Vấn đề về môi trường và sự bảo tồn

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ GLOBAL GAP (Trang 35 - 36)

Hoạt động của trang trại và môi trường có mối liên kết không thể tách rời đuợc. Quản lý động vật hoang dã và cảnh quan là vấn đề cực kỳ quan trọng, sự phát triển các loài cũng như là cấu trúc đất đai và phong cảnh đa dạng sẽ có giá trị làm phong phú và đa dạng thảm thực vật và động vật.

Tác động của trang trại đối với môi trường và đa dạng sinh học:

Mỗi nhà sản xuất phải lập kế hoạch quản lý động vật hoang dã và bảo tồn cho cơ sở sản xuất mà trong đó chứng tỏ rằng mình đã nhận thức được tác động của hoạt động nuôi trồng đối với môi trường. Phải có kế hoạch hành động bằng văn bản với mục tiêu nâng cao chất lượng sinh cảnh của động thực vật và gia tăng sự đa dạng sinh học tại trang trại. Kế hoạch này có thể là một hoạt động mang tính khu vực hay một kế hoạch riêng cho trang trại đó, nếu trang trại này tham gia hoặc có liên quan. Kế hoạch này bao gồm kiến thức về các phương pháp Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM - Integrated Pest Management), việc sử dụng dinh dưỡng cho cây trồng, các khu bảo tồn, v.v...

Nhà sản xuất quan tâm phải đến cách thức để nâng cao điều kiện môi trường nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng và quần thể động thực vật. Phải có những hoạt động và sáng kiến cụ thể chứng tỏ rằng nhà sản xuất ngay tại trang trại của mình hoặc tham gia vào một nhóm có hệ thống bảo vệ môi trường có các yếu tố đảm bảo chất lượng của hệ sinh thái.

Chính sách này phải tương thích với hoạt động sản xuất nông nghiệp thương mại bền vững và có giảm thiểu tác động của hoạt động nông nghiệp đối với môi trường. Nội dung và mục đích của kế hoạch bảo tồn có bao hàm sự tương thích với hoạt động nông nghiệp bền vững và nói lên việc giảm thiểu tác động đến môi trường.

Kế hoạch hành động bao gồm hoạt động đánh giá cơ bản để tìm hiểu về sự tồn tại tính đa dạng sinh học của quần thể động thực vật trong nông trại. Trong kế hoạch bảo tồn cần có cam kết thực hiện một cuộc đánh giá cơ bản về những mức độ bảo tồn hiện tại, vị trí, điều kiện... của quần thể động thực vật trong trang trại để có thể xây dựng được các hoạt động trong kế hoạch. Tác động của sản xuất nông nghiệp lên quần thể động thực vật cần được đánh giá và làm cơ sở cho kế hoạch hành động.

Kế hoạch hành động bao gồm những hoạt động để tránh gây tổn hại và phá vỡ sinh cảnh ở nông trại. Trong phạm vi kế hoạch bảo tồn, có một danh mục rõ ràng về những ưu tiên và hành động để khôi phục lại sinh cảnh cho quần thể động thực vật trong trang trại đã bị tổn hại hoặc thoái hóa.

Kế hoạch hành động bao gồm các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sinh cảnh và gia tăng tính đa dạng sinh học tại nông trại. Trong phạm vi kế hoạch bảo tồn, cần có một danh mục rõ ràng về những ưu tiên và hành động để nâng cao chất lượng sinh cảnh của quần thể động thực vật ở nơi có thể làm được và gia tăng tính đa dạng sinh học tại trang trại.

Đối với các vùng đất không thể sản xuất:

Những nơi không thể sản xuất(vùng thấp ngập úng, đất rừng, các doi đất mới bồi hoặc những vùng đất bạc màu...) cần được quan tâm để chuyển đổi thành những khu bảo tồn nhằm khuyến khích sự phát triển của quần thể động thực vật tự nhiên. Nên có một kế hoạch nhằm chuyển đổi những vùng không thể sản xuất và những khu vực đã được nhận diện là nơi ưu tiên về mặt sinh thái học để trở thành những khu vực bảo tồn nếu có thể.

Về việc sử dụng hiệu quả năng lượng

Nhà sản xuất giám sát việc sử dụng năng lượng trong trang trại. Phải có hồ sơ ghi chép việc sử dụng năng lượng. Ví dụ, trang thiết bị sử dụng trong nông trại phải được chọn lựa và bảo trì để việc sử dụng năng lượng là tối ưu. Cần giữ ở mức tối thiểu đối với việc sử dụng các nguồn năng lượng không thể thay thế.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ GLOBAL GAP (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w