Làm thế nào để lãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ nước nhà trong điều kiện kinh tế thị trường để văn hoá văn nghệ vẫn thực hiện được sứ mạng cao cả là bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, làm giàu đẹp thêm cuộc sống con người Việt Nam.Nghiên cứu vấn đề lãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Khái quát chung về luận án
Vận dụng mĩ học Mác-Lênin để nghiên cứu vấn đề của luận án, chúng tôi xuất phát từnhững căn cứ sau:
Đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng mỹ học Lênin luôn khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với lĩnh vực văn hoá văn nghệ.Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay công khai thừa nhận sự lãnh đạo của mình đốivới văn hoá văn nghệ, đồng thời tìm mọi cách phát huy tự do sáng tạo nghệ thuật, bằng nhiềubiện pháp nâng cao trình độ thẩm mỹ và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân
Mác-Để phát huy mọi khả năng sáng tạo nghệ thuật, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính tíchcực của chủ thể thẩm mỹ, có thể hướng hoạt động văn hoá văn nghệ tới những gì tốt đẹp nhất,Đảng phải nắm vững những đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật, xử lý đúng đắn mối quan hệ đặcthù của chủ thể thẩm mĩ và khách thể thẩm mĩ, phải vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm mỹ họcMác- Lênin Có như vậy thì mục tiêu về xây dựng một nền văn hoá tiến bộ mới được thực hiệntrên thực tế, là khi đất nước đã chuyển sang giai đoạn mới có sự tác động của kinh tế thị trường.Đây là một trong những vấn đề quan trọng của quá trình đổi mới ở nước ta mà nhiều vănkiện của Đảng từng đề cập đến
Theo tinh thần đó, luận án vận dụng những quan điểm mỹ học Mác-lênin, nguyên lý Đảng, tínhgiai cấp để nghiên cứu vấn đề về sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với vănhoá văn nghệ không chỉ như một phạm trù lý luận thuần tuý mà còn là một phạm trù thực tiễntrong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới ở nước ta hiện nay Theo nhận thức của chúng tôi,nếu mở rộng đối tượng của mỹ học Mác-Lênin, cần quan tâm cả vấn đề lãnh đạo và quản lý vănhoá văn nghệ; những người nghiên cứu mĩ học Mác-Lênin cần tham gia giải quyết vấn đề về sựlãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực của cái đẹp, lĩnh vực có tính đặcthù này
2 Lý do chọn đề tài:
Để nâng cao chất lượng sống, cần quan tâm không chỉ đến lĩnh vực sản xuất vật chất màcòn phải quan tâm thích đáng đến lĩnh vực sản xuất tinh thần Làm cho văn hoá văn nghệ pháttriển sẽ góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của con người Bởi trong đời sống conngười, văn hoá văn nghệ là nhu cầu không thể thiếu Xã hội càng tiến lên, nhu cầu văn hoá củacon người càng phát triển
Từ ngày có Đảng và sau đó, từ khi có chính quyền, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coiVăn hoá văn nghệ là một bộ phận khăng khít của cách mạng, đồng thời bằng tác động lãnh đạo
và quản lý luôn tạo điều kiện cho văn hoá văn nghệ phát triển
Trang 2Từ năn 1986, đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển sangvận hành theo cơ chế thị trường Công cuộc đổi mới này làm biến đổi nhiều mặt trong đời sống
xã hội, tác động mạnh mẽ đến văn hoá văn nghệ, làm nảy sinh nhiều vấn đề mới về lãnh đạo vàquản lý trên lĩnh vực này
Những nhận thức lý luận về lãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ vốn có đã bộc lộ nhữngđiều không còn hoàn toàn phù hợp trước tình hình mới, không đáp ứng thoả đáng những yêucầu mới Việc điều chỉnh, bổ sung nhận thức lý luận về văn hoá văn nghệ, về lãnh đạo và quản lývăn hoá văn nghệ đang được đặt ra như một nhu cầu bức thiết
Đi sâu vào đời sống văn hoá văn nghệ nước ta trong những năm từ sau Đại hội Đảng toànquốc lần thứ VI đến nay có thể thấy rằng: với đường lối đổi mới của Đảng, các nguồn lực, cáctiềm năng văn hoá văn nghệ đã và đang được khai thác, thúc đẩy và phát triển, đã và đang làmbiến đổi mạnh mẽ hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá nghệ thuật
Trong đời sống văn nghệ nước ta, bên cạnh những chuyển biến mới vẫn còn nhiều tồn tại,các nguồn lực văn hoá văn nghệ đang đòi hỏi cơ chế, chính sách thích hợp hơn để tiếp tục pháthuy tiềm năng sáng tạo, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần không ngừng phát triển
Phải lãnh đạo và quản lý như thế nào trong tình hình nhiều sản phẩm tinh thần thông quathị trường văn hoá để đến với những người có nhu cầu? Phải xử lý như thế nào quan hệ giữahiệu quả xã hội của sản phẩm nghệ thuật và hiệu quả kinh tế? Phải có những đối sách như thếnào với những tác phẩm nghệ thuật nghiêm túc, thực sự có giá trị về tư tưởng và nghệ thuậtnhưng không có điều kiện thu lợi trực tiếp trên thị trường và những sản phẩm nghệ thuật làm ramột cách dễ dãi để chiêu nịnh mọi dạng thị hiếu, kể cả những thị hiếu thấp kém tầm thường, xarời quan điểm mĩ học Mác-Lênin Làm thế nào để phát đến mức cao nhất tác động tích cực vàhạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của thị trường văn hoá? Có phải việc sản xuấtnghệ thuật hoàn toàn do thị trường lựa chọn và sự nghiệp văn hoá văn nghệ có thể để cho thịtrường hướng dẫn? Vai trò của Nhà nước ở đây như thế nào Định hướng ra sao trong tình hìnhvăn hoá văn nghệ phát triển ngày càng đa dạng theo tinh thần dân chủ ?
Câu hỏi chung nhất ở đây là làm thế nào để lãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ nướcnhà trong điều kiện kinh tế thị trường để văn hoá văn nghệ vẫn thực hiện được sứ mạng cao cả
là bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, làm giàu đẹp thêm cuộc sống con người Việt Nam ?cần tìm câu trả lời để có phần xây dựng những căn cứ khoa học cho việc đề ra những giải phápcủa Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng vền văn hoá Việt Nam dân tộc, hiện đại, nhân văn
Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài này Nghiên cứu vấn đề lãnh đạo và quản lý văn hoá vănnghệ trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mang ý nghĩa lý luận vàthực tiễn cấp thiết
3 Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trang 3Từ nhiều năm nay, vấn đề Đảng lãnh đạo văn hoá văn nghệ được nhiều nhà nghiên cứuquan tâm Riêng trong những năm từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, nhiều côngtrình ra đời để tìm tòi phương pháp thúc đẩy văn hoá văn nghệ phát triển trong quá trình đổi mớicủa đất nước Đó là các công trình "phấn đấu sáng tạo theo đường lối văn nghệ của Đảng" củacác tác giả Hoàng Trinh, Hà Minh Đức, Lê Bá Hán và Vũ Đức Phúc (1986), "văn hoá văn nghệdưới ánh sáng Đại hội VI của Đảng" của Trần độ (1987) "Một số vấn đề trong công tác quản lývăn hoá nghệ thuật hiện nay" (1990) và "5 năm văn hoá văn nghệ đổi mới" (1986-1990) (1991)
do Từ Sơn chủ biên, "Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới" do Hà Minh Đứcchủ biên (1991), v.v
Những công trình đó chủ yếu đề cập đến những vấn đề về đường lối văn hoá văn nghệ,
về sự lãnh đạo của Đảng và một phần nào về sự quản lý của Nhà nước theo tinh thần Đại hội Vcác sách trên chưa nghiên cứu sâu vấn đề lãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ trong điều kiệnkinh tế thị trường
Gần đây, ở một số hội thảo khoa học, trên một số báo và tạp chí, vấn đề lãnh đạo và quản
lý văn hoá văn nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường được bàn luận Ở những mức độ và vớinhững góc độ khác nhau, sự bàn luận ngày một sôi nổi hơn Nhưng theo tài liệu đã công bố màchúng tôi tiếp cận được thì chưa có tài liệu nào trực tiếp nghiên cứu vấn đề lãnh đạo và quản lývăn hoá văn nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường
Cuốn "Văn hoá xã hội chủ nghĩa" của Khoa Văn hoá xã hội chủ nghĩa Học viện Nguyễn áiQuốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) xuất bản năm 1991, trong phần "Sự lãnhđạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trên lãnh vực văn hoá văn nghệ", tuy tiếp cận đường lối,cương lĩnh của Đảng sau Đại hội VII nhưng cũng chưa đi sâu vấn đề lãnh đạo, quản lý văn hoávăn nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Ở một số nước trên thế giới như Liên bang các quốc gia có chủ quyền SNG, Trung Quốc
và một số nước khác, một số nhà nghiên cứu văn hoá văn nghệ cũng dành sự quan tâm cho vấn
đề thị trường và văn hoá Trong các tài liệu mà chúng tôi có được cho thấy các nhà nghiên
cứu văn hoá văn nghệ của các nước xã hội chủ nghĩa chuyển sang cơ chế kinh tế thị trườngcũng đang tìm hiểu bản chất của mối quan hệ kinh tế và văn hoá trong điều kiện kinh tế thịtrường
Tình hình trên đây là những gợi mở khoa học và là nguồn tư liệu rất có ý nghĩa giúp chúngtôi nhiều trong quá trình nghiên cứu
4 Mục đích và nhiệm vụ của luận án:
Mục đích: Luận án nhằm giải quyết một số vấn đề lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng và quản lý của Nhà nước đối với văn hoá văn nghệ trong điều kiện mới
Trang 4Nêu ra những giải pháp chủ yếu về lãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ nhằm xây dựng
và phát triển nền văn hoá văn nghệ Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Phân tích những nét bản chất nhất của hoạt động văn hoá văn nghệ trong điều kiện kinh
tế thị trường ở nước ta làm căn cứ thực tiễn cho việc đề ra những giải pháp về lãnh đạo và quảnlý
- Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hoá văn nghệ;
- Thực tiễn sáng tác và lưu hành sản phẩm văn hoá văn nghệ;
- Sự tiếp nhận của công chúng
Nhưng dù nghiên cứu sản phẩm văn hoá văn nghệ, công chúng đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước, thì đối tượng nghiên cứu của luận án vẫn là mối quan hệ qua lại giữa chúng chứ không phải bản thân chúng.
b) Nguồn tài liệu:
Nguồn tài liệu mà chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu là:
- Các tài liệu, văn bản Nghị quyết, quyết nghị của Đảng và Nhà nước liên quan đến vănhoá văn nghệ;
- Các tài liệu khảo sát thực tế;
Trang 5- Báo cáo tổng kết chuyên ngành;
- Báo, tạp chí của trung ương và một số địa phương;
- Những công trình khoa học có liên quan;
- Tiếp xúc với cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hoá văn nghệ ở trung ương và địa phương,nhà nghiên cứu văn hoá, và nghệ sĩ
c) Phương pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ quan điểm hệ thống, lịch sử và phát triển của phương pháp luận triết họcMác- Lênin để nghiên cứu thực tiễn, luận án đã khảo sát, miêu tả đối tượng theo phương pháplịch sử và lô gíc
Do nội dung của luận án có liên quan đến nhiều lĩnh vực và quan hệ giữa các lĩnh vực đó(như chính trị với văn hoá văn nghệ, văn hoá văn nghệ và kinh tế, cơ chế thị trường và nhữngthuộc tính của quá trình sáng tạo) nên luận án đã cố gắng áp dụng phương pháp tổng hợp, liênngành
d) Giới hạn vấn đề:
Hoạt động văn hoá văn nghệ bao gồm nhiều loại hình Mỗi loại hình hoạt động văn hoávăn nghệ đều có nét đặc thù Luận án không đi vào từng loại hình mà tập trung nghiên cứunhững tác động chi phối hoạt động văn hoá văn nghệ từ góc độ lãnh đạo và quản lý
Những giải pháp mà luận án nêu là những giải pháp chung về hoạt động lãnh đạo và quảnlý; còn với từng loại hình cần có giải pháp riêng, luận án chưa có điều kiện đề cập tới
Luận án giới hạn phạm vi khảo sát hoạt động văn hoá văn nghệ trên một số hoạt động chủyếu về sáng tác, phổ biến, lưu hành sản phẩm văn hoá văn nghệ từ 1986 (từ khi có đường lối đổimới của Đảng và đất nước chính thức bước sang vận hành theo cơ chế thị trường) đến tháng6/1993 (thời gian thực hiện của luận án)
e) Cái mới và đóng góp của luận án:
Đi vào một vấn đề cơ bản, nhưng lại được đặt ra trong điều kiện mới và có không ít tài liệu
đề cập đến, cái mới về mặt khoa học của luận án là nghiên cứu vấn đề một cách có hệ thống,
từ góc độ lãnh đạo và quản lý Trước nay, khi nghiên cứu vấn đề về sự lãnh đạo và quản lý
văn hoá văn nghệ trong nước, nhiều công trình thường chỉ quan tâm đến vấn đề về mối quan hệgiữa chính trị và văn nghệ; luận án này, ngoài cách tiếp cận đó còn khai thác khía cạnh kinh tếcủa vấn đề và lý giải vấn đề trong mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá
Những kiến giải của luận án nhằm đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn giúp cơ quanlãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ vừa phát huy các lực lượng văn hoá theo hướng xã hộihoá trong điều kiện kinh tế thị trường, vừa đảm bảo quan điểm mỹ học Mác- Lênin
Trang 66 Kết cấu của luận án: Ngoài phầm Mở đầu, Kết luận, luận án có ba chương Cuối cùng
là một danh mục Tài liệu tham khảo gồm 167 tài liệu (sách, báo, tạp chí) đã được công bố và một
số báo cáo chuyên ngành nội bộ
CHƯƠNG I
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI VĂN HOÁ VĂN NGHỆ - LỊCH SỬ VÀ KINH NGHIỆM
I Đòi hỏi khách quan về sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ.
Ngay từ khi xã hội loài người chưa phân chia giai cấp, chưa biết đến đảng phái chính trị thì
đã có văn hoá Văn hoá tồn tại như một phương thức để con người nhận thức, duy trì và pháttriển cuộc sống của mình Văn hoá phát triển do con người, vì con người Văn hoá trường tồncùng nhân loại
Lịch sử cho thấy rằng, bất cứ lực lượng xã hội - chính trị nào muốn tác động tích cực vàoquá trình phát triển đều phải nắm lấy văn hoá Khi xã hội có những chuyển biến lớn lao thì lựclượng tiên phong lại càng coi trọng vai trò của văn hoá Các chính đảng có sứ mệnh lãnh đạo xãhội xưa nay đều sử dụng văn hoá văn nghệ như là một vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh giaicấp trên mặt trận tư tưởng Dù công khai hay che giấu việc sử dụng văn hoá văn nghệ như là lợikhí đều được các lực lượng chính trị sử dụng một cách có ý thức, có tổ chức
Điều này có căn rễ sâu xa từ bản chất và chức năng của văn hoá văn nghệ : trong xã hội
có giai cấp, văn hoá văn nghệ tất có tính giai cấp Văn hoá văn nghệ không phụ thuộc vào chínhtrị của giai cấp này sẽ phụ thuộc vào chính trị của giai cấp khác
Lịch sử cũng cho ta kinh nghiệm: giao lưu văn hoá giữa các nước là con đường tốt nhất đểtăng cường hiểu biết, tăng cường tình đoàn kết và hữu nghị giữa các dân tộc, làm phong phú lẫnnhau giữa các nền văn hoá Ngược lại, kẻ xâm lược cũng có thể thực hiện các cuộc xâm lăngbắt đầu từ văn hoá
Trong suốt nghìn năm đô hộ nước ta, phong kiến phương Bắc một mặt tìm cách tiêu huỷvăn hoá Việt Nam (bằng cách đốt sách, đục bia, phá hoại các định hướng xã hội chủ nghĩa tíchlịch sử, nghệ thuật ), mặt khác tìm cách áp đặt văn hoá Trung Hoa vào nước ta trên nhiều lĩnhvực (tổ chức xã hội, phong tục tập quán ), nhằm "đem thi thư để biến tục nước, lấy lễ nhạc đểsửa lòng người"; nhằm đồng hoá cả con người và nền văn hoá Việt Nam
Thực dân Pháp khi xâm lược nước ta đã truyền bá văn hoá Pháp sang Việt Nam nhằmgây ảnh hưởng về tinh thần, nắm lấy trí thức và thanh niên; lợi dụng phong tục, tập quán lạc hậu
ở nước ta để áp bức, bóc lột, kìm hãm bước tiến của nhân dân ta
Nhảy vào Đông Dương, phát xít Nhật cũng lợi dụng văn hoá để tuyên truyền chủ nghĩa ĐạiĐông Á, lôi kéo trí thức, văn nghệ sĩ nước ta phục Nhật, theo Nhật, sử dụng mọi phương tiện vănhoá để phục vụ cho chế độ thống trị của chúng
Trang 7Xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ sử dụng mọi hình thức văn hoá để tô vẽ cho bộ mặt quốcgia giả hiệu và bè lũ tay sai, ru ngủ và nô dịch nhân dân, phá hoại tâm hồn, tình cảm của thanhniên, hướng thanh niên vào con đường sống không đạo đức, không lý tưởng, không Tổ quốc, vìcuộc sống hưởng lạc mà có thể bán lại đồng bào.
Những hoạt động phản văn hoá của bọn thực dân, phát xít, đế quốc xâm lược đã để lạinhững hạu quả nặng nề trong đời sống văn hoá của một bộ phận nhân dân và thanh niên ta
Và ngày nay, trong khi có lý thuyết cho rằng nền văn hoá nhân loại đang giải hệ tư tưởngthì cuộc đấu tranh giữa hai hệ tư tưởng Mác- Lênin và hệ tư tưởng tư sản trên lĩnh vực văn hoávăn nghệ lại quyết liệt hơn bao giờ hết Tiến hành diễn biến hoà bình, chủ nghĩa đế quốc luôn lấy
tư tưởng, ý thức làm khâu đột phá, bên ngoài tuyên truyền không có đối đầu tư tưởng nhưng bêntrong thì vấn đề "đối đầu hệ ý thức và hệ tư tưởng, tăng cường tuyên truyền để ngăn chắn sựthâm nhập của các quan niệm thuộc hệ tư tưởng và ý thức cộng sản"(1) Lại là một nội dung kếtcấu nên chiến lược toàn cầu của Mỹ Bên ngoài tuyên truyền không có đối đầu tư tưởng nhưngbên trong lại ngầm đưa lực lượng chống chủ nghĩa cộng sản vào trong lòng cộng sản, biếnnhững nơi này thành trận địa chống cộng với sự phối hợp từ bên ngoài, tăng cường tuyên truyền
cả bên trong và bên ngoài nước cộng sản để chuyển hoá lực lượng "từ đỏ sang xanh" là phươngsách không có xa lạ gì của lực lượng chống chủ nghĩa xã hội Điều đó góp phần cắt nghĩa về lao
"diễn biến hoà bình" từ một tư tưởng chỉ đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ đã trở thành mộtchiến lược của chủ nghĩa đế quốc nhằm thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa
Trong cuốn "1990- chiến thắng không cần chiến tranh", một cuốn sách được suy nghĩ vàviết trong 40 năm, cựu tổng thống Mỹ Ních Xơn đã không hề giấu diếm mục đích chống chủnghĩa xã hội: "biện pháp của chúng ta để tiến hành cạnh tranh hoà bình ngay trên đất Liên Xô là
bằng những chương trình phát thanh và trao đổi văn hoá Tuy các chương trình phát thanh
của ta (Mỹ) không thúc giục nổi loạn bạo động, song ta phải làm sao cho nó chú ý tới vấn đềchủng tộc và động viên họ đấu tranh đòi quyền dân tộc"
Sau khi Tây và Đông Đức sát nhập "sách của CHDC Đức bị nghiền nát hàng tấn vứt vàođống rác Các quảng trường và đường phố mang tên chién sĩ chống phát xít hay những ngườicộng sản có công lao đều bị đổi tên "(100)
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã cho chúng ta những bàihọc sâu sắc về nhận thức và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, và cảnh giác cách mạngtrước những thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội Còn chủ nghĩa đế quốc, đương nhiên đã cóthể bổ sung những kinh nghiệm chiến lược "diễn biến hoà bình" , tiếp tục tấn công vào các nước
xã hội chủ nghĩa còn lại
Các trung tâm phá hoại tư tưởng từ các đế quốc vẫn sử dụng hàng trăm tờ báo, tạp chí,đưa vào nước ta hàng chục ngàn ấn phẩm có nội dung chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội lại
Trang 8việc truyền bá những sản phẩm văn hoá để bảo vệ những gì là nhân bản, nhân văn, giữ gìn bảnsắc văn hoá dân tộc của mình Ở Xy Ry, Bộ văn hoá đã cấm quảng cáo không mang tính vănhoá, tuyên truyền cho bạo lực, tình dục Ở Xrilanca, bộ văn hoá cấm sản xuất hoặc nhập cácphim ảnh, băng hình có nội dung kích động tình dục, bạo lực Trên đất nước này, người ta đãhiểu rằng nhiều vụ án hình sử xảy ra mà nguyên nhân chính là do những sản phẩm phi văn hoá.
Ở Philipin, thị trưởng thành phố Maiia (A.Lin) cùng cựu tổng thống Philoppin (C.Aquinô) vàtổng giám mục nhà thời Thiên Chúa giáo (J.Sin) đã châm lửa đốt hàng nghìn cuốn sách tạp chí,băng nhạc, băng hình có nội dung phản văn hoá
Nhật Bản và Singapo tẩy chay cuốn sách "Sex" của Mađôn là cuốn sách bán chạy nhấttrong năm 1922 ở Mỹ Theo luật kiểm duyệt, Singapo còn cấm lưu hành nhạc khiêu dâm Mỹ,cấm Anbum nhạc "U se your LLLusion 2" vì lời nhạc có tính chất buông thả và khêu gợi nhụcdục; các ca sĩ còn bị cấm hát bài "Erotica" là bài "tủ" của Madona vì có nội dung kích động tìnhdục
Ở Nam Triều Tiên một hãng truyền hình (SBS) bị cảnh cáo vì đã đưa lên màn hình nhữngphim dâm loạn, bị xem là "phá họai nền văn hoá lâu đời của dân tộc"
Ở Gioocdani, toàn thánh thành phố Amman xử tù 6 tháng một chủ hiệu vi phạm các quiđịnh của Bộ văn hoá và Bộ Tôn giáo vì cho thuê 6 băng hình có nội dung kích thích tình dục vàkhuyến khích sử dụng ma tuý không phù hợp với nền văn hoá của các dân tộc theo đạo hồi
Ở Đài Loan, Hồng Kông, hiệp hội phụ huynh và khán giả truyền hình phản đối việc đưa lênmàn ảnh quá nhiều phim tình dục và cách xử sự giữa con người bằng đao, kiếm và súng đạntrong chương trình hàng ngày, gây ra nguy cơ kích thích thanh niên áp dụng trong đời thường,trên đường phố, trong gia đình, trong từng nhóm bạn và tạo cho chúng cách nhìn cay nghiệt vềcuộc sống
UNICEP đã kêu gọi các nước đưa ra những cơ chế điều hành và kiểm soát để ngăn chặn
tệ phô bày những hình ảnh bạo lực trên màn ảnh, làm lành mạnh môi trường nghe nhìn cho trẻ
em - cho nhân loại của ngày mai - lưu ý tình trạng trẻ em đã trở thành một trong những mục tiêukinh tề vi mô người ta dựa vào trẻ em để buôn bán, lèo lái và giành giật đồng tiền bằng bất cứgiá nào
Trong đời sống xã hội nếu không có lý tưởng, không có những giá trị tinh thần cao cả sẽdẫn đến suy sụp về đạo đức dẫn đến chủ nghĩa thực dụng, phát sinh những tiêu cực trong lốisống của con người Bởi vậy mà giữ gìn những gì là chân - thiện - mỹ trong thời đại của giao lưuvăn hoá, giữ gìn và phát triển thuần phong mỹ tục của mỗi dân tộc sẽ là một cuộc phấn đấu lâudài, phức tạp, đòi hỏi phải có định hướng Định hướng đó sẽ là điều kiện cho phát triển tự do mỗicon người và của tất cả mọi người, cho mọi người đều được hưởng "hạnh phúc văn hóa"
Trang 9Đời sống xã hội phức tạp và mang đầy tính chính trị Văn nghệ trong khi phản ánh đờisống không thể xa rời chính trị Nói tới cuộc sống, không thể không động chạm đến lý tưởngsống thái độ sống, thái độ thẩm mỹ đối với thực tại; với đời sống với các mối quan hệ xã hội vàvới các tác phẩm văn hoá văn nghệ, cũng không bao giờ tách rời thái độ chính trị của giai cấp.Tuy có những đặc thù về phương thức nhận thức và phản ánh nhưng văn nghệ khôngtách khỏi những mối quan tâm có tính chất chính trị trong đời sống xã hội Những gì có liên quanđến con người đều là mối quan tâm của cả chính trị và văn nghệ Trên ý nghĩa ấy văn nghệ vàchính trị cùng chung mục đích vì hạnh phúc con người.
Ở nước ta từ ngày có Đảng, văn nghệ đã thực sự trở thành một bộ phận khăng khí củacách mạng, trở thành vũ khí đắc lực trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do, dân chủ Gắn bóvới cách mạng, văn hoá văn nghệ Việt Nam, ở mọi thời kỳ đều đạt được thành tựu
Lịch sử cũng cho ta bài học về tiếng nói nghệ thuật phải được bảo đảm bằng bản lĩnhchính trị Trong một nền văn nghệ của chúng ta đã từng có những tên tuổi tài năng mà trong mộtlúc nào đó không tỉnh táo và không đủ sức nhận đường đã vấp váp và có những sai lầm lệch lạc.Khi đưa ra "Đề cương văn hoá" 1943 Đảng ta đã chủ trương giải phóng văn nghệ khỏi sựkiểm chế của hệ tư tưởng thống trị của chủ nghĩa thực, đưa văn nghệ trở về bản chất và lẽ sốngcủa nó Bởi "dân tộc bị áp bức thì văn nghệ cũng mất tự do văn nghệ muốn tự do thì phải thamgia cách mạng" (7, tr.63)
Khi chưa biết cách mạng, chưa hiểu cách mạng, nhiều nghệ sĩ có tài, yêu nước mà vẫnkhông biết làm gì hơn là giấu mình trong những dòng thơ buồn khổ, với nỗi đau siêu hình Chỉsau quá trình đi theo cách mạng, sống cuộc sống chiến đấu của nhân dân, những nhà thơ, nhàvăn ấy mới đi từ "chân trời của một người đến chân trời tất cả", tìm lại được niềm vui chân chínhtrong sáng tạo; tìm thấy sự thống nhất giữa trách nhiệm trước cuộc đời với mong ước của bảnthân
Trước Cách mạng 1945, Chế Lan Viên đã bỏ không làm thơ văn, chán, nhà thơ lần lượtyêu Kinh Thánh, Phật nhưng vẫn không tìm ra lối thoát Có cách mạng, anh tham gia vào cuộcsống dân tộc, anh vui lại và làm thơ lại "Chính nhờ chính trị mà làm thơ lại Và khi đã làm thơ thìkhông phải chỉ làm thơ chính trị mà cả thơ tình"(41) Chính Cách mạng, chính Bác Hồ - ngườichủ trương đưa chính trị vào văn nghệ- đã thay đổi đời anh, thay đổi thơ anh
Ngày nay xã hội vận động theo hướng dân chủ hoá, thực tiễn cuộc sống vô cùng đa dạng
và phức tạp; bối cảnh quốc tế diễn biến đan xen hợp tác và đấu tranh, cái đúng cái sai, cái tốt cái xấu, cái thật - cái giả dễ lẫn lộn thì một sự tỉnh táo chính trị là hết sức cần thiết
-Nghệ sĩ sáng tác theo quy luật riêng của tình cảm Tình cảm đó được hình thành từ mộttrạng thái xúc động trước cuộc đời Tình cảm ấy mang rõ dấu ấn cá nhân, sắc thái cá nhân đồngthời mang nội dung xã hội cụ thể Nó cần được định hướng về tư tưởng "Viết văn là sự giải
Trang 10thoát nỗi thắc mắc, ấp ủ bên trong Hoặc ghi nhận, lý giải những gì mình đã cảm nhận ở ngoài.Lại có khi diễn tả ra bằng lời tất cả những hình ảnh mà ý thức đã ghi lại Cũng có khi khối óc bịkích thích đến tột cùng hoặc những xúc động sâu xa bỗng nhiên bắt buộc cầm bút - cây bút hoáthành vật có linh hồn Người viết văn phải hiểu biết chính trị Nếu không hiểu chính trị, bản thânngười viết cũng lầm lạc Song ngược lại, người làm chính trị có văn hoá, phải hiểu biết vănchương"(117).
Cũng có ý kiến, quan điểm cho rằng văn nghệ không cần có sự lãnh đạo hoặc phủ nhậnmối quan hệ tất yếu giữa chính trị và văn nghệ Quan niệm này không có chỗ đứng trong thực tếhiện nay Về điều này, một nhà thơ đã viết: "Bản thân văn nghệ nhìn từ bất cứ góc độ nào cũngkhông nằm ngoài ảnh hưởng chi phối của chính trị Có những nhà văn, nhất là các nhà thơ, hiểumột cách đơn giản tính đặc trưng của nghệ thuật, cứ yên trí rằng mình chỉ viết về cái đẹp, cái tốt,vượt lên trên mọi thể chế, mọi đường lối chính trị Nhưng nếu hiểu chính trị theo ghĩa rộng, thì cóthể thấy các nghệ sĩ ấy vẫn cứ được xếp chỗ trong từng "công năng" chính trị Thực tế nhữngbước phát triển trong mấy năm đổi mới vừa qua đã cho thấy, có những người chủ trương phichính trị hoá văn nghệ lại dùng nghệ thuật làm chính trị rồi" (101)
Theo M,C.Kagan, "trong bài diễn văn khi nhận giải thưởng Nôben, một trong những ngườiđứng đầu Chủ nghĩa hiện sinh Ph an-be Kamuy tuyên bố rằng trong quá khứ nhà văn "đã luônluôn có thể tránh khỏi việc tham gia vào lịch sử Người nào không ủng hộ họ thường im lặnghoặc nói về một cái khác Ngày nay, tất cả đã thay đổi và thậm chí bản thân sự im lặng cũngmang ý nghĩa tượng trưng ghê sợ Ngày nay, bản thân việc chạy trốn khỏi chính trị bắt đầu đượcxem xét như một sự lựa chọn: muốn hay không muốn, người nghệ sĩ cũng bị lôi vào cuộc" (150,
tr 515)
Những thành tựu văn hoá mang tính toàn nhân loại vốn có từ trước khi xã hội phân chiathành giai cấp vẫn in dấu ấn trong nền văn hoá của thời đại ngày nay Khi xã hội hết phân chiagiai cấp, văn hoá vẫn phát triển Nhưng trong bối cảnh quốc tế hiện nay, trong tính phức tạp và
đa dạng của các lực lượng xã hội trong mỗi nước và trong từng khu vực, vấn đề giai cấp, vấn đề
hệ tư tưởng vẫn đang nóng bỏng Điều đó biểu hiện rất rõ trong văn nghệ, một bộ phận cấuthành quan trọng, một thành tố có tính đặc thù và có tính tiêu biểu của văn hoá
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nới: "Cán bộ văn hoá nói riêng cũng như tất cả các cán bộ tanói chung phải rèn luyện tư tưởng, chính trị, ý chí phấn đấu và tinh thần trách nhiệm… Tất cảnhững người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, v.v…) phải có lập
trường chính trị vững chắc Chính trị phải làm chủ Đường lối chính trị đúng thì việc khác mới đúng được" (7, tr,37,43).
Sự nhận thức, hay nói đúng hơn, sự tự ý thức về tính tất yếu của mối quan hệ giữa chínhtrị và văn nghệ với tính chất là một phạm trù lịch sử sẽ giúp văn nghệ sĩ thấy tự do trong sángtạo, sẽ là tác nhân quan trọng tăng cường hiệu lực lãnh đạo của Đảng với văn hoá văn nghệ
Trang 11Mỗi xã hội đều có nền văn hoá của mình Mỗi nền văn hoá được hiểu và đánh giá bằngnhững quan niệm và thước đo của chính nó Lãnh đạo, định hướng cho sự phát triển và tiếpnhận văn hoá chính là để đảm bảo cho văn hoá, cho mọi thành tố cấu thành của nó, trong đó có
bộ phận đặc biệt nhạy cảm là văn hoá nghệ thuật phát triển phù hợp với truyền thống dân tộc,phát huy được bản sắc dân tộc, Nếu bản sắc dân tộc là một quá trình thường xuyên tự ý thức, tựkhám phá và tái tạo; nếu truyền thống của một dân tộc luôn luôn là sự bảo tồn và chắt lọc, kếthừa và phát triển, giữ gìn và tiếp biên thông qua hiện tại, thì sự lãnh đạo, định hướng là cần thiết
để qua đó bản sắc truyền thống không chỉ là sự vận động theo quán tính mà còn là sự vận độngđược con người nhận thức và thúc đẩy
Ngày nay, trong quá trình cơ cấu kinh tế - xã hội các nước đều xem xét lại để điều chỉnhnhững nguyên tắc chỉ đạo trong các chính sách văn hoá nhằm tìm ra cơ chế quản lý hiệu quảnhất
Ở Việt Nam, văn hoá ngày càng có vai trò quan trọng góp phần vào việc định hình nội dungsống của con người và xã hội Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ IV khoáVII (14-1-1993) khẳng định: "Nhiệm vụ trọng tâm của văn hoá văn nghệ nước ta là góp phần xâydựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp,
có bản lĩnh vững vàng ngang tầm sự nghiệp đổi mới vì dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh(19, tr.53) Đảng đang đổi mới và văn hoá văn nghệ cũng đang và cần tiếp tục đổi mới theohướng đi lên chủ nghĩa xã hội
Là bộ phận không thể tách rời của cuộc sống và nhận thức văn hoá là tổng thể sống độngcủa các hoạt động sản xuất, hoạt động sáng tạo của con người, nó "có liên lạc với chính trị rất làmật thiết" (7, tr.72) Điều đó làm cho cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Đảng giữ độc lập quyềnlãnh đạo cách mạng, Đảng phải độc quyền lãnh đạo sự nghiệp văn hoá cách mạng Kinh nghiệmlịch sử của cách mạng nước ta và thực tế ở nhiều nước cho thấy: không có giai cấp nào nắmđược chính quyền lại muốn chia sẻ nó cho các giai cấp khác Đảng phải chiếm lĩnh mặt trận vănhoá Nếu Đảng không nắm lấy mặt trận này thì ý thức tư sản sẽ chiếm lĩnh Sự lãnh đạo củaĐảng là điều đảm bảo cho định hướng xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.Điều này đòi hỏi Đảng có đường lối chính trị đúng và trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo (cũngnhư quản lý) văn hoá văn nghệ tránh cái nhìn đồng nhất và vấn đề văn nghệ với các vấn đềchính trị
II Tính nhất quán và sự phát triển lý luận về văn hoá văn nghệ trong quá trình lãnh đạo văn hoá văn nghệ của Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam đi theo chủ nghĩa Mác- Lênin ngay từ đầu đã nhận thức rõ ý nghĩa
to lớn của nhân tố tinh thần trong chiến lược và sách lược của cách mạng; đã sớm nhận thức
Trang 12được văn hoá khi thâm nhập vào quần chúng sẽ là một sức mạnh về vật chất và có khả năngđánh bại mọi kẻ thù, giành độc lập thống nhất cho đất nước.
Quan niệm đó có cơ sở khoa học của nhận thức luận duy vật biện chứng về mối quan hệgiữa vật chất và ý thức, về sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng,
về vai trò của con người đối với tự nhiên và xã hội
Nhìn chung, ở các nước phương Đông người ta không quen coi văn hoá như là động lựcquan trọng nhất để phát triển kinh tế mà "chỉ xem văn hoá như là tổng số những biện pháp để tudưỡng con người sao cho thích hợp với môi trường tự nhiên và xã hội" (71, tr.72) Tiếp cận vớichủ nghĩa Mác, Đảng ta thấy được văn hoá luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặckìm hãm sự phát triển của xã hội "Kinh tế và chính trị quyết định văn hoá, rồi sau văn hoá tácđộng lại kinh tế và chính trị, nhiều khi với một sức mạnh phi thường (38, tr.17)
Trong các văn kiện chủ yếu của Đảng như Chính cương vắn tắt của Đảng (1930); Lời kêugọi nhân dịp thành Đảng Cộng sản Đông Dương (1930); Chương trình tóm tắt của Đảng (1931);Chương trình hành của Đảng Cộng sản Đông Dương (1932); án nghị quyết của Trung ương(1931), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ nhất (27-31/3/1935); Nghị quyết Trung ương tháng 8 và9/1937)… đã nêu ra những vấn đề: chống mọi chính sách, thủ đoạn văn hoá của đế quốc, vạchtrần những cách lừa bịp về giáo dục, báo chí, xuất bản của chúng; làm cách mạng để thực hiện
tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do xuất bản , kêu gọi trí thức đi theo cách mạng; đào tạo độingũ trí thức, nhà báo của Đảng; ra những sách báo bí mật, ra báo chí bằng tiếng các dân tộc,dùng tiếng Việt, tiếng Pháp, chữ Hán, chữ Nôm để viết báo tuyên truyền cách mạng
Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương 1936-1939, Trung ương chỉ thị cho các báo chícông khai mở các mục về văn học, mỹ thuật, thể thao, v.v để thu hút thanh niên và đông đảobạn đọc (1)
Trong điều kiện hoạt động bí mật, lúc công khai và khi mà nhiệm vụ trọng tâm là lật đổ áchthống trị của đế quốc phong kiến tay sai, Đảng ta không có chính sách riêng và toàn diện về vănhoá, song Đảng đã có những chủ trương thích hợp, đã chuẩn bị mọi mặt: về quan điểm tưtưởng, về tổ chức, về con người cho việc ra đời đường lối văn hoá văn nghệ đúng đắn về sau.Đến cuối những năm 30 đầu những năm 40 của thế kỷ này, khi đất nước sục sôi khí thếchuẩn bị cuộc cách mạng Tháng Tám 1945, Đảng ta đã thấy sự cần thiết phải tiến hành cuộccách mạng văn hoá; đặt cách mạng văn hoá trong mối quan hệ chặt chẽ với cách mạng chính trị
và cách mạng kinh tế "Cuộc đấu tranh cách mạng của văn hoá Việt Nam là một bộ phận củacuộc đấu tranh cách mạng chung của cả dân tộc" (38, tr.77) Đề cương văn hoá 1943 cũng xácđịnh: Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá) "ở đó người cộng sảnphải hành động"
Trang 13Vào đầu những năm 40, dân tộc ta, đất nước ta còn nghèo nàn và lạc hậu Nhưng nhờ có
cái nhìn khoa học và sáng suốt về văn hoá, bằng việc công bố Đề cương văn hoá, Đảng đã tập
hợp được lực lượng, đoàn kết những nhà văn hoá văn nghệ, những trí thức có khuynh hướngtiến bộ, phát huy tinh thần yêu nước, lòng khao khát tự do độc lập cùng với toàn dân đấu tranhgiải phóng dân tộc, giành dộc lập tự do đồng thời thực hiện sứ mệnh thiêng liêng là giải phóngvăn hoá, xây dựng văn hoá mới Việt Nam
Từ ngày thành lập Đảng cho đến khi có Đề cương văn hoá Đảng đã tạo một bước chuyển
biến lớn trong văn hoá văn nghệ, đưa nó từ chỗ là phương tiện nô dịch, ru ngủ của kẻ thù củacách mạng, là tiếng thở than của người dân mất nước chưa tìm ra con đường giải phóng trởthành vũ khí đấu tranh cách mạng, hướng văn nghệ sĩ đi theo con đường của Đảng, góp phầnxứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân
Cách mạng Tháng Tám thành công, văn nghệ sĩ lại cùng với nhân dân bước vào cuộc chiếnđấu mới: xây dựng lại đời sống về mọi mặt và tiến hành cuộc kháng chiến anh hùng chống thựcdân Pháp
Trong giai đoạn lịch sử này, ngay trong điều kiện kháng chiến, Đảng vẫn không ngừng cụthể hóa đường lối văn hoá văn nghệ, nêu ra và giải quyết nhiều vấn đề rất cơ bản của lý luận vănnghệ: vấn đề tự do và quy luật trong sáng tạo nghệ thuật, vấn đề quan điểm đối với văn hoá cổ
và văn hoá nước ngoài, vấn đề đào tạo con người mới và cán bộ mới cho công cuộc khángchiến kiến quốc là nhiệm vụ của văn hoá, vấn đề nhận thức sâu sắc hơn về quan điểm dân tộc,khoa học, đại chúng trong Đề cương văn hoá trước yêu cầu mới, vấn đề học tập lý luận Mác-Lênin để tạo bước chuyển căn bản trong thế giới quan và tâm hồn văn nghệ sĩ, (1) Chính tronggiai đoạn này, Hồ Chủ Tịch đã phát biểu luận điểm cơ bản của Đảng về văn hoá văn nghệ trongbức thư Người gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ năm 1951: "Văn hoá nghệ thuật cũng làmột mặt trận Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (6, tr.349)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hoà bình được lập lại, nửa nước được giải phóng, cáchmạng chuyển sang giai đoạn mới, nhân dân ta phải gánh vác hai nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và vĩđại: Chiến đấu chống một kẻ thù lớn mạnh và hung hãn là đế quốc Mỹ và chuẩn bị bắt tay xâydựng chủ nghĩa xã hội trên nửa nước
Trong giai đoạn này, trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ đặt ra một số vấn đề mới và xuất hiệnnhững khó khăn nhất định Đảng lại kịp thời đưa ra những giải đáp lý luận giúp quyết những vấn
đề tư tưởng và nghệ thuật (vấn đề Nhân văn, Giai phẩm, vấn đề mối quan hệ giữa chính trị vàvăn nghệ, về chủ nghĩa nhân đạo mới, về công tác lãnh đạo của Đảng với văn nghệ, vấn đềmiêu tả sự thật và phê bình xây dựng, v.v…
Những phương hướng sáng suốt và kịp thời của Đảng nêu ra trong thời kỳ này đã giúp vănnghệ sĩ tránh được những sai lầm, vấp váp, xác định rõ nhiệm vụ của văn nghệ sĩ, lôi cuốn, cổ
Trang 14vũ các nhà văn nghệ ở miền Bắc cũng như miền Nam "ra sức xây dựng một nền văn nghệ dântộc, phong phú, tích cực góp phần xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lậpdân chủ và giàu mạnh (39, tr.199).
Tháng 6/1960, Đảng tiến hành Đại hội lần thứ III, "đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà" (16, tr.11) Đó là thời kỳ mà dân tộc đứngtrước những thử thách to lớn nhưng cũng tràn đầy niềm tin vào thắng lợi cuối cùng Trong điềukiện lịch sử đó, Đảng lại càng quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của nhân dân Báo cáo chínhtrị tại Đại hội III khẳng định: "Chúng ta phải xây dựng một nền văn nghệ mới có tính chất dân tộc
và nội dung xã hội chủ nghĩa phong phú Văn nghệ phải có tính Đảng và tính nhân dân rõ rệt…Phải không ngừng nâng cao tính tư tưởng và tính nghệ thuật của các tác phẩm văn nghệ, làmcho các tác phẩm đó trở thành những vũ khí sắc bén trong việc xây dựng con người mới về tưtưởng và tình cảm…" (16, tr.75) Tại Đại hội này, Đảng đặt vấn đề "trong sự nghiệp xây dựng nềnvăn hoá mới, việc phát động phong trào quần chúng rộng rãi làm văn nghệ có ý nghĩa rất quantrọng" (16, tr.76)
Sau Đại hội III, Trung ương đã ra một loạt các chỉ thị về công tác văn hoá văn nghệ: chỉ thị
về công tác văn hoá trong quần chúng (ra ngày 3/1/1961), chỉ thị về vấn đề tăng cường công tácxuất bản (ra ngày 1/10/1961), chỉ thị về công tác văn hoá văn nghệ trong tình hình mới (ra ngày28/7/1965), v.v Từ các chỉ thị này của Trung ương, đã dần dần xuất hiện một nền văn hoá nghệthuật chống Mỹ cứu nước với hai chủ đề lớn: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội Một điều đáng chủ ý
là trong giai đoạn từ sau khi có chỉ thị về xuất bản, việc ưu tiên xuất bản các sách kinh điển củachủ nghĩa Mác- Lênin, những quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin và văn hoá nghệ thuật đã tạomột bước ngoặt trong sự phát triển lí luận và phê bình nghệ thuật ở Việt Nam
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả nước ta bước vào thời kỳ lịch
sử mới Tại Đại hội IV, Đảng lại tiếp tục khẳng định và phát triển những tư tưởng "biến mọi giá trịvăn hoá thành tài sản của nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp sáng tạo ra mọi giá trịvăn hoá" (9, tr.56)." Trên cơ sở những đòi hỏi tất yếu của cuộc sống cộng đồng, của quyền làmchủ tập thể, phải tôn trọng và đảm bảo các quyền công dân, bảo đảm sự phát triển phong phúcủa nhân cách, bồi dưỡng và phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân, tạo điều kiện cho mọi
người tự do tìm tòi và sáng tạo trên các lĩnh vực sản xuất, hoạt động khoa học, kỹ thuật, văn hoá, văn học nghệ thuật…" (9, tr.56).
Đại hội V tiếp tục quan điểm của Đại hội IV, nêu rõ : "nền văn hoá mới là nền văn hoá cónội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân sâu sắc, thấmnhuần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản" (13, tr.73)
Suốt trong những năm tháng từ sau Đại hội IV đến Đại hội VI, nhân dân ta tiến hành xâydựng đất nước trong tình hình kinh tế xã hội vô cùng khó khăn Cách quản lý xã hội đã quentrong thời chiến trở nên lỗi thời khi hoà bình lập lại, sự kéo dài cơ chế tập trung quan liêu bao
Trang 15cấp đã tạo nên những trì trệ trên các lĩnh vực hoạt động xã hội, những vấn đề kinh tế - xã hội củamột nước sau chiến tranh v.v đã tạo ra tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội Tất cả nhữngđiều đó ảnh hưởng đến và được phản ánh vào văn nghệ; tâm trạng bi quan, hoang mang hoặcmất phương hướng xuất hiện, có nhiều dấu hiệu sa sút của nhiều mặt hoạt động văn hoá và đạođức xã hội, có những biểu hiện tiêu cực trong sáng tác, lý luận, phê bình…
Đại hội VI, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật đã nhận ra những thiếu sót,sai lầm, khuyết điểm sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước trong hoàn cảnh mới
Đại hội đã vạch ra đường lối đổi mới, đáp ứng yêu cầu bức thiết của dân tộc và thời đại Về văn
hoá văn nghệ, Đảng xác định "tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá,văn học, nghệ thuật; xây dựng nền văn hoá, văn nghệ xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc"(17, tr.222) Bên cạnh việc khẳng định các tư tưởng văn nghệ trước đây, "Đảng yêu cầu các văn
nghệ sĩ trau dồi ý thức trách nhiệm công dân, chiến sĩ, thực hiện chức năng cao quý: tạo nên
những giá trị tinh thần, bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm, xây dựng nhân cách và bản lĩnh các thế
hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội" (17, tr.130)
Thực hiện "quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng vàkhoa học' (17, tr.209) của Đại hội VI, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về "Đổi mới và nâng cao trình
độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một bước mới" (Nghị quyết05-NQ/TW ngày 28-11-1987) Nghị quyết đã đánh giá một cách toàn diện, đúng đắn về tình hìnhvăn nghệ từ sau Cách mạng tháng Tám đến 1987 và các thành tựu, thiếu sót trên các mặt lãnhđạo, quản lý, sáng tác, lý luận phê bình… Nghị quết đã làm rõ hơn nhiều vấn đề lý luận về vaitrò, bản chất, nhiệm vụ của văn hoá văn nghệ trong giai đoạn cách mạng mới Những phươnghướng chỉ đạo có tính chiến lược, những chính sách lớn được nêu ra trong nghị quyết, trong đó
có việc đề ra phương hướng và một số biện pháp cụ thể khắc phục những nhược điểm thiếu sóttrong lãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ, "đã tạo điều kiện cho văn hoá, văn nghệ đạt nhiềuthành tựu, đáp ứng một phần nhu cầu hưởng thụ văn hoá của các tầng lớp nhân dân, đóng góptích cực vào sự nghiệp đổi mới" (19, tr.51)
Kế thừa và phát triển đường lối văn nghệ nhiều năm trước, Đại hội VIII tiếp tục xác định "xây
dựng nền văn hóa mới, tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội
dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ Phát huy vai trò văn hoá, nghệ thuật trong việc nuôi dưỡng,nâng cao tâm hồn Việt Nam" (11, tr.9)
Sau 6 năm thực hiện nghị quyết 05 của Bộ Chính trị, gần 2 năm thực hiện nghị quyết Đại hộiVII, Đảng lại có nghị quyết "Về một số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ những năm trước mắt" (số
04, ngày 14-1-1993) Nghị quyết trong khi khẳng định những quan điểm đổi mới có tính nguyêntắc của Đảng trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ đã chỉ ra một số nhược điểm của nghị quyết 05,những thiếu sót chung quanh việc phổ biến và thực hiện nghị quyết 05 Những tư tưởng chỉ đạo
Trang 16và những biện pháp thực hiện đối với văn hoá văn nghệ nước nhà trong tình hình mới đang được nghiên cứu triển khai trong thực tế.
Nhìn tổng quát, có thể thấy rằng: trong các văn kiện Đại hội, trong các bức thư Trung ươnggửi các Hội nghị văn hoá, các Đại hội văn nghệ toàn quốc, các bài phát biểu của các nhà lãnh
đạo Đảng và Nhà nước ta trước sau đều thể hiện Đảng ta luôn xem văn hoá văn nghệ là bộ phận khăng khít của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, coi văn hoá văn nghệ là một mặt trận và văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy; luôn luôn nhất quán trong xây dựng một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, luôn luôn coi trọng xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, phong trào văn hoá quần chúng.
Đồng thời, trong từng giai đoạn, mỗi khi tình hình thực tiễn đặt ra những vấn đề mới thìĐảng lại kịp thời có những điều chỉnh nhận thức lý luận tương ứng Phân tích những điều chỉnhnhận thức lý luận của đảng về văn hoá văn nghệ từ sau Đại hội VI đến nay sẽ thấy được sự đổimới và sự cần thiết tiếp tục đổi mới của Đảng trong lãnh đạo văn hoá văn nghệ
1 "Văn nghệ phục vụ chính trị" và "văn nghệ gắn bó với hai nhiệm vụ chiến lược: gắn
bó với đời sống nhân dân…"
Văn hoá luôn luôn vận động, không ngừng vận động Các giá trị văn hoá dù rất cao đẹp củathế hệ này, của thời đại này cũng không thể đáp ứng hoàn toàn cho nhu cầu của cuộc sống mới
ở thế hệ sau, thời đại sau Từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thời đại này đến thời đại kia đều
có sự kế thừa, điều chỉnh và phát huy các giá trị từng có để phù hợp với môi trường và điều kiệnđổi mới
Sự nghiệp lãnh đạo văn hoá văn nghệ của Đảng ta đã và vẫn đặt ra sự cần thiết phải điềuchỉnh, bổ sung, phát triển lý luận về văn hoá Khi mà hoàn cảnh lịch sử xã hội đã khác xưa thìnhiệm vụ của văn hoá cũng không còn như trước
Trong từng thời kỳ lịch sử, những sự kiện chính trị - xã hội quan trọng bao giờ cũng là nộidung cơ bản của ý thức xã hội, chi phối tư duy xã hội và từng cá nhân công dân - nghệ sĩ, là tiền
đề và là cơ sở cho tư duy nghệ thuật
Trong những năm tháng chiến đấu để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, ý thức tất cả cho tiềntuyến, tất cả để chiến thắng, tất cả vì độc lập tự do đã trở thành nhịp đập, hơi thở, tthành mệnhlệnh đối với tất cả mọi người Việt Nam yêu nước Cả nước hoạt động dưới sự chi phối khắcnghiệt của quy luật chiến tranh Cái bất bình thường của chiến tranh được chấp nhận cả trongđời sống thường ngày cũng như trong sản xuất và công tác Khi "cả nước lên đường xao xuyến
bờ tre hồi trống giục", khi toàn dân lao vào cuộc chiến đấu sinh tử với kẻ thù để giữ nước vàgiành lại toàn vẹn đất nước thì độc lập dân tộc là đỉnh cao nhất định hướng cho mọi hoạt độngsáng tạo Sáng tác về cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc đã là cảm hứng chủ dạo củamọi nghệ sĩ - chiến sĩ Nhu cầu lớn nhất lúc đó là cổ vũ con người vượt qua trăm ngàn khó khăn
Trang 17để chiến đấu và giành chiến thắng Phản ánh, tái tạo những hình tượng nghệ thuật cao đẹpnhằm cổ vũ quân dân ta trong cuộc kháng chiến, đó là nhiệm vụ lịch sử cũng là nhu cầu, làlương tâm, tình cảm của người nghệ sĩ gắn bó tha thiết và hiểu biết sâu sắc cuộc sống chiến đấu
và sản xuất của nhân dân "Với thành tựu đã đạt được chủ yếu trong việc phản ánh hai cuộckháng chiến vĩ đại của dân tộc, văn học nghệ thuật nước ta xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiênphong của những nền văn học, nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay" (9, tr.121
Vị trí tiên phong của nền văn học nghệ thuật mà Đảng ta đánh giá, trước hết là sự đánh giá
về tính chiến đấu, tinh thần cách mạng, ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm và lương tâm của cácthế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam, những người đã góp phần phản ánh chân thật và hùng hồn chủnghĩa anh hùng cách mạng của quân dân Việt Nam trong kháng chiến Quý giá biết bao nhữngnghệ sĩ tài năng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình có mặt ở các mũi nhọn của cuộc đấutranh… Lịch sử nên văn nghệ sĩ Việt Nam mãi mãi khắc ghi những chiến công - sáng tạo củanhững văn nghệ sĩ - chiến sĩ hào hứng ra mặt trận, có người đã anh dũng hy sinh như một ngườilính chân chính; mãi mãi không quên những xưởng nghệ thuật sơn mài lập ngay trong căn cứcách mạng, những đoàn kịch nhỏ, những đội văn công, chiếu bóng phục vụ lưu động trên trậnđịa, trong chiến hào, dưới địa đạo…, và cả những cuốn sách được mang trong ba lô chiến sĩ ratuyến đầu Tổ quốc đến với giải phóng quân v.v Sẽ còn lưu giữ mãi những bút danh của nhữngnghệ sĩ mà cuộc đời sáng tác đi qua hai cuộc trường chinh của dân tộc và mang những tên khácnhau: Bùi Đức ái và Anh Đức, Lê Khâm và Phan Tứ, Lưu Hữu Phước và Huỳnh Minh Siêngv.v…
Song, hiện thực cách mạng qua hai cuộc kháng chiến còn phải được tiếp tục khám phá trênmột trình độ tư tưởng và nghệ thuật mới, cao hơn, để có thể tái tạo một cách đầy đủ hơn chiềusâu ý nghĩa, sự vĩ đại và những hy sinh to lớn của quân và dân ta; để từ đó có được những tácphẩm thực sự xứng đáng với tầm vóc hai cuộc kháng chiến thần thánh, đủ sức lay động lòngngười, bồi dưỡng nâng cao tâm hồn, nhân cách của công chúng hôm nay và các thế hệ côngchúng mai sau
Văn hoá văn nghệ trước đây thường được nhấn mạnh, chú trọng trước hết ở khía cạnh làcông cụ giáo dục và tuyên truyền tư tưởng; văn hoá được đặt vào phạm trù tư tưởng Điều đóđúng, bởi văn hoá bao giờ cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của hệ ý thức tưtưởng của một chế độ xã hội nhất định Nhưng xem văn hoá như là một mặt của công tác tuyênhuấn, hình thành một nếp tư duy với ý tưởng văn hoá chỉ là một số công tác có ý nghĩa tuyêntruyền chính trị hoặc chỉ là chuyện "cờ, đèn, kèn, trống" thì đó là chưa thật sự nhận thức đầy đủ
và văn hoá
Nhận thức đó đã dẫn đến việc sử dụng văn nghệ như là một công cụ phục vụ cho mục đíchtuyên truyền chính trị, nhìn nhận tác phẩm nghệ thuật một chiêu từ chính trị, dẫn đến can thiệp
Trang 18không thích hợp vào quá trình sáng tạo nghệ thuật: quan tâm đến đề tài hơn đối tượng, yêu cầu
phản ánh hiện thực và con người trên cơ sở bám sát chính trị với cách "phục vụ chính sách",
"phục vụ kịp thời", khoanh vùng đề tài, hướng dẫn suy tư trong sáng tạo nghệ thuật Đây là mộthạn chế trong lãnh đạo văn hoá văn nghệ mà ngay từ năm 1957, Đảng đã tự phê bình: "ĐảngLao động Việt Nam nhận rằng có một số cán bộ chính trị của Đảng can thiệp vào việc lựa chọnchủ đề, hình thức và cá tính văn nghệ sĩ" (39, tr.217)
Hiểu "Văn nghệ phục vụ chính trị"(1), "Văn nghệ phục tùng chính trị"(2) một cách giản đơn,thô cứng đã làm cho văn nghệ chỉ tập trung khai thác những vấn đề trực tiếp liên quan đếnnhiệm vụ trước mắt, đến việc tuyên truyền các chủ trương chính sách một cách khô khan, côngthức, đến việc ca ngợi một chiều và thuyết minh giản đơn cho một tư tưởng vô hình trung đã tầmthường hoá văn nghệ, đã làm nghèo đi bức tranh nghệ thuật, làm văn hoá nghệ thuật thiếu sứcsống tự nhiên của nó
Từ Đại hội VI, chúng ta đã thấy xuất hiện trong văn kiện những dòng "Văn học nghệ thuật
phải không ngừng nâng cao tính đảng và tính nhân dân, gắn bó với hai nhiệm vụ chiến lược"(17, tr.130).
Không nói văn nghệ phục vụ chính trị mà nói văn nghệ gắn bó với hai nhiệm vụ chiến
lược, với đời sống nhân dân và sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo vừa tránh tạo nên sựnhìn nhận giản đơn văn nghệ chỉ là công cụ của công tác tư tưởng, coi văn nghệ chỉ như là vũkhí tuyên truyền của chính trị, không thấy hết những đặc trưng phản ánh và tham gia vào đờisống xã hội của nghệ thuật, vừa vẫn thống nhất với việc Đảng và Nhà nước ta xem văn nghệ là
bộ phận khăng khít của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới
2 Nâng cao trình dộ thẩm mỹ và nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người luôn có nhu cầu hướng tới cái đẹp Đúng là nhân tốhàng đầu của văn hoá là sự hiểu biết song lịch sử cũng cho thấy mỗi bước tiến của xã hội là mộtbước con người vươn tới cái đep, "nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp" (Mác) Chínhnhu cầu và khả năng vươn tới cái đẹp là một trong những động lực giúp con người tạo nênnhững tiến bộ về vật chất và tinh thần trong cuộc sống, cũng như phát triển nhận thức và trí tuệ
là một động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển
Đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng ta luôn luôn thể hiện sự coi trọng bản chất xã hội vàđặc trưng của nghệ thuật, tôn trọng tính tư tưởng cũng như tính nghệ thuật, chú trọng đến chứcnăng giáo dục, nhận thức cũng như chức năng thẩm mỹ Báo cáo chính trị của Ban chấp hànhtrung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đặt yêu cầu: "Phải không ngừng nâng
cao tính tư tưởng và tính nghệ thuật của tác phẩm văn nghệ làm cho các tác phẩm đó trở
Trang 19thành những vũ khí sắc bén trong việc xã hội con người mới về tư tưởng và tình cảm” "góp phầngiáo dục và động viên nhân dân đấu tranh cho cách mạng xã hội chủ nghĩa và cho sự nghiệpthống nhất nước nhà" (16, tr.75).
Trong khi nhấn mạnh chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, khẳng định nguyên tắc cơbản là văn hoá văn nghệ chịu sự lãnh đạo của Đảng, Đảng ta không quy các hoạt động văn nghệvào khuôn với các hoạt động khác
Coi trọng chức năng thẩm mỹ của văn hoá văn nghệ là biểu hiện sự coi trọng con người, dochỗ quan tâm đến nhu cầu nhân bản nhất của nó "Cảm xúc về cái đẹp là một điều kiện làm nênphẩm giá con người Phải có nó con người mới có trí tuệ, phải có nó nhà bác học mới cất mìnhlên tới những tư tưởng tầm cỡ thế giới, mới hiểu được bản chất và các hiện tượng trong tínhthống nhất của chúng; phải có nó người cộng sản mới có thể hiến dâng cho Tổ quốc cả nhữnghoài vọng cá nhân lẫn những lợi ích riêng tư của mình, phải có nó người ta mới không thể quỵngã dưới sức đè nặng trĩu của cuộc đời và làm nên những chiến công" (29, tr.18)
Phản ánh đời sống bằng hình tượng nghệ thuật, theo một lý tưởng thẩm mỹ nhất định làmột "đặc quyền" của văn hoá nghệ thuật trong việc tham gia vào sự nghiệp to lớn của con người
là cải tạo cuộc sống Con người đến với văn hoá nghệ thuật trước hết để được hưởng cái hay,cái đẹp, được vui sướng được giải trí cho đời đỡ buồn, cho cuộc sống tươi vui hơn Tác phẩmnghệ thuật chỉ có thể là hay, là đẹp mới hấp dẫn người đọc, người nghe, người xem, mới có dịpnói được với công chúng nghệ thuật điều muốn nói Khác đi, người ta sẽ không đọc, không nghe,không xem mà chẳng thể nào bắt buộc nổi
Ngay từ năm 1949, Hồ Chủ Tịch đã viết: "Văn nhân, nghệ sĩ thi đua nhau sáng tác cho hay,
cho nhiều để cổ động nhân dân, tuyên truyền ra thế giới, và để lưu lại cho đời sau những sự tích
vĩ đại trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta" (6, tr.348) Một lần khác, khi nói đến trách
nhiệm của văn nghệ trong sự nghiệp chung Người cũng yêu cầu: "miêu tả cho hay, cho chân
thật và cho hùng hồn" bằng văn, bằng thơ, bằng vẽ và bằng các nghệ thuật khác những người,những việc vô cùng anh dũng, oanh liệt trong phong trào thi đua yêu nước của đồng bào miềnBắc và cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam
Yêu cầu thể hiện cho hay cùng với yêu cầu thể hiện cho chân thật hiện thực đời sống là
coi trọng bản chất và đặc trưng của nghệ thuật
Đời sống xã hội hết sức rộng lớn và phong phú, cũng như sự vận động của vật chất là côcùng đa dạng Hoạt động sáng tạo của con người thật muôn màu muôn vẻ Mỗi lĩnh vực củahoạt động văn hoá có những đặc thù và sức hấp dẫn riêng Đến với văn nghệ, công chúng muốnđựoc đến thế giới của các hình tượng nghệ thuật Qua thế giới hình tượng nghệ thuật, công
Trang 20chúng văn nghệ được bước vào thế giới muôn màu của cái đẹp, trong đó cuộc sống hiện ra vớinhững gì là chắt lọc nhất, tinh tuý nhất; cái chắt lọc và tinh tuý của tất cả những gì vốn có ở đời.
Họ suy ngẫm, rung cảm, có khi là day dứt trước các hình tượng nghệ thuật; tư tưởng tình cảmnhư được thanh lọc "Đặc tính của văn nghệ là nó không thuyết lý, giảng giải như triết học, chínhtrị, giáo dục, nó không tổng kết đại cương cuộc sống thực tại cụ thể thành cuộc sống trừu tượng
mà nó thể hiện đời sống cảm xúc để dạy cách sống" (63, tr.49).
Tác động của văn học nghệ thuật vào đời sống tinh thần của con người là rất sâu xa Hơn
tất cả mọi lĩnh vực trong văn hoá, văn học nghệ thuật có khả năng bộc lộ sâu xa nhất, tinh tếnhất tâm hồn và những khát vọng về các giá trị Chân- Thiện - Mỹ "Không hình thái tư tưởng nào
có thể thay thế được văn hoá và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác độngsâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người" (17, tr.129-130) Sự tác động đó làqua hình tượng; tác phẩm đến được với công chúng bằng (và chỉ hiệu quả một khi bằng) conđường của nhận thức thẩm mỹ, của tình cảm thẩm mỹ
Trình độ của công chúng nghệ thuật ngày càng được nâng cao Nhu cầu văn hoá và nănglực cảm thụ nghệ thuật của công chúng văn nghệ và thự sự cần thiết thích ứng với nhu cầu đó
Người nói: "Chớ viết khô khan quá Phải viết cho văn chương Vì ngày trước khác, người đọc chỉ muốn biết những việc thật Còn bây giờ khác, sinh hoạt đã cao hơn, người ta thấy hay, thấy lạ, thấy văn chương thì mới thích đọc"(7, tr.47).
Trước đây, khi thì vì kháng chiến, khi thì vì đời sống còn nhiều khó khăn về vật chất, cũng
có khi vì giao lưu quốc tế chưa mở rộng, hoặc vì tình trạng bao cấp trong văn hoá… mà côngchúng không đòi hỏi nhiều hơn những gì mà nhà nước làm cho dân Ngày nay, tình hình xã hội,tình hình trong nước và trên thế giới đã đổi khác, không thể chỉ áp dụng mãi một cách đưa vănhoá về cho quần chúng với tư cách là giáo dục họ Quan niệm rằng một số loại hình nghệ thuậtchỉ là nơi răn dạy thuần tuý đã bị lịch sử vượt qua Ngày nay, trong khi đưa văn hoá về cho quầnchúng nhằm phổ biến tư tưởng, giáo dục về lối sống, tạo ra một nhu cầu văn hoá lành mạnh cònphải ý thức đầy đủ rằng: khi người ta tìm đến và tiếp nhận một hình thức văn hoá nào đó làngười ta phải thấy có lợi, có ích hoặc tìm thấy cái điều khả dĩ có thể làm người ta thích thú.Các nhà sáng tác, các nhà xuất bản, các xưởng phim, các nhà hát, các cá nhân, các đơn vịkinh doanh, dịch vụ văn hoá, các doanh nhân văn hoá đều phải coi công chúng là một phạm trùthao tác trong hoạt động văn hoá văn nghệ - nghiên cứu công chúng với những nhu cầu đa dạngcủa họ Không thể áp đặt món ăn tinh thần mà phải nghiên cứu cấp ứng nhu cầu thẩm mỹ củacông chúng
Chính trong các văn kiện Đại hội của Đảng thể hiện nhận thức có bước phát triển và sựquan tâm ngày một thoả đáng hơn của Đảng ta đối với việc đáp ứng nhu cầu văn hoá của quần
Trang 21chúng Nếu như trong văn kiện Đại hội III, công tác văn hoá nghệ thuật được nhấn mạnh ở mặt
"phục vụ đắc lực cho đường lối và chính sách cách mạng của Đảng, góp phần tích cực vào côngviệc giáo dục tư tưởng, tình cảm và cải tạo con người theo chủ nghĩa xã hội…" (16, tr.123), đến
"thoả mãn nhu cầu văn hoá to lớn và ngày càng tăng" (Đại hội V) (13, tr.35) Những điều chỉnh
và phát triển về mặt nhận thức này là sự mở đường cho văn hoá văn nghệ phát triển
Trình độ văn hoá của toàn xã hội được nâng cao làm nảy sinh ngày càng nhiều nhu cầu vănhoá mới Nhu cầu đó phát triển không ngừng, cũng như bản thân sự phát triển của văn hoá làhướng tới sự hoàn thiện, mãi mãi hướng tới sự hoàn thiện Điều đó cho ta hiểu vì sao nhu cầuvăn hoá ngày nay rất động và rất phức tạp Có người quan tâm đến những vấn đề nhân sinh - xãhội; có người quan tâm đến nhu cầu thông tin có người chỉ đơn thuần nhằm giải trí Các thị hiếu,thiên hướng rất khác nhau và thâm nhập lẫn nhau Trước những thị hiếu, thiên hướng, nhữngnhu cầu muôn màu muôn vẻ ấy, khả năng đáp ứng của văn hoá dường như cũng vô cùng Cóthể đáp ứng một cộng đồng đông đảo và cũng có thể phục vụ chỉ một nhóm công chúng nhỏ.Phương tiện thông tin đại chúng ngày nay đang phát huy tới mức tối đa khả năng thoả mãnnhanh nhất những nhu cầu muôn vẻ ngày càng mang tính nhất thời của con người Người ta cóthể chỉ ở trong phòng của mình mà xem được gần như lập tức những sinh hoạt văn hoá (mộtOlimpic, một Pestival văn hoá…) và nhiều sự kiện chính trị xã hội khác ở mọi nơi trên thành tinhnếu có được thu vào camêra và phát triển làn sóng Văn hoá hiện đại là sự kết hợp năng độnggiữa nghệ thuật với khoa học kỹ thuật tiên tiến, với sản xuất công nghiệp đại quy mô và là mộthoạt động kinh doanh sinh lãi lớn Không thể không tính đến một tình hình là cuộc cách mạngkhoa học kỹ thuật và cách mạng công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi nền văn hoá cácdân tộc Khi sự phồn vinh tăng lên, con người ít phải lo lắng về đời sống vật chất thì nhu cầu vănhoá càng phát triển và càng được "cá nhan hoá" mạnh hơn
Nhu cầu văn hoá không đồng nhất Nó tuỳ thuộc các tầng lớp xã hội, các thế hệ, phụ thuộctrình độ văn hoá, trình độ cảm thụ thẩm mỹ khác nhau Công chúng ngày ngay có sự phân tầng,phân nhóm Sự phân tầng, phân nhóm này diễn ra ở cả thành thị lẫn nông thôn, trong đó đángchú ý là sự hình thành "tầng lớp trung lưu" Những nhu cầu và khả năng chi trả của tầng lớp này
có thể chi phối một số mặt trong hoạt động văn hoá văn nghệ
Do tác động từ nhiều phía mà trong thực tiễn nhu cầu và thị hiếu văn hoá của công chúngrất phức tạp Có thị hiếu lành mạnh và có cả thị hiếu không lành mạnh Có những ham muốnnhân bản mà cũng có cả những ham muốn làm tha hoá con người Do đó, trong lãnh đạo vàquản lý văn nghệ cần "dùng nhiều hình thức sinh động giáo dục lý tưởng, trau dồi đạo đức, bồidưỡng tình cảm, tâm hồn và thẩm mỹ, nâng cao trình độ hiểu biết và hưởng thụ văn hoá củanhân dân, ngăn chặn văn hoá phẩm và hoạt động nghệ thuật gây độc hại" (12, tr.37)
Trang 22Đứng trước nhu cầu đa dạng, trước tình thế là kỹ thuật tiên tiến kết hợp đầy hiệu lực vớivăn hoá, một người đã có điều kiện dễ dàng tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau, giao lưu vănhoá trở thành tất yếu, không còn sự độc quyền văn hoá thì phương pháp lãnh đạo và quản lýthích hợp nhất là dùng ngay chính văn hoá, dùng các phương tiện của nó để tạo nên một vănhoá có bản sắc dân tộc, hoà nhập với văn hoá thế giới Không chỉ quan tâm đến nhu cầu nhậnthức, giáo dục, còn phải quan tâm đến nhu cầu thông tin, nhu cầu giải trí vốn là nhu cầu phổ biến
ở hầu hết các tầng lớp công chúng Nhu cầu giải trí thẩm mỹ bằng các món ăn tinh thần là chínhđáng và ngày càng tăng; nó nằm trong quy luật phát triển của đời sống tinh thần của con người.Việc đáp ứng nhu cầu đa dạng, nhu cầu nhân bản của con người ở đây được phân biệt với việclợi dụng sự đa dạng để đưa lối sống thấp hèn, truỵ lạc, độc ác, phi nhân tính vào đời sống tinhthần của con người, trái với phong tục tốt đẹp của dân tộc Một sự đáp ứng nhu cầu đa dạngđược hướng dẫn sẽ có đủ tỉnh táo để phân biệt giữa nghệ thuật ca ngợi vẻ đẹp cơ thể con ngườivới "sex", giữa miêu tả tình yêu và gợi dục, giữa nghệ thuật thượng võ nhân đạo và lối dặc tàbạo lực khát máu… Đáp ứng nhu cầu đa dạng ở đây phải là sự đáp ứng những nhu cầu phù hợpvới mục tiêu xây dựng "một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá conngười"(11, tr.10)
Đứng trên quan điểm tiến bộ để lãnh đạo và quản lý văn hoá sẽ tạo điều kiện cho văn hoáphát triển Giáo dục thẩm mỹ, bồi dưỡng nâng tầm văn hoá cho công chúng sẽ tạo cho họ khảnăng thanh lọc, chọn lựa cho mình những gì là giá trị đích thực trong điều kiện văn hoá phát triển
đa dạng Một khi có bản lĩnh văn hoá vững vàng, công chúng sẽ có cơ sở để thực hiện quyềnhưởng thụ có chọn lọc
3 Văn hoá là lĩnh vực sản xuất tinh thần.
Nền sản xuất vật chất tạo ra những sản phẩm vật chất giúp con người tồn tại như một sinhthể thì "sản xuất tinh thần"(Chữ dùng của Mác- Ăngghen trong "Hệ tư tưởng Đức" Mác-Ăngghen Tuyển tập, tập 1, tr.275-278) tạo ra những tư tưởng biểu tượng, ý thức, biểu hiện dướidạng những sản phẩm tinh thần đem đến cho con người sự hiểu biết, làm phát triển nhân cách
và giúp con người tồn tại với tư cách một sinh thể xã hội
Ở ta, từ lâu, có quan niệm cho rằng văn hoá thuộc lĩnh vực phi sản xuất, văn hoá chỉ là mộtlĩnh vực thuộc phúc lợi xã hội, văn hoá là hệ quả của kinh tế, phát triển văn hoá được đến đâu làtuỳ thuộc khả năng của kinh tế, của ngân sách Vì quan niệm chưa đầy đủ về văn hoá mà nhiềuhoạt động văn hoá chưa được đối xử đúng như tầm quan trọng của nó, như không đầu tư cơ sởvật chất và đầu tư vào con người hoạt động trong lĩnh vực này như lẽ ra nó cần được như vậy;khi xây dựng các hệ thống chỉ tiêu kế hoạch thiếu cân đối giữa kinh tế và văn hoá
Trang 23Quan sát hoạt động nhiều mặt và phức tạp của đời sống xã hội có thể thấy rằng ở nhiều nơikhi đánh giá kết quả công tác thường không đánh giá thoả đáng vai trò tích cực, mở đường củavăn hoá (như do có đổi mới tư duy, do phát huy sáng tạo của người lao động…); khi đánh giánhững khó khăn, sự phân tích thường nặng về góc độ kinh tế - kỹ thuật mà chưa vạch rõ khókhăn do sự trì kéo vì trình độ văn hoá chưa đánh giá thoả đáng tiềm năng phát triển nằm trongvăn hoá (trước hết là trong sự sáng tạo, trong tri thức…) mà thường thiên về yếu tố vật chất, về
ưu thế địa lý, thế mạnh tài nguyên v.v
Quan niệm hoạt động văn hoá là phi sản xuất, là hoạt động tiêu dùng nên sự quan tâm của
cơ quan hoạch định chính sách kinh tế - xã hội trước hết dành cho hoạt động sản xuất vật chất,phần thừa ra mới dành cho văn hoá, văn hoá được coi như phần thêm vào, bổ sung cho hoạtđộng kinh tế, xã hội và chính trị
Đến Đại hội VI của Đảng, vấn đề văn hoá được đặt ra theo quan niệm mới, tức là coi trọngngang nhau giữa chính sách xã hội và chính sách kinh tế Cũng từ đó, với Nghị quyết 05 của Bộ
chính trị Ban chấp hnàh trung ương Đảng khoá VI, văn hoá được xác định là lĩnh vực sản xuất tinh thần Đó là bước phát triển mới về lý luận phù hợp với nguyên lý kinh điển của chủ nghĩa
Mác- Lênin, theo tư duy mới về yêu cầu phát triển hài hoà đời sống vật chất và đời sống tinhthần; trong phương châm kết hợp tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, kết hợp động lực kinh tế
và động lực tinh thần, kết hợp hài hoà kinh tế và văn hoá để có được sự phát triển năng động cóhiệu quả
III Những vấn đề được đặt ra từ lịch sử và kinh nghiệm.
Cách mạng là sự nghiệp quần chúng Văn hoá là thành quả sáng tạo của nhân dân Vănhoá Việt Nam là tinh hoa, trí tuệ ngàn đời của dân tộc Việt Nam, trong đó, sự hình thành và pháttriển nền văn hoá mới có vai trò to lớn của Đảng
Ngay từ đầu, Đảng đã giải quyết đúng đắn mối liên hệ tất yếu giữa văn nghệ và chính trị,giữa hoạt động văn hoá văn nghệ và sự nghiệp giải phóng dân tộc, cải tạo xã hội Kết hợp nhữngquan điểm khoa học, tiên tiến về văn hoá văn nghệ, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam,Đảng đề ra đường lối văn hoá văn nghệ phù hợp với yêu cầu của cách mạng, của dân tộc Và,chính nhu cầu giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới, chế độ dân chủ, vì dân giàu, nướcmạnh, xã hội văn minh lại là nhu cầu phát triển của bản thân văn hoá văn nghệ Đảng đã đưahoạt động văn nghệ vào cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội Trong sựnghiệp toàn dân và vẻ vang đó nền văn nghệ mới, chân chính được hình thành
Cho đến nay, vẫn còn đó kinh nghiệm quý giá trong lãnh đạo xây dựng một nền văn hoá vìdân, do dân, một nền văn hoá dân chủ tiến bộ, vì lương tâm và phẩm giá con người
Trang 24Từ đề cương văn hoá 1943 đến tất cả các văn kiện Đại hội, các chỉ thị, nghị quyết giữa các
kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng sau này đều thể hiện sự nhất quán trong lãnh đạo văn hoá vănnghệ của Đảng ta Đó chính là tính nhất quán về quan điểm trong vận dụng sáng tạo chủ nghĩaMác- Lênin vào việc xây dựng nền văn hoá mới; ở sự phát triển và bổ sung các luận điểm khoahọc phù hợp với thực tiễn cách mạng từng giai đoạn và trình độ phát triển trong nhân dân Điều
đó đã giúp Đảng khắc phục những lạc hậu lý luận nhất thời, để trong suốt quá trình lãnh xâydựng nền văn hoá mới Việt Nam luôn luôn có được những nhận thức lý luận tiên tiến
Tập hợp, tổ chức lực lượng các nhà văn hoá, giới trí thức, văn nghệ sĩ cũ, đào tạo thế hệ tríthức,văn nghệ sĩ mới là việc cực kỳ quan trọng và khó khăn trong sự nghiệp xây dựng nền vănhoá mới Đảng ta, từ buổi đầu của cuộc cách mạng văn hoá, từ khi chưa có chính quyền, trongnhững năm tháng vừa đánh giặc vừa xây dựng đất nước đã thành công trong xây dựng mô hìnhvăn nghệ sĩ - chiến sĩ Sống cùng nhịp đập, hơi thở với nhân dân, gắn bó máu thịt với vận mệnh
Tổ quốc và sự phát triển của dân tộc, nghệ sĩ - chiến sĩ tự do phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhândân
Các chủ trương "phái cán bộ chuyên môn hoạt động về văn hoá đang gây ra một phong tràovăn hoá tiến bộ," "khuyến khích những đồng chí của Đảng, nhất là những đồng chí có kinh
nghiệm công tác quần chúng, hiểu biết đường lối của Đảng và có năng khiếu văn nghệ" vào
công tác tổ chức và lãnh đạo hoạt động văn hoá văn nghệ từ buổi đầu cách mạng, trong nhữngnăm gian khó và cả khi đã có chính quyền vẫn là những kinh nghiệm của thành công
Ngày nay, đứng trước trọng trách lãnh đạo xây dựng một nước Việt Nam đi lên chủ nghĩa
xã hội, xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong sự thống nhất giữa văn hoá và phát triển, Đảng ta
đã có một hành trang kinh nghiệm của lịch sử và bài học của 60 năm cách mạng
Suy ngẫm về tất cả những gì Đảng đã làm vì một nền văn nghệ mới Việt Nam, có thể thấybên cạnh những thành công còn có cả nhiều hạn chế Đó là những hạn chế về lý luận, nhữnghạn chế trong việc đề ra và chỉ đạo thực hiện các chính sách về văn hoá văn nghệ, trong côngtác tổ chức và cán bộ, trong phương thức lãnh đạo đối với lĩnh vực quan trọng nhưng phức tạp
bản chất con người, ở mọi dân tộc, ở mọi thời đại Một tác phẩm nghệ thuật chân chính, trong
buổi đầu mới ra đời, nó có thể phù hợp với lợi ích chính trị của một giai cấp nhưng rồi cùng với
Trang 25thời gian, những giá trị về chân, thiện, mỹ của nó sẽ trở thành của chung nhân loại và tiếp tục tồntại trong lịch sử Quy tất cả về lập trường giai cấp, về quan điểm chính trị; đối với tất cả mọi biểuhiện phong phú đa dạng như chính bản thân cuộc sống mà chỉ dùng một hệ quy chiếu là tính giaicấp, đó là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển phong phú của văn nghệ Tôđậm khía cạnh giai cấp đến mức đẩy đến cách hiểu rằng tiêu chí xác định giá trị tác phẩm chỉ làvấn đề lý tưởng chính trị, là đấu tranh giai cấp; quan hệ giữa con người với con người chỉ về mặtgiai cấp là quan trọng nhất sẽ dẫn đến xem nhẹ hoặc phiến diện các vấn đề nhân tính Đến nay,vấn đề giai cấp và nội dung đấu tranh giai cấp trên mặt trận văn hoá tư tưởng vẫn hết sức gaygắt nhưng, trong lãnh đạo và quản lý, trong sáng tác và phê bình nghệ thuật, trong thưởng thức
và đánh giá những sản phẩm tinh thần của nghệ sĩ còn phải tính đến những giá trị dân tộc vànhân loại Trong thời đại ngày nay sự gặp gỡ giữa các nền văn hoá chủ yếu xoay quanh hệ giátrị cơ bản là Chân - Thiện - Mỹ Những giá trị nhân bản ấy đã vượt trên mọi thành kiến giai cấp
và vượt qua mọi biên giới quốc gia
Quan điểm "phát triển văn hoá dân tộc đi liền với mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài,tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam" (19, tr.54),được Đảng ta duy trì và phát triển trong quá trình lãnh đạo văn hoá văn nghệ từ trước đến nay.Ngay trong "Báo cáo xây dựng văn nghệ nhân dân Việt Nam" tại Đại hội đại hội đại biểu lần thứhai của Đảng tháng 2/1951 đã nêu cụ thể về cách tiếp cận, tiếp thu vốn văn nghệ tiến bộ của thếgiới:
"Thành khẩn học tập vốn văn nghệ tiến bộ của thế giới, văn nghệ tiến bộ của Liên Xô, TrungQuốc và các nước dân chủ nhân dân là một công tác quan trọng đề ra cho những người vănnghệ kháng chiến Việt Nam Phải đề cao việc giới thiệu những tác phẩm và kinh nghiệm lý luậnvăn nghệ mới của Liên Xô, Trung Quốc và các nước bạn, nói chung là văn nghệ tiến bộ thế giới;Không những để giúp cho sự tiến bộ của những người công tác văn nghệ mà còn để giáo dụctinh thần quốc tế cho nhân dân ta một cách sinh động sâu sắc Việc giới thiệu và phiên dịch phải
có kế hoạch thích hợp với hoàn cảnh nước ta đang kháng chiến và xây dựng chế độ dân chủnhân dân Trong lúc này nên giới thiệu phiên dịch nhiều những tác phẩm động viên sôi nổi chícăm thù và lòng yêu nước, như quyền "Căm thù" của Sôlôcốp và tập 'Trăm bức thư" củaEranbua, những tác phẩm tranh đấu giảm tô, tức là nói chung có tính chất thi hành những cảicách phản phong chứ chưa phải làm cách mạng thổ địa, tóm lại những tác phẩm hợp với chínhsách chủ trương của Đảng, Chính phủ ta bây giờ" (15, tr.304-439)
Báo cáo cũng nêu ra những biểu hiện cần khắc phục trong việc tiếp thu văn hoá nướcngoài: "Chúng ta kiên quyết bài trừ óc quốc gia hẹp hòi, không học tập văn nghệ tiến bộ quốc tế.Nhưng chúng ta cũng kiên quyết phản đối cái bệnh giáo điều, cái khuynh hướng nô lệ, bắt chước
Trang 26làm như nước ngoài, cho rằng như thế mới là khoa học, do đó mà phạm chủ nghĩa tiền phương(arantgardisme) và khuynh hướng ngoại lai trong nghệ thuật" (15, tr.307-439).
Tuy vậy do hoàn cảnh chiến tranh liên tiếp, việc giao lưu chỉ bó hẹp trong một số nướcthuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa và hơn nữa lúc đó chỉ có thể đón nhận những gì phù hợp trựctiếp với hoàn cảnh và lợi ích trước mắt Điều đó đã để lại dấu ấn khá rõ trong lý luận và sáng tác;bức tranh văn nghệ vì thế, một thời gian dài thiếu tính đa dạng và phong phúc Ngay cả sau này,trong những năm miền Bắc hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội, rồi khi cả nước thống nhất(1975-1986) việc giới thiệu văn hoá thế giới cũng hạn chế, bởi có sự e ngại, định kiến với vănhoá nghệ thuật được làm ra ở các nước tư bản, những nước không cùng hệ thống Sau năm
1986, trong công cuộc đổi mới, việc giao lưu, giới thiệu văn hoá nghệ thuật các nước có chuyểnbiến nhưng cho đến nay nền văn hoá thế giới được giới thiệu ở nước ta cũng chưa phải là vớidiện mạo đầy đủ
Ngày nay, để phát triển đất nước không thể chấp nhận cách thức tiếp cận văn hoá thế giớimột cách thực dụng, chỉ tìm những gì phù hợp, đáp ứng yêu cầu đặt ra trước mắt
Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta thấy rằng, ngày nay không một quốc gia nào có thể pháttriển bình thường nếu cô lập với thế giới bên ngoài Bài học thực tế đặt ra trước chúng ta yêucầu đổi mới cách nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng văn hoá thế giới sao cho phù hợp với sựphát triển của đời sống hiện đại Vấn đề đặt ra ở đây là trong quá trình giao lưu, tiếp nhận phảivừa đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa vừa bảo vệ và phát huy những tinh hoa của dân tộc.Ngày nay, khuynh hướng chung là không ủng hộ triệt để hay bác bỏ hoàn toàn một trườngphái nào mà trong mỗi trường hợp cụ thể ghi nhận, chắt lọc lấy những gì hợp lý, những gì làthành tựu của trí tuệ, những gì là văn hoá; quan điểm nào đúng tới đâu thì xác nhận tới đó Thờiđại đã cho ta nhận ra cái ấu trĩ tả khuynh của một giai đoạn nhận thức trong quá khứ, coi triếthọc Đêcactơ, Bécsông cũng nguy hại như triết học Căng, Nit sơ; coi chủ nghĩa cổ điển, chủnghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng như là kẻ thù của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.Một thời gian dài hoạt động văn hoá chỉ được xem là hoạt động phi sản xuất, là sự tiêu phíphi kinh tế, không sinh lợi Nhận thức đó dẫn đến tình hình: trong xem xét vấn đề chính sách xãhội và vai trò của con người cho rằng chỉ con người ở khu vực sản xuất vật chất mới được coi lànhân lực và được chú trọng đầu tư
Có một tình hình kéo dài là "Các cấp uỷ Đảng chưa quan niệm đầy đủ vị trí chức năng củacông tác văn hoá, chưa quan tâm đầy đủ đến đời sống văn hoá của quần chúng, chưa thấy sâusắc công tác văn hoá làm tốt sẽ có tác dụng nâng cao tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần yêunước, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sản xuất và công tác" (14, tr.19)
Trang 27Nhận định trên được nêu ra từ 1961 Từ đó đến nay, nhận thức và việc tổ chức thực tiễn nhữnghoạt động văn hoá văn nghệ của các cơ quan lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước ta đã
có những bước phát triển và tích luỹ được những kinh nghiệm Tuy vậy, nhìn toàn hệ thống từtrung ương đến cơ sở, vẫn thấy một tình hình; nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể xãhội chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò quan trọng của văn hoá văn nghệ, thiếu sự quan tâmđúng mức đến lĩnh vực này
Trong bài phát biểu tại Hội thảo khu vực "Phương pháp luận về việc đưa các nhân tố vănhoá vào các kế hoạch và dự án phát triển tại Hà Nội từ 27 đến 29/4/1993, Chủ tịch Uỷ ban Quốcgia thập kỷ Quốc tế phát triển văn hoá của Việt Nam, phó thủ tướng Nguyễn Khánh đã nêu: "Đã
có một thời gian dài, ở Việt Nam hiểu cán bộ (…) ở các cấp không nhận thức rõ cái cốt lõi củavăn hoá là con người; con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của phát triển Nhận thức chưađầy đủ đó là một nguyên nhân của những khuyết điểm về lãnh đạo và quản lý trong việc xâydựng và thực hiện các chính sách, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội" Nhận thức đó cònlàm trở ngại việc triển khai trong thực tiễn các quan điểm, đường lối và chính sách văn hoá vănnghệ của Đảng khi đất nước chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường
Đường lối, cương lĩnh của một chính đảng bao giờ cũng phải được thực hiện thông qua việc
hệ thống tổ chức và con người của nó Sự hiểu biết, lòng trung thành, trí sáng tạo của lực lượngthực hiện là đảm bảo cho đường lối được triển khai thắng lợi Hiểu biết để hành động phù hợpquy luật khách quan, trung thành và sáng tạo để thích ứng nhạy bén với tình hình mà không xarời định hướng
Trước đây, trong Nghị quyết về công tác phát triển văn nghệ trong 2 năm 1959-1960, Đảng
đã chỉ ra sự yếu kém của các cơ quan giúp Đảng lãnh đạo văn nghệ;
"Tất cả các cơ quan giúp Đảng lãnh đạo văn nghệ còn yếu, nhất là về lý luận văn nghệ,
chưa tuyên truyền giải thích được quan điểm văn nghệ Mác- Lênin và đường lối văn nghệ củaĐảng một cách rộng rãi, sâu sắc và sinh động, cũng chưa chủ động đi sâu nghiên cứu đề ra choTrung ương giải quyết những việc lớn làm cho công tác văn nghệ phát triển một cách đều đặn vềcác mặt lý luận, chính sách, tư tưởng và tổ chức, nhất là việc đào tạo cán bộ"
Khắc phục những hạn chế về mặt này (ở mức độ khác và trong những điều kiện mới) vẫnđang là vấn đề thời sự và không dễ dàng trong công cuộc đổi mới hiện nay
Nghị quyết 05 (28-11-1987) của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương khoá VI đã thừanhận: "Nhiều cấp uỷ đảng chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo và ít được bồi dưỡng kiến thức vềlĩnh vực quan trọng nhưng phức tạp này Công tác lãnh đạo và quản lý văn hoá, văn nghệ có
nhiều biểu hiện giản đơn, thô thiển, thiếu dân chủ Cơ chế và chính sách quản lý, việc đào tạo
Trang 28và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và quản lý sự nghiệp văn hoá, văn nghệ có trình độ ngang tầm với nhiệm vụ chưa được coi trọng cũng là một nguyên nhân quan trọng hạn chế việc phát
huy tiềm năng sáng tạo trong văn hoá, văn nghệ
Thiếu sự chuẩn bị về cán bộ để đón trước yêu cầu thời kỳ mới, chưa chủ động đáp ứng yêucầu về cán bộ văn hoá khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, thậm chí nghiêm trọng hơn
"bố trí sai một số cán bộ chủ chốt" (19, tr.52-53) đã là một trong những nguyên nhân làm cho tìnhhình "tiêu cực xảy ra nghiêm trọng và kéo dài" (19, tr.52) trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ
Mỗi nền văn hoá đều cần một chính sách thích hợp cho sự phát triển của mình Nhà nướcnào có chính sách văn hoá của Nhà nước ấy Ở ta chính sách văn hoá là sự thể chế hoá đườnglối văn hoá văn nghệ của Đảng
Với tư cách một tổng thể các nguyên tắc, các cách làm thực tiễn và các phương pháp quản
lý cơ sở cho hoạt động văn hoá văn nghệ chính sách văn hoá phải có tính đồng bộ, toàn diện vànhất quán Chính sách văn hoá phải được biểu hiện bằng luật pháp Nhiều nước trên thế giới -
cả các nước phát triển và đang phát triển - đều thể hiện chính sách văn hoá bằng các đạo luật
Ở ta, sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng đối với việc thể chế hoá đường lối văn hoá văn nghệthành những chính sách, những đạo luật chỉ mới làm được từng phần, chưa thật cơ bản Trongnhiều năm nay ở ta đã quen với cách quản lý văn hoá văn nghệ bằng chỉ thị và nghị quyết.Chính sách văn hoá cần quan tâm đến 3 lực lượng: những người sáng tạo và phổ biến vănhoá; các cơ quan quản lý văn hoá từ trung ương; cộng đồng công chúng
Đội ngũ những người sáng tạo và phổ biến văn hoá nhất là những người sáng tác có nhữngđặc thù nghề nghiệp và có vai rò hết sức quan trọng Vai trò của họ như thể những "nhà máy"sản xuất quan trọng nhất Họ cần được chăm sóc đặc biệt Họ cần được bảo đảm các điều kiệntinh thần và giúp đỡ về điều kiện vật chất cho công việc sáng tạo (Trong thực tế ở mọi nước,cộng đồng những người sáng tạo nghệ thuật thường khó khăn, rất cần được Nhà nước và xã hộibảo trợ) Nhưng ở ta đã nhiều năm nay những nghệ sĩ, những người hoạt động nghệ thuật chưa
có luật hoạt động văn hoá nghệ thuật, chưa có luật bản quyền… họ được quan tâm đáp ứngnhững nhu cầu về bồi dưỡng quan điểm chính trị, nhận thức tư tưởng nhiều hơn là được chăm
lo những điều kiện vật chất thiết yếu cho sáng tác Có thể thấy rõ điều đó trong tinh thần của cácvăn kiện Đại hội III, IV, V Những vấn đề "bồi dưỡng văn nghệ sĩ về các mặt chính trị, tư tưởngvăn hoá, nghiệp vụ" (16, tr.76), "bồi dưỡng về thế giới quan Mác- Lênin, về kiến thức văn hoá, vềđường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước…" (9, tr.123), vấn đề "Đảng tin tưởng", "Đảngkhuyến khích…" , "Đảng yêu cầu…" (13, tr.81-82) được nhấn rất rõ Nhưng những vấn đề "Cải
tiến chính sách đối với người làm công tác nghệ thuật chuyên nghiệp, đãi ngộ xứng đáng lao
Trang 29động nghệ thuật…" (17, tr.84), "bổ sung và hoàn chỉnh các chế độ chủ trương, thù lao, mua bán tác phẩm, thuế, chính sách khuyến khích sáng tác v.v… bảo đảm cho văn nghệ sĩ chuyên nghiệp có thể sống bằng nghề nghiệp chính của mình (19, tr.56) chỉ từ sau Đại hội
VI mới được ghi trong văn kiện
Thực tế những năm gần đây cho thấy: có giải quyết tốt những vấn đề về chính sách, và điềukiện sống và làm việc của văn nghệ sĩ mới có điều kiện đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩatrong văn hoá văn nghệ
Bối cảnh hoạt động văn hoá văn nghệ cũng như tình thế tác động vào hoạt động văn hoávăn nghệ hiện nay khác trước rất nhiều Ngày trước có thể dễ dàng huy động nhà văn ra mặttrận, vào hầm mỏ, về nông thôn…, có thể đòi hỏi nghệ sĩ sáng tác về đề tài này hay đối tượngkhác Ngày nay văn nghệ sĩ tự chọn lấy miền quê sáng tác, tự quyết định đề tài, chức năng dựbáo của văn nghệ; họ không chỉ chấp nhận việc minh hoạ ý định giáo dục tư tưởng mà còn thathiết với nhu cầu thức tỉnh lương tâm; họ không chỉ viết theo yêu cầu cổ vũ, biểu dương, ca ngợi
mà còn muốn được khám phá, phát hiện và phản ánh cuộc sống với tính toàn vẹn của nó, như
nó vốn có, muốn nói đến cái được nhưng không quên cái mất, nói đến niềm vui và nói cả nỗibuồn, muốn lo nghĩ về số phận cá nhân và cả nỗi đau nhân thế…; họ không cho rằng chỉ có "hiệnthực xã hội chủ nghĩa" mới là phương pháp sáng tác tốt nhất Và điều này là phù hợp với tinhthần dân chủ, bình đẳng, tự do, là dân chủ hóa đời sống văn nghệ và không lệ thuộc vào một ýmuốn chủ quan nào Thêm nữa, công chúng văn nghệ nagày nay quan tâm đến mọi vấn đề khácnhau trong đời sống: niềm vui và nỗi buồn, cái thiện, cái ác, cái chân thật và cái giả dối, cái cao
cả và cái thấp hèn, nỗi đau và niềm tin, hy vọng và thất vọng v.v… Đơn cử như trong việc tìmđến những tác phẩm chống tiêu cực, phê phán mặt trái của xã hội, công chúng hiện nay khôngcòn bằng lòng với những tác phẩm phê phán những cái sai của cán bộ lãnh đạo cấp huyện hay
cơ sở mà đòi hỏi tác phẩm phải đấu tranh phê phán những cái sai, sự suy thoái của một số cánhân cán bộ lãnh đạo ở các cấp từ thấp đến cao…
Tất cả những điều ấy nói lên rằng, lãnh đạo và quản lý văn hoá văn nghệ hiện nay phảivươn lên tầm mới, một khi trung thành với nguyên tắc mỹ học Mác- Lênin, đặt vấn đề nghệ thuậttrong mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể thẩm mỹ và hiện thực khách quan, phải có sự điềuchỉnh phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội đã thay đổi để giúp nghệ sĩ và công chúngvăn nghệ thực hiện đúng đắn và tốt đẹp quyền sáng tạo và hưởng thụ văn hoá chính đáng củamình
Nghiên cứu những tác động nhiều mặt cơ chế thị trường đối với văn hoá văn nghệ sẽ thấy
rõ hơn những căn cứ khách quan cần phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhànước trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ
Trang 30CHƯƠNG II
NHỮNG CĂN CỨ KHÁCH QUAN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ QUẢN
LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VĂN HOÁ VĂN NGHỆ TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG.
Từ sau Đại hội VI, đất nước ta từng bước chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, baocấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lýcủa Nhà nước Sự chuyển đổi đó làm biến đổi đời sống xã hội nước ta, tạo ra cơ sở kinh tế - xãhội mới cho các hoạt động tinh thần, tác động sâu sắc đến mọi mặt hoạt động văn hoá văn nghệ.Những biến động trong sáng tác và tiếp nhận tác phẩm, những thay đổi trong phổ biến và nghiêncứu nghệ thuật, những bước chuyển trong nhận thức thẩm mỹ của tác giả và thị hiếu nghệ thuậtcủa các tầng lớp công chúng đã đặt ra những vấn đề mới trong lãnh đạo và quản lý văn hoá vănnghệ
Nhiều vấn đề mới của văn hoá văn nghệ hiện nay gắn liền với những vấn đề về thị trường
và cơ chế thị trường
I Những vấn đề của thị trường có liên quan đến văn hoá văn nghệ.
1 Thị trường và cơ chế thị trường:
A- thị trường: Theo nghĩa thông thường, thị trường là cái chợ Nói theo các nhà kinh tế, thị trường là lĩnh vực lưu thông hàng hoá Trên phương diện kinh tế học, khái niệm thị trường
gắn liền với khái niệm phân công lao động xã hội Sự phân công này - như Mác nói - là "cơ sởchung cho mọi sản xuất hàng hoá" Nơi nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá
thì nơi đó có thị trường Kinh tế thị trường là giai đoạn cao của kinh tế hàng hoá Khi có nền sản xuất hàng hoá lớn dựa trên phân công lao động xã hội đã phát triển khi đó có nền kinh tế thị
trường
Nhận thức này hết sức có ý nghĩa trong việ xem xét thực tế của kinh tế thị trường ở nướcta
Thị trường là thành tựu của văn minh nhân loại Ở Việt Nam, thị trường còn là cái gì mới
mẻ, chỉ bước đầu hình thành và sự hiểu biết về nó ở nước ta nói chung còn có hạn Nhưng trênthế giới, thị trường đã có lịch sử hàng trăm năm hình thành và phát triển; từ thị trường một nước,một vùng đến thị trường chung nhiều nước và ngày nay đã có cả một thị trường thế giới Từ ôngvua Nhật, nữ hoàng Anh đến một người nghèo khó nhất cũng mua lúa gạo - cũng tham gia thịtrường Thị trường là một tồn tại khách quan, đã có từ lâu trong nền văn minh nhân loại Trong
"Bản thảo kinh tế triết học năm 1844", Mác còn viết: Trong trạng thái văn minh, mỗi người đều làthương gia, còn xã hội là một xã hội thương nghiệp" (1, tr.172)
Trang 31Nước ta chuyển sang kinh tế thị trường là đi theo quy luật chung của nhân loại, là sự tổngkết kinh nghiệm về nguyên nhân đưa đến sự tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển trên thếgiới, từ những bài học thành công trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và chính từ thực tiễn củanước ta phủ nhận kinh tế hàng hoá nên hiệu quả xây dựng kinh tế không cao, thậm chí nền kinh
tế đã đi vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng; đó là bước đi phù hợp với quá trình phát triển kinh
tế lịch sử tự nhiên
Thị trường ở các nước khác nhau hết sức khác nhau Nó phụ thuộc vào trình độ phát triểncác cấu trúc kinh tế - xã hội được thiết lập, vào trình độ văn hoá giáo dục của xã hội, vào đườnglối kinh tế do Nhà nước tiến hành v.v Ở các xã hội khác nhau, kết quả kinh tế - xã hội của hoạtđộng thị trường cũng khác nhau
Sau hơn 5 năm chính thức vận động theo cơ chế thị trường, nền kinh tế nước ta, như đánhgiá của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, đã "đạt được những thành tựu bước đầu rất quantrọng… đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế, khơi dậy được nhiều tiềm năng vàsức sáng tạo của nhân dân để phát triển sản xuất, dịch vụ, tạo thêm việc làm và sản phẩm cho
xã hội” (19, tr.21)
B- cơ chế thị trường: cơ chế thị trường là phương thức vận động của nền kinh tế thị
trường theo các quy luật của sản xuất và lưu thông hàng hoá, dưới tác động của các quy luậtcung, cầu, cạnh tranh, giá trị
Cơ chế thị trường chấp nhận nhiều hình thức sở hữu khác nhau, tác động và bình đẳng vớinhau trong thực hiện các quyền kinh tế của mình Trên ý nghĩa này thị trường tự do là một biểuhiện của đời sống dân chủ và được thể hiện khá rõ trong hoạt động văn hoá Cơ chế thị trườngchấp nhận tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh; biến sức lao động thành hàng hoá, sản xuất vớitiêu thụ, gắn các chủ sở hữu, các doanh nhân với nhu cầu xã hội và thị hiếu người tiêu dùng
Người dùng có nhu cầu, người sản xuất sẵn sàng đáp ứng Cung - cầu là một quy luật vận hành
của cơ chế thị trường…
Cơ chế thị trường còn vận hành theo quy luật tự do ạnh tranh Tự do cạnh tranh kích thích
mọi tài năng sáng tạo và chính nó cũng tạo ra tình trạng phá sản, thất bại cho những ai tham giacạnh tranh nhưng thua kém về năng lực (trí tuệ và tiền của …) Tự do cạnh tranh, sinh sôi và đàothải là quy luật bình thường của mọi sự phát triển lành mạnh Quan hệ giữa những người sản
xuất trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh Cạnh tranh tạo ra những biến động giữa cung và
cầu để rồi lại đi tới sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng Trong quá trình này, Lênin đã chỉ rõ:
"Những người sản xuất khéo tay, biết kinh doanh và có sức, sẽ ngày càng lớn mạnh nhờ nhữngbiến động đó, còn những người yếu ớt và vụng về thì sự biến động đó đè bẹp" 5, tr.27).( Xem
"Văn hoá văn nghệ trong cơ chế thị trường Công trình khoa học của Viện văn hoá nghệ thuật,Ban tư tưởng văn hoá TW)
Trang 32Thị trường là nơi trao đổi hàng hoá thông qua đồng tiền để thu lợi nhuận Mọi hình thức trao đổi giá trị đều thông qua nó Đồng tiền là vật trung gian chuyển đổi giá trị Lợi nhuận, tiền
đầy hấp dẫn Nó là mục tiêu cho những sáng tạo tích cực và cả những hoạt động gây tiêu cựcđối với xã hội Do tự do cạnh tranh mà thị trường luôn có khả năng phá vỡ cân đối xã hội, phâncực đời sống giàu nghèo
Thị trường là một tồn tại khách quan Cơ chế thị trường vận hành theo những quy luậtkhách quan Những điều đó không có ý nghĩa Nhà nước không thể và không có trách nhiệm tácđộng vào nó Kinh nghiệm cho thấy, không có nền kinh tế thị trường nào không chịu sự điều tiếtNhà nước Sự điều tiết này được thực hiện thông qua một tổng thể biện pháp kinh tế, chính trị,pháp luật, văn hoá… Ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào,Nhà nước cũng luôn phải gánh lấy chứcnăng điều tiết trên quy mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân để chi phối (ở mức độ nhất định) hoạtđộng của cơ chế thị trường, hướng nó phục vụ tích cực cho con người và hạn chế những tiêucực phát sinh từ nó
Thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước mấy năm qua cho thấy có sự lãnh đạo của Đảng, sựquản lý của Nhà nước và các quy định pháp luật mà nền kinh tế và xã hội nước ta giữ được ổnđịnh và có bước phát triển quan triển quan trọng
2 thị trường và nghệ thuật:
Trong tiến trình lịch sử của mình, trải qua nhiều thiên niên kỷ, văn hoá nghệ thuật đã từng làmột lĩnh vực hoạt động không vụ lợi Những bức chạm trổ trên vách đá trong các hang động,những lời thơ câu ca trong dân gian, những chuyện cổ tích, thần thoại, những bản trường ca…truyền từ đời này qua đời khác được ra đời từ nhu cầu tự thân của người sáng tác, từ niềm khoáicảm thẩm mỹ tự do, không bị một lợi ích vật chất cụ thể nào chi phối
Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, với sự xuất hiện của đồng tiền, tác phẩm nghệthuật đã không còn là vật phẩm "cho không" mà đã có thể đem ra mua bán
Lịch sử văn hoá nghệ thuật thế giới cho thấy rằng, từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, khi khoahọc kỹ thuật và phân công lao động xã hội phát triển đến trình độ cao, nền kinh tế thị trường pháttriển mạnh, nghệ thuật đã có thêm thuộc tính hàng hoá Có kỹ nghệ in nên có sách hàng hoá.Thành thị phát triển nên xuất hiện nhu cầu xây dựng nhà hát để hoạt động kinh doanh Sự pháttriển của nghệ thuật thứ bảy đi liền với sự ra đời của kỹ nghệ điện ảnh
Trong thời đại ngày nay, hầu như mọi thứ đều có thể trở thành hàng hoá: sức lao động, chấtxám, lời khuyên, bí quyết, tài năng nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật… Người ta có thể kinh doanh
đủ mọi thứ, từ chứng khoán, trái phiếu, tiền tệ - những công cụ tài chính - đến các thứ liên quanđến sinh hoạt hàng ngày của con người: các thứ ăn, mặc, nghe, nhìn, đi lại…
Một khi mà sức lao động có thể đem ra trao đổi thì sản phẩm được tạo ra từ sức lao động
có thể mua Dù mang những đặc thù sáng tạo, được xem là "đứa con tinh thần" song sản
Trang 33phẩm nghệ thuật trong điều kiện kinh tế thị trường cũng không tránh khỏi trở thành hàng hoá Sựtrao đổi những sản phẩm tinh thần còn là điều kiện cần thiết để tái sản xuất sức lao động choquá trình sáng tạo Sau khi tạo tác, nghệ sĩ cần trao bán nó cho đời.
Trong việc phổ biến nghệ thuật, tính chất thương mại của sản phẩm nghệ thuật trở nênquan trọng Làm văn, viết truyện, diễn kịch, tạc tượng, vẽ tranh, hát, múa… không chỉ là hoạtđộng sáng tạo do nhu cầu tự biểu hiện mà đã trở thành hoạt động nuôi sống con người
Sáng tạo nghệ thuật thực sự có thể không phụ thuộc vào nhịp thở của thị trường Nhưngtrong quá trình sinh thành để đến được với công chúng, sản phẩm tinh thần đều phải tồn tại dướidạng vật chất (sách, báo, phim, ảnh, tranh, tượng, các buổi biểu diễn…) Những hoạt động xuấtbản sách, sản xuất phim, biểu diễn, sáng tác, tất cả các khâu sản xuất, bảo quản phân phối, tiêudùng "hàng hoá đặc biệt" của lĩnh vực sản xuất, bảo quản phân phối, tiêu dùng "hàng hoá đặcbiệt" của lĩnh vực sản xuất tinh thần đều phải chi phí bằng tiền mới có Trong điều kiện kinh tế thịtrường, những hoạt động trên đều phải tính đến đầu vào đầu ra, đến chi phí và lợi nhuận, đếnhiệu quả kinh tế và xã hội Nhiều công đoạn của lĩnh vực sản xuất tinh thần cũng được xem nhưnhững công đoạn của quá trình sản xuất vật chất: Nó cũng chịu những chế ước của lề luật kinh
tế chung: % lãi trên đồng vốn vay, % thuế trong quá trình sản xuất sức lao động, tỉ lệ lãi đẻ tiếptục đầu tư phát triển Hàng hoá nghệ thuật cũng bị cơ chế thị trường chi phối thông qua quy luậtgiá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh
Dù là sản phẩm của lĩnh vực sản xuất tinh thần, gắn với tinh thần và tư tưởng, song trong
cơ chế thị trường, các sản phẩm văn hoá văn nghệ vẫn mang đầy đủ các đặc trưng của hànghoá
Trong mỗi sản phẩm văn nghệ đều kết tinh sức lao động (trí óc và cơ bắp) Chúng được làm
ra để nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người, vậy là chúng có giá trị sử dụng Chúngđược thu hút ngay vào quá trình lưu thông, người có tiền có thể mua để sử dụng theo nhữngmục đích của mình nên chúng có giá trị trao đổi Mỗi sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau đó
là điều kiện cần thiết cho quá trình trao đổi
Ở nước ta trước đây, nói đến thị trường trong hoạt động văn hoá là điều tối kỵ Bởi văn hoávốn được coi là lĩnh vực phi sản xuất Bởi thế, nói chuyện bán mua trong nghệ thuật là kể nhưlàm tổn thương, như thể xúc phạm một quan niệm truyền thống thiêng liêng Khái niệm thươngmại được quan niệm như là cái gì xa lạ, thậm chí còn bị coi là xấu
Tính chất hàng hoá của sản phẩm nghệ thuật không phải là cái chưa từng có trong lịch sử.Nhưng trong điều kiện nền kinh tế hoạt động trong cơ chế hành chính, tập trung, bao cấp, yếu tốbao cấp đã khoả lấp tính chất hàng hoá của sản phẩm văn hoá văn nghệ
Trong nền kinh tế hành chính, Nhà nước vạch kế hoạch, định chỉ tiêu, rồi kinh phí Các đơn
vị sản xuất trên cơ sở kế hoạch, vật tư, tài chính được cấp phát, chỉ quan tâm làm ra sản phẩm
Trang 34để giao nộp cho Nhà nước, không phải lo tính đến nhu cầu xã hội Nhà nước cũng vạch kếhoạch cho hoạt động văn hoá văn nghệ, hoạch định một tỉ lệ ngân sách và rót về các địa chỉ vănhoá Các cơ quan văn hoá văn nghệ cứ theo chỉ tiêu đã định của cấp trên mà tiến hành côngviệc, nhằm hoàn thành kế hoạch Nhà nước đã giao Tất cả là do Nhà nước: Nhà nước định kếhoạch, Nhà nước định chỉ tiêu, Nhà nước định kinh phí, định giá trị và Nhà nước bao tiêu sảnphẩm Văn hoá văn nghệ thời bao cấp là văn hoá văn nghệ Nhà nước làm cho dân.
Khi đất nước chuyển giai đoạn và Đảng chủ trương đổi mới cơ chế thị trường đã tác độngvào lĩnh vực văn hoá văn nghệ, làm bộc lộ tính hàng hoá vốn tiềm ẩn trong các sản phẩm nghệthuật, làm lộ ra những khía cạnh mới của hoạt động văn hoá văn nghệ
Trước hoạt động lãnh đạo và quản lý, lần đầu tiên trên đất nước ta, sản phẩm văn hoá văn
nghệ vốn mang thuộc tính sáng tạo, là vũ khí tư tưởng, là công cụ giáo dục đã bộc lộ thêm tính hàng hoá Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động văn hoá văn nghệ xuất hiện yếu tố
thương mại là điều không tránh khỏi Đó là thực tế khách quan đòi hỏi đổi mới sự lãnh đạo củaĐảng và quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực này
Một nhà dự báo đã nêu ý kiến rất đúng là: "Nghệ thuật là một tài nguyên kinh tế và cũng vừa
là tài nguyên văn hoá Đồng tiền chi tiêu vào nghệ thuật sẽ tác động trở lại nền kinh tế của toàn
bộ một đất nước và mang lại hệ quả gấp bội lần" (10, tr.204) Thực sự nghệ thuật đã khuấy động
sự phát triển kinh tế Bản thân nghệ thuật cũng tìm cách tồn tại thông qua con đường bán nhữngsản phẩm của mình, tìm mọi cách để liên hệ với công chúng Nghệ thuật phải được nuôi dưỡngthông qua công chúng Không có công chúng, không bán được vé, không bán được sách, không
có người mua tượng, mua tranh… nghệ thuật ngày nay không đủ lý do tồn tại Sản phẩm nghệthuật trở thành hàng hoá đặc biệt là một trong những phương cách để thích ứng với cơ chế thịtrường Thương mại hoá tự nó không phải là điều gì xấu xa Thị trường trong văn hoá ngày naytrở thành xu hướng có tính toàn cầu
Vấn đề không phải là văn hoá bị thương mại hoá mà là thương mại hoá như thế nào.Khuynh hướng thương mại hóa đơn thuần chính là điều cần phải tránh Thị trường văn hoá cũngnhư thị trường nói chung cần có những quy định chặt chẽ về mặt pháp luật, về tư cách làm ăncủa chủ thể sản xuất, về chất lượng sản phẩm đưa tới người tiêu dùng
Để giải quyết vấn đề này, cần thấy được tính chất hai mặt của kinh tế thị trường đối với vănhoá văn nghệ Mặt tích cực và mặt tiêu cực của kinh tế thị trường là khách quan, chẳng thể coithường mặt nào của nó
II Những tác động tích cực của cơ chế thị trường đối với văn hoá văn nghệ.
1- Cơ chế thị trường tác động tích cực đến khuynh hướng phát triển đa dạng, phong phú trong các hoạt động văn hoá văn nghệ:
Trang 35Các chính sách kinh tế mới đã tạo ra những cơ sở kinh tế - xã hội cho các hoạt động tinhthần Những năng lực văn hoá vốn tiềm ẩn trong nhân dân gặp làn gió đổi mới phát triển nhanhtheo nhiều xu hướng, nhiều loại hình với những đặc trưng sản xuất, phân phối và tiêu dùng khácnhau Nhiều thành phần xã hội cũng tham gia vào quá trình văn hoá.
Văn hoá văn nghệ phát triển phong phú, đáp ứng đượcnhiều loại nhu cầu tinh thần trong xãhội Đề tài sáng tác rộng mở không còn bị ràng buộc bởi những điều cần kiêng cữ trước đâytrong tình thế đất nước có chiến tranh và phải tập trung tất cả cho thắng lợi của sự nghiệp đấutranh giải phóng dân tộc Hơn nữa, nhu cầu thẩm mỹ, mối quan tâm của công chúng nghệ thuật
đã phát triển Những mối quan tâm của hôm nay so với những năm chiến đấu trở nên đa dạnghơn, phong phú hơn, phức tạp hơn, sôi nổi hơn - những mối quan tâm gần gũi, thân thiết, thực tế
và lâu dài của đời sống tự nhiên trong lao động hoà bình Sáng tác đã có thể khơi sâu vào nhiềumảnh đời, khai thác nhiều số phận và tâm trạng, không chỉ nói những điều to lớn với muôn chung
mà còn có thể và cần thủ thỉ với từng người Có một sự phát triển cùng chiều giữa kinh tế và vănhoá Nếu như trong kinh tế, việc giải phóng tiềm năng sản xuất là coi trọng sự bình đẳng của tất
cả các thành phần kinh tế thì trong văn hoá, vấn đề giải phóng con người, chăm lo cho conngười là giải phóng, là chăm lo cho từng cá nhân trong cả cộng đồng
Hình thức, thể loại, ngôn ngữ nghệ thuật cũng trở nên đa dạng, đa thanh Và, phương phápsáng tạo nghệ thuật cũng giàu hình vẻ
Bên cạnh những cách viết, cách vẽ, cách biểu hiện truyền thống, đã xuất hiện những tìm tòi,thể nghiệm, đan xen nhiều cách thể hiện khác nhau: cũ - mới, huyền ảo, huyền thoại, dòng ýthức, phân tâm, hiện thực trần trụi, trừu tượng, siêu thực, hài hước, ngụ ngôn, cổ tích, dã sử,huyền tích, thể sự…
Cách trình diễn, phổ biển văn hoá nghệ thuật có nhiều tìm tòi, đổi mới Bên cạnh những câulạc bộ, nhà văn hoá bề thế (tuy không nhiều và chỉ ở những nơi vượt được thử thách của xóabao cấp tràn lan đã xuất hiện những câu lạc bộ "bỏ túi", những thuyền văn hoá; có sân khấu quy
mô, chính thống lại nảy sinh sân khấu nhỏ, sân khấu tròn, sân khấu thuyền câu lạc bộ sân khấuthể nghiệm, câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống; vẫn tồn tại triển lãm mỹ thuật với đông đảo tácgiả tham gia đồng thời có hàng trăm gallery trưng bày và bán sản phẩm tranh tượng; có nhữngđoàn kịch có nhà hát của mình, trong đó có đoàn suốt năm sáng đèn sân khấu, lại có những
"gánh hát", những đoàn thể nghiệm lưu diễn và sáng tác tại chỗ và dần đạt được thành công.Trong mỗi chương trình biểu diễn cũng đan xen ca nhạc, múa, hài, tạp kỹ Sách báo cũng phongphú hơn: có sách bìa thường, sách bìa đẹp, sách mini, sách dùng cho mọi nhà và sách mànhững nhà chuyên môn nhất thiết phải có
Trong những năm qua, sự đầu tư của Nhà nước cho kỹ thuật truyền thanh, truyền hình ngàycàng mở rộng diện phủ sóng trong cả nước; đã truyền tải một khối lượng lớn thông tin trong đó
có văn hoá văn nghệ có tính phổ cập đến quần chúng, nâng trình độ hiểu biết, cảm thụ văn hoá
Trang 36nghệ thuật trong nhân dân, tăng cường giao lưu quốc tế Nhờ đó, nhu cầu hưởng thụ văn hoánghệ thuật qua phương tiện nghe nhìn phát triển, đòi hỏi, kích thích sáng tác và biểu diễn nghệthuật, xây dựng các chương trình văn nghệ mới.
Yếu tố thương mại, văn hoá tiêu dùng phát triển đã kích thích làm ra và lưu hành những sảnphẩm được trả nhiều tiền hơn
Thị trường có sức mạnh điều chỉnh cơ cấu sản phẩm văn hoá, khắc phục tình trạng đơnđiệu về thể loại, xơ cứng về nội dung và chủ quan áp đặt về nhu cầu
Sách báo tăng mặt hàng, phong phú về chủng loại Nó thể hiện thị hiếu càng đa dạng baonhiêu thì số tên sách càng phong phú bấy nhiêu, khác với thị hiếu trước đây càng bị tiêu chuẩnhoá bao nhiêu thì tên sách càng ít bấy nhiêu
Sách văn học dung nạp mọi thể tài, bút pháp: tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, phóng sự, tuỳ bút;
sử thi, tâm lý, trinh thám, phong tục, lịch sử, dã sử, thế sự Thơ ca cũng nhiều thể loại: có anhhùng ca, có tình ca, có thơ lục bát, thơ tự do, thơ văn xuôi; có trường thiên, đoản thiên, thơ haicâu, thơ một câu; có truyện ngắn và truyện rất ngắn… Có những cuốn sách hay, đánh dấu sựkhởi sắc của văn học thời kỳ đổi mới
Cơ cấu sách thay đổi Nếu trước đây trong thời bao cấp, sách chính trị chiếm 30% thì naychỉ còn 9% Sách văn học, sách thiếu nhi trước 43% nay 70-80% Riêng mảng sách ngoại ngữkhi có kinh tế thị trường phát triển chưa từng có, chiếm tới 10% (157)
Nội dung và hình thức của sách đều đa dạng và phong phú Sách ra đời với nhiều kích cỡ,
mẫu mã, bám sát các lọai nhu cầu, thị hiếu, nhất là các thị hiếu của công chúng có tiền Có
sách cho những đối tượng ham cái mới lạ, cho những đối tượng muốn tiếp nhận thông tin nhiềuchiều hoặc mong qua sách mà học nghề, học cách quản lý hay có được cẩm nang trong sinhhoạt gia đình Có những sách cho những đối tượng thiên về hướng thực dụng cần những kiếnthức phổ thông, cần giải đáp ngay những nhu cầu nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày (sách vềkiến thức phổ thông, khoa học và đời sống, sách bộ đề thi, từ điển, sách về những cuốn phimvừa mới chiếu trên màn ảnh truyền hình đang thu hút mọi người…) Trước nhu cầu ấy mà trên
cả nước đã có thời kỳ (năm 1991) có trên 50 nhà xuất bản trung ương và địa phương, vài trămđịa chỉ xuất bản nhất thời, các phương tiện in ấn nhỏ, hiện đại tăng lên nhanh chóng, nhà in có ởquận, ở huyện, ở một số đoàn thể, ở nhiều ngành v.v…
Những năm từ sau 1986, số lượng đầu sách ngày một tăng:
Trang 37Tác phẩm văn học dịch xuất hiện nhiều, đủ tác phẩm của các nhà văn châu Á, châu Âu,châu Phi, châu Mỹ và châu úc Trong đó, lần đầu tiên độc giả Việt Nam được tiếp xúc với tiểuthuyết kỳ ảo Mỹ la tinh-một thế giới nghệ thuật độc đáo của văn chương ở thế kỷ này và cảnhững tác phẩm thuộc loại "best- seller" (bán chạy) mang triết lý đời thường - một mảng sáchvăn học mới còn ít được biết tới.
Sau khi xoá bao cấp trong xuất bản sách, nhiều kiệt tác trong kho tàng văn hoá nhân loạinhanh chóng đến với bạn đọc Việt Nam Nhiều tác phẩm xuất bản lần đầu ở nước ngoài sau vài
ba tháng đã được dịch, in và phát hành rộng rãi Trước đây, một bản thảo đưa vào nhà xuất bảnqua các khâu đọc, biên tập, duyệt, đưa xuống trị sự, đưa in đến khi ra được sách có khi tới vài
ba năm Khi có cơ chế thị trường, với dự báo sách có thể bán được là cả nhà xuất bản, tác giảhay dịch giả, người phát hành đều đẩy nhanh tốc độ vì lợi nhuận Sau 1986, trong khoảng 2năm, riêng văn học dịch đã xuất bản 300 tác phẩm của Liên Xô, 100 tác phẩm của Pháp, 70 tácphẩm của Anh, 60 tác phẩm của Mỹ và nhiều tác phẩm khác của 30 nước khác trên thế giới; táibản gần như toàn bộ văn học cổ điển Trung Quốc (154)
2- cơ chế thị trường thúc đẩy hoạt động văn hoá văn nghệ phát triển theo hướng xã hội hoá.
Trong cơ chế thị trường, ý thức dân chủ, vai trò cá nhân có điều kiện phát huy mạnh mẽ.Cũng như mọi thành viên trong xã hội, văn nghệ sĩ muốn kiếm sống, muốn khẳng định tàinăng, muốn làm giàu đều phải ra sức lao động và sáng tác Ngoài điều đó ra, trong cơ chế mới,văn nghệ sĩ còn phải tham gia vào quá trình lưu thông hàng nghệ thuật Nếu trong thời kỳ vănhoá nhà nước làm cho dân trước đây: làm văn nghệ không phải lo về kinh tế, chỉ cần quan tâmtrước hết đến yêu cầu chính trị và việc hoàn thành kế hoạch, không phải băn khoăn gì nhiều đến
Trang 38sự tiếp nhận của công chúng (ở chỗ dù sự quan tâm ấy như thế nào thì sản phẩm vẫn được rađời theo kế hoạch) thì ngày nay họ phải thay bằng sự quan tâm tìm kiếm thị trường nghệ thuật,tìm hiểu thị hiếu công chúng, và phải sáng tác nhằm vào phục vụ những nhu cầu có khả năngthanh toán.
Cơ chế thị trường kích thích mạnh mẽ tự do sáng tạo cá nhân Tự do là điều kiện tất yếucủa sáng tạo nghệ thuật Xưa nay, người nghệ sĩ vốn thích hoạt động tự do, muốn được tự biểuhiện, tự khai thác tiềm năng sáng tạo của bản thân mình trong công chúng, muốn được côngchúng thừa nhận và nuôi dưỡng Trong cơ chế mới, thị trường tự do tác động cùng chiều với tự
do sáng tạo nghệ thuật
Bước vào cơ chế thị trường, năng lực sáng tạo cá nhân trong tất cả các ngành nghệ thuậtđều nở rộ Có một sự chuyển động mạnh mẽ, thuận chiều theo cơ chế thị trường và tự do sángtạo, mang lại sự phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc trong mỹ thuật, tạo hình, trong sáng tác vănhọc, kịch bản… trong nhiếp ảnh và kiến trúc, trong làm phim và dàn dựng trên sân khẩu Cácngành nghệ thuật, các đơn vị hoạt động nghệ thuật, các cơ sở kinh doanh văn hoá phẩm đềuquan tâm đa dạng hoá sản phẩm của mình
Mỹ thuật có bước phát triển mạnh mẽ Nhiều phòng tranh liên tiếp mở ra với nhịp độ nhanh
là điều chưa thấy trong thời bao cấp Trước đây, thường là hàng năm, có khi 3, 5, 10 năm mới cómột triển lãm, do Nhà nước tổ chức, thì gần đây hoạ sĩ tự do quyết định số phận của mình, tựcho mình một trung tâm, một gallery hay một nhà triển lãm thích hợp để công bố tác phẩm củamình, công bố một giai đoạn sáng tác, để bộc lộ trước công chúng những tìm tòi, khám phá bằngngôn ngữ tạo hình của chính mình Họ không phải chờ những đợt triển lãm theo kế hoạch nhànước Kinh phí từ khâu đầu đến khâu cuối của một triển lãm do cá nhân tự lo Nếu như 6 thángđầu năm 1991 có 13 cuộc triển lãm do Hội nghệ sĩ tạo hình tổ chức thì 6 tháng đầu năm 1992,
số cuộc triển lãm là 19 (156)
Ở Hà Nội, 6 tháng đầu năm 1993 đã có khoảng 40 triển lãm lớn nhỏ
Thành phố Hồ Chí Minh trước đây hàng năm có một vài triển lãm mang ý nghĩa văn chính trị nay hàng tháng có trung bình 10 triển lãm vừa giời thiệu vừa bán tranh Trong thành phố
hoá-có 30 phòng tranh đăng ký hoạt động với Hội Mỹ thuật (thực tế còn nhiều hơn) và trên 200gallery "bỏ túi" thường xuyên hoạt động tạo ra một thị trường tranh sôi động Năm 1992, trong
130 triển lãm của 20 tác giả với 5.500 tác phẩm trưng bàyđã có 1.000 tác phẩm được mua Tổng
số tiền mua tranh lên đến hàng chục tỉ đồng (79)
Những hoạt động sáng tạo, năng động, thích ứng nhanh nhạy của các hoạ sĩ và các nhàđiêu khắc thuộc nhiều thế hệ, nhiều gương mặt mới đã tạo ra một môi trường tranh sôi động, đadạng, thuận lợi cho nghệ thuật tạo hình phổ cập trong nhân dân, hướng dẫn thị hiếu thẩm mỹ xãhội, tạo ra khả năng rộng rãi cho tiêu thụ tác phẩm
Trang 39Qua triển lãm, bán được tranh, đời sống của người sáng tác được cải thiện Số lượng tranhbán được trong một cuộc triển lãm có khi là 1/4, 1/2, 2/3, có trường hợp là 100% số tranh đãtrưng bày.
Nhu cầu mua bán, trao đổi tác phẩm nghệ thuật - một yêu cầu tất yếu của công chúng pháttriển thuận chiều với cơ chế thị trường Đó là một nguồn thu lớn cho xã hội, là chiếc cầu nối đưathị trường tranh nước ta hoà nhập vào thế giới
Nền điện ảnh nước ta đã có tới 40 năm phát triển và đã đạt nhiều thành tựu Bước sangthời xoá bao cấp, Nhà nước không còn đặc quyền trong sản xuất phim Sáng tạo điện ảnh đã trởthành lĩnh vực không chỉ của riêng giới chuyên nghiệp mà còn thu hút khả năng, nhiệt tình trí tuệ
và nguồn vốn trong nhân dân làm ra nhiều sản phẩm điện ảnh cho xã hội Với đặc điểm thể loại:tổng hợp được tinh tuý của nhiều bộ môn nghệ thuật khác và thường xuyên tiếp thu, sử dụngnhững thành tựu tiên tiến nhất của khoa học kỹ thuật hiện đại, điện ảnh đã tạo ra sức mạnh củariêng mình Nó có khả năng đáp ứng rộng rãi nhu cầu giải trí, nhu cầu thông tin, nhu cầu thưởngthức nghệ thuật của đông đảo quần chúng Nhờ khả năng xã hội hoá cao mà sức tác động xã hộicủa điện ảnh hết sức sâu rộng, trở thành một lĩnh vực kinh doanh sôi động nhất trong đời sống
xã hội ta hiện nay Ở nước ta, khi chuyển sang cơ chế thị trường, điện ảnh trở thành hoạt độngkinh doanh có khả năng sinh lãi lớn
Sản xuấtphim truyện tăng vọt về số lượng:
ra đời (71)
Phát triển theo hướng xã hội hoá, điện ảnh Việt Nam đã thu hút được sự đóng góp củanhững thành phần ngoài quốc doanh Theo thống kê của Cục điện ảnh, đến tháng 5/1993 cảnước có 42 hãng phim được cấp giấy phép chính thức hoạt động Trong đó 5 hãng của Nhànước, 37 hãng của các đoàn thể quần chúng và 37 hãng này hoạt động chủ yếu bằng vốn tư
Trang 40nhân Cũng theo Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam, 80% phim truyện (viđêô và phim nhựa) sảnxuất trong các năm 1990-1992 là do tư nhân bỏ vốn.
Các hình thức hoạt động văn hoá phi nhà nước ngày càng mở rộng trong các lĩnh vực nghệthuật: ngoài các nhóm làm phim tư nhân góp vốn, còn có các cuộc liên hoan ca nhạc do cá nhântài trợ (gala 89, 90,91…), các buổi thi biểu diễn thời trang- hoa hậu, người đẹp thể thao v.v… với
sự tài trợ của các công ty v.v… Việc tổ chức các hội lễ, việc tu sửa các di tích lịch sử, các danhthắng cùng nhiều hoạt động khoa học khác trong lĩnh vực văn hoá- xã hội đều nhận được sựgiúp đỡ về tài chính từ các tổ chức tư nhân và do người dân tự nguyện đóng góp… Nhiều hìnhthức sinh hoạt văn hoá nhóm, gia đình, dòng họ, địa phương, ngành cũng nảy sinh
Kinh tế thị trường, đã tác động mạnh mẽ vào các ngành nghệ thuật Quá trình giao lưu vănhoá ngày một mở rộng đã từng bước tạo ra trên đất nước ta công nghệ dịch vụ văn hoá, thu hút
sự tham gia của đông đảo nhân dân Việc sản xuất và sử dụng các phương tiện nghe nhìn (insang băng hình và âm thanh), khả năng in ấn, truyền tải, quảng cáo, các dịch vụ văn hoá phẩmkhác đều phát triển, thúc đẩy quá trình xã hội các hoạt động văn hoá
III Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đối với văn hoá văn nghệ.
1- Mục đích lợi nhuận tối đa và khuynh hướng thương mại hoá đơn thuần làm tổn hại giá trị nghệ thuật:
Quy luật giá trị và mục đích lợi nhuận tối đa trong kinh tế thị trường chi phối hoạt động vănhoá văn nghệ: một mặt nó phát huy những tiềm năng tích cực trong các hoạt động văn hoá vănnghệ; mặt khác, nó tác động tiêu cực đến những chủ thể thẩm mỹ không đủ bản lĩnh sáng tạo,không thật sự có tài năng nghệ thuật, sử dụng sản phẩm của văn nghệ chỉ như là một phươngtiện kiếm sống, làm giàu Những tiêu cực này tác động đến các khâu sáng tác và biểu diễn, đếnquá trình phổ biến và quản lý văn hoá văn nghệ
Trong thời bao ấp, quy luật kinh tế là sản xuất phục vụ nhu cầu vật chất và văn hoá màkhông nhằm thu lơi nhuận Tuy lịch sử đã chứng minh nguyên lý này là kém hiệu quả nhưng dùsao đối với người sản xuất thì chế độ này cũng dễ dàng hơn đối với việc đảm bảo chất lượngsản phẩm vì không cần chú ý hạ giá thành Một loạt phim thời bao cấp đạt chất lượng nghệ thuậtcao là vì được tài trợ toàn bộ
Sang kinh tế thị trường, các nhà xuất bản, các hãng phim, các nhà hát phải hoạt động mangtính chất kinh doanh để tồn tại Trong quá trình thích ứng với cơ chế thị trường những nhà xuấtbản, hãng phim đều phải giải quyết vấn đề làm sao tác phẩm ăn khách để có lãi Người sáng tác,nhà xuất bản, và nói chung các chủ thể làm ra các sản phẩm nghệ thuật phải tính tới nhu cầucủa công chúng đến những yếu tố sở thích, trình độ, những thói quen tiêu dùng văn hoá mới,mốt, sức mua… Công chúng cũng phải tính đến sức ép của thời gian (do nhịp độ sống và laođộng nhanh gấp) và khả năng thanh toán Giải pháp đơn giản, dễ được nhà sản xuất chấp nhận