GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “BÀN VỀ THUẾ LƯƠNG THỰC” (V.I Lênin: Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ Maxtcơva, 1979, tr. 244296) NCV Cao cấp, TS. Phạm Ngọc Dũng Nguyễn Thị Thúy Nga I. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: 1 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Sau cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (19141918) và 3 năm nội chiến với sự can thiệp quân sự nước ngoài, nước Nga rơi vào tình trạng hết sức nặng nề cả về phương diện kinh tế, chính trị và xã hội. Về kinh tế xã hội: Nền kinh tế quốc dân bị suy sụp nặng nề: trên 20 triệu người chết trong đó 17 dân số nước Nga, khoảng 30% là nam giới ở độ tuổi lao động. Nguồn của cải bị tiêu huỷ trong các cuộc chiến tranh đó rất lớn, 14 tài sản quốc dân bị tiêu huỷ. Đại đa số các xí nghiệp công nghiệp ở tình trạng đình đốn, nhiều nhà máy ngừng hoạt động, đặc biệt các ngành công nghiệp nặng, so với trước chiến tranh, sản lượng công nghiệp nặng giảm 7 lần. Ngành giao thông ở vào tình trạng tê liệt, do nhiên liệu thiếu, lương thực thực phẩm không đủ. “Thêm vào đó, nạn mất mùa năm 1920, nạn thiếu thức ăn gia súc, nạn chết súc vật” đã làm cho đời sống nhân dân điêu đứng đến mức không thể chịu nổi. Tình hình kinh tế, xã hội như vậy dẫn đến tình chính trị trở nên phức tạp. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội là công nhân và nông dân của chế độ Xôviết đều có vấn đề. Về kết cấu kinh tế, xã hội, giai cấp: Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần gồm kinh tế gia trưởng, kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế chủ nghĩa xã hội cùng tồn tại. Nước Nga rộng lớn và hỗn tạp đang tồn tại “những thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội” . Cơ cấu xã hội giai cấp ở nước Nga rất phức tạp gồm giai cấp tư sản, tiểu tư sản, giai cấp vô sản, trong đó “Tính tự phát tiểu tư sản chiếm ưu thế và không thể không chiếm ưu thế, số đông, thậm chí đại đa số nông dân là những người sản xuất nhỏ” . Lực lượng giai cấp vô sản ít ỏi, trong khi đó, tầng lớp tiểu tư sản rất đông, chiếm phần lớn dân cư, nhất là “quần chúng nửa vô sản” có ảnh hưởng rất lớn đến giai cấp vô sản. Do các ngành công nghiệp chưa phát triển và đình đốn nên số lượng đội ngũ giai cấp vô sản đã ít lại giảm đi nhiều. Đời sống bị cùng cực, một bộ phận trong công nhân đã tha hoá, biến chất, mất gốc giai cấp và tỏ ra bất mãn với Chính quyền Xôviết, thậm chí trong hàng ngũ công nhân đã có một bộ phận nảy sinh tư tưởng hoài nghi, thất vọng, không tin tưởng vào đường lối xây dựng phát triển kinh tế của Chính quyền Xôviết. Một số trong đội ngũ những người vô sản, cũng đã diễn ra những cuộc bãi công tại một số xí nghiệp ở Pêtrôgrát và thành phố khác. Họ công khai đòi Chính quyền Xô viết cho buôn bán trao đổi sản phẩm công, nông nghiệp, đòi hạn chế hoạt động của các đội kiểm soát đang cản trở tập thể và tư nhân chuyên chở sản phẩm nông nghiệp vào thành phố. Giai cấp nông dân dưới chế độ trưng thu lương thực thừa, cũng bất mãn đối với Chính quyền Xôviết. Nhiều nông dân nghĩ rằng sản xuất để làm gì khi sản phẩm làm ra bị tịch thu hết. Chẳng hạn, nông dân Cainô ở một làng nhỏ ở ngoại ô Mátxcơva công khai bày tỏ không mở rộng sản xuất, chỉ gieo trồng đủ lương thực tiêu dùng cho gia đình. Thậm chí, còn bất bình với chế độ trưng thu lương thực thừa bằng việc ngừng sản xuất. Lương thực suy giảm, sự bất mãn của nông dân đối với chính sách của Chính quyền Xôviết ngày càng tăng, nhât là chính sách trưng thu lương thực thừa. Trên thực tế nó đã biến thành những cuộc bạo loạn, đặc biệt đáng lưu ý là cuộc bạo loạn ở Tambốp tỉnh sản xuất lúa mì chủ yếu của nước Nga lúc bấy giờ. Hàng nghìn người đã tham gia cuộc bạo loạn đòi bãi bỏ chế độ trung thu lương thực thừa; Các thuỷ thủ cũng rất bất mãn, các cuộc nổi dậy của nông dân chưa phải là đỉnh cao của bạo loạn. Đỉnh cao của cuộc bạo loạn là cuộc nổi dậy của thủy thủ tại căn cứ hải quân Crônstát, tháng 3 năm 1921. Điều đáng nói về cuộc bạo loạn này là nhiều binh lính đã từng anh dũng bảo vệ Chính quyền Xôviết lại đứng vào hàng ngũ những người bạo loạn. Những người tham gia bạo loạn đưa ra khẩu hiệu đòi bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa, thực hiện chế độ tự do buôn bán sản phẩm, trước hết là lúa mì. Một số người cộng sản đã có biểu hiện bi quan dao động, không kiên định lập trường giai cấp. Phần tử phản cách mạng: Lênin đánh giá tư sản và tầng lớp tiểu tư sản, “… không tin chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản nào hết, họ chỉ ngồi chờ cho qua cơn bão táp vô sản” . Những người tư sản và tiểu tư sản ấy chờ cơ hội để lật đổ chính quyền công nông”. Thực tế, họ ra sức lợi dụng sự bất bình của công nhân, nông dân, binh lính và sự dao động của những người cộng sản không kiên định lập trường cách mạng để phá hoại công cuộc xây dựng kinh tế. Toàn bộ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước nêu trên đã làm suy yếu cơ sở xã hội của chuyên chính vô sản, đe doạ sự tồn tại của Chính quyền Xôviết. Lênin cho rằng nguyên nhân sâu xa và chủ yếu nhất dẫn đến tình trạng làm hẹp cơ sở xã hội của Chính quyền Xôviết là do sự bất mãn của đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là nông dân đối với chính sách kinh tế xã hội của Đảng Bônsêvích. Lênin thừa nhận: “Đến năm 1921, chúng tôi vấp phải một cuộc khủng khoảng chính trị bên trong nước Nga xôviết. Đó là cuộc khủng khoảng lớn nhất. Cuộc khủng khoảng đó đã làm cho một bộ phận khá lớn nông dân, mà cả công nhân, binh lính bất bình” . Về tình hình chính trị quốc tế: Bọn đế quốc bị thất bại trong cuộc chiến tranh công khai hằn thù, chống nước Nga xôviết, âm mưu bóp nghẹt Chính quyền của giai cấp vô sản bằng kinh tế. Mặt khác, tình hình quốc tế có những thay đổi mang tính bước ngoặt. Hy vọng vào thắng lợi đồng loạt của cách mạng vô sản ở các nước phương Tây và phương Đông không thực hiện được. Bối cảnh quốc tế ấy đã khiến nước Nga xôviết trẻ tuổi có khả năng phải tồn tại ở trạng thái biệt lập, đơn độc trong một thời gian tương đối dài. Bởi vậy, chiến lược về sự cùng tồn tại hoà bình với thế giới các nước tư bản chủ nghĩa đã được hình thành rõ nét hơn. Bởi vì, theo Lênin, “Hiện nay, tình hình quốc tế đã sản sinh một thế cân bằng, dù là tạm thời, không ổn định, nhưng dẫu sao thì đó cũng vẫn là thế cân bằng” . Tình hình khủng khoảng kinh tế, chính trị, xã hội đó là do thực hiện chế độ trưng thu lương thực thừa và thi hành Chính sách cộng sản thời chiến trong thời bình; Về mặt chính trị đó là sự thiếu tổ chức và không đưa ra được chính sách kinh tế phù hợp với thực tiễn nước Nga lúc đó. 2 Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng cộng sản (b) Nga Trong điều kiện vô cùng khó khăn phức tạp như vậy, Đại hội X Đảng cộng sản (b) Nga đã đề ra đường lối mới xây dựng CNXH nhằm đưa nước Nga vượt qua khó khăn. Đại hội X Đảng cộng sản Nga nhấn mạnh: Phải thay Chính sách cộng sản thời chiến bằng Chính sách kinh tế mới; Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong công cuộc hoà bình xây dựng kinh tế; nhấn mạnh tính tất yếu liên minh giữa giai cấp vô sản với giai cấp nông dân trong sự nghiệp cải tạo và xây dựng XHCN. Thực hiện hai nội dung trọng tâm là liên minh giai cấp công nông và việc áp dụng chính sách kinh tế mới (NEP). Lênin đã viết nhiều văn kiện và công trình nghiên cứu về nhiều vấn dề trong đó có NEP. Cuốn sách mỏng Bàn về thuế lương thực, Lênin viết vào tháng 5 năm 1921 đã góp phần quan trọng giải thích thực chất của liên minh công nông và NEP. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Nga đã quyết định đặc biệt, yêu cầu các tổ chức Đảng ở khu, tỉnh, huyện phải sử dụng rộng rãi tác phẩm Bàn về thuế lương thực trong công tác tuyên truyền chuẩn bị và triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng. II. Tư tưởng chính trị cơ bản và kết cấu của tác phẩm 1 Tư tưởng chính trị cơ bản Lênin và Đảng Bônsêvích có quyết tâm chính trị là thay Chính sách cộng sản thời chiến bằng NEP nhằm phục vụ cho công cuộc hoà bình và ổn định chính trị xây dựng CNXH trên đất Nga Xôviết Chính sách cộng sản thời chiến là cần thiết, buộc phải áp dụng trong thời chiến, nó là bảo đảm thắng lợi của chiến tranh, giữ vững chính quyền công nông. Nhưng về mặt cải tạo XHCN và phát triển nền kinh tế, ổn định chính trị khi sản xuất nhỏ chiếm ưu thế, thì chính sách đó thoát ly đặc điểm tình hình cụ thể nước Nga. Vì vậy, nếu tiếp tục thực hiện nó là sai lầm nghiêm trọng. Trước tình hình kinh tế, chính trị, xã hội diễn ra vào những năm 1920, Lênin khẳng định: “Việc áp dụng một phương sách sử lý mới trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã trở thành tuyệt đối cần thiết” . Từ Đại hội X Đảng cộng sản Nga (3 năm 1921), nước Nga xôviết đã chuyển từ Chính sách cộng sản thời chiến sang NEP. Đó là bước ngoặt quan trọng trong việc tìm con đường xây dựng CNXH. Lênin và Đảng cộng sản (b) Nga quyết tâm chuyển sang NEP do các nguyên nhân kinh tế, chính trị xã hội cơ bản sau: Về kinh tế: Nếu chúng ta tiếp tục thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến, tình hình kinh tế sẽ ngày càng khó khăn, nhất là tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm. Nông dân không những không hài lòng về chế độ trưng thu lương thực thừa, mà họ còn không muốn tiếp tục sống theo kiểu cũ nữa. Mặt khác, Lênin dùng biện pháp nông trang tập thể với nền nông nghiệp lớn XHCN không thực hiện được, chỉ có 0,4% số hộ tham gia nông trang tập thể. Nhà nước đầu tư lớn vào nông trang tập thể nhưng lương thực cung cấp cho nhà nước chỉ chiếm 0,04% tổng số lương thực thừa. Do vậy, phải gấp rút khôi phục và phát triển kinh tế, mà phải bắt đầu từ nông nghiệp, nông dân và nông thôn, cần nghĩ về chính sách đối với nông dân, cần phải tìm một hình thức liên minh với nông dân. Muốn vậy, phải có thái độ chính trị bằng việc thay chế độ trưng thu lương thực thừa bởi thuế lương thực; Về chính trị: Từ khó khăn về kinh tế sẽ dẫn đến tình hình chính trị sẽ càng phức tạp thêm, sự phản đối của công nhân, nông dân, binh lính và các tầng lớp lao động khác đối với Chính quyền Xôviết sẽ tăng lên. Bọn phản cách mạng trong nước và quốc tế lợi dụng tình hình kinh tế, rối ren chính trị, xã hội trong nước sẽ can thiệp sâu hơn nữa vào Chính quyền Xôviết. Cứ tiếp tục như vậy, Chính quyền Xôviết sẽ không thể đứng vững được. Theo Lênin, thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực có tác dụng to lớn cả kinh tế và chính trị xã hội, trước hết là vấn đề chính trị, Thực chất vấn đề ấy là thái độ của giai cấp công nhân đối với nông dân. Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực, phát triển trao đổi sản phẩm giữa công nghiệp và nông nghiệp là bắt đầu thực hiện liên minh kinh tế. Liên minh kinh tế là cơ sở vững chắc để xây dựng liên minh chính trị, củng cố chuyên chính vô sản; Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp, thậm chí mâu thuẫn với những điều kiện mới của giai đoạn hoà bình xây dựng kinh tế. Do chiến tranh tàn phá “buộc chúng ta phải thi hành Chính sách cộng sản thời chiến”. Nó không phải, và không thể là chính sách phù hợp với nhiệm vụ kinh tế của giai cấp vô sản. Nó chỉ là biện pháp tạm thời”. “Chỉ có chính sách thuế lương thực mới phù hợp với nhiệm vụ của giai cấp vô sản. Chỉ có chính sách đó mới có thể củng cố được cơ sở của chủ nghĩa xã hội” . Lênin yêu cầu tất cả những người cộng sản và những ai ủng hộ NEP cần tin rằng, NEP là tuyệt đối cần thiết với nước Nga nông nghiệp lạc hậu trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Các lý do trên đã đặt ra cho Lênin và Đảng cộng sản Nga quyết tâm chuyển sang NEP. Chế độ cộng sản thời chiến trên thực tế “Chúng ta đã lấy của nông dân tất cả những lương thực thừa, thậm chí đôi khi cả một phần lương thực cần thiết cho sự sinh sống của họ” . Trong thời kỳ chiến tranh, chế độ đó thực hiện có hiệu quả. Vì, trước sự nô dịch và mất nước, nhân dân đã đặt lợi ích chính trị, lợi ích giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giành độc lập cho Tổ quốc lên trên lợi ích vật chất. Lương thực thừa, thậm chí một phần lương thực tất yếu và các tài sản khác, người nông dân vẫn sẵn sàng đóng góp, không kể công sức của mình. Việc liên minh chính trị với giai cấp nông dân rất dễ dàng. Đến thời kỳ hoà bình xây dựng XHCN, một mặt vẫn phải giữ vững lợi ích chính trị, nhưng phải đảm bảo lợi ích kinh tế. Chế độ cộng sản thời chiến tiếp tục thực hiện trong thời bình đã vi phạm nghiêm trọng lợi ích kinh tế đối với nông dân. Giai cấp công nhân không giúp nông dân phát triển kinh tế thì liên minh chính trị cũng sẽ không thể thực hiện được. 2 Kết cấu của tác phẩm Tác phẩm gồm 3 phần (49 tr, 247296): Phần 1: Tình hình kinh tế hiện nay của nước Nga (15 trang, 247262). Phần này Lênin trích lại một đoạn dài trong cuốn sách “Về bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản” xuất bản năm 1918, nhằm giới thiệu lại lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước. Trong phần này, Lênin đã phân tích tính chất quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH ở Nga lúc đó. Tính chất quá độ đó thể hiện ở chỗ, “hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội”. Từ sự phân tích tính chất quá độ, “Tình trạng vô chính phủ của những kẻ tiểu tư hữu”, bản chất của Nhà nước Xôviết, “Sự kiểm kê, kiểm soát của toàn dân đối với sản xuất và phân phối sản phẩm”, Lênin vạch rõ 3 điểm chủ yếu: a). Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến hơn kinh tế tư bản chủ nghĩa tư nhân và kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ. Vì 3 lý do: 1. Tính chất của bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; 2. Thế lực tự phát của nền sản xuất nhỏ đang cản trở nghiêm trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; 3. Bản chất Chính quyền Xôviết là Nhà nước chuyên chính vô sản; b) Vì sao, nước Nga phải thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước. Lênin khẳng định, đối với tình hình kinh tế xã hội của nước Nga lúc đó, phương án tốt nhất là thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước để lên chủ nghĩa xã hội; c) Chuyển sở hữu chủ nghĩa tư bản nhà nước lên sở hữu XHCN như thế nào. Phần 2: Về thuế lương thực, tự do buôn bán và những tô nhượng (24 tr., 262286). Trong phần này Lênin trình bầy 3 vấn đề: a) Về thuế lương thực. Trước hết, Lênin giải thích vì sao phải thay chính sách trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực; tác dụng của nó như thế nào; chủ trương ra sao; Lênin phê phán những nhận thức sai lầm và giaỉ thích vì sao nước Nga phải sử dụng Chính sách cộng sản thời chiến, thời kỳ hoà bình xây dựng, phải áp dụng NEP như thế nào là phù hợp. Muốn đạt được mục đích nâng cao lực lượng sản xuất của nông dân, cải thiện được đời sống của công nhân “Cần phải có sự sửa đổi lớn trong chính sách lương thực. Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực là một trong những sửa đổi đó”. b). Về tự do buôn bán. Cho tự do buôn bán sẽ dẫn đến sự sống lại tính tự phát tiểu tư sản và của chủ nghĩa tư bản. Trong nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần, đặc biệt kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế, Nhà nước chuyên chính vô sản nên thi hành theo chính sách nào? Có sợ chủ nghĩa tư bản sống lại không? Theo Lênin “Không tìm cách ngăn cấm hay chặn đứng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, mà tìm cách hướng nó vào chủ nghĩa tư bản nhà nước”; Liệu có thể kết hợp được Nhà nước chuyên chính vô sản với chủ nghĩa tư bản nhà nước không? Những hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước như thế nào? c). Những hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước: Lênin trình bầy cặn kẽ chế độ tô nhượng. Đó “là hình thức đơn giản nhất, rõ ràng nhất, sáng tỏ nhất”. Chế độ tô nhượng là gì, thi hành chế độ tô nhượng có lợi gì, thực hiện chế độ cần thứ gì; sau trình bầy về chế độ tô nhượng, Lênin cho rằng “Các hình thức hợp tác xã cũng là hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước”. Chủ nghĩa tư bản nhà nước “hợp tác xã” là như thế nào, sự khác nhau giữa tô nhượng và “hợp tá xã”; Các hình thức khác của chủ nghĩa tư bản nhà nước: Nhà nước vô sản sử dụng nhà tư bản như thế nào, Nhà nước cho các nhà tư bản thuê những cơ sở sản xuất; Lênin cũng đã phê phán những quan điểm, nhận thức sai lầm của những người cộng sản không tán thành chủ nghĩa tư bản nhà nước. Đồng thời, Lênin phê phán chủ nghĩa quan liêu do tình trạng sản xuất nhỏ nó đã cản trở cho sự nhận thức và thực hiện chủ nghiã tư bản nhà nước nói chung, Chính sách thuế lương thực nói riêng; Xây dựng Đảng, củng cố bộ máy quản lý nhà nước, phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Phần 3: Tổng kết và kết luận chính trị (8 tr, 286294). Trong phần này, sau khi phân tích một cách sơ lược cục diện chính trị, Lênin đề cập đến sự cần thiết thắt chặt hơn nữa mối liên hệ giữa Đảng cộng sản với quần chúng lao động ngoài đảng hoặc đứng ngoài chính trị bằng cách đưa quần chúng “Tham gia vào công tác của các xô viết, mà trước hết là vào các công tác kinh tế”; Kết luận:. (2 tr, 294296). III. Những nội dung tư tưởng chính trị chủ yếu 1 Phương pháp luận Lêninit về việc phân tích kết cấu kinh tế xã hội nước Nga thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Khi phân tích kết cấu kinh tế xã hội nước Nga thời kỳ quá độ lên CNXH, Lênin đã đưa ra những quan điểm có tính phương pháp luận nhằm đảm bảo sự nhất trí trong Đảng về nhận thức đối với các chính sách, hình thức, biện pháp, phương thức tiến hành cách mạng của Đảng. Lênin nhấn mạnh rằng, Đảng phải “biết tình hình thực tế”, phải “nhìn thấy sự vật hiện có”, “biết nhìn thẳng vào sự thật” , về vị trí, vai trò của mình trong cuộc cách mạng, đồng thời nhận thức rõ hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng nhân dân. Lênin viết: “Chúng ta thường nhắc đi nhắc lại rằng, chúng ta đang chuyển từ chủ nghia tư bản lên chủ nghĩa xã hội mà quên không nhận cho đúng, cho rõ xem chúng ta là những ai ..., cần phải nhớ danh sách tất cả các bộ phận, các chế độ kinh tế khác nhau, không trừ một chế độ nào đã hợp thành nền kinh tế quốc dân của chúng ta”. “Chúng ta là là đội tiền phong của giai cấp vô sản, nhưng đội ngũ tiên tiến chỉ chỉ là bộ phận nhỏ trong quần chúng nhân dân” . Chỉ có nhận thức rõ thực tiễn vận động, biến đổi và khuynh hướng phát triển của nó, nhất là trong thời kỳ quá độ lên CNXH mà phân tích kết cấu kinh tế xã hội thì mới có những sáng tạo mới trong lý luận và chính sách và biện pháp. Đường lối chính trị, chính sách, luật pháp dựa trên lợi ích của giai cấp công nhân và toàn xã hội, nhưng phải xuất phát từ thực tiễn, bối cảnh lịch sử cụ thể trong nước và quốc tế. Từ quan điểm có tính phương pháp luận đó, Lênin yêu cầu Đảng Cộng sản (b) Nga “Phải biết nghĩ đến mắt xích trung gian có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bước chuyển từ chế độ gia trưởng, từ nền tiểu sản xuất tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội” . Điều này thể hiện rõ trong quan điểm của Lênin về thời kỳ quá độ.
Trang 1GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “BÀN VỀ THUẾ LƯƠNG THỰC”
(V.I Lênin: Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ Maxtcơva, 1979, tr 244-296)
NCV Cao cấp, TS Phạm Ngọc Dũng
Nguyễn Thị Thúy Nga
I Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
1- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Sau cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và 3 năm nội chiến với sự can thiệp quân sự nước ngoài, nước Nga rơi vào tình trạng hết sức nặng nề cả về phương diện kinh tế, chính trị và xã hội
Về kinh tế - xã hội: Nền kinh tế quốc dân bị suy sụp nặng nề: trên 20
triệu người chết trong đó 1/7 dân số nước Nga, khoảng 30% là nam giới ở độ tuổi lao động Nguồn của cải bị tiêu huỷ trong các cuộc chiến tranh đó rất lớn, 1/4 tài sản quốc dân bị tiêu huỷ Đại đa số các xí nghiệp công nghiệp ở tình trạng đình đốn, nhiều nhà máy ngừng hoạt động, đặc biệt các ngành công nghiệp nặng, so với trước chiến tranh, sản lượng công nghiệp nặng giảm 7 lần Ngành giao thông ở vào tình trạng tê liệt, do nhiên liệu thiếu, lương thực thực phẩm không đủ “Thêm vào đó, nạn mất mùa năm 1920, nạn thiếu thức
ăn gia súc, nạn chết súc vật”1 đã làm cho đời sống nhân dân điêu đứng đến mức không thể chịu nổi Tình hình kinh tế, xã hội như vậy dẫn đến tình chính trị trở nên phức tạp Hai giai cấp cơ bản trong xã hội là công nhân và nông dân của chế độ Xôviết đều có vấn đề
Về kết cấu kinh tế, xã hội, giai cấp: Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
gồm kinh tế gia trưởng, kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, tư bản tư nhân, kinh tế
tư bản nhà nước và kinh tế chủ nghĩa xã hội cùng tồn tại Nước Nga rộng lớn
và hỗn tạp đang tồn tại “những thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội”2
1 V.I Lênin: Toàn t?p, t?p 43, Nxb Ti?n b? Maxtcova, 1979, tr.262.
2 Sdd: tr.248.
Trang 2Cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước Nga rất phức tạp gồm giai cấp tư sản, tiểu
tư sản, giai cấp vô sản, trong đó “Tính tự phát tiểu tư sản chiếm ưu thế và không thể không chiếm ưu thế, số đông, thậm chí đại đa số nông dân là những người sản xuất nhỏ”3
Lực lượng giai cấp vô sản ít ỏi, trong khi đó, tầng lớp tiểu tư sản rất đông,
chiếm phần lớn dân cư, nhất là “quần chúng nửa vô sản” có ảnh hưởng rất lớn đến giai cấp vô sản Do các ngành công nghiệp chưa phát triển và đình đốn nên số lượng đội ngũ giai cấp vô sản đã ít lại giảm đi nhiều Đời sống bị cùng cực, một bộ phận trong công nhân đã tha hoá, biến chất, mất gốc giai cấp và
tỏ ra bất mãn với Chính quyền Xôviết, thậm chí trong hàng ngũ công nhân đã
có một bộ phận nảy sinh tư tưởng hoài nghi, thất vọng, không tin tưởng vào đường lối xây dựng phát triển kinh tế của Chính quyền Xôviết Một số trong đội ngũ những người vô sản, cũng đã diễn ra những cuộc bãi công tại một số
xí nghiệp ở Pêtrôgrát và thành phố khác Họ công khai đòi Chính quyền Xô viết cho buôn bán trao đổi sản phẩm công, nông nghiệp, đòi hạn chế hoạt động của các đội kiểm soát đang cản trở tập thể và tư nhân chuyên chở sản phẩm nông nghiệp vào thành phố
Giai cấp nông dân dưới chế độ trưng thu lương thực thừa, cũng bất mãn
đối với Chính quyền Xôviết Nhiều nông dân nghĩ rằng sản xuất để làm gì khi sản phẩm làm ra bị tịch thu hết Chẳng hạn, nông dân Cainô ở một làng nhỏ ở ngoại ô Mátxcơva công khai bày tỏ không mở rộng sản xuất, chỉ gieo trồng
đủ lương thực tiêu dùng cho gia đình Thậm chí, còn bất bình với chế độ trưng thu lương thực thừa bằng việc ngừng sản xuất Lương thực suy giảm, sự bất mãn của nông dân đối với chính sách của Chính quyền Xôviết ngày càng tăng, nhât là chính sách trưng thu lương thực thừa Trên thực tế nó đã biến thành những cuộc bạo loạn, đặc biệt đáng lưu ý là cuộc bạo loạn ở Tambốp- tỉnh sản xuất lúa mì chủ yếu của nước Nga lúc bấy giờ Hàng nghìn người đã tham gia cuộc bạo loạn đòi bãi bỏ chế độ trung thu lương thực thừa;
3 Sdd: 248.
Trang 3Các thuỷ thủ cũng rất bất mãn, các cuộc nổi dậy của nông dân chưa phải
là đỉnh cao của bạo loạn Đỉnh cao của cuộc bạo loạn là cuộc nổi dậy của thủy thủ tại căn cứ hải quân Crônstát, tháng 3 năm 1921 Điều đáng nói về cuộc bạo loạn này là nhiều binh lính đã từng anh dũng bảo vệ Chính quyền Xôviết lại đứng vào hàng ngũ những người bạo loạn Những người tham gia bạo loạn đưa ra khẩu hiệu đòi bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa, thực hiện chế
độ tự do buôn bán sản phẩm, trước hết là lúa mì Một số người cộng sản đã
có biểu hiện bi quan dao động, không kiên định lập trường giai cấp
Phần tử phản cách mạng: Lênin đánh giá tư sản và tầng lớp tiểu tư sản,
“… không tin chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản nào hết, họ chỉ ngồi chờ cho qua cơn bão táp vô sản”4 Những người tư sản và tiểu tư sản ấy chờ cơ hội
để lật đổ chính quyền công nông”
Thực tế, họ ra sức lợi dụng sự bất bình của công nhân, nông dân, binh lính và sự dao động của những người cộng sản không kiên định lập trường cách mạng để phá hoại công cuộc xây dựng kinh tế Toàn bộ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước nêu trên đã làm suy yếu cơ sở xã hội của chuyên chính vô sản, đe doạ sự tồn tại của Chính quyền Xôviết
Lênin cho rằng nguyên nhân sâu xa và chủ yếu nhất dẫn đến tình trạng làm hẹp cơ sở xã hội của Chính quyền Xôviết là do sự bất mãn của đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là nông dân đối với chính sách kinh tế - xã hội của
Đảng Bônsêvích Lênin thừa nhận: “Đến năm 1921, chúng tôi vấp phải một cuộc khủng khoảng chính trị bên trong nước Nga xôviết Đó là cuộc khủng khoảng lớn nhất Cuộc khủng khoảng đó đã làm cho một bộ phận khá lớn nông dân, mà cả công nhân, binh lính bất bình”5
Về tình hình chính trị quốc tế: Bọn đế quốc bị thất bại trong cuộc chiến
tranh công khai hằn thù, chống nước Nga xôviết, âm mưu bóp nghẹt Chính quyền của giai cấp vô sản bằng kinh tế Mặt khác, tình hình quốc tế có những thay đổi mang tính bước ngoặt Hy vọng vào thắng lợi đồng loạt của cách
4 Sdd: 250.
5 Sdd: T.45, tr.327.
Trang 4mạng vô sản ở các nước phương Tây và phương Đông không thực hiện được Bối cảnh quốc tế ấy đã khiến nước Nga xôviết trẻ tuổi có khả năng phải tồn tại ở trạng thái biệt lập, đơn độc trong một thời gian tương đối dài Bởi vậy, chiến lược về sự cùng tồn tại hoà bình với thế giới các nước tư bản chủ nghĩa
đã được hình thành rõ nét hơn Bởi vì, theo Lênin, “Hiện nay, tình hình quốc
tế đã sản sinh một thế cân bằng, dù là tạm thời, không ổn định, nhưng dẫu sao thì đó cũng vẫn là thế cân bằng”6
Tình hình khủng khoảng kinh tế, chính trị, xã hội đó là do thực hiện chế
độ trưng thu lương thực thừa và thi hành Chính sách cộng sản thời chiến trong thời bình; Về mặt chính trị đó là sự thiếu tổ chức và không đưa ra được chính sách kinh tế phù hợp với thực tiễn nước Nga lúc đó.
2- Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng cộng sản (b) Nga
Trong điều kiện vô cùng khó khăn phức tạp như vậy, Đại hội X Đảng cộng sản (b) Nga đã đề ra đường lối mới xây dựng CNXH nhằm đưa nước Nga vượt qua khó khăn Đại hội X Đảng cộng sản Nga nhấn mạnh: Phải thay Chính sách cộng sản thời chiến bằng Chính sách kinh tế mới; Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong công cuộc hoà bình xây dựng kinh tế; nhấn mạnh tính tất yếu liên minh giữa giai cấp vô sản với giai cấp nông dân trong sự nghiệp cải tạo và xây dựng XHCN
Thực hiện hai nội dung trọng tâm là liên minh giai cấp công nông và việc áp dụng chính sách kinh tế mới (NEP) Lênin đã viết nhiều văn kiện và công trình nghiên cứu về nhiều vấn dề trong đó có NEP Cuốn sách mỏng
Bàn về thuế lương thực, Lênin viết vào tháng 5 năm 1921 đã góp phần quan
trọng giải thích thực chất của liên minh công nông và NEP
Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Nga đã quyết định đặc biệt, yêu cầu các tổ chức Đảng ở khu, tỉnh, huyện phải sử dụng rộng rãi tác phẩm
Bàn về thuế lương thực trong công tác tuyên truyền chuẩn bị và triển khai,
thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng
6 Sdd: T 43, tr.409, Di?n văn b? m?c H?i ngh? X toan Nga
Trang 5II Tư tưởng chính trị cơ bản và kết cấu của tác phẩm
1- Tư tưởng chính trị cơ bản
Lênin và Đảng Bônsêvích có quyết tâm chính trị là thay Chính sách cộng sản thời chiến bằng NEP nhằm phục vụ cho công cuộc hoà bình và ổn định chính trị xây dựng CNXH trên đất Nga Xôviết
Chính sách cộng sản thời chiến là cần thiết, buộc phải áp dụng trong thời chiến, nó là bảo đảm thắng lợi của chiến tranh, giữ vững chính quyền công nông Nhưng về mặt cải tạo XHCN và phát triển nền kinh tế, ổn định chính trị khi sản xuất nhỏ chiếm ưu thế, thì chính sách đó thoát ly đặc điểm tình hình cụ thể nước Nga Vì vậy, nếu tiếp tục thực hiện nó là sai lầm nghiêm trọng Trước tình hình kinh tế, chính trị, xã hội diễn ra vào những năm 1920,
Lênin khẳng định: “Việc áp dụng một phương sách sử lý mới trong nền kinh
tế xã hội chủ nghĩa đã trở thành tuyệt đối cần thiết”7
Từ Đại hội X Đảng cộng sản Nga (3 năm 1921), nước Nga xôviết đã chuyển từ Chính sách cộng sản thời chiến sang NEP Đó là bước ngoặt quan trọng trong việc tìm con đường xây dựng CNXH Lênin và Đảng cộng sản (b) Nga quyết tâm chuyển sang NEP do các nguyên nhân kinh tế, chính trị - xã hội cơ bản sau:
Về kinh tế: Nếu chúng ta tiếp tục thực hiện Chính sách cộng sản thời
chiến, tình hình kinh tế sẽ ngày càng khó khăn, nhất là tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm Nông dân không những không hài lòng về chế độ trưng thu lương thực thừa, mà họ còn không muốn tiếp tục sống theo kiểu cũ nữa Mặt khác, Lênin dùng biện pháp nông trang tập thể với "nền nông nghiệp lớn XHCN" không thực hiện được, chỉ có 0,4% số hộ tham gia nông trang tập thể Nhà nước đầu tư lớn vào nông trang tập thể nhưng lương thực cung cấp cho nhà nước chỉ chiếm 0,04% tổng số lương thực thừa Do vậy, phải gấp rút khôi phục và phát triển kinh tế, mà phải bắt đầu từ nông nghiệp, nông dân và nông thôn, cần nghĩ về chính sách đối với nông dân, cần phải tìm một hình thức
7 Sdd: T.45, tr 102.
Trang 6liên minh với nông dân Muốn vậy, phải có thái độ chính trị bằng việc thay chế độ trưng thu lương thực thừa bởi thuế lương thực;
Về chính trị: Từ khó khăn về kinh tế sẽ dẫn đến tình hình chính trị sẽ
càng phức tạp thêm, sự phản đối của công nhân, nông dân, binh lính và các tầng lớp lao động khác đối với Chính quyền Xôviết sẽ tăng lên Bọn phản cách mạng trong nước và quốc tế lợi dụng tình hình kinh tế, rối ren chính trị,
xã hội trong nước sẽ can thiệp sâu hơn nữa vào Chính quyền Xôviết Cứ tiếp tục như vậy, Chính quyền Xôviết sẽ không thể đứng vững được Theo Lênin, thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực có tác dụng to lớn cả kinh tế và chính trị - xã hội, trước hết là vấn đề chính trị, Thực chất vấn
đề ấy là thái độ của giai cấp công nhân đối với nông dân Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực, phát triển trao đổi sản phẩm giữa công nghiệp và nông nghiệp là bắt đầu thực hiện liên minh kinh tế Liên minh kinh tế là cơ sở vững chắc để xây dựng liên minh chính trị, củng cố chuyên chính vô sản;
Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp, thậm chí mâu thuẫn với những điều kiện mới của giai đoạn hoà bình xây dựng kinh tế Do chiến tranh tàn phá “buộc chúng ta phải thi hành Chính sách cộng sản thời
chiến” Nó không phải, và không thể là chính sách phù hợp với nhiệm vụ kinh
tế của giai cấp vô sản Nó chỉ là biện pháp tạm thời” “Chỉ có chính sách thuế lương thực mới phù hợp với nhiệm vụ của giai cấp vô sản Chỉ có chính sách
đó mới có thể củng cố được cơ sở của chủ nghĩa xã hội”8 Lênin yêu cầu tất
cả những người cộng sản và những ai ủng hộ NEP cần tin rằng, NEP là tuyệt đối cần thiết với nước Nga nông nghiệp lạc hậu trong thời kỳ quá độ lên CNXH Các lý do trên đã đặt ra cho Lênin và Đảng cộng sản Nga quyết tâm chuyển sang NEP
Chế độ cộng sản thời chiến trên thực tế “Chúng ta đã lấy của nông dân tất cả những lương thực thừa, thậm chí đôi khi cả một phần lương thực cần
8 Sdd: tr.265.
Trang 7thiết cho sự sinh sống của họ”9 Trong thời kỳ chiến tranh, chế độ đó thực hiện có hiệu quả Vì, trước sự nô dịch và mất nước, nhân dân đã đặt lợi ích chính trị, lợi ích giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giành độc lập cho Tổ quốc lên trên lợi ích vật chất Lương thực thừa, thậm chí một phần lương thực tất yếu và các tài sản khác, người nông dân vẫn sẵn sàng đóng góp, không kể công sức của mình Việc liên minh chính trị với giai cấp nông dân rất dễ dàng Đến thời kỳ hoà bình xây dựng XHCN, một mặt vẫn phải giữ vững lợi ích chính trị, nhưng phải đảm bảo lợi ích kinh tế Chế độ cộng sản thời chiến tiếp tục thực hiện trong thời bình đã vi phạm nghiêm trọng lợi ích kinh tế đối với nông dân Giai cấp công nhân không giúp nông dân phát triển kinh tế thì liên minh chính trị cũng sẽ không thể thực hiện được
2- Kết cấu của tác phẩm
Tác phẩm gồm 3 phần (49 tr, 247-296):
Phần 1: Tình hình kinh tế hiện nay của nước Nga (15 trang, 247-262) Phần này Lênin trích lại một đoạn dài trong cuốn sách “Về bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản” xuất bản năm 1918, nhằm giới thiệu lại lý luận về
chủ nghĩa tư bản nhà nước Trong phần này, Lênin đã phân tích tính chất quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH ở Nga lúc đó Tính chất quá độ đó thể hiện
ở chỗ, “hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảng của chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội” Từ sự phân tích tính chất quá độ, “Tình trạng vô chính phủ của những kẻ tiểu tư hữu”, bản chất của Nhà nước Xôviết,
“Sự kiểm kê, kiểm soát của toàn dân đối với sản xuất và phân phối sản phẩm”, Lênin vạch rõ 3 điểm chủ yếu:
a) Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến hơn kinh tế tư bản chủ nghĩa tư nhân và kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ Vì 3 lý do: 1 Tính chất của bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; 2 Thế lực tự phát của nền sản xuất nhỏ đang cản trở nghiêm trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; 3 Bản chất Chính quyền Xôviết là Nhà nước chuyên chính vô sản;
9 Sdd: 264.
Trang 8b) Vì sao, nước Nga phải thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước Lênin khẳng định, đối với tình hình kinh tế - xã hội của nước Nga lúc đó, phương án tốt nhất là thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước để lên chủ nghĩa xã hội; c) Chuyển sở hữu chủ nghĩa tư bản nhà nước lên sở hữu XHCN như thế nào.
Phần 2: Về thuế lương thực, tự do buôn bán và những tô nhượng (24 tr.,
262-286) Trong phần này Lênin trình bầy 3 vấn đề:
a) Về thuế lương thực Trước hết, Lênin giải thích vì sao phải thay chính
sách trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực; tác dụng của nó như thế nào; chủ trương ra sao; Lênin phê phán những nhận thức sai lầm và giaỉ thích
vì sao nước Nga phải sử dụng Chính sách cộng sản thời chiến, thời kỳ hoà bình xây dựng, phải áp dụng NEP như thế nào là phù hợp Muốn đạt được mục đích nâng cao lực lượng sản xuất của nông dân, cải thiện được đời sống của công nhân “Cần phải có sự sửa đổi lớn trong chính sách lương thực Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực là một trong những sửa đổi đó”
b) Về tự do buôn bán Cho tự do buôn bán sẽ dẫn đến sự sống lại tính tự phát tiểu tư sản và của chủ nghĩa tư bản Trong nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần, đặc biệt kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế, Nhà nước chuyên chính
vô sản nên thi hành theo chính sách nào? Có sợ chủ nghĩa tư bản sống lại không? Theo Lênin “Không tìm cách ngăn cấm hay chặn đứng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, mà tìm cách hướng nó vào chủ nghĩa tư bản nhà nước”; Liệu có thể kết hợp được Nhà nước chuyên chính vô sản với chủ nghĩa tư bản nhà nước không? Những hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước như thế nào?
c) Những hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước: Lênin trình bầy cặn
kẽ chế độ tô nhượng Đó “là hình thức đơn giản nhất, rõ ràng nhất, sáng tỏ nhất” Chế độ tô nhượng là gì, thi hành chế độ tô nhượng có lợi gì, thực hiện chế độ cần thứ gì; sau trình bầy về chế độ tô nhượng, Lênin cho rằng “Các
Trang 9hình thức hợp tác xã cũng là hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước” Chủ nghĩa tư bản nhà nước “hợp tác xã” là như thế nào, sự khác nhau giữa tô nhượng và “hợp tá xã”; Các hình thức khác của chủ nghĩa tư bản nhà nước: Nhà nước vô sản sử dụng nhà tư bản như thế nào, Nhà nước cho các nhà tư bản thuê những cơ sở sản xuất; Lênin cũng đã phê phán những quan điểm, nhận thức sai lầm của những người cộng sản không tán thành chủ nghĩa tư bản nhà nước Đồng thời, Lênin phê phán chủ nghĩa quan liêu do tình trạng sản xuất nhỏ nó đã cản trở cho sự nhận thức và thực hiện chủ nghiã tư bản nhà nước nói chung, Chính sách thuế lương thực nói riêng; Xây dựng Đảng,
củng cố bộ máy quản lý nhà nước, phát huy quyền dân chủ của nhân dân Phần 3: Tổng kết và kết luận chính trị (8 tr, 286-294) Trong phần này,
sau khi phân tích một cách sơ lược cục diện chính trị, Lênin đề cập đến sự cần thiết thắt chặt hơn nữa mối liên hệ giữa Đảng cộng sản với quần chúng lao động ngoài đảng hoặc đứng ngoài chính trị bằng cách đưa quần chúng “Tham gia vào công tác của các xô viết, mà trước hết là vào các công tác kinh tế”;
Kết luận: (2 tr, 294-296)
III Những nội dung tư tưởng chính trị chủ yếu
1- Phương pháp luận Lêninit về việc phân tích kết cấu kinh tế - xã hội
nước Nga thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Khi phân tích kết cấu kinh tế - xã hội nước Nga thời kỳ quá độ lên CNXH, Lênin đã đưa ra những quan điểm có tính phương pháp luận nhằm đảm bảo sự nhất trí trong Đảng về nhận thức đối với các chính sách, hình thức, biện pháp, phương thức tiến hành cách mạng của Đảng Lênin nhấn
mạnh rằng, Đảng phải “biết tình hình thực tế”, phải “nhìn thấy sự vật hiện có”, “biết nhìn thẳng vào sự thật”10, về vị trí, vai trò của mình trong cuộc cách mạng, đồng thời nhận thức rõ hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, mối quan hệ giữa
Đảng và quần chúng nhân dân Lênin viết: “Chúng ta thường nhắc đi nhắc lại rằng, chúng ta đang chuyển từ chủ nghia tư bản lên chủ nghĩa xã hội mà quên không nhận cho đúng, cho rõ xem chúng ta là những ai , cần phải nhớ
10 Sdd: tr.254.
Trang 10danh sách tất cả các bộ phận, các chế độ kinh tế khác nhau, không trừ một chế độ nào đã hợp thành nền kinh tế quốc dân của chúng ta” “Chúng ta là
là đội tiền phong của giai cấp vô sản, nhưng đội ngũ tiên tiến chỉ chỉ là bộ phận nhỏ trong quần chúng nhân dân”11
Chỉ có nhận thức rõ thực tiễn vận động, biến đổi và khuynh hướng phát triển của nó, nhất là trong thời kỳ quá độ lên CNXH mà phân tích kết cấu kinh tế - xã hội thì mới có những sáng tạo mới trong lý luận và chính sách và biện pháp Đường lối chính trị, chính sách, luật pháp dựa trên lợi ích của giai cấp công nhân và toàn xã hội, nhưng phải xuất phát từ thực tiễn, bối cảnh lịch
sử - cụ thể trong nước và quốc tế
Từ quan điểm có tính phương pháp luận đó, Lênin yêu cầu Đảng Cộng
sản (b) Nga “Phải biết nghĩ đến mắt xích trung gian có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bước chuyển từ chế độ gia trưởng, từ nền tiểu sản xuất tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội”12 Điều này thể hiện rõ trong quan điểm của Lênin về thời kỳ quá độ
2- Quan niệm mới của Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
dưới góc độ kinh tế, chính trị - xã hội
Trong tự nhiên cũng như trong xã hội, từ cái cũ chuyển sang cái mới bao giờ cũng là 1 quá trình, có trạng thái quá độ, cần 1 thời gian nhất định, trong đó cái cũ thoái hoá dần, cái mới ra đời, lớn lên và tiến tới giữ địa vị thống trị Sự biến đổi từ cái cũ sang cái mới không diễn ra trong khoảnh khắc,
có ranh giới rõ ràng, mà biến đổi dần dần Thời kỳ biến đổi đó gọi là thời kỳ quá độ từ cái cũ sang cái mới
Lênin đưa ra 1 ví dụ cụ thể nhất về chủ nghĩa tư bản nhà nước đó là nước Đức, để nêu lên điều kiện vật chất để thực hiện CNXH L viết "năm
1918, nước Đức và nước Nga đã thể hiện rõ ràng hơn hết điều kiện vật chất để
11 Sdd: tr.274.
12 Sdd: tr.276.
Trang 11thực hiện CNXH: một mặt là điều kiện kinh tế, sản xuất kinh tế- xã hội, mặt khác là điều kiện chính trị"13
Lênin đã khẳng định "không có kỹ thuật đại TBCN được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổ chức nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng chục triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt 1 tiêu chuẩn thống nhất trong công việc sản xuất và phân phối sản phẩm, thì không thể nói đến CNXH được" 13 Những điều kiện này CNTBNN ở Đức đã có đầy đủ nhiệm vụ của nước Nga XV là phải học tập CNTBNN của người Đức, dốc hết sức ra bắt chước nó
Đồng thời Lênin cũng khẳng định "nếu không có sự thống trị của giai cấp vô sản thì cũng không thể nói đến CNXH được" Điều này ở nước Nga đã
có sau Cách mạng tháng 10
Như vậy, trong thời kỳ quá độ về chính trị giai cấp công nhân phải giữ vững chính quyền của mình, còn về kinh tế phải ra sức học tập CNTBNN của Đức để xây dựng điều kiện vật chất của CNXH Cụ thể:
- Về chính trị: trong thời kỳ quá độ và trong CNXH có sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đối với toàn xã hội, chính quyền là của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động, tiếp tục củng cố liên minh công nông Đảng của giai cấp vô sản phải giữ vững vai trò lãnh đạo
- Về kinh tế: chính kinh nghiệm những năm xây dựng CNXH theo Chính sách cộng sản thời chiến với bối cảnh chính trị quốc tế và thực tiễn cụ thể nước Nga những năm 20 đã giúp Lênin có nhận thức mới về thời kỳ quá
độ “ nước Nga chưa có cơ hội thực hiện “bước chuyển trực tiếp” lên CNXH”
Người khẳng định: “ Không nghi ngờ gì nữa ở một nước tiểu nông chiếm tuyệt đại đa số dân cư, chỉ có thể thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng một loạt những biện pháp quá độ đặc biệt”14 Những biện pháp quá độ đó là:
13 sđd tr.253.
14 Sdd: tr.68.
Trang 12Một là, Thuế lương thực là một trong những hình thức quá độ chính trị
từ chế độ cộng sản thời chiến sang chế độ trao đổi sản phẩm bình thường
Lênin nêu ra những khó khăn về kinh tế, chính trị - xã hội trong nước và quốc
tế từ năm 1918-1921 và đã rút ra kết luận là Đảng cộng sản (b) Nga buộc
“Phải dùng những biện pháp cấp tốc, cương quyết nhất, cấp thiết nhất để cải thiện đời sống của nông dân và nâng cao lực lượng sản xuất của họ”15 Chỉ bằng con đường ấy chúng ta mới có thể cải thiện được đời sống của công nhân, tăng cường được liên minh công nông, củng cố được chính quyền vô
sản Lênin chỉ ra: "Thuế lương thực là một trong những hình thức quá độ từ chế độ cộng sản thời chiến sang chế độ trao đổi sản phẩm xã hội chủ nghĩa bình thường”16
Hai là, cho tự do buôn bán, tự do trao đổi hàng hoá, sử dụng quan hệ
tiền - hàng là “một biện pháp quá độ chính trị” mà Chính quyền Xôviết cần lập tức tiến hành Để thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế ổn định chính trị, theo Lênin, chính quyền Xôviết phải cho người dân được “tự do buôn bán”,
tự do trao đổi hàng hoá, phải đem lại cho người tiểu nông “Một sự khuyến khích kích thích”17 Đó là một biện pháp quá độ chính trị mà Chính quyền Xôviết cần lập tức tiến hành Tự do buôn bán, tự do trao đổi hàng hoá, sử dụng quan hệ hàng - tiền trong công cuộc xây dựng CNXH, đó là “đòn xeo” chủ yếu để phát triển kinh tế, không những thế nó còn là “vấn đề chính trị quan trọng nhất” Lênin coi đây là biện pháp quá độ phức tạp Phức tạp ở chỗ khi thực hiện nó sẽ phục hồi chủ nghĩa tư bản và tầng lớp tư sản mới
Ba là, phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước là một biện pháp “quá độ
đặc biệt” một mắt khâu “trung gian quan trọng để cải tạo XHCN các thành phần kinh tế và xây dựng CNXH Trong tác phẩm bàn về thuế lương thực” Lênin viết “các hợp tác xã cũng là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước nhưng ít đơn giản hơn, có hình thức ít rõ rệt hơn, phức tạp hơn”18 Chính
15 Sdd: tr.262.
16 Sdd: tr.265.
17 Sdd: tr.85.
18 Sđd: tr.271.
Trang 13vì vậy, Lênin chú trọng và thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng hợp tác
xã, nhất là những hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ Hợp tác xã là
“con đường”, là “phương tiện” hữu hiệu để cải tạo XHCN và xây dựng CNXH đối với những người tiểu tư hữu Lênin coi việc chuyển từ hợp tác xã của những sản xuất nhỏ lên CNXH là “một bước quá độ phức tạp” là bước chuyển từ “tiểu sản xuất sang đại sản xuất” Một khi thành công, bước chuyển
đó sẽ nhổ được gốc rễ sâu xa, dai dẳng nhất những quan hệ chính trị cũ, tiền XHCN, thậm chí tiền tư bản chủ nghĩa của khối giai cấp nông dân đông đảo
mà những quan hệ cũ luôn luôn “phản kháng” lại công cuộc đổi mới một cách kịch liệt Lênin khẳng định: “Chính sách hợp tác xã một khi thành công sẽ
“giúp cho nền kinh tế nhỏ phát triển và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh
tế nhỏ quá độ lên đại sản xuất, trên cơ sở tự nguyện kết hợp”19 Trên cơ sở mối quan hệ tiền - hàng và bằng cách kích thích lợi ích vật chất của nông dân, chế độ hợp tác xã có khả năng thực hiện “bước quá độ sang một chế độ mới bằng con đường đơn giản nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân”20
Theo chúng tôi điều quan trọng về quan niệm mới của Lênin về thời kỳ quá độ chính trị không chỉ ở chỗ Lênin nói đến những hình thức “trung gian”, những biện pháp “quá độ” và cách thức thực hiện chúng mà điều quan niệm mới có ý nghĩa lý luận lớn là: “khẳng định tính thiết yếu của việc thực hiện các hình thức “quá độ gián tiếp”, những “biện pháp trung gian”, “quá độ đặc biệt” đối với một nước tiểu nông trong thời ký quá độ lên CNXH
Khi ban hành tác phẩm Bàn về thuế lương thực, Lênin luôn gắn tính
thiết yếu của việc xác định các “bước trung gian”, quá độ với sự cần thiết phải
sử dụng chủ nghĩa tư bản với tư cách là sản vật tự nhiên và sự tất yếu của sự phát triển kinh tế- chính trị - xã hội theo cách thức hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản mang tính chất xã hội nchủ nghĩa “Hiện nay ở Nga, chính là chủ nghĩa tư bản tiểu tư sản chiếm ưu thế, từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa
19 Sdd: tr.273.
20 Sdd: T.45, tr.422.