BQ GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC KINH TE Tp.HCM
Hg va tén tac gid: NGUYEN MINH PHƯƠNG
GIAI PHAP HOAN THIEN NGHIEP VU GIAM SAT TU XA CUA BAO HIEM TIEN GUI VIET NAM DOI
VOI TO CHUC THAM GIA BAO HIEM TIEN GUI Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUAN VAN THAC Si KINH TE
NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: TS TRÀN ĐẮC SINH
TP.Hồ Chí Minh - Năm 2008
CHƯƠNG 1
NHUNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÈ PHƯƠNG PHAP GIAM SAT TU XA CUA BAO HIEM TIEN GUI
1.1 BAO HIEM TIEN GUI VA VAI TRO CUA BAO HIEM TIEN GUI DOI
VOI SU AN TOAN CUA HE THONG TAI CHINH NGAN HANG 1.1.1 Khái niệm bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi là định chế tài chính được thành lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng
1.1.2 Sự cần thiết của bảo hiểm tiền gửi
Ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn hàng đầu trong nền kinh tế Hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẳn rủi ro, trong đó rủi ro về tín dụng, rủi ro kinh doanh ngoại tệ,
rủi ro trong các nghiệp vụ thanh toán, là những rủi ro lớn, dễ xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng Vì vậy, trong lịch sử phát triển của ngân hàng, các nước trên thế giới đã phải tìm ra các giải pháp dé kiểm soát và xử lý khi rủi ro xảy ra Họ đã xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế để có thể phòng ngừa và kiểm soát rủi ro Các chỉ tiêu này được sử dụng như một thước đo, giúp người quản
lý và điều hành có thể dự báo, nhận định tình hình, đề ra các giải pháp xử lý kịp thời
Đề có thê xử lý các rủi ro, họ cũng xây dựng các biện pháp nghiệp vụ như một công cụ để xử lý bằng cách trích từ chỉ phí nghiệp vụ để phòng ngừa rủi ro Với các khoản trích này được tích lũy trong một thời gian, đã giúp cho ngân hàng có đủ nguồn lực vật chất để xử lý khi rủi ro xảy ra Tuy nhiên giải pháp này không thu được nợ mà chỉ có thể xử lý các khoản vay khó đời bằng chi phi của mình
Bên cạnh đó, khi khả năng thanh khoản bị đe dọa, hoặc ngân hàng không còn
khả năng chỉ trả, có nguy cơ dẫn đến phá sản, dẫn đến tổn thất không chỉ cho ngân
Trang 2hiện nghĩa vụ chỉ trả cho người gửi tiền và trong hoạt động của mình, bằng những
công cụ tài chính tổ chức đó có thể hỗ trợ tài chính hoặc xử lý nợ của ngân hàng, tổ chức đó là bảo hiểm tiền gửi
Việc ra đời của tổ chức bảo hiểm tiễn gửi là điều kiện cần thiết để góp phần
duy trì sự ổn định trong hoạt động của các ngân hàng và sự an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng Quan trọng hơn là tạo niềm tin trong công chúng đối với hoạt động ngân hàng,
Xác định được tầm quan trọng của bảo hiểm tiền gửi, nhiều quốc gia thường
vận hành hệ thống bảo hiểm tiền gửi tại quốc gia mình một cách riêng biệt phù hợp
với mục tiêu chính sách công của quốc gia đó Sự lựa chọn phương thức hoạt động của một hệ thống bảo hiểm tiền gửi phụ thuộc vào những yếu tố riêng có của từng quôc gia
1.1.3 Đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm đặc biệt chỉ xuất hiện trong nền kinh
tế thị trường So với các loại hình bảo hiểm khác, ngoài tính chất chung của hoạt động bảo hiêm là lây sô đông bù sô ít, bảo hiêm tiên gửi có những đặc điêm riêng có:
1.1.3.1 Bảo hiểm tiền gửi là loại hình tổ chức bảo hiểm đặc biệt, hoạt động
vì mục tiêu của chính sách công, không vì mục tiêu lợi nhuận
Ở hầu hết các quốc gia bảo hiểm tiền gửi được thành lập nhằm thực hiện mục
tiêu bảo vệ người gửi tiền, góp phần bảo đảm an toàn, ổn định hệ thống tài chính ngân hàng Do đó hoạt động của bảo hiểm tiền gửi thực thi chính sách nhằm mục tiêu quản lý nhà nước và không vì mục tiêu lợi nhuận
1.1.3.2 Đối tượng được bảo hiểm là tiền gửi của khách hàng gửi vào ngân
hàng
Hàng hóa mà dịch vụ Bảo hiểm tiền gửi cung cấp là bảo hiểm cho tiền gửi của người gửi tiền gửi vào tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Các loại hình bảo hiểm
khác thường cung cấp các dịch vụ bảo hiểm như: bảo hiểm thiệt hại vật chất bất ngờ, bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm công nghiệp, bảo hiểm cháy nỗ, bảo hiểm bắt buộc cho nghĩa vụ của chủ xe cơ giới Bảo hiểm tiền gửi bảo hiểm cho loại hàng hóa đặc biệt
đó là tiền gửi
1.1.3.3 Khách hàng của bảo hiểm tiền gửi là những tổ chức nhận tiền gửi chứ không phải là khách hàng gửi tiền
Thông thường các loại hình bảo hiểm khác thì việc bảo hiểm trực tiếp vì quyền
lợi của người tham gia bảo hiểm nhưng đối với loại hình bảo hiểm tiền gửi thì bảo
hiểm cho khách hàng của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Khách hàng của các loại hình bảo hiểm khác là những người có nhu cầu và mong muốn được hưởng một khoản tiền trong trường hợp xảy ra rủi ro mất mát đối với sức khỏe, tài sản của mình và người thân Còn khách hàng của bảo hiểm tiền gửi là những tổ chức nhận tiền gửi bắt buộc phải tham gia để bảo vệ cho quyền lợi của khách hàng gửi tiền vào những tổ
chức nhận tiền gửi đó Tóm lại, khách hàng của bảo hiểm tiền gửi tham gia bảo hiểm
vì quyền lợi của bên thứ ba
1.1.3.4 Trách nhiệm đóng phí bảo hiễm là tổ chức nhận tiền gửi chứ không
phải là người gửi tiền
Tuy bảo hiểm tiền gửi bảo hiểm cho tiền gửi của người gửi tiền song trách nhiệm nộp phí thuộc về tô chức nhận tiền gửi Với các loại bảo hiểm thông thường người được bảo hiểm phải trực tiếp nộp phí để có được khoản bảo hiểm trong tương
lai Nhưng đối với bảo hiểm tiền gửi thì người được chỉ trả khi xảy ra rủi ro lại không phải là người đóng phí bảo hiểm Bảo hiểm tiền gửi được coi như bảo hiểm cho nghĩa
Trang 31.1.3.5 Việc chỉ trả bảo hiểm tiền gửi áp dụng đỗi với người gửi tiền Đối với các trường hợp tổ chức nhận tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thắm
quyền xác định là không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn, bảo
hiểm tiền gửi sẽ có trách nhiệm chỉ trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền với hạn mức
và trong khoảng thời gian theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi 1.1.3.6 Việc tham gia Bảo hiểm tiền gửi mang tính bắt buộc đổi với các tổ chức tài chính có huy động tiền gửi, không thông qua hợp dồng bảo hiểm
Đối với các loại hình bảo hiểm khác để xác nhận việc tham gia bảo hiểm phải
thông qua hợp đồng được ký giữa bên bảo hiểm và bên nhận bảo hiểm Việc tham
gia bảo hiểm là tùy thuộc vào nhu cầu và sự lựa chọn của khách hàng, không mang
tính bắt buộc Đối với loại hình bảo hiểm tiền gửi thì các tô chức tài chính có huy động tiền gửi, nhất là tiền gửi của đối tượng là cá nhân thì bắt buộc phải tham gia bảo
hiểm tiên gửi
1.1.3.7 Giấy chứng nhận Bảo hiễm tiền gửi phải được niêm yết công khai ở
tat cả các điểm giao dịch của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
Do việc tham gia bảo hiểm tiền gửi mang tính chất bát buộc và nhằm mục tiêu
bảo vệ người gửi tiền do đó Giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi phải được niêm yết
công khai tại tất cả các điểm giao dịch để người gửi tiền yên tâm vì quyền lợi của mình được bảo vệ
1.1.3.8 Bảo hiểm tiền gửi có quyền thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm các quy định của
pháp luật về bảo hiểm tiền gửi
Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy
định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Trong một số trường hợp nhất định, các tổ chức
này vi phạm thi bảo hiểm tiền gửi có quyền thu phí phạt và thu hồi chứng nhận, thậm chí chấm dứt bảo hiểm tiền gửi đối với các tổ chức vi phạm Ví dụ như vỉ phạm về
thời hạn nộp phí, không nộp phí trong thời gian đài hoặc do yêu cầu của Ngân hàng nhà nước
1.1.3.9 Công cụ bảo hiểm tiền gửi là sự lựa chọn của nhiều quốc gia vì lợi
ích dỗi với xã hội và nền kinh tế
Bảo hiểm tiền gửi bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng Cụ thể là chỉ trả tiền gửi được bảo hiểm nếu tổ chức nhận tiền gửi lâm vào tình trạng mắt khả năng thanh toán; trong trường hợp
tổ chức nhận tiền gửi lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nếu việc giải thể, phá sản có thể
gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, sâu rộng đến sự an toàn của hệ thống tài
chính, ngân hàng cũng như sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, bảo hiểm tiền gửi có
thể hỗ trợ bằng cách cho vay, bảo lãnh, mua lại nợ của các đơn vị này Do lợi ích của bảo hiểm tiền gửi đem lại là rất lớn đối với hệ thống tài chính và việc thực hiện chính sách công, do đó công cụ bảo hiểm tiền gửi là sự lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới
1.1.4 Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi
Hoạt động của bảo hiểm tiền gửi được đánh giá là một trong các giải pháp bảo đảm Ôn định và an toàn trong hoạt động ngân hàng thông qua cơ chế bảo vệ quyền lợi
cho người gửi tiền Vai trò của bảo hiểm tiền gửi được thể hiện trên nhiều góc độ do xuất phát từ bản chất của dịch vụ mà bảo hiểm tiền gửi cung cấp Đó là loại hình dịch
vụ công đặc biệt, có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới tất cả các thành viên trong xã
hội Vai trò của bảo hiểm tiền gửi có tác dụng thu hút tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn
Trang 41.1.4.1 Bảo vệ người gửi tiền có hiểu biết giới hạn về tài chính, góp phần
củng cô niềm tìn của công chúng dối với hệ thông ngân hàng
Mục tiêu của chính sách công cho bảo hiểm tiền gửi thường được nêu ra là
bảo vệ những người có hiểu biết giới hạn về tài chính, đó là những người có những
khoản tiền gửi nhỏ Họ được bảo vệ vì những lý do sau đây Thứ nhất, bảo hiểm tiền gửi bảo vệ những người gửi tiền cá nhân trước những hậu quả của sự đỗ vỡ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Thứ hai, quỹ dự phòng bảo hiểm tiền gửi làm giảm
bớt gánh nặng đối với người gửi tiền được bảo hiểm trước vấn đề khó khăn và phức
tạp là đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tài chính nơi họ gửi tiền,
Chỉ trả và hỗ trợ đầy đủ, kịp thời cho khách hàng khi các ngân hàng mất khả năng thanh toán Vai trò bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền của Bảo hiểm tiền gửi được thể hiện rất rõ và được tạo lập trên cơ sở niềm tin của công chúng vào hệ thông ngân hàng
Bảo hiểm tiền gửi là chỗ dựa vô cùng quan trọng cho các ngân hàng trong việc củng cố, duy trì và làm tăng lòng tin của cơng chúng và tồn xã hội trong việc mở rộng hoạt động huy động vốn
1.1.4.2 Tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng của quốc gia phát
triển
Thông qua hoạt động giám sát và kiểm tra nhằm phát hiện sớm rủi ro trên cơ
sở đó cảnh báo tới các ngân hàng, Bảo hiểm tiền gửi đã góp phần đảm bảo ổn định
hoạt động ngân hàng và tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính có hiệu quả hơn bằng cách phòng tránh đỗ vỡ ngân hàng
Các hoạt động nghiệp vụ của bảo hiểm tiền gửi góp phần xây dựng một thị trường có tính cạnh tranh và bình đẳng cho các tô chức tài chính có quy mô và trình độ phát triển khác nhau, tạo điều kiện thúc đây đổi mới hoạt động ngân hàng
Quy định rõ trách nhiệm và quyền của người gửi tiền, tổ chức huy động tiền gửi và giảm thiêu gánh nặng tài chính cho người đóng thuế trong trường hợp có ngân
hàng đỗ bẻ
1.1.4.3 Thúc đây tăng trưởng kinh tế
Với vai trò bảo vệ người gửi tiền, bảo hiểm tiền gửi tạo niềm tin trong cơng
chúng và tồn xã hội trong việc mở rộng huy động vốn, thu hút tối đa các nguồn vốn
tạm thời nhàn rỗi Việc thiết lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi có thể làm tăng cường
dòng vốn chảy vào các tổ chức nhận tiền gửi, nhờ đó tạo nguồn cho hoạt động cho vay và đầu tư Do đó bảo hiểm tiền gửi góp phần thúc đấy tăng trưởng kinh tế một cách gián tiếp
1.1.4.4 Giảm thiểu rủi ro rút tiền hàng loạt
Khi không có hệ thống bảo hiểm tiền gửi, có một khả năng lớn có thể xảy ra là
người gửi tiền có thể rút tiền hàng loạt do những khó khăn — có thể là thực sự hoặc chỉ là hiện tượng quan sát — tại tổ chức nhận tiền gửi đó Khi hiện tượng rút tiền hàng loạt xảy ra tại một tổ chức nó có thể kéo theo hiện tượng trên tại các tổ chức khác mà không quan tâm đến tình trạng hoạt động thực tế của các tổ chức đó do người gửi tiền không có khả năng phân biệt được một tổ chức hoạt động lành mạnh hay không Khả năng của hệ thống bảo hiểm tiền gửi trong việc ngăn chặn hoặc tránh hiện tượng rút tiền hàng loạt phụ thuộc vào mức độ người gửi tiền nhận thấy mình được bảo vệ như thế nào đối với những thiệt hại khi một tổ chức bị để vỡ Điều này phụ thuộc vào hạn mức chỉ trả, tốc độ chỉ trả bảo hiểm và mức độ tín nhiệm của hệ thống bảo hiểm sẽ tác động đến mức độ tăng cường 6n định hệ thống tài chính Hệ thống bảo hiểm tiền
gửi tự nó không thể đảm bảo ổn định hệ thống tài chính Điều này đặc biệt đúng
trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hệ thống Hệ thống bảo hiểm tiền gửi sẽ hiệu quả hơn nếu nó là bộ phận cấu thành của Mạng an toàn tài chính bao gồm các cơ quan kiêm tra, giám sát và công cụ người cho vay cudi cùng
Trang 5Việc xây dựng hệ thống bảo hiểm tiền gửi có thẻ liên hệ với thiết lập khung pháp lý
cho việc xử lý đỗ vỡ ngân hàng của quốc gia
1.1.4.6 Góp phần vào một hệ thống thanh toán theo trật tự
Bảo hiểm tiền gửi góp phần tăng cường ôn định tài chính thông qua việc đóng
góp vào sự hoạt động thuận lợi của hệ thống thanh tốn Thơng qua việc tăng cường niềm tin trong hệ thống, bảo hiểm tiền giri tao điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch
tiền gửi dễ dàng giữa các bên Để hệ thống thanh toán hoạt động, người gửi tiền phải
tin chic rang tién gửi của mình được an toàn như tiền mặt,
Bên cạnh đó, bảo hiểm tiền gửi có thể cung cấp một số hình thức hỗ trợ tài chính tức thời, điều này có thể đảm bảo giao dịch thanh toán giữa các tổ chức gặp vấn đề Hình thức hỗ trợ này có thể giúp tránh sự gián đoạn trong nghiệp vụ chỉ trả và dòng tiền thanh tốn
1.1.4.7 Giải quyết khủng hồng tài chính
Hệ thống bảo hiểm tiền gửi thường được thiết lập khi một quốc gia đang trải
qua hoặc vừa trải qua một giai đoạn mất ốn định nghiêm trọng về tài chính Khi vấn
đề trong khu vực tài chính xảy ra, bảo hiểm tiền gửi tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức duy trì ôn định đối với tiền gửi và là công cụ bảo đảm với người gửi tiền về độ an toàn của tiền gửi của họ
Hệ thống bảo hiểm tiền gửi được xây dựng nhằm đẩy lùi bất ôn hệ thống tài chính trong ngắn hạn có thể dẫn đến các vấn đề trong dài hạn
1.1.4.8 Thúc đẩy cạnh tranh trong khu vực tài chính trong việc giảm thiểu
các rào căn cạnh tranh trong lĩnh vực nhận tiền gửi
Thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức mới tham gia vao hoạt
động nhận tiền gửi và giúp đỡ các tổ chức nhỏ cạnh tranh với các tổ chức lớn, tổ
chức bảo hiểm tiền gửi có thể khuyến khích cạnh tranh Khi không có tổ chức bảo hiêm tiên gửi, người gửi tiên có xu hướng lựa chọn các tô chức lớn, được biệt đên
rộng rãi và được cho là ít có ít nguy cơ xảy ra rủi ro đồ vỡ Hiện tượng này phản ánh
một số yếu tố Thứ nhất, tổ chức lớn có danh mục đầu tư đa dạng hơn các tổ chức nhỏ Thứ hai, tổ chức lớn có thể nhận được bảo lãnh ngầm của Chính phủ do các tổ
chức này được xem là quá lớn để có thể đỗ vỡ Thứ ba, các tổ chức này thường có lịch sử lâu đời và đã xây dựng được thương hiệu trong công chúng Lợi ích của việc khuyến khích việc gia nhập và cạnh tranh các tổ chức mới có thể nâng cao hiệu quả
kinh tế, làm giảm tỉ lệ lãi suất, tăng đầu tư và phát triển kinh tế Việc thực hiện các mục tiêu trên gặp khó khăn về khung pháp lý được xây dựng chỉ phản ánh các vấn đề
cụ thể liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi và không đủ toàn diện để góp phần vào sự ôn định tổng thể của hệ thống tài chính
1.1.4.9 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông qua các quy định pháp lý và cơ chế giám sát
Việc thiết lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi có thể tạo động lực cho các nhà lập
pháp trong việc vượt qua các rào cản về chính trị nhằm thực hiện các cải cách cần thiết cho việc duy trì ồn định hệ thống tài chính
1.1.4.10 Phân bổ lại chỉ phí đỗ vỡ
Tại các quốc gia không có hệ thống bảo hiểm tiền gửi chính thức, chỉ phí bảo
vệ người gửi tiền thường do Chính phủ gánh chịu Việc thiết lập hệ thống bảo hiểm
tiền gửi công khai có thể làm giảm bớt gánh nặng tài chính của Chính phủ thông qua việc thực hiện chỉ trả trong giới hạn và cung cấp một cơ chế thông qua đó các tổ chức
lành mạnh sẽ trang trải toàn bộ hoặc một phần chỉ phí giải quyết đỗ vỡ Tuy nhiên,
khả năng đóng góp của các tổ chức lành mạnh phụ thuộc vào tình hình tài chính của họ Điều này đặt ra sự cần thiết đối với tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong việc điều
Trang 61.2 HOAT DONG GIAM SAT TU XA CUA BAO HIEM TIEN GUI
1.2.1 Khái niệm giám sát từ xa 1.2.1.1 Khái niệm giám sát từ xa
Giám sát từ xa là quá trình thu thập, xử lý số liệu tiến hành phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của các ngân hàng trên cơ sở báo cáo tài chính, báo cáo thống kê và các thông tin khác do ngân hàng gửi cho bảo hiểm tiền gửi và qua việc trao đổi, thu thập thông tin từ các nguồn khác Từ đó lập báo cáo và ra các văn bản khuyến
cáo đối với các ngân hàng nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của các ngân hàng,
cảnh báo sớm, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra, có tác dụng định hướng cho thanh tra tại chỗ, đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng
1.2.1.2 Hoạt động giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi
Hoạt động giám sát là chức năng quan trọng của tổ chức bảo hiểm tiền gửi,
gop phan tác động lên tiến trình lành mạnh hóa hệ thống tài chính thông qua nghiệp
vu giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ Nhờ đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi tiếp cận được các mặt yếu kém trong hoạt động của các tô chức nhận tiền gửi để đánh giá chính xác những yếu tố rủi ro Nói cách khác, giám sát của tô chức bảo hiểm tiền gửi theo hướng tích cực được tập trung vào kiểm tra những mặt yếu kém của hoạt động ngân
hàng Đối tượng giám sát là tài sản xấu, nợ khó đời, công tác quản lý có nhiều vấn đề
Kết quả giám sát theo các chuẩn mực là cơ sở để tổ chức bảo hiểm tiền gửi áp dụng giải pháp tác động tích cực tiếp theo như: để thu phí theo mức độ rủi ro, để xử lý tài sản, nợ xấu, nợ khó đời, thông qua nghiệp vụ mua bán nợ, hỗ trợ tài chính Hơn nữa, các nghiệp vụ này được thực hiện ngay cả trước khi tổ chức nhận tiền gửi bị phá sản
Ngày nay, hoạt động giám sát an toàn hệ thống đã làm thay đổi cơ bản diện mạo và nội dung hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính Nhà nước, so với các quỹ bảo hiểm tiền gửi chỉ thực hiện chức năng chỉ tiền mặt cho người gửi
tiền sau khi tổ chức nhận tiền gửi đóng cửa Hoạt động giám sát quan trọng đến mức
nhiều nước gọi tổ này là cơ quan giám sát hoặc như một thành viên của hệ thống
giám sát an tồn tài chính qc gia
1.2.2 Đặc điểm giám sát từ xa
Giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi về nguyên tắc cơ bản cũng như hoạt động giám sát từ xa của các cơ quan thanh tra, giám sát khác Để đạt được đầy đủ các
mục tiêu mà hoạt động bảo hiểm tiền gửi đề ra, đặc biệt đối với quốc gia mà ở đó hệ
thống kiểm soát hoạt động ngân hàng còn hạn chế, môi trường pháp lý và kỷ cương thị trường đang trong quá trình hình thành, hoạt động kiểm tra và giám sát hoạt động ngân hàng của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tuân theo khuôn khổ pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của từng quốc gia quy định Môi trường pháp lý của từng quốc gia khác nhau, quy định về hoạt động giám sát từ của bảo hiểm tiền gửi cũng có những nét riêng biệt Tuy nhiên nhìn chung hoạt động giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi có những đặc điêm sau:
1.2.2.1 Địa điểm tiến hành giám sát
Việc giám sát được thực hiện tại trụ sở của cơ quan giám sát, chứ không phải tại trụ sở của tô chức tham gia bảo hiêm tiên gửi
1.2.2.2 Nguân số liệu dễ giám sát
Giám sát từ xa sử dụng nguồn thông tin từ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và các nguồn thông tin được thu thập khác Thực hiện chế độ thông tin báo cáo của bảo hiểm tiền gửi các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi định kỳ gửi báo cáo theo quy định Đây là nguồn số liệu chính phục vụ cho công tác giám sát từ xa
Trang 71.2.2.3 Cách thúc giám sát
Việc giám sát được thực hiện liên tục theo định kỳ tháng, quý, năm trên cơ sở nguồn thông tin từ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, của các cơ quan thanh tra giám sát khác và các nguồn thông tin khác tự thu thập
Hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá dựa trên khuôn khổ CAMELS và hệ
thống các nguyên tắc của Hiệp ước Basel 1, Basel 2
Xử lý thông tin, phân tích, đánh giá, đưa ra những nhận định về thực trạng của từng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và của cả hệ thống
Các chương trình giám sát được thực hiện trên mạng máy tính, trên cơ sở phần
mềm giám sát xử lý thông tin 1.2.2.4 Kết quả giám sát
Giám sát từ xa được kết hợp với kiểm tra tại chỗ chỉ ra những lĩnh vực và những đơn vị cần kiểm tra;
Kết quả giám sát từ xa có tác dụng phát hiện, cảnh báo nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; có tác dụng tư vấn và tham khảo trong việc nhận định tổng quan về hoạt động ngân hàng đối với các cơ quan chức năng đề từ đó đưa ra những nhận định phù hợp phục vụ cho công tác quản lý
1.2.3 Các phương pháp giám sát từ xa
Phương pháp giám sát từ xa phụ thuộc vào các yếu tố khuôn khổ luật pháp, hệ thống kiểm toán, chế độ hạch toán, kỷ luật thông tin báo cáo ở từng nước có vận dụng khác nhau về nội dung, về quy mô của phương pháp này Các cơ quan giám sát tại các quốc gia có hệ thống giám sát và ngân hàng phát triển thường sử dụng kết hợp nhiều hệ thống, phương pháp để đánh giá, giám sát rủi ro, qua đó có điều kiện để phát hiện ra dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong quá trình hoạt động
Các hệ thống được sử dụng thường kết hợp những đánh giá định tính và những tính
toán định lượng Việc lựa chọn tỉ trọng của nhân tố định tính và nhân tố định lượng
thay đối rất khác nhau tùy theo từng quốc gia Hệ thống bảo hiểm tiền gửi ở các quốc gia khác nhau, vận dụng các phương pháp giám sát khác nhan Tuy nhiên về cơ bản gồm những nội dung sau:
1.2.3.1 Hé thong xép hang
Hệ thống xếp hạng giám sát ngân hàng được dựa trên cơ sở kết quả kiểm tra tại chỗ, cho phép cơ quan giám sát xác định được các tỗ chức cần phải lưu ý theo kết quả xếp hạng hàng năm
Hệ thống xếp hạng được xây dựng theo thông lệ quốc tế và có vận dụng cho phù hợp với thực trạng hệ thống tài chính ngân hàng của từng quốc gia
Các hệ thống xếp hạng thường được áp dụng:
4) Hệ thống xếp hang theo CAMELS
Hệ thống CAMELS được xây dựng và các cơ quan giám sát Mỹ sử dụng từ những năm 1980 Hệ thống xếp hạng theo phương pháp CAMELS tinh toán với các
tiêu chí Vốn, Chất lượng tài sản, Khả năng Quản lý, Thu nhập và Tính thanh khoản
để xếp hạng các ngân hàng theo mức từ lđến 5 theo mức độ cần giám sát tăng dần Từ năm 1996, hệ thống này mới bố sung thêm các tiêu chí về mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường Mô hình giám sát từ xa theo CAMELS hiện đang được nhiều nước
trên thế giới thực hiện, chứa đựng đầy đủ những nội dung cần thiết để tiến hành đánh
giá xếp hạng các ngân hàng Các thành phần của CAMELS là: C = Capital adequacy (sự đủ vốn); A = Assets quality (chất lượng tài sản có); M = Management capacity (năng lực quản lý); E = Earnings (khả năng sinh lời); L = Liquydity (khả năng thanh toán); S = Sensibility to market risk (sự nhạy cảm rủi ro thị trường), cụ thể:
Trang 8với các loại rủi ro đặc trưng của ngân hàng và khả năng quản lý để xác định, đo lường, kiểm soát và điều chỉnh những rủi ro này Các loại hình và mức độ rủi ro tác động đến hoạt động của một ngân hàng sẽ quyết định đến mức vốn cần duy trì thêm trên mức vốn tối thiểu theo quy định để từ đó có thê đề phòng những hậu quả xấu mà những rủi ro này có thể có đối với mức vốn của ngân hàng
- Chất lượng tài sản có (Yếu tố A): Tài sản có của ngân hàng được xem là có
chất lượng, khi ngân hàng quản lý được rủi ro, tránh được sự tập trung tín dụng, tỷ lệ
nợ bị phân loại trong tổng dư nợ ở mức chấp nhận được Chất lượng tài sản có được
đánh giá dựa trên mức độ, sự phân bổ và tình trạng của các nhóm tài sản không tính cộng dồn và tài sản được giảm lãi suất; mức độ đảm bảo dư nợ, năng lực quản lý và điều hành, việc xử lý và thu hồi những khoản nợ có vấn đề Mức đảm bảo dự phòng nợ và khả năng có thể xử lý và thu hồi các khoản nợ có vấn đề chính là yếu tố tác động tốt, ở một chừng mực nào đó, đến khả năng khắc phục những khó khăn có thể xảy ra với các nhóm nợ Việc đánh giá chất lượng tài sản có nên xem xét đến các mức độ tập trung tín dụng hoặc đầu tư, bản chất và số lượng của các nhóm nợ đặc biệt, và tính hợp lý của các chính sách cho vay và các quy trình thủ tục tín dụng
- Năng lực quản lý (Yếu tố M): Giám sát về năng lực quản lý điều hành của
Ban điều hành như: trình độ năng lực của Hội đồng quản trị, của Ban giám đốc, trình độ của hệ thống nhân viên, sự hoàn hảo của hệ thống thông tin quản lý Năng lực quản lý cần được đánh giá dựa trên tất cả các yếu tố được cho là cần thiết đối với hoạt động của ngân hàng trong một môi trường an toàn và các hoạt động ngân hàng
được chấp nhận Do vậy, năng lực quản lý được đánh giá dựa trên trình độ học vấn,
năng lực điều hành và lãnh đạo, các chính sách và quy trình quản lý rủi ro, khả năng tuân thủ pháp luật và các quy định, khả năng lên kế hoạch và đối phó với những biến động của môi trường và những kết quả từ sự thành công trong quản lý Việc đánh giá
năng lực quản lý cũng cần xem xét đến những chất lượng của những hoạt động kinh
doanh và tất cả các chính sách cho vay, đầu tư và kinh doanh, cũng như sự tham gia của Ban giám đốc và các cổ đông Căn cứ vào đặc trưng và phạm vi hoạt động của ngân hàng, hoạt động quản lý có thể xem xét đến một số hoặc tất cả những rủi ro sau:
rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, hoặc các giao dịch, danh tiếng, chiến lược, khả năng tuân thủ, tính pháp lý và thanh khoản của ngân hàng
- Khả năng sinh lời (Yếu tố E): Khả năng sinh lời được đánh giá dựa trên khả năng xử lý với các khoản nợ mất vốn và khả năng đảm bảo mức vốn cần thiết, xu
hướng tăng trưởng của thu nhập, so sánh trong nhóm tương đồng, chất lượng và các thành phần của thu nhập ròng, mức độ thu nhập của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất Việc đánh giá cũng cần xem xét mối quan hệ với tỷ lệ chỉ trả cỗ tức, với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận để lại và mức độ đảm bảo vốn của ngân hàng Mức đảm bảo dự phòng mất nợ và đề phòng với những bắt thường, với các giao dịch chứng khoán và với các tác động của thuế cũng được xem xét khi đánh gid kha nang sinh lời
- Khả năng thanh khoản (Yếu tổ L): Mức độ thanh khoản được đánh giá theo
khả năng thanh toán nhanh chóng các khoản tiền gửi; tần suất và mức độ sử dụng nguồn vốn đi vay của ngân hàng; năng lực chuyên môn liên quan đến cơ cấu tài sản nợ; mức độ sẵn có của tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt và mức độ tiếp cận
với thị trường tiền tệ hoặc những nguồn vốn khác Mức độ thanh khoản của một ngân
hàng phải được đánh giá theo từng giai đoạn và từng thời điểm cụ thể Cũng cần phải xem xét đến hiệu quả nói chung của chiến lược quản lý tài sản có — tài sản nợ của ngân hàng cũng như mức độ tuân thủ và mức độ đầy đủ của các chính sách về thanh khoản của họ Về bản chất, số lượng và sử dụng trước các cam kết về tín dụng và bảo lãnh cũng là các yếu tố đuợc đưa vào xem xét
- Sự nhạy cảm rủi ro thị trường (Yếu tố S): Mức độ nhạy cảm với rủi ro phản ánh mức độ tại đó những thay đổi về lãi suất, tỉ giá hối đoái, giá tiêu dùng hoặc giá
Trang 9mức độ nhạy cảm với những thay đổi về lãi suất Ở một số ngân hàng lớn hơn, các hoạt động ở nước ngoài có thể là nguyên nhân chủ yếu về rủi ro thị trường và một số khác thì các hoạt động kinh doanh ngoại hối lại là nguyên nhân chính về rủi ro thị trường
Việc xếp hạng sẽ được sử dụng để đánh giá thực trạng của hệ thống ngân hàng, đưa ra những hoạt động cần thiết cho thanh tra tại chỗ Nội dung của toàn bộ
hoạt động thanh tra tại chỗ sẽ dẫn đến những điều chỉnh cho việc xếp hạng tổng thể CAMELS Mức xếp hạng tổng hợp là kết quả của việc xếp hạng 6 yếu tổ trên Xếp
hạng 1 là mức xếp hạng cao nhất với ý nghĩa là tổ chức có hệ thống tốt nhất, đảm bảo chất lượng quản lý rủi ro, gắn liền với một mức độ giám sát ít nhất Xếp hạng 5 là mức xếp hạng xấu nhất, tức là tổ chức này có hoạt động yếu kém, không đảm bảo kha năng quản lý rủi ro và đòi hỏi khả năng quan lý rủi ro và đòi hỏi hoạt động giám sất cao nhất cho tô chức này
b) Các mô hình xếp hạng khác
Ngoài ra, có một số mô hình khác được sử dụng ở các cơ quan giám sát khác nhau hoặc ở các quốc gia khác nhau như ORAP, PATROL nhưng về cơ bản, các mô hình đó cũng dựa trên cơ sở các tiêu chí tương đối giống như mô hình CAMELS
Phân tích từng ngân hàng bằng nhiều tiêu chí được chuẩn hóa (ORAP): ORAP nhằm phát hiện từ gốc những yếu kém có thể có của các ngân hàng, dựa trên việc nghiên cứu toàn bộ những thành tố của rủi ro gắn với hoạt động và môi trường riêng của từng ngân hàng và qua đó bổ sung cho việc tổ chức và tăng cường hoạt động phòng ngừa Phân tích được thực hiện bằng cách nghiên cứu các số liệu về an toàn và được bổ sung thêm bằng việc đánh giá định lượng và định tính các yếu tố gây rủi ro như phân tích hoạt động của ngân hàng, việc tuân thủ các hệ số an toàn, đánh giá định tính và định lượng các cam kết, đánh giá khả năng sinh lời sau cùng, khả năng
kiềm chế rủi ro Như vậy, việc phân tích từng ngân hàng được chuẩn hóa gồm nhiều
tiêu chí nêu trên nhằm mục đích xác định những yếu tố gây đỗ vỡ, rủi ro cho một
ngân hàng và qua đó yêu cầu ngân hàng đó thực hiện những biện pháp điều chỉnh
trước khi có thể xảy ra những khó khăn
1.2.3.2 Hệ thống phân tích tỉ lệ tài chính và nhóm tương đồng
Hệ thống này sử dụng các tỉ lệ và phân tích theo nhóm tương đồng để đánh giá các chỉ tiêu với mục đích có thể nhận diện được những vẫn đề hoặc các dấu hiệu rủi ro của các ngân hàng để đưa ra cảnh báo sớm Ở từng quốc gia, các cơ quan giám sát sử dụng phương pháp phân tích này với số lượng các tỉ lệ tài chính khác nhau
Hệ thống giám sát BAKIS được thực hiện vào năm 1997 ở cơ quan giám sát và ngân hàng Trung ương Đức, sử dụng 47 tỉ lệ trong đó: 19 tỉ lệ về rủi ro tín dụng,
16 tỉ lệ về rủi ro thị trường, 2 tỉ lệ về khả năng thanh khoản, 10 tỉ lệ về khả năng sinh
lời để thực hiện giám sát hoạt động của ngân hàng Các tỉ lệ này được phân tích theo tháng, quý, năm để đánh giá khả năng phòng ngừa và chịu đựng rủi ro của từng ngân hàng
Hệ thống phát hiện nhanh rủi ro của Ủy ban ngân hàng tại Pháp thực hiện
phân chia các ngân hàng hay ngân hàng thành nhóm tín dụng tương đồng (GHE): Việc lập nhóm các ngân hàng tương đồng về phương diện hoạt động và cơ cấu cho thấy là thích hợp nhất để cho phép thực hiện việc phân tích, so sánh Vì trên thực tế, mỗi nhóm ngân hàng tương đồng được hình thành bởi các ngân hàng có những đặc
điểm chung về phương diện hoạt động, quy mô, tầm cỡ, điều này cho phép định vị
Trang 101.2.3.3 Hệ thông đánh giá rủi ro
Phương pháp này cho phép các cơ quan giám sát đánh giá tổng hợp về tình hình rủi ro của toàn bộ ngân hàng Cụ thể, các khoản mục hoạt động của ngân hàng hoặc nhóm ngân hàng sẽ được phân chia thành từng mục, từ đó phân tích tình hình rủi ro, cấu trúc và kiểm soát của ngân hàng dựa trên cơ sở một số những yếu tố nhất định Trên cơ sở đó, mô hình sẽ đưa ra kết quả chấm điểm đối với từng ngân hàng trong những khoảng thời gian nhất định Sau đó, sử dụng trọng số để kết hợp các
phân tích định lượng và đánh giá định tính để đưa ra mức điểm cuối cùng
1.2.3.4 Mô hình thông kê
Mô hình thống kê dự báo về tình hình hoạt động của các ngân hàng được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây vì những mô hình này có tác dụng cảnh báo sớm cao Các mô hình này thường sử dụng những kĩ thuật định lượng tiên tiến để dự báo về tình hình hoạt động và mức độ rủi ro dựa trên những số liệu hiện tại, qua đó cho phép các cơ quan giám sát có thể phân loại những ngân hàng có mức độ rủi ro, nguy cơ đỗ vỡ cao hoặc ngân hàng có rủi ro và nguy cơ đồ vỡ thấp Phương pháp này được áp dụng vào đầu những năm 90, xuất phát từ nguyên nhân có hàng loạt các ngân hàng bị đỗ vỡ ở Mỹ, chỉ phí dé giải quyết những ngân hàng sau khi đỗ vỡ là quá lớn
Phương pháp thống kê phân tích tổng thể (SAABA): đây là hệ thống trợ giúp
phân tích ngân hàng một cách tự động hóa nhằm phát hiện một cách nhanh nhất có thể những yếu tố gây rủi ro Sự độc đáo của hệ thống này chính là phần mềm tin học
Toàn bộ những thông tin liên quan đến từng ngân hàng lấy từ các cơ sở dữ liệu khác nhau được tái tạo lại dưới dạng tin học để có thể xử lý một cách tự động để có thể xem xét, đánh giá những rủi ro khác nhau của ngân hàng Những loại hình rủi ro khác nhau được xử lý thích hợp với bản chất của chúng, những rủi ro mang tính định lượng sẽ được tiếp cận qua đánh giá tài chính, những rủi ro định tính sẽ được xử lý
bằng hệ thống chuyên gia SAABA theo một phương pháp dàn dựng đặc thù với mỗi
ngân hàng Đối với mỗi ngân hàng thông qua việc sử dụng phương pháp này người
sử dụng có thể nắm bắt được: Một bản phân tích tông hợp về ngân hàng; nhiều phân tích từng phần tương ứng với những khía cạnh chính của rủi ro ngân hàng; một bản
trình bày chỉ tiết về ngân hàng để người sử dụng có thể chọn lựa mức độ chỉ tiết
mong muốn (đi từ những yếu tố chính của rủi ro đến việc phân tích các số liệu kế toán và tài chính)
1.3 KINH NGHIỆM CỦA THẺ GIỚI VẺ NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT TỪ XA CUA BAO HIEM TIEN GUI
Hầu hết các tô chức Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới đền quan tâm tới công tác kiểm tra và giám sát Tùy theo môi trường pháp lý và tính chất hoạt động mà công tác giám sát ở Bảo hiểm tiền gửi mỗi nước có những điểm khác biệt Tuy nhiên hầu hết đều xây dựng các tiêu chí giám sát trên cơ sở khuôn khô CAMEL
1.3.1 Báo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC):
FDIC là tổ chức có sự quan tâm chú ý đến công tác kiểm tra, giám sát các ngân hàng nhất trong số các tổ chức Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới Ngay từ khi mới thành lập tô chức này đã có hơn 4.000 ủy viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và cho tới nay con số này đã lên tới khoảng 8.000 người
Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm:
- Kiểm tra, giám sát việc đảm bảo là thành viên tham gia bảo hiểm tiền gửi và
bổ sung vốn nhằm đảm bảo quy định về vốn trong hoạt động ngân hàng
- Kiểm tra, giám sát khả năng đảm bảo hoạt động lành mạnh và an toàn của ngân hàng với bốn nội dung:
+ Xác định chất lượng tài sản hiện có
+ Phát hiện các hoạt động phát sinh có thể dẫn đến khó khăn tài chính + Thâm định điều hành ngân hàng
Trang 11Hoạt động giám sát từ xa của FDIC cũng dựa trên cơ sở xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, phân loại và xếp hạng các tô chức tham gia bảo hiểm tiền
gửi FDIC sử dụng hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng theo CAMELS, theo đó giám sát
các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi về các mặt như: mức đủ vốn, chất lượng tài sản có, năng lực quan lý, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, sự nhạy cảm rủi ro thị trường Hệ thống xếp hạng đánh giá dựa trên các chỉ tiêu định tính và định lượng Các chỉ tiêu định lượng được cho điểm từng chỉ tiêu và từng hạng mục Các chỉ tiêu định tính nhận xét và đánh giá theo dạng bảng hỏi FDIC yêu cầu các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác giám sát Đồng thời FDIC cũng sử dụng kết quả giám sát của cơ quan giám sát ngân hàng để có thêm cơ sở đánh giá thực trạng của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
1.3.2 Bao hiếm tiền gửi Hàn Quắc (KDIC)
KDIC được xác định là bộ phận trong cơ cấu giám sát tài chính quốc gia
KDIC sử dụng thông tin chủ yếu để giám sát từ số liệu và kết quả đánh giá của Ban giám sát tài chính Đây là Ban giám sát độc lập, tiến hành giám sát các tổ chức tài chính và cung cấp kết quả cho các cơ quan quản lý khi có yêu cầu Trên cơ sở đó, KDIC có thể nghiên cứu, giám sát và kiểm tra, xây dựng hệ tống cảnh báo riêng đối với hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính hiện thời của tổ chức tài chính được
bảo hiểm, qua đó dựa vào các tiêu chuẩn đã được quy định, KDIC có thể phát hiện
thấy tô chức này có nguy cơ mắt khả năng thanh toán
Nội dung giám sát chủ yến đánh giá về việc thực hiện nộp phí, việc đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng và phân loại tổ chức tài chính được bảo hiểm Phương pháp giám sát dựa vào các tiêu chí đánh giá theo mô hình CAMELS
Trên cơ sở kết quả giám sát KDIC có quyền yêu cầu các tổ chức tài chính
được bảo hiểm và Tổng công ty kiểm soát tài chính đệ trình các tài liệu liên quan đến
hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính hiện thời từ đó có sự đánh giá nhất định
về quá trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ của các tổ chức này và để phân loại các tổ chức tài chính được bảo hiểm
Trong trường hợp dựa trên kết quả phân tích và đánh giá, khi thấy cần thiết
phải bảo vệ người gửi tiền và duy trì tính én định của hệ thống tài chính, KDIC có quyền yêu cầu Chủ tịch Ban giám sát tài chính gửi bản tường trình kết quả về cuộc kiểm tra giám sát hoặc chỉ đạo hướng dẫn các thành viên trong Ban giám sát tài chính cùng tham gia kiểm tra giám sát tổ chức tài chính được bảo hiểm bằng nghiệp vụ cụ thể
Trong trường hợp cần thiết phải xác nhận lại nội dung dữ liệu báo cáo của các tô chức tài chính được bảo hiểm để phân loại rủi ro trong khả năng dễ xảy ra rủi ro đối với các tô chức này thì KDIC có quyền yêu cầu Chủ tịch Ban giám sát tài chính tiên hành kiêm tra giám sát các tô chức này
1.3.3 Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan (CDIC)
Mặc dù triển khai chậm hơn nhiều nước trên thế giới song chính sách BHTG ở
Đài Loan đã khẳng định được vai trò to lớn trong kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt có tác dụng kiểm soát hiện tượng khủng hoảng hệ thống ở quốc gia này Để đạt được kết quả nêu trên bên cạnh việc áp dụng tính phí theo mức độ rủi ro và xây dựng thành công Hệ thống cảnh báo sớm tài chính quốc gia thì CDIC rất coi trọng các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, giám sát Các hoạt động này được tiến hành bài bản, có hiệu quả cao, có đóng góp lớn trong bảo đảm an toàn và ổn định hoạt động ngân hàng Nội dung của nghiệp vụ kiểm tra giám sát bao gồm:
- Giám sát kiểm tra về phí bảo hiểm tiền gửi
- Điều tra điều kiện chấm dứt tư cách thành viên bảo hiểm tiền gửi
- Giám sát kiểm tra tài sản có và tài sản nợ của tổ chức tham gia bao hiểm tiền
gửi có vấn đề
Trang 12kết quả kinh doanh và tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoặc hướng
dẫn tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chuẩn bị và nộp trong thời hạn quy định bảng
cân đối tài sản, báo cáo tài sản và các báo cáo khác CDIC dựa trên những phát hiện từ các cuộc kiểm tra hoặc các báo cáo nói trên, sẽ đề xuất những điều chính đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong một thời gian quy định Nếu trong thời gian đó mà tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không tự điều chỉnh thì CDIC sẽ báo cáo vấn đề này cho các cơ quan chức năng Những thông tin kinh doanh tài chính quan trọng của các ngân hàng sẽ phải được thông báo công khai hàng quý, nội dung, hình thức và kiểu dáng của báo cáo sẽ được cơ quan có thẩm quyền quy định
Kết luận chương I
Bảo hiểm tiền gửi nói chung và nghiệp vụ giám sát từ xa của bảo hiểm tiền
Trang 13CHUONG 2
THUC TRANG HOAT DONG GIAM SAT TU XA CUA BAO HIEM TIEN GUI VIET NAM
2.1 GIGI THIEU CHUNG VE BAO HIEM TIEN GUI VIET NAM (BHTGVN) 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
2.1.1.1 Cơ sở pháp lý
BHTGVN là tổ chức tài chính Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số
218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ốn định của các tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng
BHTGVN được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ BHTGVN hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn, tự bù đắp chỉ phí, được miễn nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật BHTGVN có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng do Nhà nước cấp BHTGVN có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thu phí bảo hiểm tiền gửi của các tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo
quy định;
- Chỉ trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền trong phạm vi
mức bảo hiểm tối đa theo quy định;
- Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
- Hỗ trợ cho tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi có nguy cơ mất khả năng
chỉ trả nhưng chưa đến mức phải đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt;
- Tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản;
- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng, sửa đổi, bỗ sung các chủ trương, chính sách về bảo hiểm tiền gửi;
- Tuyên truyền về bảo hiểm tiền gửi đối với công chúng; tổ chức tập huấn, đào
tạo và tư vấn về các nghiệp vụ liên quan đến bảo hiểm tiền gửi;
- Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường năng lực hoạt động của BHTGVN và của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
-Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thủ tướng Chính phủ giao
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Từ khi ra đời và đi vào hoạt động đến nay các ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước nhất là việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư để cho vay các thành phần kinh tế tạo công ăn việc làm, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại
Việt Nam vẫn còn thấp và một số sản phẩm còn tiềm ẩn nhiều rủi ro Nếu không
được kiểm tra, giám sát kịp thời và thường xuyên, không có những chính sách thận
trọng và phù hợp thì có thé dẫn tới sự đỗ vỡ dây truyền mang tính hệ thống, làm mắt
lòng tin đối với người gửi tiền, đe dọa nghiêm trọng tới an ninh tai chính quốc gia, gây nên sự bất ôn đối với nền kinh tế đất nước, thậm chí còn là nguyên nhân của khủng hoảng tài chính khu vực và thế giới Những cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trong thời gian gần đây đã cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm, trong đó có vấn đề đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng Trước tình hình đó,
ngày 11/9/1999 Chính phủ đã có Quyết định số 218/QĐ-TTg về việc thành lập tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Tháng 7/2000, BHTGVN chính thức khai trương đi
vào hoạt động
Bước đầu đi vào hoạt động BHTGVN gặp không ít những khó khăn vướng
mắc, nhất là việc xây dựng các định chế và quy chế hoạt động cho bảo hiểm tiền gửi
Trang 14dau, song cùng với nỗ lực của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên, BHTGVN đã từng bước xác định được phương hướng nhiệm vụ của mình, khắc phục
khó khăn, dần tạo dựng được nền tảng phát triển BHTGVN đã thành lập các Ban
nghiên cứu như Ban Nghiên cứu đẻ án giám sát từ xa, Ban Nghiên cứu phí theo mức độ rủi ro, Ban Nghiên cứu Luật bảo hiểm tiền gửi, Ban nghiên cứu Vốn giúp nghiên cứu, xây đựng và phát triển các nghiệp vụ chủ yếu của bảo hiểm tiền gửi BHTGVN đã xây dựng được kênh thông tin báo cáo đối với các tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi và trao đổi thông tin với Ngân hàng nhà nước BHTGVN thành lập
được 6 Chỉ nhánh khu vực trải đều trên toàn quốc với những chức năng và nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo thông suốt giúp BHTGVN triển khai và thực hiện tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, đồng thời giúp quản lý tốt các đơn vị tham gia bảo hiểm
tiền gửi trên địa bàn từng Chỉ nhánh phụ trách
Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua đến nay có thể nói
BHTGVN đã có những đóng góp đáng kế và quan trọng trong tiến trình đổi mới đất nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đồng thời cũng đã tự khẳng định được
mình, khẳng định được tính đúng đắn của một chủ trương, một quyết định ra đời tổ chức tài chính mới không thể thiếu trong hệ thống các định chế tài chính của nền kinh tế đất nước trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế giai đoạn tiếp theo
2.1.2 Cơ cấu và bộ máy tỗ chức 2.1.2.1 Cơ cấu tô chức:
BHTGVN được quản trị và điều hành bởi Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc
- Hội đồng quản trị BHTGVN do Chính phủ bổ nhiệm, bao gồm 5 thành viên,
trong đó có 3 thành viên chuyên trách là Chủ tịch, một ủy viên kiêm Tổng giám đốc, một ủy viên kiêm Trưởng Ban Kiểm soát; hai ủy viên kiêm nhiệm là Phó thống đốc
Ngân hàng Nhà nước và Thứ Trưởng Bộ Tài Chính Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động hàng năm của BHTGVN
- Ban kiểm soát có 3 thành viên chuyên trách và một số thành viên kiêm nhiệm được thành lập để giúp Hội đồng quản trị thực hiện việc giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của BHTGVN trong điều hành hoạt động, chấp hành pháp luật va Điều lệ của BHTGVN
- Tổng giám đốc BHTGVN do Chính phủ bé nhiệm Tổng giám đốc là đại
diện pháp nhân của BHTGVN, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước
pháp luật về điều hành hoạt động của BHTGVN
- Văn phòng và các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ của BHTGVN có chức năng tham mưu, giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc
2.1.2.2 Mạng lưới hoạt động:
BHTGVN gồm 6 chỉ nhánh bảo hiểm tiền gửi khu vực: Hà Nội, Đông Bắc Bộ
(trụ sở tại Hải Phòng), Bắc Trung Bộ ( trụ sở tại thành phố Vinh), Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên (trụ sở tại Nha Trang), Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Bằng Sông Cửu
Long (trụ sở tại Cần Thơ)
Trụ sở chính của BHTGVN tại Hà Nội, gồm 14 phòng, ban Mỗi phòng, ban thực hiện chức năng nhiệm vụ riêng
2.1.3 Tình hình hoạt động
2.1.3.1 Khái quát về phí bảo hiểm tiền gửi
Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có
nghĩa vụ nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để được bảo hiểm tiền cho tiền gửi của
khách hàng Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chỉ phí hoạt động của tổ chức
Trang 15Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo mức
0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng
Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, các doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 4 kỳ trong 1 năm theo định kỳ hàng quý trên cơ sở số dư tiền gửi được bảo hiểm bình quân của quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm
Các tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi vào tài
khoản của BHTGVN chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý nộp phí bảo hiém tiên gửi
2.1.3.2 Các nghiệp vụ chủ yếu của BHTGVN
a) Nghiệp vụ giám sát từ xa
Nghiệp vụ giám sát từ xa là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của BHTGVN Giám sát từ xa được thực hiện trên cơ sở thông tin báo cáo từ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và các nguồn thông tin khác được thu thập Nội dung của công tác giám sát từ xa bao gồm:
- Xem xét, đánh giá tư cách tham gia bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tham
gia bảo hiểm tiền gửi Kiến nghị Ban điều hành để trình Hồi đồng quản trị về việc chấp thuận bảo hiểm và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi;
- Tiếp nhận các báo cáo, các thông tin liên quan tới hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm đề làm cơ sở đánh giá về các tổ chức này;
- Nghiên cứu theo dõi các diễn biến kinh tế trong nước và nước ngoài có thé gây ảnh hưởng hoạt động ngân hàng và hiệu quả hoạt động của các tô chức tham gia
bảo hiểm tiền gửi;
- Thực hiện và xây dựng cơ chế giám sát từ xa nhằm phát hiện và cảnh báo kịp
thời những khó khăn tài chính tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; trình Ban điền
hành khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý cần thiết;
- Liên lạc phối kết hợp thường xuyên với Ngân hàng Nhà nước để thu nhận
thông tin và phân tích đánh giá về các thông tin đó;
- Đánh giá các bản báo cáo thường niên của các tô chức tham gia bảo hiểm tiền
gửi và theo dõi diễn biến có liên quan;
- Kiến nghị chấm đứt bảo hiểm tiền gửi đối với những tổ chức tham gia bảo hiểm tiên gửi có vân đê
b)_Nghiệp vụ kiểm tra tại chỗ
Sau gần § năm đi vào hoạt động bảo hiểm tiền gửi đã thực hiện hàng nghìn cuộc kiêm tra đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và đến nay có thé khang định hiệu quả thu được từ hoạt động nghiệp vụ kiểm tra tại chỗ của BHTGVN Hoạt động nghiệp vụ kiểm tra tại chỗ được thực hiện theo các chức năng nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi, bao gồm: quy định về công khai, mỉnh bạch các chính sách về bảo hiểm tiền gửi; quy định về cung cấp cho BHTGVN những thông tin về tổ chức nhận tiền gửi; quy định về tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi;
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng Việc kiểm tra các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng của
BHTGVN hiện nay mới chỉ được thực hiện đối với tổ chức nhận tiền gửi là các Quỹ
tín dụng nhân dân, chưa thực hiện đối với các tổ chức nhận tiền gửi là Ngân hàng thương mại;
- Khuyến nghị và yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa, các biện pháp tăng cường năng lực và theo dõi các biện pháp triển khai;
Trang 16- Tổng hợp những kiến nghị bỗ sung cần sửa đổi các văn bản quản lý và điều
hành của Ngân hàng Nhà nước và BHTGVN đối với các ngân hàng trình Tổng Giám đốc xem xét, chỉ đạo xử lý
c)_Nghiệp vụ hỗ trợ tài chính
Là một trong những chức năng quan trọng của BHTGVN, hỗ trợ tài chính được thực hiện trong trường hợp tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, tổ chức
bảo hiểm tiền gửi có thể hỗ trợ dưới các hình thức như cho vay hỗ trợ để chỉ trả tiền
gửi được bảo hiểm, bảo lãnh các khoản cho vay đặc biệt để có nguồn chỉ trả tiền gửi được bảo hiểm, mua lại nợ trong trường hợp khoản nợ đó có tài sản đảm bảo hoặc tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ tiến hành các biện pháp hỗ trợ sau khi xác định rằng việc tiếp tục hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó có vai trò quan trọng
đối với sự bảo đảm an toàn của hệ thống và sự ôn định chính trị, kinh tế và xã hội
Nghiệp vụ Hỗ trợ tài chính tại có chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Chịn trách nhiệm xây dựng và trình Tổng Giám đốc ban hành các văn bản về
quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ tài chính;
- Tiép nhận hỗ sơ đề nghị cho vay hỗ trợ, bảo lãnh vay vốn, mua lại nợ từ tổ chức tham gia bảo hiểm hoặc các chỉ nhánh BHTGVN để thẩm định hoặc tái thẩm
định, đưa ra các ý kiến đánh giá, đề xuất trình Tổng Giám đốc quyết định các phương
án hỗ trợ tài chính;
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc quyết định các phương án hỗ trợ tài chính đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
- Kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ tài chính của các tổ chức tham gia bảo hiểm, tình hình quản lý tài sản bảo đảm cho khoản hỗ trợ tài chính
để đề xuất biện pháp xử lý kịp thời các diễn biến xấu có nguy cơ dẫn đến rủi ro cho BHTGVN và an toàn của tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo của BHTGVN về hoạt động hỗ trợ tài chính;
- Kiểm tra tình hình thực hiện pháp của Nhà nước và các quy định của BHTGVN về hoạt động hỗ trợ tài chính,
d) Nghiệp vụ xứ lý nợ
Theo quy định tại Nghị định 109/2005/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi,
BHTGVN trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với số tiền bảo hiểm đã chỉ trả Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được phép chia giá trị tài sản theo thứ tự
thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn
hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được quyền tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật Nghiệp vụ xử lý nợ có các chức năng nhiệm vụ cụ thể:
- Xem xét số sách kế toán của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị chấm
dứt hoạt động và mắt khả năng thanh toán hoặc bị phá sản nhằm xác định các khoản
tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền tại tổ chức đó;
- Xử lý, giải quyết các yêu cầu thanh toán và chỉ trả cho người gửi tiền; - Theo dối việc bán các tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị đóng cửa;
- Đại diện cho BHTGVN trước toà án với tư cách là bên tiếp nhận và thanh lý
tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị chấm dứt hoạt động; theo dõi, phối
kết hợp với các bên liên quan giải quyết các thủ tục xử lý nợ và thanh lý các tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi bị chấm dứt hoạt động
2.1.3.3 Các hoạt động khác
Trang 17đóng vai trò hết sức cần thiết trong quá trình hoạt động và phát triển của BHTGVN Với các chức năng nhiệm vụ được giao các hoạt động này cũng đã phát huy có hiệu
quả, góp phần giúp BHTGVN triển khai và thực hiện tốt chiến lược phát triển cũng
như gớp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu đã đề ra
2.2 NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT TỪ XA CÁC TÔ CHỨC THAM GIA BẢO HIỂM TIEN GUI CUA BHTGVN
2.2.1 Cosé phap ly
2.2.1.1 Quy định của Chính phú
- Khoản 3, Điều 5, Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 9/11/1999 và
Khoản 3, Điều 7 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTGVN ban hành kèm theo Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/6/2000 của thủ tướng Chính phủ có quy
định: Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định của
Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và các quy định về an toàn trong hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
- Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và Thông tư 03/2006/TT-NHNN ngày 25/4/2006 về việc hướng dẫn một số nội
dung tại Nghị định 89 có quy định:
+ Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi các báo cáo theo quy định của BHTGVN
+ Trong quá trình giám sát và kiểm tra đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, nếu phát hiện tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, BHTGVN có quyền yêu cầu tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi phải có biện pháp khắc phục ngay tình trạng vi phạm đó, đồng thời báo
cáo ngay bằng văn bản với cho Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp theo dõi, xử lý + Trong trường hợp xét thấy hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ dẫn đến mắt khả năng chỉ trả, thất thoát lớn về tài sản hoặc có tác động nghiêm trọng tới các ngân hàng khác thì BHTGVN báo cáo ngay bằng văn bản cho
Ngân hàng Nhà nước và đồng thời yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có
biện pháp chắn chỉnh kịp thời
2.2.1.2 Quy định của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Quyết định 217/QĐÐ-BHTG-HĐQT ngày 19/8/2003 ban hành Quy chế giám sát đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và Công văn 341/CV-BHTG7 ngày 25/6/2004 hướng dẫn thực hiện Quyết định 217 có quy định:
- Mục đích, yêu cầu công tác giám sát: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các ngân hàng, bảo đảm sự phát triển an tòan, lành mạnh hoạt động ngân hàng Phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn kịp thời vi phạm pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và an toàn trong họat động của các tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
- Nội dung giám sát: Việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; Việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn trong hoạt động ngân hàng
2.2.2 Mục đích của hoạt động giám sát 2.2.2.1 Đối với người gửi tiền
Hoạt động giám sát từ xa có tác động đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ
giữa tổ chức nhận tiền gửi với người gửi tiền Trong nền kinh tế thị trường, các tổ
chức nhận tiền gửi phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho các đối tượng tham gia thị trường Thông qua hoạt động giám sát từ xa cơ quan giám sát sẽ cung cấp thông
tin chính xác, minh bạch về tình hình tài chính của tô chức nhận tiền gửi để người gửi
tiền nắm được trước khi quyết định gửi tiền vào tổ chức nhận tiền gửi Vì vậy, hoạt
động giám sát từ xa sẽ thúc đây sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức nhận tiền
Trang 182.2.2.2 Đối với hoạt động của ngân hàng
Trong quá trình hoạt động, có thể do khách quan hoặc chủ quan mà tổ chức nhận tiền gửi có thê bỏ qua các quy định về an toàn trong hoạt động dẫn đến vi phạm
các chỉ tiêu an toàn Để phát hiện được các vi phạm chỉ có thể bằng biện pháp kiểm tra tại chỗ hoặc thông qua giám sát từ xa Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại số lượng
cán bộ làm công tác thanh, kiểm tra còn hạn chế không thể thực hiện thanh, kiểm tra thường xuyên được Vì vậy, chỉ có công tác giám sát từ xa được thực hiện thường
xuyên mới phát hiện kịp thời các vi phạm của tổ chức nhận tiền gửi để cảnh báo giúp tổ
chức nhận tiền gửi có biện pháp khắc phục, chỉnh sửa để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động
Vì mục tiêu lợi nhuận, tổ chức nhận tiền gửi có thể không lường hết những rủi ro xảy ra trong tương lai hoặc có thể chấp nhận rủi ro quá mức Nếu rủi ro ở mức thấp thì tổ chức nhận tiền gửi có thể xử lý được, nhưng nếu rủi ro cao thì không những làm cho tô chức nhận tiền gửi đó khó khăn có thẻ dẫn đến phá sản mà còn gây ra đỗ vỡ dây chuyền đối với cả hệ thống gây nên khủng hoảng tài chính khu vực và thé giới Tinh trạng chấp nhận rủi ro quá mức trong hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi sẽ được hạn chế nếu làm tốt công tác cảnh báo sớm về nguy cơ xảy ra rủi ro Dưới tác động của hoạt động giám sát, các tổ chức nhận tiền gửi sẽ tự nâng cao ý thức trong việc chấp hành các văn bản, các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thấm quyền Không những thế, tổ chức nhận tiền gửi cững phải nâng cao năng lực tài chính, cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực quản trị điều hành để đảm bảo an toàn trong hoạt động và đứng vững trong cạnh tranh
Hiện nay, hầu hết ở các nước phát triển đều sử dụng công cụ giám sát từ xa
như một kênh thông tin để phát hiện những tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi
2.2.3 Mô hình giám sát
2.2.3.1 Phân cấp quản lý dối với Chỉ nhánh Bảo hiểm tiền gửi khu vực Căn cứ Quyết định số 88/QĐ-BHTG2 của Tổng giám đốc BHTGVN ngày 16/3/2006 về việc phân cấp quản lý khách hàng trong hệ thống
a)_Đối với Trụ sở chính
- Phòng giám sát 1 thực hiện chức năng giám sát từ xa đối với các ngân hàng thương mại tham gia bảo hiểm tiền gửi
- Phòng giám sát 2 thực hiện chức năng giám sát từ xa đối với các ngân hàng phi ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân
b)_ Đối với các Chỉ nhánh bảo hiển tiền gửi khu vực (goi tắt là Chỉ nhánh
Các Chỉ nhánh tiến hành giám sát theo phân cấp quản lý khách hàng trên địa bàn
- Phòng nghiệp vụ 1 thực hiện chức năng giám sát từ xa đối với các ngân hàng thương mại tham gia bảo hiểm tiền gửi
- Phòng nghiệp vụ 2 thực hiện chức năng giám sát từ xa đối với các ngân hàng phi ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân
2.2.3.2 Phân cấp quản lý đối với cán bộ giám sát
øg) Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được phân cấp như sau
- Theo loại hình: Ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị (NHCPĐT), Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn (NHCPNT), Ngân hàng liên doanh (NHLD), Chi nhánh ngân hàng nước ngồi (CNNHNg), Cơng ty tài chính, Quỹ tín dụng nhân dân
- Theo sự phân cấp quản lý trên địa bàn Chỉ nhánh: Trụ sở chính, Chỉ nhánh
Trang 19Bộ và Tây Nguyên, Chỉ nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ nhánh Đồng bằng sông
Cửu Long
Căn cứ vào sự phân cấp đối với tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được nêu ở trên, cán bộ giám sát được phân cấp quản lý khách hàng như sau:
- Tại Trụ sở chính:
Trụ sở chính có chức năng cấp và thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, giám sát đối với tất cả các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổng hợp báo cáo của tất cả
các Chỉ nhánh Do đó tại phòng giám sát thuộc Trụ sở chính việc phân cấp quản lý đối với khách hàng cụ thể như sau:
+ Phòng Giám sát 1: Phân cấp quản lý đối với cán bộ giám sát theo loại hình ngân hàng thương mại và theo địa bàn Chi nhánh
+ Phòng Giám sát 2: Phân cấp quản lý đối với cán bộ giám sát theo loại hình
và số lượng Công ty tài chính, Quỹ tín dụng nhân dân và theo địa bàn Chỉ nhánh - Tại các Chi nhánh:
Các Chỉ nhánh chỉ có chức năng giám sát đối với từng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo sự phân cấp quản lý
+ Phòng Nghiệp vụ 1: Phân cấp quản lý đối với cán bộ giám sát theo loại hình ngân hàng thương mại
+ Phòng Nghiệp vụ 2: Phân cấp quản lý đối với cán bộ giám sát theo loại hình và số lượng Công ty tài chính, Quỹ tín dụng nhân dân
Theo đó mỗi cán bộ giám sát chịu trách nhiệm theo dõi tất cả các mặt hoạt động, thu thập thông tin, tổng hợp báo cáo và tiến hành giám sát đối với từng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được phân công quản lý
Tại Phòng giám sát thuộc Trụ sở chính, cán bộ giám sát tông hợp báo cáo của các Chỉ nhánh Cán bộ phụ trách phòng có trách nhiệm tổng hợp báo cáo từ các cán bộ và tiến hành giám sát đối với nhóm ngân hàng và toàn hệ thống ngân hàng
37
Tại Trụ sở chính cán bộ giám sát thực hiện thêm chức năng theo dõi hồ sơ cấp
và thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi
2.2.4 Nội dung giám sát
2.2.4.1 Giám sát về việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định
của Bảo hiém tiên gửi Việt Nam a) Noi dung:
Thực hiện các quy định về chế độ thông tin báo cáo, theo định kỳ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện gửi báo cáo cho BHTGVN Trên cơ sở phân cấp
quản lý khách hàng cán bộ giám sát tiến hành theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Chế độ thông tin báo cáo Từ đó đôn đốc, nhắc nhở những đơn vị nộp chậm, nộp thiếu Phần mềm Divas Cims sẽ giúp việc theo dõi, lưu trữ và tổng hợp các loại báo
cáo một cách thuận lợi
Định kỳ 2 tuần một lần các cán bộ giám sát lập bảng tổng hợp tình hình thực
hiện nộp báo cáo của các đơn vị và có đề xuất biện pháp xử lý đối với báo cáo nộp chậm, nộp thiếu trình lãnh đạo phòng xem xét, giải quyết
Trong báo cáo giám sát, cán bộ giám sát đánh giá tình hình thực hiện Chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Đây cũng là một trong các tiêu chí dự kiến chấm điểm xếp loại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong Đề án tính phí theo mức độ rủi ro mà sắp tới đây BHTGVN sẽ ban hành áp dụng
thương mại tính đến cuối quý 4/2007:
Hiện tại BHTGVN đang giám sát 76 ngân hàng gồm: 5 NHTMNN, 33 NHCPDT, 1 NHCPNT, 5 NHLD, 32 CNNHNNg
Tính đến hết quý 4/2007 có 75/76 ngân hàng đã thực hiện gửi báo cáo sang
BHTGVN Riêng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông vẫn chưa gửi các
Trang 20báo cáo theo quy định Trong quý 4/2007 việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo của các ngân hàng còn nhiều vấn đề bất cập:
- Đối với báo cáo cân đối tài khoản kế toán hàng tháng thì có tới 73/76 ngân
hàng nộp báo cáo chậm so với thời gian quy định Số lượng các ngân hàng gửi báo
cáo sai còn nhiều như ngân hàng Quân Đội, ngân hàng Dầu khí Toàn cầu, ngân hàng
Nhà Hà Nội, ngân hàng Nam Á, ngân hàng Đệ Nhất, ngân hàng Mỹ Xuyên, ngân hàng Korean Exchange, ngân hàng Sài Gòn, ngân hàng VID Public Sau khi BHTGVN liên hệ mới giải trình hoặc gửi lại số liệu đúng Đã có 6 ngân hàng cải thiện được chất lượng báo cáo: ngân hàng Công Thương Việt Nam, ngân hàng Ngồi Quốc Doanh, ngân hàng Đơng Á, ngân hàng Phương Nam, ngân hàng Phương Đông, ngân hàng Đông Nam Á
- Đối với các báo cáo thống kê tỉ lệ thực hiện trong các nhóm chỉ tiêu thống kê như sau: nhóm chỉ tiêu về hoạt động tín dụng đạt 92%, nhóm chỉ tiêu về huy động
vốn đạt 88%, nhóm chỉ tiêu về hoạt động ngoại hối đạt 83%, nhóm chỉ tiêu về giám
sát đảm bảo an toàn trong hoạt động đạt 91% Số liệu thông tin báo cáo thống kê không đầy đủ về số lượng các chỉ tiêu con và còn sai về số liệu, ảnh hưởng tới việc tính toán các chỉ tiêu giám sát, gây sai số lớn hoặc không tính được chỉ tiêu Ví dụ như chỉ tiêu tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thì với hầu hết số liệu thống kê của các ngân hàng, tỷ lệ rất lớn (đương hoặc âm) Ví dụ: tỉ lệ này của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là 1.972%, Đệ Nhất là (-201%), Sài Gòn — Hà Nội là 149%, Standard Chartered Hà Nội là (-2.091%), Standard Chartered Hồ Chí Minh là (-69.345%) Tình trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp tới công tác đánh giá rủi ro, cảnh báo sớm bởi vì khó có thể phân biệt được tỉ lệ này là sai hay tình hình thanh khoản của các ngân hàng có vấn đề Bên cạnh đó một số chỉ tiêu thống kê không thể tính được để đưa vào báo cáo vì sai số quá nhiều như chỉ tiêu: L0101103 (Lợi nhuận không chia), L0101104 (Giá trị tăng thêm của tài sản cỗ định được định giá lại), L0101105 (Giá trị tăng thêm của Chứng khoán đầu tư), L0101106 (Trái phiếu
chuyên đổi do chính TCTD phát hành), L0101107 (Cổ phiếu ưu đãi do chính TCTD
phát hành), L0101108 (Các công cụ nợ khác), L0101109 (Lợi thế thương mại)
39
- Đối với các báo cáo tài chính khác: hầu hết các ngân hàng đều nộp chậm và
thiếu, một số ngân hàng còn chưa thực hiện nộp, cán bộ giám sát phải đôn đốc nhiều
lân
2.2.4.2 Giám sát về các chỉ tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng
Giám sát từng ngân hàng theo các tiêu chí khả năng về vốn, chất lượng tài sản có, khả năng sinh lời, khả năng thanh tốn, rủi ro khác Ngồi các chỉ tiêu giám sát, việc phân tích, đánh giá còn dựa trên các khoản mục về tài sản nợ, tài sản có, vốn, đối chiếu, so sánh với số liệu của quý trước liền kề và cùng kỳ năm trước Trong trường hợp cán bộ giám sát thấy cần thiết, thực hiện kiểm tra chỉ tiết các báo cáo ngân hàng gửi như tài khoản của Bảng cân đối tài khoản, các khoản mục của Báo cáo thu nhập chi phí Giám sát từng ngân hàng là phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và vị trí của ngân hàng trong nhóm Cán bộ giám sát đưa ra những vi phạm đối với các quy định của Ngân hàng nhà nước và BHTGVN và những vấn đề cần lưu ý; đánh giá tổng quát chung đối với các vấn đề chuyền biến tốt Từ đó xác định tinh trạng của ngân hàng theo 2 mức: hoạt động bình thường hoặc cần theo dõi
và Phát triển Việt Nam
Trong quý 4/2007 hoạt động của ngân hàng tăng nhẹ về quy mô so với quý trước, bằng chứng là Tổng nguồn vốn tăng 1,5%, trong đó vốn điều lệ tăng 1,9%, vốn
huy động giảm 0,1%, vốn vay tăng 52,2%, vốn và các quỹ giảm 2,1%
So với quý trước, Vốn huy động thị trường 1 tăng 4,1%, trong đó tăng chủ yếu
ở các khoản tiền gửi không kỳ hạn Nguồn vốn huy động không kỳ hạn mặc dù có chỉ
phí thấp hơn nhưng tính chất kém ổn định hơn so với vốn có kỳ hạn Vốn huy động thị trường 2 giảm 24,7%
Trang 21Vốn vay tăng mạnh 52,2%, so với quý trước, trong đó Vay Ngân hàng nhà nước tăng 92,1%, vay các ngân hàng khác tăng 232,4% Cho thấy ngân hàng chưa chủ động được nguồn vốn, phải đi vay để đáp ứng nhu cầu về vốn
Tổng dư nợ đạt 129.218 tỉ đồng, tăng 6,2% Nợ xấu giảm 9,9%, giảm nhiều ở dư nợ nhóm 5 Từ cuối năm 2006 nợ xấu của ngân hàng giảm dần theo các quý
Trong quý này tỷ lệ Nợ xấu trên Tổng dư nợ chỉ còn 3,2%, Cho thấy chất lượng tín dụng được quan tâm cải thiện và nâng cao Biểu đồ 1 Tỷ lệ Nợ xấu trên Tổng dư nợ của Ngân hàng Đầu Tư % 10.0 9.0 8.0 7.0 6.0 5.0 3.0 1.0 0.0 Quy 4/2006 Quy 1/2007 Quy 2/2007 Quy 3/2007 Quy 4/2007
Nguôn: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Tỷ lệ Nợ quá hạn trên Tổng dư nợ là 22,9%, giảm nhẹ so với quý trước nhưng
vẫn ở mức cao Trong đó ngân hàng cần lưu ý đến việc gia tăng các khoản nợ thuộc
nhóm 3 để có biện pháp thu hồi nợ, ngăn ngừa rủi ro tín dụng
Nợ quá hạn / (Vốn cấp 1 + Dự phòng rủi ro) là 255,1% cao nhất trong khối NHTMNN, tuy dự phòng rủi ro tăng mạnh 70,5% nhưng vẫn chưa cải thiện đáng kể tỷ lệ này Tuy nhiên, xu thé cho thấy ngân hàng đã nỗ lực dé giảm dần tỷ lệ này
Tài sản có sinh lời trên Tổng tài sản là 91,9%, thấp nhất trong nhóm
NHTMNN Cùng với tỷ lệ Nợ quá hạn và Nợ xấu cao nhất cho thấy chất lượng tài sản có của ngân hàng ở mức thâp nhât so với các NHTMNN khác
41
Tiền gửi có kỳ hạn trên Nguồn vốn huy động là 58,4% và Tổng tài sản có có tính thanh khoản cao trên Tổng tài sản có là 16,8%, đều giảm so với quý trước, phản
ánh khả năng thanh khoản của ngân hàng có dấu hiệu suy giảm b) Giám sát theo nhóm ngân hàng
Nhóm các ngân hàng tương đồng được phân loại theo các nhóm: Ngân hàng
thương mại nhà nước (NHTMNN), Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị
(NHCPĐT), Ngân hàng thương mại cỗ phần nông thôn (NHCPNT), Ngân hàng liên doanh (NHLD), Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (CNNHNNg) Giám sát theo nhóm
ngân hàng là đánh giá tình hình của các nhóm ngân hàng tương đồng nhằm nắm bắt
được tình hình hoạt động của nhóm, xác định đặc điểm của nhóm và mức tham chiếu của các chỉ tiêu giám sát của từng nhóm
Trang 22Bang s6 1 Bang chi tiéu giám sát nhóm NHTMNN năm 2007
TA Quý | Quý | Quý | Quý CÁC CHỈ TIÊU CHUNG BVT | 1007 | 2/2007 | 372007 | 4/2007 VHD thị trường 1 / 72,66 | 74,24 | 7322| 73,02 VHD thj truong 2 / 9,92 9,58 9,85 9,26 tài sản có /Vốn tự có 21,63 | 1942| 19,72 | 21,48 tài sản có 1 29,04 | 2336| 2349| 24,00 Tỷ lệ tu mua TSCD 19,63 | 13,90] 13,78 | 16,63 Giới hạn mua 11,55 9,91 | 1232| 14,55 Nợ xâu / du ng 2,62] 2,72] 2,77] 1,87 No qué han / du ng 12,47 | 1092| 1032| 9,84 Nợ quá hạn / 1+ Dự phòng rủi ro) 181,62 | 180,80 | 206,62 | 118,74 Tài sản có sinh lời / tài sản có 93,02 | 94,01] 94.42 | 93,88
ROA- Lợi nhuận sau / TSC bình quân None 0,88 | None 0,66
ROE - Lợi nhuận sau /Vôn CSH bình quân None | 14,80] None | 11,50
Chỉ phí ngoài lãi / (Thu nhập lãi + Thu nhập ngoài lãi)
Chỉ phí / Thu nhập 86,49 | 88,96 | 93,09 | 95,88
56,94 | 60,51 | 74,92] 85,54
gửi có kỳ hạn / động 58,89 | 58,55 | 59,13 | 55,86
TSC có tính thanh khoản tài sản có 22,88 | 25,34 | 24,63] 20,98 du ng cho vay trung dai han / du ng 32,85 | 33,18 | 33,37 | 34,02
Trạng thái ngoại hôi trên tự có -0,30 0,06 -0,07 -0,01
None: Chỉ tiêu không tính trong quý
Nguôn: Báo hiểm tiền gửi Việt Nam Khả năng về vốn
T¡ lệ Tổng tài sản có / Vốn tự có là 21,48 lần, tỉ lệ Tổng tài sản có/Vốn cấp 1
là 24 lần Ti lệ này vẫn ở mức cao và tăng hơn quý trước, cho thấy nhóm vẫn còn tiềm ấn rủi ro về vốn
Nguồn vốn huy động trên Tổng nguồn vốn đạt 82,27%, trong đó tỉ lệ Vốn huy động thị trường 1 trên Tổng nguồn vốn là 73,02% Vốn huy động thị trường 2 trên
4
Tổng nguồn vốn là 9,26% Cho thấy khả năng huy động vốn từ dân cư và tổ chức
kinh tế tốt, mặc đù lãi suất huy động của các NHTMNN thấp hơn so với NHCPĐT
khoảng 1%/năm
Các NHTMNN đã thực hiện việc đầu tư mua sắm tài sản cố định và giới hạn
gớp vốn mua cổ phần đúng theo quy định của Ngân hàng nhà nước Chất lượng tài sản có
Tính đến hết quý 4/2007, nợ xấu của nhóm là 11 nghìn tỉ đồng so với quý trước giảm 3 nghìn tỉ đồng (tỷ lệ giảm 25,7%) Tỉ lệ Nợ xấu trên Tổng dư nợ là
1,87% Hầu hết các ngân hàng đều giảm, giảm mạnh nhất là ngân hàng Công Thương (46,76%), đứng thứ hai là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (32,37%)
Nợ quá hạn và tỉ lệ nợ quá hạn của nhóm NHTMNN vẫn đứng đầu trong toàn
hệ thống, thé hiện chất lượng tín dụng còn kém so với các nhóm khác
Nợ quá hạn /(Vốn cấp 1 + Dự phòng rủi ro) là 118,74%, giảm 87,88% so với
quý trước Tỉ lệ này tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn ở mức cao cho thấy khả năng bù dap nợ quá hạn của vốn đã được cải thiện rõ rệt nhưng còn thấp NHTMNN tà soát, trích lập dự phòng rủi ro đúng và đủ theo quy định, đồng thời có kế hoạch tăng vốn cho phù hợp
Khả năng sinh lời
Kết quả kinh doanh tính đến hết quý 4/2007 đạt 5.874 tỷ đồng
Chỉ phí ngoài lãi / (Thu nhập thuần về lãi + thu nhập ngoài lãi) là 85,54% Tỷ
lệ chỉ phí trên thu nhập 95,88% Hai tỷ lệ này cao nhất trong hệ thống và tăng cao hơn quý trước Cho thấy việc phan bé va quan lý chỉ phí của nhóm vẫn chưa thật hợp lý, vấn đề này đã được nêu từ quý 1/2007 nhưng đến nay vẫn chưa chuyến biến
Mặc dù các ngân hàng đều có lãi, ROA chỉ đạt 0,66%, thấp nhất trong hệ
thống cho thấy khả năng tạo ra thu nhập từ tài sản có của NHTMNN thấp
Trang 23Khả năng thanh khoản
So với quý trước, các tỉ lệ về thanh khoản đều giảm Bên cạnh đó, vốn vay
Ngân hàng nhà nước tăng 259,52%, Vốn vay các NGÂN HÀNG khác tăng 482,14%
Cho thấy mặc dù khả năng thanh khoản của nhóm tốt hơn các nhóm khác song đã có dâu hiệu suy giảm so với quý trước
c) Giám sát tồn hệ thơng ngân hàng:
Phân tích, đánh giá các yếu tố tài chính (tỷ giá, lãi suất ) nhằm đánh giá ảnh
hưởng tới hoạt động ngân hàng và đánh giá tình hình hệ thống ngân hàng trong khoảng thời gian quý, năm Qua đó, xác định xu thế biến động chung của hệ thống, những vân đề cân lưu ý và đưa ra khuyên nghị
* Các yếu tổ tài chính Lãi suất;
Trong quý 4/2007, NHNN vẫn áp dụng các mức lãi suất đã công bố và chưa cé su điều chỉnh nào, theo đó, lãi suất cơ bản 8,25%/năm, lãi suất tái cấp vốn 6,5%/năm, lãi suất tái chiết khẩu 4,5%/năm Tiếp tục mở rộng biên độ dao động tỉ giá USD/VND của các NHTM từ + 0,5% lên + 0,75% để tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động quyết định mua bán ngoại tệ sát với thị trường Mặt bằng lãi suất huy động của các NHTM không có sự thay đổi
Lãi suất phổ biến ở mức 8,04 — 8,40%/năm tại các NHTMNN va 8,52 — 9,36%/năm tại các NTHMCP đối với tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng bằng VND 45 (Biểu đề mặt bằng lãi suất huy động đối với 2 nhóm NHTMNN và NHTMCP) Biểu đồ 2 Lãi suất huy động VND tính đến hất quý 4/2007 3%/tháng Đ e Khơng kỳ hạn 3 tháng 6 tháng 12 thang O NHTMNN @ NHTMCP
Nguôn: Báo hiểm tiễn gửi Việt Nam
Diễn biến thị trường ngoại hối trong nước: Tính đến cuối tháng 12, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giảm 60đ/USD so với thời điểm cuối quý 3, hiện đang ở mức
16.113đ/USD Tỷ giá của các NHTM cũng giảm tương ứng, hiện đang giao dịch ở mức 16.032/16.032đ/USD Tỷ giá mua bán trên thị trường tự do biến động không đáng kể so với kỳ trước và ở mức 16.007 đ/USD Trong quý 4, các NHTM tiếp tục duy trì tỷ giá mua/bán USD thấp Tỷ giá mua vào, bán ra của các NHTM nhà nước và
cổ phần đều thấp hơn tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng Sở dĩ, việc
USD mất giá, tiền đồng lên giá không chỉ vì luồng vốn đầu tư nước ngoài đang chảy mạnh vào Việt Nam mà còn vì đồng USD trên thế giới đang mất giá nặng Mức chênh lệch tỷ giá mua vào, bán ra giữa các NHTM trong quý vẫn ở mức tương đối cao và thay đổi tùy theo từng thời điểm trong quý, phố biến ở mức +30đ/USD
Trang 24(Biéu dé ty gid VND/USD trong quy 4/2007) Biêu đề 3 Diễn biến ti giá VND/USD của nhóm NHTMNN quý 4/2007 (giá bán) 16100 ¬ 16080 + a © + © 16060 16040 + 16020 16000 15980 Ngoại Thương Đầu Tư Công Thương Nông Nghiệp | —e— Thang 10 —=— Thang 11 —— Tháng 12 Nguôn: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Chứng khoán
Trên thị trường OTC, giá của các nhóm cổ phiếu chính gồm: các cô phiếu tài
chính ngân hàng, cỗ phiếu ngành bất động sản, vật liệu xây dựng và cổ phiếu các
ngành còn lại có xu hướng diễn biến theo 2 giai đoạn rõ rệt: giai đoạn đi lên mạnh vào đầu năm và bắt đầu đi xuống khi thị trường niêm yết đi lên Mặc dù vậy, xét về tổng thé thi các cổ phiếu ngân hàng đều có xu hướng đi xuống Sự sụt giảm về giá
của hần hết các loại cỗ phiếu niêm yết và cổ phiến giao dịch trên thị trường OTC
cũng ảnh hưởng phần nào tới hoạt động của các ngân hàng thương mại có hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán
Tính đến hết tháng 12/2007, vẫn còn những ngân hàng có mức dư nợ cho vay vào lĩnh vực này trên mức 3%, khi thị trường đi xuống có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của các nhà đầu tư vay tiền ngân hàng để kinh doanh chứng khoán
Như vậy, trong thời gian vừa qua, mức độ ảnh hưởng của thị trường chứng khoán tới hoạt động ngân hàng chưa thể hiện trên giác độ làm giảm khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại nhưng có thể làm tăng rủi ro tín đụng ngân
hàng khi thị trường chứng khoán có những biến động bất thường ` Tình bình hoạt động Bảng số 2 Nguồn vốn hệ thống ngân hàng thương mại quý 4/2007 Don vi: Ti đồng TONG NGUON VON VỐN TỰ CÓ VỐN HUY ĐỘNG +-(%) | wh Hl an (% % xí atm | Quý | mưa | U, | Quý | VU, | se | any | m lu 4P07 ou quý | 4207 | Quy guy 407 | với Oe 4P06 3707 aro7 | 4706 TOÀN HE | 1729149 | 15,61 | 52,62 | 106.843 THONG “we” , , v 10,94 | 60,02 | 1.404.371 | 14,67 | 54,82 , _— , TMNN 920.476 6,45 | 23,67 | 42.862 -2,25 47,78 757.307 5,43 26,10 TMCPĐT 59385 | 34,80 |13293 | 51.326 | 35,82 | 102/54 | 489.839 | 34,17 | 133,02 TMCPNT 1581| -3,20 | 252,30 509 | 0,60 | 596,53 953 | -8,08 | 306,90 NHLD 22901| 18/40| 6701| 2682| 242| 5132| 18472 |18/11| 65,75 CNNHNNg| 181341| 1215| 5961| 9.4464 | -18/01| -10,53 137.8 | 10,58 | 62,23
Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Tổng nguồn vốn của toàn hệ thống đạt 1.720 nghìn tỉ đồng, so với quý trước tăng 15,61% và so với cùng kỳ năm trước tăng 52,62% Tăng mạnh là nhóm NHCPĐT 34,80%, đứng thứ hai là nhóm NHLD với tỉ lệ tăng là 18,40%
Vốn tự có của toàn hệ thống ngân hàng thương mại đạt 107 nghìn tỉ đồng, so với quý trước tăng 10,94%), so với cùng kỳ này năm trước tăng 60,02% Tính đến
hết quý 4/2007, có 23/39, ngân hàng có Vốn điều lệ đạt trên 1.000 tỉ theo qui định tại
nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ, tăng 5 ngân hàng so với quý trước, có 6 ngân hàng Vốn điều lệ trên 3 nghìn tỉ đồng
Nguồn vốn huy động so với quý trước tăng 14,67%) và so với cùng kỳ này năm trước tăng 54,82% Nhóm NHCPNT, tổng nguồn cũng như vốn huy động của
Trang 25Biểu đồ 4 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động toàn hệ thống quý 4/2007 306.9 Toàn hệ NHTMNN NHĐT NHNT NHLD CNNHNN thống
so với quý 3/2007 so wi quy 4/2006
Nguôn: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Bảng số 3 Sứ dụng vốn hệ thống ngân hàng thương mại quý 4/2007 Don vi: Tỉ đẳng TAI SAN CÓ SINH LỜI TÔNG DƯ NỢ NỢ XẤU +h +h th +h
NHTM oý || Sov | ony |] cover | cuy || so
4/200 voi | mỹ | 4/200 với quý |4/2007| Vo với quy | 4/2006 qr9 _ | 4/2006 my | as 3/2007 3/2007 3/2007 | 4/2006 HE THONG NHTM | 1.589.616 | 16,41| 53/84| 978.401 | 16,40 | 49,16 | 13.502 | -23,94 | -16,90 NHTMNN 864.172 | 5,84] 25,34] 590.109] 10,35 | 28,99 | 11.018 | -25,70 | -23,28 NHTMCPĐT 53344 | 40,57 | 137,60 | 286597 | 3449 | 11718| 2.07] -759| 2830 NHTMCPNT 1502| -3,45 | 256,41 1265 | 38,81 | 220,69 1| -070| 3,33 NHLD 21.869 | 1923| 6738| 12568 | 1385| 41,14 44 | -46,83 | -39,17 CNNHNNg 168.633 | 12,67| 5936| 87862| 8,85] 53,68] 369 | -3851| 83,94
Nguồn: Bảo hiểm tiên gửi Việt Nam
Tính đến hết quý 4/2007, khả năng sử dụng vốn của hệ thống Ngân hàng
thương mại có hiệu quả, thể hiện qua tài sản có sinh lời đạt 1.590 nghìn tỉ đồng chiếm 92,41% so với tổng tài sản có
Tổng dư nợ của hệ thống NHTM tính đến hết quý 4/2007 đạt 978 nghìn tỉ
đồng, so với quý trước tăng 16,4%, và so với cùng kỳ năm trước tăng 49,16%
49
Nợ xấu ở mức 13.501 tỉ đồng chiếm 1,38% trên tổng đư nợ, so với quý trước
nợ xấu giảm 4.251 tỉ đồng (tỉ lệ giảm 23,94%) và so với cùng kỳ năm trước giảm
2.746 tỉ đồng (tỉ lệ giảm 16,90%)
Nợ quá hạn chiếm 6,6% trên tổng dư nợ, so với quý trước tăng 1,59%, nhưng so với cùng kỳ này năm trước nợ quá hạn giảm 12,57% Điều này cho thấy theo kết quả giám sát từ xa chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trong năm 2007 đã được cải thiện rõ rệt,
Biểu đồ 5 Nợ xấu / Tổng dư nợ quý 4/2007
Toàn hệ NHTMNN NHĐT NHNT NHLD CNNHNN
thống
Nguồn: Bảo hiểm tiên gửi Việt Nam
Trang 26Trong năm 2007, kết quả kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng đã đạt được những dấu hiệu tích cực với tốc độ tăng trưởng chung đạt 54,04% Trong đó, khối NHTMCPNT có mức độ tăng trưởng mạnh nhất đạt 389,68%
Cùng với yếu tố tăng trưởng nội tại, trong năm 2007 có 6 NHCPNT chuyển sang hoạt động theo mô hình NHCPĐT, do đó khối NHCPĐT cũng đạt mức tăng trưởng
tương đối ấn tượng 118,83% Khối NHTMNN có mức tăng trưởng lợi nhuận thấp nhất đạt 7,38% 2.2.4.3 Giám sát về việc thực hiện nộp phí bảo hiểm tiền gửi a) Giám sút việc tính và nộp phí: v Công thức tính phí bảo hiểm tiền gửi cho mỗi quý
- Số phí thực nộp được lấy theo số thực tế mà tỗổ chức tham gia bảo hiểm tiền
gửi nộp cho phòng kế toán BHTGVN
- Số phí phải nộp được tính tốn theo cơng thức trên và số liệu lấy từ bảng cân
đối tài khoản hoặc các chỉ tiêu trong báo cáo thống kê của các tổ chức tham gia bảo
hiểm tiền gửi
- Đối với đơn vị nộp phí thiếu từ quý trước thì quý này số phí thực nộp phải cộng thêm phần phí nộp thiếu đó - Đối với đơn vị nộp phí thừa từ quý trước thì quý này số phí phải nộp được khấu trừ phần phí nộp thừa đó - Tính toán lại số phí thực nộp theo công thức để xem xét việc tính phí có chính xác không b)_Giám sắt về thời hạn nộp phí:
- Các tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí cho BHTGVN chậm
nhất là ngày 20 tháng đầu tiên của quý thu phí bảo hiểm tiền gửi Quá thời hạn trên
SotSs +S,+8
p=—2 pes x 0,15 BHTGVN sẽ thực hiện xử phạt chậm nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định
3 100x4 - Thời hạn nộp phí chậm được xác định từ ngày tổ chức tham gia bảo hiểm
Trong đó:
P: là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp trong quý;
So: là số dư tiền gửi được bảo hiểm vào đầu tháng thứ nhất của quý trước sát
với quý thu phí bảo hiểm tiền gửi;
S1, So, Sa : là số dư tiền gửi được bảo hiểm ở cuối tháng thứ nhất, thứ hai, thứ
ba của quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm tiền gửi; 0,15 / (100 x 4) : là tỷ lệ phí phải nộp cho 1 quý trong năm;
tiền gửi nộp phí cho BHTGVN do phòng kế toán tổng hợp
Tình hình nộp phí bảo hiểm tiền gửi quý 4/2007 của nhóm NHTMNN Quý 4/2007 Tổng dự thu của nhóm là 83 tỷ đồng và Tổng thực nộp là 83 tỷ
đồng cho thấy các ngân hàng trong nhóm thực hiện tính và nộp phí đầy đủ và đúng thời gian quy định Bảng số 5 Báng tính phí một số NHTMNN quý 4/2007 Đơn vị: tỉ đồng A £ pe A ` ` A ` A 2 - £ H3 2
Sô phí BHTG phải nộp làm tron dén nghìn đồng Ngày | Ngày Bang tinh phi dé diéu chinh
ôi nhận Nộp Khẩu | Tổng Tong
Ngân hàng bang | bang so | s1 | 82 83 a hi bồ trir | sd phi is
" tinh | tinh phải | sung i ai | “en
v 4.3.1.2 Phương pháp: hf hi thu | phi phí | phải phải
cok › , pat thida | "4 | nộp nộp
- Đôi chiêu sô phí phải nộp với sô phí thực nộp của tô chức tham gia BHTG Công Thương 12/10 | 22/10 | 40.65 | 43.9 | 44.17 | 44.29 | 16 0 0 16 16
Ä & eA sk ` St trie 5
để xác định số phí nộp thiếu, thừa Phát triển Nhà ĐBSCL 17/10 | 24/10 | 4.08 | 4.25 | 4.454 | 4.627 | 1,6 0 0 1,6 1,6
Trang 272.2.5 Thực trạng giám sát từ xa của BHTGVN
2.2.5.1 Nội dung, bình thức, chất lượng báo cáo giám sát ga) Nội dung
Nhìn chung nội dung báo cáo giám sát về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công tác giám sát Với sự hỗ trợ của phần mềm Divas Supervision, số liệu giám sát bước đầu đã được tổng hợp có khoa học phục vụ tốt cho việc phân tích đánh giá các
tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Tuy nhiên nội dung giám sát còn có nhiều hạn chế cần phải hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ quốc tế
- Đối với phần giám sát về tình hình thực hiện chế độ thông tin báo cáo: Đã đánh giá được khái quát tình hình chung về việc thực hiện của các ngân hàng cả về số lượng, chất lượng và thời gian Việc kiểm tra độ chính xác của thông tỉn báo cáo còn hạn chế, nhất là việc kiểm tra có tính hệ thông trong mối liên hệ giữa các chỉ tiêu báo cáo là chưa được thực hiện một cách hiệu quả Nguyên nhân là do các quy định của Ngân hàng nhà nước cũng như của BHTGVN đối với các chỉ tiêu báo cáo quy định áp dụng cho các ngân hàng còn chưa đồng bộ, đặc biệt là các chỉ tiêu thống kê Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin cũng như phần mềm quản lý số liệu còn nhiều bat cập
- Đối với phần giám sát về đảm bảo an toàn trong hoạt động đã xây dựng các chỉ tiêu giám sát để đánh giá hoạt động của ngân hàng theo các tiêu chí: khả năng về vốn, chất lượng tài sản có, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, rủi ro khác Trong đó có sử dụng phương pháp thống kê so sánh với số liệu toàn hệ thống để nhận định được vị trí của nhóm trong hệ thống: so sánh số liệu lịch sử để nhận định được những mặt chuyển biến tốt, những mặt hạn chế cần lưu ý Bên cạnh đó, có những nhận định về sự ảnh hưởng của những chỉ số tài chính này đối với hoạt động ngân hàng nói chung Tuy nhiên nội dung chỉ tiết còn hạn chế chỉ thực hiện đánh giá trên các chỉ tiêu có thể tính toán được do dữ liệu đầu vào còn thiếu Việc phân tích, đánh giá, đưa ra nhận định chưa thực sự phát huy hiệu quả Chưa đánh giá được hoạt động
của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở các chỉ tiêu định tính dưới dạng bảng hỏi Do đó chưa đánh giá được năng lực quản lý, độ nhạy cảm rủi ro thị trường
và một số yếu tố định lượng cũng như định tính về mức đủ vốn, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản còn ở mức hạn chế
- Đối với phần giám sát về phí chưa thực sự hiệu quả do số liệu để tính toán số phí phải thu theo từng đối tượng được bảo hiểm còn gặp nhiều khó khăn Số liệu cân đối tài khoản kế toán cấp 3 không cho phép lấy chỉ tiết số dư tiền gửi thuộc các đối
tượng được bảo hiểm Số liệu thống kê còn sai lệch nhiều Do đó giám sát phí chỉ dừng ở mức đánh giá được xu thế tăng tiền gửi từ đó đưa ra nhận định về việc tăng
của phí bảo hiểm tiền gửi
- Trong trường hợp xảy ra sự cỗ bất thường ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng thì báo cáo đột xuất chưa phát huy hiệu quả Quy định về việc nộp các loại báo cáo cần thiết đối với ngân hàng trong trường hợp xảy ra sự cố còn chưa cụ thể
b) Hình thức
Báo cáo giám sát về hình thức đã đáp ứng yêu cầu tổng hợp và cung cấp thông tin ngắn gọn, có trọng tâm Tuy nhiên hệ thống mẫu biểu báo cáo còn chưa đáp ứng hiệu quả cho việc đánh giá và phân tích do khả năng khoanh vùng số liệu va tong hop
số liệu theo yêu cầu còn thấp Đồ thị phân tích còn chưa có các mẫu đồ thị diễn biến
các chỉ tiêu so sánh đồng hạng và các đồ thị này phần mềm giám sát chưa cung cấp được
c)_Chất lượng
Báo cáo giám sát đảm bảo được 3 yếu tố: Nhận định được thực trạng hoạt động của các ngân hàng: nhận diện được những vi phạm và rủi ro tiềm ẳn; khuyến nghị với Ngân hàng nhà nước để xử lý vi phạm Tuy nhiên chất lượng phân tích còn
chưa chuyên sâu Đặc biệt đối với việc nhận định diễn biến trên thị trường tài chính
Trang 28đến hoạt động của các ngân hàng còn nhiều bất cập Việc phân tích, đánh giá chỉ tiết
và có hệ thống đối với một ngân hàng là chưa thực hiện được Công tác giám sát
phần nào đáp ứng được yêu cầu cảnh báo sớm song chỉ dừng ở mức độ hạn chế 2.2.5.2 Trình tự thực hiện báo cáo giám sát
Trên cơ sở nguồn thông tìn đầu vào cán bộ giám sát tiến hành phân tích, đánh giá về tình hình hoạt động của các đơn vị theo phân cấp quản lý Từ đó đưa ra những vi phạm về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp xử lý Từ những nhận định của từng cán bộ giám sát, lãnh đạo phòng sẽ tông hợp, đánh giá chung về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng, đưa ra danh sách các ngân hàng vỉ phạm chỉ tiêu về đảm bảo an toàn trong hoạt động, từ đó kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và cảnh báo tới các ngân hàng vi phạm Phòng Giám sát thuộc Trụ sở chính là phòng chủ quản có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo của các Chỉ nhánh khu vực Báo cáo giám sát hoàn thành được gửi tới Ban điều hành, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, các phòng, ban liên quan tại BHTGVN
Tuy nhiên với trình tự nêu trên còn chồng chéo trong việc giám sát giữa Trụ sở chính và các Chỉ nhánh Kết quả giám sát của các Chỉ nhánh chỉ dừng ở mức tham khảo Trên thực tế Trụ sở chính vừa tiến hành giám sát chỉ tiết, vừa tổng hợp báo cáo
của các Chỉ nhánh dẫn đến kết quả giám sát của các Chi nhánh chưa thực sự phát huy
hiệu quả
2.2.5.3 Chất lượng cán bộ giám sát
a) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Hầu hết các cán bộ giám sát đều được đào tạo về chuyên ngành tài chính, ngân
hàng, về khả năng phân tích, đánh giá Tuy nhiên trình độ còn chưa đồng đều Còn
thiếu cán bộ chuyên sâu phân tích tổng hợp và khoa học về diễn biến trên thị trường
tài chính ngân hàng và tác động của những thay đổi trên thị trường đối với hoạt động của ngân hàng
b) Môi trường làm việc:
Sự phân cấp quản lý đối với cán bộ giám sát là tương đối hợp lý, đảm bảo được máy vi tính và các công cụ phần mềm hỗ trợ cho công tác giám sát Tuy nhiên môi trường làm việc còn chưa phát huy được hiệu quả của làm việc theo nhóm,
2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TẠI BẢO HIẾM TIEN GUI VIET NAM
2.3.1 Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, BHTGVN đã tiến hành giám sát từ xa đối với tất cả các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Thông qua kết quả giám sát từ xa nhằm phát
hiện, cảnh báo sớm những rủi ro của tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để kiến nghị
các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động kiểm tra tại chễ của BHTGVN Trên cơ sở hệ thống thông tin, báo cáo
hiện hành, BHTGVN tiến hành phân tích và đánh giá các tô chức tham gia Bảo hiểm
tiền gửi theo các tiêu chí giám sát an toàn phù hợp với thông lệ quốc tế như vốn, chất lượng tài sản có, huy động vốn và cho vay, dự phòng rủi ro, kết quả kinh doanh và các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng Các kết quả giám sát từ xa cung cấp nhiều thông tin cảnh báo và hỗ trợ cho các hoạt động kiểm tra tại chỗ được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời không cản trở hoạt động bình thường của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
BHTGVN đã ban hành được quy định về chế độ thông tin báo cáo đối với các
tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi Đây là kênh thông tin chính thống, giúp cho công tác giám sát từ xa có được nguồn số liệu để phân tích đánh giá được đầy đủ và hiệu
Trang 29Việc giám sát từ xa đã căn cứ trên cơ sở các chuẩn mực về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng; bước đầu đã thực hiện giám sát theo mô hình CAMELS với các tiêu chí giám sát theo chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn theo nguyên tắc của Ủy ban Basel, nhằm đánh giá nhanh chóng, chính xác tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng, nhận diện được những rủi ro tiềm ấn, có được những cảnh báo sớm, giúp ngân hàng khắc phục nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động
Cơ chế phân cấp quản lý tới các Chỉ nhánh tạo nên sự thống nhất trong toàn hệ thống Việc nhận định tình hình và phân tích, đánh giá đảm bảo chính xác và hiệu
quả hơn vì các ngân hàng thuộc địa bàn Chi nhánh quản lý
Phần mềm quản lý thông tin đầu vào và phần mềm giám sát đã hỗ trợ tích cực
và có bước đầu có hiệu quả cho công tác giám sát, đảm bảo được việc tổng hợp số liệu một cách chính xác, giảm thiểu việc nhặt số liệu một cách thủ công (thời gian đầu thực hiện giám sát)
2.3.2 Những hạn chế
Trong quá trình hoạt động, nghiệp vụ giám sát từ xa đối với tô chức nhận tiền gửi của BHTGVN vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập nhất là nguồn thông tin đầu vào, phương pháp giám sát và phần mềm xử lý thông tin giám sát còn chưa đồng bộ
Mặc đù bước đầu đã áp dụng các tiêu chí đánh giá theo mô hình CAMELS song kết quả còn hạn chế Chất lượng phân tích, đánh giá còn chưa chuyên sâu, mẫn
biểu giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu đánh giá một cách có hệ thống Khả năng
đánh giá tổng quát diễn biến thị trường tiền tệ, cảnh báo sớm và ngăn ngừa rủi ro còn yếu Công tác giám sát từ xa chưa đáp ứng được nhu cầu kịp thời nắm bắt thông tin và những vấn đề nổi cộm trong hoạt động của tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, do đó chưa phát huy được tác dụng cảnh báo sớm và phòng ngừa rủi ro đối với các tô chức này
Hệ thống ứng dụng phần mềm đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện,
chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của việc quản lý thông tin, cập nhật dữ liệu chuẩn mực hiện đại
Chính vì vậy hiệu quả của hoạt động giám sát từ xa chưa cao, gây khó khăn cho việc nằm bắt và đánh giá đúng thực trạng hoạt động của tô chức nhận tiền gửi để
có cơ sở thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ tài chính khi cần thiết cũng như xếp loại chất
lượng hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi phục vụ cho việc thu phí theo mức độ rủi
TO
2.3.3 Nguyên nhân
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan:
- Chưa ban hành quy định thay thế cho Công văn 341 (Công văn hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát) trong khi các văn bản quy định về đảm bảo an toàn và phân loại nợ và các quy định khác về hoạt động ngân hàng của Ngân hàng nhà nước đã được ban hành Việc tiến hành giám sát theo các chuẩn mực mới chỉ dừng ở mức thí điểm tại Trụ sở chính dẫn gây khó khăn cho công tác giám sát tại các Chỉ nhánh;
- Chưa có quy trình nghiệp vụ chính thức đối với công tác giám sát từ xa do đó việc thực hiện giám sát còn chồng chéo giữa Trụ sở chính và Chi nhánh Việc tổng hợp báo cáo của các Chỉ nhánh chưa phát huy hiệu quả, mới chỉ mang tính chất tham khảo
- Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo hiểm tiền gửi còn thấp, chỉ ở cấp Nghị định,
chưa có luật Bảo hiểm tiền gửi Do đó chưa có chế tài xử phạt đối với những vi phạm
về chế độ thông tin báo cáo;
- Trình độ của cán bộ giám sát còn chưa đồng bộ, còn thiếu cán bộ phân tích chuyên sâu về diễn biến tình hình tài chính ngân hàng và tác động của những thay đổi trên thị trường đối với hoạt động ngân hàng:
- Hệ thống phần mềm các phần mềm đã trợ giúp được cho việc tổng hợp, lưu trữ
thông tin song còn thiếu đồng bộ, chưa tích hợp thành một phần mềm thống nhất cho công tác giám sát Hệ thống mạng nội bộ còn chậm gây ảnh hưởng tới việc truy cập
Trang 30- Chưa thực hiện cơ chế đánh giá, xếp loại chính xác khách hàng; hệ thống thông tin khách hàng còn yếu kém và phân tán;
- Việc trao đổi thông tin giữa các phòng, ban còn thiếu thống nhất và chưa có quy định cụ thể Đặc biệt là việc phối hợp và sử dụng thông tin của giám sát và kiểm
tra
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan
- Nguồn thông tin đầu vào còn chậm và thiếu Mặc đù đã có quy định về chế độ
thông tin báo cáo song việc thực hiện của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi còn hạn chế; gây khó khăn cho cán bộ giám sát trong việc tập hợp thông tin để tính toán các chỉ tiêu giám sát
- Nhận thức về vai trò của bảo hiểm tiền gửi của ngân hàng và người gửi tiền còn chưa cao Do đó ý thức về việc thực hiện các quy định của bảo hiểm tiền gửi đối với các ngân hàng còn thấp
- Việc phân định chức năng, phối hợp nghiệp vụ và trao đổi thông tin giữa các cơ quan thực hiện giám sát chủ yếu bao gồm: Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Bộ Tài chính chưa được quy định cụ thể gây khó khăn trong quá trình tác nghiệp, hoạt động chồng chéo
- Các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng của Ngân hàng nhà nước đã phân nào tiêp cận với thông lệ quốc tê song còn ở mức hạn chê
Kết luận chương II
BHTGVN ra đời và hoạt động trong giai đoạn nền tài chính nước nhà đang trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập với nền tài chính quốc tế Dù còn non trẻ nhưng BHTGVN đã chứng mình được sự ra đời của mình là một sự tất yếu Cùng với các nghiệp vụ khác, nghiệp vụ giám sát từ xa các tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đã góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn của hoạt động ngân hàng, đồng thời có thể phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn kịp thời những vi phạm pháp luật về BHTG và an toàn trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tham gia BHTG, củng cố niềm
tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng và ổn định tình hình tài chính quốc gia
Trang 31CHUONG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT TỪ XA CUA BAO HIEM TIEN GUI VIET NAM
3.1 DINH HUGNG CHIEN LUQC PHAT TRIEN BAO HIEM TIEN GUI VIET NAM
3.1.1 Định hướng phát triển chung của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Chiến lược phát triển BHTGVN dựa trên 5 trụ cột chủ yếu:
Chiến lược
phát triển bền vững của BHTGVN
Phát triển Tái cầu trúc
Xây dựng tăng cường đa dang hoa: Bo may,
Cũng có = năng lực ae ăn chất lượng pang eae Phat trien ở `
Cơ sở tài chính = nguồn nhân Hiện dai hỗa hoạt dong bao hiém tién gui dwa trén nén tảng công Ha tang à đả sản phẩm
Pháp lý 2 a i hội nhập : n nang cao lurc va = I
quoc te TIM Vệ quan ly nghe
théng tin
3.1.2 Định hướng phát triển đối với hoạt động giám sát từ xa
3.1.2.1 Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ bảo hiểm tiền gửi giai đoạn
2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020
Lẫy hoạt động giám sát là hoạt động chủ yếu, sản phẩm đặc trưng của
BHTGVN để giám sát rủi ro đối với các tổ chức nhận tiền gửi, tiến tới thực hiện theo
chuẩn mực quốc tế CAMEL, BASEL 1 và BASEL 2, tối ưu hóa hệ số an toàn và hiệu
quả trong hoạt động, trên cơ sở đó mở rộng phạm vi, đối tượng bảo hiểm tiền gửi, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Mục tiêu giám sát của BHTGVN
61
đôi với các tô chức nhận tiên gửi chủ yêu nhăm cảnh báo sớm những rủi ro có thê xảy đên đôi với các tô chức nhận tiên gửi đê có những biện pháp xử lý kịp thời; đông thời cung cấp thông tin, kiến nghị, biện pháp giải quyết với các cơ quan chức năng
3.1.2.2 Dinh hướng về hoạt động giám sát
Mô hình giám sát mới của BHTGVN phải đạt được các mục tiêu: 1) thống nhất
chuẩn mực giám sát, ii) phân định chức năng và iii) hop tac chia sé thông tin giữa các cơ quan có chức năng giám sát, qua đó nâng cao hiệu quả công việc và tránh chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ giám sát
BHTGVN xây dựng các chuẩn mực giám sát theo mô hình CAMELS và các tiêu chí tài chính theo khuyến nghị của Uỷ ban BASEL nhằm phân loại, đánh giá các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở rủi ro
BHTGVN xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác giám sát từ xa Hệ thống này giúp cho việc thu thập các nguồn thông tin từ các kênh khác
nhau tạo dựng kho dữ liệu tập trung, từ đó tiến hành phân tích khai thác thông tin
theo mô hình tập trung các dữ liệu với các tiêu chí đánh giá về tình hình hoạt động
của các tô chức cung cấp dịch vụ tài chính theo các mặt liên quan như tín dụng, thanh khoản, thị trường và hoạt động
Dựa vào các số liệu phân tích, BHTGVN và các cơ quan giám sát có thể đánh giá kịp thời và đưa ra các chính sách phù hợp cho các tổ chức được bảo hiểm tiền gửi
như cảnh báo, yêu cầu khắc phục, hỗ trợ tài chính, hoặc tiếp nhận xử lý nhằm đảm
bảo an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia
Trang 323.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT TỪ XA CỦA BẢO HIEM TIEN GUI VIET NAM
3.2.1 Mục tiêu của các giải pháp:
Hoạt động giám sát từ xa thời gian qua vẫn còn có những hạn chế nhất định,
để khắc phục những hạn chế đó cần có những giải pháp hữu hiệu và khả thi Những
giải pháp đó phải đáp ứng được các mục tiêu:
3.2.1.1 Đáp ứng được yêu cầu cung cấp đây đủ, chính xác thường xuyên, liên tục nhiing thong tin vé tinh hình hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi
Hoạt động giám sát là chức năng quan trọng của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi
Xuất phát từ kinh nghiệm thực tế cho thấy hoạt động giám sát giống như những biện
pháp phòng ngừa khác, thường được chú trọng mỗi khi xảy ra những tình huống quá xấu, song lại bị lơi lỏng dần cho đến khi xuất hiện một tình huống xấu khác Sự phát triển của lĩnh vực tài chính - ngân hàng trong nền kinh tế thị trường thường gắn liền với sự gia tăng của những rủi ro với quy mô ngày càng lớn hơn, phức tạp và khó dự đoán nên không thể cơi nhẹ việc duy trì tính liên tục và thường xuyên của hoạt động giám sát các tổ chức nhận tiền gửi Đồng thời để đánh giá chính xác, toàn diện các
mặt hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi thì cơ quan giám sát phải có đầy đủ, kịp thời và
chính xác những thông tin cần thiết
3.2.1.2 Dam bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và sự phát triển của tổ chức nhận tiền gửi
Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đều là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ vì vậy các sản phẩm của họ cũng có sự khác biệt so với các sản phẩm của các doanh nghiệp phi tài chính khác, các đối tượng kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ, cơ cấu vốn, cơ chế quản lý kinh doanh cũng có sự khác biệt Bởi vậy, việc giám sát phải đảm bảo cho hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi được diễn ra thông suốt, ơn định, an tồn, lành mạnh và vững chắc là hết sức cần thiết Xuất phát yêu cầu phù
hợp với đặc điểm của hoạt động kinh doanh và sự phát triển của tổ chức nhận tiền
gửi, các tiêu chí giám sát, quy trình giám sát phải được thiết kế dựa trên lợi ích của tổ
chức nhận tiền gửi, không chỉ vì lợi ích riêng của cơ quan giám sát, gây phiền hà, tăng chỉ phí quá mức, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu và yêu cầu của công tác giám sát
3.2.1.3 Kát hợp tính đặc thù và tính quốc tế
Do đặc tính là một nước đang phát triển nên nhìn chung các tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam về quy mô, tiềm lực tài chính, khả năng quản lý còn
hạn chế, các sản phẩm dịch vụ còn tương đối ít, kém đa dạng, sản phẩm mang lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp chủ yếu là từ hoạt động cho vay và tiềm ẩn khá nhiều rủi ro Bên cạnh đó, xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa đang thúc đây các quốc gia chú trọng hơn đến việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực giám sát ngân hàng
Chính vì vậy, giám sát hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi phải hướng dần tới các
thông lệ và chuân mực quốc tê
3.2.1.4 Dam bảo tính hệ thông
Giám sát hệ thống tô chức nhận tiền gửi đời hỏi phải có tính hệ thống, nghĩa là
cần có sự phối kết hợp một cách biện chứng và logic giữa những người thực hiện giám sát, giữa những phương pháp giám sát và giữa những đối tượng được giám sát nhằm tạo nên một chỉnh thể có mối liên hệ mật thiết với nhau, vừa không chồng chéo, bỏ sót, đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát
3.2.2 Hoàn thiện nội dụng và phương pháp giám sát
3.2.2.1 Yêu cầu dỗi với các chỉ tiêu giám sát: