BIỆN PHÁP THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG

Một phần của tài liệu THIET KE TCTC -DATN-THIET-KE-DUONG (Trang 28 - 32)

CÔNG CHI TIẾT NỀN ĐƯỜNG

2.1 BIỆN PHÁP THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG

* Xác định trình tự thi công của từng hạng mục nền đường: Dựa vào đặc điểm của tuyến đường, khối lượng thi công và năng lực máy móc của đội thi công, Ta chọn các bước thi công theo tuần tu như sau.

- Công tác chuẩn bị thi công - Công tác đào đất không thích hợp - Công tác đào đất C3 nền đường - Công tác đắp đất K95 nền đường - Công tác đắp đất K98 nền đường - Công tác đào rãnh

- Công tác đào khuôn đường - Công tác xáo xới nền đường K98 - Công tác lu khuôn đường K98

* Công tác đào nền đường

Công tác chuẩn bị hiện trường dùng máy đào kết hợp với ô tô vận chuyển.

- Kiểm tra lại cao độ hiện trạng trước khi đào.

- Đóng cọc tim, cọc biên để xác định vị trí, phạm vi đào nền đường.

- Cọc tim, mốc, phạm vi đào được cán bộ kỹ thuật chuẩn bị đầy đủ, tư vấn giám sát kiểm tra trước khi tiến hành.

Thi công nền đường đào Dùng máy đào kết hợp với ô tô vận chuyển.

- Đào nền đường bao gồm mọi công việc đào hình thành lên nền đường, xây dựng và hoàn thiện nền đường, khuôn áo đường...

- Khi dùng máy đào đào nền đường đào nông thi có thể đào 1 lần xong, nhưng đối với nền đường đào rộng, tương đối sâu thì phải đào nhiều lần, mỗi lần chỉ đào được 1 dải, chính vì vậy cần phải tính toán hợp lý các dải khoang đào, các khoang đào được bố trí theo mặt cắt ngang và cắt dọc. Trước khi bố trí cần nắm vững tính năng của máy đào. Khi bố trí các khoang đào cần tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Số khoang đào ít nhất ;

+ Mỗi khoang đào phải có diện tích mặt cắt ngang đủ để đảm bảo cho máy đào làm việc thuận lợi, phát huy hết công suất máy;

+ Mỗi khoang đào phải đảm bảo thoát nước tốt, hướng dốc của luồng đào phải ngược với hướng tuyến của máy;

+ Chiều cao lớn nhất của khoang đào không được vượt quá chiều cao cho phép ổn định của đất.

- Cần tổ chức tốt công tác vận chuyển đất đào, Nhà thầu phải chọn xe vận chuyển dựa vào khối lượng công trình, tiến độ yêu cầu, điều kiện địa hình, cự ly vận chuyển, loại đất, năng suất máy đào và số lượng xe hiện có. Bố trí số lượng xe vận chuyển phải phù hợp với năng suất của máy đào.

- Để đảm bảo giao thông trên tuyến thì trong quá trình thi công các vật liệu đào ra phải được vun gọn thành đống và được vận chuyển đi ngay tới vị trí qui định.

- Đường đào xong đến đâu tiến hành làm ngay hệ thống thoát nước đến đó, đảm bảo mặt đường luôn khô ráo.

- Trước khi đào hoặc đắp nền đường phải xây dựng hệ thống tiêu thoát nước, trước hết là tiêu nước bề mặt (nước mưa, nước ao hồ, cống rãnh…) ngăn không cho chảy vào nền đường. Phải đào mương, khơi rãnh, đắp bờ con trạch.

- Tiết diện và độ dốc tất cả những mương rãnh tiêu nước, phải đảm bảo thoát nước nhanh. Tốc độ nước chảy trong hệ thống mương rãnh tiêu nước không được vượt quá tốc độ gây xói lở đối với từng loại đất.

- Công việc đào được tiến hành theo tiến độ và trình tự thi công, có sự phối hợp giữa các giai đoạn thi công khác nhau một cách hợp lý.

Đào khuôn đường: Công tác đào khuôn đường được thực hiện tại các vị trí nền đào, khuôn được đào bằng máy kết hợp thủ công tại các vị trí nền đất, khuôn đường đào đảm bảo đúng cao độ và kích thước hình học, đồng thời có biên bản nghiệm thu cao độ khuôn đường trước khi chuyển bước thi công lớp móng.

Đào cấp: Được thực hiện tại các vị trí có mái dốc tự nhiên >20%, công tác này được thực hiện bằng thủ công và đựơc sự trợ giúp của máy xúc và ô tô vận chuyển, bề rộng mặt bậc trung bình 1m có sự trợ giúp của máy xúc và ô tô vận chuyển, bề rộng mặt bậc trung bình 1m có độ dốc vào tim đường 2-3%.

Đào không thích hợp: Đào không thích hợp tại các vị trí nền đắp, lớp đất phủ bề mặt được bóc bỏ bằng máy ủi, đất ủi lên sẽ được gom đống sau đó xúc lên ô tô tự đổ vận chuyển bằng máy xúc. Sau khi bóc bỏ lớp đất không thích hợp tiến hành vệ sinh bề mặt, nghiệm thu cao độ trước khi đắp nền đường.

Đất đào được phân thành 2 loại:

- Đối với đất thích hợp cho việc đắp nền, nếu được thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý và được sự đồng ý của Kỹ sư TVGS sẽ được chuyển tới các vị trí đắp.

- Đối với đất không thích hợp cho việc đắp nền vận chuyển đổ thải ra các vị trí qui định đã được sự chấp nhận của Kỹ sư TVGS.

- Trong khi thi công nếu gặp mạch nước ngầm hoặc trời mưa thì phải dùng máy bơm nước để đảm bảo bề mặt đáy nền đào luôn được khô ráo, tránh hiện tượng ứ đọng nước làm ảnh hưởng đến chất lượng của nền đường và các công việc thi công tiếp theo.

- Nếu đào đến cao độ đáy mà đất nền vẫn yếu thì sẽ phải báo Tư ván giám sát, xin ý kiến của Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế để có thể dùng biện pháp xử lý đảm bảo ổn định nền đường.

- Kiểm tra lại cao độ, kích thước đáy đào, báo TVGS nghiệm thu.

* Biện pháp thi công đắp nền K95 Yêu cầu về vật liệu

Vật liệu dùng để thi công đắp nền K95 sẽ bao gồm một phần vật liệu đất đào tận dụng, còn lại vật liệu đắp sẽ được khai thác tại các mỏ đất vận chuyển đến công trường thông qua các đường ngang (đã được địa phương cho phép sử dụng). Tất cả các nguồn vật liệu đắp K95 trước khi vận chuyển đến công trường, đưa vào thi công đều được thí nghiệm đạt tiêu chuẩn nền đắp và được sự chấp thuận của KSTV.

Tổ chức thi công :

25 cm 25 cm 25 cm 25 cm 25 cm 25 cm 25 cm

Sơ đồ đắp đất nền đường

- Theo thiết kế, chiều dày đắp cát nền đường có chiều dầy từ 0.25m đến 0.3m.

Trước khi thi công, Nhà thầu phải lập bảng phân lớp, đất được phân thành từng lớp có chiều dầy trung bình 25-30cm để thi công đảm bảo độ chặt. Ở đây thi công chọn chiều dày sau khi lu lèn là 25cm, để có thể lu lèn đạt độ chặt K95.

- Nhà thầu bố trí thi công thí điểm một đoạn dài L=50 - 100m, có bề rộng không dưới 10m.

- Vị trí thi công thí điểm theo chỉ định của Tư vấn giám sát và tiến hành trước sự chứng kiến của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.

- Vật liệu dùng cho đoạn thí điểm là vật liệu dự định dùng để thi công đại trà.

- Thiết bị thi công thí điểm là thiết bị dự định dùng để thi công đại trà.

- Định vị mặt cắt ngang: Căn cứ hồ sơ thiết kế dùng máy trắc đạc, thước thép xác định cọc chân nền đường, cắm cọc lên ga theo cao độ, chiều rộng nền, mái dốc taluy bằng cọc, dây căng.

- Phát quang, dọn dẹp mặt bằng, dọn sạch cây cỏ, đào bỏ đất không thích hợp dày trung bình 30-50 cm bằng máy ủi kết hợp máy đào và thủ công san sửa, đào các vị trí máy không đào được, vét bùn...

- Đánh cấp nền đường và đầm lèn đảm bảo độ chặt tại các vị trí thiết kế yêu cầu, đối với các vị trí không đánh cấp thì đánh xờm bề mặt trước khi đắp bằng thủ công.

- Đất do đào cấp được gom thành đống, vận chuyển đổ thải.

Thi công đại trà

Vận chuyển cát từ nơi khai thác về bằng xe ô tô tự đổ, đổ thành đống nhỏ trên vị trí đắp sát mép vai đường. Khối lượng cát đổ và cự ly giữa các đống được tính toán trước đủ cho từng lớp. Cát sử dụng đắp đã được Tư vấn giám sát chấp thuận.

+ Dùng máy ủi san thành từng lớp chiều dày sau khi lu lèn chặt theo hồ sơ phân lớp đắp kèm theo.

+ Tiến hành đổ cát và dùng máy ủi san gạt cát tạo độ phẳng đảm bảo chiều dày lớp rải.

+ Quy trình lu được thực hiện theo kết quả khi thi công thử nghiệm.

- Kiểm tra độ ẩm cát để đảm bảo đất phải ở trạng thái độ ẩm tốt nhất khi đầm nén. Nếu cát khô quá dùng bơm tưới thêm nước, lượng nước tưới thêm xác định theo công thức:

Pn = W0 –W-Pc/(1+W) Trong đó :

Pn: Hàm lượng nưới tưới thêm (kg) Pc: Khối lượng vật liệu được tưới nước W0: Độ ẩm tối ưu

Một phần của tài liệu THIET KE TCTC -DATN-THIET-KE-DUONG (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w