Cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa góp phần nâng cao giá trị hạt gạo trên thị trường

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ GLOBAL GAP (Trang 56)

thị trường quốc tế.

 Tháng 2-2009, HTX Nông nghiệp Mỹ Thành (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đón nhận giấy chứng nhận sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn quốc tế Global GAP. Trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn Global GAP vào sản xuất cho thấy năng suất lúa cao hơn và chất lượng ổn định hơn, giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập cho nông dân. Hơn thế, nông dân không phải lo tìm đầu ra cho sản phẩm của mình, không bị thương lái ép giá vì toàn bộ số lúa làm ra đã được Công ty ADC bao tiêu với giá cao hơn thị trường 20%. Đây là thành công bước đầu rất phấn khởi của nông dân Tiền Giang. Trong lĩnh vực sản xuất cây ăn trái, mô hình GAP cũng mang lại hiệu quả nhất định: HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP trên diện tích 7ha. Hiện bưởi Năm Roi Mỹ Hòa đã vươn tới các thị trường lớn như Anh, Pháp, Đức, Nga... hơn 20% - 30% sản lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

 Mặc dù giá vải hiện nay lên xuống bấp bênh không ổn định thì ở Lục Ngạn, các chủ vườn vẫn bình thản vì vải thiều nơi đây sản xuất theo quy trình Việt GAP, giá luôn ổn định và cao gấp hai, ba lần vải ở các huyện lân cận.

 Và còn nhiều loại trái cây đã được áp dụng và được chứng nhận: xoài cát Hòa Lộc, chôm chôm, nhãn, vải…

 Ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP, các đơn vị sản xuất đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ nhiều công ty với giá cao.

 Và có thể nói dự án áp dụng GAP cho cây Thanh Long ở 2 tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang bước đầu đã thu được kết quả. Đó là những người nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận đã có thể xuất khẩu Thanh Long vào thị trường EU nhờ quá trình áp dụng hệ thống tiêu chuẩn Europe GAP trong thời gian qua, có thể nói đây cũng là một quá trình phát triển về nhận thức từ thực tế của người dân Bình Thuận. Bình Thuận là một nơi canh tác Thanh Long lớn nhất cả nước, hàng năm thu được từ 150 đến 180 tỷ đồng tiền bán và xuất khẩu trái thanh long, đem lại nguồn lợi cho hơn 9.500 hộ nông dân của 6 huyện, thị trong tỉnh. Với những kết quả đó, nó sẽ góp phần quan trọng

 Một số hộ tại Đà Lạt cũng đang áp dụng mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn GAP và bước đầu thành công: tăng năng suất, tăng uy tín, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm tăng, lợi nhuận thu hồi đáng kể đã tạo động lực rất lớn để họ tiếp tục phát triển và mở rộng với quy mô lớn hơn mang tính hệ thống .

• Thủy sản

Do có bờ biển dài và có sông Mê Kông chia thành nhiều nhánh sông, khí hậu thuận lợi cho sinh vật dưới nước, kênh rạch chặt chịt, nhiều sông ngòi, lũ đem lại nguồn thủy sản và thức ăn cho cá, có nhiều nước ngọt và nước lợ nên thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, sản lượng thủy sản chiếm 50 % nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau , Kiên Giang, An Giang. Nghề nuôi trồng tôm cá xuất khẩu đang phát triển mạnh. Tôm cá tập trung rất gần bờ và dễ nuôi nên đánh bắt rất thuận tiện. Tại đây có nhiều đơn vị đăng ký sản xuất theo mô hình Global GAP và đã được cấp giấy chứng nhận. Vì vậy sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng lớn và đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế.

 Dẫn chứng cụ thể: Về lĩnh vực thủy sản, tôm sú và cá tra là 2 mặt hang đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận Global GAP. Trong tháng 3 năm 2010, công ty cổ phần thủy sản Minh Phú (Cà Mau), công ty Cổ phần NTACO (An Giang) liên tiếp được trao chứng nhận vè nuôi tròng và chế biến tôm sú, cá tra xuất khẩu.

 Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cty Minh Phú, từ năm 2009 các siêu thị ở châu Âu yêu cầu nhà cung cấp phải có chứng nhận Global GAP. Vì chưa có tiêu chuẩn này nên trong năm 2009 sản phẩm của tôm Minh Phú chỉ được bán ở một số siêu thị nhất định. Việc có được chứng nhận Global GAP là cơ hội tốt cho công ty trong năm nay và sắp tới. “Sau khi đã đủ tiêu chuẩn đưa hàng vào các siêu thị lớn tại Mỹ, nay Minh Phú đã có tời giấy thông hành để đưa các sản phẩm của mình vào hệ thống siêu thị châu Âu. Sản phẩm của Minh Phú đã có mặt ở tất các các hệ thống siêu thị trên thế giới”.

 Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần NTACO, việc đáp ứng yêu cầu để đạt được tiêu chuẩn Global GAP tuy làm giảm số lượng ao nuôi và hàng ngàn tấn cá hàng năm nhưng đổi lại, chất lượng và uy tín sản phẩm được tăng lên rõ rệt. Hiện, toàn bộ cá tra Global GAP của công ty đã được một nhà phân phối tại Đức đặt hàng với giá cao hơn 20% giá thông thường.

Khó khăn

Bên cạnh những thành công đã đạt được khi áp dụng mô hình GAP vào sản xuất còn có rất nhiều khó khăn và vấn đề cần được giải quyết đó là:

• Việt Nam hiện nay chưa hoàn tất bộ Vietgap của riêng mình nên thực khó để phổ biến những qui trình theo một tiêu chuẩn chung tới người dân. Do đó, các mặt hàng nông sản Việt Nam chưa có thể xâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Hiện tại, bộ Vietgap chỉ là những khung qui định của pháp luật được ban hành do chính phủ hoặc cơ quan của chính phủ và cũng có những điểm chúng ta không có qui định như trong EUREPGAP.

Ví dụ: như việc sử dụng phân bón được quy định trong nghị định 113/2003/NĐ-CP của chính phủ và quyết định số 72/2004/QĐ-BNN bởi bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; việc bảo vệ hoa màu được quy định trong quy định số 36/2001/PL-UBTVQH ủy ban thường vụ quốc hội; việc quản lý chất nền và đất có trong EUREPGAP nhưng lại không có trong tiêu chuẩn quy định của việt nam. Và cũng bởi vì chưa có bộ Vietgap nên đó cũng là một bất lợi khác của Việt Nam làkhông có hàng rào kỹ thuật để xem xét những mặt hàng nông sản khi nhập khẩu vào Việt Nam.

• Việt Nam có hàng trăm ngàn nông dân sản xuất giỏi nhưng rất ít đất canh tác.Điều này cũng gây khó khăn khi triển khai “GAP” vì sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ khó sản xuất tập trung cho nên không thể tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn có chất lượng đồng đều kể cả khi áp dụng GAP, điều này ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu dài hạn do không đủ số lượng cung cấp. trong khi tiêu thụ nội địa gặp phải sức cạnh tranh gay gắt về giá của các sản phẩm gạo khác, do người tiêu dùng nội địa chưa quan tâm lắm đến chuẩn “gạo an toàn”. thương lái, vì họ chỉ mua theo mặt bằng chung, khiến không tạo được động lực để hấp dẫn nông dân tham gia thực hiện tiêu

chuẩn Global GAP vào đồng ruộng của mình. Việt Nam là một nước nông nghiệp, khoảng trên 70% dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp cho nên kinh nghiệm của người dân rất cao, họ có thể nhận biết tốt về sâu bệnh nên có khả năng phòng trị kịp thời nhưng lại rất ít người biết hoặc có biết cũng không nghiêm chỉnh thực hiện theo chu trình nông nghiệp an toàn GAP.Mà hiện nay đa phần nông dân nước ta dường như chưa hiểu rõ VietGAP là gì, họ cũng chưa nhận được sự hỗ trợ đầy đủ trong việc áp dụng các quy trình của VietGAP. Bởi vậy, việc hình thành các vùng chuyên canh theo tiêu chuẩn VietGap vẫn còn khó khăn.

• Những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đều có một bộ tiêu chuẩn GAP riêng và mỗi mặt hàng nông sản đều có một tiêu chuẩn riêng như Châu Âu có EUROPE GAP, Châu Á có ASIAN GAP, Úc có FRESH CARE, Trung Quốc có CHINAGAP, Nhật Bản có JGAP, Singapore có GAP-VF, Philippines có GAP-FV, Thái Lan có THAIGAP, Indonesia có INDON GAP,…Điều này gây khó khăn cho Việt Nam và tất cả các nước đặc biệt là những nước đang phát triển, khi muốn xuất khẩu sang một nước nào đó phải đáp ứng những tiêu chuẩn của nước đó, nếu một nông sản muốn xuất đi nhiều nước thì phải thỏa mãn tất cả những tiêu chuẩn của các nước đó. • Các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương thức phân định rau an toàn với rau

thông thường trên thị trường. Việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để phân định và quản lý chất lượng rau thường gặp nhiều khó khăn và thiếu thực tế, do rau quả là mặt hàng thực phẩm tươi sống, nhanh hỏng, được kinh doanh với khối lượng lớn, trên địa bàn rộng với nhiều người tham gia. Nếu đánh giá chất lượng bằng phương pháp cảm quan thì không bảo đảm độ tin cậy, còn xác định các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm bằng các phương pháp phòng thí nghiệm thì đòi hỏi thời gian dài, ít nhất mất từ 2-3 ngày và chi phí quá lớn (1,5 - 3 triệu đồng/mẫu xét nghiệm).

• Bên cạnh đó, việc quản lý trồng, chăm sóc và chất lượng rau an toàn có nơi bị buông lỏng, không kiểm soát được khiến người tiêu dùng không tin tưởng vào chất lượng. Chính vì chưa có một quy trình thống nhất và cơ chế khuyến khích sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo GAP nên đã không thu hút được các doanh nghiệp và người nông dân cùng tham gia hưởng ứng, ít ra là trong thời điểm hiện nay.

3.2.4. Hướng khắc phục những khó khăn.

 Để khắc phục được những khó khăn trên thì phải có sự quan tâm của chính phủ và các bộ ngành liên quan, cần có một chiến lược tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể tới các nhà vườn, các trang trại về các quy trình sản xuất sạch, đảm bảo an toàn, không lạm dụng hóa chất và giới thiệu những hiệu quả của những mô hình và quá trình sản xuất sạch để người dân có thể tự nhận thức được. Đồng thời với đó là một hệ thống thanh tra, kiểm tra và chứng nhận chất lượng nông sản thống nhất trên toàn quốc nhằm có một quy chuẩn nhất quán vế chất lượng. Trong giai đoạn hiện nay, cần tích cực tuyên truyền. Mở rộng chương trình tập huấn cho nông dân quy trình GAP, chủ yếu là phát sổ ghi chép và hướng dẫn kỹ thuật

 Với tình trạng sản xuất tự phát, cá thể không phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hóa qui mô lớn, đòi hỏi chất lượng đồng nhất. Vì thế, muốn thực hiện mô hình sản xuất theo GAP thì phải có sự liên kết từ 15-20 hộ nông dân. Vai trò của việc liên kết này thể hiện qua HTX nông nghiệp. Vì vậy nhà nước cần có biện pháp khoanh vùng để sản xuất tập trung theo quy mô chuyên canh, đồng thời đào tạo kỹ năng cũng như sự hiểu biết của họ về thực hiện tốt tiêu chuẩn GAP, và đề nghị quốc hội cần sớm đưa ra một tiểu chuẩn GAP cho riêng việt nam. Song song đó mời gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết cung ứng vật tư nông nghiệp trả chậm và tham gia ký hợp đồng tiêu thụ nông sản của đơn vị sản xuất với giá cao hơn so với thị trường. Nông dân cũng được giúp đỡ hình thành tổ chức quản lý sản xuất, ghi chép sổ nhật ký và nhận diện các mối nguy hại để phòng tránh.

 Hầu hết lao động nông nghiệp của Việt Nam đều có trình độ thấp nên cần tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu tốt các tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp để nông dân của ta theo kịp với nông dân thế giới.

 Việt Nam chưa có một chính sách cụ thể nào đối với đầu ra sản phẩm cho nông dân, hầu hết họ tự tìm đối tác để tiêu thụ sản phẩm cho riêng mình mà chưa có một quan tâm hay chỉ đạo cụ thể từ một cấp ngành liên quan nên việc có một tổ chức đứng ra tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp là biện pháp cấp bách để việc áp dụng GAP vào nông nghiệp nước ta đỡ khó khăn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang web:

http://www.vietlinh.vn/langviet/tccl/gap-eurep4.asp

http://www.Global GAP .org/cms/front_content.phpidart=861 http://www.Global GAP .info/cms/front_content.php?idart=1361

http://luongltd.com/index.php?option=com_content&view=article&id=79&Itemid=69 http://vinhlong.agroviet.gov.vn/tapchi.asp?sotc=12/2009&ID=2807 http://lamdong.tbtvn.org/default.asp?action=article&ID=2075 http://www.globalgap.org/cms/front_content.php?idcat=9&idart=1447 http://www.globalgap.org/cms/front_content.php?idcat=9&idart=1220 http://www.globalgap.org/cms/front_content.php?idcat=7 http://vietgap.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ GLOBAL GAP (Trang 56)