NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2008 TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TẠI CƠ QUAN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNNGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2008 TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TẠI CƠ QUAN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNNGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2008 TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TẠI CƠ QUAN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHIỆM VỤ KHOA HỌC CẤP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2008 TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TẠI CƠ QUAN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Mã số: NV2014-TN01-02
Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Văn Hùng
Người tham gia thực hiện:
1 PGS.TS Nguyễn Đăng Hòe
2 PGS.TS Nguyễn Thanh Hà
3 PGS.TS Đàm Thị Uyên
4 TS Đỗ Như Tiến
5 TS Mai Anh Khoa
6 TS Nguyễn Xuân Trường
7 TS Nguyễn Tất Thắng
8 ThS Trần Văn Phú
9 ThS Nguyễn Minh Tân
10 ThS Nguyễn Khắc Sơn
11 ThS Nguyễn Thị Thu Hương
12 ThS Nguyễn Văn Chiến
13 ThS Lê Thị Soan
14 ThS Nguyễn Huy Hùng
15 ThS Lục Kim Thiều
THÁI NGUYÊN, NĂM 2016
Trang 2PHẦN I ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH SO VỚI ĐĂNG KÝ TRONG THUYẾT MINH NHIỆM VỤ KHOA HỌC
1 Mức độ hoàn thành mục tiêu đề tài so với đăng ký: đã hoàn thành mục tiêu
nghiên cứu của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
Đã xây dựng bộ tài liệu quản lý chất lượng và áp dụng trong Cơ quan Đại học Thái Nguyên từ 4/4/2015 Trang thông tin điện tử của ĐHTN cũng đã đăng tải toàn bộ các tài liệu về hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 gồm chức năng nhiệm vụ,
sơ đồ tổ chức của từng đơn vị, bộ quy trình được xây dựng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ
và các bản mô tả công việc theo vị trí việc làm Cán bộ công nhân viên của Cơ quan ĐHTN và "khách hàng" có thể vào trang web của ĐHTN để tra cứu thông tin và tải về các biểu mẫu hành chính cần thiết Việc công khai này đã giúp cho các công việc trong Cơ quan ĐHTN được giải quyết một cách thuận tiện và nhanh chóng hơn
2 Mức độ hoàn thành các nội dung so với đăng ký
2.1 Xây dựng cơ sở lý luận về chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng theo ISO
2.1.1 Khái niệm về chất lượng
Xét theo quan điểm của Tổ chức hành chính: Chất lượng là tập hợp chỉ tiêu các đặc tính của dịch vụ hành chính phù hợp với các yêu cầu, tiêu chuẩn hoặc quy cách đã được xác định trước
Xét theo quan điểm của khách hàng của dịch vụ hành chính: Chất lượng được xem
là sự phù hợp của dịch vụ hành chính đối với những mong muốn đạt được của khách hàng
Xét theo quan điểm của xã hội: Chất lượng là sự kết hợp giữa các đặc tính của dịch
vụ hành chính thoả mãn được mong muốn của khách hàng với sự thuận tiện, đơn giản nhất
có thể
2.1.2 Quản lý chất lượng
Do hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng nên xung quanh vấn đề quản lý chất lượng cũng tồn tại nhiều ý kiến khác nhau:
- Quản lý chất lượng là tập hợp các hoạt động của các bộ phận khác nhau trong hệ thống chịu trách nhiệm triển khai các thông số chất lượng, duy trì chất lượng đã đạt được
và nâng cao chất lượng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng do hệ thống làm ra
- Quản lý chất lượng là hệ thống các biện pháp để đưa ra những dịch vụ hành chính
có chất lượng nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất
- Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO: Quản lý chất lượng là một tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chất lượng, mục đích, trách nhiệm
và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khố một hệ thống chất lượng
Trang 32.1.4 Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000
ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn ISO 9001 được ban hành lần thứ 4 vào năm 2008 và cũng là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001 ISO 9001:2008 đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng, không phải là tiêu chuẩn cho sản phẩm Việc áp dụng ISO 9001:2008 vào tổ chức đã tạo được cách làm việc khoa học, tạo ra sự nhất quán trong công việc, chuẩn hóa các quy trình hoạt động, loại bỏ được nhiều thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian và giảm chi phí phát sinh do xảy ra những sai lỗi hoặc sai sót trong công việc, đồng thời làm cho năng lực trách nhiệm cũng như ý thức của cán bộ công nhân viên nâng lên rõ rệt Tiêu chuẩn này tập trung vào hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản
lý chất lượng trong việc thỏa mãn yêu cầu khách hàng
2.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng hệ thống quản lý chất lượng tại cơ quan Đại học Thái Nguyên và các giải pháp cải thiện chất lượng
a) Thực trạng
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đối với tất cả các Ban chức năng và tương đương trong Cơ quan ĐHTN Kết quả khảo sát cho thấy việc thực hiện các thủ tục hành chính, công tác quản lý và việc thực hiện các nhiệm vụ của các Ban chức năng, Văn phòng
và tương đương còn nhiều tồn tại trong đó sự hợp tác và tính đồng bộ giữa các đơn vị này với nhau chưa được đánh giá cao; mức độ phức tạp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính tại đơn vị được đánh giá ở mức cao có gần 40%; một số nhận xét cho rằng thủ tục hành chính tại các đơn vị còn rườm rà, nhiều khâu vẫn mang nặng tính hình thức, thời gian giải quyết thủ tục hành chính quá dài Nhóm nghiên cứu cũng khảo sát về mức độ hiểu biết của các cán bộ đối với chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong Cơ quan ĐHTN Kết quả cho thấy có khoảng 48% cán bộ chỉ biết đại khái về chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình, hơn 55% cán bộ chỉ biết đại khái sơ đồ tổ chức cũng như chức năng nhiệm vụ của các đơn
vị khác Thậm chí hơn 32% cán bộ đánh giá chỉ biết đại khái việc phân công nhiệm vụ trong đơn vị, điều này cho thấy việc phân công nhiệm vụ trong đơn vị không rõ ràng cụ thể, gây khó khăn cho việc thực hiện Một số đơn vị đã ban hành chức năng nhiệm vụ nhưng một số nội dung đã không còn phù hợp với thực tiễn và với các văn bản mới hiện hành Một số đơn vị khác chưa ban hành chức năng nhiệm vụ do quy định mới về tổ chức
bộ máy dẫn đến sự sáp nhập hoặc chia tách của một số đơn vị Bên cạnh đó, một số quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại Cơ quan ĐHTN đã được một vài đơn vị xây dựng như Văn phòng, Ban Kế hoạch Tài chính Những quy trình này cũng phần nào minh bạch hóa một số nhiệm vụ của đơn vị, tuy nhiên việc xây dựng quy trình vẫn chưa đồng bộ, chưa bao trùm được chức năng nhiệm vụ của đơn vị và chưa có hệ thống Mặt khác, việc vận hành và công khai những quy trình này còn nhiều bất cập, dẫn đến chưa đạt hiệu quả mong muốn trong việc xử lý các thủ tục hành chính
Trang 4b) Giải pháp
Rà soát, xây dựng và ban hành quy định về chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị Các quy định này phải dựa trên căn cứ là các văn bản cấp trên, đồng thời phải phù hợp với yêu cầu công việc thực tiễn tại Cơ quan ĐHTN
Mô tả bộ máy hoạt động của từng đơn vị phải rõ ràng và thể hiện qua sơ đồ tổ chức Phân công công việc cho từng cán bộ rõ ràng, mô tả công việc, với trách nhiệm, quyền hạn và chế độ báo cáo cụ thể
Xây dựng và ban hành hệ thống quy trình giải quyết công việc một cách khoa học, đồng bộ và tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đồng thời phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị (một số công việc đã có quy trình thực hiện thì cần rà soát bổ sung cho phù hợp hơn)
Công khai hệ thống các tài liệu trên ở website của ĐHTN
2.3 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại cơ quan Đại học Thái Nguyên
a) Mô hình hệ thống quản lý chất lượng
Hoạt động gia tăng giá trị
Dòng thông tin Ghi chú:
Đối Tượng được phục
vụ
Đầu ra
Hình 3 Hệ thống quản lý chất lượng của Đại học Thái Nguyên
Sự hài lòng của
Đối
Tượng
được
phục
vụ
Các
yêu
cầu
Đầu vào
Theo dõi Đôn đốc kiểm tra
Giao nhiệm
vụ
Lập kế hoạch Định kỳ Xem xét
Các quá trình cơ bản Trách nhiệm và quyền hạn của Ban giám đốc
Khắc phục và
Đánh giá nội bộ
Thăm dò
ý kiến
Cải tiến liên tục
Môi trường làm việc
Cơ sở vật chất,
hạ tầng
Cán
bộ, công chức
Các hoạt động quản
lý nhà nước của ĐHTN
Chức năng quản lý nhà nước của ĐHTN theo Thông tư 08/2014/TT-BGD&ĐT ngày 20 tháng 3 năm
2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trang 5b) Sổ tay chất lượng
Sổ tay chất lượng nêu rõ cam kết của Giám đốc Đại học Thái Nguyên đối với việc triển khai hệ thông quản lý chất lượng Các hoạt động của cơ quan ĐHTN hướng vào khách hàng bao gồm các cơ sở giáo dục đại học thành viên, khoa trực thuộc và các đơn vị trực thuộc Đại học Chính sách chất lượng được xây dựng phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển của Đại học, thể hiện rõ cam kết đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cải tiến liên tục của HTQLCL Mục tiêu chất lượng và trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin nội bộ được nêu rõ trong sổ tay chất lượng nhằm đảm bảo các mục tiêu được thực hiện và trách nhiệm giải trình của các đơn vị trong việc không đạt được mục tiêu và
đề xuất biện pháp và hành động khắc phục, trình lên Ban giám đốc ĐHTN để được xem xét và phê duyệt
c) Sơ đồ tổ chức, mô tả công việc và các quy trình thực hiện công việc
Lĩnh vực Văn phòng: 11 quy trình và 18 bản mô tả công việc để đơn vị thực hiện
tốt chức năng nhiệm vụ;
Lĩnh vực Công tác Học sinh Sinh viên: 10 quy trình và 7 bản mô tả công việc; Lĩnh vực Cơ sở vật chất: 13 quy trình và 13 bản mô tả công việc;
Lĩnh vực Đào tạo: 23 quy trình và 13 bản mô tả công việc;
Lĩnh vực Hợp tác quốc tế: 12 quy trình và 8 bản mô tả công việc;
Lĩnh vực Kế hoạch tài chính: 49 quy trình và 25 bản mô tả công việc;
Lĩnh vực Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục: 9 quy trình và 9 bản mô tả công việc;
Lĩnh vực Khoa học công nghệ và Môi trường: 16 quy trình và 9 bản mô tả công việc; Lĩnh vực Pháp chế và Thi đua: 7 quy trình và 6 bản mô tả công việc;
Lĩnh vực Tổ chức cán bộ: 12 quy trình và 7 bản mô tả công việc;
Lĩnh vực Thanh tra: 5 quy trình và 6 bản mô tả công việc;
Lĩnh vực Công nghệ Thông tin: 6 quy trình và 8 bản mô tả công việc;
Lĩnh vực công tác Đảng: 9 quy trình và 5 bản mô tả công việc;
Lĩnh vực công tác Công đoàn: 5 quy trình và 7 bản mô tả công việc;
3 Số lượng, chất lượng sản phẩm đạt được so với đăng ký
Quy trình: 188 quy trình được hoàn thiện trên 13 lĩnh vực quản lý bao gồm công tác
tổ chức cán bộ, đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường, pháp chế thi đua, kế hoạch tài chính, hợp tác quốc tế, khảo thí và đảm bảo chất lượng, thanh tra, công tác học sinh sinh viên, công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, văn phòng và công tác đảng
Sơ đồ tổ chức: 13 đơn vị
Trang 6Mô tả công việc: 140 bản mô tả công việc của cán bộ lãnh đạo và chuyên viên; Bài báo khoa học: 02 bài đăng trên tạp chí Khoa học công nghệ của Đại học Thái Nguyên:
Phạm Văn Hùng và cộng sự (2015) Chất lượng quản lý hành chính tại cơ quan Đại học Thái Nguyên – Thực trạng và giải pháp Tạp chí KHCN Đại học Thái Nguyên tập
145, số 15,2015
Phạm Văn Hùng và cộng sự (2016) Nâng cao hiệu quả triển hai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2008 trong quản lý hành chính nhà nước – Kinh nghiệm từ cơ quan Đại học Thái Nguyên
Sách tham khảo: 01 cuốn
Phạm Văn Hùng (2016) Hệ thống quản lý chất lượng TCVN 9001:2008 tại cơ quan Đại học Thái Nguyên Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên
Trang 7PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài đã góp phần xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
TCVN ISO 9001:2008 tại cơ quan Đại học Thái Nguyên bao gồm các quy trình hướng dẫn
thực hiện công việc của các ban và tương đương, bản mô tả công việc theo các vị trí việc
làm, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao
Ngoài ra, các khách hàng của cơ quan Đại học Thái Nguyên là cán bộ, giảng viên, sinh
viên của các cơ sở giáo dục đại học thành viên và khoa trực thuộc có điều kiện tiếp cận các
quy trình thực hiện và biết cách thức và quy trình triển khai các công việc chuyên môn có
liên quan
Cán bộ cơ quan biết rõ mục tiêu, yêu cầu công việc của mình nên chủ động hơn và
giảm căng thẳng trong công việc, có tinh thần sẵn sàng phục vụ tận tình và công bằng
Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại cơ quan ĐHTN tạo phong cách làm việc
khoa học, rõ việc, rõ trách nhiệm và quyền hạn đối với từng bộ phận và cá nhân, loại bỏ
được nhiều thủ tục không cần thiết
Trang 8PHẦN 3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
Về giáo dục, đào tạo: Bổ sung sách tham khảo giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2008 tại cơ quan Đại học Thái Nguyên, các quy định chức năng, nhiệm vụ của các ban, trung tâm của Đại học Thái Nguyên và các quy trình thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao Cuốn sách là cẩm nang hỗ trợ cho cán bộ làm việc tại cơ quan Đại học Thái Nguyên nâng cao hiệu quả công việc và thực hiện tốt các công việc được giao Ngoài ra, đây cũng là tài liệu tham khảo quan trọng cho các cán bộ, học viên, sinh viên về lĩnh vực quản lý hành chính nói chung và trong giáo dục và đào tạo nói riêng
Bên cạnh đó đề tài đóng góp vào việc nâng cao năng lực nghiên cứu của cán bộ tham gia nghiên cứu về việc xây dựng quy trình làm việc, xây dựng kế hoạch công tác đảm bảo tính khoa học và khả thi
Trang 9DANH SÁCH CÁC QUY TRÌNH
Văn phòng 97 Thanh toán đối với tiền thuê phương tiện vận chuyển, tiền vệ sinh
môi trường, tiền dịch vụ sửa chữa, chi phí thuê mướn khác
2 Quy trình quản lý văn bản đến 99 Tạm ứng (kinh phí đoàn đi thực tập chuyên môn, bồi dưỡng kiến
thức)
3 Quy trình quản lý tài liệu lưu trữ 100 Thanh toán tạm ứng hoặc thanh toán không qua tạm ứng (kinh phí
đoàn đi thực tập chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức)
4 Quy trình đăng ký lịch công tác 101 Tạm ứng (kinh phí chi đoàn vào)
5 Quy trình quản lý kho vật tư 102 Thanh toán tạm ứng và thanh toán không qua tạm ứng (kinh phí chi
đoàn vào)
6 Quy trình quản lý xe ô tô công 103 Tạm ứng (kinh phí mua vé máy bay)
7 Quy trình sửa chữa tài sản 104 Thanh toán tạm ứng và thanh toán không qua tạm ứng (kinh phí mua
vé máy bay)
8 Quy trình tổ chức Hội nghị 105 Tạm ứng các khoản khác liên quan đến đoàn ra
9 Quy trình cấp phát Giấy chứng nhận năng lực Ngoại ngữ 106 Thanh toán tạm ứng các khoản khác liên quan đến đoàn ra
10 Quy trình tổ chức thi đánh giá năng lực Ngoại ngữ 107 Thanh toán hội nghị, hội thảo
11 Quy trình mua sắm tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng cho 1
lần mua sắm
108 Thanh toán đối với mua sắm, sửa chữa tài sản, vật tư, công cụ dụng
cụ có giá trị dưới 10.000.000 đồng
Công tác Học sinh sinh viên 109 Tạm ứng (kinh phí đối với trường hợp giá trị mua sắm tài sản, vật tư,
nguyên vật liệu, thiết bị có giá trị trên 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu)
12 Quản lý chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh trật tự 110 Thanh toán tạm ứng hoặc thanh toán không qua tạm ứng (kinh phí đối
với trường hợp giá trị mua sắm tài sản, vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị có giá trị trên 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu)
13 Công tác Thi đua khen thưởng HSSV 111 Tạm ứng (kinh phí mua sắm tài sản, vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị
có giá trị từ 100 triệu đến 500 triệu đồng)
14 Thống kê số liệu HSSV 112 Thanh toán tạm ứng hoặc thanh toán không qua tạm ứng (kinh phí
mua sắm tài sản, vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị có giá trị từ 100 triệu
Trang 1015 Xây dựng kế hoạch thực hiện “Tuần sinh hoạt công dân –
HSSV”
113 Tạm ứng (kinh phí sửa chữa nhỏ nhà cửa, vật kiến trúc áp dụng với
các gói thầu dưới 100 triệu)
16 Kiểm tra công tác HSSV 114 Thanh toán tạm ứng (kinh phí sửa chữa nhỏ nhà cửa, vật kiến trúc áp
dụng với các gói thầu dưới 100 triệu)
17 Quy trình xây dựng kế hoạch đón tiếp sinh viên 115 Tạm ứng (kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học đối với các hoạt động
mang tính chất chuyên môn)
18 Quản lý công tác giáo dục pháp luật cho HSSV 116 Thanh toán tạm ứng (kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học đối với các
hoạt động mang tính chất chuyên môn)
19 Cử sinh viên đi học tập, thực tập dài hạn ở nước ngoài và gia
hạn cho sinh viên học tập, thực tập ở nước ngoài
117 Tạm ứng (các khoản chi khác trong đề tài nghiên cứu khoa học đối
với các hoạt động mang tính chất chuyên môn)
20 Kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp quy về quản lý
HSSV nội, ngoại trú
Thanh toán tạm ứng (các khoản chi khác trong đề tài nghiên cứu khoa học đối với các hoạt động mang tính chất chuyên môn)
21 Quản lý chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh trật tự 118 Thanh toán chi phí tư vấn xét tuyển chọn cá nhân, tổ chức chủ trì đề
tài
22 Lựa chọn nhà thầu xây lắp 119 Xây dựng ngân hàng câu hỏi - đáp án hệ vừa học vừa làm, liên thông
23 Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng 120 In sao đề thi hệ vừa làm vừa học, liên thông
24 Giao đất tái định cư cho các hộ có đất bị thu hồi và bàn giao
đất cho đơn vị thi công
121 Chấm thi trắc nghiệm hệ VLVH, liên thông
25 Mua sắm tài sản (có giá trị dưới 100 triệu đồng cho một lần
mua sắm)
122 Đánh giá đồng cấp, đánh giá chương trình đào tạo
26 Quy trình chuẩn bị đầu tư xây dựng 123 Đánh giá sinh viên tốt nghiệp (đánh giá đầu ra)
27 Mua sắm tài sản (có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên cho một
lần mua sắm)
124 Hướng dẫn thực hiện quy chế ba công khai
28 Lập, thẩm định và xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư
125 Kiểm tra việc thực hiện quy chế công khai
29 Thanh lý tài sản nhà nước 126 Quản lý công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục trong
ĐHTN
30 Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng 127 Biên tập, soạn thảo và gửi bài về hoạt động Khảo thí và ĐBCLGD lên
website của ĐHTN
32 Điều chuyển tài sản nhà nước 128 Tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Đại học