CÔNG CHI TIẾT NỀN ĐƯỜNG
W: Độ ẩm tự nhiên
Việc đầm nén đất đắp phải tiến hành theo dây chuyền từng lớp với trình tự đổ, san và đầm sao cho thi công có hiệu suất cao nhất. Trước khi đầm chính thức, sẽ tổ chức thi công thử nghiệm để xác định các thông số và phương pháp đầm hợp lý nhất. Tuỳ theo từng diện thi công mà bố trí thiết bị đầm thích hợp. Phương pháp đầm (sơ đồ đầm, áp suất đầm, tốc độ máy đầm, số lần đầm/điểm) theo kết quả đầm thử đã được Kỹ sư chấp thuận.
- Đối với các vị trí chiều rộng thi công hẹp hoặc sâu, máy đầm không xuống thi công được thì dùng đầm cóc để đầm.
- Khi đầm, đầm theo hướng tim đường, đầm từ mép ngoài vào tim đường trên - Khi thi công đại trà thì cách tiến hành kỹ thuật giống như thi công thử nghiệm
* Đắp đất K98
Theo thiết kế, lớp đất nền thượng đắp K98 có chiều dầy 30cm. Dự kiến sẽ chia thành 2 lớp để đắp (mỗi lớp có chiều dày 15cm) để đảm bảo độ chặt lu lèn.
Tiến hành thi công thử 1 đoạn sau đó triển khai thi công đại trà.
- Nhà thầu bố trí thi công thí điểm một đoạn dài L=50 - 100m, có bề rộng không dưới 10m.
- Vị trí thi công thí điểm theo chỉ định của Tư vấn giám sát và tiến hành trước sự chứng kiến của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.
- Vật liệu dùng cho đoạn thí điểm là vật liệu dự định dùng để thi công đại trà.
- Thiết bị thi công thí điểm là thiết bị dự định dùng để thi công đại trà.
Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị về nhân lực máy móc gốm có
04 máy ủi 110cv 04máy lu 25T
04 Máy đào 26 ô tô 12T
Nhân công bậc 3/7 từ 44 người.
- Đất đồi: Được chấp nhận tại mỏ và tại hiện trường được TVGS nghiệm thu chấp thuận.
- Công nhân được học an toàn lao động, số lượng đầy đủ với yêu cầu bậc thợ đúng với công việc.
Công tác chuẩn bị về hiện trường
- Đóng cọc tiêu để xác định vị trí, phạm vi đắp, cao độ lớp đắp
- Lớp cát K95 nền đường đã được tư vấn giám sát kiểm tra, nghiệm thu trước khi tiến hành.
Trình tự thi công
- Lớp đất K95 nền đường được được nghiệm thu trước khi thi công.
- Xác định hệ số rời của đất khoảng K=1.16.
- Vật liệu: Đất được vận chuyển về công trường bằng ô tô tự đổ, đổ thành từng đống với khoảng cách tính toán hợp lý thuận tiện cho việc san ủi.
- Tiến hành đổ đất và dùng máy ủi san gạt đất tạo độ phẳng đảm bảo chiều dày lớp rải, đảm bảo chiều dầy sau khi lu lèn chặt là 15cm.
- Quy trình lu: Đầu tiên dùng lu bánh lốp 25T lu sơ bộ 5 lần/điểm, tốc độ lu 1.5Km/h, dùng máy san gạt phẳng tạo độ dốc ngang. Sau đó dùng lu ở chế độ rung lu 10 lần/điểm, vận tốc 5Km/h, đầm theo hướng tim đường, đầm từ mép ngoài vào tim đường trên đường thẳng và từ phía bụng đến lưng trên đường cong. Vết đầm sau phải chờm lên vết đầm trước ít nhất 20cm đối với đầm bằng máy và 1/3 vết đầm truớc đối với đầm cóc.
- Kết thúc quá trình lu lèn, kiểm tra cao độ, mặt đường không còn vệt bánh lu, không bị lượn sóng, thí nghiệm độ chặt bằng phương pháp phễu rót cát.
Kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu, được sự chấp thuận của Tư vấn giám sát sẽ tiến hành thi công đại trà. Qua thi công thí điểm sẽ xác định hệ số rời rạc và số ca lu để triển khai thi công đại trà.
Thi công đại trà
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công, các lớp dưới được thi công nghiệm thu đạt yêu cầu. Căn cứ hồ sơ thiết kế dùng máy trắc đạc, thước thép xác định cọc chân nền đường, cắm cọc lên ga theo cao độ, chiều rộng nền, độ dốc bằng cọc, dây căng.
Bước 2: Vận chuyển đất từ nơi khai thác về bằng xe tự đổ, đổ thành đống nhỏ trên vị trí đắp. Khối lượng đất đổ và cự ly giữa các đống được tính toán trước đủ cho từng lớp. Đất để đắp đã được Tư vấn giám sát chấp thuận.
Bước 3: San ủi đất thành từng lớp:
- Lớp dưới Nhà thầu dự kiến dung máy ủi san thành từng lớp.
- Lớp trên dung máy san san thành từng lớp có chiều dày sau khi lu lèn chặt là 15cm.
Chiều dày lớp san tuỳ thuộc vào điều kiện thi công loại đất, loại máy đầm sử dụng, được xác định chính xác sau khi thi công thử nghiệm.
- Kiểm tra độ ẩm đất để đảm bảo đất phải ở trạng thái độ ẩm tốt nhất khi đầm nén. Nếu đất khô quá dùng bình sen tưới thêm nước, lượng nước tưới thêm xác định theo công thức:
Pn = W0 –W-Pd/(1+W) Trong đó :
Pn: Hàm lượng nưới tưới thêm(kg) Pd: Khối lượng vật liệu được tưới nước W0: Độ ẩm tối ưu
W: Độ ẩm tự nhiên
Nếu đất quá nhão phải cày xới và phơi nắng khô hoặc thay bằng vật liệu khô hơn.
Việc thi công nền đắp cố gắng thực hiện trong mùa khô (Thông thường đất tự nhiên khi đào để đắp có độ ẩm tự nhiên ở trạng thái độ ẩm tốt nhất, nên đất đào đến đâu chuyển sang đắp ngay tới đó)
Bước 4: Đầm nén đất:
Việc đầm nén đất đắp phải tiến hành theo dây chuyền từng lớp với trình tự đổ, san và đầm sao cho thi công có hiệu suất cao nhất. Sau khi thi công thử nghiệm đã xác định được các thông số và phương pháp đầm hợp lý nhất. Tuỳ theo từng diện thi công mà bố trí thiết bị đầm thích hợp. Phương pháp đầm (sơ bộ đầm, áp suất đầm, tốc độ máy đầm, số lần đầm/ điểm) theo kết quả đầm thử đã được Kỹ sư TVGS chấp thuận.
Phương pháp đầm nén dự kiến
- Đối với các vị trí chiều rộng thi công hẹp dùng đầm cóc để đầm.
- Đối với các vị trí chiều rộng thi công rộng tiến hành theo trình tự sau đây:
+ Máy ủi vừa san vừa đầm sơ bộ 3-4 lượt /điểm.
+ Dùng lu lốp 25T lu sơ bộ 2-3 lượt/điểm + Dùng máy san gạt phẳng, tạo độ dốc ngang.
+ Dùng lu rung đầm lèn đến độ chặt yêu cầu.
- Khi đầm, đầm theo hướng tim đường, đầm từ mép ngoài vào tim đường trên đường thẳng và từ phía bụng lên lưng trên đường cong . Vết đầm sau phải chờm lên vết đầm trước ít nhất 20cm.
* Những chú ý khi thi công lớp K95 và K98
- Bề mặt nền đắp phải được đảm bảo đúng kích thước hình học được chỉ ra trên bản vẽ trừ cao độ có thể cao hơn thiết kế và đạt cao độ thiết kế sau khi lu lèn. Độ ẩm tự nhiên của vật liệu cũng phải được điều chỉnh tới giá trị tối ưu phù hợp với quy trình đầm lèn và khả năng của thiết bị thi công. Yêu cầu đầm chặt K≥0.98 (K≥ 0.95) của dung trọng khô cực đại của vật liệu tự nhiên, xác định theo TCN 333-06 với chiều sâu đầm không nhỏ hơn 30cm.
* Công tác kiểm tra trong quá trình thi công
Trong suốt quá trình thi công nền đường, Nhà thầu đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra chất lượng thi công. Các hạng mục ẩn dấu nhất thiết phải thông qua kết quả kiểm tra nghiệm thu của cán bộ TVGS công trường, đặc biệt kiểm tra độ chặt của từng lớp đất đắp nền đường.
* Nội dụng và phương pháp kiểm tra:
- Nền đường đắp: Không cho phép nền đường đắp có hiện tượng lún là các vết nứt dài liên tục theo mọi hướng.
- Nền đắp không có các hiện tượng bị rộp và tróc trên mặt nền đắp.
- Kiểm tra chất lượng đất đắp: Đất dùng đắp nền đường được lấy ở nơi mỏ đã được thí nghiệm xác định thành phần hạt, các chỉ tiêu cơ lý được Kỹ sư chấp thuận.
- Kiểm tra độ chặt của đất đắp: Độ chặt nền đắp được thí nghiệm ngẫu nhiên theo chỉ định của TVGS. Khoảng 70 - 100m kiểm tra một tổ hợp 3 thí nghiệm bằng phương pháp rót cát, nhất thiết không thi công ồ ạt, nếu độ chặt không đảm bảo quy định sẽ tiến hành sử lý bằng lu lèn tăng cường và kiểm tra lại đến khi đạt yêu cầu.
Chỉ được phép thi công lớp tiếp theo khi lớp trước đã kiểm tra đạt yêu cầu. Trong quá trình kiểm tra, theo dõi quy trình lu lèn và kết quả độ chặt đạt được, nếu thấy có những kết quả trái ngược nhau giữa công lu và độ chặt tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý. Kết quả kiểm tra đảm bảo không có quá 5% các mẫu thử độ chặt nhỏ hơn 1% độ chặt cho phép với các lớp đất đắp nền đường, nhưng không được tập trung ở một khu vực lấy mẫu thí nghiệm.
Mô đuyn đàn hồi tối thiểu của nền đường đắp phải đạt 42Mpa, cứ 250m dài đo một điểm bằng tấm ép cứng theo 22 TCVN 211-93. Đối với nền đuờng đào đất cũng tiến hành đo độ chặt và mô đuyn đàn hồi ngẫu nhiên theo chỉ định của Tư vấn giám sát bằng phường pháp rót cát và tấm ép cứng. Nền đường là đá đào chỉ đo mô đuyn đàn hồi, cứ 250m dài đo một điểm bằng tấm ép cứng.
- Kiểm tra chất lượng nền đường khi hoàn thành:
+ Khi đắp nền đường đến độ cao thiết kế phải kiểm tra tổng thể theo các nội dung qui định theo Chỉ dẫn kỹ thuật của dự án, hướng tuyến, cao độ, bề rộng nền đường, độ dốc mái đều phải đúng, chính xác, phù hợp với bản vẽ thiết kế và qui trình kỹ thuật thi công và được Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát chấp thuận, cụ thể.
+ Bình đồ hướng tuyến: Được kiểm tra thường xuyên trong suốt thời gian thi công cho từng đoạn và kiểm tra tổng thể khi hoàn thành công tác làm đất. Công tác làm đất được kiểm tra bằng máy kinh vĩ. Sai số cho phép không vượt quá 5cm.
+ Cao độ: Cao độ mặt cắt dọc theo tim đường và mép lề đường được kiểm tra bằng máy thuỷ bình đối với tất cả các mặt cắt. Chính từ số liệu này kết hợp bề rộng nền đường sẽ kiểm tra được độ dốc ngang. Sai số về độ dốc ngang không vượt quá 5% của độ dốc ngang. Sai số về độ dọc không quá 0,25% của độ dốc dọc.
+ Chiều rộng nền đường được xác định bằng thước thép, sai số không quá 10cm, đo 20m một mặt cắt ngang.
Biện pháp đảm bảo chất lượng:
Để đảm bảo chất lượng của nền đường trong quá trình thi công chúng tôi thường xuyên áp dụng các biện pháp sau:
- Thường xuyên kiểm tra kích thước hình học của nền đường bằng thước thép, hướng tuyến bằng máy kính vĩ, cao độ bằng máy thuỷ bình, độ chặt bằng phễu rót cát.
- Tổ chức thi công hợp lý, khoa học, các lớp đắp hoặc đào được thực hiện gọn gàng trong ngày, hoặc ít nhất đã đầm được 1/2 công lu yêu cầu trước lúc nghỉ ăn trưa hay trời mưa.
- Bố trí dây truyền thi công hợp lý giữa các khâu khai thác vật liệu, vận chuyển, san đầm lèn được cân đối một cách nhịp nhàng.
- Làm các thí nghiệm để xác định chỉ tiêu cơ lý của các loại vật liệu như thành phần hạt, chỉ số dẻo, hàm lượng sét, dung trọng khô để làm cơ sở báo cáo Tư vấn giám sát và thực hiện theo các quy trình thi công dự án.
- Trước khi đắp đại trà phải tiến hành đắp và đầm thí nghiệm một đoạn dài 50- 100m.Vật liệu dùng và thiết bị đầm thí điểm là vật liệu sẽ dùng khi đắp đại trà. Mục tiêu đầm thí điểm là để xác định các thông số và phương pháp đầm hợp lý nhất (xác đinh độ ẩm tốt nhất, mối quan hệ giữa số lần đầm chặt, tốc độ đầm, chiều dày lớp đầm)
- Trong quá trình đắp đầm từng lớp, phải theo dõi kiểm tra thường xuyên quy trình công nghệ. Khi đắp xong từng lớp, thí nghiệm đảm bảo độ chặt và được kỹ sư chấp thuận mới đắp lớp tiếp theo.
- Việc kiểm tra và khống chế độ ẩm bằng các thí nghiệm nhanh tại hiện trường.
- Cử cán bộ thí nghiệm thường xuyên có mặt tại hiện trường để kiểm tra độ chặt, độ ẩm của các lớp đắp và có các biện pháp xử lý kịp thời ngay.
- Các lớp đắp tạo dốc ngang từ 3-4% ra phía ngoài để thoát nước tốt khi gặp trời mưa.
- Khống chế độ cao lớp trên cùng bằng cách đắp cao hơn cao độ thiết kế. Sau khi đã lu lèn được 1/2 công lu yêu cầu, kiểm tra cao độ, dùng máy san gọt lại tới cao độ thiết kế (cao hơn từ 1-2cm) sau đó tiếp tục lu lèn cho đến khi đạt độ chặt yêu cầu.
* Công tác nghiệm thu trong quá trình thi công
* Các sơ đồ máy thi công và sơ đồ lu lèn nền đường đã được thể hiện chi tiết trong phần bản vẽ tổ chức thi công.
Bảng tính số công ca máy máy chi tiết trong phần xây dựng nền đường.
(xem phụ lụcbảng 3.2.1) Tổng hợp máy móc thi công nền đường.
Máy đào 1.25m3: 04 chiếc
Máy lu 25T: 04 chiếc
Ô tô 12T: 26 chiếc
Máy ủi 110cv: 04 chiếc
2.2 TIẾN ĐỘ THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG
- Căn cứ vào tiến độ thi công tổng thể thời gian thi công theo lịch mặt đường có tổng thời gian là 102 ngày từ ngày 20/03-18/07/2015.
- Vẽ mô hình kế hoạch tiến độ ngang để tổ chức thi công chi tiết nền đường - Từ số liệu đã tính toán lập tiến độ thi công chi tiết nền đường (tiến độ ngang).
- Bảng số liệu và tính toán tiến độ thi công chi tiết nền đường theo tiến độ ngang đã được thể hiện chi tiết trong bản vẽ thi công.
- Biểu đồ nhân lực máy thi công cũng được thể hiện cụ thể trong bản vẽ tiến độ thi công nền đường.