1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Văn hóa và Xã hội tại Trung tâm văn hóa tỉnh ninh bình

68 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI MỞ ĐẦU 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5 PHẦN 1: NHẬT KÝ THỰC TẬP 6 PHẦN 2. BÁO CÁO THỰC TẬP 11 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CƠ QUAN, ĐỊA PHƯƠNG NƠI THỰC TẬP 12 1.1. Khái quát chung về tỉnh Ninh Bình 12 1.1.1. Lịch sử hình thành 12 1.1.2. Vị trí địa lý 14 1.1.3. Đơn vị hành chính 14 1.1.4. Điều kiện tự nhiên 14 1.1.5. Điều kiện kinh tế xã hội 18 1.1.6. Tiềm năng du lịch văn hóa 19 1.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hóa Tỉnh Ninh Bình 20 1.2.1. Vị trí, chức năng của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình 20 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình 20 1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình 21 1.2.4. Quan hệ công tác 22 1.3. Công tác hoạt động của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình 23 1.3.1. Công tác hoạt động chuyên môn nghiệp vụ 23 1.3.2. Công tác hoạt động Đoàn thanh niên 24 CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, GIA ĐÌNH VĂN HÓA, LÀNG, THÔN, ẤP, BẢN VĂN HÓA TẠI TỈNH NINH BÌNH 26 2.1. Công tác tham mưu, chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại Tỉnh Ninh Bình 26 2.1.1. Công tác tham mưu, chỉ đạo 26 2.1.2. Công tác phối hợp tổ chức thực hiện 28 2.1.3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động. 29 2.2. Việc triển khai thực hiện phong trào xây dựng “Nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng, thôn, ấp, bản văn hóa” tại tỉnh Ninh Bình 29 2.2.1. Cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tại tỉnh Ninh Bình 29 2.2.2. Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa” 33 2.2.3. Phong trào xây dựng “Làng, thôn, ấp, bản, khu, tổ dân phố văn hóa”; “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” 37 2.2.4. Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa ở “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp” 41 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 44 3.1. Tự nhận xét đánh giá các vấn đề trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 44 3.2. Một số đề xuất, giải pháp kiến nghị 45 3.2.1. Một số đề xuất 45 3.2.2. Một số giải pháp 46 3.2.3. Một số kiến nghị 48 KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHẦN PHỤ LỤC 52

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

PHẦN 1: NHẬT KÝ THỰC TẬP 6

PHẦN 2 BÁO CÁO THỰC TẬP 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CƠ QUAN, ĐỊA PHƯƠNG NƠI THỰC TẬP 12

1.1 Khái quát chung về tỉnh Ninh Bình 12

1.1.1 Lịch sử hình thành 12

1.1.2 Vị trí địa lý 14

1.1.3 Đơn vị hành chính 14

1.1.4 Điều kiện tự nhiên 14

1.1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội 18

1.1.6 Tiềm năng du lịch - văn hóa 19

1.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hóa Tỉnh Ninh Bình 20

1.2.1 Vị trí, chức năng của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình 20

1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình 20

1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình 21

1.2.4 Quan hệ công tác 22

1.3 Công tác hoạt động của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình 23

1.3.1 Công tác hoạt động chuyên môn nghiệp vụ 23

1.3.2 Công tác hoạt động Đoàn thanh niên 24

CHƯƠNG 2 CÔNG TÁC XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, GIA ĐÌNH VĂN HÓA, LÀNG, THÔN, ẤP, BẢN VĂN HÓA TẠI TỈNH NINH BÌNH 26

2.1 Công tác tham mưu, chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại Tỉnh Ninh Bình 26

2.1.1 Công tác tham mưu, chỉ đạo 26

Trang 2

2.1.2 Công tác phối hợp tổ chức thực hiện 28

2.1.3 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động 29

2.2 Việc triển khai thực hiện phong trào xây dựng “Nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng, thôn, ấp, bản văn hóa” tại tỉnh Ninh Bình 29

2.2.1 Cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tại tỉnh Ninh Bình 29

2.2.2 Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa” 33

2.2.3 Phong trào xây dựng “Làng, thôn, ấp, bản, khu, tổ dân phố văn hóa”; “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” 37

2.2.4 Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa ở “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp” 41

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ - ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 44

3.1 Tự nhận xét đánh giá các vấn đề trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 44

3.2 Một số đề xuất, giải pháp - kiến nghị 45

3.2.1 Một số đề xuất 45

3.2.2 Một số giải pháp 46

3.2.3 Một số kiến nghị 48

KẾT LUẬN 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

PHẦN PHỤ LỤC 52

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau gần hai tháng thực tập tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình, với sựgiúp đỡ nhiệt tình của các bác, các cô chú, anh chị trong Trung tâm Văn hóacùng với sự chỉ bảo tận tình của quý Thầy Cô giáo trong khoa Văn hóa Thôngtin và Xã hội – Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, em đã hoàn thành báo cáo thựctập một cách tốt đẹp

Gần ba năm học tại Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, em đã được quýThầy Cô giáo truyền đạt những kiến thức lý luận cơ bản ngành Quản lý Văn hóanhưng chưa có điều kiện va chạm thực tiễn Nhân đợt thực tập do Trường tổchức, em được Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình tiếp nhận về thực tập, những

lý luận được học tại trường những ngày qua được đem ra thực hành soi chiếu và

áp dụng trong thực tiễn hàng ngày để làm việc, tiếp cận với công việc hàng ngàynhư cán bộ văn hóa Em đã quan sát và học hỏi được nhiều điều về công việc, kỹnăng nghiệp vụ văn hóa cũng như trách nhiệm trong công việc, tác phong, thái

độ ứng xử làm việc nơi công sở, vững vàng, tự tin với nghề nghiệp mình đãchọn

Qua bài báo cáo này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cácThầy, Cô giáo trong Khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội, Trường Đại học Nội vụ

Hà Nội, đã liên hệ địa điểm thực tập và hướng dẫn tận tình em trong thời gianthực tập

Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn cô Trần Thị Phương Thúy và cô PhạmQuỳnh Hương giảng viên khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội, đã quan tâm, giúp

đỡ và tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt trong thời gian đi thực tập

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các ban lãnh đạo và đội ngũcán bộ công chức và nhân viên của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình và đặcbiệt hơn, em xin chân thành cảm ơn, biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị KimCương - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Tỉnh và Cô Trần Thị Thúy Ngần -Trưởng phòng Nghệ thuật quần chúng đã hết sức nhiệt tình, cung cấp thông tin

và tạo mọi điều kiện, tận tình, giúp đỡ cho em hoàn thành tốt công việc củamình trong thời gian kiến tập tại quý cơ quan

Trang 4

Trong quá trình thực tập, tập làm cán bộ văn hóa, em còn nhiều bỡ ngỡ.

Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của quý Thầy Cô và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiệnhơn

Sau cùng, em xin kính chúc toàn thể quý Thầy Cô trong Trường cũng nhưquý Thầy Cô trong Khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội và cô Trần Thị PhươngThúy, cô Phạm Quỳnh Hương thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thựchiện sứ mệnh cao cả của mình, truyền tải kiến thức cũng như lòng nhiệt huyếttrong công việc cho thế hệ mai sau

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Sinh viên thực tập

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Thực hiện đường lối chính sách đổi mới của Đảng, phát triển nền kinh tếthị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với việc chuyển đổi cơ cấukinh tế, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tỉnh Ninh Bình đang thu hút vốn đầu tưphát triển công nghiệp, mở rộng thương mại, dịch vụ, du lịch Kinh tế trong tỉnhNinh Bình hàng năm luôn luôn tăng trưởng, đời sống nhân dân được ổn định,từng bước được cải thiện, tác động trức tiếp đến cách nghĩ và nếp sinh hoạttrong cộng đồng dân cư Diện mạo các làng quê ngày một đổi mới, nhân dântrong tinh thi đua sôi nổi tham gia các phong trào các mạng; trong đó không thểkhông đến phong trào xây dựng mô hình văn hóa từ các gia đình đến các làng,các thôn, khu dân cư

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói chung vàphong trào xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng, thôn, ấp, bản,khu tổ dân phố văn hóa nói riêng đã ăn sâu vào tâm thức con người

Văn hóa là một thiết chế văn hóa, có vai trò rất quan trọng trong cuộcsống con người Gia đình là môi trường quan trọng dưỡng dục, chở che, hìnhthành nhân cách các thế hệ Gia đình là vấn đề lịch sử xã hội, có ý nghĩa rấtquan trọng trong đời sống con người

Các hoạt động về công tác văn hóa ở các cấp phải đáp ứng các yêu cầu vànhiệm vụ quan trọng như là: Góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáodục thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới;nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp, khu phố văn hóa;xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chếvăn hóa, thông tin và thể thao ở các cấp; tổ chức triển khai thực hiện các quyđịnh về xây dựng nếp sống văn hóa trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, phát huy các truyền thống văn hóa tốtđẹp quý báu của mỗi dân tộc, cộng đồng và quốc gia, xây dựng một nếp sốngvăn hóa lành mạnh và phát triển

Thực hiện tốt nhiệm vụ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình, các xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành

Trang 6

phố cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hoá”,

“Tổ dân phố văn hóa”, “cơ quan, đơn vị văn hoá” Gắn với thực hiện tốt phongtrào xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; xây dựng thị trấn đạt chuẩnvăn minh đô thị là góp phần xây dựng và phát triển phát huy những giá trị vănhóa truyền thống, xóa bỏ, bài trừ những lối sống lạc hậu, thực dụng đang làmảnh hưởng đến nền văn hóa của dân tộc ta Góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội,nạn tham nhũng và các lối sống lạc hậu

Trong quá trình giao lưu, hội nhập nền kinh tế thế giới, văn hóa Việt Namngày càng khẳng định được vị thế và vai trò của mình trong công cuộc xây dựng

và đổi mới đất nước Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao độngsáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dântộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minhtrên thế giới để không ngừng hoàn thiện mình hơn

Vì vậy, em xin chọn chuyên đề “Xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình vănhóa, làng, thôn, ấp, bản văn hóa” để báo cáo kết quả thực tập tại Trung tâm Vănhóa Tỉnh Ninh Bình

Trang 7

4 VH,TT&DL Văn hóa Thể thao và Du lịch

Trang 8

- Ban lãnh đạo giao nhóm sinh viên thựctập cho phòng nghệ thuật quần chúngquản lý và giao việc.

Ngày 03/3/2015 - Cả nhóm đến cơ quan gặp mặt, làm

quen với Ban lãnh đạo và toàn thể cán

bộ, công nhân viên của cơ quan

- Họp phòng Nghệ thuật quần chúng,giới thiệu với toàn thể cán bộ trongphòng và họp bàn công việc, phân côngnhiệm vụ để chuẩn bị chương trình vănnghệ chuẩn bị ra mắt đội tuyên truyềnlưu động

- Tìm hiểu lịch sử hình thành và pháttriển của cơ quan

Ngày 4/3/2015

- Tìm hiểu lịch sử hình thành và pháttriển của cơ quan

- Tìm hiểu về vị trí, chức năng, nhiệm

vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức nhân sựcủa cơ quan

- Chọn chuyên đề “Xây dựng nếp sốngvăn hóa, gia đình văn hóa, làng, thôn, ấpbản văn hóa”

Ngày 5/3/2015 - Làm đề cương, bố cục về chuyên đề

“Xây dựng nếp sống văn hóa, gia đìnhvăn hóa, làng, thôn, ấp bản văn hóa” để

Trang 9

tìm hiểu.

- Tìm hiểu và đọc các văn bản của Nhànước, của tỉnh, các Sở, ban ngành liênquan tới chuyên đề

“Xây dựng nếp sống văn hóa, gia đìnhvăn hóa, làng, thôn, ấp bản văn hóa”

Ngày 11/3/2015 - Tham dự, xem chương trình “Gặp mặt

đầu xuân” của Câu lạc bộ Thúy Sơn –Thành phố Ninh Bình

Ngày 12/3/2015 - Sinh hoạt câu lạc bộ truyền thống

Chèo của cơ quan

Ngày 13/3/2015 - Cùng tập múa với anh chị trong phòng

Ngày 25/3/2015

Ngày 26/3/2015

Ngày 27/3/2015

- Tham gia tập múa cùng cơ quan

- Tìm hiểu và sưu tầm thông tin, tài liệu,các văn bản về phong trào xây dựng nếpsống văn hóa, gia đình văn hóa, làng,thôn, ấp, bản văn hóa toàn tỉnh Ninh

Trang 10

Ngày 30/3/2015

Ngày 31/3/2015

- Tham gia tập múa cùng cơ quan

- Tìm hiểu và phân tích, nghiên cứu, xử

lý thông tin, nội dung tài liệu về phongtrào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư” tại tỉnhNinh Bình

Ngày 01/4/2015

Ngày 02/4/2015

- Tìm hiểu và phân tích, nghiên cứu, xử

lý thông tin, nội dung tài liệu về phongtrào xây dựng “Gia đình văn hóa” trênđịa bàn tỉnh Ninh Bình

Ngày 3/4/2015

Ngày 6/4/2015

- Tìm hiểu và phân tích, nghiên cứu, xử

lý thông tin, nội dung tài liệu về phongtrào xây dựng “Làng, thôn, ấp, bản, khu,

tổ dân phố văn hóa”; “Xã đạt chuẩn vănhóa nông thôn mới”; “Phường, thị trấnđạt chuẩn văn minh đô thị” trên địa bàntỉnh Ninh Bình

Ngày 7/4/2015

- Tìm hiểu và phân tích, nghiên cứu, xử

lý thông tin, nội dung tài liệu về phongtrào xây dựng nếp sống văn hóa ở “Cơquan, đơn vị, doanh nghiệp” trên địa bàntỉnh Ninh Bình

Ngày 8/4/2015

- Đến phòng Gia đình và nếp sống vănhóa thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Dulịch để tìm hiểu về việc thực hiện phongtrào TDĐKXDĐSVH tại một số địaphương trong tỉnh Ninh Bình

Ngày 9/4/2015

- Đến huyện Yên Khánh, tìm hiểu cuộc

vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, nhiệm

vụ xây dựng nhà văn hóa thôn, xóm tại

Trang 11

huyện Yên Khánh (Ninh Bình) trong nămvừa qua

Ngày 10/4/2015 - Tổng hợp toàn bộ các thông tin, tài

liệu đã xử lý để chuẩn bị viết bài báocáo

Ngày 13/4/2015 - Từ những thông tin, tài liệu đã qua xử

lý, qua thực tế, đề xuất các giải phápliên quan đến phong trào và kiến nghịvới các cơ quan các cấp

+ Chương 2: Công tác xây dựng nếpsống văn hóa, gia đình văn hóa, làng,thôn, ấp, bản văn hóa tại tỉnh Ninh Bình+ Chương 3: Đánh giá - đề xuất giảipháp và kiến nghị

Ngày 16/4/2015 - Xin đánh giá nhận xét và xác nhận của

cán bộ hướng dẫn là cô Trần Thúy Ngần

- Trưởng phòng NTQC

- Xác nhận của cơ quan thực tập là côNguyễn Thị Kim Cương - Giám ĐốcTrung tâm Văn hóa Tỉnh Ninh Bình

- Họp toàn thể cơ quan gồm 3 công việcchính là:

1 Quyết định bổ nhiệm đội phó độituyên truyền lưu động

2 Đưa ra đề án để chuẩn bị cho lễ hội

Trang 12

Trường Yên 2015 do Trung tâm Vănhóa Tỉnh tổ chức.

3 Tổ chức chia tay với nhóm sinh viênthực tập tại cơ quan

Ngày 17/4/2015

Đến Ngày 24/4/2015

- Hoàn thành các vấn đề còn lại bài báocáo để chuẩn bị nộp về Khoa

Trang 13

PHẦN 2 BÁO CÁO THỰC TẬP

Trang 14

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CƠ QUAN, ĐỊA PHƯƠNG NƠI THỰC TẬP

1.1 Khái quát chung về tỉnh Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình nằm ngay cửa ngõ cực Nam miền Bắc và khu vực đồngbằng Bắc Bộ Việt Nam, với diện tích 1.420km2,dân số 922.600 người, cách thu

đô Hà Nội 93km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1624km NinhBình nằm ở vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, có tiềmnăng du lịch phong phú và đa dạng

1.1.1 Lịch sử hình thành

Vùng dất Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với

sự nghiệp của sáu vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê - Lý với các dấu ấn lịch sử.Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô HàNội Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiếnnhiều sự kiện lịch sử còn để lại trong các đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn núi,con sông

Ninh Bình xưa cùng với Thanh Hóa thuộc bộ Quân Ninh, nước Văn Lang.Thời thuộc Hán thuộc quận Giao Chỉ, thời thuộc Đông Ngô về sau thuộc GiaoChâu, thuộc Lương là châu Trường Yên

Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng

đế đóng đô tại Hoa Lư và đổi tên gọi Trường Châu thành Trường An

Năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) Lý Thái Tổ dời kinh đô về ThăngLong, và Ninh Bình nằm trong phủ Trường An Nhưng đến cuối đời Lý có lúcgọi là châu Đại Hoàng Giang

Đầu đời Trần đổi là lộ Trường Yên Đời Trần Thuận Tông, năm QuangThắng 10 (1397) đổi trấn Trường Yên làm trấn Thiên Quan

Thời thuộc Minh lấy lại tên cũ là châu Trường Yên thuộc phủ Kiến Bình.Đời Lê Thái Tổ lại gọi là trấn Năm Quang Thuận 10 (1469) đời LêThánh Tông định bản đồ toàn quốc, chia trấn Trường Yên làm 2 phủ TrườngYên và Thiên Quan thuộc trấn Sơn Nam với trung tâm đặt tại Vân Sàng Đời Lê

Trang 15

Trung hưng gọi là trấn Thanh Hoa ngoại.

Đời Tây Sơn và đầu Nguyễn vẫn gọi là Thanh Hoa ngoại trấn, gồm 2 phủ:phủ Trường Yên (sau đổi là Yên Khánh) gồm 3 huyện: Yên Khang (sau đổi làYên Khánh), Yên Mô, Gia Viễn, và phủ Thiên Quan (sau đổi là Nho Quan) gồm

3 huyện: Yên Hoá, Phụng Hoá, Lạc Thổ (sau đổi là Lạc Yên) Năm Gia Long 5(1806) đổi Thanh Hoa ngoại trấn làm đạo Thanh Bình Năm Minh Mệnh 3(1822) đổi làm đạo Ninh Bình Năm Minh Mệnh 10 (1829) lại đổi làm trấn, lậpthêm 1 huyện mới Kim Sơn (cộng 7 huyện) Năm thứ 12 (1831) đổi làm tỉnhNinh Bình, quan đầu tỉnh là tuần phủ, đặt dưới quyền của tổng đốc Hà Ninh(quản hạt cả vùng Hà Nội đến tận Ninh Bình) Cho đến đời Đồng Khánh khôngthay đổi Đầu đời Thành Thái cắt huyện Lạc Yên về tỉnh Hoà Bình mới lập

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Ninh Bình hợp nhất với các tỉnh Nam Định

và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh rồi lại tái lập ngày 12 tháng 8 năm 1991.Khi tách ra, tỉnh Ninh Bình có diện tích 1.386,77 km², dân số 787.877 người,gồm 2 thị xã Ninh Bình (tỉnh lị), Tam Điệp và 5 huyện: Gia Viễn, Hoa Lư,Hoàng Long, Kim Sơn, Tam Điệp Ngày 23 tháng 11 năm 1993, huyện HoàngLong đổi lại tên cũ là huyện Nho Quan Ngày 4 tháng 7 năm 1994, huyện TamĐiệp đổi lại tên cũ là huyện Yên Mô và tái lập huyện Yên Khánh từ 10 xã củahuyện Tam Điệp cũ và 9 xã của huyện Kim Sơn Ngày 7 tháng 2 năm 2007,chuyển thị xã Ninh Bình thành thành phố Ninh Bình Ngày 6 tháng 4 năm 2015,chuyển thị xã Tam Điệp thành thành phố Tam Điệp

Về mặt quân sự, Ninh Bình cũng giữ một vị trí then chốt vì đèo Ba Dộinằm trong dãy Tam Điệp là một cửa giao thông hiểm yếu giữa Ninh Bình vàThanh Hóa, dùng đường bộ từ Thăng Long vào Thanh Hóa hay từ Đàng Trong

ra Đàng Ngoài, đều phải vượt đèo này Hiện tại, nơi đây là đại bản doanh củaQuân đoàn 1 - Binh đoàn Quyết Thắng, là một trong bốn binh đoàn chủ lực củaquân đội nhân dân Việt Nam Các đơn vị quân đội khác đóng quân trên địa bànNinh Bình gồm có: Lữ đoàn 279 (Phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp); Lữđoàn 241 (Quỳnh Lưu, Nho Quan); Trung đoàn 202 (Phú Lộc, Nho Quan); Kho

J 102 (Thạch Bình, Nho Quan); Sư đoàn 350 (Bích Đào, thành phố Ninh Bình);

Trang 16

Viện Quân y 5 (Phúc Thành, TP Ninh Bình); Đồn Biên phòng Kim Sơn và ĐồnBiên phòng cửa khẩu cảng Ninh Bình (Kim Đông, Kim Sơn).

1.1.2 Vị trí địa lý

Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh NamĐịnh và Hà Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáptỉnh Thanh Hoá, phía Tây và phía Đông Bắc giáp tỉnh Hoà Bình Nằm trên tuyếnđường giao thông xuyên Bắc - Nam, cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km, ngoài quốc

lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam Ninh Bình còn có hệ thống cảng biển, đường sông,đường biển thuận lợi, tạo điều kiện giao lưu, hợp tác, phát triển toàn diện với cáctỉnh khác trong cả nước và quốc tế

1.1.3 Đơn vị hành chính

- Ninh Bình có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện (157 đơn vị hành chínhcấp xã gồm 134 xã, 16 phường và 7 thị trấn) là:

+ Thành phố Ninh Bình 11 phường và 3 xã

+ Thị xã Tam Điệp 5 phường và 4 xã

+ Huyện Gia Viễn 1 thị trấn và 20 xã

+ Huyện Hoa Lư 1 thị trấn và 10 xã

+ Huyện Kim Sơn 2 thị trấn và 25 xã

+ Huyện Nho Quan 1 thị trấn và 26 xã

+ Huyện Yên Khánh 1 thị trấn và 19 xã

+ Huyện Yên Mô 1 thị trấn và 17 xã

1.1.4 Điều kiện tự nhiên

Trang 17

phát triển của vùng là nông nghiệp: Trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắnngày Về công nghiệp có cơ khí sửa chữa tàu, thuyền, chế biến lương thực, thựcphẩm, công nghiệp dệt, may, thương nghiệp dịch vụ, phát triển cảng sông.

+ Vùng đồi núi và bán sơn địa

Vùng này nằm ở phía tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phíaTây Nam huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp, phía tây huyện Gia Viễn, phíaTây Nam huyện Hoa Lư và Tây Nam huyện Yên Mô Diện tích toàn vùng nàykhoảng 35.000 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Độ cao trung bình từ90-120m Đặc biệt khu vực núi đá có độ cao trên 200m

Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh,

do đó rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp như: Sản xuất vật liệuxây dựng, sản xuất mía đường, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôiđại gia súc (trâu, bò, dê), trồng cây ăn quả (dứa, vải, na), trồng cây công nghiệpdài ngày như chè, cà phê và trồng rừng

+ Vùng ven biển

Ninh Bình có trên 15km bờ biển Vùng này thuộc diện tích của 4 xã venbiển huyện Kim Sơn là: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, Kim Tân, diện tíchkhoảng 6.000 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đất đai ở đây cònnhiễm mặn nhiều do mới bồi tụ nên đang trong thời kỳ cải tạo, vì vậy chủ yếuphù hợp với việc trồng rừng phòng hộ (sú, vẹt), trồng cói, trồng một vụ lúa vànuôi trồng thuỷ hải sản

* Khí hậu

Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa Thời tiết hàng năm chia thành 4mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230c Sốlượng giờ nắng trong năm trung bình trên 1100 giờ Lượng mưa trung bình/nămđạt 1.800mm

Trang 18

12B, 59A.

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua tỉnh Ninh Bình cóchiều dài 19 km với 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh và Đồng Giao) thuận tiệntrong vận chuyển hành khách, hàng hoá và vật liệu xây dựng

- Đường thuỷ: Tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông thuỷ rất thuận lợi

do có nhiều con sông lớn như: Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sôngVạc, sông Vân, sông Lạng Ngoài ra còn có các cảng lớn như: Cảng Ninh Phúc,cảng Ninh Bình, Kim Sơn, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế-xã hội củatỉnh

* Sông ngòi và thủy văn

Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông Đáy, sôngHoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng, với tổngchiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh Mật độ sông suối bìnhquân 0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để đổ

nước, năng lực tưới cho 4.438 ha

+ Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở Ninh Bình chủ yếu thuộc địa bànhuyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp Tổng lượng nước ngầm Rịa (Nho Quan)đạt 361.391m3/ngày Vùng Tam Điệp 112.183m3/ngày

- Tài nguyên rừng

Trang 19

So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình là tỉnh có diện tích rừnglớn nhất với khoảng 19.033ha, chiếm 23,5% diện tích rừng của vùng, chiếm13,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

+ Rừng tự nhiên: Tổng diện tích là 13.633,2ha, trữ lượng gỗ 1,1 triệu m3,tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan

+ Rừng nguyên sinh Cúc Phương thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình,động thực vật đa dạng, phong phú

+ Rừng trồng: Diện tích đạt 5.387ha, tập trung ở huyện Nho Quan, Hoa

Lư, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp, với các cây trồng chủ yếu là thông nhựa, keo,bạch đàn, cây ngập mặn (vẹt và sậy)

- Tài nguyên biển

Bờ biển Ninh Bình dài trên 15km với hàng nghìn hecta bãi bồi Cửa Đáy

là cửa lớn nhất, có độ sâu khá, đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tải hàng ngàn tấn

ra vào thuận tiện

Vùng biển Ninh Bình có tiểm năng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt nguồnlợi hải sản với sản lượng từ 2000÷2.500tấn/năm

- Tài nguyên khoáng sản

+ Tài nguyên đá vôi: Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất củaNinh Bình Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ Hoà Bình, theo hướng tâybắc – đông nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, Yên Mô,tới tận biển Đông, dài hơn 40 km, diện tích trên 1.2000ha, trữ lượng hàng chục

tỷ mét khối đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômít Đây là nguồn nguyên liệu lớn

để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác

+ Tài nguyên đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xãYên Sơn, Yên Bình (thị xã Tam Điệp), huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sảnxuất gạch ngói và nguyên liệu ngành đúc

+ Tài nguyên nước khoáng: Nước khoáng Ninh Bình chất lượng tốt, tậptrung chủ yếu ở Cúc Phương ( Nho Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khaithác phục vụ sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn Đặc biệt nước khoáng Kênh

Gà có độ mặn, thường xuyên ở độ nóng 53÷540C Nước khoáng Cúc Phương có

Trang 20

thành phần Magiêbicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữabệnh.

+ Tài nguyên than bùn: Trữ lượng nhỏ, khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ởcác xã Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn ( thị xã Tam Điệp), có thể sửdụng để sản xuất phân vi sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp

1.1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội

* Điều kiện phát triển kinh tế

Trong những năm tới, các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗnhư công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng, đá, gạch phảiphát triển trở thành khâu đột phá, đưa nền kinh tế Ninh Bình tăng tốc và ưu tiênhàng đầu là công nghiệp sản xuất xi măng

Phát triển đa dạng ngành kinh tế thuỷ sản, trong đó nuôi thuỷ, hải sản làtrọng tâm, được coi là một khâu đột phá của ngành nông nghiệp và nền kinh tếcủa tỉnh

Với các khu du lịch, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đặc biệt khu cố đôHoa Lư, Tam Cốc - Bích Động là thế mạnh của tỉnh trong phát triển du lịch

* Dân số và lao động

- Dân số trung bình năm 2014 là 922.600 người, chiếm hơn 6% dân số

vùng đồng bằng sông Hồng và gần 1,2% dân số của cả nước Trong tổng dân sốcủa tỉnh có 48,4% là nam, 51,6% là nữ; dân số thành thị chiếm 8,9%, dân sốnông thôn chiếm 91,1%

- Mật độ dân số chung toàn tỉnh là 665 người/km2, nơi đông nhất là thànhphố Ninh Bình: 630 người/km2, nơi thấp nhất là huyện Nho Quan: 289người/km2

Cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trong tỉnh gồm có 23 dân tộc: đa

số là dân tộc Kinh chiếm trên 98,2%; đứng thứ hai là dân tộc Mường chiếm gần1,7%; các dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Hoa, Hơ mông, Dao mỗi dân tộc có từtrên một chục đến hơn một trăm người Trong số các dân tộc ít người sinh sốngtrong tỉnh, dân tộc Mường đã định cư khá lâu đời ở các xã thuộc miền núi caohuyện Nho Quan, thị xã Tam Điệp và là một bộ phận của cư dân người Mường

Trang 21

sinh sống dọc theo dải núi đá vôi từ Hoà Bình đi Thanh Hoá; các phong tục tậpquán sinh hoạt, truyền thống văn hoá mang nét đặc trưng của cộng đồng dân tộcMường của Việt Nam Các dân tộc ít người khác sống phân tán, rải rác ở các địaphương trong tỉnh, không hình thành cộng đồng dân tộc nhất định, đa số đó cóquan hệ hôn nhân, gia đình hoặc trong quá trình đi tìm đường sinh cơ lập nghiệp

mà đến định cư ở địa phương và chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong tục, tập quánsinh hoạt, sản xuất, truyền thống văn hoá của người Kinh

- Tổng số lao động và nguồn lao động phân theo trình độ:

- Tổng số lao động: 501.600 người (trong đó 26% đã qua đào tạo, gồmtrình độ:

1.1.6 Tiềm năng du lịch - văn hóa

- Du lịch của tỉnh tương đối phong phú, đa dạng như: Núi, hồ, rừng vớicác di tích văn hóa, lịch sử, danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như: Tam Cốc - BíchĐộng, rừng quốc gia Cúc phương; khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước VânLong, Nhà thờ đá Phát Diệm Mới đây nhất là quần thể du lịch sinh thái Tràng

An và khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính (ngôi chùa lớn nhất Việt Nam)

Ninh Bình đã và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận:

+ Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư: là Di sản văn hoá thế giới.+ Khu hang động Tràng An: là Di sản thiên nhiên thế giới

- Văn hóa:

+ Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng

Trang 22

sông Hồng và Bắc Trung Bộ, là nơi chịu ảnh hưởng giữa nền văn hóa Hòa Bình

và văn hóa Đông Sơn Với đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa tương đối đadạng mang đặc trưng khác biệt so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng

+ Các lễ hội lớn ở Ninh Bình: Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư; lễ hộiĐền Thái Vi; lễ hội Chùa Bái Đính; lễ hội Báo Bản

+ Nói đến văn hóa ẩm thực của Ninh Bình nổi tiếng có các món ăn: Tái dê

Cố đô, cơm cháy Hương Mai, cá rô Tổng Trường, ốc nhồi Gia Viễn, nem YênMạc…

1.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hóa Tỉnh Ninh Bình

1.2.1 Vị trí, chức năng của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, bồi dưỡng năng khiếu nhằm nâng caodân trí, đáp ứng như cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa và giải trí của nhân dân

1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình

1 Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm trình Giám đốc

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình,

kế hoạch đó

2 Nghiên cứu, thể nghiệm mẫu hình nghiệp vụ văn hóa; phổ biến, hướngdẫn vận dụng các mẫu hình và phương pháp công tác tiên tiến trong nghiệp vụvăn hóa; biên tập và phát hành các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụcho hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở của địa phương

3 Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt động chuyên môn

Trang 23

nghiệp vụ đối với hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở; liên kết, phối hợp với thiếtchế văn hóa của các ngành và đoàn thể quần chúng trong thực hành nghiệp vụ.

4 Xây dựng, hướng dẫn, duy trì hoạt động của đội tuyên truyền lưu động,đội văn nghệ quần chúng, nhóm sở thích - câu lạc bộ và các hình thức hoạt độngvăn hóa, dịch vụ tại chỗ hoặc lưu động để trực tiếp tuyên truyền đến quần chúng

ở cơ sở nhằm định hướng, nâng cao trình độ cảm thụ văn hóa-nghệ thuật và đápứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của nhân dân

5 Khai thác, sưu tầm, phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian truyềnthống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tổ chức các cuộc thi sáng tác, liên hoan,hội diễn nghệ thuật quần chúng, hội thi tuyên truyền lưu động, triển lãm, lễ hộitruyền thống và hiện đại

6 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụcho cán bộ, viên chức của cơ quan và các đơn vị văn hóa cơ sở, các hạt nhânphong trào văn hóa, nghệ thuật quần chúng; mở các lớp năng khiếu về văn hóa -nghệ thuật

7 Tổ chức khảo sát, tham quan, trao đổi nghiệp vụ, giao lưu văn hóa, pháttriển sự nghiệp với các đơn vị có liên quan trong toàn quốc và quốc tế

8 Liên kết với các cơ quan, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các dịch vụ vănhóa-nghệ thuật, tuyên truyền, triển lãm, quảng cáo, thể thao, du lịch, vui chơigiải trí theo quy định của pháp luật

9 Quản lý cán bộ, viên chức, tài chính, tài sản và cơ sở vật chất củaTrung tâm theo quy định của pháp luật

10 Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của Trung tâm

1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình

Trung tâm Văn hóa tỉnh hiện có 25 biên chế (trong đó, 19 đồng chí cótrình độ đại học chiếm 76%; 02 đồng chí có trình độ cao đẳng chiếm 8%; 04đồng chí có trình độ sơ - trung cấp chiếm 16% và 04 đồng chí hợp đồng ngắnhạn)

Trang 24

- Về cơ cấu tổ chức có: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 03 Phòng chuyên

- Chi bộ Trung tâm Văn hóa tỉnh gồm: 13 đồng chí Đảng viên, 03 đồngchí cấp ủy; BCH Công đoàn cơ sở: 05 đồng chí; Đoàn Thanh niên: 12 đồng chí;Chi hội Cựu Chiến Binh: 04 đồng chí

3 Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp

vụ, phương pháp công tác chuyên ngành và phối hợp tổ chức hoạt động vớiTrung tâm Văn hóa-Thể thao cấp huyện và cơ sở

4 Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh liên kết, phối hợp tổ chức hoạt động; giúp

đỡ, hướng dẫn chuyên môn, phương pháp công tác với thiết chế văn hóa của cácngành, các tổ chức kinh tế-xã hội, đơn vị sự nghiệp văn hóa và đoàn thể quầnchúng ở địa phương

5 Các đoàn thể, tổ chức xã hội nằm trong Trung tâm Văn hóa cấp tỉnhthực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của các đoàn thể, tổ chức xãhội đó

Trang 25

1.3 Công tác hoạt động của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Bình

1.3.1 Công tác hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

- Đơn vị đã tham dự Liên hoan tuyên truyền lưu động kỷ niệm 60 nămchiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2014) do Cục Văn hóa cơ sở - BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại tỉnh Điện Biên Đạt giải A thi xe tuyêntruyền lưu động, giải B toàn đoàn chương trình văn nghệ (Đoàn diễn 3 điểm trêntuyến đường đi tại tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên và Lữ đoàn 385 tỉnh ĐiệnBiên)

- Tổ chức thành công Hội diễn NTQC tỉnh Ninh Bình năm 2014 trao toànđoàn cho 8 đơn vị Huyện, Thị xã, Thành phố tham gia trong đó gồm: 01 giảiNhất: đơn vị TP.Ninh Bình, 02 giải Nhì: đơn vị huyện Gia Viễn, huyện NhoQuan, 02 giải Ba: đơn vị huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh, 03 giải KhuyếnKhích: đơn vị Thị xã Tâm Điệp, huyện Yên Mô, huyện Hoa Lư; trao 16 Huychương Vàng, 20 Huy chương Bạc cho các tiết mục tập thể, cá nhân

- Hướng dẫn, tổ chức hoạt động giúp các đơn vị văn hóa cơ sở huyện, thị

xã, thành phố và các sở, ban, ngành trong toàn tỉnh tổ chức các hoạt động vănhóa, văn nghệ chào mừng những ngày lễ lớn như: Kỷ niệm ngày thành lập Đảngcộng sản Việt Nam 3/2; Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đấtnước 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5; Cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh2/9, ngày thành lập các ngành, tiêu biểu như: (Viết kịch bản, tham gia chươngtrình “Liên hoan tuyên truyền viên trẻ Lực lượng vũ trang” cho Sư đoàn 350 doQuân khu III tổ chức vào thàng 7/2014 đạt giải 3 toàn đoàn

+ Dàn dựng và biểu diễn 20 chương trình văn nghệ phục vụ các đại hội,hội nghị của các ban ngành và đơn vị, tiêu biểu Đại hội Mặt trận tổ quốcTP.Ninh Bình; Hội nghị tổng kết dự án Nông thôn mới do Hội Nông dân tỉnh tổchức; giao lưu văn nghệ xã Bình Hải Huyện Yên Mô; kỷ niệm 69 năm ngàyDoanh Nhân Việt Nam” do TP.Ninh Bình tổ chức v.v…) đạt kết quả tốt

+ Tham gia Ban giám khảo (Hội diễn NTQC tỉnh; Hội diễn NTQCTP.Ninh Bình; huyện Yên Mô; Công an tỉnh…)

- Phối hợp với Nhà hát Chèo Ninh Bình tổ chức Chương trình ca, múa,

Trang 26

nhạc ca ngợi quê hương đất nước mừng Đảng, mừng Xuân; Cách mạng Tháng 8

& Quốc khánh 2/9…

- Phát động vẽ tranh cổ động và tranh mỹ thuật tạo hình, logo do TW &tỉnh phát động tiêu biểu: “Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954– 7/5/2014) 55 năm Đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 – 19/5/2014)” cho các họa

sỹ chuyện và không chuyện trong toàn tỉnh (trao 03 giải nhì, 03 giải ba, 05 giảikhuyến khích); Họa sỹ Trung tâm Văn hóa tỉnh được chọn 5 trang treo triển lãm

Mỹ thuật Khu vực Đồng Bằng Sông Hồng lần thứ 19 do Hội Mỹ thuật Việt Nam

tổ chức tại Nam Định và được tặng 01 giấy khen

- Tổ chức trưng bày 03 cuộc triển lãm (109 tranh cổ động, tranh nghệthuật) uyên truyền: “Kỷ niệm 60 năm chiếng thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 –7/5/2014), 55 năm Đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 – 19/5/2014)” và phục vụmừng Đảng, mừng Xuân Giáp Ngọ tại Trung tâm Văn hóa tỉnh và tranh đề tài:

“Xây dựng Nông thôn mới” tại Ủy ban Nhân dân xã Gia Sinh đón Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng về thăm và làm việc tại Ninh Bình

1.3.2 Công tác hoạt động Đoàn thanh niên

Chi đoàn Trung tâm Văn hóa tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên tuyềngiáo dục cho đoàn viên thanh niên như: tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện

cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; học tập

và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh; lồng ghép công tác sinh hoạt chính trị tưtưởng với công tác tuyên truyền, phổ biến, học tập đường lối, chủ trương củaĐảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức các hoạt động đền ơn đápnghĩa, uống nước nhớ nguồn: thắp hương tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩtại tượng đài Thành phố Ninh Bình… qua đó nâng cao nhận thức của đoàn viên,thanh niên về vai trò của tuổi trẻ trong giai đoạn mới

Chi đoàn TTVHT tham gia với Đoàn thanh niên Sở VH,TT&DL chươngtrình NTQC liên hoan “Tiếng hát công đoàn viên chức tỉnh”; “Tiếng hát thanhniên thế hệ Bác Hồ” giành giải Nhất toàn đoàn

Thường xuyên tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao

ý thức trách nhiệm trong công việc bằng những công việc làm cụ thể như học

Trang 27

hát, múa, kịch, khiêu vũ quốc tế, học múa hát chèo cơ bản… Không chỉ nângcao nghiệp vụ Chi đoàn luôn chủ động đáp ứng được tốt nhu cầu thưởng thứcvăn hóa của quần chúng nhân dân Ngoài ra, một số đoàn viên còn tham gia làmđạo diễn, biên đạo múa cho các Sở, ban ngành trong toàn Tỉnh Tiêu biểu hội thi

“Tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy” do Công an thành phố phốihợp với Thành đoàn tổ chức Đạo diễn chương trình NTQC tham gia liên hoan

“Tiếng hát công đoàn viên chức tỉnh”, liên hoan “tiếng hát thanh niên thế hệ BácHồ”… giành được nhiều giải cao

Chi đoàn TTVH đã thông qua hoạt động thực tiễn, chương trình rèn luyệnĐoàn viên, phân loại Đoàn viên, giới thiệu cho Đảng những Đoàn viên ưu tú.Đoàn viên ưu tú phải phát huy tính Đảng và gương mẫu đi đầu trong mọi phongtrào, phải thật sự là đội ngũ kế thừa của Đảng

Trang 28

CHƯƠNG 2 CÔNG TÁC XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, GIA ĐÌNH VĂN HÓA, LÀNG, THÔN, ẤP, BẢN VĂN HÓA

TẠI TỈNH NINH BÌNH 2.1 Công tác tham mưu, chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại Tỉnh Ninh Bình

2.1.1 Công tác tham mưu, chỉ đạo

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, thammưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 989/QĐ-UBND về việcthành lập Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa” trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa” tỉnh và Ban vận động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tỉnh; xây dựng đề án trình Thường trựcTỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh và được UBND tỉnh ban hành quyết địnhthành lập Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Ninh Bình Hướng dẫn các huyện, thành phố,thị xã củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã; chỉ đạo cơ sở xây dựng

kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung Chương trình “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020

Sở tham mưu với UBND tỉnh ban hành Văn bản số 02/UBND-VP6 ngày07/01/2014 về tăng cường quản lý và tổ chức lễ hội; Văn bản số 29/UBND-VP7ngày 11/2/2014 về việc kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động lễ hội, tín ngưỡng tôngiáo Thực hiện Văn bản số 395/BVHTTDL-TTr của Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch về triển khai thực hiện Công điện số 179/CĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ, tăng cường công tác quản lý hoạt động lễ hội năm 2014, ngày 27/02/2014,

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Văn bản số GĐ,NSVH triển khai thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, tăng cườngcông tác quản lý hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh Tập trung vào các nội dung:Không lấy Ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động tổ chức lễ hội; yêu cầu tháo

106/SVHTTDL-dỡ đèn lồng viết chữ nước ngoài, không rõ nguồn gốc; nghiêm cấm việc đổi tiền

Trang 29

lẻ, rải trên các ban thờ, trên các tượng và ném tiền lẻ xuống giếng tại các di tích;sắp xếp bố trí hợp lý nơi đặt tiền giọt dầu, công đức.

Phối hợp với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu cho Tỉnh ủy Đánh giá 5năm thực hiện Kết luận số 51-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về thực hiệnnếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; chỉ đạo cơ sở tuyêntruyền, gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng phường, thị trấn văn minh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động xây dựng kế hoạch, chươngtrình nhiệm vụ trọng tâm Công tác gia đình và Xây dựng đời sống văn hóa cơ sởnăm 2014, trong đó nghiêm túc triển khai việc đăng ký và kiểm tra, đánh giá côngnhận, công nhận lại các danh hiệu Gia đình văn hóa; Làng, bản, xóm, phố văn hóa;

xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thịnăm 2014

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo cơ sở triển khai thực hiện lồngghép 5 nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư” với Xây dựng Nông thôn mới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đãthành lập Tổ công tác giúp việc thực hiện các mục tiêu Văn hóa trong Chươngtrình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, làm nhiệm vụ hướng dẫn và

tổ chức thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchquản lý Phân công cán bộ trực tiếp đi hướng dẫn các huyện, thị xã thực hiện cáctiêu chí về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt hướng dẫn 13 xãđăng ký hoàn thành các thủ tục hồ sơ, các nội dung về văn hóa trong chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2014 Sở đã tổ chức hộinghị triển khai thông tư 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24/9/2014 thay thế Thông tư

số 01/2012/TT-BVHTTDL ngày 18/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quanđạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn vănhóa” Tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ Văn hóa cơ sở và nghiệp vụ tổ chức hoạtđộng Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" năm 2014 chocác cán bộ Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố, thị xã và Công chứcvăn hóa xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh

Trang 30

2.1.2 Công tác phối hợp tổ chức thực hiện

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao độngtỉnh, Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh báo cáo kết quả thực hiện các cam kếttại phiên chất vấn kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XIII báo cáo kết quả triển khaithực hiện các thiết chế văn hóa cho công nhân lao động, nhất là trong các khucông nghiệp Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Báo cáo Đánh giá 5 năm thựchiện Chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Nôngdân tỉnh Ninh Bình về đẩy mạnh các hoạt động Văn hóa, văn nghệ, gia đình, thểdục thể thao và du lịch Phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai thựchiện Đề án Tuyên truyền giáo dục phẩm chất Phụ nữ việt nam thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biênphòng tỉnh Ninh Bình ký kết Chương trình phối hợp về việc đẩy mạnh và nângcao chất lượng, hiệu quả hoạt động xây dựng đời sống văn hóa trên tuyến Biêngiới biển đảo đến năm 2020 tỉnh Ninh Bình Phối hợp với Sở Lao động ThươngBinh và Xã hội chỉ đạo điểm 05 xã thực hiện rà soát, bổ sung nội dung Bìnhđẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình vào Hương ước, Quy ước ở cộng đồngdân cư, đến nay đã có 11 xã triển khai và hoàn chỉnh việc bổ sung Hương ước vàđược cấp có thẩm quyền phê duyệt

Sở đã phối hợp với các huyện, thành phố, thị xã trong việc chỉ đạo, hướngdẫn chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Các Huyện,Thành, Thị uỷ đều xây dựng và triển khai Nghị quyết chuyên đề; UBND cáchuyện, thành phố, thị xã ban hành các kế hoạch hành động thực hiện chươngtrình xây dựng đời sống văn hóa; 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh tổ chứcđăng ký xây dựng, kiểm tra, thẩm định và công nhận các danh hiệu văn hoá Tổchức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã xác định rõ trách nhiệm tổ chứcthực hiện; đưa các mục tiêu Phong trào vào Nghị quyết của các cấp uỷ, kế hoạchcủa chính quyền, các ngành, đoàn thể và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm củangành và đơn vị, là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại chất lượng tổchức cơ sở đảng, chính quyền, đoàn thể và đảng viên, công chức, viên chứchàng năm

Trang 31

2.1.3 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động.

Ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụcủa mình thông qua các hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị, lồng ghép nộidung tuyên truyền và xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở Các hoạt động ký kếtliên tịch để thực hiện phong trào, như: “Chương trình liên tịch xây dựng đờisống văn hóa cơ sở”; “Bảo vệ an ninh trật tự”, “Chung tay xây dựng nông thônmới”, “Chăm sóc sức khỏe nhân dân”, “Bảo vệ môi trường”,… Báo Ninh Bình,Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Đài truyền thanh các cấp, Trung tâm Vănhóa thể thao, các Đội thông tin lưu động, tổ chức đa dạng các hình thức truyềnthông, tuyên truyền, cổ động phong trào Năm 2014 từ tỉnh đến cơ sở đã xâydựng, sửa chữa 4.930 pa nô, chăng treo 5.900 băng zôn, khẩu hiệu; tổ chức thithông tin cổ động cấp huyện, cấp xã vào các dịp kỷ niệm lớn của đất nước, TếtNguyên đán Đài truyền thanh các huyện, thành phố, thị xã và hệ thống truyềnthanh 3 cấp đã mở chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền phản ánh các gươngtập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích trong phong trào Ban Nư côngcác cơ quan đơn vị, các địa bàn thôn, xóm, phố tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên

đề, sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ như CLB gia đình hạnh phúc, phòng chốngtội phạm, không sinh con thứ 3 trở lên…, tư vấn nhóm nhỏ tại gia đình để tuyêntruyền vận động mọi người cùng nhau xây dựng “Gia đình văn hoá”, “Làng (thôn,bản, phố), cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá”

2.2 Việc triển khai thực hiện phong trào xây dựng “Nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng, thôn, ấp, bản văn hóa” tại tỉnh Ninh Bình

2.2.1 Cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tại tỉnh Ninh Bình

Các địa phương luôn bám sát Chương trình phối hợp giữa ngành Văn hóa,Thể thao và Du lịch và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; 05 nội dungCuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” là:Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, chung sứcxây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóatinh thần lành mạnh, phong phú, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;

Trang 32

chăm lo sự nghiệp giáo dục; chăm sóc sức khỏe, thực hiện dân số kế hoạch hóagia đình; Đoàn kết xây dựng môi trường cảnh quan sạch đẹp; Đoàn kết phát huydân chủ, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh; Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhautrong cộng đồng; phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn, đápnghĩa”, “Tương thân, tương ái” đã được các cấp, các ngành triển khai tổ chứcthực hiện có hiệu quả, đã tạo ra sự chuyển biến quan trọng, góp phần phát triểnkinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, xây dựng nếp sống văn hóa, pháthuy truyền thống đoàn kết cộng đồng, không ngừng nâng cao chất lượng cuộcsống cho mọi tầng lớp nhân dân, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng Đảng, chínhquyền trong sạch, vững mạnh Nhân dân được trực tiếp tham gia trao đổi, thảoluận xây dựng các tiêu chí văn hóa tại cộng đồng dân cư, đấu tranh phòng chốngbạo lực gia đình, các tệ nạn xã hội; góp ý vào những vấn đề liên quan đến đờisống văn hóa thường ngày tại cộng đồng như: Thực hiện nếp sống mới trongviệc cưới, việc tang, lễ hội Các khu dân cư có điểm du lịch đã tích cực tuyêntruyền nhân dân về gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc và thuần phong mỹ tục,bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, các khu bảo tồn thiên nhiên, xây dựng môitrường văn hóa lành mạnh, văn minh.

Phát huy truyền thống của một vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá, lịch

sử, đồng thời góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho các tầng lớpnhân dân, thời gian qua các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm đầu tưduy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, nghệ thuật Chỉ tính riêngnăm 2009, Nhà hát Chèo Ninh Bình dàn dựng và biểu diễn 52 chương trình ca,múa, nhạc và chèo tham dự các kỳ hội diễn và biểu diễn phục vụ quần chúng nhândân trong và ngoài tỉnh được đánh giá cao Trung tâm phát hành phim và chiếubóng của tỉnh cũng đã tổ chức hàng trăm buổi chiếu phim phục vụ nhân dân tại các

xã vùng sâu, vùng xa

Đến nay, toàn tỉnh có 81% gia đình, 57,4% làng, thôn, xóm, phố và 58,6% cơquan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu gia đình, thôn, phố, cơ quan văn hóa Bêncạnh đó hoạt động thể dục, thể thao quần chúng cũng được đẩy mạnh Phong trào

Trang 33

luyện tập thể dục thể thao thường xuyên trong nhân dân phát triển Tỷ lệ ngườitham gia tập luyện TDTT thường xuyên đạt 25%, số gia đình thể thao chiếm 21%.Thể thao thành tích cao của tỉnh cũng được duy trì và có thêm kỷ lục mới tạo têntuổi cho thể thao chuyên nghiệp của tỉnh Tỉnh Ninh Bình đã có đội bóng đá namhạng nhất và thăng hạng từ mùa giải năm 2009 (The Vissai), có đội bóng chuyềnnam (Tràng An Ninh Bình) xếp hạng đội mạnh toàn quốc, có Vận động viên điềnkinh đạt kỷ lục Sea game

Bên cạnh đó Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành cũng đã cónhiều hoạt động thiết thực hướng về cơ sở, chăm lo đời sống nhân dân Nhờ vậy,đời sống nhân dân ngày càng ổn định và được cải thiện, công tác xóa đói giảmnghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách được quan tâm Trongdịp các ngày lễ, tết, lãnh đạo tỉnh và các địa phương đã trực tiếp đi khảo sát tìnhhình đời sống dân cư vùng nghèo, đồng thời tổ chức thăm hỏi tặng quà, các giađình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn và nhân dân bị ảnh hưởng lũ lụt.Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo về vốn đầu tư sản xuất, hỗtrợ tiền cải tạo, sửa chữa nhà dột nát, khám chữa bệnh, miễn giảm học phí cho họcsinh nghèo Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động cũngđược tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, nhất là đối với khu vực nông thôn, khu vực bịthu hồi đất và 23 xã nghèo trọng điểm Mỗi năm toàn tỉnh đã giải quyết việc làmcho hàng nghìn lao động, tạo điều kiện cho hàng nghìn người được đi xuất khẩu laođộng ở nước ngoài, nhờ vậy tỷ lệ hộ nghèo đến nay chỉ còn 6,15%

Trong mục tiêu phát triển văn hoá - xã hội giai đoạn 2006 - 2020, tỉnh phấnđấu: Đến năm 2015, gần 100% người dân khu vực nông thôn được dùng nướcsạch Bộ mặt nông thôn mới có tiến bộ căn bản và hệ thống đô thị, đặc biệt là thànhphố, thị xã phát triển ở tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trongthời kỳ hội nhập và phát triển Tỉnh phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáodục trung học, 100% trường học được kiên cố hoá và chất lượng giáo dục đào tạo

có bước tiến bộ căn bản ngay trong giai đoạn 2010 - 2015 Nhanh chóng hoàn thiệnbệnh viện tuyến tỉnh, nâng cấp bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã, đảm bảophòng bệnh là chính, chữa bệnh là quan trọng Phấn đấu đạt trên 11 bác sỹ/1 vạn

Trang 34

dân, 40 giường bệnh/1 vạn dân vào năm 2020 Tăng tỷ lệ lao động động qua đàotạo và tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp bằng tỷ

lệ cả nước vào năm 2020; phấn đấu cơ bản xoá hộ nghèo (theo tiêu chí năm 2005)

và phát triển hài hoà giữa ba vùng trong tỉnh lực lượng lao động công nghiệp và dulịch được phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinhdoanh

- Qua tìm hiểu và sưu tầm thực tế ở một số cơ sở địa phương, tại huyện Yên

Khánh, Ninh Bình cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

ở khu dân cư”, nhiệm vụ xây dựng nhà văn hóa thôn, xóm tại huyện Yên Khánh

(Ninh Bình) đã được triển khai sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân, đạt được nhiềukết quả khả quan cùng sự hưởng ứng nhiệt tình từ người dân

+ Nhà văn hóa không chỉ là nơi hội họp của cán bộ, nhân dân trong thôn màcòn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, nơi gắn kết bà con nhân dântrong thôn với nhau; góp phần đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo ngườidân và cán bộ cơ sở về việc có một nơi sinh hoạt, hội họp cộng đồng rộng rãi, độclập, trở thành nét đẹp văn hóa ở mỗi khu dân cư Ngoài các hoạt động thườngxuyên được tổ chức, nhà văn hóa còn là nơi phát động và tổ chức ký giao ước thiđua giữa các tổ chức, đoàn thể, khu dân cư và người dân… thực hiện các phong

trào thi đua xây dựng “Xóm văn hóa”, “Gia đình văn hóa”, “Xóm nông thôn mới”, “Gia đình nông thôn mới”, góp phần nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn

dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

+ Đến nay, đã có 231/268 thôn, xóm, phố có nhà văn hóa, đạt tỷ lệ 86,2%.Không chỉ thực hiện tốt phong trào xây dựng nhà văn hóa, huyện Yên Khánh còn

có nhiều chủ trương, biện pháp thiết thực nhằm khai thác, nâng cao hiệu quả hoạtđộng của các nhà văn hóa thôn, xóm, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ vănhóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân

+ Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phong trào xây dựng

nhà văn hóa đã trở thành phong trào của cả cộng đồng được đông đảo người dân vàcác cán bộ, đảng viên chung sức thực hiện Kết quả là, năm 2014 toàn huyện đã có

10 thôn, xóm xây dựng nhà văn hoá, xây mới lại, sửa chữa 7 nhà văn hóa Toàn

Ngày đăng: 05/08/2016, 20:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Văn hóa Cơ sở, Các văn bản của Đảng và Nhà nước về nếp sống văn hóa, Nxb Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bảncủa Đảng và Nhà nước về nếp sống văn hóa
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
5. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóaThông tin
Năm: 2002
6. Non nước Ninh Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình (2008), Nxb Công ty cổ phần Quảng cáo Nắng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Non nước Ninh Bình
Tác giả: Non nước Ninh Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình
Nhà XB: Nxb Công ty cổ phần Quảng cáo Nắng Việt
Năm: 2008
7. Tỉnh ủy Ninh Bình – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam(2010), Địa chí Ninh Bình, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chíNinh Bình
Tác giả: Tỉnh ủy Ninh Bình – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
9. Quyết định số 1610/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/9/2011 về việc phê duyệt Chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc phê duyệt Chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa
1. Ban Chỉ đạo Trung ương (2001), Hỏi và đáp phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Khác
3. Bộ Văn hóa - Thông tin (1999), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc - Thực tiễn và giải pháp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w