Những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong huyện có những thay đổi đáng kể, mạng lưới giao thông phát triển cả về số lượng và chất lượng, với các tuyến quốc lộ, đ
Trang 1QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN VIỆT
YÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết lập quy hoạch
Việt Yên là một trong 10 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên nhỏ trong tỉnh, chỉ lớn hơn diện tích thành phố Bắc Giang, chiếm khoảng 4,43% diện tích toàn tỉnh, gồm 17 xã, 2 thị trấn; Việt Yên có vị trí chiến lược trọng yếu, vị trí trung gian quan trọng nối trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố Bắc Giang với các huyện phía Tây và các tỉnh bạn như Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên
Giao thông vận tải là kết cấu cơ bản của hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư phát triển giao thông làm tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh, quốc phòng Những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong huyện có những thay đổi đáng kể, mạng lưới giao thông phát triển cả về số lượng và chất lượng, với các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường giao thông nông thôn kết hợp với hệ thống đường thủy tạo thành một hệ thống giao thông liên hoàn, thông suốt từ trung tâm huyện đến các xã, thôn xóm, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Đến thời điểm hiện nay, Việt Yên chưa xây dựng quy hoạch phát triển giao thông vận tải, do vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Việt Yên nói riêng, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm
kỳ 2010-2015 mà Huyện ủy Việt Yên đã đề ra, cần phải có một Quy hoạch cụ thể phát triển hệ thống GTVT của huyện nhằm đảm bảo hệ thống giao thông thông suốt, kết nối hoàn thiện với các trục giao thông trên địa bàn
2 Các căn cứ lập quy hoạch
Căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 bao gồm:
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Luật Giao thông Đường thuỷ số 23/2004/QH11 ngày 15/06/2004; Luật đường sắt
số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính Phủ về quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông;
Trang 2- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
- Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg ngày 13/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020;
- Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06/8/2008 của Bộ GTVT về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung tổng thể phát triển GTVT Đường thuỷ nội địa Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011 của Bộ GTVT về việc phê duyệt chiến lược phát triển GTNT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
- Quyết định Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 14/3/2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Các căn cứ cơ sở dữ liệu
- Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI, XVII và Kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015;
- Nghị quyết số 43-NQ/TU ngày 22/02/2011 của Tỉnh uỷ Bắc Giang về việc ban hành 5 chương trình phát triển KT-XH trọng tâm, giai đoạn 2011 – 2015;
- Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 21/05/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Việt Yên giai đoạn 2007 – 2020
- Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2010-2015 của Đảng bộ huyện Việt Yên;
Trang 3- Quyết định số 141/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020;
- Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 30/01/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 94/2003/QĐ-UBND ngày 15/12/2003 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch vật liệu xây dựng tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Niên giám thống kê năm từ năm 2000 đến năm 2009 của tỉnh Bắc Giang, huyện Việt Yên;
- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2006 - 2020
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá, suất vốn đầu tư liên quan đến GTVT
3 Phạm vi, mục tiêu Quy hoạch
Phạm vi:
Quy hoạch giao thông vận tải huyện Việt Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tập trung vào nghiên cứu phát triển hệ thống GTVT trên địa bàn huyện, trong đó có xem xét đến kết nối với các huyện, thành phố trong tỉnh và các địa phương lân cận
Mục tiêu:
Xây dựng “Quy hoạch phát triển GTVT huyện Việt Yên đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030” phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm: đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh; tạo sự kết nối liên hoàn, thông suốt giữa huyện với tỉnh, với các xã, các huyện lân cận trong tỉnh cũng như các tỉnh bạn; phát triển mạng lưới giao thông nông thôn huyện đồng bộ, đáp ứng chương trình mục tiêu xây dựng ”Nông thôn mới”; đảm bảo an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông; giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phục vụ an ninh quốc phòng; đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch
Trang 4PHẦN 1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN VIỆT YÊN
1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.2 Đặc điểm tự nhiên, địa lý, khí hậu, thủy văn
Về địa lý tự nhiên, Việt Yên chủ yếu là đồng bằng xen đồi và núi thấp, đồi núi thấp tập trung ở một số xã như Vân Trung, Trung Sơn, Tiên Sơn, Nghĩa Trung, Minh Đức, còn lại các xã khác chủ yếu là có địa hình đồng Độ nghiêng địa hình theo hướng từ Bắc xuống Nam và Tây Tây Bắc sang Đông Đông Nam
- Tài nguyên đất: Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 9.026,61 ha, chiếm 53% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 816,25 ha, chiếm 5%, đất chuyên dùng là 3.167,75 ha, chiếm 19% Nhìn chung đất đai khá đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm và công nghiệp
- Khí hậu: Việt Yên cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 23°C, độ ẩm dao động từ 73 - 75% vào mùa đông và từ 85 - 87% vào mùa hè, nóng nhất vào các tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào các tháng 1, 2 Lượng mưa hàng năm trung bình là 1.500 mm, nắng trung bình hàng năm từ 1.500 – 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển cây trồng nhiệt đới
Trang 5Hình 1 Bản đồ hành chính huyện Việt Yên
2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Theo giới tính: Nam 78.546 người, chiếm 48,8%; Nữ 82.511 người, chiếm 51,2%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân giai đoạn qua là 1,16%
So với bình quân các huyện trong tỉnh và trung bình các quận, huyện trong cả nước, thì tỉ lệ dân số nông thôn huyện Việt Yên cao hơn, mật độ dân
số cũng cao hơn mức trung bình toàn tỉnh và cao hơn mức trung bình cả nước
Trang 6Bảng 2.1 Hành chính, dân số, diện tích huyện Việt Yên
STT Đơn vị xã, phường Diện tích (Km2) Dân số (người) Mật độ
Nguồn: NGTK huyện Việt Yên năm 2011
Bảng 2.2 So sánh diện tích và mật độ dân số của huyện Việt Yên -
Bắc Giang với cả nước
Dân số (1000người) 161.057 156,7 1.567,5 144,8 86.927,6 Diện tích tự nhiên (km2) 170.15 384,1 3.841,5 551,7 331.051,4
Nguồn: NGTK cả nước, Bắc Giang năm 2011
Trang 72.2 Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
Thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Việt Yên lần thứ
XX, nhiệm kỳ 2005-2010 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu và giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, cơ cấu nền kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực với mức tăng trưởng khá, sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản ngày một ổn định và sản xuất theo hướng hàng hoá, một số chỉ tiêu chủ yếu gần đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể là:
Giai đoạn 2006-2010 mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm của huyện vẫn đạt ở mức cao là 33,59%/năm; trong đó: công nghiệp xây dựng tăng 45,79; nông lâm nghiệp thủy sản tăng 17,9%; dịch vụ tăng 34,73%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh,
tỷ trọng nông - lâm nghiệp thủy sản giảm Năm 2010 tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 23,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 56,5%; dịch
vụ chiếm 20,4%, đạt mục tiêu giai đoạn 2005-2010
Năm 2011 tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân so với năm 2010 tăng 91,5%; trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng ước đạt 8.622,5 tỷ đồng, tăng 192,88% so với năm 2010; giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp-thủy sản ước đạt 2.309,9 tỷ đồng, tăng 91,86% so với năm 2010; giá trị dịch vụ ước đạt 1.861,1 tỷ đồng, tăng 75,08% so với năm 2010
Về cơ cấu: Công nghiệp – xây dựng chiếm 67,4% tăng 10,9% so với năm 2010; nông - lâm nghiệp – thủy sản chiếm 18,05% giảm 5,05% so với năm 2010; dịch vụ chiếm 14,55% giảm 5,85% so với năm 2010
Số hộ nghèo giảm từ 6454 hộ (chiếm 16,93%) năm 2006 xuống còn 3163
hộ (chiếm 7,68%) năm 2011
2.3 Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp, du lịch
Bắc Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về đất đai, nhân lực, đường giao thông thuận lợi Tỉnh Bắc Giang đang tiếp tục ưu tiên phát triển các khu, cụm công nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước
Khu công nghiệp
Hiện tại, tỉnh đã thành lập 5 khu công nghiệp tập trung; gồm các khu Đình Trám, Quang Châu, Song Khê, Vân Trung, Việt Hàn, trong 5 khu công nghiệp thì có 4 khu công nghiệp nằm trên địa bàn huyện Việt Yên, đó là các khu công nghiệp Đình Trám, Quang Châu, Vân Trung và Việt Hàn; các khu
Trang 8công nghiệp này nằm dọc theo quốc lộ 1, 37 và đường huyện Sen Hồ – Trúc Tay
Khu công nghiệp Đình Trám: Sản xuất hàng điện tử, tin học, tự động hoá, lắp ráp ôtô, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm, bao bì, giấy nhựa
Khu công nghiệp Quang Châu: Thuộc địa bàn các xã Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh và thị trấn Nếnh huyện Việt Yên; khu công nghiệp định hướng sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ,điện tử, công nghệ cao,
Khu công nghiệp Vân Trung: thuộc địa bàn các xã Hoàng Ninh, Vân Trung, Tăng Tiến huyện Việt Yên và xã Nội Hoàng huyện Yên Dũng; khu công nghiệp định hướng phát triển lắp ráp điện tử, xe máy, công nghệ cao và chế biến nông sản thực phẩm
Khu công nghiệp Việt Hàn: thuộc địa bàn các xã Hoàng Ninh, Tăng Tiến
và Hồng Thái huyện Việt Yên
Cụm công nghiệp
Trên địa bàn huyện Việt Yên có 6 cụm công nghiệp, đó là các cụm công nghiệp Hoàng Mai (thị trấn Nếnh), Đồng Vàng (quy hoạch sáp nhập vào KCN Đình Trám), Việt Tiến, Tăng Tiến, Bích Sơn, Trung Sơn
Du lịch
Việt Yên là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa mang đậm dấu
ấn đặc trưng, toàn huyện Việt Yên có 331 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có
18 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 40 di tích xếp hạng cấp tỉnh Các di tích tiêu biểu như: Hệ thống di tích lịch sử làng cổ Thổ Hà, làng cổ Vân Hà, chùa Bổ Đà, là những công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng không chỉ của riêng Bắc Giang mà còn với cả nước, kèm theo đó là các lễ hội, những nét văn hóa đặc sắc của cư dân bờ bắc sông Cầu Như vậy, Việt Yên là một trong những huyện có tiềm năng du lịch lớn của tỉnh Bắc Giang, hội tụ cả du lịch tâm linh (thông qua hệ thống các đền chùa nổi tiếng: các chùa Bổ Đà, Vân Cốc, đình Thổ Hà, làng Đông, đền Như Thiết, Mỏ Thổ, đền thờ Tiến Sĩ, tượng đá,…) và du lịch làng nghề truyền thống (rượu làng Vân, gốm Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến,…)
Đánh giá chung
Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Việt Yên có những chuyển biến rõ rệt, cơ cấu nền kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực với mức tăng trưởng khá, sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản ngày một ổn định
và sản xuất theo hướng hàng hoá; trong lĩnh vực công nghiệp - TTCN và xây dựng nông thôn nhờ có những chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, cởi mở
Trang 9nên trong năm qua có đã có một số doanh nghiệp lớn đầu tư vào huyện sản xuất kinh doanh, với số vốn hàng trăm tỷ đồng tạo nên diện mạo mới về sự phát triển của huyện; tổng thu ngân sách, vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm trên địa bàn toàn huyện ngày càng tăng Việt Yên được xác định là huyện trọng điểm của tỉnh về phát triển công nghiệp, điển hình là khu công nghiệp Đình Trám, Hoàng Mai, Quang Châu,…
Việt Yên không chỉ làm tốt công tác phát triển kinh tế mà còn chú trọng tới phát triển văn hoá - xã hội như: Y tế, Giáo dục, Văn hoá, Du lịch, tạo công
ăn việc làm, đào tạo nghề, Với các thành tựu đạt được là cơ sở để Việt Yên phát triển bền vững trong tương lai
Với tiềm năng phát triển đồng bộ kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch của huyện rất lớn, tuy nhiên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thực sự chưa đáp ứng được, chưa khuyến khích mạnh mẽ các nhà đầu tư tham gia vào các hoạt động đầu tư trên địa bàn huyện cũng như nhu cầu giao lưu đi lại của dân cư địa phương
3 HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
Huyện Việt Yên có mạng lưới giao thông phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn, có 3 phương thức vận tải là đường bộ, đường thuỷ nội địa và đường sắt; tuy nhiên giao thông đường bộ có vai trò quan trọng nhất trong việc lưu thông hàng hoá và hành khách
3.1 Đường bộ
Tính đến năm 2011, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn huyện có khoảng 1.286,98km, chiếm khoảng 13% tổng km đường bộ toàn tỉnh, mật độ đường đạt khoảng 7,56 km/km2; bao gồm 23,4 km đường quốc lộ, 28,5 km đường tỉnh, 64,86 km đường huyện, 163,4km đường xã, 16,31km đường đô thị, 553 km đường thôn xóm và khoảng 457,52 km đường trục chính nội đồng
Về chất lượng đường, đường bê tông nhựa mới đạt 2,8%, BTXM đạt 24%, đá nhựa đạt 6,26 %, đường chưa được cứng hóa là cấp phối đạt 18,25%, đường đất chiếm 44,46% và các loại kết cấu mặt khác là 4,23%
Bảng 3.1 Hiện trạng giao thông đường bộ huyện Việt Yên năm 2011
Trang 10Hình 3.1 Tỉ lệ các loại đường trên địa bàn huyện
Hình 3.2 Tỉ lệ đường bộ phân theo kết cấu mặt
3.1.1 Tổng quan về quốc lộ
Trên địa bàn huyện Việt Yên có hai tuyến quốc lộ đi qua với tổng chiều dài 23,4 km, gồm các quốc lộ 1, quốc lộ 37, cụ thể như sau:
Trang 11(1) Quốc lộ 1
Quốc lộ 1 qua địa bàn huyện Việt Yên bắt đầu từ cầu Như Nguyệt qua xã Quang Châu đi về hướng Đông Bắc qua các xã Hoàng Ninh, Tăng Tiến đi sang xã Song Khê, tổng chiều dài đoạn tuyến đi qua địa phận huyện Việt Yên
Tình trạng kỹ thuật: tuyến mới được đầu tư nâng cấp cải tạo, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV – đồng bằng, đoạn qua khu vực công nghiệp Đình Trám đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe (có dải phân cách giữa), đoạn qua khu vực thị trấn Bích Động đạt tiêu chuẩn đường đô thị (4 làn xe), kết cấu mặt đường bê tông nhựa; chất lượng đường tốt
Cầu cống: cầu cống trên đoạn tuyến qua địa phận huyện Việt Yên đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Tình trạng kỹ thuật: tuyến cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, kết cấu mặt đường có đoạn bê tông nhựa dài 6,5km, đoạn đá dăm nhựa dài 3,4km, chất lượng tương đối tốt, một số đoạn hư hỏng mặt
Cầu cống: Hiện tại trên đoạn tuyến có cầu Đáp Cầu, là cầu đi chung đường bộ với đường sắt, kết cấu nhịp cầu giản đơn, 2 nhịp
Trang 12Đường tỉnh 298 trên địa phận huyện Việt Yên xuất phát từ xã Minh Đức
đi về phía Nam qua thị trấn Bích Động, xã Bích Sơn, xã Quảng Minh, điểm cuối giao với đường 295B tại Phúc Lâm thuộc xã Hoàng Ninh, tổng chiều dài đoạn tuyến là 9,6 km
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến mới gần đạt theo tiêu chuẩn đường cấp V, hiện đang thực hiện nâng cấp cải tạo
Cầu cống: Trên tuyến còn một số cầu yếu như cầu Đồng, Mỏ Thổ, Sim, Tăng Quang
(3) Đường tỉnh 298B
Đường tỉnh 298B xuất phát từ Khả Lý thuộc xã Quảng Minh, đi sang phía Tây qua xã Trung Sơn rồi đi về phía Nam kết thúc tại gần chùa Bổ Đà, xã Tiên Sơn; tổng chiều dài đoạn tuyến trên địa phận huyện Việt Yên là 7km Tình trạng kỹ thuật: tuyến cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp VI, kết cấu mặt đường đá dăm nhựa, chất lượng đường xấu, có đoạn rất xấu
Cầu cống: trên tuyến không có cầu, chỉ có một vài cống nhỏ
3.1.3 Đường giao thông nông thôn
3.1.3.1 Đường huyện
Trên địa bàn huyện Việt Yên hiện có 12 tuyến đường huyện, tổng chiều dài 64,858 km, trong đó có 52,158 km đường đá dăm nhựa, chiếm 80,42%, có 2km đường BTXM, chiếm 3,08%, có 10,7km đường cấp phối, chiếm 16,5%,
cụ thể như sau:
(1) Đường huyện Bờ Hồ - Khả Lý – Đông Long
Xuất phát từ thị trấn Bích Động (giao QL37) đi xuống phía Nam qua địa phận xã Bích Sơn, cắt qua ĐT298B và kết thúc tại Đông Long, xã Quảng Minh (điểm giao với đường huyện Nếnh – Bổ Đà – Vân Hà), toàn tuyến dài
Trang 134,458 km
Tuyến đi qua một số khu vực đông dân cư: đoạn qua thôn Kiểu, đặc biệt đoạn giữa tuyến (khu vực thôn Khả Lý Thượng) và điểm giao với ĐT298B đường có mặt cắt nhỏ hẹp, dân cư tập trung rất đông đúc
Tình trạng kỹ thuật: tuyến đạt cấp IV và GTNT loại A; kết cấu mặt đá dăm nhựa, chất lượng đường ở mức trung bình
mở rộng đường, đặc biệt là đoạn đầu tuyến (từ ĐT295B đi qua địa phận xã Quảng Minh), đoạn đi qua khu vực Hạ Lát của xã Tiên Sơn và đoạn đi qua khu vực trung tâm xã Vân Hà
Tình trạng kỹ thuật: Hiện nay, tuyến đường mới đạt loại A – giao thông nông thôn, kết cấu mặt đường bê tông xi măng và đá nhựa, chất lượng nói chung ở mức trung bình, có một số đoạn tuyến đường đã xuống cấp
(3) Đường Sen Hồ - Trúc Tay
Xuất phát từ Sen Hồ, xã Hoàng Ninh (giao với ĐT295B) đi về phía Đông, cắt qua QL1 (tại Vân Cốc), đến Trúc Tay thuộc xã Vân Trung; toàn tuyến dài 6,4 km
Tuyến đi qua hai khu vực đông dân cư là đoạn qua Hoàng Mai (xã Hoàng Ninh) và đoạn qua xóm một xã Vân Trung, tuy nhiên đoạn qua Hoàng Minh, bình đồ tốt, chiều rộng nền đường khoảng 6,5m, đoạn qua xóm Một nhỏ hẹp hơn, chiều rộng nền đường khoảng 5,5m
Trình trạng kỹ thuật: Tuyến đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, có đoạn đạt cấp VI; kết cấu mặt đường đá nhựa và cấp phối, chất lượng đường ở mức trung bình
(4) Đường Làng Tự - Dương Huy
Xuất phát từ làng Tự, xã Bích Sơn (giao QL37) đi sang phía Tây đến Đông Sơn, tuyến chuyển hướng đi xuống phía Nam và kết thúc tại Dương Huy
xã Trung Sơn (điểm giao với ĐT298B), toàn tuyến dài 6km
Trang 14Tuyến đi qua một vài đoạn ngắn đông dân cư như khu vực Sơn Quang, Tân Sơn, Sơn Hải (thuộc xã Trung Sơn), chợ Nhẫng
Tình trạng kỹ thuật: Đoạn từ thị trấn Bích Động đến Tân Sơn dài 3,5km đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, nền 5,5m mặt 3,5m mới được rải nhựa, đoạn còn lại dài 2,5km đường cấp phối xấu
(5) Đường Kè Tràng – Kè Bài
Xuất phát từ Kẻ Tràng, xã Việt Tiến (giao QL 37) đi xuống phía Nam đến Kè Bài, xã Hương Mai (điểm giao với đường huyện Quán Rãnh – Kè Bài), toàn tuyến dài 4km
Bình diện tuyến đường tốt, thuận lợi cho công tác nâng cấp, cải tạo
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, kết cấu mặt đường đá nhựa, nhiều đoạn đường đã bị xuống cấp, chất lượng rất xấu
(6) Đường Quán Rãnh – Thượng Lan
Xuất phát từ Quán Rãnh, xã Tự Lạn (giao QL37), tuyến đi lên phía Bắc đến trại núi Tán xã Thượng Lan, toàn tuyến dài 5,3 km
Tình trạng kỹ thuật: Đoạn đầu tuyến (từ QL37 đến UBND xã Thượng Lan), dài 3,1 km đạt tiêu chuẩn đường loại A – GTNT (nền đường 5 – 6 m, mặt đường 3,5m), đoạn qua thôn Sán Hạ, Sán Thượng chỉ đạt tiêu chuẩn GTNT loại B (nền đường 4m), kết cấu mặt đường đá nhựa và cấp phối, chất lượng đường ở mức trung bình và xấu
Cầu cống: Trên tuyến có 1 cầu nhỏ là cầu Nổi dài 33m, rộng 7m, cầu BTCT mới được xây dựng
(7) Đường Việt Tiến – Song Vân
Xuất phát từ xã Việt Tiến (giao QL37) đi lên phía Bắc cho tới xã Song Vân của huyện Tân Yên, đoạn tuyến dài 4,5km
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến mới đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, kết cấu mặt đường đá nhựa, chất lượng đường nói chung còn tốt, duy có đoạn đầu tuyến đường đã xuống cấp, chất lượng xấu
(8) Đường Kẹm - Lai
Xuất phát từ xóm Kẹm xã Minh Đức (giao ĐT298) đi sang phía Bắc tới cầu Lai xã Nghĩa Trung (điểm giao với đường huyện ĐT398 – Lai – Nghi Thiết), toàn tuyến dài 2,7km
Tuyến đường đi qua một số đoạn ngắn có dân cư tập trung đông đúc như
Trang 15đoạn đầu tuyến (xóm Kem), Bình Minh
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến mới đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, kết cấu mặt đường đá nhựa, chất lượng đường tốt
(9) Đường ĐT398 – Lai – Nghi Thiết
Xuất phát từ xã Nghĩa Trung (giao ĐT398), tuyến đi xuống phía Nam qua thôn Lai đến đê ngòi Sim, tuyến rẽ phải đi chung với đê một đoạn ngắn rồi vượt ngòi Sim về Nghi Thiết xã Hồng Thái (giao ĐT295B), toàn tuyến dài 6,6
km
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến mới đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, đoạn đầu tuyến đã rải nhựa được 4,8km, đoạn còn lại 1,8km đi trên đê đường đất rất xấu
Bình diện tuyến tương đối thuận lợi cho việc nâng cấp, cải tạo
Cầu cống: Hiện tại đoạn cuối tuyến qua ngòi Sim chưa có cầu, hạn chế giao lưu đi lại giữa hai bên ngòi Sim, đặc biệt là mùa mưa lũ, ngoài ra còn 1 cầu nhỏ là cầu Lai dài 8m, chất lượng trung bình
(10) Đường Nghi Thiết – Lịm Xuyên
Xuất phát từ Nghi Thiết (địa phận xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng) (giao ĐT295B), tuyến đi xuống phía Nam đến Lịm Xuyên (thuộc địa phận xã Song Khê, huyện Yên Dũng) (điểm giao với ĐT398), toàn tuyến (trên địa phận huyện Việt Yên) dài 4,5km
Tuyến đi qua nhiều khu đông dân cư, đường hẹp, khó khăn cho việc cải tạo, nâng cấp, đó là khu vực thôn Thượng Phúc, Phúc Long, thôn 7
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến mới đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, kết cấu mặt đường đá nhựa, có một số đoạn đường bê tông xi măng, chất lượng đường ở mức trung bình
(11) Đường Tam Tầng – Trung Đồng
Xuất phát từ thôn Tam Tầng xã Quang Châu (giao ĐT295B), tuyến đi sang phía Đông, cắt qua quốc lộ 1 (điểm giao khác mức không liên thông), đến thôn Trung Đồng xã Vân Trung (điểm giao với đường huyện Trúc Tay – Sen Hồ), toàn tuyến dài 3,1km
Bình diện tuyến tương đối tốt, thuận lợi cho việc cải tạo, nâng cấp, duy chỉ có đoạn qua thôn Trung Đồng, Tâm Tầng và đặc biệt là đoạn qua khu Núi Hiểu, đường hẹp, dân cư tập trung rất đông đúc, khó khăn cho việc mở rộng, nâng cấp
Trang 16Tình trạng kỹ thuật: Đoạn từ ĐT295B đến QL1 dài khoảng 0,5 km đạt tiêu chuẩn GTNT loại A, đoạn từ QL1 đến hết thôn Núi Hiểu, Quang Châu dài
0,5 km, mặt đường BTXM rộng 2,5-3,0m, đoạn từ Núi Hiểu đến đầu thông
Trung Đồng, dài 1,2km đường đất rộng 3m rất xấu; đoạn còn lại dài 1,6km đạt
tiêu chuẩn GTNT loại A, mặt đường BTXM, chất lượng trung bình
(12) Đường Quán Rãnh – Kè Bài
Xuất phát từ Quán Rãnh, xã Tự Lạn (giao QL37), tuyến đi xuống phía Nam đến Kè Bài, xã Hương Mai (điểm giao với đường huyện Kè Tràng – Kè
Bài), toàn tuyến dài 2,8km
Bình diện tuyến tốt, thuận lợi cho việc cải tạo, nâng cấp
Tình trạng kỹ thuật: Tuyến mới đạt tiêu chuẩn GTNT loại B, kết cấu mặt đường cấp phối, chất lượng đường xấu, hiện đang thi công rải nhựa mặt
đường
3.1.3.2 Đường xã
Hệ thống đường xã trên địa bàn huyện Việt Yên có tổng chiều dài 163,4 km/tổng số 19 xã – thị trấn (không kể hai thị trấn Bích Động và Nếnh thì trung
bình mỗi xã có 9,51 km đường xã), trong đó 36,35 km đường bê tông xi măng
(chiếm 22,25%), có 4,11km đường bê tông nhựa (chiếm 2,52%), có 6km là
đường đá nhựa (chiếm 3,67%), 38,7 km đường cấp phối (chiếm 23,68%), và
nhựa
Đá dăm C.phối Đất Khác Tốt TB Xấu
Trang 17Kết cấu mặt đường (km) Tình trạng mặt
đường
TT Tên xã
Chiều dài (km) BTXM BTN Đá
nhựa
Đá dăm C.phối Đất Khác Tốt TB Xấu
đá nhựa (chiếm 0.38%); 83,2km đường cấp phối (chiếm 15,61%); 149,48 km
đường đất (chiếm 28,05%); 37,76km đường có kết cấu mặt khác (chiếm
7,08%)
Ngoài ra có khoảng khoảng 457,52 km đường trục chính nội đồng, chủ
Trang 18yếu là mặt đường đất 339,56km, chiếm khoảng 74,22%; mặt BTXM có khoảng 1,45 km, chiếm 0,32%; mặt cấp phối có 99,77km chiếm khoảng 21,81%; mặt đường loại khác 16,74km chiếm 3,66%
Bảng 3.2 Tổng hợp hiện trạng đường thôn xóm các xã
Cấp phối Đất Khác Cộng 533.00 260.56 0.00 2.00 0.00 83.20 149.48 37.76
Trang 19xi măng hóa (chiếm trên 90%), chỉ còn lại một vài đoạn ngắn là đường cấp phối và đường đất, chất lượng mặt đường ở mức tốt và trung bình
Hai tuyến quốc lộ 37 và đường tỉnh 298 đi qua địa phận đô thị của thị trấn Bích Động dài khoảng 5,948 km, đường có mặt cắt khoảng từ 20m – 26m, kết cấu mặt bê tông nhựa, chất lượng đường tương đối tốt
Đối với thị trấn Nếnh chủ yếu đường đô thị là trục đường tỉnh 295B đi qua địa bàn thị trấn, kết cấu mặt đường đá nhựa, chất lượng đường đã xuống cấp
3.2 Giao thông đường thủy nội địa
Huyện Việt Yên có sông Cầu chảy qua, đây là một trong 3 con sông lớn chạy qua địa phận tỉnh Bắc Giang và là một trong những tuyến giao thông đường thuỷ huyết mạch của cả vùng Đông Bắc
Sông Cầu chảy qua huyện Việt Yên qua địa phận các xã Tiên Sơn, Vân
Hà, Ninh Sơn, Quang Châu và Vân Trung, dài khoảng 21 km; là đoạn tuyến sông do Trung ương quản lý, sông có luồng lạch tương đối ổn định; chiều sâu luồng 1,4m – 1,8m, chiều rộng luồng 20m – 30m; vào mùa cạn nước chảy êm, thuận lợi cho vận tải; trên đoạn tuyến này có nhiều đoạn cong có bán kính R<300m, một số đoạn cong gấp (R=150m)
Việt Yên là huyện có lợi thế giao thông thủy nội địa, đặc biệt vận chuyển vật liệu xây dựng như cát, sỏi; tuy nhiên, việc khai thác luồng tuyến đường sông hiện nay chủ yếu dựa vào lợi thế tự nhiên, chưa được đầu tư nhiều
từ nhà nước cũng như từ các doanh nghiệp; công tác quản lý, khai thác đường thủy nội địa còn nhiều hạn chế
Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy gồm nạo vét luồng lạch, đầu tư xây dựng bến, cảng trên địa bàn huyện hầu như không có Vốn duy trì luồng lạch, hệ thống báo hiệu dẫn luồng, được đầu tư, nhưng rất thấp; theo số liệu của “Đoạn quản lý đường thủy nội địa số 4” thuộc Cục
Trang 20đường thủy nội địa Việt Nam quản lý, vốn để duy trì luồng lạch, đảm bảo giao thông hàng năm trên tuyến sông Cầu do Đoạn quản lý được cấp không đáp ứng nhu cầu, năm 2009 bình quân chỉ đạt 27triệu đ/km sông, năm 2010 khoảng 38 triệu/km
21 tấn/trục, hệ thống tín hiệu bán tự động, hệ thống thông tin vô tuyến sóng cực ngắn sử dụng kỹ thuật số và tổng đài điện tử
Đoạn tuyến đường sắt chạy qua địa phận huyện Việt Yên có chiều dài khoảng 10,3 km, tuyến chạy trong khu vực đồng bằng, có bình diện tương đối tốt, ít đường cong, chiều rộng nền đường 5m
Trên đường chính tuyến hiện tại đặt ray P43; chiều dài ray l = 12,5m đặt trên tà vẹt bê tông thường liền khối liên kết đàn hồi
Ghi trên tuyến dùng loại ghi lồng tg 1/10- P43 Trung Quốc Do sử dụng hơn 30 năm nay nên ray đã bị mòn vẹt nấm và đầu mối nối, ghi bị mòn lưỡi, chất lượng kém
Đá ba lát: dùng loại balat đá dăm; đoạn từ Km5+443,90 - Km120+500
do mới được sàng đá phá cốt từ năm 2002 trở lại đây nên chất lượng nền đá còn tốt, chiều dày balát dưới đáy tà vẹt = 30±5cm
Trên đoạn tuyến qua địa phận huyện Việt Yên có ga Sen Hồ (Km39+260), (địa phận xã Hoàng Ninh), là ga hạng 4, làm nhiệm vụ đón gửi, tránh vượt, dồn dịch, cắt lấy xe, tổ chức xếp dỡ hàng, vận chuyển khách, hành lý; ga có 3 đường
Thông tin tín hiệu: Thiết bị đóng đường bán tự động; cột tín hiệu ra ga: cánh một biểu thị
3.4 Vận tải và phương tiện
Hiện trạng vận tải:
Vận chuyển hành khách: Khối lượng vận tải hành khách trên địa bàn
huyện chủ yếu do các đơn vị ngoài quốc doanh đảm nhận Theo niên giám thống kê huyện Việt Yên khối lượng vận tải hành khách trên địa bàn huyện
Trang 21năm 2011 ước đạt 570 nghìn lượt người, năm 2006 đạt 88,9 nghìn lượt người Tốc độ tăng trưởng khối lượng vận chuyển bình quân đạt khoảng 45%/ năm giai đoạn 2006 -2011 Khối lượng luân chuyển hành khách năm 2011 ước đạt 34.308 nghìn người.km, năm 2006 đạt 5.447 nghìn người.km, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 44,5% trong giai đoạn 2006- 2011
Vận chuyển hàng hóa: Vận chuyển hàng hóa trong một số năm vừa đã có
bước tăng trưởng mạnh góp phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng được thực hiện bởi các đơn
vị vận tải ngoài quốc doanh Khối lượng vận chuyển hàng hóa năm 2011 trên địa bàn huyện ước đạt 1.018,1 nghìn tấn, năm 2006 đạt 263,4 nghìn tấn tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 -2011 đạt 31% Khối lượng luân chuyển hàng hóa năm 2011 ước đạt 18.457,5 nghìn tấn.km năm 2006 đạt 9.269 nghìn tấn.km tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,8%/ năm giai đoạn 2006- 2011
Các mặt hàng vận chuyển chính trên địa bàn huyện là nông lâm sản, thực phẩm, lương thực, xi măng, sắt thép, than, bách hoá, gỗ, củi, vật liệu xây dựng, hàng khác
Bảng 3.5 Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa, hành khách trên
Nguồn: NGTK huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 2010
Hiện trạng phương tiện vận tải
Theo tổng điều tra phương tiện vận tải trên địa bàn toàn huyện năm 2010 cho thấy: tổng số phương tiện trên địa bàn toàn huyện năm 2010 đạt 1.059 phương tiện cơ giới đường bộ, 21.980 phương tiện xe thô sơ và 664 phương tiện thủy nội địa; phương tiện chủ yếu thuộc sở hữu của hợp tác xã và tư nhân trong đó sở hữu tư nhân chiếm đại đa số
Bảng 3.6 Hiện trạng phương tiện trên địa bàn huyện
Hợp tác xã Tư nhân
TT Chỉ tiêu Số phương tiện
Trang 22Hợp tác xã Tư nhân
TT Chỉ tiêu Số phương tiện
Nguồn: Tổng điều tra phương tiện Việt Yên năm 2010
Theo số liệu điều tra phương tiện trên địa bàn huyện phương tiện trên địa bàn huyện chia ra ba loại phương tiện chính, đó là phương tiện đường bộ, phương tiện thô sơ và phương tiện đường thủy theo đó phương tiện đường bộ với 1.059 chiếc, chiếm 4%, số lượng phương tiện đường thủy la 664 chiếc chiếm 3% còn lại là phương tiện xe thô sơ (chủ yếu là xe máy) với 21.980 chiếc chiếm 93% tổng số phương tiện
Cơ cấu phương tiện trên địa bàn huyện Việt Yên 2010
Trang 233.5 Hệ thống bến bãi
3.5.1 Hệ thống bến bãi đường bộ
Bến xe khách: hiện nay đang có bến xe tại Đình Trám, tuy nhiên bến xe chưa đạt tiêu chuẩn, trang thiết bị tại bến còn thô sơ, hiệu quả khai thác bến còn thấp
Việc đầu tư cho bến xe trên địa bàn huyện chưa được nhiều, bến xe không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên bị xuống cấp; hoạt động của bến xe là hoạt động lấy thu bù chi, thu chỉ đủ chi thường xuyên, không có điều kiện tích luỹ để thực hiện công tác nâng cấp, cải tạo, đầu tư mới trang thiết bị cho bến xe; chủ trương xã hội hóa đầu tư bến bãi chưa được thực hiện nhiều Bãi đỗ tĩnh: hiện tại trên địa bàn huyện Việt Yên chưa có bãi đỗ tĩnh Xe tải xe con dừng đỗ bốc xếp hàng, trả khách nhiều điểm tại trung tâm huyện, xã
và bám dọc theo các trục quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, nhưng chưa được quy hoạch, đầu tư, quản lý
Công nghiệp giao thông vận tải: Trên địa bàn huyện hiện có nhà máy ô
tô Đồng Vàng với chức năng sản xuất, lắp ráp ô tô trọng điểm trên địa bàn tỉnh, được đầu tư quy mô lớn, đồng bộ, với công nghệ hiện đại, trên diện tích gần 9 ha mỗi năm nhà máy có thể cho ra đời 3.000 xe khách nhãn hiệu Huyndai County, từ 25 đến 29 chỗ và 5.000 xe tải Huyndai Mighty, từ 2,5 đến 3,5 tấn Ngoài ra huyện Việt Yên còn có khoảng 10 cơ sở sửa chữa với quy
mô nhỏ chủ yếu sủa chữa ô tô, xe máy và gia công cơ khí
3.5.2 Hệ thống bến bãi đường thủy nội địa
Hệ thống cảng:
Hiện tại, chưa có cảng sông trên đoạn sông Cầu chảy qua địa bàn huyện, các bến bãi vật liệu xây dựng chưa được quan tâm đầu tư, khai thác, quản lý chặt chẽ, phát huy hiệu quả thấp
Hệ thống bến:
Dọc theo sông cầu trên địa bạn huyện Việt Yên có khoảng 8 bến đang hoạt động, hiện tại mới có 5 bến là có giấy phép hoạt động, 1 bến đang chờ cấp phép và hai bến đã hết hạn cấp phép hoạt động Đối với bến nằm dọc tuyến sông trên phạm vi huyện, hầu như không được cấp vốn đầu tư; việc đầu
tư, bảo trì đều do công ty hoặc tư nhân quản lý khai thác bến sông này tự đầu
Trang 24tư; hiện trạng các bến còn rất thô sơ, nhiều bến, đường lên xuống bến chưa được cứng hóa, thiếu hệ thống nhà chờ, thông tin tín hiệu, biển báo,…, do vậy việc đi lại rất khó khăn, mất an toàn, nhất là vào mùa mưa và ô nhiễm môi trường Ngoài ra còn khoảng 20 bãi vật liệu xây dựng, trung chuyển nguyên vật liệu, chất đốt,… hình thành tự phát dọc theo đoạn tuyến sông Cầu
Bảng 3.7 Hiện trạng các Bến sông tại huyện Việt Yên
Điều kiện bến
TT Tên bến Loại
Bến
Địa điểm (thôn,xã)
Giấy phép hoạt động bến
Kết cấu đường lên xuống
Cọc neo
Nơi chờ
Biển báo hiệu
Đèn chiếu sáng
2 Hoàng Ninh CT TNHHDV&TM Hoàng VLXD Có phép
Trang 25STT Tên bến Chủ bến Loại bến Tình trạng
hoạt động
Ninh
4 Bắc Lạng Cty Chế biến &KD than Bắc
Lạng
VLCĐ Có phép
6 Ông Thắng Nguyễn Đình Thắng Cát Chưa phép
11 Nam Thành Cty TNHH&DV Nam Thành VLXD Có phép
12 Ông Bình Cty TNHH du lịch &DVTM
Bình Nga
VLCĐ Có phép
II Xã Tiên Sơn
18 Ông Khoa Vương Văn Khoa Than bùn Chưa phép
III Xã Vân Trung
Đoạn ven sông Cầu bên phía tỉnh Bắc Giang từ lâu đã tồn tại những bến thủy nội địa không phép thuộc địa bàn huyện Việt Yên Đó là cụm bến thuộc địa bàn xã Quang Châu, nằm cách cầu Đáp Cầu (trên QL1, nối tỉnh Bắc Ninh
và Bắc Giang) Do nằm ngoài sự quản lý của lực lượng chức năng, nên phương tiện ra vào các bến này đậu đỗ lộn xộn, lấn chiếm luồng, gây ảnh
hưởng đến ATGT đường thủy và an toàn đê kè, cầu vượt sông
Trang 263.6 Tình hình đầu tư phát triển giao thông
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang và huyện Việt Yên cũng đã chú trọng đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyên chở hành khách, hàng hóa và giao lưu trên địa bàn huyện, giữa huyện với tỉnh và các tỉnh bạn
Trung ương, tỉnh cũng đã chú trọng đầu tư nâng cấp cải tạo quốc lộ 37, đường tỉnh 398, đang triển khai dự án đường tỉnh 298
Trong năm 2011 huyện Việt Yên đã tổ chức đầu tư cải tạo, nâng cấp, duy
tu sửa chữa một số tuyến đường giao nông thôn
- Đường huyện: cải tạo nâng cấp 3 tuyến đường Làng Tự - Dương Huy (đoạn Tân Sơn - Dương Huy), đường Quán Rãnh - Kè Bài (rải nhựa mặt đường), đường Nghi Thiết - Lịm Xuyên (cải tạo mặt đường) Duy tu, sửa chữa
4 tuyến đường huyện Sen Hồ - Trúc Tay, Bờ hồ - Khả Lý - Đông Long, Kè Tràng - Kè Bài, Kẹm - Lai
- Đường xã: nâng cấp các tuyến đường: từ trường Tiểu học Quang Châu đi khu công nghiệp, đường Nghĩa Trung - Minh Đức (đang triển khai), đường Giá Sơn - Tam Tầng,…
- Đường thôn xóm và đường nội đồng: Có 11 thôn làm cứng hoá mặt đường bằng bê tông: thôn Thiết Nham xã Minh Đức, thôn Thượng Lát xã Tiên Sơn, thôn Phúc Ninh và Nội Ninh xã Ninh sơn, thôn Bói xã Thượng Lan, thôn
8 xã Việt Tiến, , với tổng chiều dài cứng hoá là 11,81km; có 28 thôn duy tu sửa chữa làm mặt đường cấp phối
Đường nội đồng: có 1 thôn cứng hóa được 1,2km và 37 thôn rải cấp phối mặt đường với tổng chiều dài 36km
3.7 Hiện trạng An toàn giao thông
Tai nạn giao thông:
Trong hai năm 2011 và 2012, Việt Yên là một trong những huyện của tỉnh có tình hình trật tự an toàn giao thông diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn huyện tương đối cao Hầu hết các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các tuyến đường bộ (khoảng 97%); các vụ tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh; một số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường sắt Hành lang an toàn giao thông đường bộ và đường sắt bị lấn chiếm trái phép bởi các công trình nhà ở, tường rào, phục vụ các hoạt động buôn bán, của các hộ dân, điển hình tại khu vực xã Hồng Thái
Trang 27Số vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên địa bàn huyện Việt Yên cao thứ hai trong 10 huyện/ thành của tỉnh Bắc Giang, sau huyện Lạng Giang Trong giai đoạn 2006 – 2010, bình quân xảy ra 28 vụ/ năm, chiếm khoảng 14% tổng số vụ tai nạn giao thông của tỉnh Các tuyến đường trọng điểm thường xuyên hay xảy ra tai nạn giao thông bao gồm quốc lộ 37 và đường tỉnh
Những nguyên nhân chính dẫn tới việc xảy ra các vụ TNGT như sau:
- Ý thức kém của người tham gia giao thông: người tham gia giao thông không chấp hành nghiêm luật lệ giao thông, lái xe tránh và vượt không đúng quy định, phóng nhanh, vượt ẩu, không quan sát, không đội mũ bảo hiểm khi
đi xe máy, uống rượu bia quá mức quy định khi điều khiển phương tiện
- Về công tác quản lý đảm bảo ATGT, chính quyền các cấp, mà trước tiên
là chính quyền cơ sở nhiều nơi chưa làm tốt công tác đảm bảo trật tự ATGT, chưa có đủ điều kiện cần thiết để quản lý trật tự ATGT, công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật ATGT cho nhân dân còn mang tính hình thức, chưa toàn diện và hiệu quả, chưa xác định và chưa có sự tập trung tuyên truyền cho các đối tượng tham gia giao thông mục tiêu
- Hiện tượng lấn chiếm lòng lề đường, trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh
để buôn bán, họp chợ, tập kết vật liệu xây dựng, phơi rơm rạ trong mùa vụ vẫn phổ biến
- Công tác tuần tra kiểm soát trên các tuyến đường bộ của các lực lượng chức năng chưa thường xuyên, lực lượng mỏng và thiếu các phương tiện thiết
bị kiểm tra; xử lý vi phạm còn chưa kiên quyết
- Hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định về trật
tự ATGT của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể còn hạn chế Thiếu
sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, phòng ban của huyện trong việc giải phóng mặt bằng xây dựng, lập lại trật tự hành lang ATGT, xử lý các điểm giao cắt có nguy cơ hoặc hay xảy ra TNGT
Trang 28- Chưa xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm các quy định đảm bảo trật tự, ATGT
- Kết cấu hạ tầng giao thông còn kém, chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu, điều kiện phòng ngừa tai nạn giao thông, công trình không được bảo trì đầy đủ, ổ gà ổ voi, thiếu các biển báo giao thông, hệ thống chiếu sáng,… cũng là những yếu tố gây mất ATGT và gây tai nạn giao thông
- Công tác kiểm tra phương tiện còn nhiều bất cập, đặc biệt trong công tác đào tạo, sát hạch cấp phép điều khiển phương tiện và đăng kiểm Luồng phương tiện lưu thông hỗn hợp có tốc độ khác nhau, cùng tham gia giao thông,
bề rộng đường hẹp, không có sự phân làn, tình trạng kỹ thuật của các phương tiện lưu thông trên đường nhiều khi không đảm bảo ATGT
- Nhiều giao cắt đồng mức giữa tuyến đường sắt với hệ thống đường bộ, như quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường dân sinh Hành lang đường sắt bị xâm phạm nghiêm trọng, cản trở công tác chạy tàu Nhiều đường ngang ngang dân sinh được mở một cách tuỳ tiện
- Số lượng phương tiện cơ giới tăng nhanh, đặc biệt là xe máy Tính đến cuối tháng 12/2010, trên địa bàn huyện Việt Yên có tới 1,059 xe ô tô các loại,
và 13,187 xe máy Bình quân cứ 12 người thì có 1 xe máy Ngoài ra còn nhiều
ô tô, xe máy của các địa phương khác hoạt động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trên các tuyến quốc lộ (QL1, 37, ĐT295B,…)
3.8 Nhận xét chung về giao thông vận tải của huyện Việt Yên
Hệ thống đường quốc lộ và đường tỉnh chủ yếu phân bổ khu vực phía Đông Nam của huyện, gồm các QL1, một phần QL37, ĐT295B, một phần ĐT298 và 298B Các quốc lộ và đường tỉnh này đều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, đặc biệt là QL37, QL1 và ĐT295B
Mạng lưới đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã và đường thôn xóm) phân bổ tương đối đều trên địa bàn huyện
Trang 29Mạng lưới giao thông đô thị nói chung còn thiếu, các đoạn quốc lộ, đường tỉnh được các địa phương sử dụng như đường đô thị còn phổ biến (đặc biệt là tại các khu vực thị trấn); hệ thống đường vành đai, đường phân bổ chức năng tại các đô thị, thị trấn còn thiếu và chưa hoàn chỉnh để kết nối giữa giao thông đối ngoại và giao thông đối nội
Tính kết nối
- Kết nối đối nội:
+ 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm, việc kết nối được liên thông, tuy nhiên do chất lượng đường còn kém, còn nhiều cầu – cống yếu hạn chế lưu thông, gây mất an toàn giao thông, đặc biệt là vào mùa mưa lũ
- Kết nối đối ngoại:
+ Kết nối với thành phố Bắc Giang và các huyện: việc kết nối tương đối thuận lợi thông qua trục QL37, QL1, các đường tỉnh 295B, 298; tuy nhiên, còn một số hạn chế do quy mô đường còn nhỏ hẹp, chất lượng đường kém (QL1, ĐT295B, 298)
+ Kết nối với các tỉnh bạn: việc kết nối với Thái Nguyên, Bắc Ninh đã thuận lợi thông qua các trục QL37, QL1, ĐT295B; riêng trên ĐT295B còn hạn chế do cầu Đáp Cầu là cầu đi chung giữa đường sắt và đường bộ Các xã Vân
Hà, Tiên Sơn,… kết nối gần nhất với các xã ven sông Cầu tỉnh Bắc Ninh chủ yếu bằng đò ngang
- Kết nối giữa các phương thức vận tải:
Kết nối giữa đường bộ với đường sắt và đường thủy nội địa còn nhiều hạn chế do thiếu các trục đường bộ thuận lợi vào các ga đường sắt và vào hệ thống các bến, bãi, làm hạn chế phát triển của các phương thức vận tải khác, đặc biệt là vận tải đường thủy nội địa
- Kết nối với các khu, cụm công nghiệp: việc kết nối với các khu công nghiệp Đình Trám, Quang Châu, Đồng Vàng tương đối thuận lợi nhờ có hệ thống đường gom và kết nối trực tiếp vào các quốc lộ 1, 37; tuy nhiên điểm kết nối giữa khu công nghiệp Quang Châu vào QL1 còn hạn chế về mặt quy
mô, hạn chế lưu thông và gây mất an toàn giao thông
- Kết nối với các khu vực đô thị: chủ yếu thông qua hệ thống đường quốc
lộ, đường tỉnh kết nối trực tiếp vào các trung tâm; thiếu hệ thống đường vành đai và đường phân bổ chức năng vừa hạn chế khả năng kết nối, vừa gián tiếp gây mất an toàn giao thông
Chất lượng đường
- Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật:
Trang 30Hệ thống quốc lộ: Hai tuyến quốc lộ 1 và 37 chạy qua địa bàn huyện có quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp so với nhu cầu thưc tế, quốc lộ 1 mới đạt cấp III, quốc lộ 37 mới đạt cấp IV, nhiều đoạn đã trở lên quá tải (đặc biệt là đoạn tuyến quốc lộ 1)
Đường tỉnh: bốn tuyến chạy qua địa bàn huyện là ĐT295B, ĐT398, ĐT298 và ĐT298B, quy mô đường tỉnh còn thấp: ĐT295B mới đạt cấp IV quá tải so với nhu cầu hiện tại, các ĐT298 và ĐT298B chưa đạt đúng tiêu chuẩn đường cấp V và cấp VI, chất lượng đường xấu, có nhiều đoạn rất xấu
Đường giao thông nông thôn: các tuyến đường huyện chủ yếu mới đạt GTNT loại A đến cấp VI, đường xã chủ yếu đạt GTNT loại B, các tuyến đường thôn xóm chủ yếu đạt theo loại B – GTNT trở xuống
Hiện tại, còn nhiều đoạn đường tỉnh và đường huyện đi qua khu vực đông dân cư, có quy mô đường còn nhỏ nhưng khả năng cải tạo mở rộng rất hạn chế
+ Giao thông nông thôn:
Đường huyện: tỉ lệ nhựa hoá hoặc bê tông đạt tương đối cao (83,5%), tuy nhiên nhiều đoạn tuyến đã xuống cấp, chất lượng đường xấu, khó khăn cho lưu thông, đặc biệt là mùa mưa Trên các tuyến đường huyện vẫn còn một số cầu yếu, hạn chế là mất an toàn cho người tham gia giao thông
Đường xã: tỉ lệ đường cấp phối - đất còn cao (55,29%); chất lượng đường còn xấu, gây khó khăn cho các phương tiện giao thông qua lại, đặc biệt
là vào mùa mưa lũ
Đường thôn xóm: Tỉ lệ đường thôn xóm cứng hóa tương đối cao (đạt 48,66%), còn lại là đường đá dăm, cấp phối và đường đất, tuy nhiên quy mô đường còn nhỏ, hẹp, chất lượng đường thôn xóm còn xấu, hạn chế sự lưu thông của người dân
Hệ thống cầu cống còn thiếu, còn nhiều cầu tải trọng thấp, khổ hẹp không đáp ứng khả năng thông xe
Bến bãi đường bộ
Hiện nay mới có bến xe khách Đình Trám, tuy nhiên cơ sở bến xe còn thiếu và cũng chưa thu hút được các đầu phương tiện, khai thác còn nhiều hạn chế, chưa có các điểm dừng đỗ dọc các tuyến đường cũng như bến cho xe tải,
Trang 31các bãi đỗ xe tại các khu vực dân cư tập trung
Tổ chức quản lý điều hành, bảo trì, bảo dưỡng đường bộ
Việc quản lý hành lang bảo vệ công trình giao thông còn nhiều hạn chế, đấu nối trong hành lang đường bộ, đường sắt vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông; lấn chiếm hành lang an toàn giao thông làm các địa điểm họp chợ, xây dựng nhà cửa, lều quán, địa điểm kinh doanh còn diễn ra nhiều trên các trục quốc lộ, đường tỉnh; gây mất trật tự ATGT, khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng khi các công trình được nâng cấp, mở rộng
Công tác quản lý, bảo trì đường bộ chưa thực sự được quan tâm đúng mức do thiếu vốn, thiếu các cơ chế, quy định cho công tác quản lý, bảo trì, đặc biệt đối với đường giao thông nông thôn
3.8.1.2 Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
Việt Yên có lợi thế giao thông thủy nội địa, đặc biệt vận chuyển vật liệu xây dựng như cát sỏi; vận chuyển than đáp ứng nhu cầu của địa phương, tuy nhiên, việc khai thác luồng tuyến đường sông hiện nay chủ yếu dựa vào lợi thế
tự nhiên, chưa được đầu tư nhiều từ Nhà nước cũng như từ các doanh nghiệp Công tác quản lý, khai thác đường thủy nội địa còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được lợi thế vốn có
Hệ thống cảng sông, bến bãi
Hiện tại, chưa có cảng sông trên đoạn sông Việt Yên chảy qua địa bàn huyện, các bến bãi vật liệu xây dựng chưa được quan tâm đầu tư, khai thác, quản lý chặt chẽ, phát huy hiệu quả thấp; không khai thác được lợi thế tự nhiên vốn có
Bến khách ngang sông: vẫn còn bến khách chưa cứng hóa đường lên xuống các bến, đi lại khó khăn, mất an toàn, nhất là vào mùa mưa; thiếu hệ thống thông tin biển báo; phương tiện vận chuyển nhỏ, thô sơ, gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường
3.8.1.3 Kết cấu hạ tầng đường sắt
Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng duy trì khai thác
Dọc tuyến đường sắt có nhiều đường ngang đường bộ giao cắt với đường sắt, đặc biệt là nhiều đường ngang dân sinh tự phát
Hệ thống nhà ga
Nhà ga và cơ sở hạ tầng trong ga còn rất hạn chế, chất lượng thấp, thiếu các trang thiết bị phục vụ khách; hệ thống thông tin lạc hậu, chưa được đầu tư
Trang 32nâng cấp; thiếu các hệ thống đường trong ga và đường liên kết giữa ga với hệ thống đường bộ, do vậy hạn chế năng lực khai thác các ga
Trang 33PHẦN 2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI &
DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI
1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
1.1 Định hướng chung của tỉnh
1.2 Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của Huyện đến 2020
Căn cứ Quyết định số: 39/QĐ-UBND ngày 21/05/2008 của UBND tỉnh Bắc Giang, phê duyệt Quy hoạch hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Việt Yên giai đoạn 2007 - 2020; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015 và Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Việt Yên khóa XX trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI nhiệm kỳ 2010-2015, tóm tắt một số nội dung chính như sau:
1.2.1 Quan điểm phát triển
Phát triển nằm trong định hướng chung của toàn tỉnh và gắn với phát triển các địa bàn lân cận
Phát huy lợi thế về đất, rừng, khoáng sản và tiềm năng du lịch; huy động cao nhất mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về kinh tế của huyện, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Tập trung cao phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tạo ra bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, đưa Việt Yên trở thành một trong những huyện trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh;
Phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề đi trước một bước; Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về mức sống giữa các khu vực, không ngừng nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần của nhân dân; quan tâm xây dựng và phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Trang 34+ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 9-10%
+ Công nghiệp – xây dựng tăng 29-30%
+ Dịch vụ tăng 23-24%
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực:
+ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 12%
+ Công nghiệp – xây dựng chiếm 66%
+ Dịch vụ chiếm 22%
- Giá trị sản xuất bình quân/người/năm đạt 48,96 triệu đồng
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 15%-18% /năm (không tính tiền thu từ nguồn chuyển mục đích sự dụng đất)
- Tổng vốn đầu tư phát triển cả giai đoạn trên 8.000 tỷ đồng
- Giá trị sản xuất bình quân hàng năm trên mỗi héc-ta đất sản xuất nông nghiệp đạt 58-60 triệu đồng
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 15,37%, trong đó tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông nghiệp là 4%; nhóm ngành công nghiệp xây dựng là 17,5%; nhóm ngành dịch vụ là 18% Cơ cấu 3 nhóm ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ vào năm 2015 là: 17,04% - 54,35% - 28,61% Giá trị sản xuất bình quân/người/năm đạt 48,96 triệu đồng vào năm 2015
* Về văn hoá - xã hội:
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia Số trường học đạt chuẩn quốc gia là 67 trường; 90% số trường học được kiên cố hóa
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 50% Giải quyết việc làm mới bình quân mỗi năm từ 2.500-3.000 lao động
- Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 2%-3%/ năm (tính theo chuẩn giai
Trang 35- Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016-2020 là 17,75%, trong đó:
+ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,5%;
+ Công nghiệp – xây dựng tăng 19%;
+ Dịch vụ tăng 20%;
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực:
+ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 9,78%
+ Công nghiệp – xây dựng chiếm 54,46%
+ Dịch vụ chiếm 35,76%
- Giá trị sản xuất bình quân/người/năm đạt 77,27 triệu đồng vào năm
2020
* Về văn hoá - xã hội:
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia Xây dựng và phát huy hiệu quả các trung tâm học tập cộng đồng; duy trì vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở Số trường đạt chuẩn Quốc gia đạt 95%; 100% các trường học được kiên cố hoá
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt 70%; tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu lao động
- Ổn định tốc độ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đến năm 2020 còn 10%
- Đến năm 2020 toàn bộ số dân được dùng nước hợp vệ sinh
- Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 giảm còn 1-3%
- Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, nâng tỷ lệ dân số đô thị từ 9,5% năm 2011 lên 25% vào năm 2020
- Phấn đấu đến năm 2020 có 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 80% làng bản khu phố đạt tiêu chuẩn làng văn hoá từ cấp huyện trở lên
- Tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên năm 2020 là trên 30%
1.2 3 Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực
(1) Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản
Tốc độ tăng trưởng GTSX 9-10% giai đoạn 2011-2015 và 3,5% giai đoạn 2016-2020 Cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 12% vào năm 2015 và 9,78% vào năm 2020 Đưa giá trị sản xuất bình quân/ha đất nông
Trang 36nghiệp đạt 71 triệu đồng/năm vào năm 2020
- Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây con mới vào sản xuất để nâng cao năng xuất và chất lượng nông sản hàng hoá
- Phát triển mạnh kinh tế trang trại, hợp tác xã dịch vụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá
- Quy hoạch phát triển sản xuất:
+ Sản xuất cây lương thực (lúa, ngô): tập trung ở các xã có địa hình thấp
có diện tích trồng lúa cao là Quảng Minh, Tự Lạn, Tiên Sơn, Thượng Lan, Trung Sơn
+ Sản xuất rau, màu: phát triển rau màu nhằm phục vụ người dân và công nghiệp chế biến, tập trung tại các xã Ninh Sơn, Bích Sơn, TT Bích Động, Việt Tiến, Hương Mai, Tự Lạn, Trung Sơn
+ Sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương): vùng trọng điểm sản xuất ở các xã Ninh Sơn, Tiên Sơn, Việt Tiến, Tự Lạn, Minh Đức
+ Sản xuất hoa, cây cảnh: Phát triển tại các xã Việt Tiến, Bích Sơn, Hồng Thái, Thị trấn Bích Động
- Chăn nuôi lợn: phát triển rộng khắp tại các hộ trên địa bàn huyện Tập trung cải tạo đàn lợn theo hướng nạc hoá nhằm tăng chất lượng và giá trị hàng hoá, đáp ứng yêu cầu thị trường
- Chăn nuôi bò: phát triển theo hướng tăng tỷ lệ đàn bò lai để tăng trọng lượng và nâng cao chất lượng thịt thương phẩm
- Chăn nuôi gia cầm: nâng cao năng suất, chất lượng thịt và trứng thương phẩm
- Nuôi trồng thuỷ sản: tập trung cải tạo, khai thác triệt để mặt nước nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với các giống có năng suất và chất lượng cao tại các xã Hồng Thái, Hương Mai, Quảng Minh, Tự Lạn
(2) Công nghiệp - TTCN và xây dựng
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2011 - 2015 là 29-30% và giai đoạn 2016 - 2020 là 19% Cơ cấu GTSX: Chiếm 66% năm 2015 và 54,46% năm 2020 Tập trung phát triển các ngành công nghiệp huyện có lợi thế sau:
+ Công nghiệp vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản
+ Công nghiệp chế biến nông, lâm sản
+ Công nghiệp dệt, may, da giày
+ Công nghiệp cơ khí
Trang 37+ Phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn
Tổ chức các khu, cụm, điểm công nghiệp theo không gian lãnh thổ gắn với phát triển đô thị dọc theo QL1, QL37, ĐT298, ĐT298B, ĐT295B và đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn:
Về phát triển các khu và cụm công nghiệp
Phát triển 4 khu công nghiệp hiện có :
- Khu công nghiệp Đình Trám
- Khu công nghiệp Quang Châu
- Khu công nghiệp Vân Trung
- Khu công nghiệp Việt Hàn
Phát triển các cụm công nghiệp
- Cụm công nghiệp Hoàng Mai
- Cụm công nghiệp Việt Tiến
- Cụm công nghiệp Tăng Tiến
- Cụm công nghiệp Bích Sơn
- Cụm công nghiệp Trung Sơn
Tổ chức phát triển các làng nghề ở các xã có điều kiện như: rượu làng Vân; mì, bánh đa nem làng Thổ Hà; sản xuất hàng mây tre đan ra một số xã lân cận lấy trung tâm là xã Tăng Tiến Khôi phục nghề truyền thống và phát triển nghề có lợi thế cạnh tranh đang có nguy cơ bị mai một như gốm Thổ Hà, gốm sứ Quảng Minh; quan tâm phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và cơ khí nhỏ phục vụ cho sản xuất như chế biến đồ mộc gia dụng, gò hàn, chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí nhỏ, sửa chữa nông cụ, phương tiện vận tải,…
(3) Khu vực dịch vụ
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GTSX giai đoạn 2011- 2015 là 23-24%; giai đoạn 2016-2020 là 20% Cơ cấu GTSX của ngành dịch vụ trong toàn bộ nền kinh tế của huyện là 22% vào năm 2015 và 35,76% vào năm 2020 Tạo bước phát triển về chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch, ngân hàng, bưu chính viễn thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội
Phát triển đa dạng hoá thị trường, mở rộng giao lưu hàng hoá với các vùng trong Tỉnh và các tỉnh bạn; xây dựng mới và nâng cấp chợ, siêu thị, trung tâm thương mại Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn huyện
Từng bưới đầu tư xây dựng hạ tầng khu du lịch Bắc sông Cầu - chùa Bổ
Trang 38Đà gắn với hành trình văn hoá qua các làng gốm cổ vùng Đông Bắc châu thổ sông Hồng để phát triển du lịch sinh thái; tăng cường quảng bá tiếp thị làng nghề, xây dựng, phát triển mở rộng các loại hình vui chơi giải trí,
Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ xã hội như: bảo hiểm, y tế, ngân hàng, tín dụng, vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ đào tạo, tư vấn pháp luật Chú trọng các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như cung cấp vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ thực vật, thú y
2 DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI
2.1 Cơ sở khoa học và phương pháp dự báo
2.1.1 Cơ sở khoa học để dự báo
- Hiện trạng về GTVT huyện, tỉnh, vùng và toàn quốc
- Hiện trạng KT-XH huyện, tỉnh, vùng và cả nước
- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện, tỉnh, vùng và
2.1.2 Phương pháp luận dự báo nhu cầu vận tải hàng hoá
Có thể dự báo nhu cầu vận tải bằng một số phương pháp: kịch bản kinh tế
xã hội, ngoại suy, mô phỏng, phương pháp tương tự, phương pháp chuyên gia, v v Để phù hợp với điều kiện của Việt Nam, cần sử dụng phối hợp giữa phương pháp ngoại suy và phương pháp kịch bản kinh tế xã hội trên cơ sở phân bổ luồng hàng tối ưu giữa các phương thức vận tải
Sơ đồ 1 (trình bày sau đây) sẽ tóm tắt các bước chính của phương pháp luận được sử dụng để dự báo nhu cầu vận tải hàng hoá
Phương pháp ngoại suy
Phương pháp ngoại suy có rất nhiều mô hình Nhưng hiện nay các nước trên thế giới thường sử dụng phương pháp ngoại suy với mô hình đàn hồi (hay gọi tắt là phương pháp mô hình đàn hồi) và phương pháp hồi quy đa nhân tố Mục đích sử dụng phương pháp này để dự báo tổng khối lượng vận tải
a Phương pháp mô hình đàn hồi
Bản chất của phương pháp này là: Xác lập được hàm tương quan của khối lượng vận tải và tổng sản phẩm nội địa (GDP) - cụ thể là xét mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng của khối lượng vận tải và tốc độ tăng trưởng
Trang 39GDP ở một thời điểm (ti) nào đó:
yt - yt - 1
yt Vvt (%) E(t) = = Vvt = E(t)*VGDP
xt - xt - 1 VGDP (%)
xt
Trong đó:
yt, yt - 1 là khối lượng vận tải ở năm t và t-1
xt, xt - 1 là giá trị của GDP ở năm t và t-1 E(t) là hệ số đàn hồi
Trang 40Hình 6 Phương pháp luận dự báo nhu cầu vận tải
Sau khi xây dựng được hàm tương quan: E(t) = F (yt, xt), có thể xác định được giá trị của hệ số đàn hồi E(t) tại bất kỳ thời điểm nào trong tương lai (ví
dụ như E(2015), E(2020) )
Dự báo kinh tế vĩ mô:
Dân số, GDP, và cơ cấu GDP
Dự báo sản xuất,
tiêu thụ các mặt
hàng chính
Phân bổ luồng hàng (kết hợp bài toán phân bổ và
ma trận OD)
Vận tải Sắt Vận tải Sông Vận tải Bộ
Các tuyến vận tải chủ yếu của từng chuyên ngành vận tải
1) Dự báo nhu cầu vận tải