ chuyên biệt( hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ đặc trưng của các loại hình giá trị nhất định)

-Con người đang tiến hành các hoạt động thẩm mỹ,

* Điều kiện của KTTM:

- Sự vật phải tồn tại cụ thể, khách quan mà con người có thể nhận thức được bằng các giác quan

- Phải có sức hấp dẫn thẩm mỹ: Cấu trúc hình thức và nội dung đặc biêt; mối tương quan giữa sự vật, hiện tượng với môi trường xung quanh

- gây được rung cảm, cảm xúc cho con người

- sự vật, hiện tượng phải đang được con người tiến hành các HĐTM

* Điều kiện để QHTM diễn ra:

- con người đủ điều kiện là CTTM phải tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng đủ đk là KTTM

-Đk bên trong: Sức hấp dẫn của KTTM phải không ngừng tăng lên, năng lực tinh thần của CTTM không ngừng phát triển

- ĐK bên ngoài: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội thuận lợi để QHTM diễn ra

Câu 3: những tính chất cơ bản của quan hệ thẩm mỹ?

Trả lời:

1.Tính xã hội.

- QHTM là một qh xh do con người xã hội làm ra và hưởng thụ

- QHTM là qh xh, con người luôn đứng trên lợi ích xh để đánh giá Vd: cái đẹp là cái có ích, chân thiện, bền, chắc, tốt…

a tính dân tộc:

Trang 3

Về mặt khách quan, đời sống mỗi dân tộc trở thành những đối tượng nghiên cứu, chính đời sống xã hội mỗi vùng miền khác nhau đã tạo nên những vùng thẩm mỹ khác nhau

Về mặt chủ quan, người nghệ sỹ- người góp sức đắc lực trong sáng tạo và đánh giá các giá trị thẩm mỹ, là con đẻ của dân tộc nhất định, bằng cách nói, cách cảm, cách nghĩ của mình, họ sẽ biểu hiện tính dân tộc trên nhiều hình thức khác nhau với những nội dung xoay quanh vấn đề về dân tộc họ Qua

đó biểu hiện tinh thần và cốt cách mỗi dân tộc

* Lưu ý: Phân biệt tính dân tộc với tính truyền thống và mqh giữa tính dân tộc và tính nhân loại:

- Tính dân tộc chỉ bảo lưu những giá trị văn hóa tốt đẹp Tính truyền thống bên cạnh những yếu tố tích cực còn có cả yếu tố tiêu cực

- MQH giữa tính d tộc và tính nhân loại: tính dân tộc là thuộc tính của bất cứ tác phẩm nào Tính nhân loại là phẩm chất mà 1 tác phẩm nào đó muốn vươn tới

Nguyên nhân: Mỗi dân tộc có 1 sự khác biệt về đk tự nhiên,đk kinh tế, trình

độ văn hóa, tín ngưỡng,… dẫn đến sự khác biệt về quan niệm thẩm mỹ

b tính giai cấp:

- Biểu hiện: + Trong cuộc sống: trang phục, màu sắc, vẻ đẹp của người phụ nữ…

+ trong nghệ thuật: biểu hiện ở hình thức và nội dung tác phẩm

* Lưu ý: giữa các giai cấp khác nhau thì quan niệm thẩm mỹ cũng có sự ảnh hưởng lẫn nhau, giống nhau khi đứng trước những hiện tượng không liên quan gì đến quyền lợi kinh tế, thiên nhiên, đồ vật hay những tác phẩm nghệ thuật

Nguyên nhân: Mỗi giai cáp khác nhau có đk kinh tế, trình độ văn hóa, địa vị chính trị khác nhau dẫn đến sự # biệt trong quan niệm thẩm mỹ của các giai cấp Mặt khác, trong những người cùng 1 giai cấp có quan niệm thẩm mỹ có nhiều điểm tương đồng do chịu nhiều ảnh hưởng chung

c Tính thời đại:

- Nguyên nhân: Mỗi thời đại có sự # biệt về trình độ kt, khkt, tôn giáo, tín ngưỡng… dẫn đến sự # nhau trong quan niệm thẩm mỹ của mỗi thời đại

- Biểu hiện:

+ sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ của mỗi thời đại, thể hiện trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống

+” Mốt”là sự thể hiện sinh động của tính thời đại

Ví dụ: Quan niệm về vẻ đẹp của con người thời cổ đại là phồn thực, sự đầy đặn Quan niệm thời trung cổ là sự gầy gò, con người có gò má cao, con mắt trũng sâu, u buồn Quan niệm thời phục hưng là sự đối diện, dám nhìn thẳng,

Trang 4

dám đối diện với tình yêu trong sáng, khát vọng hướng tới điều tốt đẹp trong cuộc sống

d tính nhân loại:

-Nguyên nhân: con người ở đâu cũng có nhu cầu về cái đẹp, luôn muốn thỏa mãn và chiếm hữu

-Biểu hiện: Đối với các hiện tượng là thiên nhiên, đồ vật con người thường đánh giá giống nhau

2 tính cụ thể,cảm tính

- chủ thể thẩm mỹ thu nhận trực tiếp những thông tin từ khách thể thẩm

mỹ.ví dụ đường nét, màu sắc…

- trong các giác quan, hai giác quan quan trọng nhất là mắt và tai

+ giúp thu nhận thông tin nhiều nhất về thế giới

+ tạo ra khoảng cách cần thiết giữa con người và đối tượng để con người giữ được tâm lý vô tư, trong sáng, không vụ lợi

- Độ tinh, độ thính về mặt tinh thần quan trọng hơn độ tinh, độ thính về mặt sinh học.Đó là kết quả của quá trình hoạt động thẩm mỹ

- lý tính được tích đọng trong cảm tính lý trí ,trí tuệ của con người được thể hiện trong đánh giá, hình dung, liên tưởng của con người

 tính chất cụ thể, cảm tính đặc trưng trong phương thức tư duy và hình thức phản ánh của nghệ thuật ví dụ : người nghệ sỹ tư duy hình tượng để biểu hiện hình tượng

3 tính chất tình cảm

( do con người luôn bày tỏ tình cảm )

* Chủ thể thẩm mỹ thường thể hiện tình cảm của mình trước đối tượng

+ có thể là tình yêu cái đẹp

+căm ghét cái xấu, cái hài

- tình cảm thuộc tâm lý ổn định bền vững (trong tâm lý), thể hiện ra bên ngoài thông qua cảm xúc

- Vai trò quan trọng trong điều khiển, chi phối hành vi đạo đức của con người

- Tình cảm thẩm mỹ thể hiện thông qua trạng thái cảm xúc cụ thể,

- Tình cảm là thuộc tính thì cảm xúc là trạng thái

* Tình cảm có sự chi phối cuả lý trí và gắn liền với lý trí

- trình độ, kinh nghiệm, học vấn ảnh hưởng tới mức nông sâu của tình cảm

* Tính chất cá nhân có sự gắn bó mật thiết với tính chất xã hội

- tình cảm xã hội ảnh hưởng được tích đọng trong tình cảm cá nhân

-Tình cảm cá nhân làm cho tình cảm xã hội thêm phong phú

Ví dụ : tình cảm xã hội: lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Tình cảm cá nhân: thể hiện trong trạng thái khác nhau: yêu nước, ghét kẻ thù, dũng cảm trong đấu tranh

Trang 5

* tính chất tình cảm trong nghệ thuật:

- tình cảm chi phối đến mọi khâu trong hoạt động của người nghệ sĩ Tình cảm trở thành động lực, là chất men sáng tạo , thúc đẩy hành vi sáng tạo của người nghệ sĩ

* Tình cảm còn trở thành nội dung của tác phẩm mà nó in đậm trong tác phẩm

* tình cảm còn ảnh hưởng đến chất lượng tác phẩm

- đối với người cảm thụ tác phẩm: tình cảm là động lực thúc đẩy công chúng đến với tác phẩm và cảm xúc trong tác phẩm

- Đối với người phê bình nghệ thuật, tình cảm giúp họ nhận ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm Đó là vấn đề của trực giác

 tính chất tình cảm là tính chất ưu thế của quan hệ thẩm mỹ nói chung và nghệ thuật nói riêng Nó là sức mạnh của quan hệ thẩm mỹ và nghệ thuật so với các quan hệ xã hội khác ví nó đối với con người bằng tình cảm, do đó nó thay đổi nhận thức của con người bằng tình cảm

Tổng kết: Cấu trúc của quan hệ thẩm mỹ bao gồm 2 bộ phận:

+ Bản chất của QHTM được tìm hiểu trên 3 phương diện: QHXH, QH giá trị (đẹp- xấu) và tôn trọng tính hài hòa biểu cảm của thế giới

+ Những tính chất của QHTM và vị trí của từng tính chất xh ảnh hưởng tới bản chất cốt lõi của QHTM

Câu 4: Bản chất cái Đẹp? Phân biệt khái niệm cái đẹp với các khái niệm cái Đẹp với các khái niệm “ cái có ích”, “cái chân”, “cái thiện”, “cái gây khoái cảm”, “vẻ đẹp”?

Trả lời:

a Bản chất cái đẹp:

- Cái đẹp giữ vị trí trung tâm Do cái đẹp có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, cái đẹp gắn liền với bản chất của con người

- Quan niệm về cái đẹp thể hiện bước phát triển cao trong tư duy nhân loại

- Định nghĩa về cái đẹp rất khó, “cái đẹp là thể dục của tâm hồn”, “cái đẹp là sự mời gọi của hạnh phúc”.Bởi lẽ:

+cái đẹp phụ thuộc yếu tố chủ quan Nó đến trong cảm giác nên khó đưa

ra định nghĩa thẩm mỹ của nó

+ Cái đẹp tồn tại trong mọi lĩnh vực của cuộc sống: thiên nhiên, con người, lao động, chiến đấu do đó không có được 1 căn cứ chung về đánh giá cho mọi cái đẹp

b Phân biệt cái đẹp với các khái niệm khác:

 Phân biệt cái đẹp với cái có ích:

Trang 6

Cái đẹp nào cũng mang tính có ích nhưng mọi cái có ích chưa chắc đã là cái đẹp Muốn trở thành cái đẹp thì cái có ích phải có sức hấp dẫn về mặt thẩm mỹ

 Phân biệt cái đẹp với cái chân, cái thiện:

Cái đẹp nào cũng mang bản chất của cái tốt và cái thật Nhưng mọi cái thật và cái tốt chưa chắc đã là cái đẹp Cũng như cái có ích, muốn trở thành cái đẹp thì cá thật và cái tốt cần phải có sức hấp dẫn thẩm mỹ

 Phân biệt cái đẹp với vẻ đẹp:

Khi nói tới cái đẹp là chúng ta tiến hành đánh giá thẩm mỹ về đối tượng 1 cách toàn diện cả về nội dung lẫn hình thức Còn khi nói tới vẻ đẹp thì chúng ta mới chỉ dừng lại đánh giá về mặt hình thức bên ngoài của đối tượng Trong tiếng Việt, khái niệm vẻ đẹp đồng nghĩa với khái niệm cái xinh

 Phân biệt cái đẹp với cái có khả năng gây khoái cảm:

Cái đẹp nào cũng có khả năng gây khoái cảm, nhưng mọi cái có khả năng gây khoái cảm chưa chắc đã là cái đẹp Khoái cảm mà cái đẹp mang lại cho con người là khoái cảm tinh thần, thẩm mỹ trong sáng, lành mạnh chứ không phải là khoái cảm sinh lý hay vật chất thô thiển

Câu 5: Trình bày các lĩnh vực biểu hiện của cái Đẹp?

Trả lời:

 trong lao động- sáng tạo:

Mỹ học Mác xít quan niệm rằng lao động sáng tạo là nguồn gốc nảy sinh, là

cơ sở tồn tại, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi cái đẹp trong cuộc sống Chính lao động, sáng tạo đã sản sinh ra con người và hoàn thiện con người với tư cách là chủ thể thẩm mỹ, Chủ thể của nhận thức và sự đánh giá cái đẹp.Cũng nhờ có lao động mà con người đã sáng tạo ra mọi giá trị vật chất, tinh thần đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội mà trong đó

có rất nhiều sự vật, hiện tượng được đánh giá là đẹp.Chấm dứt lao động thì

cả con người và xã hội loài người sẽ bị triệt tiêu Mọi cái đẹp trong cuộc sống không có cơ sở để tồn tại

- Trong thế giới tự nhiên, những hình tượng tự nhiên thuần túy tuy không phải là sản phẩm của lao động sáng tạo nhưng từ hàng ngàn đời nay chúng vẫn trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo của con người và

đc coi như bộ phận hợp thành của các tiến trình lao động xã hội nên vẫn được con người nhận thức và đánh giá vào hoạt động thẩm mỹ.Song chỉ thực sự là đẹp đối với hiện tượng tự nhiên nào vừa gắn với lợi ích vừa mang lại khoái cảm thẩm mỹ cho người lao động

- Cái đẹp của con người: Con người đẹp là con người được đánh giá thẩm

mỹ cả về nội dung lẫn hình thức

Trang 7

+ Xét về nội dung: con người đẹp là con người có sự phát triển toàn diện và hài hòa về nhân cách ( trí, đức, thể, mỹ)

+Xét về hình thức: vẻ đẹp của con người được toát lên từ vẻ đẹp hình thể cùng với vẻ đẹp là kết quả của nghệ thuật sử dụng trang phục và đồ trang sức

- Cái đẹp trong nghệ thuật: Các đẹp trong nghệ thuật được tạo nên bởi cái hay, cái đẹp của các tác phẩm nghệ thuật cụ thể.1 tp nghệ thuật cụ thể hay và đẹp cần được đánh giá thẩm mỹ toàn diện cà nội dung lẫn hình thức

+ Về nội dung: tp phản ánh hiện thực đời sống chân thực, sâu sắc, mang tư tưởng tiến bộ

+ Về hình thức, tp có 1 kết cấu hợp lý, chặt chẽ, giúp tác giả thể hiện đầy đủ

và sâu sắc nội dung tp, đồng thời mang lại khoái cảm TM cho ng thưởng thức

Câu 6: Vì sao nói cái đẹp là phạm trù cơ bản giữ vị trí trung tâm trong

hệ thống các phạm trù mỹ học?

Trả lời:

Cái đẹp là phạm trù mỹ học cơ bản giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các phạm trù mỹ học bởi vì:

 Phạm vi biểu hiện rộng nhất, tồn tại trong thiên nhiên con người và trong nghệ thuật

 Cái đẹp mang đến cảm xúc là nền tảng cho các loại cảm xúc khác của con người ( khi biết yêu quý cái đẹp thì con người biết căm ghét cái xấu, lên án cái hài, ngưỡng mộ trước cái cao cả và thương xót, nuối tiếc cái bi)

 Cái đẹp là căn cứ, chuẩn mực để đánh giá các phạm trù mỹ học khác Nếu cái đẹp là A, cái xấu là cái đối lập A Cao cả là A vượt độ, cái thấp hèn là cái đối lập A vượt độ Cái bi là A thất bại tạm thời Cái hài là cái đối lập với A, đội lốt A và bị vạch trần

Câu 7: Bản chất của cái Bi? Các lĩnh vực biểu hiện của cái bi?

Trả lời:

 Bản chất của cái Bi:

- Cái bi gắn với sự tổn thất và mất mát của con người (không có trong tự nhiên)

- Sự tổn thất, mất mát của cái đẹp

- Cái đẹp đấu tranh kiên cường để bảo vệ lí tưởng nhưng cuối cùng vẫn thất bại

- Hành động thất bại, lý tưởng không bao giờ thất bại Những cái chết “gieo mầm chiến thắng”

- Tính cách nhân vật mạnh mẽ

Trang 8

- Cảm xúc mà cái bi mang lại có khả năng thang lọc tâm hồn của

bi kịch

Định nghĩa: Cái bi là một phạm trù mỹ học cơ bản dùng đẻ khái quát những hiện tượng thẩm mỹ tích cực của con người bị tạm thời thất bại trong cuộc đấu tranh kiên cường đẻ khẳng định lý tưởng tốt đẹp Hiện tượng thẩm mỹ

“bi” gợi nên ở chủ thể sự đồng cảm, thương xót, nuối tiếc

 Các lĩnh vực biểu hiện của cái Bi:

- Trong cuộc sống: Cái bi là hiện tượng thẩm mỹ thường gặp vì nguyên nhân của hiện tượng này thường phổ biến Cái bi càng đậm đặc hơn trong xã hội có áp bức, bóc lột Xã hội con người không bao giờ vắng bóng cái bi

- Trong nghệ thuật: Có khả năng tác động mạnh mẽ tới tâm hồn người nghệ sĩ nên cái bi là đối tượng đặc biệt quan tâm , phản ánh các loại hình nghệ thuật, văn chương, hội họa, âm nhạc, kiến trúc,… đặc biệt là sân khấu

Thể hiện tập trung trong nghệ thuật bi kịch Tùy theo những điều kiện lịch sử nhất định mà nội dung và hình tượng thẩm mỹ

về bi kịch khác Ví dụ :Thời cổ đại, con người đối lập với định mệnh Thời cổ điển, bổn phận và nghĩa vụ đối lập với dục vọng, thời hiện đại lý trí đối lập với tình cảm

Những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới đều lấy đề tài cái bi

Mục đích của nghệ sĩ khi phản ánh cái bi là nhằm đồng cảm chia sẻ với khổ đau, bất hạnh của con người

Sự khác biệt khi lý giải về cái bi thái độ bi quan hay lạc quan Lạc quan: Ảo tưởng : mong ước sự tốt lành trong cổ tích Khoa học: cơ sở niềm tin khoa học và sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp trong tương lai

Bi quan: Mỹ hóa cái chết, coi cái chết là biểu tượng của cái đẹp Đề cập nỗi cô đơn của con người trong sự phát triển của con người

Sự phi lý trong cuộc sống của con người

Xây dựng chân dung những con người nhỏ

bé, vỡ mộng

Câu 8: Bản chất của cái hài ? Trình bày các lĩnh vực biểu hiện của cái Hài?

 Bản chất của cái hài:

* phân biệt cái hài với cái gây cười:

- Giống nhau: đều là hiện tượng khách quan của cuộc sống, mang lại tiếng cười nơi con người

Trang 9

- Khác nhau:

Phần lớn mang nội dung là tiêu

cực

- Ý nghĩa của tiếng cười : tiếng

cười trí tuệ, bộc lộ năng lực nhận

thức của mình khi phát hiện ra mâu

thuẫn ; thể hiện thái độ của con

người trước cái hài Qua đó thể

hiện nhân cách của con người

- Những hiện tượng trái với quy luật tự nhiên

- Tiếng cười tâm sinh lý đơn giản

 Đặc điểm của cái hài :

- Cái hài thuộc về cái xấu nhưng không phải cái xấu nào cũng là cái hài Ví dụ : quá xấu về hình thức và nội dung không phải là hài

- Không thuộc về cái xấu của tự nhiên

- Không cam phận xấu

- Là cái xấu mạo danh cái đẹp, khoác trên mình vỏ bọc của cái đẹp

- Bị vạch trần, nếu không bị vạch trần thì người ta sẽ nhầm tưởng

nó là cái đẹp

- Nảy sinh ở chủ thể thẩm mỹ tiếng cười Tiếng cười khẳng định

sự thắng thế của cái đẹp đối với cái xấu

 So sánh cái bi với cái hài :

- Đều hàm chứa mâu thuẫn Trong cái bi, mâu thuẫn giữa lý tưởng và hiện thực, lý tưởng thì đẹp đẽ nhưng thực tế thì thất bại Trong cái hài, mâu thuẫn giữa lý tưởng tích cực với bản chất xấu xa, mâu thuẫn nội tại trong chính nó

- Kết quả : Trong bi Cái đẹp bị thất bại tạm thời, cái xấu chiến thắng Trong cái hài, khi con người nhận diện được cái hài thì

đó là sự thất bại vĩnh viễn của cái xấu

Cụ thể : Cái bi là cái gắn với nước mắt, thể hiện sự chiến đấu không khoan nhượng giữa cái đẹp và cái bi Cái hài gắn với tiếng cười, thể hiện sự mâu thuẫn giữa cái đẹp với 1 bộ phận xấu

Định nghĩa : Cái hài là một phạm trù mỹ học cơ bản dùng để khái quát những hiện tượng thẩm mỹ là các hành vi của con người mang bản chất tiêu cực nhưng được ngụy trang bằng vỏ của cái đẹp Khi mâu thuẫn bị phát hiện đột ngột, hiện tượng này sẽ tạo ra ở chủ thể tiếng cười có tính phê phán Tiếng cười của chủ thể là sự khẳng định sự thẳng thế của cái đẹp đối với cái xấu

 Các lĩnh vực biểu hiện của cái hài :

Trang 10

* trong cuộc sống :

- cái hài rất phổ biến

- Tiếng cười có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần của con người

- Những làng nói khoác, nói trạng nổi tiếng ở Việt Nam như Văn lang ( Tam Nông, Phú Thọ), Vĩnh Hoàng ( Vĩnh Linh- Quảng Trị)

* Trong nghệ thuật :

- Mục đích của nt là phản ánh cái hài nhằm « đào huyệt » chôn vùi cái xấu và làm « bà đỡ » dọn đường cho sự ra đời của cái mới Mác khẳng định : « Lịch sử hoạt động rất triệt để khi nó muốn đưa 1 hình thái già cỗi của lịch sử đến huyệt thì giai đoạn cuối cùng là tấn hài kịch của nó

- Những loại hình nt phản ánh cái hài ( trừ kiến trúc và âm nhạc), đặc biệt đậm nét trong hài kịch

- Yếu tố bất ngờ trong phản ánh cái hài

- Những thủ pháp đặc biệt trong p/á cái hài : thậm xưng ( nói quá), chơi chữ, cường điệu, nói lái trong văn học

- Những sắc thái khác của tiếng cười trước cái hài : hài hước, trào lộng, châm biếm

Câu 9 : Bản chất của cái cáo cả ? Trình bày lĩnh vực biểu hiện cái cao cả ?

Trả lời :

 Bản chất của cái cao cả :

* so sánh cái đẹp và cái cao cả :

- Giống nhau : đều là những hiện tượng thẩm mỹ khách quan Mang ý nghĩa tích cực, phù hợp lý tưởng và chuẩn mực xã hội

- Khác nhau : Cái đẹp ở trong độ, cái cao cả vượt độ

+ Về cấu trúc hình thức : Cái cao cả mang ý nghĩa xã hội to lớn, kỳ vĩ, khiến người ta liên tưởng đến cái to lớn

Cái đẹp nhỏ nhắn, vừa phải

+ Về ý nghĩa xã hội : Cái đẹp dễ nhận biết hết 1 lúc

Cái cao cả khó nhận biết hơn, khó nhận biết hết

1 lúc Thậm chí, con người phải có trình độ nhận thức nhất định mới nhận biết được

+ Về mặt cảm xúc : Đứng trước cái cao cả, con người có cảm xúc ngưỡng mộ, khâm phục, tự hào sau khi vượt qua giai đoạn choáng ngợp, bối rối lúc ban đầu

Trước cái đẹp, con người có cảm giác yêu quý, thỏa mãn, dễ chịu

Ngày đăng: 14/08/2016, 15:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w