1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng việc xử lý, biên tập tin lý luận chính trị xã hội phục vụ việc nghiên cứu giảng dạy và học tập ở học viện CTQG HCM hiện nay

41 305 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Trang 1

TONG QUAN KHOA HOC DE TAI CAP CO SG NAM 2002 — 2003

Tên đề tài:

NANG 0A0 CHẤT LƯỢNG VIỆC XỬ LÝ, BIÊN TẬP TIN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -

XÃ Hội PHỤC VỤ VIỆC NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP Ứ HỌC VIỆN CT6 Hồ CHÍ MINH HIỆN NAY

Co quan chủ trì: Viện Thông tin Khoa học

Chủ nhiệm đề tài: CVCC Vũ Ngọc Sâm

Thư ký đề tài: TS Lê Hoài Thanh

Trang 2

MỞ ĐẦU

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở "Nâng cao chất lượng việc xử lý, biên tập tín lý luận chính trị - xã hột phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hiện nay" do Viện Thông tin khoa học thuộc Học viện CTQG Hồ Chí Minh chủ trì, CVCC Vũ Ngọc Sâm làm chủ nhiệm theo quyết định số 362-2002/QĐ- HVCTQGHCM ra ngày 10 tháng 9 năm 2002

1 Về tính cấp thiết của đề tài

Trang 3

2 Tinh hinh nghién ctru

Đây là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn rất thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng xử lý, biên tập tin, phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những mặt yếu kém trong lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng các loại tin phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở Học viện :

Viện Thông tin khoa học cũng đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu từ các khía cạnh khác nhau của vấn để này, như:

- Công tác thông tin khoa học ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh H 1995

- Thông tin lý luận với sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Đề tài khoa học cấp cơ sở H.1999

- Thông tin lý luận với việc tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận ở nước ta hiện nay Đề tài khoa học cấp bộ 1999- 2000

Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu nêu trên, chưa có để tài nào quan tâm nghiên cứu giải quyết có hệ thống một số vấn để nhằm nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở Học viện 3 Mục tiêu nghiên cứu

- Đưa ra quan điểm về thông tin lý luận chính trị- xã hội

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thông tin lý luận chính trị - xã hội ở Học viện hiện nay

- Trên cơ sở đó để xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng việc xử lý, biên tập tr phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở Học viện

4 Nội dung nghiên cứu

Trang 4

Chương 1 Quan điểm về thông tin lý luận chính trị- xã hội

Chương 2 Thực trạng công tác xử lý, biên tập tin lý luận chính trị- xã hội ở Học viện CTQG Hồ Chí Minh hiện nay

Chương 3 Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng việc xử lý, biên tập trn lý luận chính trị - xã hội phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở Học viện `

5 Phương pháp nghiên cứu

- Tổ chức điểu tra, khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại Học viện về chất lượng, nội dung, hình thức, tính cần thiết của các loại hình thông tin mà Viện Thông tin đã thực hiện trong thời gian qua (dưới hình thức điều tra xã hội học)

- Phân tích, đánh giá, tổng hợp năng lực cán bộ xử lý, biên tập tin,

chất lượng, hiệu quả các loại tin mà Viện đã cung cấp, phục vụ; trên cơ sở

đó rút ra những kết luận, kiến nghị

- Tổ chức hội thảo trao đổi ý kiến giữa người dùng tin và người phục vu tin 6 Lực lượng cán bộ nghiên cứu

Các cán bộ nghiên cứu trong Viện: - Vũ Ngọc Sam, CVCC, Chủ nhiệm đề tai

- Đặng Lễ Nghị, Phó Tổng biên tập 7 hông tín những vấn đề lý luận ~ Lê Toan, Phó Tổng biên tập Thông tin những vấn đề chính trị- xã hội - Bùi Duy Thi, phụ trách bản tin Thông báo sách mới

Trang 5

Các cộng tác viên ở các đơn vị rong Học viện:

- Trần Khắc Việt, Tổng biên tập tạp chí Lý luận chính trị - Chuyên viên của Vụ QLKH

~- Một số đồng chí phụ trách các bản tin của Học viện 7 Kết cấu của đề tài

Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có 3 chương, phần phụ lục về điều tra xã hội học

§ Sản phẩm của đề tài

- Báo cáo tổng quan khoa học - Kỷ yếu khoa học

Trang 6

NOI DUNG

CHUONG 1

QUAN BIEM Vé THONG TIN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - XÃ Hội

1 Thông tin và thông tin lý luận chính trị- xã hội

Theo nghĩa thông thường, thông trn là sự đưa tin báo cho nhau về những sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh ta Có thể thông tin theo cách truyền miệng, qua sách báo, điện thoại hay qua các phương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên xét theo quan điểm khoa học thì thông tin có ý nghĩa rộng lớn hơn rất nhiều

Từ góc độ triết học, các nhà triết học coi “Thông tin là cái đa dạng được phần ánh" Điều đó có nghĩa là: Thứ nhất, thong tin là một hiện tượng vốn có của vật chất, là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất Nội dung của thông tin chính là những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật được bộc lộ ra, thể hiện thông qua tác động qua lại của sự vật ấy với sự vật khác Thông tin xuất hiện ở nơi có tính đa dạng và không đồng nhất Thứ hai, thông tin luôn luôn gắn với quá trình phan ánh Phản ánh là năng lực của một hệ thống vật chất này tái hiện trong nó những đặc điểm thuộc tính của hệ thống vật chất khác khi nó chịu tác động của hệ thống vật chất ấy Phản ánh của vật chất là phản ánh thông tin

Thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức, như chữ viết, chữ số,

màu sắc, hình ảnh, âm thanh Muốn nhận được thông tin người ta phải trải

qua các bước khác nhau: thu thập (đọc, nghe, nhìn ), lưu giữ (viết, ghi,

Trang 7

Tuy theo lĩnh vực hoạt động mà người ta chia thông tin ra nhiều loại khác nhau: thông tin khoa học, thông tin kinh tế, thông tin kỹ thuật, thông tin văn hoá Trong phạm vỉ của đề tài này, chúng ta chỉ đề cập đến thông tin lý luận chính trị- xã hội

Thông tin lý luận là loại thông tin ra đời theo nhu cầu của hoạt động nghiên cứu lý luận và nhu cầu nâng cao nhận thức lý luận của con người trong hoạt động thực tiễn Có thể khái quát rằng, thông tin lý luận là những tin tức, dữ liệu, kết quả của quá trình tổng kết kinh nghiệm, tri thức của con người thành nhận thức khoa học lý luận nhằm nhận thức và cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, giải phóng và phát triển toàn diện con người

Các tác giả của đề tài khoa học "Thông tin lý luận với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" cũng cho rằng, "hông tin lý luận là thông tín khoa học, phần ánh quá trình con người nhận thức các quy luật vận đông khách quan của tự nidên, xã "hội và £ duy: thông tin lý luận có

nội dung là những trí thức lý luận- những trì thức đã được khái quát thànhlý

luận, những đữ liệu, đữ kiện phục vụ cho việc tổng kết, khái quát thành lý luận góp phần cải tạo tự nhiên, xã hội và tư đuy”

Thông tin xã hội nói chung là những thông tin phản ánh các hiện tượng và quá trình xã hội, chủ yếu trên các mặt hoạt động cơ bản của con người trong đời sống hiện thực, được con người tự giác nhận thức và và sử dụng trong hoạt động thực tiễn Các cơ quan nhà nước của bất kỳ chế độ chính trị nào cũng phải thu thập, xử lý và sử dụng thông tin và việc quản lý các quá trình vận động và phát triển xã hội Theo nghĩa rộng, thông tin xã hội là những thông tin tuần hoàn trong xã hội được sử dụng vào mục đích quản lý xã hội Theo nghĩa hẹp hơn thì thông tin xã hội là thông tin giữa con người với con người và được con người sử dụng một cách có ý thức vào mục đích xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội (Theo Aphanaxep

Trang 8

G.X Thông tín trong quản lý xã hội) Thông tin xã hội phần lớn có quan hệ

gắn bó với những tri thức khoa học xã hội và nhân văn

Thông tin chính trị- xã hội: Ở góc độ chính trị, thông tin phản ánh

các quan hệ chính trị Thông tin chính trị - xã hội là những thông tin phan ánh mặt chính trị của các thông tin xã hội muôn hình muôn vẻ Một hiện tượng xã hội nhất định đều có thể được phản ánh ở góc độ chính trị, và khi

đó chúng ta sẽ có một thong tin chính trị - xã hội Thông tin chính trị- xã

hội bao trùm toàn bộ đời sống xã hội Khi xem xét mặt chính trị của đời sống xã hội, thông tin chính trị không tách rời khỏi các loại thông tin khác, ngược lại, chúng phần lớn dựa vào các thông tin khác để khai thác mặt chính trị của các thông tin này Trong điều kiện xây dựng và phát triển đất nước, thông tin chính trị- xã hội chủ yếu là những thông tin thể hiện quan hệ giữa các chủ thể chính trị khác nhau và đặc biệt là quan hệ giữa đảng cầm quyển với các chủ thể chính trị khác Các thông tin này phải phục vụ cho đường lối phát triển đất nước trên cả ba mặt:

- Tạo cơ sở lý luận cho các quan hệ chính trị theo phương hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta vạch ra;

- Là phương tiện tư tưởng chính trị trong công cuộc quản lý toàn điện nhằm phát triển kinh tế - xã hội;

- Uốn nắn các khuynh hướng sai lầm và đấu tranh chống các quan điểm của các khuynh hướng chính trị đối lập và các lực lượng thù địch chống lại đường lối đổi mới của ta

Nội dung của thông tin chính trị - xã hội mà Học viện CTQG của chúng ta hướng đến: Trước hết, đó là các quan điểm lý luận chính trị của

chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những thông tin này luôn

được bổ sung bằng cơ sở thực tiễn của cách mạng Việt Nam Thứ hai, là

Trang 9

của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tình hình tư tưởng của các tầng lớp nhân dân 7i ba, là các diễn biến về kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia trên thế giới, các quá trình quốc tế và ảnh hưởng của chúng đối với nước ta 7ý rư, đó là thông tin về các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cả hệ thống Học viện

Đặc điểm nổi bật của thông tin chính trị - xã hội là bao giờ cũng gắn liền với hệ tư tưởng của một giai cấp, một đẳng phái, một tổ chức chính tri nhất định trong xã hội Đó cũng là sự biểu hiện tính đặc thù của thông tin chính trị- xã hội trong xã hội có giai cấp Hệ tư tưởng chính trị là cốt lõi, là nền tảng tư tưởng lý luận của thông tin chính trị - xã hội

Qua những ý kiến trên, có thể đi đến quan niém rang, thong tin lý luận chính trị - xã hội là loại hình thông tin đặc biệt, là những thông tín chính trị- xã hội đã được khái quát, tổng kết, nâng lên thành lý luận; mà đối với chúng ta đó là những vấn đê của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chi Minh, là quan điểm và đường lối chính sách của Đảng, là các vấn dé kinh tế“ xã hội, văn hoá trong và ngoài nước

2 Xử lý và biên tập tin lý luận chính trị- xã hội

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm nghiên cứu lý luận chính trị - xã hội và đào tạo cán bộ quản lý trung cao cấp cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, đồng thời còn là một cơ quan tư vấn cho Đảng và Nhà nước về đường lối chính sách Với chức năng to lớn như vậy, trong điều kiện có những biến động kinh tế - xã hội hết sức phức tạp và mau lẹ cùng với sự bùng nổ về thông tin, Viện Thông tin khoa học của Học viện phải tự nâng mình lên tầm cao mới với chất lượng phục vụ mới để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình ,

Trang 10

dưới nhiều hình thức và bằng các ấn phẩm thông tin phục vụ các đối tượng dùng tin trong Học viện "Xử lý thông tin" theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học là quá trình áp dụng những thao tác nhất định đối với thông tin để nghiên cứu, sử dụng thông tin đó Đây là một công đoạn phức tạp và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thông tin Về thực chất, quá trình xử lý thông tin là một quá trình bao gồm nhiều khâu liên tục và kế tiếp nhau, từ việc xác định nhu cầu thông tin, khai thác thu thập thông trn, thẩm định, phân loại, xử lý qua các cấp độ, lựa chọn hình thức phổ biến, xã hội hố thơng tin, thu thập thông tin phản hồi Các khâu công việc trên gắn với hoạt động của các cán bộ xử lý và biên tập, đòi hỏi người cán bộ biên tập không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có trình độ lý luận, nhạy bén với tình hình và có khả năng thông thạo trong việc sử dụng ngôn

ngữ Những năm gần đây, Viên Thông tin khoa học đã có rất nhiều cố gắng

trong việc cung cấp các ấn phẩm thông tin phục vụ nhu cầu phong phú đa đạng của các đối tượng dùng trn trong Học viện

Xử lý, biên tập tin lý luận chính trị- xã hội từ tiếng nước ngoài: Viện Thông tin khoa học là đơn vị chủ yếu trong Học viện đảm nhiệm công việc khai thác, xử lý và giới thiệu thông tin lý luận chính trị- xã hội từ tài liệu nước ngoài dưới các hình thức ấn phẩm thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong toàn bộ hệ thống Học viện Xử lý thông tin từ tiếng nước ngoài là quá trình áp dụng những thao tác nhất định, như chọn lọc, dịch thuật, tổng thuật, biên tập và trình bày các thông tin đó dưới một hình thức cụ thể để có thể nghiên cứu, sử dụng chúng vào mục đích cụ thể

Trang 11

nguồn thông tin được cung cấp, nghiệp vụ xử lý, trình độ kiến thức chung mà còn liên quan đến nhãn quan chính trị và đặc biệt là khả năng sử dụng ngôn ngữ của những người trực tiếp thực hiện những thao tác đó

Chọn lọc là quá trình tìm kiếm, phân tích thông tra để đi đến quyết định đưa thông tin nào vào xử lý Dịch thuật là quá trình chuyển nội dung thông tin từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác Biên tập là quá

trình đọc, nghiên cứu, đối chiếu, xem xét, đánh giá và sửa chữa những sai

sót về nội dung và hình thức biểu đạt của thông tin Như vậy, cả chọn lọc, dịch thuật và biên tập đều là những thao tác gắn bó chặt chẽ với nhau trong quy trình xử lý thông tin lý luận chính trị - xã hội từ tiếng nước ngồi Chọn lọc thơng tin là nhằm lấy được thông tin có giá trị nhất Dịch thuật và biên tập đều có chung mục đích là làm cho thông tin nước ngoài được chuyển tải đến người dùng tin một cách đầy đủ, trung thực và hiệu quả nhất Biên tập

bản dịch thông tin nước ngồi khơng thể tách rời việc hiệu đính nhằm phát

hiện, sửa chữa những sai sót về mặt dịch thuật, đưa ra những giải pháp thay thế thích hợp đối với những từ, đoạn, câu, những sắc thái chuyển dịch chưa đạt song song với việc chữa lỗi ngữ pháp, lỗi diễn đạt tiếng Việt, sao cho văn phong trong sáng, đạt hiệu quả cao nhất tới người sử dụng tin

‘Dé lam được điểu đó, người dịch và người biên tập thông tin lý luận chính trị- xã hội từ tiếng nước ngoài vừa phải nắm vững ngôn ngữ gốc của văn bản, vừa phải sử dựng nhuần nhuyễn tiếng Việt, đồng thời còn cần có sự am hiểu nhất định về văn hoá, đất nước học, có sự nhạy cảm chính trị và

trình độ nhất định về lý luận chính trị

Trang 12

CHUONG 2

THỰC TRẠNG VIỆC XỬ LÝ, BIÊN TẬP TIN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ủ HỌC VIỆN HIỆN NAY

1 Nhu cầu về thông tin lý luận chính trị - xã hội của các đối

tượng dùng tin ở Học viện (Có phụ lục điều tra xã hội học kèm theo)

Ngày nay, sự “bùng nổ thông tin”, hệ quả tất yếu của cách mạng khoa học - công nghệ, cách mạng thông tin, đã đem lại nhiều thuận lợi, đồng thời cũng gây ra không ít khó khăn trong việc xử lý in Dòng tin khoa | học, nhất là thông tin khoa học xã hội, ngày càng lớn, làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin và khả năng tiếp nhận của người dùng tin Vì thế, trong thời đại ngày nay, thông tin khoa học càng có vai trò quan trọng và nhiệm vụ hết sức nặng nẻ Nó phải bảo đảm thu thập nhanh, đầy đủ và có hệ thống các thành tựu nghiên cứu khoa học mới nhất để cung cấp cho người dùng tin, giúp người dùng tin nhận được những thông tin, hiểu biết quan trọng nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình

Trang 13

Chí Minh đặt ra nhiệm vụ phải nghiên cứu đặc điểm đối tượng dùng tin để từ đó có giải pháp thích hợp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin Cũng giống như các trung tâm, các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học và trên đại học khác ở nước ta, đối tượng dùng tin ở Học viên

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có thể chia là hai loại chính:

1 Cán bộ lãnh đạo, nghiên cứu và giảng đạy

2 Học viên các lớp, các hệ đào tạo khác nhau (cao cấp lý luận, cử nhân chính trị, cao học, nghiên cứu sinh, học viên các lớp đào tạo lại, học

viên nước bạn Lào)

Hai loại đối tượng dùng tin chính kể trên có đặc thù khác nhau, thực

hiện những nhiệm vụ khác nhau nên nhu cầu thông tin cũng khác nhau Thứ nhất, với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu và

giảng dạy Í

Với tư cách là một trung tâm nghiên cứu khoa học và giảng dạy các môn lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn lớn nhất, một trung tâm đào tạo cán bộ trung cao cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có đội ngũ khá đông đảo về quy mô và số lượng, khá cao về chất lượng nghiên cứu - giảng dạy Đội ngũ này của Học viện tính đến nay đã xấp xỉ có 400 người có học vị từ thạc sĩ trở lên; đặc biệt, trong đó có nhiều chuyên gia,

nhiều nhà khoa học hàng đầu của đất nước trên các lĩnh vực khác nhau (như

Trang 14

quan ly, nghién cứu giảng dạy của mình, đội ngũ các nhà khoa học của Học viện đã và đang góp phần không nhỏ chẳng những trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dan chủ, văn minh, trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn góp phần trong việc giữ đúng định hướng cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn

Mấy năm trước đây, trong bối cảnh quốc tế sau khi Liên Xô tan rã, khi thực hiện những trọng trách nặng nể, những nhiệm vụ chính trị to lớn, Học viện CTQG Hồ Chí Minh nói chung, các nhà lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu, giảng dạy lý luận Mác- Lênin nói riêng gặp phải những khó khăn, thách thức không nhỏ Trong điều kiện bùng nổ thơng tin và sự thối trào của phong trào cộng sản quốc tế, cộng với sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ Đảng các cấp, lòng tin của quần chúng nhân dân vào CNXH, vào Đảng cộng sản bị giảm sút: Việc bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin, bảo vệ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta vốn là nhiệm vụ chính trị xuyên suốt, đã trở nên khó khăn đối với đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của Học viện Đông đảo các nhà khoa học đã trăn trở trong việc nói và viết như thế nào để có sức thuyết phục đối với học viên và người nghe; làm thế nào để học viên chẳng những được cung cấp tri thức khoa học mà còn được nâng cao, củng cố bản lĩnh chính trị, xử lý tốt các tình huống, thực hiện tốt các trọng trách được giao khi trở về cơ quan, đơn vị công tác? Cả cách nói và viết theo kiểu hô hào, tuyên truyền, cổ động; cả cách nói và viết dựa trên những thông tin lạc hậu, một chiều cũng đều không gây được hứng thú và hiệu quả cho người học Chính vì vậy, một trong những điều kiện làm nên thành công cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu giảng dạy của Học

viện CTQG Hồ Chí Minh là có được những thông tin khoa học, khách quan,

xác đáng và cập nhật Hiện nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, điều đó càng có ý nghĩa to lớn

Trang 15

Vậy đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của Học viện CTQG Hồ Chí Minh có nhu cầu về thông tin lý luận chính trị - xã hội như thế nào?

Mặc dù xếp chung vào cùng một loại đối tượng, nhưng trên thực tế như câu thông tin của đôi ngũ cán bộ này vừa có điểm chung, vừa có những khác biệt đáng kể Có thể tạm chia đội ngũ này thành hai loại đối tượng dùng tin chủ yếu:

1 Các cán bộ lãnh đạo - quản lý ( ở đây chỉ nói về các cán bộ lãnh đạo- quản lý trong lĩnh vực giảng đạy và nghiên cứu khoa học và lãnh đạo chung, không nói về cán bộ lãnh đạo - quản lý các bộ phận phục vụ như nhà

ăn, đội xe )

2 Các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Viện, Vụ, Khoa, Trung

tâm thuộc Học viện

Trang 16

thông tin và những người là công tác thông tin khoa học Thứ hai, loại thông tin mà họ cần là những thông tin chuyên sâu, thông tin về thực trạng, xu hướng, triển vọng chưng và riêng của ngành khoa học lý luận, vẻ từng bộ môn mà họ nghiên cứu, giảng dạy và cả những vấn đề liên quan đến ngành khoa học đó, đến những đề tài khoa học mà họ đang thực hiện Họ cũng rất cần tham khảo các công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu của các học giả nước ngoài có uy tín về những vấn đề mà họ quan tâm, nhất là những vấn để có tính lý luận cao nhưng lại chưa có quan điểm thống nhất hay kết luận rõ ràng

Đối tượng dùng tin loại thứ hai : Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của Trung tâm Học viện cần những thông tin như thế nào? Với tư cách là các nhà khoa học có học vị cao, trước hết, họ cũng cần các loại thông tin như đối tượng dùng tin trên; nhưng với tư cách là giảng viên trực tiếp giảng dạy các môn lý luận Mác- Lênin, khoa học xã hội và nhân văn trong hệ thống đào tạo của Học viện, họ còn có những như cầu riêng về thông tin để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình Để có thể đáp ứng được yêu cầu của học viên, ngoài việc phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, bản lĩnh chính trị vững vàng, họ cần phải đọc rất nhiều các loại ấn phẩm, thường xuyên cập nhật thông tin và có khả năng xử lý các loại thông tin đó Họ cần những thông tin chuyên sâu, mang tính lý luận và thực tiễn cao, cần các thông tin

về các vấn để trong nước và quốc tế mang tính thời sự nóng hổi đang thu

hút sự quan tâm của dư luận trong nước và trên thế giới, nhất là những thông tin liên quan đến bộ môn khoa học, đến bài giảng của họ Nếu như thiếu những thông tin về thực tiễn đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và thế giới thì bài giảng sẽ thiếu sức thuyết phục, thậm chí sa vào lý luận, lý thuyết xơ cứng, giáo điều lạc hậu và chắc chắn sẽ kém hiệu quả Còn với tư cách vừa là những người nghiên cứu khoa học, các cán bộ giảng

Trang 17

Để luận giải thành công các luận điểm, các vấn để được trình bày trong các

chuyên để nghiên cứu, người viết cần một số lượng rất lớn các thông tin, các tư liệu đã được xử lý, trong đó một phần rất quan trọng là các tài liệu được xử lý từ tiếng nước ngoài

2 Đốt tượng dùng tín là học viên các lớp

Trong những năm gần đây, công tác thông tin khoa học của Học viện có ba loại hình phục vụ thông tin truyền thống chủ yếu là: thông tin miệng, thông tin chuyên để (ấn phẩm) và thông tin thư mục

Với loại hình thông tin miệng, người dùng tin ở Học viện thường có những nhu cầu thông tin về các vấn đề nhữ:

- Tình hình thời sự chính trị trong nước và quốc tế;

- Những vấn để mới về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta cũng như của các nước khác;

- Thông tin tổng hợp về kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ trong nước và thế giới v.v

Những thông tin tổng hợp, chuyên sâu, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn được thể hiện qua các loại hình ấn phẩm thông tin của Viên Thông tin khoa học như “Thông tin chuyên đề”, “Thông tin tư liệu”, “Thông tin lý luận - phục vụ lãnh đạo”, “Những vấn đề chính trị - xã hội (Thông tin từ hiưerner)” và một số tài liệu lẻ khác Người dùng tin ở Học viện rất quan tâm đến loại hình thông tin này, nhất là khi những ấn phẩm đề cập đến những vấn để lý luận và thực tiễn cấp bách của nước ta và trên thế giới

Với loại hình thông tin thư mục, sách, báo, tạp chí cũng rất được

người dùng tin quan tâm, nhất là học viên các lớp cao học, nghiên cứu sinh, các lớp ‡ử nhân chính trị (lớp B), các lớp bồi dưỡng (lớp A), những người chuẩn bị|viết luận văn, luận án, nghiên cứu đề tài

Trang 18

Thời gian gần đây Viện Thông tin khoa học cũng đã bố sung thêm một số loại hình phục vụ thông tin mới, hiện đại như Thư viện điện tử, tìm tin và thư mục trên mạng máy tính

Đối tượng người dùng tin ở Học viện có nhiều loại khác nhau, cho nên bên cạnh những nhu cầu thông tin chung, mỗi loại đối tượng ding tin lại có những nhu cầu thông tin rêng Ngoài-ra, người dùng tin ở Học viện còn có nhu cầu khá lớn về những thông tin “phản diện”, những thông tin về những quan điểm, tư tưởng trái lại hoặc chống lại chủ nghĩa Mác- Lênin

Về mặt đào tạo, theo các quyết định số 61- QĐ/TW ngày 10/3/1993 và số 67- QĐ/TW ngày 20/10/1999 của Bộ Chính trị và Nghị định số 44- CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị- xã hội về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vẻ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, về khoa học chính trị và lãnh đạo chính trị

- Dao tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học lý luận chính trị có trình độ đại học và trên đại học (thạc sĩ, tiến sĩ), nhằm cung cấp cán bộ chủ chốt cho các cơ quan lãnh đạo và các viện nghiên cứu khoa học xã hội; đội ngũ giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường bồi dưỡng cán bộ quản lý của các bộ, ngành và đoàn thể

Hiện nay, Học viện có các hệ đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu sau đây: - Hệ đào tạo cử nhân chính trị (Hệ lớp B): Nhằm đào tạo những cán bộ lãnh đạo, quản lý đương nhiệm và dự nguồn của Đảng và Nhà nước có độ tuổi còn tương đối trẻ (từ 45 trở xuống) Sau khi tốt nghiệp khoá học 2 năm được cấp bằng Cử nhân Chính trị

Trang 19

- Hệ bồi dưỡng (Hệ lớp A): Đối tượng học viên ở hệ này là những cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt đương nhiệm có độ tuổi từ 45 trở lên Trong những năm quả, hệ này đã đào tạo nhiều cán bộ dự nguồn phục vụ cho nhu cầu cán bộ của Đại hội VIII, Đại hội IX và đại hội các cấp của Đảng, đồng thời đã tổ chức cho hàng nghìn cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương nghiên cứu quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước

- Hệ đào tạo trên đại học: Đối tượng đào tạo ở hệ này gồm có cao học và nghiên cứu sinh; thời gian học cao học là 2 năm, nghiên cứu sinh là 4 năm Sau khi học xong sẽ bảo vệ luận văn, luận án và được cấp bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ Đồng thời hệ này cũng tiến hành một số khoá hoc đào tạo đặc biệt về ba môn lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin nhằm chuẩn bị đội ngũ cán bộ lý luận trẻ, tạo nguồn cho Đảng và Nhà nước Trong khuôn khổ phần này, chúng ta sẽ chủ yếu nghiên cứu nhu cầu thông tin của đối tượng

học viên ở trung tâm Học viện (Học viên cao học, nghiên cứu sinh, cử nhân

chính trị và các lớp bồi đưỡng)

Về học tập, nghiên cứu ở Học viện là những cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn, có thực tiễn công tác ở nhiều ngành khác nhau và đã có trình độ học vấn nhất định Đối tượng đào tạo của Học viện không chỉ là những cán bộ Đảng mà còn cả những chính khách, cán bộ quản lý Nhà nước Đó là những người dùng tin quan trọng nhất của hệ thống thông tin Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Trang 20

chuyên đề lẫn thông tin thư mục sách, báo, tạp chí Họ có nhu cầu thông tin khá thường xuyên, đặc biệt là lúc chuẩn bị viết luận án, lưận văn, lúc viết bài nghiên cứu đăng báo, tham gia đề tài, hội thảo khoa học v.v

Đối tượng học viên các lớp cử nhân chính trị (lớp B) cũng khá đông, độ tuổi co dãn rộng hơn, thường xuyên có trên dưới 200 học viên tập trung học tập tại Học viện, ngoài ra còn có các lớp tại chức ở các địa phương Họ chưa cần nhiều đến những thông tin chuyên sâu như học viên cao học, nghiên cứu sinh, mà chủ yếu cần những thông tin rộng, thiết thực phục vụ cho việc học tập và viết tiểu luận của từng môn học

Học viên các lớp bồi dưỡng (lớp A) là những cán bộ đương chức ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thường có độ tuổi trên 40, thời gian tập trung học tập ở Học viện là một năm Họ thường có nhu cầu nhiều về thông tin khi chuẩn bị viết tiểu luận tốt nghiệp

Tuy nhiên, có một thực trạng đáng quan tâm là thời gian gần đây nhu cầu thông tin trong một số ít học viên có chiều hướng hơi giảm sút, nhất là học viên các lớp A, lớp B Học viên các lớp tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn thường ít quan tâm đến hoạt động thông tin, thậm chí có người còn chưa bao giờ đến thư viện Thực trạng đó đáng để chúng ta suy nghĩ và khả di tìm ra cách gì đó tác động nhằm nâng cao nhu cầu dùng tin của học viên

Chúng ta có thể đánh giá về nhu cầu thông tin của học viên và mức độ sử dụng các dịch vụ thông tin của họ căn cứ theo kết quả điều tra xã hội học về nhu cầu thông tin ở Trung tâm Học viện do Viên Thông tin khoa hoc tiến hành tháng 6/2002 Cuộc điều tra này được tiến hành với các đối tượng là cán bộ giảng đạy, nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo, quản lý và học viên các hệ đào tạo ở Học viện Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ xem xết các số liệu điều tra với đối tượng là học viên mà thôi Mặt khác, do tiến hành vào tháng 6 là thời gian cuối năm học, nhiều học viên đã nghỉ hè hoặc về địa phương

Trang 21

đi thực tế viết luận văn tốt nghiệp, cho nên số phiếu điều tra đối với học viên là hơi ít, chỉ mang tính đại diện

- Với câu hỏi “Vai trò của Thông tỉn ne liệu trong công tác đào tạo, nghiên cứu, học tập ở Học viện?”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi ý kiến, có 2 trả lời cần thiết, chiếm 100,0% Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý

kiến, có 28 trả lời cần thiết, chiếm 96,6% và 1 trả lời bình thường, chiếm

3,4% Trong 22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 22 trả lời cần thiết, chiếm 100,0% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 388 trả lời cần thiết, chiếm 98,0%, 7 trả lời bình thường, chiếm 1,8% và 1 trả lời không

cần thiết, chiếm 0,3%

- Với câu hồi “Có sử dụng thông tin bằng ấn phẩm?”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi ý kiến, có 2 trả lời có, chiếm 100,0% Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý kiến, có 20 trả lời có, chiếm 69,0% và 9 trả lời không, chiếm 31,0% Trong 22 học viên NCS- được hỏi ý kiến, có 17 trả lời có, chiếm 77,3% và 5 trả lời không, chiếm 22,7% Trong 396 học viên cao

học được hỏi ý kiến, có 312 trả lời có, chiếm 78,8% và 84 trả lời không, chiếm 212%

- Với các ấn phẩm thông tin cụ thể của Viện Thông tin khoa học, nhu cầu sử dụng như sau:

+ “Sử dụng Thông tin tư liệu? ”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi ý kiến, có 2 trả lời có, chiếm 100,0% Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý kiến, có l6 trả lời có, chiếm 55,2% và 13 trả lời không, chiếm 44,8%

Trong 22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 12 trả lời có, chiếm 54,5% và

10 trả lời không, chiếm 45,5% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý

kiến, có 298 trả lời có, chiếm 75,3% và 98 trả lời không, chiếm 24,7%

Trang 22

kiến, có 23 trả lời có, chiếm 79,3% và 6 trả lời không, chiếm 20,7% Trong 22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 18 trả lời có, chiếm 81,8% và 4 trả lời không, chiếm 18,2% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 307 trả lời có, chiếm 77,5% và 89 trả lời không, chiếm 22,5%

+ “Sử dụng Thông tin chuyên đê? ”: Trong 2 học viên lớp A được

hỏi ý kiến, có 1 trả lời có, chiếm 50,0% và 1 trả lời không, chiếm 50,0%

Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý kiến, có 2 trả lời có, chiếm 72,4% và 8 trả lời không, chiếm 27,6% Trong 22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 15 trả lời có, chiếm 68,2% và 7 trả lời không, chiếm 31,8% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 253 trả lời có, chiếm 63,9% và 143 trả lời không, chiếm 36,1%

- Với câu hỏi “Có đến đọc ở thư viện? ”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi ý kiến, có 2 trả lời có, chiếm 100,0% Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý kiến, có 19 trả lời có, chiếm 65,5% và 10 trả lời không, chiếm 34,5% Trong

22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 14 trả lời có, chiếm 63,6% và 8 trả lời

không, chiếm 36,4% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 289 trả lời có, chiếm 73,0% và 107 trả lời không, chiếm 27,0%

- Với câu hỏi “Có mượn đọc ở nhà?”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi ý kiến, có 2 trả lời có, chiếm 100,0% Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý kiến, có 23 trả lời có, chiếm 79,3% và 6 trả lời không, chiếm 20,7% Trong 22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 18 trả lời có, chiếm 81,8% và 4 trả lời không, chiếm 18,2% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 34G trả lời có, chiếm 87,4% và 50 trả lời không, chiếm 12,6%

- Với câu hỏi “Có khai thác trong máy tính?”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi ý kiến, có 1 trả lời có, chiếm 50,0% và 1 trả lời không, chiếm 50,0% Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý kiến, có 8 trả lời có, chiếm 27,6% và 21 trả lời không, chiếm 72,4% Trong 22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 6 trả lời có, chiếm 27,3? và 16 trả lời không, chiếm 72,7%

Trang 23

Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 179 trả lời có, chiếm 45,2% và 217 trả lời không, chiếm 54,8%

- Với câu hỏi “Quan tâm đến thư viện như thế nào?”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi ý kiến, có 1 trả lời đọc hàng tuần, chiếm 50,0% và 1 trả lời đọc hàng tháng, chiếm 50,0% Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý kiến, có 15 trả lời đọc hàng tuần, chiếm 51,7%; 9 trả lời đọc hàng tháng, chiếm

31,0% và 5 trả lời đọc 1-2 lần/năm, chiếm 17,2% Trong 22 học viên NCS

được hỏi ý kiến, có 8 trả lời đọc hàng tuần, chiếm 36,4%; 11 trả lời đọc hàng tháng, chiếm 50,0% và 3 trả lời đọc 1-2 lần/năm, chiếm 13,6% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 210 trả lời đọc hàng tuần, chiếm 53,0%; 139 trả lời đọc hàng tháng, chiếm 35,1%; 5 trả lời đọc thứ 7, chiếm

1,3%; 39 trả lời đọc 1-2 lần/năm, chiếm 9,8% và 3 trả lời chưa đến đọc,

chiếm 0,8%

- Với câu hỏi “TTKH có cần thiết không?”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi ý kiến, có 1 trả lời cần thiết, chiếm 50,0% và 1 trả lời cần thiết nhưng chưa rõ nội dung, chiếm 50,0% Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý kiến, có 23 trả lời cần thiết, chiếm 79,3%; 5 trả lời cần thiết nhưng chưa rõ nội dung, chiếm 17,2% và 1 không trả lời, chiếm 3,4% Trong 22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 18 trả lời cần thiết, chiếm 81,8% và 4 trả lời cần thiết nhưng chưa rõ nội dung, chiếm 18,2% Trong 396 học viên cao học

được hỏi ý kiến, có Ì trả lời khơng cần thiết, chiếm 0,3%; 326 trả lời cần

thiết, chiếm 82,3%; 61 trả lời cần thiết nhưng chưa rõ nội dung, chiếm 15,4%; 1 trả lời chưa cần thiết, chiếm 0,3% và 7 trả lời chưa rõ nội dung, chiếm 1,8%

- Với câu hỏi “Cán bộ Viện TTKH đáp ứng nhu câu của bạn mức độ nào?”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi ý kiến, có 1 trả lời tốt, chiếm 50,0% và 1 trả lời bình thường, chiếm 50,0% Trong 29 học viên lớp B được

Trang 24

lời bình thường, chiếm 20,7% va 1 tra lời chưa tốt, chiếm 3,4% Trong 22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 10 trả lời tốt, chiếm 45,5%; 10 trả lời khá, chiếm 45,5%; 1 trả lời bình thường, chiếm 4,5% và 1 không trả, chiếm 4,5% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 133 trả lời tốt, chiếm 33,6%; 188 trả lời khá, chiếm 47,5%; 72 trả lời bình thường, chiếm 18,2% và 3 trả lời chưa tốt, chiếm 0,8%

2 Thực trạng công tác xử lý, biên tập tin lý luận chính trị- xã hội hiện nay Điều cần ghi nhận là so với 4-5 năm trước đây, công tác xử lý và biên tap thong tin lý luận chính trị- xã hội từ tiếng nước ngoài hiện nay đã có

những chuyển biến nhất định Trước tiên là nguồn thông tin để chọn lựa có

đa dạng hơn Ngoài sách báo nước ngoài đặt mua qua XUNHASABA, nguồn thông tin từ Internet bắt đầu được tiếp cận ở một mức độ nhất định

Mặt khác, lãnh đạo Viện cũng quan tâm nhắc nhở nhiều hơn việc khai thác

thông tin ở bên ngoài Học viện Lực lượng cán bộ làm công tác xử lý và biên tập được tăng cường về số lượng Về chất lượng, đại đa số các cán bộ này đều cố gắng vươn lên về mặt chuyên môn, nghiệp vụ (ngoại ngữ, kỹ thuật xử lý, kỹ năng vi tính ), đặc biệt gần đây đã có ba đồng chí hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ hoặc tiến sỹ các chuyên ngành về lý luận chính trị tại Học viện Về phương tiện vật chất, kỹ thuật, Phòng xử lý và phổ biến tin đã được trang bị một số từ điển mới và máy vi tính để soạn thảo văn bản Nhờ có những chuyển biến trên, chất lượng xử lý và biên tập thông tin lý luận chính trị- xã hội đã được nâng lên rõ rệt

Tuy vậy, trong yêu cầu của tình hình mới, nếu xem xét một cách toàn diện và nghiêm khác, chất lượng xử lý và biên tập thơng tin nước ngồi ở Học viện vẫn còn không ít khiếm khuyết và vướng mắc Ở khâu khai thác,

chọn lọc thông tin, mặc dù Viện thông tin khoa học đã có nối mạng

Intermet, song số cán bộ được tiếp cận với mạng còn rất hạn chế do những rào cản về kỹ thuật và hành chính Với việc đi khai thác thông tin ở bên

Trang 25

ngoài cơ quan, lãnh đạo Viện tuy có hô hào, nhấc nhở, nhưng Học viện lại không có chính sách khuyến khích hợp lý nên vẫn chưa tạo ra chuyển biến gì đáng kể Do vậy, nguồn thông tin chủ yếu để chọn lựa vẫn chỉ là sách báo đặt mua qua XƯNHASABA Việc chọn lựa thông tin không có sự định hướng, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo mà thường đựa vào cảm tính và sự thích thú cá nhân của cán bộ xử lý Mặt khác, Viện và Phòng đều không có cơ chế đảm bảo cho cán bộ xử lý thông tin được thường xuyên tiếp cận với ý kiến phản hồi của người dùng tin về nội dung thông tin và chất lượng xử lý thông tin cũng như với kết quả các cuộc khảo sát xã hội học về nhu cầu của người dùng tin Cho nên, kết quả khó tránh khỏi là các thông tin được chọn lựa nhiều khi không theo sát như câu của người dùng tin, tập trung quá mức vào một vài lĩnh vực trong khi nhiều [nh vực quan trọng khác lại ít được chú ý, bị "rỗng thông tin" ,

Khâu dịch thuật và khâu biên tập cũng còn nhiều khiếm khuyết Phần lớn các bản dịch vẫn còn nhiều chỗ dịch sai, dịch chưa thoát ý đo chưa hiểu thấu đáo các nghĩa của từ, của cấu trúc ngữ pháp, của văn cảnh

Vi du:

1/ Close political Dịch sai: Việc Đúng Những links and an unhealthy ngừng các mối quan hệ mối quan hệ chính trị bias towards export chính trị và hướng vẻ thân cận và thiên industries eventually led cdc ngành công nghiệp kiến không lành mạnh to huge misallocations xuất khẩu cuối cùng đã đối với các ngành “(The Economisy, dẫn đến việc phân bổ công nghiệp xuất

Trang 26

2/ Pendant deux générations, de 1961 a

2000, I'administration a certainement fait

preuve d'une vision claire de la faéon dont

les pouvoirs publics pouvaient le mieux faire progresser

mais son objectif était

l'économie,

' de servir les intéréts de

la nation et non pas simplement ceux de l'appareil đEtat (Problémes économiques, 17/1/01, tr.18 -27) Dich sai: Trong hai thế hệ từ năm 1961 đến năm 2000, sự quản ly đã thực sự chứng tỏ một cách nhìn sáng SuỐt qua việc chính quyển nhà nước có thể phát triển nền kinh tế một cách tốt nhất, song mục đích của nó là phục vụ lợi ích dân tộc chứ

không phải chỉ vì lợi ích của bộ máy nhà nước Đúng: Trong hai thế hệ, từ năm 1961 đến năm 2000, chính quyền rõ ràng đã chứng tỏ một cách nhìn sáng suốt về cách thức mà qua đó, chính quyền nhà nước có thể phát triển nên kinh tế một cách tốt nhất, song mục đích của nó là phục vụ lợi ích của quốc gia chứ không đơn thuần chỉ vì lợi ích của bộ máy nhà nước Trong ví dụ thứ nhất, người dịch đã nhầm lẫn giữa tính từ trếng Anh

"close" (thân cận, gần gũi) với động từ "to close" (đóng, khép lại) và cũng

không hiểu nghĩa cụm từ “bias towards" (thiên kiến đối với ) Trong ví dụ thứ hai, người dịch chọn sai nghĩa của từ trếng Pháp “administration” (chinh quyền) và chưa hiểu rõ cấu trúc ngữ pháp "la faöon dont" Từ "nation” trong đoạn này phải được dịch là "quốc gia "mới phù hợp với văn cảnh

Trang 27

như trên của người dịch do không nắm được hoặc nắm chưa đủ sâu ngôn ngữ gốc của bài viết, do bản thân họ cũng thiếu kiến thức về những lĩnh vực

chuyên môn cụ thể hoặc thậm chí còn do không đầu tư thời gian thích đáng,

không căn cứ vào bản gốc và cũng không có sự trao đổi với người dịch nên dẫn đến sửa chữa, biên tập theo ý chủ quan, xa rời, thậm chí làm sai lệch ý của tác giả

Ngồi ra, khơng thể phủ nhận rằng hình thức xử lý thông tin còn đơn điệu Hình thức xử lý phổ biến nhất, chiếm đến 80 -90% số bài, là lược địch, trích địch hoặc địch toàn văn Những hình thức xử lý đòi hỏi khả năng

khái quát, tổng hợp một khối lượng lớn thông tin kèm theo những kỹ năng

chuyên biệt như tổng thuật, lược thuật vẫn còn hiếm hơi Hình thức trình

bày các sản phẩm thông tin còn đơn sơ, kém hấp dẫn, lỗi in ấn tuy đã giảm

so với trước, nhưng vẫn còn khá phố biến Một số vấn để kỹ thuật như nguyên tắc phiên âm tên riêng (nhân danh, địa danh), cách sử dụng thuật ngữ, các qui tắc về chính tả và trình bày maquette chưa được thống nhất, ngay cả trong phạm vi Phòng, nên các sản phẩm thông tin thể hiện sự thiếu nhất quán và đồng bộ, gây ấn tượng không tốt cho người đọc về cả chất lượng xử lý lẫn chất lượng biên tập

Bên cạnh đó, do những hạn chế về phương tiện kỹ thuật và trình độ của cán bộ nên các biểu bảng (thông tin đồ hoa) của văn bản gốc hiếm khi được đưa vào ấn phẩm thông tin, làm hạn chế hiệu quả truyền đạt của thông tin

Một vài kinh nghiệm về xử lý và biên tập thông tin lý luận chính trị- xã hội từ các thứ tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha:

Trang 28

Về mặt nội dung, phần lớn các thông tin thuộc mảng này chịu sự chỉ

phối của những quan điểm chính trị rất khác biệt, thậm chí đối lập với quan

điểm chính thống của ta Mặt khác, chúng cũng phản ánh những phương pháp tư duy và nền văn hố hồn tồn khác với phương pháp tư duy và nền văn hoá của người Việt cũng như của phương Đông nói chung

Về mặt hình thức thể hiện, các thứ tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha

đều sử đụng hệ chữ cái lanh như tiếng Việt, nhưng lại có cấu trúc ngữ pháp và từ vựng hoàn toàn khác với tiếng Việt và cả với nhiều thứ tiếng khác như tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Arập, v.v Ngoài những đặc điểm chung như trên, thông tin ở mỗi thứ tiếng lại có những nét đặc thù riêng Ví dụ, mảng thông tin tiếng Anh thường thiên về các vấn đề kinh tế, tài chính, chiến lược của các nước lớn hoặc các nhóm nước lớn; mảng thông tin tiếng Pháp thường có nhiều bài về khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn hơn trong khi mảng thông tin tiếng Tây Ban Nha thường hay ởi vào những vấn để nổi trội của khu vực Mỹ Latinh như hội nhập và chuyển đổi kinh tế, toàn cầu hóa, những vấn đề xã hội của các nước đang phát triển như nghèo đói, thất nghiệp, phân biệt chủng tộc, v.v

"Xuất phát từ những đặc điểm trên, để có thể xử lý và biên tập tốt thông tin LLCTXH từ các ngôn ngữ này, cán bộ xử lý và biên tập, ngoài những yêu cầu chung về năng lực, trình độ như đã nêu ở phần trên, còn phải đi sâu

tìm hiểu những đặc điểm về lịch sử, văn hoá, kinh tế, chính trị của các nước

Tây Âu và Mỹ Latinh, những xu hướng chính trị cơ bản của các nước này Ngoài ra, những kiến thức cơ bản về văn hoá, lịch sử thế giới cũng rất cần thiết để có thể hiểu thấu đáo và chuyển tải chính xác các thông điệp từ mảng thông tin này vì các tác giả ở đây thường hay sử dụng nhiều điển tích văn hóa, nhiều nhân vật lịch sử trong bài viết của họ Để hỗ trợ cho vốn

Trang 29

trợ như các từ điển chuyên ngành, từ điển danh nhân, các cuốn Bách khoa

toàn thư của các nước Âu - Mỹ

3 Hạn chế hay những vấn đề đặt ra cân khắc phục

Những năm gần đây, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc cung cấp các ấn phẩm thông tin phục vụ các nhu cầu phong phú đa dạng của các đối tượng dùng tin trong Học viện, nhưng trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay, việc xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau, trong đó có thông tin lý luận chính trị xã hội từ tiếng nước ngoài vẫn còn một số tổn tại - hay là những vấn đề đặt ra cần khắc phục như sau:

Một là, những thông tin được khai thác và sử dụng chưa bao quát được nhiều lĩnh vực, chưa phong phú đa dạng, thường tập trung nhiều vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội; trong khi đó nhiều vấn đề lý luận quan trọng còn ít được khai thác Vì vậy, nội dung thông tin trong các ấn phẩm của Viện còn đơn điệu và thường trùng lặp Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do trình độ chuyên môn sâu của các cán bộ biên tập còn hạn chế, mặt khác còn do sự thụ động của cán bộ trong việc tìm kiếm và khai thác thông tin

Trang 30

Ba là, thông tin thường bị chậm, không bảo đảm tính thời sự của thông tin, chất lượng xử lý biên tập chưa cao; trong đó các bài dịch và lược dịch vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn, các bài tổng thuật có tính khái quát cao còn ít Bốn là, vấn để chuẩn hố ngơn ngữ trong công tác biên tập vẫn chưa có sự thống nhất, những quy định về chuẩn chính tả, chuẩn thuật ngữ, chuẩn phiên âm tiếng nước ngoài ra tiếng Việt mặc dù đã được lưu ý nhưng

vẫn chưa có sự thống nhất trong các ấn phẩm Đây là một vấn để rất quan

trọng đang và sẽ được quan tâm giải quyết thống nhất trong toàn Viên Năm là, sản phẩm thông tin còn đơn điệu về hình thức, trình bày, chưa tạo được ấn tượng tốt đẹp ban đầu cho người đọc Có thể nói, khâu

biên tập mỹ thuật đối với các sản phẩm của Viện Thông tin cho đến nay vẫn

là khâu yếu

Trang 31

CHUONG 3

MỘT SỐ ĐỂ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆC XỬIÝ, =>

BIEN TAP TIN LY LUAN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

PHỤC VỤ NGIBÊN CỨU, GIẢNG DẠY VÀ HỤC TẬP Ứ HỤC VIEN

Từ những hạn chế cần khắc phục nêu trên, xin đưa ra một số để xuất và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng việc xử lý, biên tập tin lý luận chính trị — xã hội trong các bản tin như sau:

1 Về nguồn lực cán bộ

Những tồn tại, hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ thuộc về đội ngũ cán bộ làm thông tin, cụ thể là các cán bộ biến tập Vì vậy, vấn để đầu tiên là cần phải xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu công việc

Các bản tin của Viện Thông tin khoa học phục vụ chủ yếu cho các đối tượng dùng tin là cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ nghiên cứu giảng dạy và học viên các lớp như đã nêu trên; vì vậy, tin và bài trong các ấn phẩm đó thường là những bài mang tính chất chuyên sâu, có tính chất nghiên cứu và cần có hàm lượng thông tin cao, tính thời sự Điều này đặt ra yêu cầu và đòi hỏi rất cao đối với cán bộ biên tập Xin được đưa ra một số tiêu chuẩn chủ yếu như sau:

- Cán bộ biên tập các bản tin lý luận, chính trị - xã hội phải có quan

điểm, lập trường vững vàng, nhậy cảm về chính trị, có khả năng tổng hợp và

bao quát tình hình, phân tích, nhận định, đánh giá những biến động về chính trị- xã hội trong nước và quốc tế, những vấn đề lý luận mới mà giới

học giả và các nhà khoa học đang quan tâm

Trang 32

- Cán bộ biên tập cần có trình độ chuyên môn chuyên sâu về một lĩnh

vực nhất định, đặc biệt là trình độ lý luận chính trị để có đủ khả năng phát

hiện và xử lý các vấn để liên quan đến quan điểm, đường lối chính sách cũng như các quan điểm lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời các cán bộ biên tập các bản tin lý luận,

chính trị- xã hội phải được trang bị các kiến thức chuyên môn sâu, trình độ

lý luận cao để có thể góp phần vào việc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phê phán các quan điểm sai trái, khắc phục những nhận thức mơ hồ, lệch lạc, củng cố niềm tin, ý chí kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn

- Cán bộ biên tập tin lý luận chính trị - xã hội phải có tỉnh thần trách nhiệm cao trong công việc, chủ động, sáng tạo, say mê trong công việc Một trong những vấn để cực kỳ quan trọng mà bất cứ người làm biên tập nào cũng cần ghi nhớ là những lỗi về nội dung trong các ấn phẩm lý luận chính trị sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng, không dễ gì có thể khắc phục

nhanh chóng được Vì vậy, ý thức trách nhiệm là một tiêu chuẩn rất cao mà

mỗi cán bộ biên tập phải tự giác rèn luyện và nghiêm túc thực hiện

- Cán bộ biên tập phải có ý thức khiêm tốn, tôn trọng cộng tác viên; có phương pháp làm việc với cộng tác viên lâu dài, có khả năng tập hợp, thu hút công tác viên

- Cán bộ biên tập nói chung và cán bộ biên tập các bản tin lý luận chính trị - xã hội nói chung phải có đầy đủ các tố chất của cán bộ biên tập như: thận trọng, cụ thể, tỷ mỉ, kiên nhẫn, miệt mài trong công việc, tỉnh thần làm việc nghiêm túc, phương pháp ứng xử linh hoạt Những tố chất này phải được phát huy và thể hiện thông qua công việc hàng ngày của mỗi người

- Cán bộ biên tập phải là những người có khả năng nghiệp vụ, được đào tạo, bổi dưỡng về nghiệp vụ biên tập Trên thực tế, cán bộ biên tập ở

Trang 33

các bản tin này thường là làm theo kinh nghiệm và học từ thực tế công việc

là chủ yếu, cho nên kỹ năng chuyên môn và các thao tác nghiệp vụ trong công tác biên tập còn hạn chế, không thống nhất, thiếu bài bản nên chất lượng cả về hình thức và nội dung vẫn còn nhiều hạn chế

- Cán bộ biên tập cần trau dồi, nắm vững tiếng Việt để sử dựng tiếng

Việt một cách thành thạo

2 Về xây dựng quy trình biên tập

Biên tập là một quá trình bao gồm nhiều thao tác, công việc khác nhau; xác định đúng trình tự và nội dung các công việc mà biên tập viên phải làm là một vấn đề quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng ấn phẩm mà còn tạo ra được một qwy trình làm việc thống nhất, khoa học

Quy trình biên tập theo nghĩa rộng là toàn bộ các khâu tổ chức, quản lý, xử lý, lựa chọn tư liệu, biên tập nội dung (khía cạnh thuật ngữ, khái niệm, tính chuyên môn) và biên tập hình thức biểu hiện (ngôn ngữ, văn phạm)

Quy trình biên tập theo nghĩa hẹp chỉ đề cập đến những vấn đề trực tiếp xử lý nội dung khoa học và hình thức mang tính chuyên môn của tài liệu khoa học Nó bao gồm hệ thống các công việc mang tính tổ chức khoa học, xây dựng các khâu mang tính nội dưng cục bộ nằm trong thể thống nhất, trong thể liên hoàn và gắn kết hữu cơ với nhau, hệ thống đó được đặt ra một cách khách quan do chính nội dung công tác biên tập đòi hỏi, khi đã trở thành qui trình biên tập thì đó là hệ thống các thao tác nghiệp vụ, nếu thay đổi thì sẽ phá vỡ hoạt động chuyên môn, ảnh hưởng đến chất lượng

hoạt động biên tập

Trong quá trình biên tập tài liệu khoa học phục vụ nghiên cứu giảng dạy và học tập ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã và đang đặt ra nhu cầu xác định quy trình biên tập Kinh nghiệm cho thấy công tác biên tập tài liệu văn bản khoa học là một vấn để rất quan trọng Đó là khâu góp

Trang 34

Yêu cầu của việc xây dung quy trinh bién tap:

1) Thống nhất về mặt ngôn ngữ (văn phạm, chính tả, ngơn từ) 2) Chuẩn hố các thuật ngữ khoa học

3) Tránh được các sai sót nội dung, tránh được sự thiếu thừa, trùng lặp về nội dung

4) Thuận lợi cho công tác quản lý biên tập Nội dung qui trình biên tập

1 Xác định rõ định hướng nội dung, mục đích sử dụng tài liệu

Yêu cầu các cán bộ phải nắm rõ mà trước hết là cán bộ chịu trách nhiệm chính (quản lý) và cán bộ biên tập Trong quá trình biên tập hoặc thậm chí xem báo, tài liệu, xem truyền hình, nghe đài đều có thể chú ý để phát hiện ra những vấn để phục vụ cho công tác, cho việc tìm tài liệu, liên hệ với người có khả năng cung cấp tài liệu, tạo ra tài liệu

Việc xác định rõ định hướng nội dung giúp cho công tác tư liệu nhất là các ấn phẩm, bản tin có được nội dung xác định, phù hợp

Muốn xác định tốt nội dung phải bám chặt mục đích, tôn chỉ của từng bản tin, từng ấn phẩm thông tín

2 Tìm nguồn tư liệu

- Nguyên tắc tìm nguồn tư liệu cũng phải căn cứ vào định hướng nội dung

- Xác định danh mục: Công việc này đòi hỏi phải bao quát được các báo tạp chí trong nước và quốc tế, nhất là các ấn phẩm chuyên ngành

3 Tìm tác giả nghiên cứu, các nhà nghiên cứu

Phải nắm rõ danh sách những nhà nghiên cứu về từng lĩnh vực để khai thác tài liệu và đặt bài viết, bài nghiên cứu Các bản tin cần phải cử các cán

bộ biên tập đặt quan hệ công tác, trao đổi tư liệu thông tin Trên cơ sở đó để

Trang 35

nghiên cứu để khai thác, để đặt quan hệ hợp tác là một trong những công việc làm thông tin khoa học nói chung và làm công tác bản tin phục vụ lãnh đạo nói riêng Tầm mở rộng được quan hệ này nói lên phần năng lực và ảnh hưởng của đơn vị

4 Lựa chọn tài liệu

Thông qua yêu cầu phục vụ công tác, đòi hỏi của công việc nghiên cứu và giảng dạy để lựa chọn tư liệu

Đối với Bản tin, chọn lựa tài liệu dịch phải căn cứ vào nội dung yêu cầu của từng số Mặt khác phải căn cứ vào nguồn tư liệu Trong một số trường hợp, việc lựa chọn tài liệu dịch không tốt, do nhiều nguyên nhân đã làm cho ấn phẩm chất lượng thấp và tốn kém

Đối với lựa chọn tài liệu dịch phải có kinh nghiệm ở chỗ nấm tính hệ thống, và nhạy bén với chủ để mới, nấm được lý lịch khoa học của tác giả thì càng tốt, chú ý khai thác khả năng người dịch làm tư liệu, chọn giúp tài liệu dịch

Phải phân loại được tài liệu địch theo từng chuyên đẻ, tức là làm tài liệu cho các chuyên ngành khoa học, vừa đảm bảo được yêu cầu sử dụng

Việc lựa chọn tài liệu rất quan trọng Nó giúp cho công tác phục vụ được nhẹ nhàng, giảm bớt sự cổng kểnh và đảm bảo hiệu quả cao Thí dụ: có những tài liệu, cuốn sách hay thì cần có nhiều bản tin để phục vụ, song có những tài liệu không có nhiều nội dung thông tin, chất lượng kém thì : phải loại sớm để tránh lưu giữ

5 Kiểm tra việc sử dụng tài liệu

Kiểm tra việc sử dụng tư liệu là một phương pháp đánh giá chất lượng

tài liệu Trên thực tế có những tài liệu không được ai đọc, chỉ nằm trong kho sách Cũng có tài liệu được nhiều người đăng ký mượn, muốn được sử dụng thì số lượng cung cấp phục vụ lại thiếu Tần suất sử dụng tư liệu là

Trang 36

_ Kiểm tra tư liệu sẽ có tác dụng đánh giá chính xác giá trị các tài liệu cũ,

cái cần bổ sung hay cái cần phải loại bỏ 6 Phân công cán bộ thực hiện biên tập

Biên tập tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng đạy và học tập bao gồm nhiều chuyên môn khác nhau, do vậy phải có những cán bộ đảm đương được các công việc phù hợp với nhiệm vụ

- Cdn bộ biên dịch: phải có lực lượng cán bộ sử dụng tốt các ngoại ngữ thông dụng nhất: Anh, Nga, Pháp, Trung, Tây Ban Nha

Để đảm bảo được yêu cầu này phải có sự tuyển dụng theo kế hoạch, - đảm bảo tính kế cận giữa các lớp cán bộ, tạo nguồn thông qua tuyển dụng

và bồi dưỡng

Đối với Viện Thông tin Khoa học phải luôn luôn duy trì được đội ngũ cán bộ biên dịch Đây là “lớp thợ xây” cơ bản, ban đầu rất quan trọng của công tác tư liệu phục vụ nghiên cứu - đào tạo

Trong khi Viện Thông tin Khoa học không đủ cán bộ biên địch thì phải làm tốt công tác thu hút cộng tác viên

-_ Cán bộ biên tập: Đây là lực lượng chủ chốt quyết định đến công tác xử lý tài liệu phục vụ nghiên cứu - đào tạo Trên thực tế Viện Thông tin khoa học khó có được nhiều những cán bộ giỏi và chuyên sâu về tất cả các lĩnh vực khoa học, các ngành, các bộ môn Tuy vậy cán bộ biên tập của Viện phải có được một lực lượng có kiến thức cơ bản, có đủ năng lực nắm bắt các kiến thức chuyên ngành, nhất là kiến thức bộ môn chủ chốt về kinh tế chính trị, về quản lý kinh tế, vẻ triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử

Biên tập tốt, làm chủ nội dung các tài liệu khoa học chỉ có thể có khi cán bộ biên tập có được cái phông kiến thức, tức là nền kiến thức rộng và sâu sắc

- 7 Tổ chức biên tập

Trang 37

+ Phải phân công hợp lý theo khả năng chuyên môn mỗi người phù hợp với nội dung từng bài, từng chuyên đề tài liệu

+ Phải biên tập nhiều lần Trong thực tế tài liệu nào biên tập kỹ, dù là tài liệu dịch hay tài liệu sáng tác mới đều cần được sửa đi sửa lại 3 - 4 lần Biên tập lần 3, lần 4 phải do những tay bút giỏi thực hiện ;

Thông thường cán bộ chúng ta có nhiều lớp với các trình độ khác nhau, người có được năng lực tổng hợp toàn diện chịu trách nhiệm đọc sửa lần đầu và lần cuối Người giỏi đọc qua lần đầu để phát hiện sơ bộ, để định hướng yêu cầu biên tập Sau đó biên tập về các nội dung cụ thể và biên tập kỹ thuật Biên tập lần cuối cùng phải do tay bút vững thực hiện để chỉnh lý một cách tổng thể, cũng như đọc soát kỹ về nội dung để nâng cao tính khoa học đến độ chuẩn cần thiết Trong những trường hợp đặc biệt, nếu có thời

gian và là tài liệu quan trọng thì nên mời một người đọc phản biện

Quan hệ giữa tổng biên tập và biên tập viên

Trong quy trình biên tập phải tạo ra được một quan hệ tổ chức khoa học

giữa tổng biên tập và các thành viên ban biên tập

Là một đơn vị làm công việc xử lý thông tin cần phải có một cơ chế hay một chế độ xử lý, trong đó xét về chức năng nhân sự là quan hệ giữa tổng biên tập và các biên tập viên

Tổng biên tập rất quan trọng, trong lĩnh vực kiêm kinh doanh thì càng phức tạp hơn và khó khăn hơn trong lĩnh vực thuần tuý khoa học và thông

tin Tuy nhiên dù bất cứ gì liên quan đến ấn phẩm thông tin - tư liệu và liên

quan đến việc xử lý biên tập đều phải đặt ra quan hệ tổng biên tập với các

biên tập viên Tùy mức độ và tình hình cụ thể, tổng biên tập phải chịu trách

nhiệm và có năng lực giải quyết các khâu trong quá trình biên tập

- _ Biên tập nội dung

Biên tập nội dung là biên tập nhằm làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, các ` vấn để được nêu trong tài liệu Có những ý cần thiết phải giải thích thì phải

Trang 38

tìm cách tra cứu làm rõ và có chú thích bổ sung của người biên tập Biên tap nội dung đòi hỏi người biên tập phải hiểu được một cách thấu đáo ý của từng câu, hiểu rõ mỗi từ, mỗi luận điểm Vì vậy, người biên tập không chỉ phải am hiểu về chuyên môn mà còn phải nhạy cảm về thời sự - chính trị Phải khách quan và trung thực, không được làm sai lệch nội dung tài liệu,

sửa đổi từ ngữ một cách chủ quan

Yêu cầu biên tập nội dung là làm cho người đọc hiểu rõ được nội dung từng tài liệu Ở đây phải để cập đến tài liệu dịch là chủ yếu Trong thực tế chúng ta dịch từ các tài liệu tiếng nước ngoài, do đó không thể không chịu ảnh hưởng về mặt văn phong Tuy nhiên chúng ta phải làm cho văn phong được Việt hoá đến mức có thể

- Chii gidi

Thông thường các tài liệu là những bài nghiên cứu nên đều có trích dẫn Đối với việc biên tập tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài, do chúng ta chưa có các tác phẩm Mác, Anghen, Lénin, Xtalin v.v xudt ban bằng tiếng Trung

và một số thứ tiếng khác, nên các đoạn trích dẫn từ các tác phẩm đó gặp

nhiều khó khăn Để phục vụ tốt cho việc tra cứu, nhiều khi căn cứ vào các

yếu tố nội dung, tên tác phẩm được trích để đối chiếu với bản tiếng Việt, rồi

mới tìm chính xác đoạn trích Việc chú giải như vậy là rất quan trọng vì làm cho người sử dụng tài liệu có được thông tin có tính chính xác cao Nó đòi hỏi cán bộ biên tập có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn hiểu biết các

tác phẩm của Mác, Ängghen, Lênin v.v và có cả nghiệp vụ tra cứu

Biên tập hừnh thức + Biên tập về phiên âm

Vấn đề phiên âm đã đạt được một sự thống nhất nhất định, tuy nhiên vẫn còn có sự khác nhau về một số điểm, tạo ra tình trạng tuỳ tiện, thiếu nhất quán trong các ấn phẩm thông tin Viện Thông tin đã có kế hoạch tổ chức hội thảo và đi đến một sự thống nhất tương đối trong các ấn phẩm

Trang 39

thông tin của mình (xin được trình bày ở phần sau) Việc phiên âm thống nhất sẽ tạo ra tính mạch lạc trong trình bày, gây hứng thú và tiếp cận nội dung được hiệu quả hơn

+ Biên tập về chính tả

Biên tập sửa lỗi chính tả là một việc quan trọng chủ yếu trong quy

trình Nó đồi hỏi phải được làm nghiêm túc Cũng như vấn đề phiên âm, vấn để này cũng đang được quan tâm đúng mức và có phương hướng giải quyết

+ Đọc soát, biên tập kỹ thuật

._ Đọc đối chiếu và sửa lỗi kỹ thuật là một yêu cầu quan trọng của quy

trình đánh máy và in ấn

Ở đây cần phải phân biệt: có loại đọc đối chiếu thuần tuý, phải đảm bảo sao cho đúng tuyệt đốt 100% với bản gốc Trường hợp thứ hai là đọc soát nội dung và sửa chữa những chỗ cần phải sửa Trong mỗi bản tin nên phân công cụ thể một đồng chí có kinh nghiệm phụ trách vấn đề này

3 Về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật

Như đã nêu ở trên, thời gian gần đây, cơ sở vật chất kỹ thuật của Viện Thông tin khoa học bước đầu đã được cải thiện với việc trang bị thêm một số máy vi tính, nối mạng Internet, trang bị một số từ điển và sách bổ túc nghiệp vụ Tuy nhiên, sự cải thiện này là hoàn toàn chưa đủ Ở Phòng xử lý và phổ biến tin, máy vi tính mới được trang bị cho trưởng phòng và bộ

phận chế bản, còn tuyệt đại đa số cán bộ làm công việc xử lý và biên tập

không có cơ hội tiếp cận với máy vi tính cũng như với mạng Ïnternet Số từ điển chuyên ngành và từ điển thông dụng vốn là công cụ làm việc tối thiểu _ của họ cũng không được cung cấp đầy đủ: Từ điển chuyên ngành thì nghèo nàn về chủng loại, từ điển thông dụng thì ít về số lượng (ví dụ, từ điển thông dụng tiếng Anh chỉ có 2 cuốn cho cả Phòng trong khi số cán bộ thường xuyên tra cứu tiếng Anh là 4, số cán bộ tra cứu không thường xuyên là 8-0

Trang 40

đồng chí Việc "dùng chung” như vậy vừa làm chậm tốc độ xử lý và biên tập, vừa làm cho từ điển mau hỏng mà không thể qui trách nhiệm cho riêng ai cả Để nghị Học viện và Viện sớm bổ sung thêm các từ điển chuyên

ngành còn thiếu như Từ điển kinh tế học, Từ điển triết học, Từ điển tôn

giáo, v.v và một số cuốn Bách khoa toàn thư của các nước, đồng thời trang bị đủ từ điển thông dụng tiếng Anh cho số cán bộ chuyên xử lý và biên tập tiếng Anh đi đôi với việc qui định trách nhiệm bảo quản và đền bù Phòng

xử lý và phổ biến tin cũng cần được trang bị riêng một máy tính có nối

mạng (tách với điện thoại của Phòng) để tiện việc khai thác thông tin

Điều đáng ghi nhận là thời gian gần đây, Học viện đã tạo điều kiện

cho Viện được thiết lập và mở rộng quan hệ đối tác với một số cơ quan trong nước và một số tổ chức quốc tế để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật của Viện Tuy nhiên, riêng sự đầu tư vật chất và phương tiện kỹ thuật cho công tác xử lý và biên tập thơng tín nước ngồi của Phòng xử lý và phổ biến tín lại chưa nhiều và hoàn toàn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu đặc thù của công tác này Lãnh đạo Học viện và lãnh đạo Viện cần quan tâm nghiên cứu kỹ những yêu cầu này để có những can thiệp tích cực và hiệu quả về mặt quản lý, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và cơ bản trong chất lượng xử lý và biên tập thông tin nước ngoài phục vụ hoạt động của Học viện

4 Một số quy định (có bài kèm theo )

- Về chuẩn ngữ pháp, chính tả tiếng Việt - Về chuẩn thuật ngữ khoa học

- Về chuẩn phiên âm tiếng nước ngoài ra tiếng Việt

Ngày đăng: 02/08/2016, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w