CHÁY NỔ,ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu THIET KE TCTC -DATN-THIET-KE-DUONG (Trang 67 - 72)

5.1 BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO GIAO THÔNG

* Biện pháp chung đảm bảo quá trình an toàn giao thông.

- Trước khi thi công

+ Trước khi tiến hành thi công Nhà thầu sẽ tiến hành làm thủ tục xin giấy phép thi công và thủ tục bàn giao hiện trường để thi công. Kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng, tổ chức, cá nhân thi công phải chịu trách nhiệm quản lý và đảm bảo giao thông êm thuận, thông suốt, an toàn và nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Trong quá trình thi công

+ Trong suốt quá trình thi công Nhà thầu sẽ thực hiện đúng phương án, biện pháp, thời gian thi công đã được thống nhất; bảo đảm an toàn giao thông thông suốt theo quy định và tránh không được gây hư hại các công trình hiện có. Trong trường hợp không thể tránh được thì Nhà thầu sẽ tiến hành biện pháp bảo vệ hoặc tạm thời tháo dỡ, di dời và thi công hoàn trả sau khi được sự chấp của cơ quan quản lý; không san, đổ đất, làm các chướng ngại trong phạm vi hành lang an toàn giao thông mà không phục vụ thi công công trình, đồng thời chịu mọi trách nhiệm về sự mất an toàn giao thông do thi công gây ra.

+ Nhà thầu thường xuyên kiểm tra về việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn giao thông trong thi công theo quy định của giấy phép và của pháp luật.

+ Trong suốt thời gian thi công nhất thiết phải có người cảnh giới hướng dẫn giao thông, khi ngừng thi công phải có báo hiệu an toàn theo quy định như: biển chỉ dẫn, cờ và đèn đỏ vào ban đêm.

Người cảnh giới hướng dẫn giao thông phải đeo băng đỏ bên cánh tay trái, được trang bị cờ, còi và đèn vào ban đêm.

+ Ở đầu đoạn tuyến thi công ghi rõ tên đơn vị thi công, địa chỉ Văn phòng ban điều hành dự án, số điện thoại và tên của Chỉ huy trưởng; người chỉ huy nhất thiết có phù hiệu, người làm việc trên đường, mặc trang phục bảo hộ lao động theo quy định.

+ Các xe máy thi công trên tuyến lắp đặt đầy đủ thiết bị an toàn và sơn màu theo quy định.

+ Ngoài giờ thi công, xe máy được tập kết vào bãi, neo đậu tại nơi quy định. Trường hợp không có bãi phải để gọn gàng dễ phát hiện và có báo hiệu.

+ Xe máy hư hỏng Nhà thầu tìm mọi cách đưa sát vào lề đường hoặc khu vực án toàn và phải có báo hiệu theo quy định.

+ Vật liệu thi công chỉ được đưa ra tuyến đảm bảo đủ dùng. Nghiêm cấm để các loại vật liệu tràn lan làm cản trở và mất an toàn giao thông.

+ Trước đợt mưa lũ phải thi công dứt điểm, thu dọn hết vật liệu thừa trên công trường.

+ Khi thi công ở nền đường, mặt đường. chúng tôi sẽ bố trí dành lại một phần nền đường, mặt đường người đi bộ qua lại ít nhất là 1 làn xe.

+ Khi thi công móng và mặt đường: chiều dài mũi thi công không quá 300m, các mũi thi công cách nhau ít nhất 500m. Trong mùa mưa lũ, phải hoàn thành thi công dứt điểm từng đoạn sau mỗi ca, mỗi ngày, tránh không để trôi vật liệu ra hai bên đường làm hư hỏng tài sản của nhân dân và gây ô nhiễm môi trường.

+ Khi thi công trên đường phố phải có phương án và thời gian thi công thích hợp với đặc điểm từng đường phố để không gây ùn tắc giao thông. Phải đảm bảo hành lang an toàn cho người đi bộ.

+ Vật liệu thi công chỉ được đưa ra đường đủ dùng từ 2 đến 3 đoạn thi công và chiều dài để vật liệu không kéo dài quá 300m. Phải để vật liệu ở một bên lề đường, không được để song song cả hai bên làm thu hẹp nền, mặt đường. Nghiêm cấm để các loại vật liệu tràn lan làm cản trở và mất an toàn giao thông.

+ Khi chặt cây ven đường có báo hiệu và tổ chức gác 2 đầu; không cho cây đổ vào bên trong lòng đường gây cản trở giao thông. Trường hợp bắt buộc phải cho cây đổ vào trong lòng đường phải nhanh chóng đưa cây ra sát lề đường. Khi chặt cây ở bất kỳ bộ phận nào của đường đều phải đào bỏ rễ và hoàn trả lại nguyên trạng bộ phận đường đó. Nghiêm cấm các hành vi lao các vật từ trên cao xuống nền, mặt đường.

+ Tại các vị trí sửa chữa cầu vừa thi công sửa chữa vừa cho xe qua lại thì phải : cắm biển báo hiệu đường hẹp, biển hạn chế tốc độ, biển báo công trường.... ; tổ chức gác chắn và có người điều hành giao thông 24h/24h; vật tư, thiết bị thi công phải để gọn gàng vào bên trong hàng rào ngăn cách phần dành cho thi công với phần dành cho lưu thông; hệ thống dẫn điện, nước phục vụ thi công phải thường xuyên được kiểm tra để tránh xảy ra tai nạn.

+ Trường hợp không thể vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thì nhất thiết phải có đường tránh.

- Kết thúc thi công

+ Sau khi hoàn thành một đoạn đường không quá 1km hoặc 1 cầu, 1 cống, Nhà thầu thu dọn toàn bộ các chướng ngại vật để bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.

+ Trước khi bàn giao công trình Nhà thầu sẽ dọn toàn bộ vật liệu thừa, di chuyển máy móc, thanh thải các chướng ngại vật và sửa chữa các hư hỏng công trình đường bộ do thi công gây ra.

* Biện pháp bố trí đảm bảo giao thông chi tiết - Các nguyên tắc đảm bảo giao thông

- Trong suốt quá trình thi công, Nhà thầu chúng tôi tuân thủ chặt chẽ các quy định do Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát yêu cầu về đảm bảo giao thông trên toàn tuyến thi công cũng như đảm bảo an toàn lao động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để điều phối một cách hiệu quả việc lưu thông trên toàn tuyến, cụ thể:

- Lắp đặt các biển báo, biển cấm ... đúng quy trình quy định nhằm hướng dẫn dòng xe lưu thông đúng tuyến, không gây ách tắc cũng như cản trở giao thông.

- Nhà thầu liên tục dọn mặt bằng để cho xe qua lại được.

- Tại hai đầu ở các vị trí đoạn thi công Nhà thầu bố trí người cầm cờ hiệu để chỉ đạo, bảo vệ và hướng dẫn người và phương tiện qua lại.

- Do vậy, việc đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn ... trong quá trình thi công được Nhà thầu đặc biệt chú ý ngay từ khi nhận bàn giao mặt bằng để lưu ý các phương tiện khi tham gia giao thông trên đoạn tuyến này.

- Phương án đảm bảo giao thông của Nhà thầu

- Cắm đầy đủ các biển cấm, biển hướng dẫn ... đúng theo quy trình quy định hiện hành;

- Trong quá trình thi công có người cầm cờ hiệu, mặc quần áo phản quang để đảm bảo giao thông tại 2 đầu mỗi đoạn tuyến thi công;

- Ban đêm có đèn báo hiệu;

- Đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công mặt đường

- Nhà thầu sẽ bố trí từng đoạn thi công dài <300m tiến hành thi công 1/2 mặt đường. Nhà thầu sẽ trình Kỹ sư chấp thuận trước khi thi công cụ thể như sau:

- Trên toàn đoạn thi công Nhà thầu bố trí cọc tiêu phân tách phạm vi thi công và phạm vi phục vụ giao thông công cộng, ngoài ra chúng tôi sẽ sử dụng thêm các cọc tiêu chóp nón khi cần thiết.

- Hai đầu đoạn thi công bố trí biển báo công trường, biển báo hạn chế tốc độ, biển báo đường hẹp, đèn báo hiệu…, bố trí người cầm cờ hiệu đủ năng lực hướng dẫn đảm bảo giao thông.

- Toàn bộ máy móc thiết bị, vật tư vật liệu phục vụ thi công được Nhà thầu tập kết trong phạm vi thi công đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ với cách tổ chức khoa học, hợp lý (xem mục Đảm bảo vệ sinh môi trường trong hồ sơ này).

- Sau khi thi công một nửa đoạn đường đó (l<=300m) đến kết cấu đủ năng lực và đủ mặt bằng cho các phương tiện lưu thông trên đó thì Nhà thầu sẽ tổ chức phân luồng để chuyển làn thi công và tổ chức thi công nửa còn lại tương tự như các bước trình bày trên.

5.2 BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, AN NINH VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

* Công tác an toàn của dự án - Sơ đồ tổ chức và sơ đồ quản lý.

- Chức năng và nhiệm vụ của ban an toàn.

- Khoá huấn luyện an toàn.

- Kế hoạch an toàn trong mùa mưa lũ.

+ Công tác an toàn của dự án được hiểu là công tác đảm bảo an toàn về mọi vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến toàn bộ dự án này.

+ Công tác an toàn của dự án dựa trên: an toàn cho thi công, an toàn cho nhân công, an toàn cho thiết bị và an toàn cho công cộng. Như là ưu tiên trong tất cả các hoạt động, cam kết và nỗ lực của mình để đảm bảo các biện pháp an toàn liên tục nơi công cộng và an toàn cho tất cả mọi người trực tiếp hoặc giám tiếp tham gia dự án.

+ Tuân thủ tất cả các qui định của Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan có chức năng về đảm bảo an toàn và sức khỏe công nghiệp.

- Sơ đồ tổ chức và sơ đồ quản lý

- Chức năng và nhiệm vụ của ban an toàn

+ Nhân viên an toàn phải chịu trách nhiệm đối với tất cả những công việc liên quan đến chương trình an toàn, giao thông và môi trường tại công trường trong suốt dự án.

+ Nhà thầu sẽ giao cho trưởng ban an toàn và các nhân viên an toàn kiểm soát, hướng dẫn và quản lý việc thực thi chương trình này bao gồm cả các nhà thầu phụ. Đồng thời quan sát, khiếu nại thậm chí loại bỏ những công việc của nhà thầu nếu nhà thầu vi phạm những điều lệ khác của chương trình.

+ Trưởng ban an toàn sẽ ghi lại hằng ngày những công việc có liên quan đến việc thực thi chương trình và những biến cố bất ngờ (nếu có). Kiểm tra giám sát chương trình tại hiện trường. Dưới sự chỉ đạo của TVGS, trưởng ban an toàn sẽ lập những báo cáo định kỳ, ban hành những thông báo khẩn cấp (nếu có). Khi cần thì phó ban an toàn sẽ đảm nhận những nhiệm vụ và chức năng của trưởng ban an toàn và sẽ thay quyền trưởng ban an toàn nếu người này đi vắng.

+ Các đội thi công thành viên như Đội thi công sẽ thực thi công tác an toàn khi thi công. Đội ngũ nhân viên từ đội thi công nào sẽ phải phụ trách đảm bảo an toàn cho đội thi công đó.

+ Trưởng ban an toàn và các nhân viên sẽ tiến hành báo cáo qua bộ đàm 16-17 giờ/ngày, ngoại trừ trong trường hợp tai nạn xảy ra sẽ thông báo miệng cho TVGS và giám đốc dự án trước sau đó trong vòng 24 tiếng sẽ gởi bản báo cáo bằng văn bản.

+ Trưởng Ban an toàn là người có quyền chỉ đạo nhân viên của Nhà thầu hoặc các nhà thầu phụ phải chấm dứt các hoạt động và tiến hành các hoạt động cần thiết, khẩn cấp và hợp lý nhằm đảm bảo cho công trường và ngăn chặn những việc làm không an toàn hoặc vi phạm tới kế hoạch an toàn hoặc các qui định của pháp luật.

+ Trưởng ban an toàn là người ghi nhật ký công trường hằng ngày, nhật ký đó phải ghi tất cả các vấn đề liên quan đến công trường dựa trên sự kiểm tra hàng ngày hoặc báo cáo của các nhân viên an toàn. Nhật ký công trường luôn sẵn sàng để TVGS kiểm tra.

- Khoá huấn luyện an toàn

+ Ngoài những biển báo biển cảnh giác được dựng trên công trường thi công, nhà thầu cần tiến hành những khoá huấn luyện an toàn đều đặn. Những người thuộc các đơn vị thi công dự án đều phải tham dự khoá huấn luyện. Khoá huấn luyện đầu tiên sẽ được tiến hành vào đầu tháng tháng đầu tiên sau khi phát lệnh khởi công Dự án.

+ Hơn nữa các tài liệu về an toàn và tranh ảnh cũng sẽ được phát cho lực lượng lao động và phổ biến cho từng người.

+ Các cuộc họp sẽ được tổ chức hàng tháng để xem xét sự phù hợp của kế hoạch và phải yêu cầu Trưởng ban an toàn và các đại diện phụ trách an toàn của ông ta tham gia, trừ khi có sự chấp thuận khác của TVGS, nhà thầu sẽ gởi thư mời đến TVGS trước mỗi cuộc họp. Biên bản cuộc họp và kế hoạch sẽ được gởi đến TVGS trong vòng 7 ngày kể từ ngày họp.

- Công tác an toàn trong mùa bão lụt:

+ Mùa bão lụt bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10. Trưởng ban an toàn sẽ thảo luận và thống nhất dựa trên mức độ bão để thiết lập chương trình làm việc, thông tin và biện pháp phòng chống bão.

Thành viên của ban an toàn sẽ quan sát và ghi lại thông tin dự báo thời tiết trên phương tiện thông tin một cách đều đặn để có biện pháp phòng trước.

+ Chương trình phòng chống lũ lụt phải được chuẩn bị trước, trong và sau bất kỳ một cơn bão lũ nào, và được phổ biến đến các đơn vị thi công để thực hiện đầy đủ như sau:

+ Kế hoạch di dời người, lán trại, nhà kho, thiết bị và vật liệu đến nơi an toàn sẽ được tiến hành khi cần thiết.

+ Kế hoạch làm việc trong mùa bão lũ sẽ được lập dựa trên sự xem xét những sắp xếp hợp lí về nhân lực, thiết bị và vật liệu. Phải đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ những phần việc đã thi công trên cạn và dưới nước.

+ Những biện pháp khẩn cấp sẽ được tiến hành ngay khi lũ đến.

+ Trong trường hợp có gió bão trên cấp 5, công nhân được yêu cầu không làm việc trên cao. Khi được thông báo có bão, công nhân, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhà kho phải được di chuyển đến khu vực an toàn ngay lập tức. Những biện pháp bảo vệ những hạng mục chưa hoàn thành phải được tiến hành.

+ Sau khi bão tan, tất cả thiết bị, vật liệu và công nhân sẽ lại tập kết tại công trường. Công tác kiểm tra, sửa chữa, bảo trì những thiệt hại do bão lụt gây ra sẽ được tiến hành. Đặc biệt phải giải quyết ngay điều kiện vệ sinh môi trường, nguồn nước và công tác chăm sóc sức khoẻ phòng bệnh.

- Công tác đảm bảo an ninh và phòng chống cháy nổ

- Đăng ký tạm trú cho người và thiết bị, phối hợp đảm bảo công tác an ninh.

- Công trường phải có bể chứa nước, bình chữa cháy được trang bị nơi Ban bảo vệ ban chỉ huy công trường để đề phòng hỏa hoạn.

- Tuân thủ pháp lệnh PCCC nghiêm ngặt, biển báo pháp lệnh PCCC phải được treo tại những nơi trọng yếu như kho tàng, trạm điện và các kho vật tư, trang thiết bị dễ bắt lửa.

- Ban chỉ huy công trường phải liên hệ trước với các cơ quan chức năng PCCC, Ban phòng chống lụt bão của địa phương để kịp thời cứu chữa khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

- Không được tự ý mang theo chất nổ, chất gây cháy, vũ khí vào công trường. Không được mang theo hoặc sử dụng rượu bia, chất kích thích, tổ chức nấu nướng trong công trường.

- Hết giờ làm việc phải ra khỏi công trường ngoại trừ trường hợp được phép làm việc ngoài giờ của Ban chỉ huy công trường và chỉ làm việc trong phạm vi đã được cho phép.

- Đối với khách vào công trường cũng phải mang bảng tên “Khách”, Mũ Bảo hộ… phải tuân thủ mọi quy định của công trình và phải có người hướng dẫn trong suốt thời gian đi lại trong công trường.

- Đường điện, nước phục vụ thi công phải bố trí gọn gàng không gây trở ngại cho người, xe cộ và các phương tiện phục vụ thi công trên công trường.

- Các trang thiết bị thi công được sắp xếp một cách gọn gàng, khoa học thuận lợi cho công tác thi công ngoài hiện trường.

- Trước khi khởi động máy phải kiểm tra nhiên liệu, nắp đậy bình nhiên liệu, tuyệt đối không để nhiên liệu chảy ra ngoài gây nguy hiểm.

- Công nhân khi hàn hơi phải kiểm tra áp suất bình, toàn bộ dây dẫn hơi và mỏ hàn để đảm bảo không bị rò rỉ gây nguy hiểm. Không để bình hơi, Ôxy ngay cạnh máy phát điện.

Một phần của tài liệu THIET KE TCTC -DATN-THIET-KE-DUONG (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w