xây dựng nông thôn mới là một chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đưa nước ta thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Chương trình xây dựng nông thôn đến nay đã bước vào giai đoạn hai của chương trình và đạt được một số kết quả nhất định nhưng chưa đạt được chỉ tiêu mà chính phủ đề ra, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn nhiều, hệ thống cơ sở hạt tầng còn nhiều yếu kém,....Để chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao như mong muốn thì phát huy tốt vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới từ khâu triển khai lập kế hoạch đến khi kết thức là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Trang 1PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết
Sau gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp – nông thôn nước ta có nhiều thay đổi lớn đời sống người dânnông thôn được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên nông thôn nước ta đang còn bộc lộ nhiều yếu kém, cụ thể : nông thôn còn thiếu quy hoạch và tự phát; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu; mức sống vật chất, văn hóa , y tế, giáo dục của cư dân nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng còn ở mức thấp; cảnh quan sinh thái nông thôn ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng
Đảng và Nhà Nước ta luôn quan tâm đầu tư cho khu vực nông thôn Trong nghị quyết đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định “ Hiện nay và nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân
và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng” Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành
TW (khóa X) đã ra nghị quyết số 26 – NQ/TW về “ nông nghiệp, nông dân, nông thôn” Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020
Xây dựng nông thôn mới là một trong mục tiêu quan trọng cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong đó có vai trò to lớn của người dân Khi dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, việc thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới sẽ đạt được nhiều hiệu quả tích cực Qua 5 năm thực hiện, Chương trình nông thôn mới đã làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ và giúp cho người biết dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, canh tác nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm giúp phát triển kinh tế nông hộ Bên cạnh
đó về mặt văn hóa - xã hội, đã giúp khôi phục các thuần phong mỹ tục tập quán lễ hội, vui chơi giải trí khích lệ tinh thần cho nhân dân Bộ mặt làng, xã cũng được thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được bảo vệ Điều quan trọng là mô hình đã khơi dậy được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng vàNhà nước Nói chung mô hình đã thúc đẩy được sự tăng trưởng khá mạnh mẽ kinh tế - xã hội nông thôn
ở địa phương Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT tính đến hết năm 2015, cả nước có 1500 xã đạt chuẩn NTM ( chiếm 16,8% tổng số xã trên cả nước), có 11 huyện đạt NTM, 8 huyện ,thị xã đã có tờ trình của UBND tỉnh, thành phố đề nghị đạt chuẩn NTM
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nơi chưa phát huy được vai trò của nông dân trong thực hiện các dự án phát triển nông thôn Có rất nhiều lý do và lực cản như trình độ hiểu biết của người nông dân, năng lực quản lý, cơ chế, phương pháp triển khai thực hiện và điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém,
Hòa Bình là một trong những tỉnh thành phố trên cả nước đang triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới, sau 5 năm tổ chức thực hiện chương trình NTM đã có 31/191 xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM( chiếm 16,23 %), huy động được nhân dân đóng góp 1791 tỷ đồng( huy động 1 791 800 ngày cônglao động; nhân dân đã hiến 188,79 ha đất) Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình, nhất là ở các huyện khó khăn việc phát huy vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới còn chưa đạt được hiệu quả Trong đó Lạc Sơn là một trong những huyện miền núi với 90,37% dân số là người dân tộc mường, trong những năm qua đời sống của người dân đã được nâng lên rõ rệt, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư , bộ mặt nông thôn được cải thiện, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa Việc phát huy
Trang 2vai trò của người dân trong những năm qua được địa phương quan tâm nhiều hơn trong việc phát triển nông thôn mới
Được sự quan tâm của Nhà nước, của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các hoạt động đầu tưvào nông thôn bằng các chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn Bộ mặt nông thôn xã Tân Mỹ đãtừng bước được đổi mới trong những năm gần đây Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hộicủa xã Tân Mỹ đã nảy sinh nhiều vấn đề về việc quản lý, định hướng phát triển,cũng như việc phát huyvai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới hiện tại xã đang đứng trước nhiều khó khăn tháchthức: Bình quân thu nhập và mức sống trên đầu người thấp so với thành thị, sản xuất vẫn chủ yếu lànông, lâm nghiệp, ngành nghề dịch vụ chưa phát triển, nguồn lao động nông thôn ngày càng tăng, laođộng thiếu việc làm, nhất là các thời điểm nông nhàn và sự chuyển dịch lao động ra thành phố ngàycàng lớn Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn Hiện trạng
cơ sở hạ tầng còn thấp kém, nhiều tiêu chí chưa đạt theo bộ tiêu chí Quốc gia về Chương trình xây dựngnông thôn mới
Xuất phát từ những yêu cầu về phát triển nông thôn mới và những tình hình trên, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng phát huy vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng phát huy vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích việc phát huy vai trò của người dân trong xây dựng NTM, mà chủ thể là người dân trên địa bàn xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
Các ban nghành tổ chức chính quyền, đoàn thể, xã hội có liên quan đến việc triển khai xây dựng NTM trên địa bàn xã Tân Mỹ
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung
Chuyên đề tập trung nghiên cứu vai trò của người dân trong xây dựng NTM, các yếu tố ảnh hưởng đến phát huy vai trò của người dân từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm phát huy tốt hơn vai trò của người dân trong NTM trên địa bàn xã Tân Mỹ
Trang 3 Phạm vi không gian
Chuyên đề được nghiên cứu trên địa bàn Xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
Phạm vi thời gian
Các số liệu thứ cấp được thu thập trong những năm: 2010 – 2015
Các số liệu sơ cấp được thu thập trong những năm: 2016
Nghiên cứu đề xuất giải pháp đến năm 2020
Thời gian thực hiện chuyên đề: 03/05/2016 – 18/ 05/ 2016
Trang 4PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Vị trí địa lí
Tân Mỹ là một xã cách trung tâm huyện Lạc Sơn 7km, về phía Nam giáp huyện Thạch Thành,tỉnh Thanh Hóa, phía Tây Bắc giáp xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn, phía Đông giáp xã Ân Nghĩa,phía Tây giáp xã Ngọc Lâu, phía Đông Bắc giáp xã Vũ Lâm Xã nằm cách trung tâm tỉnh Hòa Bình65km, có nhiều đầu mối giao thông đi các huyện
- Về phía Đông Nam
Thị trấn hàng Trạm cách xã Tân Mỹ khoảng 19km theo đường quốc lộ 12B, là trung tâm huyện lỵ củahuyện Yên Thủy
Địa hình
Tân Mỹ nằm trên địa hình chủ yếu là núi đá vôi và đất đồi thấp, nghiêng dần theo hướng Tây Bắc –xuống Đông Nam, có độ cao trung bình từ 100-250m so với mực nước biển Địa hình chia cắt phức tạptạo thành nhiều khe và dốc
Có 3 xóm thuộc vùng 135: xóm Bu, xóm Lọt, xóm Trội
Trang 5Vùng 2 gồm 18 xóm, Phía Đông chiếm 85% diện tích đất sản xuất của xã, chủ yếu là đồi núi thấp chỉcanh tác được cây lúa, cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng 3 gồm 3 xóm phía Tây Nam của xã chiếm 15% diện tích đất sản xuất của xã, chủ yếu là đấtruộng 1 vụ, canh tác được 1 vụ lúa mùa và một vụ trồng màu
2.1.1.1 Khí hậu, thời tiết, thủy văn và tài nguyên.
a Khí hậu, thời tiết
Là một xã nằm trong vùng trung du và miền núi giáp ranh giữa 3 vùng Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ vàBắc Thanh Hóa nên mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởngcủa gió mùa đông bắc, do vậy mà khí hậu Tân Mỹ được chia làm 2 mùa rõ rệt Mùa nóng bắt đầu từtháng 5 đến tháng 10, ngày nóng nhất có thể lên đến 39ºC-40ºC Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến hếttháng 4, ngày có nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 6ºC-7ºC
b Thủy văn
Xã có nguồn nước khá dồi dào, chủ yếu lấy từ các con suối nhỏ và các hồ như: hồ Đập Đút, hồ Nạch,
hồ Cai,…và lấy từ Trạm thủy luân Nại phục vụ chính cho sản xuất nông nghiệp, khá thuận lợi cho tướitiêu
Lưu lượng nước các con sông, suối phụ thuộc theo mùa mưa, nước dâng nhanh thường hay ngập úng
ở một số vùng trũng Mùa khô nước bị cạn kiệt, dòng chảy nhỏ, khả năng giữ nước kém gây hạn hán trêndiện rộng kéo dài
c Tài nguyên
Tài nguyên đất: Xã Tân Mỹ có diện tích đất tự nhiên khá dồi dào (3.156,17 ha) có thể phát triển kinh
tế bằng nhiều loại hình như: chăn nuôi Trâu, Bò, Lợn và trồng các loại cây công nghiệp như: Mía nguyênliệu, Cam, keo lai và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác
Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản: Rừng tự nhiên khoáng sản như Vàng; QuặngĂngtymon và khoáng sản khác
Tài nguyên rừng: diện tích rừng lớn 1.681,02 ha chiếm 53, 26% tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó
có các loại rừng như: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
2.1.1.2 Đặc điểm về đất đai
Trang 6Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình qua 3 năm (2013-2015)
Cơ cấu(%)
Diệntích (ha)
Cơ cấu(%)
Diệntích (ha)
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế, xã hội
2.1.2.1 Dân số và lao động
Bảng 2.2 Cơ cấu và dân số lao động của xã Tân Mỹ qua 3 năm( 2013 – 2015)
Trang 7a Giáo dục và đào tạo
Trường mầm non: 1 trường (1 trường trung tâm và 2 chi trường tại các xóm)
- Số học sinh hiện có: 461 cháu
- Có 50 giáo viên
- Diện tích: 12.202 m²
Trong đó, số phòng học đạt chuẩn: 18 phòng, số phòng học chức năng đã có: 4 phòng
- Số diện tích sân chơi bãi tập đã có: 1.200 m²
Trường tiểu học: 2 trường (Trường A và trường B)
- Trường tiểu học A Số học sinh hiện có: 257 em Diện tích hiện có: 9.098 m² Số phòng học đã có
14 phòng Trong đó, số phòng học đạt chuẩn 14 phòng, số phòng chức năng đã có 4 phòng, sốphòng cần xây mới 2 phòng Số diện tích sân chơi bãi tập đã có: 2.500 m² Nhà để xe: 200 m².Nhà vệ sinh: 150 m² Khu cấp nước còn thiếu hệ thống lọc nước uống cho học sinh Hiện nay,trường tiểu học A đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ I theo quyết định số 1103/QĐ-UBND ngày 01/07/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh
- Trường tiểu học B Số học sinh hiện có: 232 em Số diện tích hiện có : 8500m² Trong đó có cả chi
lẻ Số phòng học đã có: 8 phòng Trong đó: số phòng học đạt chuẩn: 8 phòng Số phòng học chưa
Trang 8đạt chuẩn: 0 phòng Số phòng chức năng đã có : 0 phòng Số phòng cần xây mới: 7 phòng Số diệntích sân chơi, bãi tâp đã có: 1.500m² Nhà để xe: có 200m² Nhà vệ sinh còn thiếu: 150m² Khucấp nước còn thiếu hệ thống lọc nước cho học sinh Hiện nay trường tiểu học B chưa được côngnhận đạt chuẩn quốc gia.
- Trường Trung học cơ sở: 1 trường Số học sinh hiện có: 371 em Số diện tích hiện có là: 6700m²
Số phòng học đã có: 14 phòng Còn thiếu là 6 phòng Trong đó: số phòng đạt chuẩn là 8 phòng, sốphòng học chưa đạt chuẩn: 6 phòng( theo tiêu chuẩn y tế về ánh sáng, bàn ghế), số phòng cầnnâng cấp: 6 phòng Số phòng cần xây mới: 6 phòng ( 4 phòng nhà cấp 4) còn lại là phòng tạm.Chưa có phòng chức năng: cần xây mới: 4 phòng Số diện tích sân chơi bãi tập đã có: 1.200m² số diệntích sân chơi bãi tập còn thiếu: 0m² số diện tích sân chơi bãi tập cần cải tạo, nâng cấp: 1.200m² Nhà để
xe có 200m² Nhà vệ sinh: công trình vệ sinh chưa đảm bảo Khu cấp nước còn thiếu hệ thống lọc nướcuống cho học sinh Nhà bảo vệ chưa có : tường rào, cổng trường do xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấpcần xây dựng mới Nhà trường chưa được công nhận trường chuẩn quốc gia theo thông tư số06/2010/TT-BGD& ĐT ngày 26/02/2010 của bộ giáo dục và đào tạo
b Hệ thống lưới điện
Từ năm 2011 đến nay, xã đã đầu tư xây dựng 20,85 km/20,85 km đường dây 0,4 KV; 4.800m đườngdây 35KV, xây dựng mới 3 trạm biến áp, đến nay xã có 07 trạm biến áp đã được đưa vào sử dụng, trongviệc quả lí vận hành hệ thống điện luôn đảm bảo an toàn, vận động nhân dân chặt cây giải tỏa hành lang
để an toàn trong việc sử dụng điện, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt theo quy định là:1.605 hộ/ 1.605 hộ
c Y tế
Xã có 1 trạm Y tế khuôn viên có diện tích là 800m² y tế xã đạt chuẩn quốc gia nhưng cơ sở vật chất,trang thiết bị chưa đủ, cần đầu tư xây dụng mới
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 98% đạt theo tiêu chí NTM
d Hệ thống đường giao thông
Đường trục xã , liên xã: tổng chiều dài toàn tuyến là 5,77km, trong đó đã cứng hóa hệ thống bê tông4,05 km, trải nhựa hóa theo tiêu chuẩn của Bộ GTVT
Trang 9Đường trục xóm, liên thôn, liên xóm: tổng chiều dài các tuyến là 19,03km/73,4km đã cứng hóa đtạ25,92%, còn lại đã được trải vật liệu cúng như: rải sỏi cấp phối độ rộng nền và mặt đường đảm bảo giaothông đi lại thuận tiên 1km Đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: Tổng chiều dài cáctuyến là 8,91 km/34,25km đã cứng hóa bê tông đạt 26%, được trung ương đoàn đầu xây dựng được 1cây cầu liên xóm, còn lại được rải sỏi cấp phối, không lầy lội vào mùa mưa, đảm bảo giao thông đi lạithuận tiện.
Đường giao thông trục chính nội đồng: Tổng chiều dài trục chính nội đồng các tuyến trong toàn xãđạt 17km/17km bằng nền đất, giaothông đi lại còn gặp nhiều khó khăn trong mùa mưa lũ
e Hệ thống thủy lợi
Xã có 13 ao, hồ và công trình thủy lợi lớn nhỏ trong đó có 1 trạm thủy luân đang được tu sửa và nângcấp xã có 03 trạm bơm tưới cho trên 200 ha ruộng 2 vụ trên toàn xã, như hồ Đút, Hồ Nạch, hồ Khang,
hồ Cuôi, hồ Cai…và 5 bai dâng nước cần được đầu tư, xay duạng, nâng cấp
Tổng số km kênh mương là 53,3 km trong xã quản lí 21,5 km đã kiên cố hóa được 7,07 km năm
2015 tiếp tục được nhà nước đầu tư xây dựng 29km dự kiến hoàn thành trong 2016; chiều dài mương củatoàn xã, để đáp ứng yêu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất
f Văn hóa, xã hội
Xã có xây dựng một nhà sàn truyền thống làm bằng bê tồng cốt thép với tổng diện tích là 135m², từnăm 2011 đến nay được nhà nước đầu tư xây dựng với một nhà hội trường làm trung tâm học tập cộngđồng xã, với diện tích 200m², xây dụng mới trụ sở làm việc ủy ban nhân dân xã 2 tầng với 11 phòng làmviệc và phòng họp tổng diện tích là 300m², xã có 1 sân thể thao với trung tâm xã với diện tích là10.800m²; đỏ 900m² bê tông làm sân trong khuôn viên UBND, mua sắm bàn ghê làm việc cho các phòngban, bắn 148m² mái tôn trước nhà sàn nhà để xe UBND xã, xã có 8/21=38% nhà văn hóa xóm, 6 khu thểthao xóm Song, do điều kiện ngân sách của địa phương cũng cũng như vốn hỗ trợ đầu tư xây dụng củanhà nước không có nên UBND xã và các xóm chưa có điều kiện, kinh phí để xây dựng được nhà văn hóa
xã và xây dựng thêm nhà văn hóa xóm, khu thể thao trung tâm xã, các khu thể thao của xóm
2.1.2.3 Thực trạng phát triển KT –XH của xã
Bảng 2.3 Kết quả SXKD của xã Tân Mỹ qua 3 năm ( 2013 – 2015)
Trang 102.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Tôi tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình vì đây là một trong những xã đang triển khai thực hiện tốt việc xây dựng chương trình NTM của huyện Lạc Sơn Xã Tân
Mỹ khá phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội, trên địa bàn xã vẫn còn 3 xóm 135 gặp nhiều khó khăn Sựtham gia của người dân trong việc góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế - xã hội của xã đã và đang được phát huy mạnh mẽ, thể hiện rõ trong những năm triển khai xây dựng NTM
Trang 112.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là thông tin có sẵn, đã được thu thập từ trước và đã được ghi nhận
Nguồn thông tin thứ cấp tôi thu thập được trong chuyên đề này là những thông tin, số liệu đã được công bố Cụ thể:
Tình hình sử dụng đất của xã Ban địa chính xã
Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Thống kê xã
Đóng góp của người dân trong xây dựng nông
Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2013
Kế toán và tài chính xã
2.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên tôi tiến hành điều tra 10 hộ trên địa bàn xã Tân Mỹ để tìm hiểu về việc phát huy vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới, thông qua bảng hỏi chuẩn
bị sẵn và phỏng vấn trược tiếp người dân
2.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
Số liệu và thông tin thứ cấp: sau khi th thập tiến hành chọn lọc, phân loại, ghi chép và tổng hợp qua phần mềm Excel
2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1 Phương pháp định lượng
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu thực trạng vấn đề
Để phân tích các thông tin thu được tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên việc đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và mức độ tham gia, đóng góp khác nhau của người dân các xóm để làm rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng tới phát huy vai trò của người dân trong xây dựng NTM từ đó đề xuất những giả pháp mang tính hiệu quả cao
Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp thống kê so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, phát huy vai trò người dân trong xây dựng NTM tốt hay chưa tốt, từ đó tìm ra các định hướng,
Trang 12giải pháp tối ưu cho mỗi trường hợp cụ thể Khi so sánh cần xác định được các tiêu chí so sánh và đối tượng so sánh.
Tôi sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ vai trò của người dân và phát huy vai trò của người dân trong xây dựng NTM trên địa bàn xã Tân Mỹ nghiên cứu theo: tiến trình thời dian xây dựng NTM , theo không gian và theo nhóm đối tượng
Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tếbằng việc sử dụng các đòn bảy kinh tế( tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, lãi suất, ) đểcho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của
họ Cơ sở khách quan của các phương pháp kinh tế là sự vận dụng quy luật kinh tế trong quản lý
Phương pháp kinh tế có vai trò rất quan trọng và giữ vai trò trung tâm trong công tác quản lý vì nó tácđộng thông qua các lợi ích kinh tế, tạo ra sự quan tâm vật chất thân thiết của mỗi con người và tập thể laođộng tạo ra động lực kinh tế trực tiếp khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người, động lực đócàng vững chắc nếu lợi ích cá nhân được kết hợp đúng đắn với lợi ích tập thể và xã hội
2.2.4.2 Phương pháp định tính
Phân tích sơ đồ VENN của PRA
Tôi sử dụng phương pháp này để nhận biết và đánh giá sự ảnh hưởng của các tổ chức cá nhân đến sự phát huy vai trò của người dân trong xây dựng NTM được khách quan hơn
Cách tiến hành:
- Mời một nhóm người tới để chia sẻ quan điểm về mối quan hệ của họ với các tổ chức ở địa phương cũng như tổ chức bên ngoài
- Dùng một khổ giấy lớn để vẽ biểu đồ
- Đặt người dân vào vị trí trung tâm bằng cách sử dụng một vòng tròn
- Minh họa các tổ chức ở dịa phương hay các tổ chức bên ngoài bằng cách vẽ thêm các vòng tròn
- Dùng các hình tròn to nhỏ khác nhau để thể hiện tầm quan trọng của các tổ chức Mức độ đóng góp hay ảnh hưởng của các tổ chức được biểu hiện bằng khoảng cách gần hay xa từ các vòng tròn thể hiện các tổ chức đến vòng tròn trung tâm
Phân tích ma trận SWOT
Tôi sử dụng phương pháp này để phân tích điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức của địa bàn nghiên cứu Từ đó ta có thể nhận diện được những khó khăn, thách thức phía trước và hiện tạ để có thể thiết kế các định hướng cũng như giải pháp thực thi nhằm cượt qua khó khăn, thách thức
Cách tiến hành:
- Chuẩn bị một ma trận với 4 ô vuông trên tờ giấy hoặc trên nền nhà
- Lần lượt viết lên 4 ô các chữ: mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức
Trang 13- Cùng suy nghĩ với người dân địa phương để tmf ra các ý kiến đóng góp để ghi vào từng ô
-Xem lại ma trận SWOT đã hoàn thành và thảo luận về những ý kiến đống góp một cách chi tiết
- Thảo luận về những lựa chọn để khắc phục các điểm yếu và thách thức, tận dụng và phát huy nhữngđiểm mạnh và cơ hội tiềm năng
2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu
Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu
- Tổng diện tích đất tự nhiên
- Diện tích đất nông nghiệp, đât phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng
- Cơ cấu đất đai
- Cơ cấu dân số và lao động của xã:
+ Tổng số hộ nông nghiệp và phi nông nghiệp
+ Tổng số nhân khẩu: nông nghiệp và phi nông nghiệp
+ Tổng số lao động: nông nghiệp, phi nông nghiệp
Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình và kết quả xây dựng nông thôn mới
- Số tiêu chí xã đạt được trong 19 tiêu chí xây dựng NTM
- Số hộ nghèo
- Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của cơ sở hạ tầng: số nhà văn hóa, số km đường giao thông được
kiên cố và bê tông hóa
- Chỉ tiêu môi trường: khu tập trung xử lý rác thải, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh vai trò của người dân
- Mối quan hệ giữa ban chỉ đạo với người dân và các tổ chức.
- Mức độ tham gia của người dân trong các cuộc thảo luận bàn kế hoạch xây dựng NTM.
- Số ngày công người dân tham gia lao động trực tiếp.
- Số tiền người dân đóng góp để xây dựng chương trình NTM.
- Tổng hợp nguồn kinh phí nhân dân đóng góp cho các hoạt động.
- Vai trò của người dân trong việc xây dựng hệ thống giao thông làng, xóm.
- Vai trò của người dân trong công tác giám sát.
PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trang 143.1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3.1.1 Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta làm thay đổi bộ mặt của nông thôn cho phù hợp với thời kỳ CNH –HĐH nông nghiệp, nông thôn Để thực hiện thành công chủ trương
đó thì nông dân đóng vai trò rất quan trọng Sự nghiệp xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí sẽ không thực hện được nếu không có sự tham gia đóng góp của nông dân, vai trò đó được thực hiện qua những nội dung sau:
Một là, nông dân là nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới
Trong nền kinh tế ở nước ta, nông dân luôn là lực lượng lao động chủ yếu trong ngành nông nghiệp, lànguồn nhân lực dồi dào, quan trọng, quyết định sự thành công trong xây dựng nông thôn mới Nhữngnăm gần đây, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật, nông dân đã sản xuất ra nông sản ngàycàng nhiều, chất lượng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Qua đó, nôngdân có điều kiện nâng cao thu nhập, tích lũy vật chất, ổn định cuộc sống và góp phần làm cho bộ mặtnông thôn có nhiều khởi sắc, tạo cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn là nguồn lực to lớn trong việc tiến hành chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tiến tới xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng: tiếp tục phát triểnmạnh nông nghiệp, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và các hoạt động dịch vụ Điều này đòi hỏingười lao động phải mạnh dạn xóa bỏ cách nghĩ, cách làm cũ, thói quen tiểu nông, phải năng động nắmbắt nhu cầu của thị trường và dự đoán được xu hướng vận động của nó; đồng thời cũng cần có vốn, kỹthuật, lao động để thực hiện bước chuyển đổi
Ngoài ra, nông dân cũng chính là người trực tiếp ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vàcông nghệ vào trong sản xuất, tăng quy mô tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng được yêu cầucủa sự phát triển của đất nước
Hai là, nông dân là người trực tiếp xây dựng, giữ gìn và bảo vệ kết cấu hạ tầng nông thôn
Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông bê tông, nhựa hóa nông thôn nối liền thôn, xóm, ấp liên xã là mộtnội dung trong xây dựng nông thôn mới Điều đó đạt được nhanh chóng khi người nông dân nhận thứcđược tầm quan trọng của xây dựng đường sá trong phát triển kinh tế - xã hội, tự giác đóng góp xây dựngcùng với sự giúp đỡ của Nhà nước, của địa phương Đất nước ta còn nghèo, Nhà nước còn phải tập trungvào những dự án lớn như: đường quốc lộ, những cây cầu lớn, những nhà máy thủy, nhiệt điện v.v…Những việc xây dựng đường làng, đường liên thôn, liên xã phải chủ yếu do nhân dân đóng góp cùng với
sự hỗ trợ của Nhà nước Xây dựng đã khó nhưng bảo vệ, tôn tạo hệ thống đường sá càng quan trọng hơn.Ông cha ta có câu “Của bền tại người” Việc bảo quản, giữ gìn hệ thống đường sá nông thôn phải là côngviệc của chính bà con nông dân Người nông dân cần cập nhật những kiến thức, hiểu biết và ý thức bảo
vệ hệ thống đường nông thôn để phục vụ cho chính mình
Nông thôn mới không thể thiếu hệ thống điện, đường, trường, trạm, thủy nông nội đồng… Những cơ
sở vật chất đó phải do chính những người nông dân ở các vùng nông thôn cùng với Nhà nước xây dựng;đồng thời bảo quản, tăng cường công tác quản lý của chính quyền địa phương đối với những công trình
Ba là, nông dân là những người trực tiếp đóng góp và đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới đi vào cuộc sống
Những yếu tố thuộc về lãnh đạo, quản lý như chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước rất quan trọng đối với việc hoạch định nội dung, bước đi và thực hiện thắng lợi mục tiêuCNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới ở nước ta Song, nông dân là lực lượng cóvai trò quan trọng trong việc biến những đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật củaNhà nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới thành hiện thực
Trang 15Quá trình xây dựng, hoach định đường lối, chủ trương cần thu thập ý kiến từ bà con nông dân, vì bà connông dân hàng ngày va chạm trong thực tiễn cuộc sống, có thể cung cấp cho những nhà lãnh đạo, quản lýnhiều ý kiến hay, kinh nghiệm phong phú Khi đường lối, chủ trường đã được thông qua cần đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, vận động làm cho nông dân hiểu và thấy được những lợi ích thiết thực, giúp họ tựgiác thực hiện.
Đảng chỉ thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình khi ý Đảng hợp lòng dân, được nhân dân nhiệt tìnhhưởng ứng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệucũng xong” Đường lối, chủ trương, của Đảng hợp lòng dân, được dân hiểu thì dù khó khăn đến mấycũng được nhân dân tìm cách thực hiện Dân ủng hộ nhiều chúng ta thắng lợi nhiều, dân ủng hộ ít chúng
ta thắng lợi ít Dân không ủng hộ chúng ta sẽ thất bại Trong xây dựng quy hoạch xây dựng nông thônmới cũng cần phải tham khảo ý kiến của bà con nông dân; cần quy hoạch ra sao để nông thôn mới vừa kếthừa được truyền thống dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố hiện đại, thuận tiện cho cuộc sống và sản xuấtcủa nông dân
Bốn là, nông dân là những người trực tiếp tham gia đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền, các tổ
chức đoàn thể chính trị - xã hội
Tuyên truyền, vận động, giác ngộ để nhiều nông dân phấn đấu trở thành đảng viên làm cho lực lượngđảng viên nông thôn ngày càng đông đảo Người nông dân phải tích cực tham gia đóng góp ý kiến chođảng bộ, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội-nơi mình cư trú; tích cực tham gia cuộc đấu tranhchống tham nhũng, tiêu cực làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh Nông dân phải tích cựctham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng quan điểm, đường lối của Đảng, các chính sách, phápluật của Nhà nước, đặc biệt là những vấn đề liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân,góp phần sao cho những quan điểm đó phù hợp với những điều kiện của Việt Nam, của từng địa phương
và đáp ứng được những nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nông dân
Giai cấp nông dân phải tích cực tham gia xây dựng bộ máy chính quyền từng làng, từng bản, từng xãthật sự vững mạnh, luôn luôn giữ nghiêm kỷ cương phép nước, thực hiện dân chủ rộng rãi trong nhândân Nông dân không chỉ là những người xây dựng mà còn là những người bảo vệ chính quyền - Nhànước
Hiện nay, những thế lực thù địch đang tìm mọi cách chia rẽ các dân tộc, chia rẽ Nhà nước với nhândân Chúng tìm mọi cách khơi dậy những mâu thuẫn, khác biệt giữa lợi ích của nông dân với Nhà nước
để gây nên tình trạng mất ổn định trong xã hội, cục bộ địa phương Bà con nông dân cần nhận thức đượcnhững âm mưu thâm độc này, bình tĩnh giải quyết những mâu thuẫn đó bằng con đường đối thoại, tránh
bị kích động, bị lôi kéo của kẻ thù
Năm là, nông dân là chủ thể xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các vùng nông thôn
Đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn là toàn bộ những hoạt động tinh thần của cư dân nông thôn màchủ yếu là nông dân Đời sống văn hóa tinh thần ở các vùng nông thôn bao gồm: phong tục tập quán, lốisống, quan hệ ứng xử giữa con người với con người, cách tư duy, hoạt động văn học - nghệ thuật ở cácvùng nông thôn v.v…
Quan hệ giữa những người nông dân là quan hệ tình nghĩa thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng nhau.Trong thôn, trong xóm một người có việc mọi người xung quanh giúp đỡ, theo quan niệm “sống với nhau
vì tình vì nghĩa không phải vì đĩa xôi đầy”; ra đường gặp người lớn tuổi phải chào dù không có họ hàng;thương người như thể thương thân, mối quan hệ gần gũi xóm giềng trong bà con nông dân phải được giữgìn, bảo vệ và phát huy để giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xóm, làng văn hóa.Giữ gìn những giá trị văn hóa là một nội dung trong xây dựng nông thôn mới, nhằm xây dựng một đờisống văn hóa tinh thần tốt đẹp ở các vùng nông thôn Việc khôi phục, giữ gìn những giá trị văn hóa như
lễ hội, các hoạt động văn nghệ truyền thống như thơ ca, hò vè là công việc của bà con nông dân Chỉkhi nào khơi dậy được tính tích cực, nhiệt tình tham gia của quần chúng thì những hoạt động trên mớimang lại những hiệu quả thiết thực
Sáu là, nông dân là chủ thể giữ gìn an ninh, trật tự ở các vùng nông thôn