1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích bản chất dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa

11 468 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 117,5 KB

Nội dung

Lời nói đầu Từ trước công nguyên, con người đã biết hợp lực để SX, chống thiên tai, thú dữ và tự tổ chức hoạt động mang tính xã hội – việc cử ra những người đứng đầu các cộng đồng người thực thi qui định chung và phế bỏ nếu họ không thực hiện qui định chung theo ý nguyện và lợi ích chung của cộng đồng. Theo tiếng Hy Lạp từ thời cổ đại, dân chủ là sự kết hơp giữa hai từ Demos + Kratos có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền làm chủ những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Dân Chủ là một hình thái nhà nước, một chế độ xã hội, trong đó thừa nhận về mặt pháp luật những quyền tự do, quyền dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân ( tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do bầu cử…). Dân Chủ được qui định thành nghĩa vụ của công dân với nhà nước và trách nhiệm của nhà nước với công dân. Dân Chủ còn được hiểu là một nguyên tắc sinh hoạt của các tổ chức chính trịxã hội, cộng đồng dân cư, theo nguyên tắc số ít phục tùng số đông, thiểu số phục tùng đa số. Dân Chủ là một phạm trù chính trị, bởi vì nó gắn liền với bản chất giai cấp thống trị XH, bảo vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị ( dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản hay còn gọi là dân chủ XHCN). Theo nghĩa này, dân chủ sẽ mất đi khi nào trong XH không còn giai cấp. Mặt khác, Dân Chủ là một phạm trù lịch sử khi gắn với chế độ nhà nước. Dân Chủ còn là thành quả đấu tranh của nhân dân lao động chống áp bức, bóc lột, đòi quyền tự do, quyền làm chủ của mình. Quyền lực thuộc về nhân dân là giá trị cao nhất của dân chủ và theo nghĩa này thì dân chủ sẽ tồn tại lâu dài khi XH còn giai cấp và nhà nước. Ở đây chúng ta cũng cần mở rộng thêm quan niệm của CN Mác – Lênin khi nói về dân chủ để từ đó có khái niện hoàn thiện hơn về dân chủ. Ông cho đó là sự kế thừa những nhân tố hợp lý, những hành động thực tiễn và nhận thức về dân chủ, và đặc biệt tán thành: Dân Chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Trong XH có giai cấp và nhà nước thì chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhà nước, mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị XH, khi có chế độ dân chủ thì luôn luôn với tư cách phạm trù lịch sử chính trị. Khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ còn có ý nghĩa là một hình thức nhà nước, có quản lý XH theo pháp luật và thừa nhận ở nhà nước đó “ quyền lực thuộc về nhân dân”. Không những thế mỗi chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực XH như: tính chất chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa mỗi quốc gia, dân tộc. Với khái niệm về dân chủ nêu trên, cho thấy ta cần tập trung vào vấn đề dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa, cụ thể hơn là xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích của bài viết này là làm sáng tỏ vấn đề này, dựa vào đó để có thể liên hệ tình hình dân chủ trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trang 1

Mục lục

Lời nói đầu 2

Phân tích bản chất dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa 3

I Bản Chất Dân Chủ: 3

II Xây Dựng CNXH Việt Nam: 5

III Đánh giá về nền dân chủ Việt Nam so với nền dân chủ trên thế giới 9

Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học và tự nghiên cứu thêm trên mạng internet 11

Tài liệu tham khảo: 11

Trang 2

Lời nói đầu

Từ trước công nguyên, con người đã biết hợp lực để SX, chống thiên tai, thú dữ và tự tổ chức hoạt động mang tính xã hội – việc cử ra những người đứng đầu các cộng đồng người thực thi qui định chung và phế bỏ nếu họ không thực hiện qui định chung theo ý nguyện và lợi ích chung của cộng đồng

Theo tiếng Hy Lạp từ thời cổ đại, dân chủ là sự kết hơp giữa hai từ Demos + Kratos có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền làm chủ những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình

Dân Chủ là một hình thái nhà nước, một chế độ xã hội, trong đó thừa nhận về mặt pháp luật những quyền tự do, quyền dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân ( tự do báo chí, tự

do ngôn luận, tự do bầu cử…) Dân Chủ được qui định thành nghĩa vụ của công dân với nhà nước và trách nhiệm của nhà nước với công dân

Dân Chủ còn được hiểu là một nguyên tắc sinh hoạt của các tổ chức chính trị-xã hội, cộng đồng dân cư, theo nguyên tắc số ít phục tùng số đông, thiểu số phục tùng đa số Dân Chủ là một phạm trù chính trị, bởi vì nó gắn liền với bản chất giai cấp thống trị XH, bảo vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị ( dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản hay còn gọi là dân chủ XHCN) Theo nghĩa này, dân chủ sẽ mất đi khi nào trong XH không còn giai cấp

Mặt khác, Dân Chủ là một phạm trù lịch sử khi gắn với chế độ nhà nước Dân Chủ còn là thành quả đấu tranh của nhân dân lao động chống áp bức, bóc lột, đòi quyền tự do, quyền làm chủ của mình Quyền lực thuộc về nhân dân là giá trị cao nhất của dân chủ và theo nghĩa này thì dân chủ sẽ tồn tại lâu dài khi XH còn giai cấp và nhà nước

Ở đây chúng ta cũng cần mở rộng thêm quan niệm của CN Mác – Lênin khi nói về dân chủ để từ đó có khái niện hoàn thiện hơn về dân chủ

Ông cho đó là sự kế thừa những nhân tố hợp lý, những hành động thực tiễn và nhận thức

về dân chủ, và đặc biệt tán thành: Dân Chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân

Trong XH có giai cấp và nhà nước thì chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhà nước, mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị XH, khi có chế độ dân chủ thì luôn luôn với tư cách phạm trù lịch sử chính trị

Khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ còn có ý nghĩa là một hình thức nhà nước, có quản

lý XH theo pháp luật và thừa nhận ở nhà nước đó “ quyền lực thuộc về nhân dân”

Không những thế mỗi chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực XH như: tính chất chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa mỗi quốc gia, dân tộc

Với khái niệm về dân chủ nêu trên, cho thấy ta cần tập trung vào vấn đề dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa, cụ thể hơn là xã hội chủ nghĩa Việt Nam Mục đích của bài viết này

là làm sáng tỏ vấn đề này, dựa vào đó để có thể liên hệ tình hình dân chủ trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 3

Phân tích bản chất dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa

Để có thể nghiên cứu được sâu và rộng hơn, ta chia bài viết này thành 3 phần:

I Bản Chất Dân Chủ:

Đó là khái niệm về dân chủ nhưng còn bản chất của nó thì như thế nào? Giữa dân chủ

XH và dân chủ tư sản có điểm gì khác biệt?

Là một chế độ XH mà ở đó dân chủ với nghĩa là toàn bộ quyền lực thuôc về nhân dân Điều đó trở thành mục tiêu của sự phát triển XH và được thực hiện trong các lĩnh vực của đời sống XH

Đó là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân Có sự thống nhất giữa tính giai cấp công nhân với tính dân tộc và tính nhân dân, do lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của dân tộc và của đại đa số nhân dân lao động

Trong đó yếu tố quan trọng bảo đảm quyền lực thật sự thuộc về nhân dân là do sự lãnh đạo của Đảng Bởi vì, ĐCS đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Với nghĩa này, dân chủ XHCN mang tính nhất nguyên về chính trị

CN Mác – Lênin quan niệm rằng: chuyên chính vô sản và dân chủ XHCN về căn bản

là thống nhất Từ ĐHĐBTQ lần thứ VII, chuyên chính vô sản gọi là nền dân chủ XHCN

Dân chủ XHCN được thực hiện toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống XH như:

Về chính trị, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: chế độ dân chủ XHCN thì bao nhiêu quyền lực là của dân, sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân Chế độ dân chủ XHCN, nhà nước XHCN… thực chất là của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân

Nhân dân được quyền làm chủ nhà nước bằng cách có quyền giới thiệu các đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ nhân viên nhà nước

Về kinh tế thì dựa trên chế độ công hữu về TLSX toàn XH đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của LLSX thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động Nhân dân được làm chủ TLSX chủ yếu của XH, nhân dân được tham gia vào quá trình quản lý SX, quá trình phân phối sản phẩm XH, không ngừng được nâng cao đời sống vật chất

Bản chất kinh tế bộc lộ đầy đủ qua quá trình ổn định chính trị, phát triển SX và nâng cao đời sống toàn XH dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mác – Lênin và sự quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước XHCN

Về tư tưởng – văn hóa thì nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác – Lênin đó là hệ tư tưởng giai cấp công nhân làm nền tảng, chủ đạo

Kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống, tiếp thu những giá trị tư tưởng, văn hóa văn minh, tiến bộ XH Nhân dân được làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần, được nâng cao trình độ văn hóa và có điều kiện để phát triển cá nhân Những cái đó sẽ trở thành mục tiêu, động lực để xây dựng CNXH Dân chủ XHCN không tùy thuộc vào cơ chế chính trị đa nguyên và sự tồn tại của đa đảng đối lập

Như vậy giữa dân chủ XHCN và dân chủ tư sản có điểm gì khác biệt?

Đây là hai trong số ba nền dân chủ tồn tại trong lịch sử loài người, dân chủ XHCN ra đời

có sự kế thừa một cách chọn lọc những thành tựu của các nền dân chủ trước đó, nhất là

Trang 4

dân chủ tư sản Tuy nhiên, hai nền dân chủ này có sự khác nhau về chất

Dân chủ XHCN là nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động, phục vụ lợi ích cho đại

đa số; còn dân chủ tư sản là nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số

Dân chủ XHCN là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân, nhưng nó phục vụ cho đa số Bởi vì, lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc; còn dân chủ tư sản mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối lâp với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Dân chủ XHCN là nền dân chủ do ĐCS lãnh đạo, nhất nguyên về giá trị; còn dân chủ tư sản do các đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo, đa đảng về chính trị

Dân chủ XHCN được thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền XHCN; còn dân chủ tư sản được thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền tư sản

Dân chủ XHCN được thực hiện trên cơ sở kinh tế là công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu; còn dân chủ tư sản được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX chủ yếu của toàn XH đó là chế độ áp bức bóc lột

Như vậy chúng ta cũng đã hiểu được sự khác biệt giữa dân chủ XHCN và dân chủ tư sản Nhưng chúng ta cũng cần quan tâm về cốt lõi bên trong của vấn đề Nó giống như một xương sống, giá đỡ để chúng ta nương tựa, sửa chữa, hoàn thiện và phát triển đất nước mình Đó là hệ thống chính trị XHCN Một đất nước muốn phát triển vững mạnh, nền kinh tế tăng trưởng thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài thì phải có nền chính trị

ổn định ( Bằng chứng là nhiệm kỳ 2002 – 2007 tổng thu nhập kinh tế cả nước tăng 8,5%

là lợi thế, điểm mạnh để chúng ta làm bàn đạp cho nhiệm kỳ 2007 – 2012 Hay sự đầu tư

từ phía Hàn Quốc khi cho khởi công xây dựng tòa nhà Vitexco với độ cao 72 tầng là tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay đã làm cho các nhà thầu cùng nhau vóc toàn bộ sức lực

để được đưa chân vào tham gia của buổi đấu thầu nhằm tranh quyền thắng thầu để thực hiện công trình qua đó đưa thương hiệu của mình ngày càng đi lên ) Vậy hệ thống chính trị XHCN là gì?

Theo lý luận của CN Mác – Lênin thì hệ thống chính trị XHCN là một chỉnh thể bao gồm: ĐCS, nhà nước XHCN, các tổ chức chính trị – XH hợp pháp, các tầng lớp nhân dân cùng các mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận đó hoạt động trên nguyên tắc bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân và nhằm mục tiêu xây dựng CNXH

Hệ thống chính trị XHCN ra đời từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước, đưa đất nước quá độ lên CNXH và được hoàn thiện dần trong quá trình xây dựng và phát triển CNXH

Hệ thống chính trị XHCN là công cụ thực hiện dân chủ XHCN Nền dân chủ XHCN hoạt động và thể hiện thực tế thông qua hệ thống chính trị XHCN

Hệ thống chuyên chính vô sản bao gồm những tổ chức, thiết chế cơ bản nhất của hệ thống chính trị XHCN

Trong đó hệ thống chính trị XHCN bao gồm ba bộ phận: ĐCS, Nhà nước XHCN, các đoàn thể cá nhân và các tổ chức chính trị – XH Ba bộ phận này có vai trò, chức năng khác nhau nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau tạo thành một chỉnh thể

ĐCS là hạt nhân của hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận lãnh đạo hệ thống chính trị ĐCS lãnh đạo XH bằng việc đề ra chủ trương, đường lối, cương lĩnh, chiến lược, sách lược trên nền tảng của CN Mac – Lênin; bằng các công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận và chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho hệ thống chính trị

Nhà nước XHCN là cơ quan thể hiện và thực hiện quyền lực của nhân dân lao động; thay mặt nhân dân lao động, được nhân dân ủy quyền, chịu trách nhiệm trước nhân dân, quản

Trang 5

lý mọi hoạt động của XH bằng hệ thống phát luật và những thiết chế nhà nước, đặt dưới

sự lãnh đạo của ĐCS và sự bảo vệ, giám sát của nhân dân

Các tổ chức chính trị – XH hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật qui định Đó là nơi làm chủ tập thể của nhân dân; là khâu trung gian nối liền ĐCS, nhà nước XHCN với quần chúng nhân dân Thông qua các tổ chức này, nhân dân giới thiệu các đại biểu của mình tham gia vào chính quyền, đóng góp ý kiến cho Đảng, nhà nước; đồng thời qua đây nhân dân thể hiện tâm tư nguyện vọng của mình với Đảng, nhà nước

Ba bộ phận này cùng với cơ chế vận hành của chúng hợp thành hệ thống chính trị XHCN, gắn bó chặt chẽ với nhau vì mục tiêu xây dựng CNXH Trong đó, nhà nước XHCN là nhân tố cơ bản nhất để thực hiện quyền lực của nhân dân

Mối quan hệ giữa ba bộ phận này trong hệ thống chính trị là cơ chế vận hành của hệ thống chính trị, trong đó mối quan hệ giữa ĐCS và nhà nước XHCN đóng vai trò quan trọng

Cơ chế tổng quát: Đảng lãnh đạo – nhà nước quản lý – nhân dân lao động làm chủ Còn hệ thống chính trị ở Việt Nam có những đặc điểm gì?

Hệ thống chính trị ở nước ta gồm ĐCSVN, Nhà nước Cộng hòa XHCNVN và các tổ chức chính trị – XH như: mặt trận Tổ Quốc, Công Đoàn, Đoàn Thanh Niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân… và mối quan hệ giữa ba bộ phận này là:

ĐCSVN là một bộ phận trong hệ thống chính trị và lãnh đạo hệ thống chính trị trên nền tảng của CN Mác – Lênin, tư tưởng HCM để đề ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chiến lược sách lược, tổng kết lý luận và thực tiễn, đào tạo đội ngũ cán bộ cho hệ thống chính trị

Nhà nước CHXHCNVN là cơ quan nắm và thực thi quyền lực của nhân dân, quản lý XH bằng hệ thống pháp luật và các thiết chế dưới luật

Các tổ chức chính trị – XH là đại diện cho các tầng lớp nhân dân, là công cụ để qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình

Vậy hệ thống chính trị XHCN ở nước ta lấy CN Mác – Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng – lý luận trong hoạt động, nhất nguyên về chính trị đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của một Đảng tiên phong của giai cấp công nhân đó là ĐCSVN, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nhân dân bầu ra các đại biểu của mình bằng hình thức trực tiếp và đại diện

II Xây Dựng CNXH Việt Nam:

Do đó để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, hệ thống chính trị ở nước ta cần phải đổi mới như thế nào?

Cương lĩnh xậy dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được ĐHĐBTQ lần thứ VII ĐCSVN thông qua có ghi rõ: “ Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” Trong hệ thống chính trị hiện nay gồm có:

ĐCSVN, nhà nước, mặt trận Tổ quốc VN và các đoàn thể nhân dân… giữ những vai trò khác nhau nhưng cùng tạo thành một khối thống nhất nhằm xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý XH, bảo vệ chế độ XHCN

Trước hết đối với ĐCSVN thì tiếp tục cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức Đảng phải đề ra được chủ trương,

Trang 6

đường lối phù hợp với thực tiễn cách mạng VN trong từng thời kỳ cách mạng, đồng thời phải lãnh đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra Muốn vậy, Đảng phải đổi mới tư duy lý luận gắn với đổi mới tổ chức cán bộ, đổi mới sinh hoạt Đảng theo hướng dân chủ, giáo dục, đào tạo, đào tạo lại và rèn luyện đội ngũ cán bộ, Đảng viên, nhất là những người giữ trọng trách trong bộ máy Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị – XH Quá trình chỉnh đốn Đảng phải dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ ( chẳng hạn như thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương và Đại hội Đảng toàn quốc, tập thể lãnh đạo còn cá nhân phụ trách )

Thế quan hệ của Đảng và Nhà nước ra sao? Đảng lãnh đạo nhà nước thể chế hóa và thực hiện đường lối của Đảng thông qua pháp luật, hệ thống chính sách nhà nước, chính vì thế

mà Đảng tự tuyên bố Đảng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước, không choán quyền quản lý của nhà nước

Còn đối với nhà nước thì tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, trên cơ sở những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất đổi mới hoạt động của Quốc hội bằng cách tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu là hoạt động lập pháp và hoạt động giám sát Từng bước xây dựng và ban hành hệ thống văn bản luật pháp bảo đảm tính pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan này

Thứ hai là cải cách hành chính một cách cơ bản, trong đó có các thủ tục hành chính, cải cách bộ máy nhà nước, công chức, thể chế và tổ chức thực hiện, ngăn chặn tệ quan liêu, tham nhũng, hối lộ…

Thứ ba là đối với các cơ quan tư pháp, cần từng bước xây dựng ban hành hệ thống văn bản, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan này nhằm bảo vệ luật pháp, kỷ cương

XH, lợi ích chính đáng của các tổ chức và công dân

Thứ tư là trong quan hệ Nhà nước với Đảng thì nhà nước chịu sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt, đồng thời yêu cầu mọi Đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Đối với các tổ chức chính trị – XH thì cần đổi mới cho phù hợp với tình hình trong nước

và thế giới

Đổi mới hình thức và phương pháp hoạt động để lôi kéo quần chúng tham gia đông đảo, phát huy trí tuệ và sự đóng góp của nhân dân vào phát triển đất nước

Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cho các tổ chức để đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ mới

Cần hướng mạnh về cơ sở, phát triển tổ chức, tăng cường sinh hoạt cơ sở để nhân sức mạnh to lớn của nhân dân trên nền tảng của Quy chế dân chủ cơ sở ban hành năm 1998 Trong đổi mới phải gắn nội dung chính trị với các hoạt động kinh tế, XH của các đoàn thể để tạo động lực thúc đẩy sức mạnh của nhân dân Mặt khác, hoàn thiện các bộ luật để vừa tăng cường quản lý về mặt nhà nước đối với các tổ chức này, vừa phát huy được sức mạnh của các tổ chức

Như thế khi đổi mới hoạt động của các bộ phận, mối quan hệ trong hệ thống chính trị của nước ta cần lưu ý những điều gì?

Trước tiên là mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta là xây dựng, củng cố và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động

Phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng với vai trò quản lý của nhà nước cũng giống như chức năng, nhiện vụ của ba cơ quan nhà nước là lập pháp, hành pháp và tư pháp Thứ hai là yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị XH Nhằm đảm bảo ổn định chính trị, XH

để phát triển kinh tế, văn hóa, XH

Trang 7

Tăng cường vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò và hiệu lực lãnh đạo của nhà nước

Đảm bảo đất nước phát triển đúng định hướng XHCN

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần lưu ý những điểm như:

Khắc phục lối nhìn hẹp hòi, đối lập, máy móc giữa dân chủ tư sản với dân chủ XHCN, từ

đó phủ nhận sạch trơn mọi tiến bộ của dân chủ tư sản

Phê phán luận điểm ca ngợi một chiều d6n chủ tư sản với hình thức tam quyền phân lập, coi đó là đỉnh cao của nền dân chủ, từ đó có ý định cải cách nhà nước của ta theo tư tưởng tam quyền phân lập

Phê phán quan điểm cho rằng chỉ có đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có dân chủ Chống tệ quan liêu trong bộ máy nhà nước và trong đội ngũ cán bộ, công thức; tránh hình thức trong cải cách hành chính

Khắc phục bệnh hình thức trong sinh hoạt của các đoàn thể nhân dân

Ngoài ra có một bộ phận trụ cột không thể thiếu trong hệ thống chính trị XHCN đó là nhà nước XHCN

Nhà nước XHCN là một trong những tổ chức chính trị cơ bản nhất của hệ thống chính trị XHCN, là công cụ quản lý mà Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra

để thực hiện quyền và lợi ích của nhân dân lao động để giai cấp công nhân và Đảng lãnh đạo Xh

CN Mác – Lênin cho rằng nhà nước XHCN thống nhất về căn bản với nhà nước chuyên chính vô sản về bản chất, mục tiêu, vai trò, chức năng, hoạt động theo nguyên tắc, pháp luật, chính sách…

Trước hết là về bản chất, thì trong XH xó giai cấp nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị XH; còn nhà nước XHCN mang bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc

Đảng và Hồ Chủ Tịch cho rằng: nhà nước của ta là nhà nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền lực đều ở nơi dân, là nhà nước của dân, do dân và vì dân

Về chức năng thì nhà nước XHCN có hai chức năng cơ bản là bạo lực trấn áp và tổ chức xây dựng, trong đó chức năng tổ chức xây dựng là chức năng cơ bản nhất Vì nó thể hiện

sự tập trung ở việc quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống XH chủ yếu bằng pháp luật, chính sách, pháp chế XHCN và thông qua hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước từ Trung ương đến cơ sở Còn chức năng chuyên chính của nhà nước XHCN được thực hiện đối với mọi tội phạm và mọi kẻ thù để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước, giữ vững

ổn định chính trị và trật tự an toàn XH, tạo ra những điều kiện cơ bản để mở rộng dân chủ trong nhân dân

Về nhiệm vụ thì nhà nước cần quản lý, xây dựng và phát triển nền kinh tế, xây dựng cơ

sở vật chất kỷ thuật cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân

Nhà nước cũng cần quản lý văn hóa XH, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân…đó là về phần đối nội Còn đối ngoại thì mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau cùng có lợi đối với nhân dân các nước trên thế giới Trấn áp mọi âm mưu và hành động phá hoại của kẻ thù trong và ngoài nước, bảo vệ những thành quả cách mạng

Và việc mà chúng cần phải làm hiện nay đó là cải cách nhà nước trong quá trình đổi mới

hệ thống chính trị ở Việt Nam

ĐH lần thứ IX ĐCSVN đã đặc biệt chú ý việc lãnh đạo quá trình cải cách nhà nước ta

Trang 8

theo hướng chung là: xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của

ĐCSVN

Đảng ta chỉ rõ: “ Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, do dân , vì dân Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thưc hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp… Cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước.”

Trước hết, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ta Quốc hội là do cử tri

cả nước trực tiếp bầu ra bằng bỏ phiếu kín Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ lớn nhất của Quốc hội là nghiên cứu, thống nhất để ban hành Hiến pháp và hệ thống pháp luật, pháp chế XHCN

Vì vậy, để đổi mới hoạt động của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp thì cần phải nâng cao năng lực am hiểu về lập pháp, lập quy…của các cơ quan và các đại biểu của Quốc hội nhất là đại biểu chuyên trách Nghị quyết hội nghị trung ương 7 khóa 8 viết: “ Đổi mới quy trình chuẩn bị và thông qua các dự án luật tại kỳ họp quốc hội, xây dựng luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, xác định rõ cơ chế giám sát đối với chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, VKS nhân dân tối cao, từng buớc tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách, coi trọng việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình xây dựng pháp luật và chuẩn bị những quyết sách của Quốc hội.”

Trên cơ sở đổi mới quốc hội mà kiện toàn, nâng cao năng lực và hiệu quả của các cấp HĐND với những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung cụ thể gắn với các địa phương cơ sở

Chính phủ và hệ thống cơ quan hành pháp gắn trực tiếp nhất với quá trình cải cách hành chính cảu nhà nước ta Đây là một nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, quyền lực của nhân dân trên thực tế của mọi lĩnh vực

XH

Cải cách hành chính phải đồng bộ về thể chế, tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức… Trong cải cách thể chế hành chính, trước hết là cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan trực tiếp với công dân và với doanh nghiệp Đổi mới việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và thi hành pháp luật…cho rõ ràng, thống nhất, chặt chẽ

và dễ thực hiện hơn, có hiệu quả hơn

Cải cách bộ máy hành chính trước hết là bố trí lại cơ cấu tổ chức chính phủ cho tinh-gọn, năng động và quản lý vỹ mô có hiệu quả hơn Từ đó điều chỉnh cơ cấu cán bộ, Ngành, UBND các cấp theo hướng gọn nhẹ, năng động, hiệu quả trong thực thi pháp luật, chính sách, kế hoạch…phục vụ phát triển kinh tế trên cả nước Từng bước hiện đại hóa cơ quan hành chính các cấp trong đó có vấn đề vai trò, hoạt động “ hành chính công”

Tiếp theo là đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước Trước hết

là nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công chức theo yêu cầu mới của cải cách nhà nước Đồng thời đổi mới việc quản lý đánh giá cán bộ, công chức; sử dụng đãi ngộ cán bô, công chức

Nhà nước ta đã có “ chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 2001-2010”, tăng cường vai trò lãnh đạo của trung ương Đảng và các cấp ủy Đảng đối với mọi mặt tổ chức và hoạt động của nhà nước ta trong quá trình cải cách nhà nước, sao cho đúng định

Trang 9

hướng: nhà nước ta ngày càng vững mạnh, thể hiện trên thực tế là nhà nước pháp quyền XHCNVN của dân, do dân và vì dân

III Đánh giá về nền dân chủ Việt Nam so với nền dân chủ trên thế giới

Nhìn chung cục diện trên toàn thế giới về vấn đề dân chủ, nhân quyền có chiều hướng nhân rộng và có tính ràng buộc chặt chẽ hơn Điều này có lợi và ảnh hưởng đến vấn đề dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam

Chúng ta thấy mới hơn chục năm mà tình hình thế giới biến chuyển và thay đổi rõ nét như vấn đề sụp đổ của phe XHCN và làn sóng dân chủ ở một loạt nước Đông Âu làm sụp

đổ chế độ vi phạm nhân quyền ghê tởm nhất của thời đại tại ngay hang ổ của bọn độc tài Đảng trị ở Điện Kremlin nơi mà các Đảng đàn em lúc nào cũng tự hào về cái gọi là

“Thành trì của CNCS thế giới” Đồng thời với việc thống nhất hai Nhà nước Đức và một loạt các quốc gia Đông Âu khác , ở đó chế độ độc tài Cộng Sản đã phải ra đi Kế vào đó

là các cuộc Cách mạng màu

Quay sang Châu Á ta thấy một số chế độ độc tài đẫm máu cũng phải ra đi nhường chỗ cho chế độ Dân chủ hơn nhiều như ở Ápganitstan và I Rắc Còn ở Miến Điện, tuy cuộc biểu tình của nhân dân và các tăng ni chưa đuổi được chế độ quân sự độc tài nhưng những ngày gần đây đã làm cho chế độ độc tài quân sự phải cuống cuồng sợ hãi và có một số đối thoại với những nhà bất đồng chính kiến, nhà sư và với đại diện của nhân dân Cuộc nổi dậy đòi hỏi dân chủ lần này ở Miến Điện đã gây tiếng vang trên toàn thế giới

Nó cổ vũ cho một số nước chưa có nền dân chủ tự do tiến bộ

Âm hưởng của cuộc nổi dậy của nhân dân, tăng ni phật tử Miến Điện đã làm cho các Tổ chức nhân quyền, các quốc gia văn minh phải vào cuộc để tìm cách gây áp lực chính trị buộc nhà cầm quyền quân sự Miến Điện phải tôn trọng những quyền cơ bản của người dân Miến Điện là dân chủ và nhân quyền

Tiếp theo Miến Điện là Bắc Triều Tiên là một nước theo chế độ độc tài Đảng trị Cộng Sản cũng đã phải thay đổi theo xu hướng có lợi cho nhân dân hai miền Nam - Bắc Triều Tiên đối thoại thay vì đối đầu, trước sau gì cũng đi đến thống nhất đất nước theo xu hướng chế độ dân chủ thực sự

Hiện nay còn lại một số nước Cộng Sản và độc tài còn cai trị như Việt Nam , Lào , Cu Ba

và I Ran vv… Chúng ta thấy quan trọng hơn cả là Iran và Việt Nam Nếu hai nước này thay đổi hay biến chuyển thì các nước còn lại cũng sẽ thay đổi, mặc dù hai nước này cứng rắn tuyên bố và cố tình kéo dài ngày tàn của chế độ độc tài Đảng trị bằng cách đàn

áp những người đấu tranh cho dân chủ ôn hoà bất bạo động, họ biến cả đất nước thành một trại giam khổng lồ Họ dùng mọi phương pháp đểu giả, ti tiện nhất để đạt được mục đích là giữ bằng được những quyền lợi của bè đảng, phe lũ, sống xa xỉ trên đầu nhân dân Ngày nay các quốc gia văn minh, các tổ chức nhân quyền thế giới không bỏ qua những

Trang 10

hành vi đàn áp dã man của các chính quyền độc tài, Liên Hiệp quốc và các Chính phủ, các tổ chức quốc tế đã và đang tập trung giải quyết, thương lượng và gây sức ép buộc các chính quyền các nước độc tài , các nước định vũ trang quốc phòng bằng chương trình hạt nhân, chuyển hoá sang chế độ dân chủ đa đảng Bầu cử tự do, báo chí tự do, ngôn luận tự

do, tôn giáo tự do Đồng thời ngăn chặn việc các nhà cầm quyền độc tài đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, ủng hộ phong trào đòi hỏi công bằng xã hội của các tầng lớp nhân dân trong đó đi đầu là các phong trào của sinh viên, học sinh, công nhân và mọi tầng lớp khác trong xã hội Việc hội nhập vào các

tổ chức quốc tế là điều cần phải có cho các chính thể Là hai mặt của một vấn đề: có lợi

và bất lợi cho chính thể độc tài nhưng cũng có phần tạo đà cho các phong trào dân chủ ở trong nước

Cuối cùng còn lại một nước độc tài cộng sản Trung Quốc theo XHCN mang màu sắc Trung Quốc đối lập và khác với các nước độc tài: độc tài cộng sản Cho nên nó có sự phân hoá khác biệt

Như vậy trên cục diện toàn cầu, chúng ta nhìn lại Việt Nam, tình hình cụ thể ra sao ?

Ở Việt Nam ngày nay do Đảng cộng sản cai trị, họ tập trung các quyền lực trong tay và

họ tập trung đàn áp, cô lập, sách nhiễu các nhà bất đồng chính kiến và các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ, các phong trào nổi dậy của nông dân, của các bộ tộc thiểu số, của các tôn giáo không chịu chấp nhận thứ “ Tôn giáo quốc doanh” do Đảng cộng sản nặn ra

Do vậy vấn đề cấp bách hiện nay là mọi tầng lớp, mọi tôn giáo, mọi phong trào đòi hỏi công bằng xã hội, dân chủ và nhân quyền, mọi tổ chức hãy đoàn kết lại cùng đứng chung một hàng ngũ đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả lại những gì mà Hiến pháp đã quy định , đòi phải bỏ điều 4 trong Hiến pháp năm 1992 Trong nội dung điều 4 của Hiến pháp năm

1992 Đảng cộng sản không thèm trưng cầu dân ý Tự xưng là người đại diện cho các dân tộc, các tầng lớp, các tôn giáo, các giai cấp để rồi Đảng cộng sản ngồi xổm trên Hiến pháp, nhổ toẹt vào cái luật pháp mà chính Đảng cộng sản đã soạn thảo và bắt mọi công dân phải chấp hành

Nhân dân Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền bằng các hành động cụ thể như đình công, bãi công bãi thị, đòi hỏi quyền sống, quyền được tự do ngôn luận, quyền được tự do thờ phụng, quyền được ra báo chí tư nhân, quyền được bầu

cử tự do dân chủ đích thực Quyền được mít tinh, biểu tình mà không phải xin phép bọn cầm quyền bất lương

Những nhà tranh đấu cho dân chủ và các phong trào phản kháng trong nước cùng đoàn kết với các phong trào đấu tranh của người Việt ở hải ngoại bất kể xu hướng nào, tôn giáo nào, chủ nghĩa nào, Đảng phái nào, tầng lớp nào cùng đứng chung trong mặt trận DÂN CHỦ TỰ DO CHO VIỆT NAM Đồng thời chúng ta cùng nhau vận động các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các đoàn thể xã hội, tôn giáo các quốc gia và quốc tế ủng hộ và làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam tự do

Ngày đăng: 10/08/2016, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w