TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2010 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch Sử III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên m
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ
Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2012 – 2013
BM 01-Bia SKKN
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Hà Thụy Ngọc Diễm
2 Ngày tháng năm sinh: 18/02/1987
8 Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ- Xuân Lộc- Đồng Nai
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2010
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch Sử
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn lịch sử
Số năm có kinh nghiệm:3
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
BM02-LLKHSKKN
Trang 3VẬN DỤNG THƠ VĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1-Cơ sở lý luận:
Trong đời sống xã hội, lịch sử đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó vừa làmột công cụ của công tác sư phạm, lại có tác dụng giáo dục trí tuệ và tình cảm Trithức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa chungcủa nhân loại và không có bộ phận quan trọng này thì không thể coi việc giáo dụccon người đã hoàn thành đầy đủ Bác Hồ, lúc sinh thời đã rất quan tâm đến việchọc và truyền bá kiến thức lịch sử nước nhà Câu thơ mở đầu trong quyển “Lịch sửnước ta” của Bác được xem là “Tuyên ngôn”, “Lời chỉ dẫn sư phạm” trong giáodục lịch sử nói chung, trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông nói riêng: "Dân taphải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" Trước hết phải “biết” vàtrên cơ sở ấy để “tường” (“hiểu sâu sắc”) lịch sử, từ nguồn gốc dân tộc, từ thuở banđầu dựng nước và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc sống hiệntại và tương lai Lịch sử không chỉ góp phần phát triển trí tuệ mà trong một chừngmực không nhỏ, còn là công cụ giáo dục tình cảm , đạo đức, phẩm chất Đó là giáodục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng ; là việc noigương người xưa để hành động trong ngày nay Vì vậy, từ xưa, lịch sử được xem
là “triết lí của việc noi gương” (lịch sử treo “một tấm gương sáng” để người đờisau noi theo, qua những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá khứ) Lịch sử có vai trò
to lớn như vậy, nhưng hiện nay trong xã hội và nhà trường, môn Lịch sử vẫn còn bịxem là môn phụ Học sinh thì học chiếu lệ, dạy học Lịch sử thì chưa được quantâm đúng mức Giới trẻ hầu như chỉ tiếp cận với lịch sử đất nước qua các bài giảngcủa thầy cô trong nhà trường và sách giáo khoa Lịch sử Trong khi đó, học sinh lạibiết nhiều về lịch sử Trung Hoa qua các con đường đa dạng và dễ tiếp nhận Làmsao không bị hấp dẫn bởi những trang lịch sử Trung Hoa được trình bày sinh độngqua những bộ phim dã sử đầy kịch tính cùng những diễn viên nổi tiếng, xinh đẹp?Vậy thực trạng đó bắt nguồn từ đâu? Đã có rất nhiều ý kiến thể hiện sự quan tâmđặc biệt đến vấn đề dạy sử và học sử từ trước đến nay Đặc biệt trong những nămgần đây, khi nhìn vào kết quả học tập nói chung ở các khối trường phổ thông và
BM03-TMSKKN
Trang 4chú ý đến bộ môn Lịch sử Một thực trạng đó là: Kết quả học tập môn lịch sử củahọc sinh rất yếu kém và đáng báo động Vậy nguyên nhân là do đâu? Phải chăngdạy sử và học sử hiện nay chưa tìm ra một “kim chỉ nam” chuẩn xác để định mộthướng đi chung? Như vậy, chúng ta thấy rằng: Dạy sử và học sử hiện nay đang thuhút sự chú ý của toàn xã hội.
Trong nhà trường Phổ thông, cũng như các bộ môn Khoa học Tự Nhiên(KHTN), các môn học thuộc KHXH như Văn học, Lịch sử,… có vai trò hết sức tolớn trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh nên lạicàng liên quan và hệ thống hơn
2 Cơ sở thực tiễn:
“ Lịch sử là sự kiện” Đó là một tổng kết mà ai trong chúng ta- những giáoviên dạy sử cũng có thể thấy được Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khôkhan, nhất là những bài viết về các trận đánh có rất nhiều những con số về ngày,tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt được trênmọi lĩnh vực Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng nhưvậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phươngpháp Thực tế cho thấy, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở cấp THPT nói chungthường giảng dạy một cách khô khan, cứng nhắc, nặng về cung cấp kiến thức, sựkiện một cách đơn thuần, truyền thụ kiến thức theo phương pháp đọc - chép do vậykhông gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho tiết học trở nên nặng nề.Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho học sinh chưa thích học
bộ môn Lịch Sử
Tuy nhiên, trái với thực trạng trên Qua giảng dạy và dự giờ đồng nghiệptrong 2 năm qua, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là rấtquý Đó là: khi áp dụng kiến thức thơ, văn, ca dao vào việc giảng dạy Lịch sử sẽgây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài Những tiết học như vậy trở nênsinh động hẳn, để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền Chắc chắn những
sự kiện trong bài học Lịch sử sẽ lưu lại trong ký ức các em sâu hơn, lâu hơn Quathể nghiệm nhiều lần dạy hai cách ở 1 tiết học: một là giảng dạy không vận dụngkiến thức thơ văn, ca dao; hai là có vận dụng kiến thức thơ văn, ca dao vào trongtiết dạy, tôi thấy chất lượng hai tiết dạy hoàn toàn khác nhau, kể cả tâm lý, hứngthú của người dạy cũng hoàn toàn khác nhau
Trang 5Trên thực tế, sự phong phú của nguồn thơ, văn, ca dao, dân ca, chuyện cổ viết về Lịch sử hoặc liên quan đến Lịch Sử vô cùng phong phú, nếu người giáoviên biết cách vận dụng, chắc chắn sẽ đạt kết quả cao trong giảng dạy lịch sử dântộc Vì vậy, thông qua đề tài nghiên cứu này, tôi muốn góp phần nhỏ trong việcnâng cao chất lượng giáo dục ở bộ môn lịch sử
PHẦN II – GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Như đã nói ở trên, nguồn thơ, văn… của chúng ta (liên quan đến Lịch sử) rấtphong phú Trong điều kiện chủ quan và khách quan cho phép, tôi chỉ giới hạnphạm vi tìm hiểu là: Bước đầu khai thác và vận dụng một số kiến thức thơ, văn(chủ yếu là thơ, ca dao) vào việc giảng dạy một số bài trong chương trình Lịch sửLớp 10, 12 THPT
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng, phạm vi vận dụng của đề tài là chương trình Lịch sử lớp10, 12
Vì vậy, trước hết cần phải nghiên cứu kỹ chương trình này Đặc biệt là các bài cóthể khai thác, vận dụng được Trong khi thực hiện công đoạn này, cần phải liên hệ,
so sánh và đặt nó trong mối quan hệ liên quan với chương trình môn Văn họclớp10, 11, 12 - bậc PTTH Đây là một thao tác rất quan trọng, góp phần xác địnhđược đúng mức độ vận dụng của đối tượng là học sinh lớp10, 12, tránh sa đà, ômđồm
2 Tiến hành sưu tầm các bài thơ, văn ca dao… có quan hệ sát với nội dungcác bài Lịch sử thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài Cần lưu ý rằng, không phảitrong một bài thơ liên quan ta có thể khai thác được hết cả bài mà nên lựa chọnnhững đoạn thơ sát nhất, “đắt” nhất để sử dụng
3 Chọn lựa, phân loại các kiến thức thơ, văn ca dao phù hợp với yêu cầu,phương pháp giảng dạy lịch sử theo từng mảng: thơ về tiểu sử, cuộc đời nhân vậtLịch sử; thơ văn về diễn biến trận đánh hay biến cố Lịch sử, thơ văn trần thuật vềtội ác của giai cấp thống trị, của bọn xâm lược… Sau khi phân loại, tiến hành sắpxếp nguồn tư liệu đó thành từng chủ đề
4 Khai thác, vận dụng các kiến thức đó vào từng bài lịch sử đã giới hạn
5 Góp ý với các đồng nghiệp khai thác và vận dụng kiến thức thơ, văn vàoviệc giảng dạy trong khi bản thân mình trực tiếp dự giờ để có điều kiện kiểmchứng và so sánh
6 Đi thực tế ở một số trường phổ thông trung học nếu điều kiện cho phép
PHẦN IV: NỘI DUNG
Trang 6I- KHAI THÁC MỘT SỐ KIẾN THỨC THƠ- CA DAO VẬN DỤNG VÀO
VIỆC GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI LỊCH SỬ LỚP 1O
Câu thơ, lời nhạc, tục ngữ, ca dao đều là những cảm xúc được bật ra tự nhiên
từ tình cảm chân thực và có được từ trải nghiệm cuộc sống Ở bộ môn lịch sử, nếugiáo viên biết vận dụng những dẫn chứng từ thơ ca thì tiết dạy sẽ sinh động và hiệuquả hơn nhiều
Ca dao là một bộ phận của văn học Nó không chỉ là một sản phẩm nghệ thuậtdân gian mà còn tâm thức của dân gian về những hiện tượng lịch sử, xã hội nhấtđịnh Ca dao phản ánh lịch sử trực tiếp hoặc gián tiếp, ở những góc độ, những cungbậc khác nhau Kí ức dân gian về các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong ca dao thìthường không được ghi rõ về mốc thời gian, nhưng nó rất dễ nhớ bởi nó thườngđược diễn đạt bởi thể thơ lục bát, bằng những hình ảnh sinh động và phản ánh rấtchân thực cái nhìn của dân gian về các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà nhân dânquan tâm
Vì vậy, chúng ta cũng có thể khai thác ca dao như là một nguồn tư liệu bổ íchphục vụ cho các bài giảng lịch sử Cụ thể ở chương trình lịch sử lớp 10 có thể ápdụng ở một số bài:
1-Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
- Giáo viên có thể giới thiệu sự ra đời của nhà nước Văn Lang Âu Lạc, qua đókhắc sâu cho học sinh về ngày dỗ tổ Hùng Vương: Khoảng thế kỉ VII trước côngnguyên, người Việt cổ đã xây dựng nhà nước đầu tiên trong lịch sử - nước VănLang Đến cuối thế kỉ III trước công nguyên, quân Tần phát binh xâm chiếm nước
ta Nhân dân Văn Lang đã đoàn kết với người Tây Âu cùng tiến hành cuộc khángchiến chống Tần Lúc bấy giờ vua Hùng đã già yếu, lại không có con trai nên thủlĩnh người Tây Âu là Thục Phán đã trở thành người chỉ huy tối cao Cuộc khángchiến thắng lợi, nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở sát nhập Tây Âu với Văn Lang.Thục Phán lên ngôi vua và xưng là An Dương Vương Để tưởng nhớ công ơn cácvua Hùng, Thục Phán đã cho dựng cột đá thề đời đời thờ cúng vua Hùng Tục giỗ
tổ Hùng Vương xuất phát từ đây Nói về tục giỗ tổ Hùng Vương của dân tộc dângian có câu ca:
Ai về Phú Thọ cùng ta Vui ngày giỗ tổ tháng 3 mồng 10.
Hoặc:
Trang 7Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Sau khi lên ngôi, An Dương Vương Thục Phán đã cho xây thành Cổ Loa(Đông Anh, Hà Nội) Đây là một công trình quân sự rất độc đáo Để có được mộttòa thành đất kiên cố, xây trên một nền đất có kết cấu địa chất không vững chắcnhư Cổ Loa, cha ông ta ắt hẳn phải nổ lực rất lớn Nếu như trong truyền thuyết đãdựng lên một bức màn huyền bí khi kể rằng An Dương Vương phải nhờ sự trợgiúp của thần Kim quy thì mới chiến thắng được âm binh, ma quỷ phá hoại mớixây xong thành thì trong ca dao, dân gian đã cho rằng chỉ có bậc tiên thánh mớixây được thành này
Cổ Loa là đất đế kinh Trông ra lại thấy tòa thành tiên xây.
Hay
Ai về qua huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa thành ốc khác thường Trải bao mưa nắng dãi dầu còn đây.
2- Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
Trong hơn ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc ta đã bền bỉ đấu tranh để giành lạiđộc lập, chủ quyền từ tay các các thế lực phong kiến phương Bắc Hình ảnh nhữngngười anh hùng dân tộc đã được ca dao nhắc đến rất nhiều với một tấm lòng yêuquý, biết ơn sâu sắc Chẳng hạn nói về người phụ nữ can trường, lẫm liệt Triệu ThịTrinh đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Ngô đô hộ ở thế kỉ III, dân gian cóthơ rằng:
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ múc nước rửa bành con voi Muốn coi lên núi mà coi Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.
Hay
Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng.
Trang 8Ai về Hậu Lộc, Phú Điền, Nơi đây Bà Triệu trận tiền xung phong.
Nói về nỗi thống khổ của nhân dân vì nạn cống vải và cuộc khởi nghĩa củaMai Thúc Loan, ca dao cũng phản ánh:
Nhớ khi nội thuộc Đường triều Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai.
Sâu quả vải vì ai vạch lá Ngựa hồng trần kể đã héo hon.
…
Đường đi cống vải từ đây dứt Dân nước đời đời hưởng lộc chung.
Hay câu ca:
Sa nam trên chợ dưới đò Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dựng binh.
Sông Bạch Đằng là một địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc với những chiếnthắng hiển hách của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán (938), quânTống (981) và quân Nguyên (1288) Con sông này chảy giữa thị xã Quảng Yên(Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) rồi đổ ra biển Bình thườngsông hẹp, khi triều dâng lòng sông rất rộng, thường xuất hiện những cơn sóng bạcđầu lớn nên gọi là Bạch Đằng giang Xưa kia hai bên bờ sông là rừng rậm ken dày
do đó dân gian còn gọi là sông Rừng Cha ông ta xưa đã từng dặn dò:
Con ơi nhớ lấy lời cha Gió to, sóng cả chớ qua sông Rừng Đánh giặc thì đánh giữa sông Đừng đánh chỗ cạn mắc chông mà chìm 3-Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X- XV
Với chiến thắng năm 938, dân tộc ta đã bước vào thời kì xây dựng quốc giaphong kiến độc lập, tự chủ Nước Đại Việt đã ổn định và phát triển mạnh mẽ ở thế
kỉ X - XIV Bước sang thế kỉ XV, dưới triều đại Lê sơ, chế độ phong kiến ViệtNam phát triển đến đỉnh cao Chính trị ổn định, kinh tế văn hóa đều gặt hái đượcnhững thành tựu rực rỡ Dân gian đã có thơ ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị ấy nhưsau:
Đời Lê Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng gà chẳng thèm ăn
Trang 9Bò đen húc lẫn bò vàng Hai con húc chắc đâm quàng xuống sông.
Hay ca ngợi cảnh phồn hoa, đô hội, sự phát triển thịnh đạt của các nghề thủcông dẫn đến sự hình thành các phường nghề ở Thăng Long xưa, dân gian có thơ:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
……….
Phồn hoa thứ nhất Long Thành Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.
4- Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII
Từ thế kỉ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn suy yếu.Cảnh thái bình thịnh trị đã không còn nữa Đời sống nhân dân trở nên khó khăn.Điều đó đã được phản ánh trong câu ca:
Đời vua Vĩnh Tộ lên ngôi Cơm trắng đầy nồi, trẻ chẳng buồn ăn
Từ ngày Cảnh Trị lên ngôi Khoai chửa mọc chồi đã nhổ lên ăn.
Nhà Lê suy vi, Mạc Đăng Dung cướp ngôi lập ra nhà Mạc Nhưng cũng chỉđược mấy chục năm thì bị lực lượng Lê Trung - Trịnh đánh bật khỏi Thăng Long(1692) Một số người trong tôn thất nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, xây dựng thànhlũy cát cứ ở đây mãi đến năm 1677 mới bị tiêu diệt hoàn toàn Kí ức dân gian vềthời kì này được thể hiện trong câu ca:
Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo, đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
Trang 10Ở nhà cò nhớ anh chăng?
Để anh kể chuyện Cao Bằng cho nghe.
Sau nội chiến Nam – Bắc triều, bước sang thế kỉ XVII đất nước tiếp tụcvướng nạn binh đao, nồi da xáo thịt bởi cuộc phân tranh giữa hai tập đoàn phongkiến Trịnh – Nguyễn Quảng Bình lúc ấy là chiến địa của các cuộc giao tranh Nỗilòng người dân nơi này được thể hiện qua câu ca:
Sông Gianh nước chảy đôi dòng Đèn chong đôi ngọn biết trông ngọn nào?
Để ngăn chặn các cuộc tiến công của quân Trịnh ở mặt Bắc, chúa NguyễnPhúc Khoát đã theo mưu kế của Đào Duy Từ xây dựng Lũy Trường Dục (ĐịnhBắc trường thành) từ núi Đâu Mâu về đến cửa biển Nhật Lệ Quân Trịnh nhiều lầnchủ động đánh vào Bố Chính (Quảng Bình) nhưng không thể thắng được quânchúa Nguyễn Về điều này, dân gian có câu ca:
Lũy Thầy ai đắp mà cao Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu.
Thứ nhất là sợ Lũy Thầy, thứ nhì sợ đầm lầy Võ Xá.
Có tài thì vượt sông Gianh Dẫu mọc thêm cánh Trường thành khó qua.
5- Bài 22- Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI-XVIII
Đến cuối thế kỉ XVII, các cuộc giao tranh kết thúc Hai bên cắt đất, chia nhaucai trị hình thành cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài Nền kinh tế dân tộc có điềukiện ổn định và phát triển trở lại Trong những thế kỉ XVII, XVIII ngành kinh tếthủ công nước ta phát triển rất mạnh mẽ Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công trong
cả nước Về làng nghề Bát Tràng dân gian có câu ca:
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Về nghề dệt tơ, lụa có làng Vạn Phúc:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Vạn Phúc quê anh thì về.