1. Lý do chọn đề tài Bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa là dân chủ, theo đó dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta xây dựng. Từ lâu, Đảng ta rất coi trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào dân, nên đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân chủ hoá đời sống xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một trong những nội dung cốt lõi, trọng tâm. Đặc biệt là dân chủ hoá đời sống xã hội từ cơ sở. Chính vì vậy mà ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị 30 CT/TW về xây dựng QCDC ở cơ sở. Tiếp đó, ngày 15/05/1998, để cụ thể hoá Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ ra nghị định 29 NĐ/CP về ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã”. Sau này là Pháp lệnh 34/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội về vấn đề dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy sức sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, tăng cường đoàn kết toàn dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Qua quá trình triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, thực tế đã cho thấy kết quả bước đầu là rất quan trọng. Tuy vậy, vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, yếu kém như: quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực. Tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch, mệnh lệnh, tham nhũng, gây phiền hà cho dân vẫn còn khá phổ biến và nghiêm trọng mà chưa đẩy lùi được. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chậm đi vào cuộc sống. Để không ngừng tăng cường việc thực hiện QCDC ở cơ sở và góp phần xem xét, đánh giá vấn đề một cách khách quan, khoa học, việc đi sâu nghiên cứu, tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện trên phạm vi toàn quốc hay từng địa phương cụ thể đều có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Với tầm quan trọng trên, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề “Thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Tảo Dương Văn - Thực trạng và giải pháp” để làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, nhằm vận dụng kiến thức đã học làm rõ hơn vấn đề thực hiện QCDC ở cơ sở trên một địa bàn xã cụ thể. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Tảo Dương Văn (Ứng Hoà – Hà Nội). - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Tảo Dương Văn (Ứng Hoà – Hà Nội) giai đoạn 2007 – 2012. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài + Phân tích, làm rõ ý nghĩa của việc thực hiện quy chế dân chủ là cơ sở, mục tiêu, động lực của quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội trên địa bàn xã. + Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Tảo Dương Văn. + Vạch ra những nguyên nhân làm hạn chế việc thực hiện quy chế dân chủ, cũng như đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Tảo Dương Văn hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu với sự vận dụng tổng hợp các phương pháp lôgích và lịch sử, so sánh và tổng hợp cùng với phương pháp điều tra xã hội học. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Chương 2: Thực trạng thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Tảo Dương Văn và những vấn đề đặt ra. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Tảo Dương Văn.
Trang 1CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LỆNH DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
1.1 Khái niệm về dân chủ, dân chủ ở cơ sở
a) Khái niệm dân chủ:
Thuật ngữ “dân chủ” ra đời từ thời Hy Lạp cổ đại, khoảng thế kỷ thứ VII-VItrước công nguyên Theo tiếng Hy Lạp cổ, dân chủ là do hai từ hợp thành,
“demos” là nhân dân và “kuatos” là quyền lực hay chính quyền “Demoskratia” –dân chủ - có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân Từ điển Bách khoa Việt Namđịnh nghĩa: “Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trênviệc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bìnhđẳng và tự do Dân chủ cũng được vận dụng vào các tổ chức và hoạt động củanhững tổ chức và thiết chế xã hội nhất định”
Như vậy, dân chủ được coi là tiêu chí đánh giá cách thức, trình độ tổ chức
và thực hiện quyền lực nhà nước đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.Song vấn đề dân chủ luôn là vấn đề phức tạp, có nội dung rộng lớn, luôn luôn mới,gắn với những tiến bộ về lịch sử và văn hóa của loài người Để nghiên cứu, hiểu rõbản chất, tính chất và nội dung của dân chủ phải xem xét nó dưới các góc độ, khíacạnh khác nhau
Bản thân thuật ngữ dân chủ được tiếp cận dưới nhiều góc độ: Triết học,chính trị; dân chủ là một hình thái nhà nước; dân chủ là một hiện thực chính trị;dânchủ là một hiện thực kinh tế, một hiện thực xã hội và dân chủ là một trạng thái của
hệ thống quan hệ quốc tế Nếu xét theo trình độ phát triển của lịch sử nhân loại thì
có các nền dân chủ: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa Vềmặt phạm vi, dân chủ rất toàn diện, bao quát các lĩnh vực đời sống xã hội, từ kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa tư tưởng; từ các mối quan hệ giữa con người với conngười đến quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa công dân với Nhà nước, giữacác tổ chức và thể chế hiện hành, giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế Hiệnnay, với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, dân chủ còn được hiểu như là phươngthức, cách thức tổ chức, là thước đo số cá thể (cá nhân, tổ chức) tham gia vào quá
Trang 2trình xã hội hóa công nghệ, tài chính, thông tin, văn hóa Song, dù tiếp cận dướigóc độ nào thì thực chất nội dung, tính chất và khuynh hướng phát triển của dânchủ là hoàn toàn phụ thuộc vào chỗ quyền lực chính trị thuộc về ai, phục vụ aitrong mối quan hệ, trong cộng đồng và xã hội đó.
Sự phát triển của dân chủ phụ thộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội,năng lực nhận thức của công dân và chính quyền, truyền thống lịch sử, văn hóa,pháp lý,…Dân chủ là mục tiêu, động lực phát triển của quốc gia, dân tộc
Dân chủ là khát vọng được làm chủ, là quyền tự nhiên của con người trong đó
có quyền sử dụng tất cả sức mạnh để thực hiện vai trò của người chủ và quyền làmchủ đó có lúc, có nơi đã được những người cầm quyền trong lịch sử nhận thức và thểchế thành pháp luật thực định cùng các thiết chế chính trị - xã hội khác Song, chỉđến khi nền dân chủ vô sản – dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời, thì đó mới là chế độdân chủ thực sự, dân chủ của đa số nhân dân với sự đảm bảo thực hiện của phápluật, của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin là một hiện tượng lịch sửgắn liền với xã hội có giai cấp và được biến đổi dưới nhiều hình thức khác nhautrong điều kiện tương ứng của các hình thái kinh tế - xã hội Trong xã hội xã hộichủ nghĩa, “dân chủ” có một chất lượng mới do được phát triển đầy đủ trên cơ sởmột nền kinh tế phát triển cao, nhờ đó con người được giải phóng và phát triểntoàn diện Trong đó, “sự phát triển của mỗi người là điều kiện phát triển tự do củatất cả mọi người”
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin dân chủ trước hết là một hình thức Nhà nước
V I Lênin viết: “ Chế độ dân chủ, đó là một Nhà nước thừa nhận việc thiểu sốphục tùng đa số, nghĩa là sự tổ chức đảm bảo cho một giai cấp thi hành bạo lựcmột cách có hệ thống chống lại giai cấp khác” Vì vậy, dân chủ luôn mang tính giaicấp, nó tồn tại và biến đổi cùng với sự biến đổi của cuộc đấu tranh giai cấp và sựthay đổi của phương thức sản xuất chủ yếu của xã hội Dân chủ xã hội chủ nghĩa làmột hiện tượng hợp quy luật, là bước phát triển cao hơn về chất so với các kiểu dânchủ khác và bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là giải phóng con người, để con
Trang 3người có thể thực hiện được những quyền tự nhiên của mình, tự làm chủ vận mệnh
và quyết định những vấn đề xã hội Theo C.Mác, dân chủ xã hội chủ nghĩa thựcchất là chế độ “do nhân dân tự quy định Nhà nước”, nhân dân là chủ thể tối caocủa quyền lực Nhà nước Nhân dân tự tổ chức quyền lực nhà nước qua bầu cử,tham gia quản lý và quyết định những vấn đề quan trọng, kiểm tra, giám sát hoạtđộng của Nhà nước thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.Lênin đã khái quát quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị của dân thành ba nộidung lớn: quyền bầu cử, quyền tham gia quản lý các công việc của Nhà nước vàquyền bãi miễn
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, dân chủ xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm cơbản sau:
+ Dân chủ cho nhân dân lao động;
+ Dân chủ thực sự;
+ Dân chủ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, vănhóa…thực chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự tham gia một cách thực sự bìnhđẳng và ngày càng rộng rãi của những người lao động vào quản lý công việc Nhànước và xã hội Thống nhất được quyền và nghĩa vụ của công dân trong mối quan hệvới Nhà nước Vì vậy, nó trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội
b) Khái niệm dân chủ cơ sở:
Quần chúng nhân dân là những người trực tiếp sản xuất ra những giá trị vậtchất và sáng tạo ra giá trị tinh thần Trong lao động và sinh sống, nhân dân luôngắn bó mật thiết với một đơn vị, một tổ chức, một địa bàn dân cư nhất định Bất cứmột tổ chức nào, xét theo hệ thống cấu trúc, cũng bao gồm hệ thống cấu trúc từnhỏ đến lớn Những cấu trúc nhỏ nhất trong một hệ thống có tư cách như mộtchỉnh thể tương đối hoàn chỉnh, độc lập, là nền tảng cho toàn bộ hệ thống được gọi
là cơ sở Cơ sở là “tế bào” của hệ thống Bất cứ một công dân, một thành viên nàocủa tổ chức cũng đều gắn bó và sinh sống, lao động, học tập ở một cơ sở nhất địnhtrong hệ thống Đó chính là xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cơsở…nơi diễn ra các quan hệ nhiều mặt giữa các tầng lớp nhân dân Hệ thống chínhtrị của nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
Trang 4nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, được tổ chức thành 4 cấp:trung ương, tỉnh, huyện và xã (cơ sở) là cấp cuối cùng Xã, phường, thị trấn là nơi trựctiếp thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là nơi kiểmnghiệm một cách chính xác nhất đường lối của Đảng trong các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa trong thực tiễn khách quan Dân chủ, với ý nghĩa tối cao nhất là quyền tựnhiên của con người được thực hiện trước hết là ở cơ sở Nhân dân có quyền đượcbiết, được bàn và được tham gia giải quyết và kiểm tra giám sát mọi hoạt động diễn ra
ở cơ sở Dân chủ ở cơ sở được thực hiện dưới hình thức gián tiếp và dân chủ trựctiếp ,là hình thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách trực tiếp thểhiện ý chí, nguyện vọng đối với những vấn đề về tổ chức và hoạt động ở cơ sở.Dânchủ trực tiếp là hệ thống báo động nhạy cảm nhất những vấn đề về chính trị, kinh tế,văn hóa Dân chủ trực tiếp giúp cho Đảng và Nhà nước kiểm nghiệm chính sách phápluật một cách nhanh nhất, sát với thực tế khách quan, khắc phục bệnh chủ quan, duy ýchí, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa chính quyền với nhân dân
Tăng cường, hoàn thiện và thực hiện dân chủ thực sự là mục tiêu lâu dài vàthường xuyên của Đảng và Nhà nước.Mỗi bước phát triển của dân chủ phải đượcghi nhận bởi các quy định của pháp luật Dân chủ phải gắn liền với pháp luật vàthực hiện pháp luật Song việc phát huy và mở rộng dân chủ phải phù hợp với trình
độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, truyền thống văn hóa, phong tục tậpquán của mỗi cộng đồng, dân chủ gắn liền với kỷ cương Hiện tại, các quy định vềthực hiện dân chủ ở cơ sở của Nhà nước ta mới chỉ thể chế đối với cơ sở ở xã,phường, thị trấn, cơ quan doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty tráchnhiệm hữu hạn Trong đó, dân chủ ở xã, phường, thị trấn là một nội dung quantrọng, chủ yếu đề cập đến thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở trong hệ thống chínhquyền 4 cấp ở nước ta theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra” Còn rất nhiều loại hình cơ sở khác chưa có quy định về thực hiện dân chủ đặt
ra cho Đảng, Nhà nước yêu cầu tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện cácquy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ ở cơ sở
Trang 51.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ cơ sở
Những yếu tố dân chủ, tinh thần dân chủ, truyền thống lấy dân làm gốc, coitrọng dân vốn đã hình thành trong lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước củadân tộc ta, đã được Đảng ta kế thừa và phát huy trong điều kiện mới Nguyễn Ái Quốc
- Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, đã có nhận thức sâu sắc về vấn
đề dân chủ và vai trò của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân Theo Người,dân chủ được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, dân là chủ: “Nước ta là nước dân chủ, địa
vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”; thứ hai, dân chủ tức là dân làm chủ: “Nước ta lànước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”; dân chủ là toàn bộ quyền lực,lợi ích đều thuộc về nhân dân: “Nước ta là một nước dân chủ Mọi công việc đều vìlợi ích của dân mà làm Khắp nơi đều có đoàn thể nhân dân, như: Hội đồng nhân dân,Mặt trận, công đoàn… những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênhvực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với chính phủ”
Hồ Chí Minh cũng sớm nhận thức sâu sắc về sức mạnh của quần chúng nhândân; coi dân là gốc của nước, của cách mạng Người nói:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Hay:
“Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được
Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”
Bởi vì, theo Người, dân chủ là lực lượng quần chúng, đi đúng đường lốiquần chúng Dân chủ đối lập với quan liêu: “Chống tham ô, lãng phí, quan liêu làdân chủ” Không chỉ có quan niệm dân chủ đúng đắn mà Người còn nhận thấy vaitrò, tầm quan trọng của việc thực hành dân chủ Trên các lĩnh vực của đời sống xãhội, việc thực hành dân chủ là nhằm đem lại ấm no, hạnh phúc, bình đẳng choquần chúng nhân dân một cách đích thực Người nói: “Thực hành dân chủ là chìakhoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”
Trong bản Di Chúc để lại cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:
“Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoàbình, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cáchmạng thế giới” Như vậy, dân chủ luôn là nội dung quan trọng trong tư tưởng của
Trang 6Hồ Chí Minh Đây chính là cơ sở lý luận, tư tưởng giúp Đảng Cộng sản Việt Namvận dụng trong xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta.
1.2.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ cơ sở
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt cách mạng Việt Nam mà Đảng ta đã vạch ra và lãnhđạo đó chính là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Giai đoạn đầu làCách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong đó hai mục tiêu dân tộc và dân chủgắn bó với nhau từ buổi đầu sự nghiệp cách mạng Nội dung dân chủ trong giaiđoạn cách mạng trước chủ yếu là đem lại ruộng đất cho dân cày – thành phần đôngđảo nhất trong dân cư Sau cách mạng dân tộc, dân chủ thành công, Đảng ta lãnhđạo đất nước chuyển sang giai đoạn cách mạng mới - cách mạng XHCN - đó chính
là cuộc cách mạng giải phóng xã hội, giải phóng con người, phát huy quyền làmchủ của nhân dân ở trình độ hoàn thiện và toàn diện hơn, tiến tới thực hiện mụctiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Từ Đại hội IV (12/1976), Đảng ta đã xác định việc xây dựng chế độ làm chủ tậpthể XHCN là một trong bốn mục tiêu cơ bản của cách mạng XHCN, và cũng là mộttrong bốn đặc trưng của cách mạng XHCN ở nước ta Quan điểm đó được tiếp tụckhẳng định và cụ thể hoá từng bước trong Nghị quyết Đại hội V (3/1982) của Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng là Đại hội mở đầucho sự nghiệp đổi mới ở nước ta Quan điểm “lấy dân làm gốc”, phát huy sứcmạnh của các thành phần kinh tế nhằm giải phóng lực lượng sản xuất; đổi mới nộidung và phương pháp lãnh đạo của Đảng trên cơ sở nắm vững nguyên tắc kiênđịnh chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những thành tựu văn minh của nhân loại, bảođảm quá trình đổi mới diễn ra theo nguyên tắc tập trung dân chủ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng với việc thông qua cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã nhấn mạnh: “Xã hội mànhân dân ta đang xây dựng là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ” và “Toàn bộ
tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xâydựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân
Trang 7dân”, “Thực hiện dân chủ XHCN là thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thốngchính trị Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới”
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xâydựng nền dân chủ XHCN là nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị ở nước
ta Phải có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm “dân biết, dânbàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng vàNhà nước Thực hiện tốt quy chế làm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua đạidiện, làm chủ trực tiếp và các hình thức tự quản tại cơ sở” Việc ban hành Chỉ thị
30 CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 29 NĐ/CP (1998) là sự cụ thể hoá quanđiểm đó của Đảng và Nhà nước ta
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được xem là đại hội của trítuệ, dân chủ, đoàn kết và đổi mới Tại Đại hội này nội dung dân chủ càng được coitrọng Dân chủ đã được đặt trong mục tiêu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ởnước ta, đó là “độc lập dân chủ gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4- 2006), với chủ đề
“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàndân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa đất nước ta ra khỏi tìnhtrạng kém phát triển” Tại Đại hội này, Đảng ta đã rút ra năm bài học lớn, trong đóvấn đề dân chủ tiếp tục là vấn đề cốt yếu của nhà nước chủ nghĩa xã hội – bài họcthứ năm nêu rõ: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, khôngngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủXHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”
Trong Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, BanChấp hành Trung Ương Đảng cũng khẳng định “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiệnnền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhândân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều
vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụđược giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân Nâng cao ý thức về quyền
và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân”
Trang 8Như vậy, nội dung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân luôn lànội dung quan trọng và nhất quán trong toàn bộ đường lối của Đảng ta từ trước đếnnay Dân chủ gắn liền với “dân sinh”, “dân trí”; dân chủ vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực của cách mạng nói chung và của công cuộc đổi mới nói riêng.
Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhândân, của các tổ chức chính trị - xã hội Việc thực hiện dân chủ XHCN, phát huyquyền làm chủ của nhân dân được tiến hành dưới nhiều cấp độ, nhiều hình thức.Trong đó, thực hiện dân chủ ở cơ sở nói chung, ở phường, xã nói riêng là vấn đềhết sức quan trọng; có ý nghĩa vừa cấp bách, vừa lâu dài
1.3 Những quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã
Pháp luật về dân chủ là những quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và đảmbảo thực hiện; điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa Nhà nước; các tổ chứcchính trị, chính trị xã hội, tổ chức kinh tế và công dân nhằm đảm bảo cho công dânthực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Do
đó, pháp luật về dân chủ có phạm vi và nội dung điều chỉnh rất rộng lớn Pháp luật
về dân chủ ở cơ sở là một nội dung rất quan trọng của pháp luật về dân chủ, baogồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước, các tổchức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức kinh tế và công dân đảm bảo cho nhân dânthực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội trênđịa bàn xã, phường, thị trấn Để thực hiện và thể chế hóa quan điểm của chỉ thị 30/
CT – TW ngày 18/12/1998 của Bộ Chính trị, ngày 26/2/1998, Ủy ban Thường vụQuốc hội đã ban hành Nghị quyết số 45-1998/ NQ-UBTVQH10 giao cho Chínhphủ khẩn chương ban hành quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn Quán triệt tinhthần đó, ngày 11/5/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP vềviệc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị
số 22/1998/CT-TTg ngày 15/5/1998 về việc triển khai thực hiện QCDC ở xã vàBan tổ chức – Cán bộ Chính phủ ban hành thông tư số 03/1998/TT-TCCP ngày
6/7/1998 hướng dẫn áp dụng “Quy chế thực hiện dân chủ xã” đối với phường và
thị trấn Các quy phạm pháp luật đó được thể hiện ở nhiều văn bản pháp luật baogồm: Hiến pháp, luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng
Trang 9nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật đất đai, LuậtThương mại, Luật khiếu nại tố cáo, Luật phòng chống tham nhũng…Pháp lệnhthực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Nghị định 71/1998 quy định về quy chếthực hiện dân chủ ở cơ quan hành chính và Nghị định 07/1999 quy định về quy chếdân chủ ở doanh nghiệp nhà nước, Nghị định 87/2007 quy định về thực hiện quychế dân chủ trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần Nhưng đượcquy định và thể hiện tập trung, chủ yếu tại các Nghị định 79,07,71,87 của Chínhphủ quy định quy định về quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở và Nghị định 79/ NĐđược hoàn thiện thành Pháp lệnh số 34/2007 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thịtrấn Pháp lệnh này được ban hành ngày 20 tháng 4 năm 2007 gồm 6 chương, 28điều Trong đó, chương 1 gồm 4 điều bao gồm các quy định chung; chương 2 quyđịnh những điều dân cần được biết (5 điều); chương 3 gồm có 9 điều chia thành 3mục quy định về những điều dân trực tiếp bàn và quyết định; chương 4 gồm 4 điềuquy định về những nội dung dân thông qua trước khi được quyết định của cơ quan
có thẩm quyền; chương 5 gồm 4 điều quy định về những việc nhân dân được giámsát và chương 6 gồm 2 điều quy định về điều khoản thi hành của pháp lệnh
Các văn bản pháp luật này nhằm thể chế phương châm “dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra” trên các lĩnh vực đời sống xã hội diễn ra ở cơ sở, nơi mỗicông dân đều gắn bó, sinh sống, lao động, học tập, nơi họ có quyền làm chủ Trong
đó Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn là văn bản pháp luật quyđịnh cụ thể những việc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã phải thôngtin kịp thời và công khai để dân biết, những việc dân bàn và quyết định trực tiếp,những việc nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan Nhà nước quyết định,những việc dân giám sát, kiêm tra và các hình thức thực hiện dân chủ ở xã,phường, thị trấn bao gồm cả dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp
1.4 Sự cần thiết phải mở rộng dân chủ ở cơ sở
Dân chủ XHCN là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân, nềndân chủ rộng rãi nhất cho nhân dân lao động; là nền dân chủ phát huy tính tự giác,sáng tạo của quần chúng, của mỗi cá nhân Nền dân chủ này dựa trên chế độ sở
Trang 10hữu mới - Sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu, nên nó được đảm bảo mộtcách vững chắc.
Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân là vấn đề thuộc bản chất của chế
độ XHCN; là chủ trương của Đảng, Nhà nước ta; là mục tiêu và động lực của côngcuộc đổi mới Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân đã được khẳng định thôngqua bốn bản Hiến pháp của nước ta Nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất củaquyền lực Nhà nước Điều này không chỉ làm sáng tỏ về mặt lý luận, mà còn thểhiện ở cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước trên thực tiễn sao cho mục đích vềmột Nhà nước của dân, do dân, vì dân trở thành hiện thực và hiệu quả
Dân chủ ở phường, xã diễn ra trên các lĩnh vực của đời sống xã hội một cáchtrực tiếp và sinh động, liên tục đối với mọi người, nó được thực hiện thông qua các
tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và liên quan đến trình độ nhận thức, khảnăng của mỗi người Nhưng dù thế nào thì dân chủ ở phường, xã cũng phải dựa trên
cơ sở của hiến pháp, pháp luật của nhà nước, và theo đúng đường lối của Đảng trực tiếp là Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội– đó là thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Đây làquy trình phản ánh quá trình từ nhận thức đến hành động; qua kiểm tra, đánh giá kếtquả hành động, rồi tiếp tục nhận thức và hành động với kết quả cao hơn
-Khác với dân chủ tư sản, tính ưu việt của nền dân chủ XHCN thể hiện ở cảbốn nội dung của phương châm trên đều là lấy dân làm gốc, dân làm chủ thể Kháiniệm “dân” ở đây, cần được nhận thức trong mối quan hệ được quy định theo cơchế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; mặt khác, “nhân dânlàm chủ” là mục tiêu của Đảng lãnh đạo, quản lý của Nhà nước đều hướng tới mụctiêu phát huy quyền làm chủ, sáng tạo của nhân dân một cách rộng rãi Cơ chế đócũng có nghĩa là: Đảng lãnh đạo nhưng dân phải được biết được bàn, được thamgia ý kiến và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; phải cùng tham gia kiểmtra cán bộ, đảng viên Dân chủ tạo nên cơ chế đối trọng, kiểm tra, giám sát đối vớihình thức dân chủ đại diện, với bộ máy nhà nước, giảm bớt được sự tuỳ tiện, lộngquyền, phát huy được tính tự giác, tích cực của mỗi thành viên trong tập thể, khắcphục được tính trì trệ; phát huy truyền thống tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau
Trang 11Từ đó tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Dân chủ cơ sở là “hệ thống báo động” nhạycảm nhất, những thông tin phản hồi nhanh nhất về hiệu lực, hiệu quả của cácđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để kịp thờisửa chữa, bổ sung
Trong bốn cấp chính quyền của bộ máy nhà nước, chính quyền phường, xã
là cấp cơ sở; là nền tảng của xã hội, là nơi đông đảo nhân dân sinh sống; là nơi dânthực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việctrong cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và vệsinh môi trường; là nơi dân sản xuất, kinh doanh, lao động, học tập; xã, phườngcũng là nơi nảy sinh nhiều yêu cầu bức xúc hàng ngày của các lĩnh vực kinh tế,chính trị - xã hội; cũng là nơi thực hiện trực tiếp mọi chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước Do vậy cũng là nơi đang có nhiều đòi hỏi về quyền làm chủ,nơi diễn ra sự tiếp xúc và thể hiện các mối liên hệ đan chéo nhau, như: Đảng vớidân, dân với dân, các tổ chức, các đơn vị kinh tế, xã hội với dân… Các phong tràohành động cách mạng của quần chúng, cũng như các vấn đề dân sinh, dân chủ,dân an đều thể hiện rõ nhất ở cấp xã Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nền tảngcủa mọi công tác là cấp xã” và “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hànhchính Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong”
Thực hiện dân chủ ở xã, phường cũng sẽ góp phần cải cách hành chính, sửađổi những cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính sao cho sát thực, phù hợp vớicuộc sống thực tiễn hàng ngày Thực hiện dân chủ ở xã, phường cũng là biện phápphát huy và mở rộng dân chủ, đưa nội dung “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra” đi vào cuộc sống, có hiệu quả cao hơn
Trong những năm qua, mặc dù đã có những thành tựu nhất định Song,quyền làm chủ của nhân dân vẫn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực; tệquan liêu, cửa quyền, hách dịch, tham nhũng, sách nhiễu dân vẫn xảy ra phổ biến
và nghiêm trọng Đây là nguy cơ lớn của Đảng cầm quyền Quan liêu và thamnhũng làm xói mòn bản chất cách mạng của Đảng, của Nhà nước, làm suy thoáiđội ngũ đảng viên, cán bộ công chức về đạo đức, chính trị, phá hoại mối liên hệ
Trang 12mật thiết giữa Đảng và quần chúng nhân dân Phương châm “dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra” chưa được cụ thể hoá bằng pháp luật, thành cơ chế, nênchậm đi vào cuộc sống.
Vì vậy, chỉ có mở rộng dân chủ XHCN, phát huy sức mạnh quyền làm chủcủa nhân dân, chống tiêu cực, chống suy thoái, chống tham nhũng, củng cố Đảng,làm trong sạch bộ máy nhà nước, lành mạnh hoá các quan hệ xã hội… mới có thểtạo động lực to lớn xây dựng và phát triển đất nước
Trang 13CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ Ở CƠ
SỞ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢO DƯƠNG VĂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1 Khái quát đặc điểm tình hình chung
Tảo Dương Văn là một xã thuần nông nằm ở vùng trung huyện Ứng Hoàbao gồm 4 làng; Tảo Khê, Đông Dương, Văn Ông và Văn Cao Phía bắc giáp xãPhương Tú, phía nam và đông giáp xã Hoà Lâm, phía tây giáp xã Vạn Thái Vị trícủa xã cách thị trấn Vân Đình – trung tâm kinh tế, chính trị của huyện đồng thời làđầu mối giao lưu với Hà Đông 2km về phía Tây Bắc, và không xa địa giới của xã
về phía Bắc và phía Tây có 2 con đường quan trọng: đường 75 nối Vân Đình vớiquốc lộ 1 tại cầu Giẽ (huyện Phú Xuyên) và đường 22 nối đường quốc lộ 6 (HàNội - Lai Châu) tại Ba La xuống chợ Dầu (Nam Hà)
Trên địa bàn xã, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước nên cuộcsống nhìn chung còn gặp khó khăn Song nhờ có sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ trangthiết bị kĩ thuật và kiến thức trong trồng trọt và chăn nuôi của nhà nước nên nềnkinh tế - xã hội đang ngày càng được mở rộng và phát triển Cụ thể: tổng diện tíchlúa được đưa vào sử dụng cả hai vụ đông xuân và vụ mùa lên tới 1008,2 ha, sảnlượng lúa cả hai vụ đạt 5344.8 tấn, đạt 101% chỉ tiêu Ngoài ra, còn kể tới xã đãthực hiện được 100% chỉ tiêu trong trồng ngô, đậu tương, lạc vào vụ Đông (tổngdiện tích trồng ngô, lạc và đậu tương là 22,75 ha đã đạt sản lượng cao); về chănnuôi: đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc và gia cầm, chăn nuôi thuỷ sảncũng được chú trọng đầu tư và phát triển; về đầu tư xây dựng: nhiều dự án đầu tưvào xã được triển khai kịp thời và thực hiện đúng quan trọng như: giao thông, thuỷlợi, lớp học, đặc biệt là dự án đầu tư nâng cấp trục đường chính thông với các làngtrong xã; về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, nước, hỗ trợ kinh phí đểngười dân tăng gia sản xuất Về giáo dục, văn hoá - xã hội: chất lượng giáo dụcngày càng được nâng cao, thực hiện đúng các chính sách hỗ trợ học sinh con nhànghèo Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao có nhiều tiến bộ Thực hiệntốt các chính sách xã hội, phong trào giúp nhau xoá đói giảm nghèo, làm giàuchính đáng Công tác phòng chống các tệ nạn được thực hiện tốt, an ninh chính trị,
Trang 14trật tự xã hội được giữ vững, góp phần quan trọng bảo đảm sự bình yên và pháttriển lành mạnh của xã Tảo Dương Văn.
Tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã nhìn chung
là tốt, tuyệt đại bộ phận kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, niềm tin củanhân dân đối với Đảng và chế độ từng bước được củng cố và nâng cao Các tổchức, đoàn thể hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu, và có hiệu quả hơn
Những đặc điểm trên, là điều kiện thuận lợi cho xã Tảo Dương Văn từngbước phát triển kinh tế - xã hội nói chung cho thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sởnói riêng Song, bên cạnh đó còn có nhiều khó khăn, trở ngại đáng kể, xin nêu lênmột vài khó khăn, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do người dân trong xã sống
chủ yếu bằng nghề nông, các ngành nghề thương mại, dịch vụ… còn kém pháttriển; đất sản xuất nhiều song chưa được sử dụng có hiệu quả, cơ sở hạ tầng cònnhiều mặt hạn chế, hộ nghèo vẫn còn.Về các tệ nạn xã hội vẫn còn một sồ tiềm ẩnchưa triệt để, đây chính là nỗi lo của xã
Thứ hai: ý thức học tập, nghiên cứu Nghị quyết của một bộ phận đảng viên
còn yếu Tình trạng mất dân chủ, đoàn kết ở một số đơn vị chậm khắc phục và xử
lý chưa dứt điểm, chất lượng đội ngũ cán bộ chủ trì còn nhiều bất cập Một bộphận cán bộ thoái hoá, biến chất, tham nhũng chưa được xử lý nghiêm minh, làmgiảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước…
Thứ ba: trình độ dân trí còn hạn chế, người dân ít chịu tìm hiểu về pháp luật.
Vì vậy, quá trình thực hiện PLDC ở cơ sở trên địa bàn xã còn bị vi phạm ở nhiềunơi, dân ít nắm được quyền cũng như nghĩa vụ của mình
Như vậy, những thuận lợi và khó khăn trên đây về kinh tế, chính trị, văn hoá
- xã hội, sẽ là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xã TảoDương Văn nói chung; đến việc thực hiện PLDC ở cơ sở nói riêng Do vậy, việcnắm bắt một cách đầy đủ, đúng đắn vấn đề này, sẽ giúp cho chúng ta nghiên cứumột cách đúng đắn quá trình xây dựng và thực hiện PLDC ở cơ sở trên địa bàn xãTảo Dương Văn hiện nay
Trang 15Mục tiêu tổng quát của xã Tảo Dương Văn được thông qua trong Báo cáotrình kỳ họp lần thứ 15 – HĐND xã khoá 18 (Về tình hình thực hiện nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ,
mục tiêu đến năm 2015) đó chính là: “Tranh thủ thời cơ, huy động và sử dụng các
nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, tập trung tháo
gỡ những vướng mắc, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bềnvững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực gắn với ổn định đời sốngnhân dân Nâng cấp giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; phát triển y tế,nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Áp dụng khoa học kĩ thuậtcông nghệ vào sản xuất, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, tăng cường cácchính sách xoá đói - giảm nghèo bền vững, hoàn thành vượt mức các kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội 5 năm (2010 – 2015); tạo tiền đề động lực cho phát triển vàthực hiện tiêu kinh tế - xã hội 5 năm tiếp theo (2015 – 2012)”
Để thực hiện được những mục tiêu trên, xã Tảo Dương Văn phải phát huy cảnội lực và ngoại lực, cả yếu tố vật chất và tinh thần Đặc biệt là phát huy nguồn lựccon người trên địa bàn xã
Một trong những yếu tố nhằm phát huy cao độ của nguồn nhân lực, là pháthuy tính chủ động, sáng tạo Muốn vậy, phải xoá bỏ chế độ quan liêu, cửaquyền…, thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi trong nhân dân
Việc thực hiện PLDC ở cơ sở được tiến hành dưới nhiều hình thức, nhiều cấp độkhác nhau; trong đó, thực hiện PLDC cơ sở có ý nghĩa quan trọng, vừa cấp bách, vừa
cơ bản và lâu dài Nó không chỉ thực hiện PLDC một cách nói chung, trực tiếp và rộngrãi, mà nó còn phát huy nguồn nhân lực một cách mạnh mẽ, đặc biệt là từ nhân dân
Dân chủ cơ sở, trong đó dân chủ ở phường, xã đóng vai trò hết sức quantrọng; bởi vậy mà PLDC ở cơ sở ra đời rất đúng lúc, được quần chúng nhân dânđồng tình ủng hộ Mục đích của PLDC là phát huy quyền làm chủ và tinh thầnsáng tạo của quần chúng nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần củanhân dân nhằm phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, tăng cường đoàn kết,ngăn chặn tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng; góp phần vào sự nghiệp
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” theo định hướng XHCN
Trang 16Việc ban hành, xây dựng và thực hiện PLDC ở cơ sở tạo điều kiện để cho nhândân mở mang tri thức trên nhiều lĩnh vực Khắc phục được tình trạng dân “mù luật”,
“mù thông tin”, không nắm được quyền và nghĩa vụ của các cá nhân – đây chính là mộttrong những nguyên nhân của tệ quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu dân,… đồng thời nócũng khắc phục tình trạng yếu kém trong chính bản thân của mỗi người; sự hiểu biếtcủa mỗi người sẽ tạo điều kiện cho nhân dân chủ động, sáng tạo, tự giác, và với ý nghĩadân là chủ sẽ đi vào cuộc sống của người dân, trở nên hoàn thiện và thực tế
PLDC ở cơ sở cũng quy định những việc nhân dân bàn, đóng góp ý kiến ởcác cấp, trên nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội Việc dân bàn, dântham gia ý kiến trước khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định có mộtvai trò rất quan trọng trong việc giúp các cơ quan nhà nước cấp xã, phường raquyết định một cách đúng đắn, hợp lòng dân hơn - đó cũng là một trong những giảipháp nhằm khắc phục tình trạng quan liêu, bỏ qua ý kiến đóng góp, xây dựng củadân; khắc phục được tình trạng thiếu dân chủ đang còn nặng nề, khá phổ biến trênđịa bàn xã Tảo Dương Văn hiện nay
Quy định về những việc nhân dân giám sát, kiểm tra các hoạt động củachính quyền, tổ chức của Đảng, MTTQ và các đoàn thể trên địa bàn xã Tảo DươngVăn có một ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với sự phát triển, đổi mới trên địa bàn xãhiện nay
Pháp lệnh quy định những việc nhân dân xã giám sát, kiểm tra hoạt động củaHội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
dự toán và quyết toán ngân sách xây dựng công trình do nhân dân đóng góp, và cácchương trình của Nhà nước, các tổ chức đầu tư; các khoản thu và đóng góp củadân; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ tiêu cực liên quan đến cán bộ xã;việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương, bệnh binh, giađình có công với cách mạng… Với những quy định này, nhân dân được giám sát,kiểm tra nhưng trong khuôn khổ của pháp luật và với tinh thần xây dựng Kiểm tra,giám sát để phát hiện ra những vi phạm, những sai trái, lệch lạc, từ đó có kiến nghị,chấn chỉnh, kỷ luật những cá nhân hoặc những tổ chức làm sai trái, nhằm làm chocác tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, của các cán bộ quản lý lành mạnh hơn,