TÌM HIỂU VỀ GLOBAL GAP
Trang 1Môn: Đảm Bảo Chất Lượng & Luật Thực Phẩm TIỂU LUẬN:
TÌM HIỂU VỀ GLOBAL GAP
GVHD: Th.S Nguyễn Đức VượngSVTH: Nhóm 1 – Lớp DHTP3Khóa: 2007 - 2011
Trang 2TP.HCM ngày 31 tháng 10 năm 2011
Trang 3STT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ
Trang 4Mục lục
Nhận xét của giáo viên
Lời cảm ơn 6
Phần mở đầu 7
Phần 1: Giới thiệu về Global GAP 8
1.1 Định nghĩa về Global GAP 8
1.2 Lợi ích của việc áp dụng GAP 9
1.3 Sự hình thành và phát triển của Global GAP 11
1.4 Cơ cấu tổ chức Global GAP 16
1.5 Phân tích Swot cho Global GAP 19
Phần 2: Nội dung chính của Global GAP 23
2.1 Các điểm kiểm soát và chuẩn mực của Global GAP 23
2.1.1 Lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ 24
2.1.2 Lịch sử vùng đất trồng cây, vùng nuôi thủy sản và việc quản lý vùng đất đó 26
2.1.3 Sử dụng phân bón cho cây trồng, thức ăn cho các loài động vật 27
2.1.4 Quản lý ô nhiễm chất thải, tái sản xuất và tái sử dụng .28
2.1.5 Sức khỏe an toàn và an sinh xã hội của người lao động .29
2.1.6 Vấn đề về môi trường và sự bảo tồn 34
2.1.7 Đơn khiếu nại 36
2.1.8 Truy nguyên nguồn gốc 37
2.2 Những điểm cần chú ý khi hướng dẫn triển khai mô hình sản xuất nông sản theo Global GAP tại Việt Nam 38
Trang 52.3 Những điểm cần chú ý khi hướng dẫn triển khai mô hình sản xuất thủy sản theo
Global GAP tại Việt Nam 39
Phần 3: Tình hình áp dụng GAP tại Việt Nam 46
3.1 Tại ASEAN 46
3.2 Việt Nam 51
3.2.1 Những vấn đề cấp thiết của việc áp dụng GAP tại Việt Nam 51
3.2.2 Tình hình áp dụng GAP tại Việt Nam 53
3.2.3 Cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa góp phần nâng cao giá trị hạt gạo trên thị trường quốc tế 56
3.2.4 Những hướng khắc phục khó khăn 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Trang 7
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài tiểu luận, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thànhđến các thầy cô trong Viện Sinh học và Thực phẩm đã tạo điều kiện cho chúng em đượchọc tập và nghiên cứu trong một môi trường học tập khoa học Đặc biệt nhóm chúng emxin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Đức Vượng – thầy làngười đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình học tập cũng nhưquá trình làm tiểu luận môn Đảm Bảo Chất Lượng và Luật Thực Phẩm
Bài tiểu luận là sự nỗ lực đóng góp của tất cả các thành viên trong nhóm Trongquá trình làm tiểu luận, nhóm em còn có nhiều sai sót Vì vây, nhóm em rất mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến của thầy để bài báo cáo được hoàn thiện hơn Nhóm em xin chânthành cảm ơn thầy
Tp.HCM, ngày 30 tháng 10 năm 2011
SVTH: Nhóm 1 - ĐHTP3
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi xã hội phát triển cao, đời sống vật chất, tinh thần cũng tăng cao trêntoàn thế giới, chính vì vậy nhu cầu cuộc sống cũng cao hơn, chất lượng hơn, an toàn hơn,nhất là ở những nước phát triển, có nền kinh tế mạnh Ngay tại Việt Nam hiện nay, nhucầu mặc đẹp, ăn ngon, chất lượng, an toàn cũng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống
Công nghiệp thực phẩm hiện nay đang hướng tới mục tiêu chất lượng, vệ sinh và
an toàn cho người sử dụng Tại các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Newzealand, họ đặt ra cáctiêu chuẩn, qui định để buộc sản phẩm của các quốc gia khác khi vào thị trường phải tuânthủ nhằm bảo vệ người tiêu dùng và môi trường trong nước
Hiện nay,Việt Nam đã gia nhập AFTA và Tổ chức thương mại quốc tế (WTO).Thách thức lớn nhất trong thời đại của chúng ta là sản xuất và bán ra thực phẩm an toànđáp ứng được nhu cầu cao của thế giới Do đó, Việt Nam cần giải quyết nhiều vấn đề,trong đó có vấn đề cam kết áp dụng tiêu chuẩn về VSATTP, các nước trong WTO có thể
sử dụng VSATTP như rào cản để ngăn chặn sản phẩm từ các quốc gia khác xâm nhập vàothị trường của họ nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước
Global GAP ra đời và được áp dụng ở các nước trên thế giới nhằm đảm bảo mộtmôi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhângây bệnh như chất độc sinh học và hóa chất, đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từngoài đồng đến khi sử dụng
Ở Việt Nam, sau khi áp dụng Global trong một số lĩnh vực, chúng ta đang dầnthay đổi dần tập quán canh tác, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn, tiến tới tạo sự ổnđịnh về chất lượng, an toàn thực phẩm theo hướng GAP Do đó, nền nông nghiệp ViệtNam đã đạt được một số thành tựu đáng kể
Vì một số lý do trên, nhóm em đã chọn đề tài Global GAP để tìm hiêu sâu hơn vềcác tiêu chuẩn được yêu cầu trong Global GAP
Trang 9Phần 1: Giới thiệu Global GAP1.1 Định nghĩa về Global GAP
Định nghĩa Global GAP (GOOD AGRICULTURAL PRACTICES): là tiêu chuẩn kiểmtra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâuchuẩn bị trang trại nuôi trồng đến khâu thu hoạch, chế biến, tồn trữ Bao gồm những yếu
tố liên quan đến sản xuất như môi trường, các loại thuốc, hóa chất sử dụng, bao bì vàngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại
Global GAP, có trụ sở tại Cologne Đức, là một cơ quan khu vực tư nhân mà bộtiêu chuẩn tự nguyện cho việc chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu, do tổchức phi lợi nhuận FoodPlus là đại diện pháp nhân
Mục đích của Global GAP:
Được tạo ra nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng về những thực phẩm đượcsản xuất tại trang trại bằng cách giảm thiểu những tác động bất lợi của môitrường, giảm việc sử dụng hóa chất, đảm bảo vấn đề sức khỏe cho ngườilao động và bảo vệ động vật
Global GAP cung cấp các tiêu chuẩn và khuôn khổ cho bên thứ ba độc lập
có thể cấp chứng nhận các quá trình sản xuất ngoài đồng dựa trên EN45011hoặc ISO/IEC Guide 65 Chứng nhận quá trình sản xuất (trồng, chăm sóc,thu hoạch các sản phẩm) phải đảm bảo rằng chỉ có các sản phẩm đạt đượcmột mức độ hài hòa nhất định theo các tài liệu tiêu chuẩn của GLobal GAPmới được cấp chứng nhận
Mục đích của việc chứng nhận Global GAP là để tạo thành các bộ phậnthẩm tra thực hành tốt dọc theo toàn bộ chuỗi sản xuất
Phạm vi áp dụng của Global GAP là rộng lớn tên toàn bộ các lĩnh vực từ câytrồng, vật nuôi cho đến thủy sản
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những nguyêntắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩmphải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm,
Trang 10virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượngnitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
1.2 Lợi ích của việc áp dụng GAP
Việc áp dụng và chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt GAP mang lại nhiều tácdụng tích cực cho bản thân doanh nghiệp áp dụng và cả khách hàng cũng như mang lại lợiích cho toàn xã hội
1.2.1 Lợi ích cho doanh nghiệp
Về đối ngoại:
- Tạo dựng niềm tin cho khách hàng: Với những sản phẩm áp dụng GAP có trên
thị trường luôn đem lại cho người tiêu dùng sự an tâm về tính an toàn củachúng, bởi sự đảm bảo an toàn trong từng khâu nhỏ nhất trong suốt quá trìnhsản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm đồng bộ và an toàn nhất
- Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường: nhờ vào sự tín nhiệm
của khách hàng và uy tín của hệ thống GAP trên toàn cầu
- Nâng tầm của nhà sản xuất trên thị trường: qua việc áp dụng và được chứng
nhận GAP, doanh nghiệp trở thành một thành viên của hệ thống Global GAP có
uy tín trên toàn cầu Qua đó mà vị thế của doanh nghiệp được nâng cao khôngchỉ trong thị trường trong nước, mà còn có thể bước đầu tiếp cận thị trườngquốc tế
- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng ở những thị trường khó tính như Châu Âu:
Doanh nghiệp được chứng nhận GAP, nghĩa là sản phẩm của họ được đảm bảobởi một tổ chức quốc tế (Global GAP) là có thể đáp ứng được các yêu cầu củangười tiêu dùng ở những thị trường đòi hỏi cao như các nước Châu Âu, Mỹ…
- Là điểm thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng – đấu thầu: do uy tín và vị thế của
doanh nghiệp được nâng cao sau khi thực hiện và được chứng nhận GAP
- Là công bố chính thức về sự cam kết đảm bảo về an toàn chất lượng và liên tục
cải tiến nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Đáp ứng qui định của Nhà nước và các nước dự định bán hàng trong hiện tại
và tương lai về quản lý chất lượng.
Trang 11Về đối nội:
- Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên
quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất từ khâu làm đất cho đến khi thu hoạch: khi áp dụng GAP, thông qua hồ sơ lưu trữ ở các
giai đoạn của mỗi quá trình, nhà sản xuất có thể tìm ra được nguyên nhân và đề
ra các phương án để giải quyết những sai phạm đó
- Chi phí thấp, hiệu quả cao do giảm thiểu được chi phí đền bù khiếu kiện, tái
chế sản phẩm: khi áp dụng GAP sẽ giúp cho sản phẩm nông nghiệp đạt chất
lượng theo cầu Nhờ đó, giảm thiểu được lượng sản phẩm bị loại thải, đồng thời
tránh được sự khiếu kiện của khách hàng về chất lượng sản phẩm “Chi phí
phòng ngừa bao giờ cũng thấp hơn chi phí sửa chữa”
Lợi ích đối với khách hàng và toàn xã hội
- Đảm bảo vai trò và chất lượng của sản phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm:
việc áp dụng GAP sẽ tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt vì trong chuỗi sảnxuất các sản phẩm nông nghiệp tất cả các khâu đều được kiểm soát tốt, từ khâu
vệ sinh đất, chọn giống, bón phân, xử lý hóa chất…đến khâu cuối cùng trongthu hoạch nhằm hạn chế tối đa lượng vi khuẩn, hóa chất…nhiễm vào trong sảnphẩm Việc thực hiện tốt GAP có vai trò quan trọng vì đây là khâu sản xuấtkhởi đầu sẽ có ảnh hưởng trong chuỗi cung ứng thực phẩm sau này
- Cải thiện nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức khỏe lao động và điều kiện làm
việc: việc áp dụng GAP hạn chế được lượng chất thải có hại và giảm thiểu các
tác động xấu đến môi trường Người lao động được đảm bảo về điều kiện làmviệc tốt, các chế độ phúc lợi xã hội
- Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng mang lại lợi nhuận cho quốc gia: việc áp dụng
GAP sẽ góp phần tạo ra những sản phẩm an toàn và chất lượng, kích thích tiêuthụ và sản xuất, mang lại lợi nhuận kinh tế cho quốc gia
Trang 12- Hướng tới sản xuất phát triển bền vững trên toàn cầu: việc áp dụng GAP ngày
càng được thực hiện rộng rãi trong các doanh nghiệp trên toàn cầu Qua đó, tạodựng mối liên kết giữa các lĩnh vực trong ngành nông nghiệp giữa các quốc giatrên toàn thế giới, tạo một tác động tích cực tổng hợp trên toàn cầu (giảm thiểuchi phí sản xuất, giảm tác động xấu đến môi trường, đảm bảo an toàn và chấtlượng sản phẩm sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe và lợi ích con người…)góp phần dần hướng đến mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững trên toàncầu
1.3 Sự hình thành và phát triển của Global GAP
Sự ra đời của EurepGAP
Trong thế kỷ 20 nền nông nghiệp thế giới đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thứcnhư: bệnh dịch tăng nhanh và hầu hết người tiêu dùng đều cho rằng dịch bệnh bắt nguồn
từ trái cây và rau có thể bị ô nhiễm trong quá trình sản làm xuất hiện những nguy cơ gâyhại cho sức khỏe con người
Quá trình sản xuất sẽ nhiễm các loại vi sinh vật nếu có mặt của những loại vi sinhvật như vi khuẩn,vi rút, vi nấm tại bất kỳ công đoạn sản xuất như chế biến, đóng gói, phânphối, vận chuyển Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc phát hiện và kiểm tra các nguy cơgây bệnh đối với các sản phẩm đưa ra thị trường vô cùng khó khăn Tương tự rất khó đểcải thiện điều kiện vệ sinh đối với các sản phẩm thu hoạch Vì vậy chiến lược hiệu quảnhất để giảm được mối nguy cơ dẫn các thực phẩm không an toàn là thông qua công tácphòng chống từ khâu sản suất khởi đầu đến chế biến và sản xuất, kinh doanh trong chuỗicung ứng thực phẩm
Trước những thách thức của nền nông nghiệp thế k 21 thì EurepGAp ra đời.EurepGAP (European Retail Products Good Agriculture Practice) được hình thành năm
1997, sáng kiến này đã được tạo ra bởi một nhóm hai mươi hàng đầu châu Âu các nhà bán
lẻ dưới sự điều phối của Viện Thương mại châu Âu (EHI) Với các sáng kiến nhóm phảnứng về mối quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng với sản phẩm an toàn, môi
Trang 13trường và tiêu chuẩn lao động, mà còn để yêu cầu bồi thường trách nhiệm lớn hơn chonhững gì đã xảy ra trong việc cung cấp dây chuyền Mặt khác sự phát triển của tiêuchuẩn thông thường cũng được chứng nhận trong quan tâm của nhiều nhà sản xuất EuropGAP là:
- Một cơ quan khu vực tư nhân mà bộ tiêu chuẩn tự nguyện cho việc chứng nhậncủa nông nghiệp các sản phẩm trên toàn cầu
- Một quan hệ đối tác bình đẳng của người sản xuất nông nghiệp và các nhà bán lẻ
mà muốn thiết lập cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn, thủ tục thực hành nông nghiệp tốt(GAP)
- Cung cấp một trang trại trước cửa tiêu chuẩn đó có nghĩa là giấy chứng nhận baogồm các quá trình các sản phẩm được chứng nhận từ trước khi hạt giống được trồng chođến khi nó rời khỏi trang trại
- EurepGAP là một-tới-doanh nghiệp kinh doanh nhãn hiệu và do đó người tiêudùng không trực tiếp nhìn thấy
EUREPGAP được hình thành trên 3 tiêu chí chủ đạo: tính an toàn của thực phẩm,
sự phát triển bền vững của môi trường và xã hội, lợi ích kinh tế Mục đích chính củaEurepGAP là đạt được một sự tự tin của người tiêu dùng lớn hơn trong chất lượng thựcphẩm an toàn thông qua các tiêu chuẩn phát triển của nó Cấu trúc của EurepGAP trongbao gồm các nhà bán lẻ, nhà cung cấp, và các cộng sự là một yếu tố quan trọng cơ bảntrong việc đạt được mục tiêu này Một khía cạnh quan trọng của EurepGAP là giáo dục và
tư vấn cho các thành viên trong chuỗi cung ứng về các tiêu chuẩn khác nhau được cungcấp cho ngành công nghiệp
Với sự tham vấn rộng rãi hơn ba năm, ngoài các cuộc họp, hơn 1000 người từ hơn
25 quốc gia tham dự hội nghị trong năm 1999, 2000 và 2001 cuối cùng EuroGAP đã bầu
ra được một ủy ban đại diện từ những người sản xuất và bán lẻ
Trang 14Vào tháng Giêng năm 2001, tất cả các nhà bán lẻ và nhà cung cấp các thành viên củaEUREPGAP thiết lập một cơ cấu ra quyết định đại diện chính thức cho EUREPPGAP baogồm Một Ban chỉ đạo và một Ủy ban tiêu chuẩn kỹ thuật đã được tạo ra và trao tráchnhiệm cho quá trình đánh giá liên tục của các văn bản, thủ tục (Nguồn: giao thức kế tiếpphiên bản vào tháng một năm 2004)
Viện Thương mại châu âu hoạt động giống như thư ký quốc tế cho đến tháng 3 năm
2001 Sau đó, các EHI thành lập một chi nhánh độc lập, là tổ chức phi lợi nhuận GmbHFoodPLUS, nằm ở Cologne đã qua Ban thư ký và là chủ sở hữu hợp pháp của các văn bảnquy phạm pháp luật
Hơn mười năm sau: Số lượng các nhà sản xuất và nhà bán lẻ trên toàn thế giới ngàycàng tăng và tích cực tham gia vào EUREP GAP EUREP GAP bắt đầu đạt được ý nghĩatoàn cầu Để tạo ra sự các biệt với các thương hiệu của các tổ chức cộng đồng , Hội đồngEUREP GAP đã quyết định để thực hiện các bước quan trọng để đặt lại tên thương hiệuGlobal GAP thay EUREPGAP
+ Ngày 07-09-2007 Tại hội nghị hàng năm lần thứ 6 được tổ chức tại Thái Lan, Eurep đã công bố đổi tên và biểu tượng thành Global GAP Quyết định này
bangkok-đã được thực hiện để phản ánh vai trò mở rộng quốc tế của mình trong việc xây dựng thựchành nông nghiệp tốt được thoả thuận giữa các nhà bán lẻ nhiều và nhà cung cấp của họ
+ Trong mười năm kể từ khi thành lập ban đầu được nhắm mục tiêu ở châu Âu các tổ chức phi lợi nhuận này đã có những ảnh hưởng của nó lan rộng và đã dẫn đến việctạo ra các tiêu chí giống nhau thông qua những nơi xa như Nam và Trung Mỹ, châu Phi,châu Úc, và gần đây nhất Nhật Bản và Thái Lan
-+ Đề án thành lập tương đương như ChileGAP, ChinaGAP, KenyaGAP,MexicoGAP, JGAP (Nhật Bản) và gần đây nhất ThaiGAP, được ủng hộ bởi chính phủquốc gia, các nhà bán lẻ, sản xuất và xuất khẩu
Một số hoạt động nổi bật của Global GAP trong năm 2007:
Trang 15Ngày 18/7/2007- GLOBALGAP thông báo sự chấp thuận của các tiêu chuẩn JGAP JGAP, việc tốt tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp Nhật Bản, được phát triển thông quacác nỗ lực hợp tác giữa các nhà sản xuất Nhật Bản, các nhà bán lẻ và nhà phân phối, cótính đến điều kiện duy nhất nông nghiệp của Nhật Bản
27/8/2007, REWE và Tengelmann tham gia GlobalGAP cho phép mở rộng vị thếcủa mình trên thị trường Đức Khoảng 70% doanh thu của trái cây tươi và rau quả trongbán lẻ thực phẩm của Đức hiện nay là thành viên của Global GAP Các tổ chức có trụ sởtại Cologne bây giờ có trái cây và rau sản xuất tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giớichứng nhận, và nó cũng chấp thuận các hệ thống bảo đảm chất lượng quốc gia ngay saukhi họ đáp ứng các tiêu chuẩn Global GAP đã được thống nhất trên toàn thế giới
Hội nghị châu Á Global GAP 6 / 07 tháng 9 năm 2007 Thực hiện chuyến đi tớiThái Lan có giá trị và truy cập vào ASIA Việc Global GAP đã thâm nhập thị trường TháiLan với sự kiện nổi bật nhất ThaiGAP
08/11/ 2007: Global GAP và an toàn chất lượng thực phẩm (SQF) Viện công bố họđang phát triển một danh sách kiểm tra kiểm toán kết hợp này sẽ tạo điều kiện cho mộtmức độ cao của sự hài hòa giữa các Global GAP và SQF 1000 trang trại đạt tiêu chuẩn Tháng 12/ 2007 xây dựng các tiêu chuẩn nuôi trông thủy sản
Một số hoạt động nổi bật của Global GAP từ năm 2008 đến 2010
Năm 2008 tổ chức Global GAP có rất nhiều các hoạt động để hoàn thiện các tiêuchuẩn về thủy sản, cây trộng… đặc biệt với sự kiện là Mỹ gia nhập thành viên đã đánhdấu một bước ngoạt vô cùng to lớn cho sự thành công của tổ chức này
Năm 2009 hoạt động của Global GAP gia tăng một cách mạnh mẽ trên toàn thế giới.Ngày 12/11/2009 Tại Athens, Hy Lạp với một kỷ lục của 50 quốc gia góp phần vào cáccuộc thảo luận bàn tròn, các TOUR 2009 đáp ứng kỳ vọng của các tổ chức cho các cấp độ
và chất lượng các ý kiến nhận được cuộc họp Athens đã thông qua một Global GAP
Trang 16phiên bản nâng cấp của các quy định chứng nhận (quy định chung 3.1) để phản ánhnhững bài học từ chương trình toàn vẹn.
Năm 2010
Hàng năm vào tháng 9 thì Global GAP đều diễn ra các cuộc họp thường kỳ nhằmsửa đổi những quy định mới cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, đồng thời cũng rútkinh nghiệm cho các động
Từ ngày 6 đến 8 tháng 10/2010 Global GAP tổ chức hội nghị lần thứ 10 tại kháchsạn London Hilton Metropole gần 500 đại biểu từ hơn 50 quốc gia cộng tác với GlobalGAP Việc tổ chức hội nghị lần thứ 10 của Global GAP nhằm tung ra phiên bản thứ 4 củatiêu chuẩn Global GAP và việc đảm bảo những tiêu chuẩn của nó
Kinh nghiệm này được sửa đổi và được xây dựng trên kinh nghiệm thực tế hơn 10năm tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới nơi mà Global GAP đã thực hiện trên
Trang 171.4 Cơ cấu của GLOBALGAP.
Cơ cấu tổ chức của Global GAP
Trụ sở của Global GAP là ở Cologne, Đức với các nhân viên làm việc ở các quốc giatrên toàn cầu (Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Trung Quốc, Nam Phi, Mỹ…)
Global GAP được quản trị bởi một hội đồng quản trị hùng mạnh, trong đó một nửa
số thành viên đến từ phía nhà bán lẻ và một nửa khác từ phía nhà cung cấp Hội đồng nàyđược chủ trì bởi một chủ tịch hội đồng độc lập Mỗi quyết định được đưa ra đều được dựatrên một quá trình tham vấn có cấu trúc, nhằm thống nhất lợi ích của từng đại diện cụ thểtrong chuỗi cung ứng và các bên có liên quan đến đầu vào đầu vào, để đảm bảo quyếtđịnh được chấp nhận trên toàn cầu
- Các ủy ban ngành (Sector Committees – SCs): Các uỷ ban ngành Global GAP đã
được thành lập theo thỏa thuận của Hội đồng Global GAP tháng 3 năm 2006 Năm
2007, SCs thay thế Uỷ ban Kỹ thuật và tiêu chuẩn (Technical and StandardsCommittee – TSC) Thành phần của tất cả các ủy ban ngành gồm 50% đến từ nhà bánlẻ; còn 50% là đại diện của nhà sán xuất, cung cấp và có bộ phận có liên quan.Các
Chủ tịch hội đồng quản trị
Ủy ban giám sát
Cơ quan đánh giá tiêu chuẩn
Trang 18thành viên Ban chỉ đạo được bầu cho một thời hạn ba năm do các đồng nghiệp của họ(nhà cung cấp và bán lẻ là thành viên Global GAP)
Các SCs hầu hết làm việc độc lập với Hội đồng quản trị, nhưng trong khuôn khổchính sách tạo ra bởi hội đồng SCs có trách nhiệm ra quyết định kỹ thuật liên quanđến lĩnh vực của họ dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn của Ban Thư ký hoạt động thốngnhất và hài hòa với tổ chức cuối cùng, Hội đồng thông qua tiêu chuẩn được xây dựnghoặc sửa đổi bởi SCs SC này cũng hoạt động như một cơ quan tư vấn, đối phó với bất
kỳ vấn đề cụ thể về yêu cầu sản phẩm hay lĩnh vực đầu vào
Các ủy ban ngành hiện nay của Global GAP: Ủy ban trồng trọt, Ủy ban chăn nuôi,
Ủy ban nuôi trồng thủy hải sản và Ủy ban kỹ thuật đánh giá rủi ro thực tiễn xã hội(Risk Assessment on Social Practices Technical Committee)
- Ban thư ký (Secretariat): công việc của các ủy ban và hội đồng quản trị được sự hỗ
trợ bởi tổ chức phi lợi nhuận FoodPLUS – công ty TNHH có trụ sở tại Cologne, Đức,thực hiện một chức năng thư ký cho Global GAP
- Ủy ban giám sát toàn vẹn (Integrity Surveillance Committee – ISC): Các Uỷ ban
Giám sát toàn vẹn (ISC) đã được thành lập trong năm 2009 để hoạt động như một cơquan giám sát độc lập và làm giám khảo các trường hợp liên quan đến tính toàn vẹn vàhoạt động của các cơ quan chứng nhận ISC đưa ra quyết định cuối cùng chỉ trongtrường hợp các hồ sơ liên quan đến các biện pháp trừng phạt dựa trên các báo cáotrình bày bởi Ban Thư ký của Global GAP Các trường hợp đánh giá của ISC là vôdanh, không tiết lộ tên của CB có liên quan hoặc nhà sản xuất Các thành viên ISCđược chỉ định bởi Hội đồng Global GAP, gồm 5 thành viên: 1chủ tịch ủy ban, 2 đạidiện nhà bán lẻ và 2 đại diện nhà sản xuất; nhưng các thành viên làm việc độc lập vàphải họp mặt ít nhất 3 lần một năm
- Nhóm công tác kỹ thuật quốc gia (National Technical Working Group): để tăng
cường sự hỗ trợ các nền nông nghiệp mang đặc thù địa phương khác nhau, và sự thíchứng cho các tiêu chuẩn GAP trong bối cảnh thương mại quốc gia và quốc tế; Global
Trang 19GAP đưa ra nguyên tắc: "Hãy suy nghĩ toàn cầu, luật địa phương" Global GAP đã bắtđầu liên kết các hoạt động của mình trên toàn cầu gần gũi hơn với các nhu cầu ngườisản xuất nông nghiệp; đồng thời tìm hiểu cách thức để đạt được trình độ sản xuất đầuvào của các quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp bền vững trong ngôn ngữ riêng,công cụ pháp lý và điều kiện khác biệt giữ các quốc gia đó Để được đạt được mụctiêu này, nhóm làm việc kỹ thuật Global GAP được thành lập Nhóm này làm việctrong hợp tác chặt chẽ với Ban thư ký và các Ủy ban ngành, và hỗ trợ cũng như tạođiều kiện thực hiện và cải tiến liên tục Global GAP dựa trên nhu cầu từng khu vực cụthể.
- Ủy ban chứng nhận (Certification Body Committee – CBC): Do nhận được một
lượng lớn các thông tin phản hồi kỹ thuật từ các quốc gia trên toàn thế giới; GlobalGAP đã thành lập Ủy ban chứng nhận Global GAP Qua đó, Global GAP liên kết cáchoạt động sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới với sự tư vấn và tham gia của
Global GAP vào các Tổ chức chứng nhận (Certification Body – CB) trên toàn cầu.
Việc thành lập một Ủy ban chứng nhận (CBC) là một bước quan trọng hướng tới đạtđược mục tiêu này Chức năng chính của CBC là thảo luận các vấn đề về việc thựchiện và cung cấp phản hồi, cũng như đại diện cho các hoạt động CB trong hệ thốngGlobal GAP Các CBC bao gồm các chuyên gia làm việc cho các Tổ chức Chứngnhận mà là thành viên liên kết với Global GAP và ISO Guide 65, được công nhận ítnhất trong một phạm vi của GlobalGAP Các CBC được Ban thư ký Clobal GAP hỗtrợ và tạo điều kiện hoạt động Bất kỳ đề xuất để thay đổi nào CBC đưa ra cuối cùngcần phải được sự chấp thuận của Uỷ ban ngành Ban quản lý tiêu chuẩn của GlobalGAP sẽ thường xuyên báo cáo cho SCs về hoạt động của CBC
- Cơ quan đánh giá tiêu chuẩn (Benchmarking Committee – BC): một cơ quan chứng
nhận tiêu chuẩn phải được công nhận bởi cả hai hệ thống tiêu chuẩn EN145011 vàISO Guide 65 thông qua một chứng nhận Global GAP, được phê duyện bởi một cơquan công nhận thuộc hệ thống công nhận toàn cầu (International AccreditationForum – IAF) Cơ quan này có thể là độc lập với hội đồng quản trị Global GAP Chủ
sở hữu thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên toàn thế giới có thể tìm cách chứng
Trang 20minh đạt tiêu chuẩn Global GAP thông qua một quá trình đánh giá độc lập Các nhàsản xuất quan tâm có thể nộp đơn của họ thông qua thành viên Global GAP và bắt đầuđược đánh giá độc lập bởi Công ty Hệ thống Công nhận của Australia và New Zealand(JAS-ANZ) và Deutsches Akkreditierungssystem Prüfwesen GmbH (DAP), Vănphòng Công nhận Đức xác nhận cho các hệ thống thử nghiệm Quá trình đánh giáđiểm chuẩn Global GAP có thể được so sánh với một hệ thống lọc, có đủ điều kiện vàphối hợp tiêu chuẩn khác nhau trên toàn cầu Một phần của quá trình này là một đánhgiá ngang hàng giữa thành viên, trong đó các thành viên có một khoảng thời gian sáutuần để đưa ra bất kỳ sự phản đối nào Khi kết thúc thủ tục phê duyệt đó cũng là mộtđánh giá chứng độc lập Các trang trại theo đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu của cảhai tiêu chuẩn trước đó (EN145011/ISO Guide 65) và Global GAP, điều này đượcđảm bảo bởi kiểm giám sát song song
Các thành viên Global GAP bao gồm:
- Các nhà bán lẻ (đại điện cho các nhà kinh doanh thực phẩm và chịu trách nhiệmphân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng thực phẩm)
- Các nhà cung cấp nguyên liệu cho quá trình chế biến thực phẩm hay nông dân là đạiđiện giai đoạn sản xuất khởi đầu và chịu trách nhiệm là đầu vào cho giai đoạn sảnxuất, chế biến thực phẩm trong chuỗi cung ứng
- Các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm là đại điện cho giai đoạn sản xuất thực phẩm,
và chịu trách nhiệm là đầu ra của giai đoạn sản xuất khởi đầu và đầu vào của giaiđoạn kinh doanh thực phẩm, trong chuỗi cung ứng
- Các thành phần phụ trợ có liên quan đến các mắc xích trong chuỗi cung ứng (các tổchức xác nhận, các cơ quan pháp lý kiểm soát chuỗi cung ứng; các nhà cung cấpdịch vụ phụ nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu…)
1.5 Phân tích SWOT cho Global GAP
Từ khi thành lập EurepGAP là thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn của châu Âu và
cố gắng cũng đến hài hòa hóa các tiêu chuẩn rộng hơn EU để đạt được một hệ thống màthông thường các tiêu chuẩn khác được làm chuẩn đối với Global GAP, để mang lại sự
Trang 21minh bạch hơn vào hệ thống Cách tiếp cận này tạo nên chắc chắn là một lợi thế và cơ hộicủa chương trình nhưng điều này chưa được hoàn toàn đạt được cho đến nay Các phântích SWOT sau đây đã được thực ra từ quan điểm của những người tham gia hoạt độngtrong chuỗi thực phẩm (ví dụ như nông dân, thương nhân, xử lý, các nhà bán lẻ) với mụctiêu để phân tích những lợi thế và bất lợi của Global GAP
Phân tích SWOT của chuỗi giá trị Global GAP
Điểm mạnh
- Sáng kiến của khu vực tư nhân
- Trang trại đạt tiêu chuẩn trước đó có hạt giống và các đầu vào đầu
- Sẵn sàng để hài hoà khác nhau tiêu chuẩn
- Châu Âu và phương pháp tiếp cận toàn cầu
- Đề án có ảnh hưởng
- Đối tác toàn cầu
- Tự do thông tin trên yêu cầu
Điểm yếu
- Không hiển thị cho người tiêu dùng, mà có nghĩa là rất nhiều người mua tiềm năngkhông được nhận thức
- Không có các vị trí trung gian giữa các nông trang lớn và nhỏ
- Thiếu sự hợp tác trong một số nước
- Chỉ áp dụng được cho các nông trang lớn
- Bán lẻ định hướng vào các thị trường lớn
Trang 22- Không phải là một quan hệ đối tác bình đẳng như tuyên bố, bởi vì các nhà cung cấpđược chia thành các nhóm khác nhau
- Chi phí chứng nhận cao
Cơ hội
- Hài hòa các tiêu chuẩn EU- rộng của công nhận hiện các đề án khác
- Tạo mạng lưới tiêu chuẩn toàn cầu
- Tăng sự minh bạch giữa hệ thống tiêu chuẩn
Các mối đe dọa
- Mất tập trung cụ thể do ứng dụng toàn cầu
- Tổn thất của một số nhà bán lẻ vì mỗi nước có kế hoạch chương trình riêng
Trang 23Các điểm yếu của Global GAP bao gồm mà nó không phải là một nhà sản xuấtđịnh hướng kế hoạch và có thể người tiêu không nhận thấy một cách rõ ràng Cả hai khíacạnh này có nghĩa là đảm bảo cho nông dân gần như không thể và hiện đang không quansát được Theo một số nông dân được có ý kiến cho rằng Global GAP là áp đặt các tiêuchuẩn vào họ mà họ phải tuân thủ ở trong các thị trường chính thống Khuân khổ củaEurep thường áp dụng trong trang trại có quy mô lớn, do đó làm cho nông dân quy mônhỏ ít được hưởng lợi từ chương trình này, khó có thể áp dụng Global GAP
Ở nông thôn thì khả năng liên kết giữa các trang trại kém do đó khả năng áp dụngEurep mang tính cạnh tranh rất khó… Đề án này được bán lẻ định hướng và các yêu cầucủa một quan hệ đối tác bình đẳng là bằng cách nào đó người ta tạo ra cho mình một tàikhoản của nhà bán lẻ cho 50% tất cả các quyết định cơ quan của Global GAP Các bênliên quan khác được phân chia trong các chuyên mục khác nhau và nhiệm vụ với nhaucho 50% khác Một điểm yếu khác là chi phí cao, chứng nhận là do một số trường hợp,trước tiên, chứng nhận này phải được thanh toán đầy đủ, như là không có hỗ trợ, thứ hai,
do có khá nhiều các thành viên, lệ phí kiểm định để xác nhận cơ quan để trở thành thànhviên của Global GAP được chuyển giao cho các chi phí chứng nhận và kết luận Đối với
sự tham gia của quy mô sản xuất nhỏ / nông dân các trang trại nhóm lựa chọn đã đượctạo ra nhưng vẫn còn khả năng tiếp cận đến Global GAP còn hạn chế như yêu cầu cũngnhư chi phí xác nhận gây ra trở ngại rất lớn Trong tương lai phát triển quy mô và tầmquan trọng của Global GAP tạo ra cả cơ hội và mối đe dọa Nó có thể là một hệ thốngtham chiếu rõ ràng cho tất cả các chương trình thực hành nông nghiệp tốt Mặt khác nó có
Trang 24thể bị thay đổi mất định hướng hoặc là do sự hình thành của một số hệ thống khác và tưnhân hóa.
Trang 25Phần 2: Nội dung của Global GAP2.1 Các điểm kiểm soát và chuẩn mực của Global GAP
Bộ tài liệu này đặt ra một khuôn khổ áp dụng Phương pháp Thực hành Nông nghiệpTốt (GAP) dùng trong các trang trại, trong đó xác định các yếu tố cơ bản để xây dựngphương pháp tốt nhất về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản áp dụng toàn cầuđược các tập đoàn bán lẻ hàng đầu trên thế giới chấp nhận.Tuy nhiên, trong tài liệu này cóthể không mô tả một số nội dung có liên quan đến những tiêu chuẩn mà một số người bán
lẻ cá biệt đặt ra và được các nhà sản xuất đáp ứng Tài liệu này không được thiết lập đểcung cấp các hướng dẫn mang tính quy tắc đối với từng phương thức sản xuất nôngnghiệp
Cấu trúc tiêu chuẩn của GAP:
Một số điểm chính (yêu cầu chung) cần áp dụng trong GAP trong tất cả các trang trại (AF):
Trang 26Các điểm kiểm soát trong mô-đun này đều có thể áp dụng cho tất cả các nhà sảnxuất đang có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận vì nó bao gồm tất cả các yêu cầu liênquan đến mọi loại hình doanh nghiệp Một số điểm kiểm soát cần được áp dụng trong cáctrang trại đó là:
- Lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ
- Lịch sử vùng đất trồng cây, vùng nuôi thủy sản và việc quản lý vùng đất đó
- Việc sử dụng phân bón cho cây trồng, thức ăn cho các loài động vật, thủy hảisản
- Quản lý ô nhiễm chất thải, tái sản xuất và tái sử dụng
- Sức khỏe an toàn và an sinh xã hội của người lao động
- Vấn đề về môi trường và sự bảo tồn
- Đơn khiếu nại
- Truy nguyên nguồn gốc
2.1.1 Lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ.
Mọi chi tiết quan trọng của những hoạt động sản xuất trang trại phải có hồ sơ ghichép và hồ sơ đó phải được lưu trữ
Nhà sản xuất phải cập nhật hồ sơ ghi chép và lưu giữ tối thiểu là 2 năm kể từ lầnkiểm tra đầu tiên, trừ một số trường hợp theo yêu cầu pháp lý thì có thể lâu hơn để khi cócuộc kiểm tra từ bên ngoài thì tất cả các hồ sơ ghi chép sẵn sàng để được đánh giá theoyêu cầu Không chấp nhận việc không áp dụng (thứ yếu)
Nhà sản xuất hoặc nhóm các nhà sản xuất chịu trách nhiệm cam kết thực hiện ghichép về việc tự đánh giá nội bộ hoặc tự kiểm tra trong nhóm các nhà sản xuất theo GlobalGAP Quy định này bắt buộc phải thực hiện
Việc tự đánh giá nội bộ được quy định dưới dạng văn bản và có hồ sơ ghi chép.Danh mục kiểm tra theo chuỗi giám sát Global GAP phải hoàn chỉnh và ghi thành vănbản, luôn sẵn có tại nơi xử lý các sản phẩm từ các trang trại áp dụng Global GAP Khôngchấp nhận việc không áp dụng
Những sự không tuân thủ đối với điểm kiểm soát có yêu cầu bắt buộc ở mức thứyếu đã được phát hiện có nguyên nhân từ bên ngoài nhờ lần kiểm tra trước đó được xử lý
Trang 27bằng hành động khắc phục theo kế hoạch đã định để khắc phục sự không tuân thủ đó Tổchức phải trưng ra bằng chứng cho thấy đã thiết kế và áp dụng một kế hoạch nhằm xử lýcác hạng mục không tuân thủ phát sinh trong lần kiểm tra trước đây và kết quả đã tạođược sự cải thiện đối với việc tuân thủ chuẩn mực tại các điểm tương ứng Khi nguyênnhân của sự không tuân thủ nằm ngoài phạm vi của tổ chức, bằng chứng về những nỗ lựcliên tục để tìm ra giải pháp khắc phục là rất có giá trị Không chấp nhận việc không ápdụng, trừ trường hợp đánh giá lần đầu.
Thực hiện các hành động khắc phục hữu hiệu đối với những điểm chưa phù hợp đãđược phát hiện trong quá trình nhà sản xuất tự đánh giá nội bộ hoặc quá trình tự kiểm tratrong nhóm nhà sản xuất Các hành động khắc phục hữu hiệu được ghi chép thành vănbản và được thực thi Không chấp nhận việc không áp dụng (N/A) Yêu cầu này mangtính bắt buộc
Bảo quản dữ liệu:
Tổ chức phải đảm bảo rằng mọi hồ sơ ghi chép liên quan đến việc đảm bảo an toàncho chuỗi giám sát đều phải được chuẩn bị, sử dụng và bảo quản đúng cách
Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục nhận diện, thu thập, ghi chỉ mục, sắpxếp các tập hồ sơ, bảo quản, bảo trì và hủy hồ sơ đối với tất cả các hồ sơ ghi chép tươngứng với chuỗi giám sát, phù hợp với quy mô phức tạp của hoạt động Tối thiểu thì thủ tụcnày cũng phải có thông tin về nơi lưu trữ hồ sơ ghi chép và thời hạn lưu trữ chúng Khôngchấp nhận việc không áp dụng
Tất cả các hồ sơ ghi chép đều có các thông tin thích hợp Hồ sơ ghi chép phải có:
- Hồ sơ ghi chép việc mua hàng bao gồm đơn đặt hàng, họp đồng, hóa đơn, danhmục các nhà cung cấp đã được phê chuẩn, giấy tờ đi kèm bên trong hàng hóa và hồ sơghi chép việc kiểm tra khi nhận hàng
- Hồ sơ ghi chép tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm kể cả kết quả kiểm kê tồnkho hằng năm
- Hồ sơ ghi chép về sản xuất
- Đơn đặt hàng nhận được và hóa đơn bán hàng do tổ chức đang được đánh giá xuất
ra Không chấp nhận việc không áp dụng
Trang 282.1.2 Lịch sử vùng đất trồng cây, vùng nuôi thủy sản và việc quản lý vùng đất đó
Một trong những đặc trưng then chốt của việc nuôi trồng bền vững là việc liên tụcgắn kết những kiến thức chuyên ngành theo lĩnh vực và kinh nghiệm thực tế vào trongnhững chương trình quản lý và thực tế sản xuất trong tương lai Phần này được địnhhướng nhằm đảm bảo rằng đất, công trình xây dựng và các cơ sở hạ tầng khác - các yếu tốcấu thành nông trại - phải được quản lý đúng cách để đảm bảo cho việc sản xuất thựcphẩm an toàn và bảo vệ được môi trường
Thiết lập hệ thống ghi chép cho từng đơn vị sản xuất hay vùng/địa phương để cungcấp được một bản ghi chép thường xuyên về các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi/nuôi thủysản và/hoặc các hoạt động nông nghiệp diễn ra ở các địa điểm này Các hồ sơ ghi chépnày phải được lưu trữ theo một khuôn mẫu được xếp có thứ tự và luôn được cập nhật Cácghi chép hiện hành phải cung cấp lịch sử về tình trạng sản xuất theo Global GAP đối vớitất cả các khu vực sản xuất Về Cây trồng: Những người đăng ký áp dụng mới phải có đủ
hồ sơ ghi chép tối thiểu là 3 tháng trước ngày kiểm tra để có thể là nguồn thông tin thamchiếu đầy đủ cho một vụ sản xuất nông nghiệp liên quan đến các loại hồ sơ tài liệu đượcyêu cầu theo Global GAP về lĩnh vực này Đối với Chăn nuôi và Nuôi Thủy sản: các ghichép này phải đảm bảo khoảng thời gian tối thiểu là một vụ nuôi Yêu cầu mang tính bắtbuộc
Thiết lập một hệ thống tham chiếu đối với từng thửa ruộng, mảnh vườn, nhà kính,vườn hoa, luống rau, chuồng trại hoặc các vị trí khác và người ta có thể tìm được những
vị trí đó trên sơ đồ trang trại hoặc trên bản đồ Sự tuân thủ phải bao gồm sự nhận diệnnhìn thấy được bằng mắt thường dưới dạng các dấu hiệu thực thể tại từng thửa ruộng/nhàkính/luống rau/chuồng trại hoặc các vị trí khác, hoặc một sơ đồ trang trại hoặc một bản đồ
để có thể tham chiếu được trong hệ thống nhận diện trang trại Không chấp nhận việckhông áp dụng
Để tiến hành quản lý vùng nuôi:
Tiến hành đánh giá rủi ro đối với các vùng nuôi trồng (cơ sở trồng trọt, chăn nuôi,nuôi thủy sản) nhằm trả lời câu hỏi để xác định rằng vùng nuôi trồng đó có thích hợp cho
Trang 29việc sản xuất, xét theo khía cạnh an toàn thực phẩm, sức khỏe công nhân tham gia sảnxuất, đảm bảo môi trường và sức khỏe cho động vật Phải có hồ sơ chứng tỏ việc thựchiện đánh giá rủi ro khi hoạt động chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản được tiến hành ởmột nơi mới Việc đánh giá rủi ro phải được xem xét để chắc chắn là đã quan tâm đến cácrủi ro mới phát sinh liên quan đến an toàn thực phẩm Việc đánh giá rủi ro phải quan tâmđến lịch sử của vùng nuôi trồng (các vụ nuôi trồng/việc giữ giống) cũng như những tácđộng của các cơ sở sản xuất có thể ảnh hưởng đến nguồn giống/vụ mùa/môi trường.(chính yếu).
Xây dựng một kế hoạch quản lý nông trại với những chiến lược giảm thiểu tất cả cácrủi ro đã được nhận diện như sự ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn nguồn nước Các kết quả phântích này được ghi chép và dùng để đánh giá vùng nuôi trồng về câu hỏi liên quan đến sựthích hợp của vùng nuôi trồng đó đối với việc sản xuất Phải xây dựng một kế hoạch quản
lý nông trại mà trong đó áp dụng những chiến lược đáp ứng được các mục tiêu liên quanđến điểm kiểm soát đặc biệt này
2.1.3 Sử dụng phân bón cho cây trồng, thức ăn cho các loài động vật.
Có những chứng chỉ hay tài liệu chứng tỏ người chịu trách nhiệm kỹ thuật đã đượcđào tạo và có khả năng xác định liều lượng và loại phân bón sử dụng (hữu cơ và vô cơ).Lưu giữ hồ sơ của tất cả các lần bón phân bao gồm các chi tiết như vị trí vùng đất,tên cánh đồng, vườn cây, hay nhà lưới nơi mà sản phẩm đã đăng ký được trồng
Lưu giữ phân bón:
Cần đặt và xây dựng bể ủ phân đảm bảo không gây ô nhiễm cho điểm sản xuất vànguồn nước
Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy hải sản:
Khi sử dụng các lô thức ăn, người nuôi có thể truy xuất nguồn gốc từ các nhà sảnxuất thức ăn, do đó, một hệ thống tài liệu ghi chép phải được thực hiện tại vùng nuôi.Không chấp nhận việc không áp dụng
Cần có hồ sơ ghi chép dưới dạng các chứng từ như hóa đơn của các nhà cung cấpthức ăn đã bán cho trại nuôi, cũng như các loại hóa đơn công bố về thành phần thức ăn
Trang 30của mỗi loại thức ăn hỗn hợp và các chất bổ sung trong thức ăn hồ sơ này phải được lưulại trong 3 năm
Cần đánh giá hồ sơ ghi chép chi tiết về tất cả các phụ gia được bổ sung vào thức ăn.Thức ăn sử dụng ở trang trại phải nhận từ nguồn đã được Global GAP cấp chứng nhận.Phải thực hiện hồ sơ ghi chép có đủ chi tiết về:
- Các chất phụ gia sử dụng trong thức ăn thông thường (vitamin, các khoáng chất,các chất tạo màu…)
- Các chất phụ gia được sử dụng trong thức ăn đặc biệt (các chất kích thích miễndịch, chế phẩm sinh học, các kháng sinh…)
Không chấp nhận việc không áp dụng
2.1.4 Quản lý ô nhiễm chất thải, tái sản xuất và tái sử dụng.
Việc giảm thiểu chất thải nên bao gồm: soát xét lại những quy phạm thực hành sảnxuất hiện hành, tránh tạo chất thải, làm giảm bớt chất thải, tái sử dụng chất thải và tái chếchất thải
Nhận biết chất thải và chất gây ô nhiễm: Phải liệt kê tất cả các sản phẩm có thể
là chất thải (như: giấy, bìa, túi nhựa, dầu ) và các nguồn ô nhiễm (như: phân bón thừa,khói xả, dầu, tiếng ồn, chất phế thải, hóa chất, nước tắm cho cừu, thức ăn thừa, cá bệnhhoặc cá chết, tảo được loại ra khi làm sạch ao nuôi ) sinh ra trong quá trình sản xuất tạitrang trại
Có kế hoạch hành động về chất thải và chất gây ô nhiễm: kế hoạch phải có giá
trị, mang tính toàn diện, có tính thông dụng, dưới dạng văn bản trong đó bao hàm việcgiảm thiểu chất thải, chất ô nhiễm và tái chế chất thải Phải quan tâm đến những yếu tốgây nhiễm từ không khí, đất, nước, tiếng ồn và ánh sáng
Có những hoạt động và biện pháp quan sát được tại trang trại để xác nhận rằng cácmục tiêu của kế hoạch hành động về chất thải và chất gây ô nhiễm đang được tiến hành Rác và chất thải trong trang trại và các công trình tại đó phải được thu dọn sạch sẽ
để tránh tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi nẩy nở các loại động vật gây hại vànhững bệnh có thể tạo ra những nguy cơ liên quan đến an toàn thực phẩm Việc quan sátcho thấy không bằng chứng nào về nơi sinh sản của động vật gây hại trong những khu
Trang 31vực chứa chất thải/rác tại những vùng đệm trung gian gần nơi sản xuất hoặc kho chứa Cóthể chấp nhận các loại rác, chất thải phụ và không đáng kể được trữ tại những nơi đượcthiết kế riêng cho việc này, cũng như là các loại rác thải được loai ra trong ngày làm việc.Tất cả các loại rác và chất thải khác phải được dọn sạch sẽ Khu vực xử lý sản phẩm trongnhà thì phải được làm vệ sinh ít nhất 1 lần trong ngày (chính yếu).
Trang trại phải có khu vực được thiết kế dành cho việc chứa rác và chất thải Cácloại chất thải khác nhau phải được nhận diện và bảo quản tách biệt
2.1.5 Sức khỏe an toàn và an sinh xã hội của người lao động.
Con người là cốt lõi của sự an toàn và các hoạt động hiệu quả diễn ra trong bất cứnông trại nào Người làm việc ở trang trại và những người thực hiện các hợp đồng có liênquan, cũng như bản thân các nhà sản xuất là những người chịu trách nhiệm về chất lượngsản phẩm và vấn đề bảo vệ môi trường Việc giáo dục và huấn luyện sẽ giúp cho tiến trìnhhướng đến tính bền vững và việc xây dựng lợi ích xã hội Phần này hướng đến mục tiêubảo đảm thực tế sản xuất an toàn ở nơi làm việc và đảm bảo rằng tất cả người lao độngđều hiểu và đủ năng lực để thực hiện các nghĩa vụ của họ Phần này cũng cung cấp cácthiết bị thích hợp cho phép người lao động làm việc một cách an toàn, và trong trườnghợp xảy ra tai nạn, họ có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết và đúng đắn
Về đánh giá rủi ro:
Nông trại sản xuất cần có văn bản ghi chép việc đánh giá rủi ro về các điều kiện làmviệc có liên quan đến sức khỏe và sự an toàn của người lao động Việc đánh giá rủi rođược ghi chép lại có thể giống nhau về tính chất chung nhưng phải thích hợp với các điềukiện sản xuất tại từng nông trại Việc đánh giá rủi ro phải được xem xét và cập nhậtthường xuyên khi có sự thay đổi trong tổ chức (ví dụ như khi xảy ra các hoạt động khác).Không chấp nhận việc không áp dụng (N/A)
Nông trại sản xuất có văn bản ghi chép về chính sách liên quan đến sức khỏe, antoàn và vệ sinh cho người lao động và các thủ tục liên quan đến những hạng mục được đềcập trong việc đánh giá rủi ro Chính sách liên quan đến sức khỏe, an toàn và vệ sinh chongười lao động ít nhất phải bao gồm các điểm đã được nhận diện trong khi tiến hành đánhgiá rủi ro Chính sách này có thể các thủ tục trong trường hợp cấp cứu hoặc tai nạn, các
Trang 32thủ tục làm vệ sinh, xử lý các rủi ro đã được nhận diện trong điều kiện đang làm việc,v.v Chính sách phải luôn được soát xét và cập nhật khi đánh giá rủi ro cho thấy cónhững sự thay đổi
Về việc huấn luyện nhân công:
Có hồ sơ lưu trữ về các hoạt động huấn luyện và những người tham dự Yêu cầuphải có bằng chứng về sự tham dự huấn luyện
Những công nhân xử lý hoặc quản lí các loại thuốc thú y, hóa chất, chất tẩy rửa,thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt côn trùng và các hóa chất độc hại khác và những côngnhân làm việc với các trang thiết bị nguy hiểm hoặc phức tạp, đã được xác định khi tiếnhành đánh giá giá rủi ro có những giấy chứng nhận đủ năng lực và/hoặc thông tin chi tiết
về việc đã đạt yêu cầu qua đánh giá năng lực liên quan đến các lĩnh vực đó Hồ sơ ghichép phải giúp nhận biết được những công nhân thực hiện các nhiệm vụ như thế và phảixuất trình giấy chứng nhận được huấn luyện hoặc chứng minh về năng lực thực hiện.Không chấp nhận việc không áp dụng (chính yếu)
Tất cả các công nhân được tập huấn đầy đủ về đảm bảo sức khỏe, an toàn và cóđược hướng dẫn theo các vấn đề đã được xác định khi đánh giá rủi ro Công nhân có khảnăng thể hiện được năng lực của họ đối với nhiệm vụ và công việc được giao Nếu không
có hoạt động nào xảy ra trong lúc kiểm tra, cần có bằng chứng về việc hướng dẫn chocông nhân về các vấn đề này Không chấp nhận việc không áp dụng
Bất kỳ lúc nào có hoạt động nuôi trồng được thực hiện tại mỗi nông trại, phải luôn
có ít nhất 1 người đã được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu (trong vòng 5 năm trở lại) Nếu
có quy định pháp luật thì bắt buộc phải thực hiện việc đào tạo về sơ cứu, cấp cứu Cáchoạt động nuôi trồng bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện xuyên suốt tất cả cácchương và các mô-đun có thể áp dụng được
Nông trại cần có tài liệu hướng dẫn về vệ sinh Các hướng dẫn về vệ sinh phải đượcthể hiện một cách dễ nhìn như: các ký hiệu rõ ràng (tranh ảnh) hoặc ngôn ngữ bình dâncủa người lao động Hướng dẫn ít nhất phải và bao gồm:
- Sự cần thiết phải làm vệ sinh tay
- Việc che các vết cắt trên da