1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp dạy tập làm văn dạng bài miêu tả đồ vật

40 459 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 3,43 MB
File đính kèm TIENG VIÊT_4_HANG_THLUONGBANG_KIM DONG.rar (3 MB)

Nội dung

Nội dung chương trình tập làm văn của lớp tiểuhọc hiện nay khá phong phú, học sinh được học nhiều kiểu bài tập làm văn khácnhau như: Kể chuyện, miêu tả, viết thư và một số loại văn bản k

Trang 2

MỤC LỤC

TRANG CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

1.3 Khách thể, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu. 7

2.1 Một số biện pháp dạy Tập làm văn – kiểu bài tả người – lớp 5 11

Trang 3

4 Những vấn đề bỏ ngỏ và hướng tiếp tục nghiên cứu 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Phương Nga, Nguyễn Trí: Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt

Tiểu học (Dành cho ngành Giáo dục Tiểu học Hệ đào tạo tại chức và từ xa)Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 2002

2 Hoàng Hòa Bình: Dạy văn cho học sinh Tiểu học Nhà xuất bản Giáo dục 1998

3 Văn Giá, Nguyễn Nghiệp, Nguyễn Trí, Trần Hòa Bình: Văn miêu tả tuyển

chọn Nhà xuất bản Giáo dục 1997

4 Tô Hoài: Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả Nhà xuất bản Giáo dục 1997

5 Nguyễn Trí (Chủ biên), Nguyễn Trọng Hoàn, Giang Khắc Bình: Rèn kĩ

năng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 5 Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai 2005

6 Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Lê Thị Ly Kha, Đặng

Thị Lanh, Lê Hữu Tỉnh, Lê Phương Nga: Tiếng Việt 5 tập 1, tập 2 Nhà xuất bản Giáodục 2005

7 Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Lê Thị Ly Kha, Đặng

Thị Lanh, Lê Hữu Tỉnh, Lê Phương Nga: Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 1, tập 2 Nhàxuất bản Giáo dục 2005

8 Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Lê Thị Ly Kha, Đặng

Thị Lanh, Lê Hữu Tỉnh, Lê Phương Nga: Vở bài tập Tiếng việt 5 (Tập 1, tập 2) Nhàxuất bản Giáo dục 2005

Trang 4

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề.

1.1 Thực trạng dạy Tập làm văn – dạng bài miêu tả đồ vật

Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiệnđược đậm nét dấu ấn cá nhân Nội dung chương trình tập làm văn của lớp tiểuhọc hiện nay khá phong phú, học sinh được học nhiều kiểu bài tập làm văn khácnhau như: Kể chuyện, miêu tả, viết thư và một số loại văn bản khác Dạy tập làmvăn tiểu học nhằm trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn; gópphần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô gích, tưduy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cáchcho học sinh

Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, văn miêu tả chiếm một vị trí quan

trọng Ở lớp 4, văn miêu tả được dạy 30 tiết với ba kiểu bài cụ thể: Tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật Đây là tiền đề để kiểu bài này phất triển nâng cao ở lớp 5 văn miêu tả được giảng dạy với hai kiểu bài: Tả cảnh – 14 tiết, tả người – 12 tiết.

Mục đích của việc dạy văn miêu tả ở tiểu học, giúp HS có thói quen quansát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh, biết truyềnnhững rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả, biết sử dụng những từ ngữ cógiá trị biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung, chân thực về tình cảm Mộtbài văn hay là một bài văn mà khi đọc, người đọc thấy hiện ra trước mắt mình:con người, cảnh vật, đồ vật,…cụ thể, sống động như nó vẫn tồn tại trong thực tếcuộc sống Như vậy, có thể xem văn miêu tả là một bức tranh về sự vật bằng ngôn

từ Và để làm tốt một bài văn miêu tả, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thứctổng hợp của các môn học Kiến thức của các môn học này cộng với vốn sốngthực tế sẽ giúp học sinh trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và sốngđộng Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, vốn sống, vốnngôn ngữ và khả năng giao tiếp Mục tiêu của việc dạy Tập làm văn miêu tả đồ

Trang 5

vật lớp 4 là thông qua hệ thống bài tập rèn các em kỹ năng phân tích đề, quan sát

đồ vật, lập dàn ý, xây dựng các đoạn văn và liên kết các đoạn văn thành bài vănhoàn chỉnh

Trên thực tế, việc dạy văn miêu tả ở tiểu học hiện nay còn rất nhiều vấn đề bấtcập Bởi đây quả là một phân môn khó, đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc kiến thức,hiểu tâm lí học sinh và có nhiều đầu tư cho tiết dạy Còn học sinh cần có kĩ năngquan sát, tư duy, dùng từ Khi được khảo sát tham khảo ý kiến đống nghiệp dạyvăn miêu tả đồ vật lớp 4 giáo viên nào cũng đều tỏ ý ngại dạy Giờ giảng trên lớpthì thường hướng dẫn chung chung để học sinh tự mày mò, viết bài Còn học sinh

có tâm lí e ngại khi phải làm bài tập Hầu hết học sinh không đạt được mục tiêu đề

ra Dường như chỉ có một lượng nhỏ học sinh khá, giỏi hoàn thành tốt bài tập.Nhiều học sinh chưa có kỹ năng viết văn miêu tả đồ vật, trong các giờ Tập làmvăn các em thụ động, chờ sự gợi ý của thầy, cô về nhà các em thường nhờ sự trợgiúp của phụ huynh, phụ huynh nhờ sự trợ giúp của phao cứu trợ là văn mẫu vàthế là thay vì những rưng cảm tự nhiên thì các em thành cố máy sao chép vănmẫu Trong các bài viết của các em tôi không thấy những cảm xúc được bộc lộmột cách tự nhiên và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả đồ vật, khiếnbài viết thiếu hình ảnh, khô khan, thiếu trung thực độc đáo Các em không nắmđược trình tự miêu tả, sắp xếp ý lộn xộn, diễn tả còn lặp ý, không biết liên kếtđoạn văn Chính vì vậy, nội dung thiếu tính chính xác, chưa phù hợp với trạngthái biểu cảm Học sinh viết câu chưa chọn ý hoặc quá dài dòng… Học sinh nắmđược kiến thức cơ bản của phân môn Luyện từ và câu nhưng vận dụng vào viếtvăn thì các em thường không chú ý đến diễn đạt, vốn từ còn nghèo nàn nên bài vănmiêu tả đồ vật của các em thường khô khan, lủng củng, thiếu cảm xúc, bài văn trởthành một bảng liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả

Nghiên cứu nguyên nhân, tôi thấy có mấy điểm dưới đây:

- Các em chưa hiểu đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được

sự khác biệt giữa văn bản miêu tả đồ vật với các kiểu bài văn khác

- Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn Chưa có thói quen tích luỹ các từ ngữ gợitả

Trang 6

- Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kĩ năng diễn đạt,còn hạn chế.

- Các em chưa biết sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng, chưa khoahọc

- Không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi viết văn

- Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầyđủ; các em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình

- Các em chưa thực sự cảm thấy yêu môn học

Từ thực trạng việc dạy học phân môn Tập làm văn nói chung và văn miêu

tả đồ vật nói riêng, tôi thấy rất cần thiết phải có những biện pháp nâng cao chấtlượng dạy và học giảng văn miêu tả giáo viên phải có nhiều đổi mới sáng tạo gópphần nâng cao chất lượng dạy và học Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn chọn và nghiên

cứu đề tài: “Một số biện pháp dạy Tập làm văn – dạng bài miêu tả đồ vật lớp 4.'' Một số biện pháp giúp học sinh không có tâm lý e sợ môn học kiến thức nhớ

dễ dàng học sinh từ lý thuyết được học có thể vận dụng viết tốt những bài văn mô

tả đồ vật

1.2 Ý nghĩa và tác dụng của đề tài.

Tôi đã áp dụng ''Một số biện pháp dạy Tập làm văn - dạng bài miêu tả đồ vậtlớp 4.'' vào dạy Tập làm văn - dạy bài miêu tả đồ vật trên lớp 4C của trường Tiểuhọc Thị trấn Lương Bằng - Kim Động - Hưng Yên năm học 2011-2012 và đã đạtđược một số kết quả nhất định: Kết quả các bài tập làm văn viết của các em khae

quan hơn và quan trọng là từ chỗ sợ, không thích học Tập làm văn thì các em đã thấy hứng thú hơn với dạng bài miêu tả đồ vật, tự tin hơn, do đó học tốt môn

Tiếng việt hơn

1.3 Khách thể, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu.

Trang 7

văn – dạng bài văn miêu tả đồ vật lớp 4

1.3.4 Phạm vi nghiên cứu

- Các bài văn miêu tả đồ vật lớp 4

1.3.5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành kinh nghiệm này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

Ngoài ra, cấp Tiểu học còn là cơ sở, là nền móng cho sự phát triển tri thức và

kỹ năng của các cấp học cao hơn Đối với trẻ ở lứa tuổi Tiểu học, đến trường họctập, các em được tiếp cận với một lượng kiến thức hoàn toàn mới, phong phú và

đa dạng Nhưng sự nhận thức của trẻ chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản Vì vậy, sựchiếm lĩnh tri thức khoa học đối với trẻ Tiểu học thực sự là khó khăn

Hơn nữa, công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờtrên khắp đất nước ta Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có trítuệ, có năng lực, chủ động, sáng tạo, có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm Để thíchứng với thực tiễn luôn luôn phát triển như vậy, ngành giáo dục nước ta, đặc biệt làgiáo dục Tiểu học cũng đã và đang tích cực đổi mới và điều chỉnh nội dung dạycác môn học ở Tiểu học để nâng cao chất lượng dạy và học, nhằm đào tạo họcsinh trở thành những con người phát triển toàn diện

Đối với học sinh Tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã làkhó; để nói, viết hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại càng khó hơn Cái khó ấychính là cái đích mà phân môn Tập làm văn đòi hỏi người học cần dần đạt tới Từ

đó, các em được mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm

Trang 8

xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách

2.2 Cơ sở thực tiễn.

Phân môn Tập làm văn nói chung và bài văn miêu tả đồ vật nói riêng ở lớp 4

là sản phẩm của sự tổng hợp nhiều kiến thức, kỹ năng tiếp nhận trong quá trìnhhọc tập, từ đó nâng cao năng lực tư duy, giáo dục tình cảm, mỹ cảm cho học sinh.Kết quả cuối cùng của dạy Tập làm văn là hiệu quả của những bài văn Do nhậnthức nổi bật của học sinh Tiểu học là tư duy cụ thể, khả năng diễn đạt của các emcòn hạn chế Các em còn ham chơi, việc tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế,năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả, họcsinh còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả, thiếu tính sáng tạo, hoặc khôngbiết cách diễn đạt điều muốn tả Vì vậy, Tập làm văn là môn học khó đối với họcsinh, khó dạy đối với giáo viên Tuy nhiên, các đề bài Tập làm văn ở sách giáokhoa và các vở bài tập đã được chọn lọc rất kỹ càng, nội dung yêu cầu gần gũi vàsát thực với đời sống học tập, lao động và sinh hoạt của các em Các đề bài Tậplàm văn miêu tả được sắp xếp theo hệ thống Nhưng thực tế giảng dạy cho thấy,ngoài ưu điểm mang lại hiệu quả nhất định vẫn còn khá nhiều nhược điểm Vìvậy, để có bài văn miêu tả đồ vật có kết quả tốt, chúng ta cần có phương pháp dạyhọc phù hợp theo nội dung, yêu cầu của từng bài nhằm giúp học sinh rèn luyện bộ

óc, phương pháp suy nghĩ, kỹ năng quan sát tư duy, sáng tạo và cuối cùng là kỹnăng diễn đạt cho các em Đó cũng chính là mục tiêu của mỗi giáo viên trong dạyhọc văn miêu tả đồ vật

Đây là điều mà bấy lâu tôi băn khoăn trăn trở Tôi thiết nghĩ, cần phải tìmcách nào đó để giúp các em viết tốt hơn các bài văn quy định trong chương trình,đặc biệt là các bài văn miêu tả đồ vật lớp 4

Do vậy, trong khuôn khổ cho phép của một sáng kiến kinh nghiệm và qua quátrình thực dạy phân môn Tập làm văn lớp 4, kết hợp với những kiến thức mới mẻlĩnh hội được từ các chuyên đề mà phòng giáo dục và trường tổ chức Đặc biệt, làkinh nghiệm dạy học của bản thân, được thể hiện trong từng tiết dạy, từng ngàydạy và trong từng năm dạy Nên tôi quyết định chọn nghiên cứu kinh nghiệm:

“Một số biện pháp dạy Tập làm văn – dạng bài văn miêu tả đồ vật lớp 4.''

Trang 9

2.3 Các biện pháp tiến hành.

1/ Cuối năm học 2010-2011, trao đổi, trò chuyện với học sinh, và trao đổi với

đồng nghiệp, tôi phát hiện vấn đề: đa số học sinh không thích phân môn Tập làmvăn Sau đó tôi sử dụng phiếu hỏi điều tra về thái độ học tập phân môn Tập làmvăn của học sinh lớp 4 vào tháng 8 năm 2011 Tôi đã nghiên cứu các nguyên nhâncủa vấn đề và nghiên cứu tài liệu về lý luận dạy học phân môn Tập làm văn vàhình thành ý tưởng về đề tài

2/ Vào khoảng cuối tháng 10 năm 2011, tôi lập kế hoạch nghiên cứu đề tài.

Viết đề cương và đưa ra tổ, nhóm chuyên môn, xin ý kiến đóng góp của đồngnghiệp, tiến hành điều chỉnh để đưa vào thực nghiệm chính thức

3/ Sau đó tiến hàng dạy thực nghiệm trên các bài Tập làm văn - dạng bài miêu

tả đồ vật tại lớp 4C Thời gian từ tuần 14 đến tuần 21 của năm học 2011-2012

4/ Điều tra, khảo sát kết quả học tập môn tập làm văn của học sinh qua bài ôn

Trang 10

và dạy học Tập làm văn - dạng bài văn miêu tả đồ vật nói riêng.

- Tìm hiểu thực trạng, khảo sát năng lực làm văn của học sinh lớp 4 ở trườngTiểu học Thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

- Tìm ra nguyên nhân, đề xuất một số biện pháp dạy học Tập làm văn lớp 4 –dạng bài văn miêu tả đồ vật

Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu: Giúp học sinh có

kỹ năng làm bài, đặc biệt là văn miêu tả đồ vật có chất lượng Góp phần nâng caochất lượng dạy học ở Tiểu học

2.1.1 Giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh

Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn là mở rộng vốn sống, rèn luyện tưduy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho học sinh.Tâm lý chung của học sinh Tiểu học là hiếu động, tò mò, thích tìm hiểu, khámphá những điều mới mẻ Trong con mắt trẻ thơ, với cái nhìn trong trẻo của mìnhthì sự vật hiện tượng nào trong cuộc sống cũng đầy bí ẩn

Các em muốn tìm hiểu, khám phá: Tại sao cùng một sự vật hôm nay thếnày, mai lại là thế khác ? Muốn trả lời được câu hỏi đó, giáo viên cần giúp họcsinh nhận thức được sự đa dạng, phong phú của các sự vật hiện tượng và sự sinhđộng của cuộc sống

Từ đó, hình thành và rèn luyện cho các em cách quan sát, cách tư duy về đốitượng miêu tả một cách bao quát, toàn diện và cụ thể

Tức là quan sát sự vật hiện tượng ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khácnhau nên các em sẽ có cách cảm, cách nghĩ sâu sắc hơn khi miêu tả

Ở lứa tuổi này, từ hình thức đến tâm hồn, mọi cái mới chỉ là sự bắt đầu củamột quá trình Do đó, những tri thức để các em tiếp thu phải được sắp xếp theo

Trang 11

một trình tự nhất định Bởi, văn chương không phải là sự sao chép đơn thuần mà

nó đòi hỏi phải có một sự cảm nhận tinh tế Sự cảm nhận ấy bắt đầu từ óc quansát tốt, từ sự nhạy bén của trí nhớ, từ sự cảm nhận vẻ đẹp của sự vật qua nhữngrung cảm của tâm hồn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em hoạt động mạnh.Trí tưởng tượng càng phong phú bao nhiêu thì các em làm văn miêu tả sẽ càngthuận lợi bấy nhiêu

Mọi suy nghĩ của các em đều rất hồn nhiên, trong sáng Một âm thanh phát

ra từ một đồ vật nào đó hay một ngọn gió thoảng cũng rất dễ tạo nên những rungđộng trong tâm hồn Vì vậy, những gì gần gũi, dễ hiểu bao nhiêu thì việc tiếp thucủa các em càng nhanh chóng bấy nhiêu Hơn nữa, nhận thức của các em còn ởmức độ đơn giản nên giáo viên cần hướng để các em chọn đối tượng miêu tả gầngũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày

2.1.2 Giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả đồ vật

ngay từ tiết đầu tiên học thể loại này

Từ lớp 2,3 học sinh được tập quan sát và trả lời câu hỏi để làm quen vớivăn miêu tả, đã biết cách luyện tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tự chiếmlĩnh tri thức Đối tượng miêu tả khá gần gũi với học sinh nông thôn như cặp sách,bàn học, xe đạp, Đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học có tâm hồn trong sáng, thơngây, giàu cảm xúc và sức sáng tạo Những đồ vật xung quanh các em là nhữngngười bạn thân thiết, gần gũi với các em Chính những đặc điểm tâm lý này rấtthuận lợi cho việc khơi gợi ở các em những cảm xúc miêu tả bất ngờ, thú vị,

Dù miêu tả bất kỳ đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì văn miêu

tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp lại sự vật hiện tượng một cách máymóc Mà phải là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phongphú Đó là sự miêu tả thể hiện cái mới, cái riêng biệt của mỗi người

Với mỗi học sinh, mỗi bài Tập làm văn là sản phẩm của từng cá nhân các

em trước một đề tài Sản phẩm này ít nhiều in đậm dấu ấn riêng của từng em trongcách nghĩ, cách tả, cách diễn đạt

Thái độ đúng đắn của giáo viên là tôn trọng sự độc lập, sự suy nghĩ sángtạo đó nếu nó không biểu lộ những lệch lạc

Trang 12

Nhà văn Phạm Hổ cho rằng: “ Cái riêng, cái mới trong văn miêu tả phải gắnvới cái chân thật” Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sựsáng tạo của người viết nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép người viết

“bịa” một cách tùy tiện

Do đó, giáo viên cần uốn nắn học sinh thái độ giả tạo, giả dối, bệnh hìnhthức, sáo rỗng

Từ việc hiểu rõ đặc điểm của văn miêu tả, hiểu rõ con đường mình cần đi

và đích mình cần tới, chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi chọn lọc từ ngữ, sẽgọt giũa kĩ hơn từng lời, từng ý trong bài văn, như vậy chất lượng bài làm của các

em sẽ tốt hơn

Đối tượng của văn miêu tả đồ vật ở lớp 4 là những vật mà học sinh thườngthấy trong đời sống hàng ngày gần gũi với các em Đó có thể là cái trống, cái bút,quyển sách, cặp sách, cái đồng hồ báo thức, Chúng là những đồ vật vô tri, vôgiác nhưng gần gũi và có ích đối với học sinh

Mỗi đồ vật đều có một hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu cụ thể Vớinhững đồ vật có nhiều bộ phận, các em cần tập trung tả những bộ phận quan trọngnhất Đó chính là những nét tiêu biểu để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác

Đồ vật lại thường gắn liền với cuộc sống con người nên khi miêu tả phảinói tới công dụng, ích lợi của đồ vật cũng như tình cảm của con người đối với nó

Có như vậy, đồ vật mới hiện nên một cách sinh động và có hồn

2.1.3 Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả, lựa chọn hình

ảnh, nội dung miêu tả.

Giáo viên có thể cho học sinh quan sát trực tiếp đồ vật (nếu có), hay những

bức tranh vẽ, ảnh chụp một số đồ vật thuộc các đề bài sau:

Đề 1: Hãy tả chiếc cặp sách của em.

Đề 2: Hãy tả cái thước của em.

Đề 3: Hãy tả cây bút chì của em.

Đề 4: Hãy tả cái bàn học ở lớp hay ở nhà của em.

Đây là những đồ vật để học sinh quan sát trực tiếp

Trang 13

Cặp sách học sinh

Bút chì Thước kẻ

Còn đây là đồ vật các em được quan sát ở nhà

hoặc qua tranh, ảnh

Quan sát đối tượng miêu tả cần chú ý:

- Quan sát tổng thể đồ vật mà mình định tả; chú ý cả

trạng thái động và tĩnh; quan sát bằng tất cả các giác

quan thính giác, thị giác, xúc giác

- Lựa chọn điểm đặc trưng, đặc biệt, tiêu biểu của

đồ vật đó để quan sát thật kĩ

- Quan sát và so sánh điểm giống và khác nhau với

các đồ vật khác có ở xung quanh bằng sự liên tưởng hay quan sát trước đó

- Quan sát hình ảnh, hoạt động và những tác động của đồ vật đó với các sự vậtxung quanh

- Ghi chép cẩn thận, đầy đủ khi quan sát

Bàn học ở nhà

Trang 14

Lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội dung miêu tả

- Căn cứ vào hình ảnh đã lựa chọn khi quan sát

- Căn cứ vào nội dung đã ghi chép

- Chọn lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng, đẹp vàkhác biệt của đồ vật để miêu tả chi tiết

- Lựa chọn hình ảnh, hoạt động khác của đồ vật để tả khái quát, bổ trợ tạo nênhình ảnh tổng thể về đồ vật; có thể lồng ghép các hình ảnh, sự việc gắn bó mậtthiết với đồ vật đó

Sắp xếp ý, đoạn ( Lập dàn ý):

- Căn cứ vào nội dung đã lựa chọn để sắp xếp từng ý, từng đoạn (theo một thứ tựnào đó: từ ngoài vào trong, từ trước ra sau, từ xa đến gần, từ trên xuống dưới.)

- Sắp xếp các ý theo đoạn, với thứ tự đã lựa chọn cho phù hợp

Quan sát đồ vật không phải chỉ có “nhìn”, quan trọng là chủ thể quan sát

“nhìn thấy” gì ở đồ vật mà mình quan sát

Khi làm văn miêu tả, đối tượng mà các em quan tâm sẽ hiện lên trang viếtnhư thế nào, phụ thuộc rất nhiều vào “cách nhìn” của chính các em

2.1.4 Cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, sử dụng

biện pháp nghệ thuật khi miêu tả đồ vật

Để viết được một bài văn hay, có “hồn” có chất văn thì các em phải có vốn

từ ngữ phong phú, phải biết cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả cho phù hợp

Vì vậy, giáo viên cần chú ý cung cấp vốn từ cho các em khi dạy Tập đọc,Luyện từ và câu và cả trong khi dạy các môn khác hay trong những buổi nóichuyện, trong các tiết sinh hoạt

Hướng dẫn các em lập sổ tay văn học theo chủ đề, chủ điểm, khi có một từhay, một câu văn hay các em ghi vào sổ tay theo từng chủ điểm và khi làm văn cóthể sử dụng một cách dễ dàng

Các từ miêu tả đó thường là những từ láy, gợi nên hình ảnh, âm thanh, đểmiêu tả cho sinh động

Trang 15

Giáo viên cần khuyến khích các em đọc sách báo để tìm hiểu thêm thông tin,

tư liệu, có thể xây dựng tủ sách dùng chung trong lớp để các em trao đổi sách báocho nhau và em nào cũng được đọc Hàng tuần hoặc hàng tháng giáo viên có thể

tổ chức cho các em những cuộc thi vui: xem ai đọc nhiều sách báo nhất, thi tìm từngữ theo chủ đề Sau những cuộc thi, những buổi trao đổi như thế chắc chắn vốn

từ ngữ của các em sẽ tăng lên, khả năng giao tiếp của các em cũng sẽ khá hơn,điều này giúp ích rất nhiều cho việc làm văn của các em

Sau khi đã có vốn từ phong phú, giáo viên tiếp tục rèn cho các em cách lựachọn từ ngữ để đặt câu, viết thành những câu văn có hình ảnh và có sử dụng cácbiện pháp nghệ thuật đã học Giáo viên cần tiến hành theo mức độ yêu cầu tăngdần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt câu đúng, sau yêu cầu cao hơn là phải đặtcâu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tảhình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm

2.1.5 Hướng dẫn học sinh khắc phục lỗi khi làm bài

a-Trường hợp 1: Khắc phục hiện tượng sai đề, lạc đề hoặc xa đề khi viết văn

miêu tả đồ vật.

Nguyên nhân: Học sinh thường mắc phải các hiện tượng trên là do việc

phân tích đề bài chưa kĩ dẫn đến các em chưa nắm vững được yêu cầu trọng tâmcũng như giới hạn, phạm vi của đề bài

Trang 16

- Bài thuộc kiểu bài gì? (Tả đồ vật, cây cối hay con vật?)

- Đối tượng cần phải nói đến là gì? (Đồ vật gì ?)

- Trọng tâm miêu tả là gì? (Tả đồ vật thì trọng tâm miêu tả là hình dáng và chấtliệu )

b-Trường hợp 2: Khắc phục hiện tượng dùng sai từ ngữ, tình trạng bí từ,

thiếu hình ảnh khi viết văn miêu tả.

Nguyên nhân : Học sinh thường xuyên mắc phải hiện tượng trên khi viết

văn miêu tả đồ vật là do việc : Lập dàn bài và tìm ý còn hết sức đại khái Thậmchí, có em còn bỏ qua bước này trước khi làm bài

Biện pháp khắc phục :

Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích kĩ đề bài, giáo viên yêu cầu học sinhhình thành thói quen lập dàn bài và tìm ý

+ Bước1: Học sinh lập một dàn bài tổng quát.

+ Bước2: Quan sát đồ vật miêu tả (hoặc hồi tưởng) dựa trên vật thật hoặc tranh

+ Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ?

+ Cái mặt trông như con vật gì?

+ Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?

+ Hai cái tai của nó có gì đặc biệt?

+ Cái thân của nó thế nào?

+ Hai chân của nó ra sao?

Trang 17

c Kết bài: Nêu tình cảm của mình với đồ vật đó?

c- Trường hợp 3: Khắc phục hiện tượng lặp từ, lặp ý, câu văn què cụt hoặc

rườm rà, hiện tượng sai lỗi chính tả trong bài viết của học sinh.

Nguyên nhân: Bài viết của học sinh thường hay mắc những lỗi trên là do

các em đã quá vội vàng khi vận dụng dàn bài chi tiết để hình thành bài viết

Trong giai đoạn này, các em cần suy nghĩ để thêm vào những ý tưởng chợt đến

và bỏ bớt những chi tiết rườm rà, những ý trùng lặp không cần thiết

Sau khi đã viết thành bài, giáo viên cần lưu ý cho học sinh đọc lại thành tiếng

để kiểm soát lại cách hành văn, cách dùng từ, cách sắp xếp các hình ảnh, cáchchấm câu và chính tả xem có sai sót gì không

d- Trường hợp 4: Khắc phục hiện tượng trình bày văn chưa rõ 3 phần ( Mở

bài, Thân bài, Kết bài); hiện tượng viết tắt không đúng quy định, trình bày cẩu thả.

Nguyên nhân:

Là do một số học sinh thường có thói quen hạ bút theo kiểu ứng phó tự do.Một số khác không biết phân định nội dung của từng phần, cứ viết tràn lan hoặcxuống dòng tuỳ thích

Biện pháp khắc phục:

- Trước khi học sinh làm bài, giáo viên lưu ý học sinh bám chặt vào dàn bài chitiết để khai thác và phát triển nội dung theo từng phần cụ thể Sau mỗi phần, phảixuống dòng, chữ đầu dòng phải viết hoa và thụt vào cách lề khoảng 1-2 ô vuông + Cần viết chữ thật ngay ngắn, cẩn thận

+ Không được viết tắt trong bài văn

+ Không được viết chữ số, ngoại trừ ngày, tháng, năm

Chẳng hạn:

Trang 18

+ Không được viết: Chiếc trống này đã có khoảng 2 chục năm.

mà phải viết: Chiếc trống này đã có khoảng hai chục năm.

Nhưng được viết : Chiếc trống này được làm lại từ năm 2010.

Cuối cùng, giáo viên nhắc nhở học sinh nên đọc lại bài vài ba lần sau khi làmbài xong để kiểm soát xem có các lỗi về chính tả, về dấu câu hay không

Tóm lại: Tất cả các biện pháp trên đều nhằm mục đích giúp học sinh khắc

phục những tồn tại mà các em thường mắc phải khi viết văn miêu tả đồ vật Đồngthời, hình thành cho các em thói quen quan sát, chuẩn bị kĩ lưỡng các bước cụ thểtrước khi làm bài Điều đó, giúp các em vững vàng hơn, tự tin hơn với những kiếnthức mình đã chuẩn bị, để có thể trình bày tốt bài văn của mình

Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều học sinh tuy rất ít khi mắc phải các hiệntượng kể trên khi làm bài, nhưng bài viết của các em lại thường đi theo một lốimòn nhất định Đó là sự rập khuôn máy móc, sự thiếu sáng tạo khi trình bày cácphần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn Chẳng hạn, có nhiều học sinh đềbài nêu rất rõ là viết mở bài theo kiểu gián tiếp nhưng khi làm bài, thói quen đãkhiến các em viết mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc cách viết mở bài của bài nàygiống hệt cách giới thiệu của bài kia

2.1.6 Hướng dẫn học sinh xây dựng phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài

Trong phần này tôi cho học sinh quan sát một số đồ vật qua máy chiếu hoặc

đồ vật mà các em mang theo để các em xây dựng đoạn văn

Trang 19

chương trình mới học sinh được học hai cách mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Giáo viên nên để học sinh lựa chọn cách mở bài mà mình cho làhợp lí nhất và phù hợp với khả năng của từng em Mở bài gián tiếp có thểxuất phát từ một vấn đề khác rồi mới dẫn vào vấn đề mình cần nói tới, có thể bắtđầu bằng một sự kiện, hoàn cảnh xuất hiện đồ vật miêu tả; hoặc bắt đầu bằngnhững câu thơ, ca dao có liên quan đến yêu cầu của đề bài.

1- Mở bài bằng cách giới thiệu (mở bài trực tiếp): Theo cách này, chúng

ta đề cập trực tiếp đến đồ vật cần miêu tả

VD: Em hãy tả tấm bảng đen của lớp.

"Ai bước vào lớp cũng nhìn thấy ngay

một tấm bảng đen lớn giữa tường, cạnh

bàn cô giáo".

2- Mở bài bằng cách nêu lí do

(Mở bài trực tiếp)

Với cách này, chúng ta nêu rõ

nguyên nhân, trường hợp nào mà ta bắt

gặp đồ vật ta định tả

VD : Hãy tả cái cặp sách của em.

"Năm nay, em lên lớp bốn, sách vở

nhiều hơn những năm trước, nên ngay từ

ngày đầu tiên bước vào năm học mới, mẹ

đã mua cho em một chiếc cặp rất đẹp."

3- Mở bài bằng cách bất chợt: Tức là bất ngờ dùng một âm thanh, một tiếng

động nào đó, khiến người đọc phải chú ý đến đồ vật đó

VD : Em hãy tả cái trống trường em.

"Tùng! Tùng! Tùng!

Ba tiếng báo giờ quen thuộc ấy vang lên rộn

ràng bắt đầu từ chiếc trống đặt trước văn

Trang 20

phòng trường em.”

4- Mở bài bằng đoạn văn miêu tả (mở bài gián tiếp):

Đầu tiên, chúng ta sử dụng một đoạn văn Đoạn này có thể miêu tả một phongcảnh, một dáng điệu, một tâm trạng rồi từ đó mới đề cập đến đồ vật mà ta định tả

VD: Tả cái bút máy của em.

"Đã một năm trôi qua rồi thế mà mỗi lần nghĩ đến giây phút có cái bút Trường Sơn – một cái bút máy, tôi vẫn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ Cái thời điểm ấy đi vào kí ức tôi một kỉ niệm đẹp khó phai mờ "

* Tóm lại: Với nhiều cách mở bài khác nhau như vậy, học sinh có thể lựa

chọn những cách viết phù hợp với đề bài cũng như cách cảm nhận của riêng mình

Để hình thành kỹ năng cho học sinh, mỗi đề bài, tôi thường yêu cầu học sinh viết

ở lớp (hoặc ở nhà) tất cả các cách mở bài mà tôi đã cung cấp cho các em Để khilàm bài chính thức, các em có thể lựa chọn cho mình cách mở bài hay nhất

b- Cách làm phần thân bài.

Thân bài là phần thứ hai, ở giữa, sau mở bài và trước kết luận Yêu cầu củaphần thân bài là phải thể hiện được trọng tâm và yêu cầu của đề bài Thân bàigồm một số đoạn văn, là toàn bộ nội dung miêu tả được viết theo từng phần, từng

ý đã được sắp xếp khi quan sát Giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ: Trong phầnthân bài, những ý tưởng viết ra cần phải chân thật, đúng với những điều mình thấy

và cảm nhận được từ đồ vật đó Điều quan trọng là các em phải biết chọn nhữngchi tiết tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào đó thì bài văn mới nổi bật được trọng tâm,thoát khỏi bệnh khuôn sáo, máy móc

Chẳng hạn:

- Tả một đồ chơi như con quay thì phải chú ý các chi tiết: hai đầu nhọn Mộtđầu đóng đinh, thân quay phình to, khi quay nó quay chóng cả mặt

Ngày đăng: 07/08/2016, 23:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w