1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng thực hành quy trình tiêm tĩnh mạch

26 3,2K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 306,5 KB

Nội dung

Theo tài liệu có bốn kỹ thuật tiêmcơ bản: Tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm bắp thịt và tiêm tĩnh mạch Trong điều trị và chăm sóc người bệnh, tiêm là một trong những kỹ thuậtĐiều dưỡng c

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VÂN ĐỂ: 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1. Sơ lược về mạch máu 4

2. Tiêm tĩnh mạch 5

3. Sơ lược tình hình nghiên cứu 6

CHƯƠNG II : ĐÔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 8

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 8

2.3 Phương pháp nghiên cứu 8

2.4 Phương pháp thu thập số liệu 9

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 9

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 1: Sự phân bố về tuổi của các đối tượng nghiên cứu 10

Bảng 2: Sự phân bố về giới của các đối tượng nghiên cứu 10

Bảng 3: Thâm niên công tác của các đối tượng nghiên cứu 10

Bảng 4: Trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên cứu 11

3.2 Thực trạng thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch Bảng 5: Chuẩn bị người bệnh 11

Bảng 6: Chuẩn bị người Điều dưỡng 11

Bảng 7: Chuẩn bị người dụng cụ 12

Bảng 8: Tiến hành kỹ thuật 13

3.3 Kết quả đánh giá thực hành quy trình kỹ thuật Bảng 9: Điểm Điều dưỡng đạt khi thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch 14

Bảng 10: Phân loại mức độ thành đạt 14

3.4 Một số yếu tố liên quan đến việc thực hành kỹ thuật Bảng 11: Liên quan giữa trình độ với điểm thực hành kỹ thuật 15

Bảng 12: Liên quan giữa trình độ với điểm thực hành kỹ thuật 15

Bảng 13: Liên quan giữa thâm niên với điểm thực hành kỹ thuật 16

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 17

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 22

CHƯƠNG VI: KHUYẾN NGHỊ 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

PHỤ LỤC 25

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀTiêm là một trong những biện pháp đưa thuốc và hoá chất vào cơ thể nhằmmục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh Theo tài liệu có bốn kỹ thuật tiêm

cơ bản: Tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm bắp thịt và tiêm tĩnh mạch

Trong điều trị và chăm sóc người bệnh, tiêm là một trong những kỹ thuậtĐiều dưỡng có vai trò quan trọng và được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế,đặc biệt là những nơi có nhiều người bệnh nặng Trong lĩnh vực phòng bệnh,tiêm chủng đã tác động mạnh vào việc giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết đối với cácbệnh có thể phòng bằng vacxin ở trẻ em

Bên cạnh những ưu điểm trên, tiêm thuốc cũng là kỹ thuật phức tạp và cónhiều nguy cơ tai biến xảy ra Vì vậy đòi hỏi người thực hiện quy trình kỹ thuậttiêm thuốc phải có độ chính xác và an toàn cao

Tiêm không đúng kỹ thuật cũng có thể gây ra những nguy cơ như: áp xe tại

vị trí tiêm, chứng liệt thần kinh, phản ứng dị ứng, sốc phản vệ và đặc biệt lànhững nguy cơ lây truyền các virus qua đường máu cho cả người bệnh, nhânviên y tế và cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trung bình mỗi người dântrên trái đất được tiêm 1,5 mũi tiêm/năm, tiêm thực hiện không đúng quy trình

kỹ thuật đã trở thành phổ biến trên phạm vi nhiều nước, ước tính có tới 50% cácmũi tiêm ở các nước đang phát triển không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và

là một trong những nguyên nhân làm lây truyền các bệnh: viêm gan B, viêm gan

C và lây nhiễm HIV…nghiêm trọng hơn là vấn đề nhiễm trùng bệnh viện

Theo kết quả từ một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mũi tiêm đạt đủ các tiêuchuẩn còn chưa cao, chỉ có 10,9% mũi tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch đạttối đa số điểm chuẩn Các thao tác kỹ thuật sai sót hay gặp trong khi tiến hànhquy trình kỹ thuật tiêm, truyền là: không rửa tay trước khi tiêm 43,9%, không sátkhuẩn đầu, nắp ống thuốc khi lấy thuốc 70,7% không sát khuẩn da nơi tiêmđúng kỹ thuật: 27,5%, dùng tay để tháo, lắp kim tiêm 14%.[7]

Trang 3

Nguyên nhân thường gây nên tình trạng tiêm không đúng quy trình kỹ thuật

là do các trang thiết bị tại cơ sở Y tế chưa đồng bộ, số lượng người bệnh thườngxuyên quá tải, trình độ chuyên môn của đội ngũ Điều dưỡng chưa đồng đều,chưa được cập nhật, tập huấn chuyên môn thường xuyên nên đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến chất lượng chăm sóc người bệnh

Bệnh viện A Thái Nguyên là một cơ sở khám chữa bệnh lớn tại khu vựcTrung du miền núi phía Bắc Tuy nhiên cho đến nay, việc thực hiện tiêm thuốcđúng quy trình kỹ thuật cho người bệnh đang ở mức độ nào thì vẫn chưa có tàiliệu đề cập đến Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài:

“Thực trạng việc thực hành quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch của Điều dưỡng tại các khoa Chấn thương – Ngoại – Sản Bệnh viện A Thái Nguyên”

Trang 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1 Sơ lược về mạch máu

1.1 Các loại mạch máu: Có 3 loại mạch máu chính

- Các động mạch: mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các cơ quan

- Các tĩnh mạch: mạch máu đưa máu trở về tim

- Các mao mạch: mạch máu nối tiếp các động mạch với tĩnh mạch

1.2 Cấu tạo chung của thành mạch máu

Trừ mao mạch, thành của động mạch và tĩnh mạch được cấu tạo bằng cácthành phần cấu trúc cơ bản nhưng tỷ lệ các thành phần biến đổi theo chức năngcủa mỗi loại mạch máu Từ lòng mạch trở ra thành mạch gồm 3 lớp áo: áo trong,

áo giữa và áo ngoài [3]

1.3 Đặc điểm cấu tạo của các tĩnh mạch

Hệ thống tĩnh mạch đóng vai trò như hệ thống thu thập, đưa máu từ mạnglưới mao mạch về tim Các mao mạch hợp lại để tạo nên các tiểu tĩnh mạch Cáctiểu tĩnh mạch kết hợp lại để tạo nên các tĩnh mạch lớn hơn nhưng với số lượngnhỏ hơn Cuối cùng các tĩnh mạch hợp thành các tĩnh mạch chủ

Thành của tĩnh mạch có 3 lớp như thành động mạch nhưng các thành phần

cơ trơn và sợi chun thì ít hơn, nói chung thành tĩnh mạch mỏng hơn và dễ phìnhgiãn hơn thành động mạch

Một số tĩnh mạch đặc biệt ở chi trên và chi dưới có những nếp nội môhướng vào lòng mạch có chức năng như những van chỉ cho phép máu chảy theomột chiều về phía tim [3]

1.4 Hệ thống tĩnh mạch toàn cơ thể

- Các tĩnh mạch chi trên: tĩnh mạch cánh tay, tĩnh mạch nền, tĩnh mạch giữa

khuỷu Những tĩnh mạch này thường là nơi hay thực hiện tiêm tĩnh mạch hoặclấy máu

- Các tĩnh mạch đầu và cổ: tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch cảnh ngoài…

Trang 5

- Các tĩnh mạch ngực: tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới…

- Các tĩnh mạch chi dưới và chậu hông: tĩnh mạch chậu chung, tĩnh mạch

chậu ngoài, tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé, tĩnh mạch khoeo… [3]

2 Tiêm tĩnh mạch

kim tiêm đưa một lượng thuốc vào cơ thể theo đường tĩnh mạch [1]

2.2 Các tai biến có thể xảy ra trong và sau tiêm tĩnh mạch

Tắc kim, phồng nơi tiêm, bệnh nhân bị sốc hoặc ngất, tắc mạch, đâm nhầmvào động mạch, gây hoại tử, nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn lây [1]

2.3 Quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

Quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch: là một quy trình bao gồm nhiều bước màngười Điều dưỡng phải trải qua hàng loạt các hoạt động theo một kế hoạch đãđược định trước để hướng đến một mũi tiêm tĩnh mạch đảm bảo an toàn chongười được tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm cho người được tiêm cũng nhưnhân viên y tế và cộng đồng [2]

Bảng kiểm quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch bao gồm 4 khâu: Chuẩn bịngười bệnh, chuẩn bị người Điều dưỡng, chuẩn bị dụng cụ, tiến hành kỹ thuậtMũi tiêm tĩnh mạch không đúng quy trình là mũi tiêm không được chuẩn bịđầy đủ hoặc chuẩn bị không đúng các phương tiện và không thực hiện đúng đủcác bước theo quy trình

Tiêm an toàn: Mũi tiêm an toàn là mũi tiêm được thực hiện có sử dụng dụng

cụ thích hợp, không gây hại cho người được tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễmcho người được tiêm và không tạo chất thải nguy hại cho người khác Hay nóicách khác tiêm an toàn nhằm: “ An toàn cho người bệnh, an toàn cho cán bộ y tế

và an toàn cộng đồng” [2]

Nhiễm khuẩn bệnh viện: Là nhiễm khuẩn phát sinh trong quá trình chăm sócsức khỏe khi được khám hoặc điều trị tại một cơ sở y tế nào đó

Trang 6

3 Sơ lược tình hình nghiên cứu

3.1 Trên thế giới

Tiêm được ứng dụng trong điều trị từ những năm 1920 và thịnh hành từchiến tranh thế giới II sau khi Penicilline được phát minh và đưa vào sử dụngrộng rãi Tổ chức Y tế Thới giới (WHO) ước tính bình quân mỗi người dân ởcác nước đang phát triển được tiêm 1,5 mũi tiêm/năm

Theo báo cáo của WHO (2002), trong tổng số 35 triệu nhân viên y tế, mỗinăm có tới 2 triệu người bị tiếp xúc qua da với bệnh truyền nhiễm Trong số đó,40% nhiễm viêm gan B, 40% nhiễm viêm gan C và 2,5 % nhiễm HIV do bị tổnthương do kim tiêm châm Tổn thương do kim châm thường gặp ở Điều dưỡng

và xuất hiện nhiều trong các phòng bệnh và do tiêm gây ra nhiều nhất

Trước thực tế đó, năm 1999 các tổ chức như WHO, UNICEF và UNFPA đãphối hợp đưa ra tuyên bố chung về hệ thống Tiêm an toàn Toàn cầu (Safetyinfection Global Network), viết tắt là SIGN Mục đích của SIGN là giảm tần sốtiêm và thực hiện tiêm an toàn

3.2 Tại Việt Nam

Nhận thức về tầm quan trọng của tiêm an toàn và các nguy cơ do tiêmkhông an toàn gây nên, năm 2000 Bộ Y tế đã phối hợp với Hội Điều dưỡng ViệtNam phát động, triển khai Chương trình “Tiêm an toàn” trong toàn quốc.Chương trình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi về thực hành tiêm an toàn

và đã được sự hưởng ứng tham gia của các ban ngành nhân viên y tế trong cảnước đặc biệt là đội ngũ Điều dưỡng Tuy nhiên, kết quả từ một số nghiên cứucho thấy tỷ lệ mũi tiêm đạt đủ các tiêu chuẩn tiêm an toàn còn chưa cao

Năm 2002, tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm đã “Khảo sát đánh giá ban đầu

về hiện trạng tiêm an toàn trong các cơ sở y tế khu vực Hà Nội” tại 7 bệnh viện

và Trung tâm y tế Kết quả cho thấy: chỉ có 10% mũi tiêm bắp, dưới da, trong dađạt 100% tiêu chuẩn và khoảng 7% mũi tiêm bắp chỉ đạt dưới 50% điểm chuẩn

Có 1% mũi tiêm tĩnh mạch và truyền đạt 100% tiêu chuẩn và gần 21% chỉ đạt íthơn 50% tiêu chuẩn qui định [7]

Trang 7

Tại Bình Định, tháng 7 năm 2005, tác giả Nguyễn Thị Như Tú đã tiến hành

nghiên cứu cắt ngang “Thực trạng tiêm an toàn tại tỉnh Bình Định sau 5 năm hưởng ứng cuộc vận động” tại 7 bệnh viện với việc quan sát 200 mũi tiêm và

phỏng vấn 120 điều dưỡng, nữ hộ sinh và y sỹ Kết quả quan sát thực hành tiêmcho thấy: 94% người tiêm không rửa tay hoặc sát khuẩn trước khi đưa kim quada; 17% kim lấy thuốc không đảm bảo vô khuẩn; 3% kim tiêm thuốc không đảmbảo vô khuẩn trước khi đưa qua da; 1% không đúng vị trí; 3% còn dùng 2 tayđậy nắp kim; 1% không có hộp chống sốc khi đi tiêm [8]

Nghiên cứu khảo sát về tiêm an toàn tại bệnh viện Việt Đức năm 2009 củaPhan Thị Dung và cộng sự qua đánh giá 984 mũi tiêm tại 12 khoa lâm sàng chokết quả như sau: vị trí tiêm tĩnh mạch chiếm tỷ lệ cao nhất 91,7%, trong đó tiêmqua chạc ba là 67,6%; 100% người bệnh được sử dụng bơm tiêm vô khuẩn;97,7% chuẩn bị đầy đủ cơ số chống sốc tại xe tiêm; 95% cô lập vật sắc nhọn vàohộp kháng thủng ngay sau khi tiêm, sát khuẩn đúng vị trí, góc kim và độ sâuthích hợp Tuy nhiên cũng còn 51% chưa sát khuẩn tay trước tiêm; 33,4% chưasát khuẩn nắp lọ thuốc, vỏ thuốc trước khi lấy thuốc; 3,4% trường hợp kimnhiễm bẩn trước khi tiêm; 26,8% chạc ba bị nhiễm bẩn khi tiêm; 45,7% dùng haitay đậy nắp kim; 38,6% không sát khuẩn tay sau khi tiêm [5]

Trang 8

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu:

 Tiêu chuẩn lựa chọn

Điều dưỡng tại các khoa Chấn thương – Ngoại – Sản, bệnh viện A tỉnh Thái

Nguyên, hàng ngày thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cho người bệnh

 Tiêu chuẩn loại trừ

- Điều dưỡng chưa được ký hợp đồng làm việc chính thức tại khoa

- Điều dưỡng về học tập nâng cao trình độ

- Điều dưỡng Trưởng, Điều dưỡng hành chính

- Học sinh, sinh viên Điều dưỡng

2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

 Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016

 Tại các khoa Chấn thương – Ngoại – Sản

3 Phương pháp nghiên cứu

 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang

 Cỡ mẫu: Lấy toàn bộ 46 Điều dưỡng hàng ngày thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnh

mạch cho người bệnh, đang làm việc tại các khoa Chấn thương – Ngoại – Sản,bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên

 Chỉ tiêu nghiên cứu

- Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:

+ Tuổi, giới

+ Thâm niên công tác

+ Trình độ chuyên môn: Đại học, Cao đẳng, Trung cấp…

- Thực hiện quy trình kỹ thuật

+ Xem hồ sơ và chuẩn bị người bệnh: thực hiện 5 đúng, giải thích động viênngười bệnh, hỏi tiền sử dị ứng

+ Chuẩn bị người điều dưỡng: Trang phục, rửa tay thường quy

+ Chuẩn bị dụng cụ: các dụng cụ theo bảng kiểm

+ Tiến hành kỹ thuật: Các bước theo bảng kiểm

Trang 9

- Mức độ đạt điểm thực hành và phân loại mức độ đạt điểm thực hành quy trình

kỹ thuật tiêm tĩnh mạch của Điều dưỡng

- Mối liên quan giữa mức độ đạt điểm thực hành với yếu tố nhân xã hội học

 Phương pháp đánh giá:

- Bảng kiểm quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch: chúng tôi áp dụng theo bảngkiểm đang sử dụng để giảng dạy cho Sinh viên của Bộ môn Điều Dưỡng –Trường Cao đẳng Y Tế Thái Nguyên

- Cho điểm từng bước trong toàn bộ quy trình: mỗi bước trong quy trình chia làm 3 mức độ:

+ Mức 1: Không làm hoặc làm sai là 0 điểm (cho mỗi bước)

+ Mức 2: Làm thiếu hoặc chưa thành thạo đạt 1điểm (cho mỗi bước)

+ Mức 3: Làm đúng, làm đủ đạt 2 điểm (cho mỗi bước)

- Tổng điểm tối đa cho toàn bộ quy trình: cả 4 khâu là 80 điểm

+ Từ < 50% tổng số điểm (< 40 điểm) đạt mức: Kém

+ Từ 50% - 69% tổng số điểm (40 – 55 điểm) đạt mức: Trung bình

+ Từ 70% - 89 tổng số điểm (56 – 71 điểm) đạt mức: Khá

+ Từ > 90% tổng số điểm (≥ 72 điểm) đạt mức: Giỏi

4 Phương pháp thu thập số liệu

Dùng bảng kiểm đã được xây dựng theo thang điểm chuẩn, người thu thập

số liệu tiến hành quan sát trực tiếp, kín đáo từng Điều dưỡng thực hiện kỹ thuậttiêm tĩnh mạch cho người bệnh tại khoa và đánh dấu vào bảng kiểm trong phiếuđiều tra

5 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học trên phần mềm SPSS 18.0

Trang 10

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: Sự phân bố về tuổi của các đối tượng nghiên cứu

Bảng 2: Sự phân bố về giới của các đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Do đặc thù nghề nghiệp là chăm sóc vì vậy nữ chiếm tỷ lệ cao

hơn là 91,3%, nam chiếm 8,7%

Bảng 3: Thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Nhóm có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là

41,3% và nhóm có thâm niên trên 15 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 10,9%

Trang 11

Bảng 4: Trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Điều dưỡng trình độ Trung cấp chiếm 52,2%, Cao đẳng 41,3%,

Đại học 6,5%, cho đến thời điểm nghiên cứu chưa có trình độ sau Đại học

2 Thực trạng thực hiện quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

Nhận xét: Có 95,7% Điều dưỡng thực hiện đúng, đủ việc xem hồ sơ y lệnh

trước khi tiêm; 80,4% Điều dưỡng khai thác tiền sử dị ứng của người bệnh trướckhi tiêm; có 39,1% Điều dưỡng giải thích động viên đầy đủ cho người bệnhtrước khi tiêm

Bảng 6: Chuẩn bị người Điều dưỡng

Kết quả

Trang phục: mũ, áo, khẩu trang 0 0 28 60,9 18 39,1

Nhận xét: 60,9% Điều dưỡng khi tiêm không có đầy đủ trang phục theo quy

định, sai sót hay gặp là không đủ khẩu trang và mũ; 71,7% Điều dưỡng khôngrửa tay thường quy theo quy định

Trang 12

Bảng 7: Chuẩn bị dụng cụ

TT

Kết quả Nội dung

8 Sổ ghi y lệnh/phiếu thuốc 3 6,5 6 13,1 37 80,4

11 Dung dịch sát khuẩn tay nhanh 4 8,7 0 0 42 91,3

Nhận xét: Có 73,9% không chuẩn bị huyết áp, ống nghe; 100% không chuẩn

bị gối kê tay; không có Điều dưỡng nào chuẩn bị găng tay vô khuẩn

Bảng 8: Tiến hành kỹ thuật

TT

Kết quả

Trang 13

1 Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 1 37 80,4 8 17,4 1 2,2

3 Sát khuẩn ống thuốc, bẻ ống thuốc 46 100 0 0 0 0

4 Lấy thuốc vào bơm tiêm, đuổi khí 0 0 0 0 46 100

5 Để người bệnh ở tư thế thích hợp 5 10,9 0 0 41 89,1

6 Bộc lộ, xác định vị trí tiêm 0 0 0 0 46 100

7 Kê gối mỏng dưới vị trí tiêm 39 84,8 7 15,2 0 0

8 Buộc garo cách nơi tiêm 3 -5 cm 0 0 5 10,9 41 89,1

9 Sát khuẩn vị trí tiêm 2 lần 0 0 38 82,6 8 17,4

10 Điều dưỡng sát khuẩn tay lần 2, đi

găng

11 Căng da và đâm kim đúng kỹ thuật 0 0 2 4,3 44 95,7

12 Thấy máu vào đốc kim, tháo garo 0 0 0 0 46 100

13 Bơm thuốc chậm, theo dõi người bệnh 0 0 0 0 46 100

14 Rút kim, kéo chệch da nơi tiêm 0 0 0 0 46 100

15 Xử lý bơm kim tiêm đúng quy trình 2 4,3 5 10,9 39 84,8

18 Dặn dò NB những điều cần thiết 0 0 35 76,1 11 23,9

20 Ghi hồ sơ hoặc vào sổ tiêm thuốc 0 0 0 0 46 100

Nhận xét: 100% Điều dưỡng không sát khuẩn tay trước khi tiêm; 100%

không sát khuẩn ống thuốc; 84,8% Điều dưỡng không kê gối mỏng dưới vị trítiêm; 82,6% Điều dưỡng sát khuẩn vị trí tiêm chưa đúng, đủ

3 Kết quả đánh giá thực hành quy trình kỹ thuật

Ngày đăng: 12/08/2016, 00:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Dương Thị Tuấn Anh (2011), “Đánh giá thực trạng việc thực hiện quy trình tiêm tĩnh mạch của Điều dưỡng bệnh viện xây dựng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng việc thực hiện quy trìnhtiêm tĩnh mạch của Điều dưỡng bệnh viện xây dựng
Tác giả: Dương Thị Tuấn Anh
Năm: 2011
5. Phan Thị Dung (2009), Nghiên cứu khảo sát về tiêm an toàn tại bệnh viện Việt Đức năm 2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khảo sát về tiêm an toàn tại bệnh việnViệt Đức năm 2009
Tác giả: Phan Thị Dung
Năm: 2009
6. Hoàng Thị Vân Lan (2006), “Nhận xét việc thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnh mạch của Điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Nam Định” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nhận xét việc thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnhmạch của Điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Nam Định
Tác giả: Hoàng Thị Vân Lan
Năm: 2006
7. Nguyễn Thị Minh Tâm (2002). “Kết quả điều tra tiêm an toàn tại các bệnh viện khu vực Hà Nội”. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu Điều dưỡng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kết quả điều tra tiêm an toàn tại các bệnhviện khu vực Hà Nội”
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Tâm
Năm: 2002
8. Nguyễn Thị Như Tú (2005), "Thực trạng Tiêm an toàn tại tỉnh Bình Định sau 5 năm hưởng ứng cuộc vận động", Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II, 2005, Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng Tiêm an toàn tại tỉnh Bình Địnhsau 5 năm hưởng ứng cuộc vận động
Tác giả: Nguyễn Thị Như Tú
Năm: 2005
1. Điều dưỡng cơ sở 1 (2015), Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tài liệu lưu hành nội bộ Khác
2. Điều dưỡng cơ bản tập II (2007) NXB Y học BYT 3. Sinh lý giải phẫu tập 1 (2009) NXB Y học BYT Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w