Truy nguyên nguồn gốc

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ GLOBAL GAP (Trang 37)

Có một hệ thống lưu trữ hồ sơ về việc truy tìm nguồn gốc cho phép các sản phẩm đã đăng ký Global GAP có thể được truy tìm nguồn gốc cho đến tận trang trại đã đăng ký hoặc nhóm các chủ trang trại đã đăng ký, và truy ngược đến người tiêu thụ.

Tất cả các nhà sản xuất có thủ tục bằng văn bản về việc triệu hồi sản phẩm để quản lý việc thu hồi các sản phẩm đã đăng ký hiện đang lưu hành trên thị trường. Tất cả các nhà sản xuất phải triển khai được các thủ tục bằng văn bản trong đó nêu được việc nhận biết các kiểu sự kiện có thể dẫn đến việc thu hồi, người chịu trách nhiệm quyết định các trường hợp có thể thu hồi sản phẩm, cơ chế thông báo cho khách hàng và Cơ quan chứng nhận (CB - Certification Body) theo Global GAP (nếu CB không đưa ra sự phê chuẩn thì khi nhà sản xuất hoặc nhóm nhà sản xuất tùy ý triệu hồi sản phẩm) và phương pháp điều chỉnh tồn kho. Các quy trình phải được kiểm tra hàng năm để đảm bảo còn thích hợp.

Do đó, để việc truy xuất được dễ dàng, khi bán ra thị trường, các lô hàng cần:

- Có nhãn mác rõ ràng để có thể truy nguồn gốc, xuất xứ của trang trại hoặc địa điểm sản xuất ra loại rau quả đó.

- Đối với mỗi lô sản phẩm, cần có hồ sơ lưu ghi ngày tháng và địa điểm giao hàng. - Nếu sản phẩm bị xác định là ô nhiễm hay có nguy cơ ô nhiễm, thì cần cách ly lô

sản phẩm đó, ngừng phân phối hoặc thông báo tới người tiêu dùng nếu họ đã mua sản phẩm.

- Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm đồng thời lưu lại biên bản.

- Cần lưu giữ tất cả các tài liệu, hồ sơ, biên bản để chứng minh việc áp dụng Global GAP ít nhất trong thời kỳ sản xuất và lưu thông sản phẩm hoặc có thể lâu hơn nếu pháp luật quy định. (chính yếu).

Chú ý: Trên đây là những điểm chính được áp dụng cho tất cả các trang trại. Nội dung các yêu cầu của Global GAP cho lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi xem phụ lục đính kèm.

2.2 Những điểm cần lưu ý khi hướng dẫn triển khai mô hình sản xuất nông sản (cây ăn quả) theo GAP tại Việt Nam

o Xác định đúng đối tượng cây trồng nào cần thiết phải thực hiện GlobalGAP và cây trồng nào thực hiện VietGAP dựa chủ yếu vào tiềm năng của chủng loại cây và sự đòi hỏi của thị trường của sản phẩm đó. Nếu có thị trường tiêu thụ nước ngoài thì sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP, nếu phục vụ nội tiêu thì sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; cũng có thể làm quen dần với GAP bằng VietGAP, sau đó nâng cấp dần lên Global GAP.

o Khảo sát hiện trạng canh tác của nhà vườn, cơ sở đóng gói trên địa bàn dự định tiến hành làm mô hình và đánh giá lợi thế và trở ngại trong việc canh tác theo GAP. Phân tích so sánh với các tiêu chí theo GAP và rút ra khuyến cáo cho các đối tượng liên quan trong hệ thống sản xuất, nhấn mạnh giai đoạn trước thu hoạch.

o Xác định đúng đối tượng hợp tác, chọn địa bàn thực hiện, phân tích sơ khởi điều kiện môi trường, đất, nước tại khu vực được chọn có đáp ứng được các yêu cầu ban đầu của GAP hay không?

o Tập hợp thành nhóm nhiều nông dân, hợp tác xã (HTX), Câu lạc bộ và làm hợp đồng xác định chức năng nhiệm vụ của từng thành viên để ràng buộc nhau thực hiện đặc biệt là phải có sự xác nhận của chính quyền địa phương. Vận hành, quản lý nhóm sản xuất theo đúng nguyên tắc.

o Cần lưu ý rằng nông dân ít có kinh nghiệm kinh doanh, nên cần phải liên kết với một nhà kinh doanh để lo đầu ra cho sản phẩm, tuy nhiên cần ký hợp đồng rõ ràng để chia sẽ lợi nhuận cho nông dân và nhóm sản xuất.

o Song song đó, tiến hành nghiên cứu giải quyết các vấn đề còn tồn tại để bổ sung và hoàn thiện quy trình sản xuất theo GAP (theo đánh giá hiện tại, có thể bổ sung hoặc thay đổi tùy theo kết quả).

o Xây dựng các mô hình sản xuất theo Global GAP hay VietGAP (Có ghi chép sổ sách, tuân thủ theo các nguyên tắc của GAP, lập hồ sơ, sơ đồ truy nguyên nguồn gốc, v.v.).

o Nhóm nông dân cần sự hỗ trợ về thuốc bảo vệ thực vật an toàn và phân bón hữu cơ vi sinh để thực hiện mô hình một cách bền vững, nên việc liên kết đôi bên cùng có lợi với một công ty thuốc hay phân bón là rất cần thiết.

o Xây dựng cẩm nang chất lượng sản xuất cây ăn quả theo GAP.

o Thống nhất qui trình thực hiện với nhóm và thực hiện theo đúng qui trình cho toàn thể nông dân trong nhóm/hợp tác xã.

o Xây dựng mô hình sơ chế, đóng gói sản phẩm cây ăn quả theo GAP cho những khu vực chưa có nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn để có thể đóng gói tại trang trại. Trong trường hợp chưa có khả năng xây dựng nhà đóng gói đạt yêu cầu có thể liên kết với các Công ty, nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn để tiêu thụ sản phẩm ở giai đọan đầu.

o Tiến hành kiểm tra sổ sách ghi chép, chỉnh sửa những điểm chưa đúng, những thiếu sót mỗi tháng một lần.

o Tiến hành tập huấn cho nhóm thực hiện ngay từ khi bắt đầu thực hiện mô hình với nhiều nội dung về GAP, về sử dụng phân, thuốc an toàn, chăm sóc, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, thu hoạch và công đoạn sau thu hoạch theo GAP.

o Gởi người của nhóm tham gia tập huấn về thanh tra nội bộ, đánh giá nội bộ để đủ sức tự vận hành và mở rộng diện tích sản xuất một cách bền vững.

o Thuê thanh tra đánh giá để thanh tra và cấp giấy chứng nhận GlobalGAP cho mô hình.

o Hỗ trợ phát triển thương hiệu sản phẩm và thông tin thị trường, tìm hiểu thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu rau quả; giới thiệu, quãng bá trái an toàn trên Website, giới thiệu sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP đến các thị trường lớn, các siêu thị v.v.

2.3 . Những điểm cần lưu ý khi hướng dẫn triển khai mô hình sản xuất thủy sản theo GAP tại Việt Nam

GLOBAL GAP (Global Good Agricultural Practices): là tiêu chuẩn đảm bảo cho sản phẩm nông, thủy sản Việt Nam xâm nhập thị trường thế giới trong thời kỳ hội nhập WTO. Để cung cấp sản phẩm đạt chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đòi hỏi những người tạo ra sản phẩm phải hiểu biết và áp dụng tốt tiêu chuẩn này để tạo ra sản phẩm chất lượng. Như vậy, khi áp dụng tiêu chuẩn này vào sản xuất, chúng ta cần thực hiện cơ bản các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất

Vị trí trại sản xuất

- Các trại nuôi giống phải ở gần nguồn nước (gần sông) và có vị trí giao thông thuận lợi.

- Kết cấu đất vững chắc, ngăn chặn sự rò rỉ, không bị sạt lở. - Đất không bị nhiễm phèn nặng.

Cơ sở hạ tầng

- Cơ sở xây dựng nên có diện tích tối thiểu là 1 ha, trong đó diện tích ương và khu vực xử lý nước cấp - thoát tối thiểu chiếm 60%.

- Các khu vực tại trại giống: Ao ương, nuôi, khu vực xử lý nước cấp - nước thải, nhà kho, nhà vệ sinh, nhà nghỉ phải được bố trí thuận tiện cho quá trình sản xuất và đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Cơ sở vật chất

Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho hoạt động nuôi trồng thủy sản: Kính hiển vi, bộ testkiểm tra yếu tố môi trường,…

Nhân sự

- Cán bộ kỹ thuật của trại giống phải có giấy chứng nhận đã qua đào tạo hoặc bằng cấp chuyên môn về sản xuất giống hay kỹ thuật nuôi thủy sản.

- Công nhân kỹ thuật cũng phải được tập huấn kỹ thuật. • Vệ sinh

Khu vực trại giống luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không nuôi gia súc, gia cầm, phòng trừ được địch hại (chuột, ếch, …).

Tài liệu gồm các quy trình: • Xây dựng kế hoạch HACCP

Dựa trên kế hoạch HACCP tổng thể (12 bước và 7 nguyên tắc) để xây dựng kế hoạch HACCP phù hợp cho mỗi đơn vị muốn được chứng nhận.

Xây dựng sổ tay chất lượng

Nhằm xác định và mô tả hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở được tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn global GAP nhằm tạo ra sản phẩm vệ sinh, an toàn, chất lượng luôn luôn đạt và vượt qua yêu cầu của khách hàng. Thông qua đó, sẽ xây dựng một thương hiệu thủy sản được Quốc tế công nhận và người tiêu dùng ưa chuộng. Từ đó, sản phẩm thủy sản sẽ tăng sức cạnh tranh và thực sự hội nhập kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó, sổ tay chất lượng còn thể hiện trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ của các bộ phận, nhận diện các quá trình và phương pháp thực hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP, cách thức đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như đáp ứng các yêu cầu của luật định.

Xây dựng quy trình kiểm soát tài liệu

Mục đích để thực hiện và kiểm soát các loại tài liệu có liên quan ảnh hưởng đến chất lượng, nhằm đảm bảo cung cấp các tài liệu thích hợp, cần thiết, rõ ràng, dễ hiểu đến đúng người sử dụng.

Xây dựng quy trình kiểm soát hồ sơ

Mục đích để đưa ra cách thực hiện việc kiểm soát, nhận biết, bảo vệ, bảo quản, sử dụng, xác định thời gian lưu giữ và hủy bỏ các hồ sơ chất lượng.

Xây dựng quy trình khắc phục phòng ngừa

Mục đích để khắc phục và phòng ngừa loại bỏ các nguyên nhân không phù hợp để ngăn ngừa sự tái diễn, đảm bảo sự khắc phục và phòng ngừa có hiệu quả nhằm cung cấp việc cải tiến tiến hệ thống chất lượng.

Xây dựng quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm

Nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm được truy tìm chính xác, rõ ràng, mọi lúc, mọi nơi để xử lý kịp thời khi cần thiết.

Để cải tiến và đảm bảo hoạt động quản lý chất lượng của các cơ sở sản xuất được liên tục và phù hợp với kế hoạch đặt ra.

Xây dựng quy trình đào tạo

Nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, hoàn thiện kỹ năng của từng thành viên, nhằm đáp ứng các đòi hỏi, yêu cầu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Global GAP.

Xây dựng quy trình vệ sinh chuẩn SSOP

Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng cho hệ thống sản xuất. - An toàn về nguồn nước

- An toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

- Kiểm soát dịch bệnh và động vật gây hại.

- Vệ sinh khu vực sản xuất và trang thiết bị dụng cụ - Biểu mẫu xử lý hóa chất rò rỉ

Xây dựng quy trình sản xuất

Nhằm đảm bảo quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đạt chất lượng và uy tín. Quy trình này mô tả toàn bộ công đoạn quy trình.

Xây dựng quy trình hiệu chuẩn

Mục đích nhằm điều chỉnh trang thiết bị đo lường đạt chỉ số theo đúng chuẩn mực quy định.

Xây dựng quy trình quy định mua hàng hoá

Để đảm bảo chất lượng hàng hoá mua vào đúng theo yêu cầu sử dụng trong hoạt động sản xuất giống cá tra.

Xây dựng quy trình xem xét hệ thống

Nhằm xem xét hệ thống quản lý chất lượng, khi có những thay đổi lớn ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng thực phẩm để bảo đảm nó luôn phù hợp, thỏa đáng và có hiệu lực.

Xây dựng quy trình khiếu nại khách hàng

Nhằm mục đích xem xét và khắc phục những nguyên nhân trực tiếp gây nên sự không phù hợp cho sản phẩm, có thể ngăn ngừa tái xảy ra trong quá trình sản xuất.

Nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, an toàn cho sản phẩm và cho sản xuất:

An toàn lao động: Mất điện, điện giật, bão lũ, cháy nổ…

An toàn cho sản phẩm: Cá thất thoát, thức ăn ẩm mốc, kháng sinh cấm từ nguồn nước bên ngoài vào.

Xây dựng thủ tục quản lý an ninh

Nhằm tổ chức quản lý an ninh và phòng ngừa các sự cố nhằm bảo vệ an toàn tính mạng con người, người ra vào trại, tài sản, hệ thống tài liệu, thư tín, cá nuôi của trại.

Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất

Nhằm hệ thống tất cả các biểu mẫu ghi chép, sổ nhật ký này bao gồm tất cả các thông số kỹ thuật cần theo dõi trong suốt quá trình sản xuất.

Sổ tổng hợp các biểu mẫu mua hàng hóa và SSOP

Nhằm hệ thống tất cả các hồ sơ liên quan đến an toàn vệ sinh và nguyên vật liệu mua vào.

Bước 3: Vận hành vào sản xuất

Tuân thủ áp dụng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP và kế hoạch HACCP để kiểm soát quá trình sản xuất

Kiểm soát đầu vào

- Nguồn nước sử dụng: Nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi có qua ao lắng và được xử lý nhằm hạn chế mầm bệnh.

- Cá bột, hoặc cá giống: Được mua từ cơ sở có uy tín, đạt tiêu chuẩn chất lượng và có qua kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền giúp chọn được con giống chất lượng. Đồng thời có thể truy xuất được nguồn gốc dễ dàng.

- Thuốc, hoá chất, thức ăn được mua từ các nhà cung cấp có công bố chất lượng, có theo dõi quá trình nhập xuất, hạn sử dụng, bao bì, có nhà kho chứa an toàn, có bảng hướng dẫn sử dụng thuốc, hóa chất; có biện pháp xử lý khi hóa chất bị rò rỉ hay rơi vào mắt,...

Kiểm soát an toàn lao động

- Đối với người lao động cơ sở cần áp dụng các chính sách về an toàn sức khỏe cho người lao động: Có hợp đồng lao động và bảo hiểm cho họ, có trang bị đồ bảo hộ lao động, khám sức khỏe định kỳ, có chỗ ăn, chỗ ở hợp vệ sinh,...Ngoài ra, cơ sở có trang bị tủ thuốc y tế, danh bạ điện thoại các nơi cấp cứu gần nhất khi xảy ra sự cố.

Kiểm soát trong quá trình sản xuất

- Định kỳ vệ sinh khu vực sản xuất và trang thiết bị sử dụng để diệt mầm bệnh. - Kiểm soát động vật gây hại

- Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao ương và kiểm tra ký sinh trùng trên cá.

- Định kỳ theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhằm hạn chế dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường.

- Quản lý được chất thải: Rác thải, bùn đáy ao, bao thuốc, bao thức ăn, cá chết cần có biện pháp phân loại rác thải và xử lý phù hợp…..

Kiểm soát đầu ra: Sản phẩm là cá bột, cá giống, cá thịt

- Cá bột: Kiểm dịch trước khi xuất bán.

- Cá giống, cá thịt: Trước khi xuất bán phải kiểm tra tình trạng sức khỏe và dư lượng kháng sinh của cá.

Tiến hành ghi chép đầy đủ các hồ sơ: Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất, hồ

sơ vệ sinh SSOP, hồ sơ theo dõi nhập xuất hàng hóa…

Bước 4: Đánh giá nội bộ

Đánh giá nội bộ là đánh giá chéo giữa các cơ sở sản xuất gồm các bước: - Lập danh sách các cơ sở đánh giá.

- Gởi thông báo, lịch đánh giá nội bộ (nội dung, thành phần, thời gian…). - Làm việc với chủ cơ sở sản xuất.

- Kiểm tra hồ sơ ghi chép. - Kiểm tra cơ sở sản xuất.

- Báo cáo kết quả đánh giá với Trưởng ban Global GAP (nhận xét, đề nghị).

- Trưởng ban quyết định có kế hoạch điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp (khi phát hiện chưa phù hợp).

Bước 5: Đánh giá chính thức

- Mời chuyên viên đánh giá của Công ty có chức năng.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ GLOBAL GAP (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w