THIET KE TCTC -DATN-THIET-KE-DUONGTHIET KE TCTC -DATN-THIET-KE-DUONGTHIET KE TCTC -DATN-THIET-KE-DUONGTHIET KE TCTC -DATN-THIET-KE-DUONG
Trang 2PHẦN III: TỔ CHỨC THI CÔNG CHƯƠNG I: THIẾT KẾ THI CÔNG TỔNG THỂ CÔNG TRÌNH1.1 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG
1.1.1 Vật liệu xây dựng và dụng cụ thí nghiệm tại hiện trường
* Về vật liệu xây dựng:Toàn bộ vật liệu dùng trong công trình phải tuân thủ các tiêu chuẩn
kỹ thuật trong tập hồ sơ mời thầu, tuân theo kích cỡ, loại và chất lượng như đã quy định trên bản
vẽ hoặc theo các văn bản đã được TVGS phê duyệt, các giấy tờ các chứng chỉ vật liệu phải đầy đủ
và đảm bảo chất lượng Trước khi thi công bất kỳ một hạng mục công việc nào, Nhà thầu sẽ trình đầy đủ các thủ tục thí nghiệm và các chứng chỉ kèm theo có liên quan trước cho Chủ đầu tư và TVGS xem xét và chấp thuận
Khi nguồn vật liệu đó đã được Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát chấp thuận cho thi công (bằng văn bản) thì Nhà thầu mới đưa loại vật liệu đó vào công trường
Hiện tại có các nguồn vật liệu như sau:
- Đất đắp K95, K98: Đất đắp K95 một phần được tận dụng trên truyến còn một phần còn lại được lấy tại mỏ cách phạm
vi thi công là 3Km – đất cấp III Đất đắp K98 lấy hoàn tại mỏ với phạm vi vận chuyển là 3Km với cấp đường vận chuyển là đường cấp IV.
- Cấp phối đá dăm loại 1 và loại 2 được mua tại tại mỏ và xúc lên phương tiện vận chuyển với cự l vận chuyển là 8Km với cấp đường vận chuyển là đường cấp IV.
- Bê tông nhựa được mua tại trạm chộn với cự ly vận chuyển là 13km với cấp đường vận chuyển là đường cấp IV.
- Cốt thép, xi măng, nhựa đường Nhà thầu sẽ liên hệ các đại lý hoặc doanh nghiệp sản xuất, cung cấp để mua, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của dự án.
Xi măng: dùng loại xi măng trung ương như Xi măng Hải Phòng, Xi măng bút Sơn, xi măng Bỉm Sơn
Cốt thép: Dùng thép Hòa Phát.
Nhựa đường: Dùng nhựa Caltex hoặc nhựa Shell, có độ kimmluns 60/70.
* Dụng cụ thí nghiệm tại hiện trường:
- Dụng cụ kiểm tra độ chặt phễu rót cát
- Dụng cụ xác định độ ẩm;
- Dụng cụ xác định độ bằng phẳng;
- Dụng cụ xác định cường độ bê tông
- Dụng cụ xác định cường độ
1.1.2 Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công
* Công tác khôi phục cọc và định vị phạm vi thi công
Trang 3- Đo đạc khôi phục và cố định vị trí tim đường, các mốc cao đạc dọc tuyến và
bố trí thêm các mốc phụ
Cụ thể:
+ Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, xác định và cắm mới hệ thống cọc tim
+ Bổ sung cọc chi tiết ở các vị trí đường cong, các vị trí địa chất thay đổi kiểm tra đối chiếu lại chiều dài tuyến
+ Đối với các điểm khống chế chủ yếu, dời dấu cọc ra ngoài phạm vi thi công theo phương vuông góc với tim đường để làm căn cứ cho việc khôi phục lại vị trí cọc ban đầu
+ Hệ thống cọc mốc và cọc tim được Kỹ sư TVGS xác nhận nghiệm thu trước khi tiến hành thi công.
- Sau khi khôi phục tim đường, tiến hành đo các cột mốc cao đạc để khôi phục, bổ sung thêm các mốc phụ ở gần những vị trí đặc biệt.
- Công tác đo đạc, định vị tim trục công trình được thực hiện bằng máy toàn đạc điện tử, máy thuỷ bình có độ chính xác cao Nhà thầu có bộ phận trắc đạc thường trực trên công trường để theo dõi kiểm tra trong suốt quá trình thi công.
- Mọi sai khác so với thiết kế ban đầu sẽ được ghi lại trên bản vẽ và báo cho
Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế cùng Chủ đầu tư xác định giải quyết.
*Công tác xây dựng lán trại:
- Nhà ban chỉ huy: đây là công trình tạm, phục vụ công tác quản lý trong quá trình thi công, nhà ban chỉ huy phải được bố trí sao cho thuận công tác điều hành, kiểm tra giám sát và sinh hoạt.
- Lán trại công nhân: Mật độ cán bộ công nhân viên thay đổi theo biểu đồ nhân lực trong yêu cầu của tiến độ thi công Do vậy tuỳ theo tiến độ mà nhà thầu bố trí mặt bằng lán trại cho các tổ, các đội thi công.
+ Trong đơn vị thi công dự kiến số nhân công là 120 người, số cán bộ là 12 người Theo định mức XDCB thì mỗi nhân công được 4m2 nhà, cán bộ 6m2 nhà Do đó tổng số m2 lán trại nhà ở là: 12×4 + 60×4 = 312 (m2)
+ Năng suất xây dựng là 5m2/ca ⇒ 312m2/5 = 62.4 (ca) Với thời gian dự kiến là 15 ngày thì
số nhân công cần thiết cho công việc là 62.4/17 = 4 (nhân công) Chọn 4 công nhân
+ Vật liệu sử dụng làm lán trại là tre, nứa, gỗ khai thác tại chỗ, tôn dùng để lợp mái và làm vách (mua)
+ Tổng chi phí cho xây dựng lán trại là 2% chi phí xây dựng công trình
Dự kiến : sử dụng 4 công nhân và làm công tác xây dựng lán trại trong 15 ngày.
* Công tác xây dựng kho, bến bãi: Xây dựng kho để xi măng, sắt thép, dụng cụ lao động San ủi bãi tập kết vật liệu như cát, đá, CPDD, dư kiến dùng 4 ca máy ủi
Trang 4* Công tác làm đường tạm: Cần xác định những khu vực cần phải làm đường tạm, đường tránh để đảm bảo tiến độ thi công.
* Công tác phát quang, chặt cây, dọn mặt bằng thi công:
- Trước khi thực hiện công tác đào đắp nền đường Nhà thầu tiến hành phát quang mặt bằng trong phạm vi ảnh hưởng của tuyến đường.
- Các công việc thực hiện bao gồm: Phát quang bụi cây, dẫy cỏ, đào gốc cây, hớt bỏ những mảnh vụn kết cấu và cày xới lớp đất mặt trong khu vực công trình và khu vực
mỏ đất đắp hoặc thùng đấu trong phạm vi đó nếu trong các bản vẽ thiết kế thi công được duyệt Phạm vi giới hạn của khu vực công trình bao gồm phạm vi chiếm dụng đất từ các hình cắt ngang cộng thêm 5m bên ngoài chân taluy nền đắp Đối với những cây nhỏ dùng thủ công phát chặt, thu gom, đối với những cây có đường kính lớn dùng máy cưa cắt kết hợp dùng máy ủi, máy xúc kéo và nhổ lên sẽ vận chuyển ngay ra ngoài phạm vi công trình để không làm trở ngại thi công.
- Mặt đất thiên nhiên trong khu vực thi công, sau khi được phát cây sẽ được nhà thầu thi công đào bỏ lớp đất hữu cơ hoặc lớp đất mặt theo giới hạn và độ sâu đó nếu trong hồ sơ thiết kế Các khu vực nền đường đi qua các ao, hồ, kênh, mương v.v trước khi đắp nền đường nhà thầu tiến hành vét bỏ toàn bộ lớp bùn (nếu có).
- Dọn sạch khu đất để xây dựng tuyến, chặt cây, đào gốc, dời các công trình kiến trúc cũ không thích hợp cho công trình mới, di chuyển các đường dây điện, cáp, di chuyển mồ mả
- Công tác này dự định tiến hành theo phương pháp dây chuyền, đi trước dây chuyền xây dựng cầu cống và đắp nền đường
- Chiều dài đoạn thi công là L = 3297.60 (m)
- Chiều rộng diện thi công trung bình trên toàn tuyến là 20 (m)
- Khối lượng cần phải dọn dẹp là: 20×3297.60 =65952 (m2)
- Theo định mức dự toán xây dựng cơ bản thì dọn dẹp cho 100 (m2) cần nhân công là 0,535 công/100m2, Máy ủi 110cv là: 0,0274 ca/100 m2
- Số ca máy ủi cần thiết là: 18 07
100
0274 0 65952
=
×
(công) Dự kiến tiến hành trong 11 ngày ⇒ số nhân công cần thiết: 220.94/18 = 14⇒ Chọn 14 công nhân
- Dự kiến sử dụng 1-2 máy ủi và 16 công nhân tiến hành trong 17 ngày
1.1.3 Phương tiện thông tin liên lạc
- Nhà thầu sẽ đặt máy điện thoại, máy fax tại Ban điều hành công trường và tại các mũi thi công để đảm bảo liên lạc với các bên liên quan liên tục 24/24h.
Trang 51.1.4 Cung cấp năng lượng và nước cho công trình
- Nhà thầu liên hệ với cơ quan điện lực địa phương để mua điện và lắp đặt đồng hồ Trong trường hợp nguồn điện không cấp được điện cho công trường nhà thầu dùng máy phát điện đẻ đảm bảo thi công liên tục Tại khu vực thi công có bố trí các cầu giao có nắp che chắc chắn bảo vệ và hệ thống đường dây treo trên cột dẫn tới các điểm dùng điện, có tiếp đất an toàn theo đúng tiêu chuẩn an toàn về điện hiện hành.
- Nhà thầu liên hệ với cơ quan địa phương để đảm bảo có nước sạch đủ tiêu chuẩn phục vụ thi công và sinh hoạt ở lán trại, văn phòng Cần xây dựng một số bể chứa nhỏ phục vụ thi công
1.1.5 Công tác lên ga
- Công tác lên khuôn đường nhằm cố định những vị trí chủ yếu của mặt cắt ngang nền đường trên thực địa để đảm bảo thi công nền đường đúng với thiết kế Dựa vào cọc tim và hồ sơ thiết kế để đánh dấu mép nền đường trên thực địa nhằm định rõ hình dạng nền đường, từ đó làm căn cứ để thi công.
- Mép nền đường được đánh dấu trên thực địa bằng các cọc gỗ nhỏ tại vị trí xác định được bằng cách đo (hoặc tính toán theo cao độ đắp) trên mặt cắt ngang kể từ vị trí cọc tim đường
- Có thể trong quá trình thi công một số thước mẫu bị mất, do vậy sẽ đặt thêm các tiêu chí đào đắp vừa rõ ràng vừa chắc chắn ở bên cạnh đường để chỉ dẫn cao độ thi công Tuy nhiên luôn luôn kiểm tra đối chiếu kích thước của nền đường.
- Đối với nền đắp, công tác lên khuôn đường bao gồm việc xác định độ cao đắp đất tại tim và mép đường, xác định chân ta luy Các cọc lên khuôn đường ở nền đắp thấp được đóng tại vị trí cọc H và cọc phụ, ở nền đắp cao được đóng cọc cách nhau 20m
và ở đường cong cách nhau 5-10m Đối với nền đào, các cọc lên khuôn đường đều phải dời ra khỏi phạm vi thi công, trên các cọc này sẽ ghi lý trình và chiều sâu đào.
1.1.6 Kết luận:
- Công tác thi công nền đường gồm các thiết bị thi công như sau;
+Máy ủi 110cv 02 chiếc
+Nhân công bậc 3/7 20 người
1.2 THIẾT KẾ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN TUYẾN
1.2.1 Trình tự thi công 1 cống,
∗ Sản xuất ống Cống tại hiện trường.
- Sau khi chuẩn bị mặt bằng, đúc bê tông đế móng, ống cống trên cơ sở hồ sơ thiết kế, trình TVGS các vật liệu sử dụng trong bê tông xi măng: Nguồn ngốc vật liệu, phiếu thi nghiệm vật liệu, phiếu thành phần cấp phối trong bê tông.
Trang 6- Gia công cốt thép đế móng, ống cống:
+ Cốt thép trước khi gia công phải được làm sạch loại bỏ bùn đất, dầu mỡ, sơn chống rỉ, vẩy sắt hoặc các lớp bọc khác có thể làm giảm hay phá huỷ sự liên kết giữa
bê tông và cốt thép mới được đưa vào để thi công.
+ Dùng máy cắt kết hợp với nhân lực, cắt thép đúng kích thước như hồ sơ thiết kế
đó quy định.
+ Nhân lực gia công cốt thép và buộc đúng bản vẽ
+ Biện pháp nối cốt thép có thể bằng phương pháp hàn hoặc buộc Khi dùng phương pháp buộc thì mối nối giữa các thanh phải chồng lên nhau tối thiểu 20 lần đường kính thanh thép Khi dùng phương pháp hàn thì các mối hàn phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Bề mặt nhẵn, không cháy, không được đứt quãng, khôngthu hẹp cục bộ và không có bọt Chiều dày và chiều cao đường hàn theo thiết kế.
+ Khi lắp đặt cốt thép phải chú ý đến chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép, muốn vậy phải dùng con kê (Con kê được đổ bằng vữa xi măng cát vàng có chiều dày bằng lớp bảo vệ cốt thép) để kê cốt thép và giữ cho cốt thép được ổn định.
+ Yêu cầu khi lắp đặt cốt thép phải được cố định chắc chắn không bị xộc xệch trước và trong khi đổ bê tông.
Gia công ván khuôn:
Lắp dựng:
- Cốp pha, đà giáo phải được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định,
dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đổ và đầm bê tông.
- Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng, bảo vệ cho bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
- Cốp pha khi tiếp xúc với bê tông cần được chống dính.
- Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng không bị trượt và không bị biến dạng khi chịu tải trọng trong quá trình thi công.
- Khi lắp dựng cốp pha đà giáo được sai số cho phép theo quy phạm.
Tháo dỡ:
- Cốp pha, đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và tải trọng thi công khác Khi tháo dỡ côp pha cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu
bê tông.
- Các bộ phận cốp pha đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn có thể tháo dỡ khi bê tông đạt 50daN/cm2.
Trang 7- Đối với côp pha đà giáo chịu lực chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ quy định theo quy phạm.
- Đổ bê tông:
+ Cấp phối bê tông sử dụng được phòng thí nghiệm hiện trường thực hiện trên cơ
sở sử dụng vật tư thực tế và được chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế chấp thuận Bê tông sử dụng hai loại chính là M200 đá 1x2 độ sụt 6-8 dùng cho bê tông ống cống, Bê tông M200 đá 2x4 độ sụt 2-4 dùng cho bê tông đế cống.
+ Bê tông ống cống được trộn bằng máy trộn BTXM 250 lít và đầm bằng đầm dùi kết hợp đầm rung.
+ Trước khi đổ bê tông ống cống mời TVGS nghiệm thu các hạng mục ẩn dấu như nghiệm thu ván khuôn, cốt thép Trong quá trình đổ bê tông từng công đoạn nhà thầu tiến hành đúc mẫu thử, kích thước là DxH=15x30cm.
+ Việc lấy mẫu bê tông lập biên bản giữa nhà thầu và TVGS, ngoài ra sổ nhật ký công trình phải ghi rõ tình hình thời tiết thi công bê tông hằng ngày mẫu thí nghiệm được khắc chữ chìm và bảo dưỡng đúng quy trình.
+ Khi đúc ống cống xong, sau khi có kết quả thí nghiệm mẫu bê tông (phải đạt cường độ theo thiết kế) tiến hành kiểm tra, nghiệm thu xuất xưởng
• Trình tự đổ bê tông như sau:
Trước hết ta đổ 15-20% lượng nước vào thùng trộn của máy, sau đó cho hỗn hợp
xi măng, cát vàng, đá dăm vào cùng một lúc Trong quá trình trộn hỗn hợp cốt liệu đồng thời ta cho nốt lượng nước còn lại cho đến hết, cứ thế trộn đều Để tránh hiện tượng dính bám của bê tông vào thùng trộn, cứ sau một giờ trộn ta đổ toàn bộ cốt liệu lớn (đá dăm) và nước cho một mẻ trộn vào thùng và quay đều trong thời gian khoảng 5 phút sau đó mới tiếp tục cho xi măng, cát vào trộn.
- Cần kiểm tra độ sụt của hỗn hợp bê tông sau khi ra khỏi máy trộn để kịp thời điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
- Vận chuyển hỗn hợp bê tông từ máy trộn ra vị trí đổ bằng xe cải tiến chuyên dụng Khi vận chuyển cần chú ý để đảm bảo cho hỗn hợp bê tông không bị phân tầng và mất nước xi măng.
- Quá trình đổ cần chú ý mấy điểm sau: Bố trí mặt bằng trộn, đổ bê tông hợp lý,
sử dụng máng tôn để đổ bê tông để đưa hỗn hợp từ trên cao xuống tránh hiện tượng phân tầng (chiều cao đổ cho phép nhỏ hơn 1,5m) Thời gian từ khi trộn xong cho đến khi thi công không được quá 45 phút Nếu quá thời gian trên thì phải trộn lại hay vứt bỏ.
Trang 8- Đầm bê tông bằng đầm dùi có công suất 1,5 KW kết hợp đầm bàn tuỳ thuộc vào thiết kế khối bê tông và các loại cấu kiện Đầm cho đến khi bọt khí, nước vữa xi măng nổi hết lên trên bề mặt lớp bê tông mới đạt yêu cầu.
- Trong quá trình đổ bê tông nếu gặp trời mưa to thì cần phải che chẵn cẩn thận không để nước mưa ngấm vào bê tông hay làm rỗ mặt bê tông Khi gặp trời nắng to thì phải có biện pháp che đậy khối đổ và tạo đổ ẩm cho bê tông tránh bị rạn nứt do
co ngót.
• Công tác bảo dưỡng bê tông và tháo dỡ ván khuôn:
- Sau khi đổ bê tông Nhà thầu tiến hành bảo dưỡng trong điều kiện nhiệt độ và
độ ẩm quy định để bê tông đông cứng và ngăn ngừa các yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.
- Bảo dưỡng bê tông phải được tiến hành muộn nhất sau 10 tiếng đồng hồ sau khi đổ bê tông Bê tông cần được bảo dưỡng tốt bằng biện pháp che phủ và tưới nước nhằm giữ chế độ nhiệt ẩm cần thiết cho bê tông tăng dần cường độ, ngăn ngừa các biện dạng do nhiệt độ và co ngót gây ra Trong trường hợp trời nắng và có gió thì sau 2 đến 3 giờ phải được bảo dưỡng ngay và liên tục trong 7 ngày đêm Biện pháp bảo dưỡng bằng cách che phủ bao tải và tưới nước.
- Nếu không có quy định trong hồ sơ thiết kế, chỉ tháo dỡ ván khuôn khi cường
độ của bê tông ≥ 70% trừ khi TVGS có sự chấp thuận khác.
- Ván khuôn khi tháo dỡ cần thao tác nhẹ nhàng tránh làm sứt vỡ cạnh khối đổ Ván khuôn tháo ra phải để gọn không gây cản trở thi công và được lau chùi sạch sẽ, bảo quản để sử dụng lần sau Khi bề mặt bê tông bị khuyết tật thì phải dùng vữa xi măng - cát vàng mác 100 để sửa chữa sao cho thoả mãn yêu cầu về kỹ thuật, độ bằng phẳng và đồng đều của khối bê tông.
* Công tác kiểm tra chất lượng thi công được tiến hành ở tất cả các khâu: + Kiểm tra vật liệu.
+ Gia công lắp đặt ván khuôn, giằng chống, đà giáo, cốt thép.
+ Trộn hỗn hợp bê tông.
+ Đổ và bảo dưỡng bê tông.
+ Độ sai lệch của kết cấu sau khi thi công.
- Kiểm tra độ sụt ngay khi mẻ trộn đầu tiên của mỗi ca để kịp thời điều chỉnh lại tỷ lệ N/X.
- Quá trình vận chuyển hỗn hợp vữa bê tông phải đảm bảo hỗn hợp bê tông không
bị phân tầng và mất nước xi măng.
Trang 9- Quá trình đổ và đầm bê tông.
- Chất lượng bê tông được đánh giá qua việc lấy mẫu nén ép cho hỗn hợp Mẫu có kích thước DxH=15x30cm được lấy ngay tại nơi đổ cho mỗi ca làm việc Mẫu thí nghiệm được lấy theo từng tổ, mỗi tổ 3 viên và được lấy cùng một lúc, cùng một chỗ và được bảo dưỡng trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tương đương với môi trường Tiến hành thí nghiệm ép mẫu theo 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Tiến hành ép nén mẫu thí nghiệm sau 7 ngày thì cường độ của bê tông phải đạt 75% cường độ của mẫu bê tông sau 28 ngày.
+ Giai đoạn 2: Tiến hành ép nén mẫu thí nghiệm sau 28 ngày thì cường độ của
bê tông phải đạt 100% cường độ của mẫu bê tông thiết kế Cường độ tính toán để đánh giá chất lượng bê tông là cường độ ép nén mẫu ở 28 ngày tuổi và là giá trị trung bình của từng tổ mẫu Giá trị này phải bằng hoặc lớn cường độ của mẫu bê tông thiết kế.
- Kiểm tra và nghiệm thu ống cống trước khi vận chuyển tới vị trí thi công.
- Xác định vị trí cống tại thực địa, cắm cọc, truyền cao độ tới vị trí thi công cống.
- Tập kết vật liệu tới vị trí thi công như cát, đá, xi măng, nước
- Vận chuyển cống tới vị trí thi công;
* Thi công đào hố móng.
- Định vị cống theo đúng vị trí trong hồ sơ thiết kế.
- Nhà thầu tiến hành đào đất móng ống cống bằng máy xúc kết hợp nhân lực đúng kích thước hình học theo yêu cầu thiết kế của từng cống, chuyển đổ đất đi đúng nơi quy định bằng ô tô Máy xúc đào đất tạo thành hố móng đến cao độ thiết kế, chỉnh sửa chính xác vị trí kích thước hình học bằng thủ công.
- Dùng máy toàn đạc định vị tim móng cống.
- Trong quá trình đào đất hố móng luôn luôn đảm bảo độ dốc thoát nước mặt Khi đào sâu hố móng, nếu có nước ngầm thấm vào hố móng Nhà Thầu sẽ bố trí đào rãnh thu nước và bơm nước bằng máy bơm.
- Hố móng được tạo đủ rộng để có thể thi công Vách hố móng đảm bảo ổn định bằng cách tạo mái dốc tuỳ theo điều kiện địa chất Trong trường hợp mái dốc không đảm bảo ổn định nhà thầu tiến hành đóng cọc ván để chống vách
- Nếu khi đào hố móng cống gặp trường hợp địa chất khác với hồ sơ thiết kế thì nhà thầu sẽ báo với chủ đầu tư và TVGS để có phương án giải quyết kịp thời Trước khi đặt đế móng và ống cống, hố móng đào phải được sửa sang đúng cao độ và độ dốc của cống.
- Đáy móng phải đầm chặt đúng quy định hiện hành Bất kỳ phần nào của đáy hố móng bị hư hại được đào thêm theo yêu cầu của TVGS Phần đào thêm này được
Trang 10thay bằng vật liệu thích hợp được TVGS chấp thuận sau đó đàm chặt đúng yêu cầu đến cao độ đáy móng.
- Nghiệm thu hố móng với TVGS khi làm xong và chuyển giai đoạn thi công hạng mục tiếp theo.
+ Trước khi hạ lắp, ống cống được kiểm tra lại chất lượng tại hiện trường.
+ Các ống cống bê tông cốt thép đặt cẩn thận, đầu dương được đặt phía thượng lưu, đầu âm được lắp hoàn toàn vào đầu có gờ theo tim cống và độ dốc thiết kế Hàng ống cống đặt sao cho tim ống cống trùng nhau, thẳng, ngang bằng hợp lý.
+ Trước khi đặt ống cống bê tông cốt thép kế tiếp nhau, nửa dưới của gờ đoạn trước trát vữa xi măng ở phía trong đủ dày để làm cho mặt trong của các ống đối đầu nhau tràn đầy vữa và tạo phẳng.
* Thi công mối nối và nhựa đường ống cống.
- Sau khi đặt ống cống bê tông cốt thép, phần còn lại của các mối nối được nhét đầy vữa xi măng mác M125 theo quy định và đắp thêm đủ vữa để làm thành một đường gân bọc quanh mối nối Với kích thước là 12 x 4 x4 cm.
- Bề mặt tiếp xúc ở các ống cống được vệ sinh sạch sẽ, ẩm khi bắt đầu trột vữa Sau khi nhét vữa vào toàn bộ mặt phía trong của khe ống cống, gờ nối ống cống sẽ được lắp vào đúng vị trí Phía trong mối nối được vệ sinh sạch sẽ và làm nhẵn được bảo dưỡng bằng bao tải và giữ độ ẩm thường xuyên trong ít nhất 7 ngày Vữa phía ngoài giữ độ ẩm trong 2 ngày hoặc cho đến khi TVGS cho phép tiến hành lắp đất Yêu cầu sao cho sau khi thi công lớp này nước không thể thấm từ trong cống ra ngoài cống qua các khe mối nối.
- Ống cống được quét nhựa đường nóng, quét đều khắp phía ngoài cống.
- Bên trong ống cống được lau sạch bụi, vữa thừa và các vật liệu khác trong quá trình đặt ống cống và đảm bảo sạch sẽ khi hoàn thành công việc.
* Xây tường đầu tường cách hạ lưu, thượng luu (hoặc hố thu thượng lưu)
- Xây tường đầu, tường cách hạ lưu, thượng lưu (hoặc hố thu thượng lưu) xây bằng đá hộc M100, cách thức thi công
- Kỹ thuật lên ga kỹ thuật để xây dựng, đảm bảo cho lên đảm bảo kích thước hình học theo bản vẽ thi công.
* Trát vữa xi măng M125 dày 2cmtường cánh hạ lưu, thượng lưu (hoặc hố thu thượng lưu).
- Nhân công thi công trát yêu cầu phải đảm bảo độ phẳng, chiều dày lớp trát
Trang 11* Thi công đắp đất mang cống bằng đầm cóc.
- Ô tô vận chuyển đất đắp hai bên cống từ mỏ về, dùng nhân lực san đất thành từng lớp với chiều dày 15cm.
- Dùng đầm cóc đầm chặt lớp đất đắp, khi đắp cát cống đắp đối xứng 2 bên Trong quá trình đắp cát nhà thầu luôn chú ý không để phá vỡ các kết cấu của cống.Từng lớp đều phải kiểm tra độ chặt, chỉ được đắp tiếp khi được sự chấp thuận của TVGS.
* Gia cố thượng hạ lưu cống (nến có).
- Biện pháp gia cố có thể dùng đá hộc xếp khan, xếp phải đảm bảo cao độ, kích thước hình học theo đúng bản vẽ thi công.
* Biện pháp thi công đảm bảo chất lượng
- Các ống cống đặt đúng vị trí, thẳng với trục dọc của cống và phù hợp với dòng chảy tự nhiên.
- Mặt trong và mặt ngoài của ống cống bằng phẳng và nhẵn, toàn bộ đường ống không có vết nứt, vết rạn, vết tổ ong, chỗ sứt và bề mặt sù sì.
- Những thông số sau đây được ghi rõ trên mỗi phần của bê tông đúc sẵn:
Trang 12- Cống được đặt đúng vị trí thoát nước dễ dàng, cống đặt xong thẳng, phẳng đúng cao độ và độ dốc thiết kế.
- Độ chặt của đất đắp hố móng, mang cống và trên đỉnh cống kiểm tra thường xuyên trước khi đắp lớp tiếp theo.
- Để đảm bảo chất lượng công trình, quá trình thi công nhà thầu tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật công nghệ thi công, đặc biệt chú ý các vấn đề sau đây:
- Bảo đảm chất lượng vật liệu đưa vào xây dựng đưa vào thi công đúng chúng loại vật liệu đó kiểm tra chất lượng và được TVGS cũng như chủ đầu tư chấp thuận.
- Vật liệu bán thành phẩm đúng theo nguồn gốc, đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu hồ sơ thiết kế, đúng quy trình.
- Bảo đảm hệ thống đo lường trộn bê tông theo đúng tỷ lệ cấp phối thiết kế
Bê tông được trộn kỹ đảm bảo độ sụt, cường độ kiểm tra độ sụt bê tông ngay tại hiện trường để điều chỉnh lượng nước cho phù hợp tỷ lệ cấp phối thiết kế.
- Sử dụng ván khuôn thép, đảm bảo bề mặt bằng phẳng, đủ độ cứng, kín khít
và không biến dạng
* Kiểm tra và nghiệm thu
- Ống cống phải được kiểm tra và nghiệm thu trước khi đem đi thi công.
- Kiểm tra độ cao, kích thước và địa chất đáy móng phù hợp với hồ sơ thiết kế và được sự đồng ý của Kỹ sư TVGS bằng văn bản mới được phép thi công việc tiếp theo.
- Cống tròn được đặt theo đúng vị trí thoát nước dễ dàng, cống đặt xong đảm bảo bằng tim trục, đúng cao độ và độ dốc thiết kế, sai số của độ dốc đáy cống là ± 10mm, nhưng phải đảm bảo đồng đều giữa cửa vào và cửa ra.
- Độ chặt của từng lớp đất đắp hố móng, hai bên mang cống và trên đỉnh cống sẽ kiểm tra thường xuyên trước khi đắp lớp tiếp theo.
1.2.2Khối lượng vật liệu cống bê tông cốt thép và tính toán hao phí máy móc, nhân công.
*Tuyến đường F – G gồm có 4 vị trí cống tròn BTCT Trong đó 3 cống có khẩu
Trang 13-Khối lượng bê tông cần dùng 7.8 m3.
Thành phần hao phí
Đơn
AF.13323
Sản xuất ống cống bằng máy trộn đổ bằng thủ công
Nhân công bậc 3/7Đầm rùi 1.5KWMáy trộn 250l
Côngcaca
2812
* Tính toán năng suất vận chuyển và lắp đặt cống
- Để vận chuyển và lắp đặt cống dự kiến tổ bốc xếp gồm :
- 1 xe HUYNDAI trọng tải 12 T vận chuyển cống
- 01 máy xúc 1.25m3 để cẩu cống lên xuống xe ô tô và cẩu cống trong quá trình lắp đặt thi công
- Nhân lực lấy từ số công nhân hạ chỉnh cống
- Tốc độ xe chạy trên đường tạm: + Không tải 30Km/h
+ Có tải 20Km/h
Thời gian quay đầu 5 phút, thời gian bốc xếp 1 đốt cống mất 15 phút
Thời gian của một chuyến xe là: t=
n.15' 5' 30
L 20
n - Số đốt cống vận chuyển trong một chuyến xe
+ Cống φ1.25 mỗi chuyến chở được 8 ống cống, quãng đường vận chuyển từ bãi tập kết tới vị trí thi công là 1.2km
Vậy số ca thiết để vận chuyển 15 đốt cống là 0.4ca.
- Tính toán số ca máy đào 1.25m3 cẩu lên xe và xuống xe: Năng suất lắp đắp đặt của máy đào 1.25m3 là 72 đốt/ca
+ Số cống lắp đặt là 15 cống
Vậy số ca lắp đặt cống là 0.2ca.
1.2.3 Tính toán khối lượng đào đắp hố móng và số ca công tác
* Khối lượng đất đào được tính theo công thức: V = a.H.L
Trong đó:
Trang 14a - Chiều rộng đáy hố móng, a =φ + 2 (m);
L - Chiều dài cống
H - Chiều sâu hố móng (tính từ mặt đất tự nhiên đến đáy hố móng
* Khối lượng đào đất hố móng đất C2 tính tính được là: 82,74m3
- Khối lượng đắp đất mang cống K95 bằng đầm cóc: 69,15m3
* Số ca máy đào dung tích máy 1.25m3 và số ca đầm cóc được thể hiện trong bảng; (3.1.1)
Đơn vị
Công Ca
AB.25222
Đào móng bằng máy đào ≤ 1.25m3
82,74 Nhân công bậc 3/7
Máy đào
Côngca
200.2
AB.65130
Đắp đất bằng đầm cóc, độ chặt yêu cầu
533-01 Khối lượng lớp đá dăm đệm dày 10cm là: 6.88m3
Bảng xã định số công làm móng CPDD bằng phương pháp thủ công.
Mã hiệu Công tác
xây lắp
Khối lượng M3
Thành phần hao phí
Đơn vị
Công Ca
* Công tác gia cố thượng hạ lưu
- Khối lượng gia cố hượng hạ lưu là 40.55m3
- Gia cố thượng lưu : Lát khan một lớp đá dày 20cm trên lớp đá dăm dày 10cm
- Gia cố hạ lưu : Lát khan lớp đá dày 20cm trên lớp đá dăm dày 10cm
Bảng xã định số công ca gia cố bằng đá hộc xếp khan.(3.1.2)
Mã
hiệu
Công tác xây lắp
Khối lượng M3
Thành phần hao phí
Đơn vị
Công Ca
Trang 15* Khối lượng xây lắp móng thân cống móng tường đầu tường cánh thượng hạ lưu, đầu cống thượng hạ lưu, là xây bằng đá hộc xây vữa M100 Khối lượng 46.10m3
Tổng hợp vật liệu xây dựng 46,10 m3 đá hộc xây vữa M100 và số công xây dựng
Bảng tổng hợp khối lượng xây lắp đá hộc xây M100(bảng 3.1.3)
Mã hiệu
Công tác xây lắp
Khối lượng M3
Thành phần hao phí
Khối lượng
Đơn vị
Công Ca
Đá hộc m3
Đá dăm M3
Cát vàng M3
XM PC30 Kg
AE.11215
Đá hộc xây vữa M100
46,10
Nhân công bậc 3/7
55,32 2,63 20,98 20743 Công 75
1.2.6 Tính toán công tác phòng nước mối nối cống
* Công tác phòng nước mối nối cống đối với cống thi công theo phương pháp âm dương thì công tác phòng nước mối nối cống là công tác Dùng vữa xi măng miết mạch môi nối để tránh nước ngấm vào trng cống gây phá hoại cống làm ảnh hưởng tới tuổi tho công trình
- Khối lượng vữa xi măng miết mạch cống là: 0.045m3
- Số nhân công công thiết để thi công là: 1 công
1.2.7 Tính toán khối lượng đất đắp trên cống
* Khối lượng đất đắp trên cống được hiện bằng sơ đồ như hình vẽ sau;
- Khối lượng đất đắp trên cống với tổng số là: 69,15
- Việc thi công lớp đất này ta phải dùng đầm cóc để đắp với độ chặt yêu câu là K95,
để đảm bảo kỹ thuật và tránh sự dịch chuyển của cống
Bảng tổng hợp số công ca đất đắp trên cống bằng đầm cóc đạt độ chặt K95 (bảng 3.1.4 )
Đơn vị
Công Ca
Trang 16Đắp đất bằng đầm cóc, độ chặt yêu cầu
K95
69,15 Nhân công bậc 3/7
Đầm cóc Côngca 3.57
1.2.8 Tính toán số ca máy cần thiết để vận chuyển vật liệu
Đá hộc, đá dăm, xi măng và cát được vận chuyển bằng xe HUYNDAI 12T với cự ly vận chuyển 5 Km
Năng suất vận chuyển được tính theo công thức sau :
tV
LVL
KKTPP
2 1
tt t vc
++
V2 = Vận tốc khi xe không có tải V2 = 30 Km/h
t : Thời gian xếp dỡ vật liệu t = 8 phút
60
830
5205
10.882t
V
LVL
KKTPP
2 1
tt t vc
++
×
×
×
=++
- Đà hộc được vận chuyển từ mỏ vật liệu với cự ly 8Km với khối lượng: 55,32m3
- Đá dăm được vận chuyển từ mỏ vật liệu với cự ly 8Km với khối lượng: 9.8 m3
- Cát Vàng được vận chuyển từ bãi cự ly 5km với khối lượng: 25,5 m3
- Cấp phối đá dăm vận chuyển từ mỏ cự ly 8km với khối lượng: 6,88m3
- Xi măng được vận chuyển từ đại lý cự ly 5km khối lượng: 23,12 tấn
Vậy số ca ô tô 12T cần thiết để vận chuyển vật liệu là: 3.5 ca
1.2.9 Tổng hợp số ngày công xây dựng cống
Bảng tổng hợp số ngày công xây dựng cống;
- Công tác làm móng: 02 công
Trang 17- Công tác đá dăm đệm : 0.7 công
- Công tác đá hộc xây M100: 75 công
- Công tác làm mối nối: 01 công
- Công tác trát vữa M125: 1.5 công
- Công tác hoàn thiện: 07 công
- Công tác đá hộc xếp khan: 2.3 công
- Vậy số ngày công xây dựng công là 90 công
* Kết luận thời gian xây dựng cống là 16ngày
- Nhân công 3/7: 12 người
- Ôtô huyn đai 12T: 01 cái
- Máy đào ≥110cv: 01 cái
* Trình tự thi công nền đường
- Công tác đào khuôn đường
- Công tác xáo xới lu lèn K98
1.3.1 Thiết kế điều phối đất
- Đất ở phần đào của trắc ngang chuyển hoàn toàn sang phần đắp với những trắc ngang có cả đào và đắp Vì bề rộng của trắc ngang nhỏ nên bao giờ cũng ưu tiên điều phối ngang trước, cự ly vận chuyển ngang được lấy bằng khoảng cách trọng tâm của phần đào
và trọng tâm phần đắp
- Khi điều phối ngang không hết đất thì phải tiến hành điều phối dọc, tức là vận chuyển đất từ phần đào sang phần đắp theo chiều dọc tuyến Muốn tiến hành công tác này một cách kinh tế nhất thì phải điều phối sao cho tổng giá thành đào và vận chuyển đất là nhỏ nhất so với các phương án khác Chỉ điều phối dọc trong cự ly vận chuyển kinh tế được xác định bởi công thức sau: L = k×(l + l + l )
Trang 18Tuy nhiên, do yêu cầu đảm bảo cảnh quan nơi vùng tuyến đi qua nên ưu tiên phương
án vận chuyển dọc hết đất từ nền đào sang nền đắp hạn chế đổ đất thừa đi chỗ khác
- Lập bảng tính toán khối lượng đất theo cọc 100m và khối lượng đất tích luỹ theo cọc Từ bảng tính toán vẽ biểu đồ khối lượng đất theo cọc 100m và biểu đồ đường cong tích luỹ đất Nhưng do tuyến đường F – G là truyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn C3 đồng bằng do đó khối lượng đào là rất nhỏ so với khối lượng đắp Nên trong bài làm không vẽ đường cong tích lũy
* Các đoạn thiết kế điều phối dọc: Tuyến không dùng đất tận dụng để đắp
* Điều phối đất:
- Nhiệm vụ của thiết kế điều phối đất là vạch các đường điều phối sao cho việc xử
lý đất trên toàn tuyến hoặc trên một đoạn tuyến thiết kế là hợp lý và kinh tế nhất
- Lợi dụng tính chất của đường cong tích lũy để vạch các đường điều phối có công vận chuyển ít nhất, đồng thời thỏa mãn các điều kiện làm việc kinh tế của máy
- Khi vạch đường điều phối cắt qua nhiều nhánh của đường cong tích lũy thì đường
có công vận chuyển ít nhất là đường thỏa mãn:
- Tổng các đoạn điều phối lẻ bằng tổng các đoạn điều phối chẵn khi số nhánh là chẵn
- Hiệu của tổng các đoạn điều phối chẵn với tổng các đoạn điều phối lẻ bằng cự ly kinh tế của máy khi số nhánh là lẻ
- Với chiều sâu đào đắp của tuyến là khả nhỏ, vì thế việc sử dụng máy đào mang lại hiệu quả không cao, với chiều sâu đào thấp (thường <1.5m) thì việc dung máy ủi có hiệu quả hơn, xong máy ủi lại không vận chuyển được đất đi xa (thường ≤ 100m) Do đó, trên các nhánh đã điều phối bằng đường điều phối chính tiếp tục vạch thêm các đường điều phối phụ sao cho cự ly vận chuyển trung bình ≤ 100m để có thể sử dụng máy ủi vận chuyển đất Tuy nhiên, cũng cần xem xét đến độ dốc dọc, không nên để máy ủi thi công ngược dốc quá lớn
- Sau khi vạch đường điều phối đất xong ta tiến hành tính toán khối lượng và cự ly vận chuyển thoả mãn điều kiện làm việc kinh tế của máy và nhân lực
Các loại vận chuyển được xét :
Khối lượng vận chuyển ngang đào bù đắp Vn
Trang 19Khối lượng vận chuyển dọc đào bù đắp trong phạm vi từng đoạn 100m V0
Khối lượng vận chuyển dọc đào bù đắp giữa các đoạn 100m Vd
Khối lượng đất vận chuyển ngang đổ đi Vđổ
Khối lượng đất vận chuyển từ mỏ về Vmỏ
- Các tính toán chi tiết được trình bày ở bản vẽ Thi công nền đường
1.3.2Phân đoạn thi công nền đường
-Phân đoạn thi công nền đường dựa trên cơ sở đảm bảo cho sự điều động máy móc nhân lực thuận tiện nhất, kinh tế nhất, đồng thời cần đảm bảo khối lượng công tác trên các đoạn thi công tương đối đều nhau giúp cho dây chuyền thi công đều đặn
Dự kiến chọn máy chủ đạo thi công nền đường như sau:
- Máy ủi 110cv cho những đoạn đường có cự ly ≤ 100m
- Máy đào và ôtô tự đổ HUYNDAI loại 12 tấn với đoạn có cự li vận chuyển >100m
- Nhận thấy cự ly vận chuyển đất trên toàn tuyến đều lớn vì vậy chọn máy thi công chủ đạo là ôtô và máy đào, một vài vị trí nhỏ sử dụng máy ủi vận chuyển đất cự li <100m
- Việc phận đoạn thi công vì vậy được lựa chọn cách chia theo lí trình nhằm cân đối khối lượng thi công giữa các đội và phối hợp sử dụng nhân công máy móc với các công việc khác để đạt hiệu quả cao nhất Các đoạn được chia như sau
1.3.3 Chọn phương pháp tổ chức thi công và tính toán số công, số ca máy
* Đặc điểm của phương pháp thi công nền đường
- Khố ilượng công tác phân bố không đều trên tuyến: Khối lượng công tác phân bố
không đều theo chiều dài tuyến thi công sẽ làm cho kỹ thuật thi công và thời gian thi công ở các đoạn khác nhau không bằng nhau, gây khó khăn cho việc tổ chức thi công dây chuyền
và cho công tác tổ chức điều hành sản xuất
- Qua đặc điểm trên nên ta chọn phương thi công cho nền đường nền đường ô tô theo phương pháp tuần từ cộng phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp để thi công nền đường
* Tính toán công ca máy trong việc thi công nền đường
- Số công ca máy thi công nền đường được tính áp dụng theo định mức xây dựng 1776/2007 của BXD ban hành
- Các hạng mục công việc được tính toàn tuần tự trong bảng tổng hợp thi công các hạng mục của nền đường
- Khối lượng nhân công, ca máy tổng thể cho tuyến đường, được xác định cụ thể như trong bảng tính
- Vậy khối lượng tổng thể thi công nền đường được tính toán cụ thể trong bảng từng hạ mục công việc một
Trang 21Bảng tổng hợp khối lượng nhân công ca máy cụ thể trong thi công nền đường
(bảng 3.1.4)
STT Mã hiệu Tên công tác / vật tư Đơn vị Khối
lượng
Định mức hao phí Khối lượng hao phí Nhân
công Máy
nhân công Máy
1
AB.32122 Đào vận chuyển đất ≤
50m bằng máy ủi ≤ 110cv - Đất cấp II
b.) Nhân công
c.) Máy thi công
2
AB.24133 Đào xúc đất bằng máy
đào ≤ 1,25 m3 - Đất cấp III
100m3 104.30
b.) Nhân công
c.) Máy thi công
100m3 1083.5
5
b.) Nhân công
c.) Máy thi công
AB.24133 Đào xúc đất bằng máy
đào ≤ 1,25 m3 - Đất cấp III
100m3 1224.4
1
b.) Nhân công
c.) Máy thi công
Trang 22AB41443 Vận chuyển đất cự ly ≤
1000m.Ô tô tự đổ 12 tấn
- Đất cấp III
100m3 /1km 1224.4 1
AB.42143 Vận chuyển đất cự ly ≤
2km Ô tô tự đổ 12 tấn - Đất cấp III
100m3 /1km 1224.4 1
c.) Máy thi công
4
AB.62134 San đầm đất bằng máy
đầm 25 tấn - Độ chặt yêu cầu K = 0,98
100m3 101.74
b.) Nhân công
c.) Máy thi công
AB.24133 Đào xúc đất bằng máy
đào ≤ 1,25 m3 - Đất cấp III
100m3 118.02
b.) Nhân công
c.) Máy thi công
118.02
AB.42143 Vận chuyển đất cự ly ≤
2km Ô tô tự đổ 12 tấn - Đất cấp III
100m3 /1km
100m3 1.28
b.) Nhân công
c.) Máy thi công
Trang 23M018 Ôtô tự đổ 12 T Ca 0.77
6
AB.24133 Đào khuôn đường bằng
máy đào ≤ 1.25m3 - Đất cấp III
100m3 15.7
b.) Nhân công
c.) Máy thi công
100m3 1.65
b.) Nhân công
c.) Máy thi công
100m3 1.42
b.) Nhân công
c.) Máy thi công
* Sô công ca máy áp dụng cho từng đoạn thi công cụ thể.
Tuyến đường được chia làm hai đoạn để thi công;
Đoạn 1: Từ Km0.00 -:- Km1 +500.00 đoạn thi công toàn bộ bằng đường đắp
Đoạn 2: Từ Km1+500.00 -:- Km3+151.08 đoạn thi công cả đoàn lẫn đắp
- Trong quá trình thi công thì hai đội có thể hỗi chợ thi công lẫn nhau, để đảm bảo tiến độ thi công nền đường được nhanh nhất
Trang 24Bảng tổng hợp số máy, nhân công cho từng đoạn thi công
- Máy chính ở đây là máy đào và ô tô vận chuyển
1.3.4Thành lập đội thi công nền đường
* Dựa vào khối lượng công việc nên ta chia việc thi công nền đường làm 2 đội
- Một đội chuyên thi công phần nền đường như đào đắp nền đường
- Một đội thi công các công trình phụ trợ như cống, đúc các cấu kiện phục vụ thi công nền đường như cọc tiêu
* Chú ý: ngoài nhân công còn một đô ngũ Chỉ huy trưởng, cán bộ kỹ thuật, vật tư,
kế toán, thủ quỹ đó là một đội nghũ gián tiếp làm ra sản phẩm
1.4.1 Kết cấu mặt đường và phương pháp tổ chức thi công
* Kết cấu mặt đường gồm có 4 lớp được thể hiện như hình vẽ sau
Lớp 1:Bê tông nhựa chặt 9.5 có chiều dày 5cm
Lớp 2: Bê tông nhựa chặt 12.5 có chiều dày 7cm
Lớp 3: Cấp phối đá dăm loại I dày 28 cm
Lớp 4 : Cấp phối đá dăm loại II dày 30 cm
Trang 25- Do khối lượng mặt đường có khối lượng đồng đều trên toàn bộ tuyến tạo điều kiện rất lớn cho máy móc hoạt động đồng đều nhau trên toàn bộ chiều dài tuyến đường.
- Với một khoảng thời gian bằng nhau, trong thời kỳ hoạt động ổn định, dây chuyền sẽ hoàn thành những đoạn đường bằng nhau và các đoạn đường làm xong sẽ nối liền theo một hướng thành một dải liên tục và có thể đưa vào sử dụng ngay
- Không kể thời kỳ triển khai và hoàn tất của dây chuyền, trong thời kỳ ổn định của dây chuyền thì bất kỳ tại điểm nào tất cả các đơn vị chuyên nghiệp đều luôn luôn di động từ một đoạn đường ngắn này sang một đoạn đường ngắn khác hoặc di động liên tục và lần lượt hoàn thành toàn bộ công tác xây lắp Sau khi đơn vị chuyên nghiệp cuối cùng hoàn thành nhiệm vụ thì tuyến đường hoàn thành được xây dựng xong
* Ưu điểm của phương pháp thi công dây chyền.
- Sau thời kỳ khai triển dây chuyền, các đoạn đường làm xong được đưa vào sử dụng một cách liên tục, tạo thuận lợi ngay cho mọi mặt thi công (vận chuyển phục vụ thi công) đồng thời hiệu quả kinh tế của đường được phát huy ngay
- Máy móc phương tiện tập trung trong các đơn vị chuyên nghiệp tạo điều kiện sử dụng chúng có lợi nhất, dễ bảo dưỡng sửa chữa, dễ quản lý kiêm tra, bảo đảm máy móc làm việc có năng suất và các chỉ tiêu sử dụng khác cao
- Công nhân cũng được chuyên nghiệp hoá tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ, tăng năng suất và tăng chất lượng công tác
- Công việc thi công hàng ngày chỉ tập trung trong một phạm vi chiều dài khai triển dây chuyền do đó dễ chỉ đạo và kiêm tra, nhất là sau khi dây chuyền đã đi vào thời kỳ ổn định
- Phương pháp dây chuyền tạo điểu kiện nâng cao trình độ thi công nói chung (bắt buộc phải chỉ đạo phối hợp các khâu chặt chẽ, ăn khớp v.v ), tạo điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật
* Chọn hướng thi công tổ chức dây chuyền
- Đặc điểm vật liệu cung cấp của tuyến đường hướng thi công của tuyến đường là từ điểm F đến điểm G
* Nguồn cung cấp vật liệu;
-Với nguồn cung cấp đá dăm: Cấp phối đá dăm được mua tại mỏ vật liệu và được trở bãi tập kết vật liệu và được ủ trước khi thi công Với khoảng cách từ công trường tới
mỏ vật liệu là 8km
- Nguồn cung cấp BTN: Bê tông trong khi thi công thì trực tiếp được vật chuyển từ trạm trộn đến thẳng công trường thi công Khoảng cách từ trạm chộn đến công trường thi công
là 13 Km
Trang 261.4.2 Tính toán tốc độ dây chuyền
* Công thức tính tốc độ thi công dây chuyền theo công thức sau
- Dựa vào thời hạn thi công cho phép
min
L V
(T t t )
=
− − (m/ngày)
Trong đó: L là chiều dài tuyến đường 3297.60m
T số ngày theo lịch, T = 57 ngày
t1 - thời gian khai triển dây chuyền, t1 = 4 ngày
t2 - số ngày nghỉ (chủ nhật, ngày lễ, ngày mưa…), t2 = 8 ngày
Vậy:
02 70 ) 8 4 57 (
60 3297
Chọn V = 70 (m/ngày).
1.4.3 Tính toán số công, số ca máy
* Tính tính khối lượng cho một ca thi công (một ngày), để hoàn thành tốc độ dây chuyền theo tính toán là 80m/ngày.
- Lớp CPDD loại II: 11 x 0,3 x 70= 231 m3
- Lớp CPDD loại I: 11 x 0.28 x 70= 215.6m3
- Lớp BTNC 12.5 dày 7cm : 11 x 70 = 770m2
- Lớp BTNC 9.5 dày 5 cm: 11 x 70 = 770 m2
* Biện pháp thi công sơ bộ cho từng loại vật liệu.
- Thi công lớp CPDD: Dùng máy xúc, xúc lên ô tô vận chuyển Ô tô vận chuyên tới công trường rồi đổ vào máy rải (H rải = H tk x K) Sau đó lu len chặt đạt độ chặt yêu cầu thiết kế.
- Thi công BTNC: dùng ô tô vận chuyển, chở hỗn hợp BTN từ trạm chộn đổ vào máy rải và sau đó lu lèn chặt đạt độ chặt thiết kế.
- Dưới đây là bảng tổng hợp công, ca thi công tính cho tốc độ dây truyền là 70m/ngày.
Bảng tính công ca máy được tính chi tiết và cụ thể như trong bảng
(xem phụ lục 3.1.6)
Trang 27- Số công ca vận chuyển vật liệu phục vụ thi công cho một ca thi công và công tác tưới nhựa dính bán và tưới nhựa thấm bám.
- Với CPDD khoảng cách vận chuyển từ bãi tập kết vị trí thi công là ≤ 700M
- Bê tông nhựa vận chuyển từ trạm trộn tới vị trí thi công la 13 Km
- Lưu ý việc tính toán số công ca vận chuyển với ô tô sử dụng nhiều oại định mức khác nhau để tính toán
+ Công tác tưới nhựa thấm bám và dính bám
Bảng tính khối lượng công ca máy chi tiết (xem phụ lục bảng 3.1.7)
+ Công tác xúc và vận chuyển CPDD và BTNC từ trạm trộn về công trường để phục vụ thi công mặt đường Và công tác đắp lề đất K95
Bảng tính khối lượng công ca vận chuyển (xem phụ lục bảng 3.1.8)
+ Tính công ca đắp lề gia cố
Bảng tính khối lượng công ca đắp đất lề gia cố (xem phụ lục bảng 3.1.9)
1.4.4 Thành lập đội thi công mặt đường
* Dựa vào việc tính trên thì việc thi công mặt đường sẽ được 3 đội được bố trí công việc như sau:
- Đội 1: làm nhiệm vụ thi công lớp CPDD loại II và loại I với việc bố trí nhân lực
máy móc số ca máy như sau
- Trong việc xác định số lượng xe máy thi công tác đá dăm bằng công nghệ thi công theo phương pháp dây chuyền Ở đây ta đặc biệt phải đề ra phương án đó là phải luôn chuyển móc trong quá trình thi công Để đảm bảo cho máy có hiệu số năng suất máy cao nhất Vậy ở đây có hai lớp CPDD loại I và II, mỗi lớp đều chia làm 2 lớp để thi công Vậy khi thi công giữa các lớp thì ta có hệ số luôn chuyển máy để thi công Số lượng máy móc thi công ta sẽ lấy theo hạng mục nào thi công cần nhiều xe máy hơn, để quyết định số lượng xe máy thi công cho tác này Vậy ở đội I ta chọn thi công lớp CPDD dày 15cm để tính số lượng máy móc phục vụ thi công
Bảng xác định lượng xe máy cho thi công CPDD ( xem phụ lục bảng 3.1.10)
- Đội 2:Đội thi công lớp BTNC12.5 và 9.5 với việc bố trí nhân lực máy móc, số ca
máy như sau
- Trong việc xác định số lượng xe máy thi công tác BTNC bằng công nghệ thi công theo phương pháp dây chuyền Ở đây ta đặc biệt phải đề ra phương án đó là phải luôn chuyển móc trong quá trình thi công Để đảm bảo cho máy có hiệu số năng suất máy cao nhất Vậy ở đây có hai lớp BTNC12.5 và BTNC9.5, mỗi lớp có chiều dày lần lượt là 7cm
và 5cm Vậy khi thi công giữa các lớp thì ta có hệ số luôn chuyển máy để thi công Số
Trang 28lượng máy móc thi công ta sẽ lấy theo hạng mục nào thi công cần nhiều xe máy hơn, để quyết định số lượng xe máy thi công cho tác này Vậy ở đội II ta chọn thi công lớp BTNC12.5 dày 7cm để tính số lượng máy móc phục vụ thi công
Bảng xác định lượng xe máy cho thi công BTNC ( xem phụ lục bảng 3.1.11)
- Đội 3: Thi công đắp lề đường bằng đầm cóc, lắp dựng ván khuôn BTN.
1.5 LẬP TIẾN ĐỘ CHUNG TOÀN TUYẾN
* Tất cả các bản vẽ tiến độ thi công tổng thể của công trình, bảng tổng hợp số lượngmáy móc các loại, nhân công đi kèm, biểu đồ cung cấp và tiêu thụ vật liệu thi công mặt đường Đã được hiện tri tiết trong phần bản vẽ A1
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ THI
CÔNG CHI TIẾT NỀN ĐƯỜNG
2.1 BIỆN PHÁP THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG
* Xác định trình tự thi công của từng hạng mục nền đường: Dựa vào đặc điểm của tuyến đường, khối lượng thi công và năng lực máy móc của đội thi công, Ta chọn các bước thi công theo tuần tu như sau
- Công tác chuẩn bị thi công
- Công tác đào đất không thích hợp
- Công tác đào đất C3 nền đường
- Công tác đắp đất K95 nền đường
- Công tác đắp đất K98 nền đường
- Công tác đào rãnh
- Công tác đào khuôn đường
- Công tác xáo xới nền đường K98
- Công tác lu khuôn đường K98
* Công tác đào nền đường
Trang 29Công tác chuẩn bị hiện trường dùng máy đào kết hợp với ô tô vận
chuyển
- Kiểm tra lại cao độ hiện trạng trước khi đào.
- Đóng cọc tim, cọc biên để xác định vị trí, phạm vi đào nền đường.
- Cọc tim, mốc, phạm vi đào được cán bộ kỹ thuật chuẩn bị đầy đủ, tư vấn giám sát kiểm tra trước khi tiến hành.
Thi công nền đường đào Dùng máy đào kết hợp với ô tô vận chuyển
- Đào nền đường bao gồm mọi công việc đào hình thành lên nền đường, xây dựng và hoàn thiện nền đường, khuôn áo đường
- Khi dùng máy đào đào nền đường đào nông thi có thể đào 1 lần xong, nhưng đối với nền đường đào rộng, tương đối sâu thì phải đào nhiều lần, mỗi lần chỉ đào được 1 dải, chính vì vậy cần phải tính toán hợp lý các dải khoang đào, các khoang đào được bố trí theo mặt cắt ngang và cắt dọc Trước khi bố trí cần nắm vững tính năng của máy đào Khi bố trí các khoang đào cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Để đảm bảo giao thông trên tuyến thì trong quá trình thi công các vật liệu đào ra phải được vun gọn thành đống và được vận chuyển đi ngay tới vị trí qui định.
- Đường đào xong đến đâu tiến hành làm ngay hệ thống thoát nước đến đó, đảm bảo mặt đường luôn khô ráo.
- Trước khi đào hoặc đắp nền đường phải xây dựng hệ thống tiêu thoát nước, trước hết là tiêu nước bề mặt (nước mưa, nước ao hồ, cống rãnh…) ngăn không cho chảy vào nền đường Phải đào mương, khơi rãnh, đắp bờ con trạch.
- Tiết diện và độ dốc tất cả những mương rãnh tiêu nước, phải đảm bảo thoát nước nhanh Tốc độ nước chảy trong hệ thống mương rãnh tiêu nước không được vượt quá tốc độ gây xói lở đối với từng loại đất.
Trang 30- Công việc đào được tiến hành theo tiến độ và trình tự thi công, có sự phối hợp giữa các giai đoạn thi công khác nhau một cách hợp lý.
Đào khuôn đường: Công tác đào khuôn đường được thực hiện tại các vị trí nền đào, khuôn được đào bằng máy kết hợp thủ công tại các vị trí nền đất, khuôn đường đào đảm bảo đúng cao độ và kích thước hình học, đồng thời có biên bản nghiệm thu cao độ khuôn đường trước khi chuyển bước thi công lớp móng.
Đào cấp: Được thực hiện tại các vị trí có mái dốc tự nhiên >20%, công tác này được thực hiện bằng thủ công và đựơc sự trợ giúp của máy xúc và ô tô vận chuyển, bề rộng mặt bậc trung bình 1m có sự trợ giúp của máy xúc và ô tô vận chuyển, bề rộng mặt bậc trung bình 1m có độ dốc vào tim đường 2-3%
Đào không thích hợp: Đào không thích hợp tại các vị trí nền đắp, lớp đất phủ
bề mặt được bóc bỏ bằng máy ủi, đất ủi lên sẽ được gom đống sau đó xúc lên ô tô tự
đổ vận chuyển bằng máy xúc Sau khi bóc bỏ lớp đất không thích hợp tiến hành vệ sinh bề mặt, nghiệm thu cao độ trước khi đắp nền đường.
Đất đào được phân thành 2 loại:
- Đối với đất thích hợp cho việc đắp nền, nếu được thí nghiệm các chỉ tiêu cơ
lý và được sự đồng ý của Kỹ sư TVGS sẽ được chuyển tới các vị trí đắp.
- Đối với đất không thích hợp cho việc đắp nền vận chuyển đổ thải ra các vị trí qui định đã được sự chấp nhận của Kỹ sư TVGS.
- Trong khi thi công nếu gặp mạch nước ngầm hoặc trời mưa thì phải dùng máy bơm nước để đảm bảo bề mặt đáy nền đào luôn được khô ráo, tránh hiện tượng
ứ đọng nước làm ảnh hưởng đến chất lượng của nền đường và các công việc thi công tiếp theo.
- Nếu đào đến cao độ đáy mà đất nền vẫn yếu thì sẽ phải báo Tư ván giám sát, xin ý kiến của Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế để có thể dùng biện pháp xử lý đảm bảo ổn định nền đường.
- Kiểm tra lại cao độ, kích thước đáy đào, báo TVGS nghiệm thu.
* Biện pháp thi công đắp nền K95
Yêu cầu về vật liệu
Vật liệu dùng để thi công đắp nền K95 sẽ bao gồm một phần vật liệu đất đào tận dụng, còn lại vật liệu đắp sẽ được khai thác tại các mỏ đất vận chuyển đến công trường thông qua các đường ngang (đã được địa phương cho phép sử dụng) Tất cả các nguồn vật liệu đắp K95 trước khi vận chuyển đến công trường, đưa vào thi công đều được thí nghiệm đạt tiêu chuẩn nền đắp và được sự chấp thuận của KSTV
Tổ chức thi công :
Trang 31- Vị trí thi công thí điểm theo chỉ định của Tư vấn giám sát và tiến hành trước
sự chứng kiến của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.
- Vật liệu dùng cho đoạn thí điểm là vật liệu dự định dùng để thi công đại trà
- Thiết bị thi công thí điểm là thiết bị dự định dùng để thi công đại trà.
- Định vị mặt cắt ngang: Căn cứ hồ sơ thiết kế dùng máy trắc đạc, thước thép xác định cọc chân nền đường, cắm cọc lên ga theo cao độ, chiều rộng nền, mái dốc taluy bằng cọc, dây căng.
- Phát quang, dọn dẹp mặt bằng, dọn sạch cây cỏ, đào bỏ đất không thích hợp dày trung bình 30-50 cm bằng máy ủi kết hợp máy đào và thủ công san sửa, đào các
vị trí máy không đào được, vét bùn
- Đánh cấp nền đường và đầm lèn đảm bảo độ chặt tại các vị trí thiết kế yêu cầu, đối với các vị trí không đánh cấp thì đánh xờm bề mặt trước khi đắp bằng thủ công.
- Đất do đào cấp được gom thành đống, vận chuyển đổ thải.
Thi công đại trà
Vận chuyển cát từ nơi khai thác về bằng xe ô tô tự đổ, đổ thành đống nhỏ trên
vị trí đắp sát mép vai đường Khối lượng cát đổ và cự ly giữa các đống được tính toán trước đủ cho từng lớp Cát sử dụng đắp đã được Tư vấn giám sát chấp thuận.
+ Dùng máy ủi san thành từng lớp chiều dày sau khi lu lèn chặt theo hồ sơ phân lớp đắp kèm theo.
Trang 32+ Tiến hành đổ cát và dùng máy ủi san gạt cát tạo độ phẳng đảm bảo chiều dày lớp rải.
+ Quy trình lu được thực hiện theo kết quả khi thi công thử nghiệm.
- Kiểm tra độ ẩm cát để đảm bảo đất phải ở trạng thái độ ẩm tốt nhất khi đầm nén Nếu cát khô quá dùng bơm tưới thêm nước, lượng nước tưới thêm xác định theo công thức:
Pn = W0 –W-Pc/(1+W)
Trong đó :
Pn: Hàm lượng nưới tưới thêm (kg)
Pc: Khối lượng vật liệu được tưới nước
- Đối với các vị trí chiều rộng thi công hẹp hoặc sâu, máy đầm không xuống thi công được thì dùng đầm cóc để đầm.
- Khi đầm, đầm theo hướng tim đường, đầm từ mép ngoài vào tim đường trên
- Khi thi công đại trà thì cách tiến hành kỹ thuật giống như thi công thử nghiệm
* Đắp đất K98
Theo thiết kế, lớp đất nền thượng đắp K98 có chiều dầy 30cm Dự kiến sẽ chia thành 2 lớp để đắp (mỗi lớp có chiều dày 15cm) để đảm bảo độ chặt lu lèn Tiến hành thi công thử 1 đoạn sau đó triển khai thi công đại trà.
- Nhà thầu bố trí thi công thí điểm một đoạn dài L=50 - 100m, có bề rộng không dưới 10m.
- Vị trí thi công thí điểm theo chỉ định của Tư vấn giám sát và tiến hành trước sự chứng kiến của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.
- Vật liệu dùng cho đoạn thí điểm là vật liệu dự định dùng để thi công đại trà
- Thiết bị thi công thí điểm là thiết bị dự định dùng để thi công đại trà.
Công tác chuẩn bị
Trang 33- Chuẩn bị về nhân lực máy móc gốm có
Nhân công bậc 3/7 từ 44 người
- Đất đồi: Được chấp nhận tại mỏ và tại hiện trường được TVGS nghiệm thu chấp thuận
- Công nhân được học an toàn lao động, số lượng đầy đủ với yêu cầu bậc thợ đúng với công việc.
Công tác chuẩn bị về hiện trường
- Đóng cọc tiêu để xác định vị trí, phạm vi đắp, cao độ lớp đắp
- Lớp cát K95 nền đường đã được tư vấn giám sát kiểm tra, nghiệm thu trước khi tiến hành.
Trình tự thi công
- Lớp đất K95 nền đường được được nghiệm thu trước khi thi công.
- Xác định hệ số rời của đất khoảng K=1.16.
- Vật liệu: Đất được vận chuyển về công trường bằng ô tô tự đổ, đổ thành từng đống với khoảng cách tính toán hợp lý thuận tiện cho việc san ủi.
- Tiến hành đổ đất và dùng máy ủi san gạt đất tạo độ phẳng đảm bảo chiều dày lớp rải, đảm bảo chiều dầy sau khi lu lèn chặt là 15cm.
- Quy trình lu: Đầu tiên dùng lu bánh lốp 25T lu sơ bộ 5 lần/điểm, tốc độ lu 1.5Km/h, dùng máy san gạt phẳng tạo độ dốc ngang Sau đó dùng lu ở chế độ rung
lu 10 lần/điểm, vận tốc 5Km/h, đầm theo hướng tim đường, đầm từ mép ngoài vào tim đường trên đường thẳng và từ phía bụng đến lưng trên đường cong Vết đầm sau phải chờm lên vết đầm trước ít nhất 20cm đối với đầm bằng máy và 1/3 vết đầm truớc đối với đầm cóc.
- Kết thúc quá trình lu lèn, kiểm tra cao độ, mặt đường không còn vệt bánh lu, không bị lượn sóng, thí nghiệm độ chặt bằng phương pháp phễu rót cát
Kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu, được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát sẽ tiến hành thi công đại trà Qua thi công thí điểm sẽ xác định hệ số rời rạc và số ca lu
để triển khai thi công đại trà.
Thi công đại trà
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công, các lớp dưới được thi công nghiệm thu đạt yêu cầu Căn cứ hồ sơ thiết kế dùng máy trắc đạc, thước thép xác định cọc chân nền đường, cắm cọc lên ga theo cao độ, chiều rộng nền, độ dốc bằng cọc, dây căng.
Trang 34Bước 2: Vận chuyển đất từ nơi khai thác về bằng xe tự đổ, đổ thành đống nhỏ trên vị trí đắp Khối lượng đất đổ và cự ly giữa các đống được tính toán trước đủ cho từng lớp Đất để đắp đã được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Bước 3: San ủi đất thành từng lớp:
- Lớp dưới Nhà thầu dự kiến dung máy ủi san thành từng lớp.
- Lớp trên dung máy san san thành từng lớp có chiều dày sau khi lu lèn chặt là 15cm.
Chiều dày lớp san tuỳ thuộc vào điều kiện thi công loại đất, loại máy đầm sử dụng, được xác định chính xác sau khi thi công thử nghiệm
- Kiểm tra độ ẩm đất để đảm bảo đất phải ở trạng thái độ ẩm tốt nhất khi đầm nén Nếu đất khô quá dùng bình sen tưới thêm nước, lượng nước tưới thêm xác định theo công thức:
Pn = W0 –W-Pd/(1+W)
Trong đó :
Pn: Hàm lượng nưới tưới thêm(kg)
Pd: Khối lượng vật liệu được tưới nước
W0: Độ ẩm tối ưu
W: Độ ẩm tự nhiên
Nếu đất quá nhão phải cày xới và phơi nắng khô hoặc thay bằng vật liệu khô hơn Việc thi công nền đắp cố gắng thực hiện trong mùa khô (Thông thường đất tự nhiên khi đào để đắp có độ ẩm tự nhiên ở trạng thái độ ẩm tốt nhất, nên đất đào đến đâu chuyển sang đắp ngay tới đó)
Bước 4: Đầm nén đất:
Việc đầm nén đất đắp phải tiến hành theo dây chuyền từng lớp với trình tự đổ, san và đầm sao cho thi công có hiệu suất cao nhất Sau khi thi công thử nghiệm đã xác định được các thông số và phương pháp đầm hợp lý nhất Tuỳ theo từng diện thi công
mà bố trí thiết bị đầm thích hợp Phương pháp đầm (sơ bộ đầm, áp suất đầm, tốc độ máy đầm, số lần đầm/ điểm) theo kết quả đầm thử đã được Kỹ sư TVGS chấp thuận.
Phương pháp đầm nén dự kiến
- Đối với các vị trí chiều rộng thi công hẹp dùng đầm cóc để đầm.
- Đối với các vị trí chiều rộng thi công rộng tiến hành theo trình tự sau đây: + Máy ủi vừa san vừa đầm sơ bộ 3-4 lượt /điểm.
+ Dùng lu lốp 25T lu sơ bộ 2-3 lượt/điểm
+ Dùng máy san gạt phẳng, tạo độ dốc ngang.
Trang 35+ Dùng lu rung đầm lèn đến độ chặt yêu cầu.
- Khi đầm, đầm theo hướng tim đường, đầm từ mép ngoài vào tim đường trên đường thẳng và từ phía bụng lên lưng trên đường cong Vết đầm sau phải chờm lên vết đầm trước ít nhất 20cm.
* Những chú ý khi thi công lớp K95 và K98
- Bề mặt nền đắp phải được đảm bảo đúng kích thước hình học được chỉ ra trên bản vẽ
trừ cao độ có thể cao hơn thiết kế và đạt cao độ thiết kế sau khi lu lèn Độ ẩm tự nhiên của vật liệu cũng phải được điều chỉnh tới giá trị tối ưu phù hợp với quy trình đầm lèn và khả năng của thiết bị thi công Yêu cầu đầm chặt K≥0.98 (K≥ 0.95) của dung trọng khô cực đại của vật liệu
tự nhiên, xác định theo TCN 333-06 với chiều sâu đầm không nhỏ hơn 30cm
* Công tác kiểm tra trong quá trình thi công
Trong suốt quá trình thi công nền đường, Nhà thầu đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra chất lượng thi công Các hạng mục ẩn dấu nhất thiết phải thông qua kết quả kiểm tra nghiệm thu của cán bộ TVGS công trường, đặc biệt kiểm tra độ chặt của từng lớp đất đắp nền đường
* Nội dụng và phương pháp kiểm tra:
- Nền đường đắp: Không cho phép nền đường đắp có hiện tượng lún là các vết nứt dài liên tục theo mọi hướng.
- Nền đắp không có các hiện tượng bị rộp và tróc trên mặt nền đắp.
- Kiểm tra chất lượng đất đắp: Đất dùng đắp nền đường được lấy ở nơi mỏ đã được thí nghiệm xác định thành phần hạt, các chỉ tiêu cơ lý được Kỹ sư chấp thuận.
- Kiểm tra độ chặt của đất đắp: Độ chặt nền đắp được thí nghiệm ngẫu nhiên theo chỉ định của TVGS Khoảng 70 - 100m kiểm tra một tổ hợp 3 thí nghiệm bằng phương pháp rót cát, nhất thiết không thi công ồ ạt, nếu độ chặt không đảm bảo quy định sẽ tiến hành sử lý bằng lu lèn tăng cường và kiểm tra lại đến khi đạt yêu cầu Chỉ được phép thi công lớp tiếp theo khi lớp trước đã kiểm tra đạt yêu cầu Trong quá trình kiểm tra, theo dõi quy trình lu lèn và kết quả độ chặt đạt được, nếu thấy có những kết quả trái ngược nhau giữa công lu và độ chặt tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý Kết quả kiểm tra đảm bảo không có quá 5% các mẫu thử độ chặt nhỏ hơn 1% độ chặt cho phép với các lớp đất đắp nền đường, nhưng không được tập trung ở một khu vực lấy mẫu thí nghiệm.
Mô đuyn đàn hồi tối thiểu của nền đường đắp phải đạt 42Mpa, cứ 250m dài đo một điểm bằng tấm ép cứng theo 22 TCVN 211-93 Đối với nền đuờng đào đất cũng tiến hành đo độ chặt và mô đuyn đàn hồi ngẫu nhiên theo chỉ định của Tư vấn giám sát bằng phường pháp rót cát và tấm ép cứng Nền đường là đá đào chỉ đo mô đuyn đàn hồi, cứ 250m dài đo một điểm bằng tấm ép cứng.
- Kiểm tra chất lượng nền đường khi hoàn thành:
Trang 36+ Khi đắp nền đường đến độ cao thiết kế phải kiểm tra tổng thể theo các nội dung qui định theo Chỉ dẫn kỹ thuật của dự án, hướng tuyến, cao độ, bề rộng nền đường, độ dốc mái đều phải đúng, chính xác, phù hợp với bản vẽ thiết kế và qui trình kỹ thuật thi công và được Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát chấp thuận, cụ thể.
+ Bình đồ hướng tuyến: Được kiểm tra thường xuyên trong suốt thời gian thi công cho từng đoạn và kiểm tra tổng thể khi hoàn thành công tác làm đất Công tác làm đất được kiểm tra bằng máy kinh vĩ Sai số cho phép không vượt quá 5cm
+ Cao độ: Cao độ mặt cắt dọc theo tim đường và mép lề đường được kiểm tra bằng máy thuỷ bình đối với tất cả các mặt cắt Chính từ số liệu này kết hợp bề rộng nền đường
sẽ kiểm tra được độ dốc ngang Sai số về độ dốc ngang không vượt quá 5% của độ dốc ngang Sai số về độ dọc không quá 0,25% của độ dốc dọc
+ Chiều rộng nền đường được xác định bằng thước thép, sai số không quá 10cm, đo 20m một mặt cắt ngang
Biện pháp đảm bảo chất lượng:
Để đảm bảo chất lượng của nền đường trong quá trình thi công chúng tôi thường xuyên áp dụng các biện pháp sau:
- Thường xuyên kiểm tra kích thước hình học của nền đường bằng thước thép, hướng tuyến bằng máy kính vĩ, cao độ bằng máy thuỷ bình, độ chặt bằng phễu rót cát
- Tổ chức thi công hợp lý, khoa học, các lớp đắp hoặc đào được thực hiện gọn gàng trong ngày, hoặc ít nhất đã đầm được 1/2 công lu yêu cầu trước lúc nghỉ ăn trưa hay trời mưa.
- Bố trí dây truyền thi công hợp lý giữa các khâu khai thác vật liệu, vận chuyển, san đầm lèn được cân đối một cách nhịp nhàng.
- Làm các thí nghiệm để xác định chỉ tiêu cơ lý của các loại vật liệu như thành phần hạt, chỉ số dẻo, hàm lượng sét, dung trọng khô để làm cơ sở báo cáo Tư vấn giám sát và thực hiện theo các quy trình thi công dự án.
- Trước khi đắp đại trà phải tiến hành đắp và đầm thí nghiệm một đoạn dài 100m.Vật liệu dùng và thiết bị đầm thí điểm là vật liệu sẽ dùng khi đắp đại trà Mục tiêu đầm thí điểm là để xác định các thông số và phương pháp đầm hợp lý nhất (xác đinh độ ẩm tốt nhất, mối quan hệ giữa số lần đầm chặt, tốc độ đầm, chiều dày lớp đầm)
50 Trong quá trình đắp đầm từng lớp, phải theo dõi kiểm tra thường xuyên quy trình công nghệ Khi đắp xong từng lớp, thí nghiệm đảm bảo độ chặt và được kỹ sư chấp thuận mới đắp lớp tiếp theo.
- Việc kiểm tra và khống chế độ ẩm bằng các thí nghiệm nhanh tại hiện trường.