HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
KỶ YẾU KHOA HỌC DE TAI CAP CO SG NAM 2002 — 2003
NANG CAO CHAT LUUNG VIỆC XỬ LÝ, BIEN TAP TIN LY LUAN CHÍNH TRỊ -
XÃ Hội PHỤC VỤ VIỆC NGHIEN CUU, GIANG DAY VA Hoc TAP
HỌC VIỆN T06 HỒ CHI MINH HIEN NAY
Cơ quan chủ trì: Viện Thông tin Khoahọc | Chủ nhiệm đề tài: CVCC Vũ Ngọc Sâm Thư ký đề tài: TS Lê Hoài Thanh
Trang 210 1 12 13 14 15 MUC LUC
Tinh hinh xi Wy va bién tp tin fy kiận chính trị - xã hội phục vụ ' nghién cứu, găng dạy và học tập ở Hocviện COG Hé Chi Minh hién nay và những yêu cầu đối với cán bộ biên tậo
TS Đường Vĩnh Suong Về nhucằu thống ñncủa cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ ngiên cứu vàgảng dạy
ởHọcvệnCTQG Hỗ Chí Minh hiện nay và những kiến nghị,
TS Ha My Huong
Nhu cầu thông tr của học viên ở Học viện Chính Tiị Quốc Gia Hồ Chí Minh hiện nay
ThS Cao Duy Tiến
Nâng cao chất lượng việc xử lý, biên tập tn lý kậnchínhtị- xã hội
trong đều kiện bùng nỗ hông, đa dạng hóa cáchình thúc thing tin hién nay
Hoang Nam Chi Nângcao dhấtượng vệc xử W, biên tập thông tri luận cínhtị- xã hộitừ tng nước ngoài
Phcvuvệc ngiên cứu, gắng dạy và họctậo ở Hocvện đính tị quốc ga Hồ Chí Mi,
nhữngkếnng!
£6 Thi Vinh Ban vé quittinh bién tap
TS Bang L8 Nghi Công ác biên tập với vệc nâng cao chất lượng các bản ín của Viên Thing tin khoa hoc
phụcvụ việc ngiên cứu, giảng dạy và học tập ở Học viện Chính trị quốc ga Hồ Chí Minh hiện nay Vii Ngoc Sam
Nang cao chat luong viéc xij, bién tp fin i lun chinh tị— xã hội từ tếng nước ngoài
phụcvụ vệc nghiên cứu, găng dạy, học tập ở Hoc win chinh tị quốc ga Hồ Chí Minh hiện nay Phí VãnHội Bảo vệ sự trong sang cla tiéng Viet, dam bảo sự chính xác trong xử lý, biên tập in
lý luận chính tị— xã hội từ tổng nước ngoài
ThS Nguyễn Thị Tâm
Sự duẫn mực ngôn ngữ và vie nang cao chất lượng các sản phẩm thông tin, bao chi
Vii Ngoc Sam
Mộtsivén đề đa Khixb, Hiên {hthu-ngữ và phiên lên rêng tổng nước ngoài ra tiếng Việt
TS Lê Thị Hoà Thanh
Về vấn đề Phiên tên riêng trong các văn bản tiếng Đức sang tiếng Việt
Nguyễn Phương Thảo
Tên riéng fiéng nước ngoài tong các án phẩm thông tn của Viện Thông tín khoa học hiện nay Vắn đề ta cứu kih đẳn trong quá tình xử W và biên tập ñn luận chính tị - vars
Trang 3TINH HÌNH XU LY VA BIEN TAP TIN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP Ở HỌC VIỆN CTQG HÒ CHÍ MINH HIỆN NAY
VA NHUNG YEU CAU DOI VOI CAN BO BIEN TẬP
TS ĐƯỜNG VINH SƯỜNG
Học viện chính trị Quốc gia HCM là một trung tâm nghiên cứu lý luận chính trị và đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý trung cao cấp cho đáng,
nhà nước và các đoàn thể, dồng thời, Học viện còn là một cơ quan tư vấn
cho Dang và nhà nước về đường lối chính sách Với những chức năng rất
nặng nẻ và to lớn, trong điều kiện những biến động chính trị - xã hội hết
sức phức tạp và mau lẹ cùng với sự bung nỗ về thông tin, Học viện phải tự
nâng mình lên tầm cao mới với chất lượng tmới trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình Để làm được điều đó, thông tin va viéc bao dam
thông tin có vị trí vai trò hết sức quan trọng, được xem như cơm ăn, nước uống hàng ngày đối với những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy
và học tập tại Học viện hiện nay
Viện Thông tin khoa học của Học viện là đơn vị có chức năng khai
thác, xử lý và phổ biến các thông tin chính trị xã hội từ nhiều nguồn khác -
nhau dưới hình thức các ẫn phẩm nhằm phục vụ cho các đối tượng dung tin trong Học viện Xứ lý thông tin, theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ
Trang 4thao tác nhất định đối với thông tin, để nghiên cứu, sử dụng thông tin dé
Đây là một công đoạn cực kỳ quan trọng và phức tạp trong hoạt động thông
tin Về thực chất, quá trình xử lý thông tin là một quá trình bao gồm nhiều
khâu lien tục và kế tiếp nhau, từ việc xác định nhu cầu thông tin, khai thác
thu thập thông tin, thâm định, phân loại, xử lý qua các cấp độ, lựa chọn
hình thức phổ biến, xã hội hố thơng tin, thu thập thông tin phân hỏi Các
khâu công việc trên gắn với hoạt động của cán bộ biên tập, đòi hỏi người cán bộ biên tập không chỉ giôi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có trình độ lý luận cao, nhậy bén với tình hình và có khả năng tĩnh thông trong xử lý ngôn ngữ Những năm gần đây, Viện Thông tin khoa học đã có rất
nhiều cố gắng trong việc cung cấp các ân phẩm thông tin phục vụ các nhu
cầu đa dạng và phong phú của người dung tin trong Học viện Ban giám
đốc Học viện đã có sự quan tâm đầu tư kịp thời , hiệu quả cùng với sự chỉ
đạo cụ thể và sát sao Tuy nhiên, trong điều kiện bung nô thông tin hiện nay, việc xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau của Viện Thông tin khoa
học vẫn đang còn một số tồn tại sau đây:
Một là, những thông tin được khai thác và sử dụng chưa bao quát
được nhiều lĩnh vực, chưa phong phú đa dạng , thường tập trung nhiều vào
các lĩnh vực kinh tế- xã hội, trong khi đó rất nhiều lĩnh vực quan trọng khác
lại không được chú ý khai thác, hoạc chỉ rất ít Vì vậy, nội dung thông tin
trong các ấn phâm của Viện còn đơn điệu và thường trùng lặp trong một số loại ấn phẩm của Viện Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do
trình độ chuyên mốn sâu của cán bộ biên tập còn hạn chế, mặt khác còn do sự thụ động của một số cán bộ biên tập trong việc tìm kiếm các nguồn
thong tin
Hai là, việc định hướng xử lý tin, sự chỉ đạo cụ thể sát sao của lãnh
Trang 5định hướng và kết cầu các chuyên mục trong từng số của mỗi bản tin chưa
được xác định một cách chủ động còn nặng theo cách có gì làm nấy mang tính chất “ ăn đong” Hiện nay, mỗi cán bộ biên tập thường tự khai thác và lựa chọn tin, bài dé xử lý tuỳ theo hứng thú và cảm tính cá nhân là chủ yếu điều này tuy có mặt lợi là khuyến khích sự tìm tòi cá nhân, phát huy được
tính chủ động và sở trường của mỗi người, nhưng lại dễ dẫn đến quá tập
trung vào một vài lĩnh vực mà bỏ qua các lĩnh vực khác hoạc không lựa
chọn đúng vẫn đề mà Học viện đang quan tâm nghiên cứu
Ba là, thông tin thường chậm, không bảo đảm tính thời sự của thông
tin, chất lượng sử lý chưa cao, các bài địch, lược dịch vẫn là chủ yếu, các bài tổng thuật lược thuật có mức độ tông hợp khái quát cao còn rất hiếm hoi Phương pháp sử lý còn đơn giản chủ yếu vẫn ở mức” chuyển tự” theo
hình thức Việt hoá và chỉnh sửa về chính tả, ngữ pháp, biên tập nội dưng để
dam bảo chất lượng của tin bai con han ché
Bốn là, vấn đề chuẩn hố trong cơng tác biên tập ky thuật chưa được
chú ý đúng mức, những quy định về chuẩn chính tả, chuẩn thuật ngữ, chuẩn
phiên âm chưa thống nhất Vì vậy, trong cùng một bản tin cũng như giữa
các bản tin trong cùng một Viện vẫn còn có sự khác nhau vẻ cách viết
hoa,về phiên âm, phiên chuyển thuật ngữ thậm trí trong cùng một số
cũng có sự khác nhau này
Năm là, sản phẩm thông tin còn đơn điệu, hình thức của các ân phẩm kém hấp dẫn, cấu trúc nội dung, hình thức trình bầy chưa có sự cải tiến, còn để mắc lỗi in ấn Có thể nói khâu biên tập kỹ - mỹ thuật đối với các ấn
phẩm thông tin của Viện Thông tin khoa học đang còn là khâu yếu hiện nay
Những tổn tại, hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, song có thê khàng
Trang 6lượng đội ngũ cán bộ biên tập giữ vai trỏ quyết định Với cách đặt vấn dé
như vậy, chúng tôi xin nêu một số ý kiến cá nhân vẻ yêu cầu, tiêu chuẩn
cán bộ biên tập bản tin lý luận chính trị của V ién Thông tin khoa học Học
viện Chính trị QGHCM
Trước hết, cần phải kháng định, biên tập là một khâu quan trọng trong quá trình ra ân phẩm Vai trò của công tác biển tập được xem như là “bà đỡ”
cho sự ra đời của một tác phẩm hay một công trình nghiên cứu của các tác giả hoạc của các nhà khoa học Song trên thực tế cũng có người cho rằng,
biên tập không phải là một nghề, việc “cắt gọt” bài của người khác không
thé coi là một nghề mà đó chỉ là công việc “ phụ thêm” cho tác gia, viết bài mới khó chứ sửa bải thì rất đơn giản Tuy vẫn còn những ý kiến trái ngược
nhau, song một điều có thê kháng định, trong việc xuất bản các ấn phẩm
không thê thiếu được khâu biến tập, vì đây là một khâu quan trọng để bạn đọc có được những thông tin hay, những bài viết có giá trị cả về nội dung cũng như ngôn ngữ thẻ hiện Biên tập là một công việc thầm lặng, ân chứa
sau những trang viết, làm nhiệm vụ của một người lính gác về quan điểm tư tưởng, đường lối, chủ trương chính sách, khoa học nghệ thuật cũng như
những “ hạt sạn” trong hình thức và phương pháp thê hiện Vì vậy, người
lãnh đạo, quản lý một mặt phải thấy được tầm quan trọng, đặc điểm tính chất
của công tác biên tập, mặt khác phải đánh giá đúng công sức đóng góp của
cán bộ biên tập trong từng ấn phẩm
Hai là, các bản tin của Viện Thông tín khoa học phục vụ chủ yếu cho
cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ nghiên cứu - những người không chỉ có
trình độ cao mà còn có trọng trách trong xã hội Vì vậy, tin, bài trong các
ấn phẩm của Viện thường là những bài mang tính chuyên sâu, có tính chất
Trang 7yêu cầu và đòi hỏi rất cao đối với cán bộ biên tập Dưới đây là một số tiêu
chuẩn chủ yếu: |
- Cán bộ biên tập các bản tin lý luận, chính trị - xã hội phải có quan điểm, lập trường vững vàng, nhậy cảm vẻ chính trị, có khả năng tổng hợp bao quát tình hình, phân tích, nhận định, đánh giá những biến động về
chính trị - xã hội trong nước va quốc tế, những vấn đẻ lý luận mới mà giới
học giả và các nhà khoa hoc dang quan tam
- Có trình độ chuyên môn sâu về một số lĩnh vực nhất định, đặc biệt là
trình độ lý luận chính trị, để có đủ khả năng phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến quan điểm, đường lối chính sách cũng như các quan điểm lý luận kinh điển của chú nghĩa Mác- Lênin, tr tưởng Hồ Chí Minh Đồng
thời cán bộ biên tập các bản tin lý luận chính trị - xã hội phải được trang bị các kiến thức chuyên môn sâu trình độ lý luận cao để có thé gop phân vào việc đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối chính sách của đảng và nhà nước, phê phán các quan điểm sai trái, khắc phục những nhận thức mơ hỏ, lệch lạc, củng cố lòng tin, kiên định con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn
- Cán bộ biên tập bản tin lý luận chính trị phải có tính thần trách nhiệm cao trong công việc; chủ độnh, sáng tạo, say mê trong công việc
Một trong những vẫn đề cốt tử mà bất cứ người cán bộ biên tập nào cũng
phải ghỉ nhớ đó là những lỗi về nội dung trong các ấn phẩm lý luận chính
trị sẽ để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, không dễ gì khắc phục ngay một lúc được Vì vậy, ý thức trách nhiệm là một tiêu chuẩn rất cao mà
Trang 8- Cán bộ biên tập phải có thái độ khiêm tốn, tôn trọng cộng tác viên; có phương pháp làm việc với cộng tác viên, có khả năng tập hợp, thu hút cộng -_ tác viên
- Cán bộ biên tập nói chung và cán bộ biên tập các bản trn lý luận chính trị nói riêng phải có đầy đủ các tố chất của cán bộ biên tập như: thận
trong, cu thé , ty mi kiên nhẫn, miệt mài trong công việc; tinh thần làm việc
nghiêm túc; phương pháp ứng xử linh hoạt Những tố chất nảy phải được phát huy và thê hiện thông qua các công việc hàng ngày của mỗi người
- Cán bộ biên tập phải là những người có kỹ năng nghiệp vụ, được đào tạo, boi dưỡng vẻ nghiệp vụ biên tập Trên thực tế cán bộ biên tập các bản tin lý luận chính trị thường là làm “tay ngang” theo kinh nghiệm và học từ thực tế là chủ yếu, cho nên kỹ năng chuyên môn và các thao tác nghiệp vụ trong công tác biên tập còn hạn chế, không thống nhất, thiếu bài bản nên
chất lượng cá về hình thức và nội dung của các bản tin con han ché
- Cán bộ biên tập phải nắm vững tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt một cách thành thạo
- Can bộ biên tập bản tin lý luận chính trị phải biết thành thạo ít nhất một ngoại ngữ, biết tin học để có thê sử dụng ngoại ngữ và tin học như một
công cụ tối cần thiết trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình
Ngoài ra, cán bộ biên tập còn phải là những người có năng khiếu nhất
định, vì thực tế cho thấy không phải ai được đào tạo cũng đều có thể làm
tốt được công tác biên tập
Ba lả, biên tập là một quá trình bao gồm nhiều thao tác công việc khác
nhau, xác định đúng trình tự và nội dung các công việc mà biên tập viên phải làm là một vấn đề rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến chất
Trang 9nhất Trong thực tế vừa qua, các biên tập viên của các bản tin thường làm
việc không theo một quy trình nghiệp vụ nhất định mà làm theo kiểu” gặp
đâu làm đấy, giao đâu làm đấy” Một số nhận được bán tháo là bất tay
ngay vào sửa lỗi chính tả và ngữ pháp sau đó là đọc mo- rát, các thao tác
khác ít được chú ý, cho nên nhiều người có thể được xem là làm biên tập
rất lâu nhưng cũng chưa hiểu đúng và đầy đủ công tác biên tập bản tin bao
gồm những thao tác nào thứ tự ra sao Để thống nhất trong nhận thức và
cách làm, theo chúng tôi quá trình biên tập bản tin bao gồm các công việc
theo một trình tự sau:
- Xác định nhu cầu tin đề từ đó định hướng khai thác - Lựa chọn nguồn tin
- Tổ chức lực lượng khai thác (xây dựng đội ngũ cộng tác viên)
- Tập hợp các tim đã được khai thác, phân loại và định hướng sử dụng
- Biên tập nội dung tin bài
- Thảo luận, trao đổi với lãnh đạo hoạc những người cung cấp tin (các cộng tác viên) vẻ nội dung các tin bài đã được biên tập
- Hoàn thiện nội dung và hình thức tin bài
- Lên Ma két và chế bản
- Doc Mo-rat va stra ban in thir
- OTK sản phẩm và tô chức phát hành
- Theo dõi và tiếp nhận thông tin phản hồi để rút kinh nghiệm cho việc xác định nhu cầu thông tin tiếp theo
Từng công việc trên lại bao gồm các nội dung cụ thể khác nhau và có
Trang 10Bồn là, phải tự mình xây dựng tình cảm và hứng thú nghề nghiệp để từ đó xay sưa, yêu mến công việc, tự hảo và trân trọng với những việc mình
đã làm Cần phải thấy rằng, biên tập là một nghề, người cán bộ biên tập
muốn giỏi nghề, trước hết phải yêu nghề, xay mê, hứng thú công việc Vì
vậy, mỗi biên tập viên phải biết tìm cách tạo hứng thú trong công việc, tránh làm việc theo lối mòn dẫn đến công việc tẻ nhạt, nhàm chán Điều này đòi hỏi sự năng động, tìm tòi và luôn luôn đổi mới trong công việc
Mỗi một phát hiện mới về nội dung, mỗi lỗi chính tả, ngữ pháp hoạc lỗi
phiên âm thuật ngữ do mình phát hiện ra phải được xem như một thắng lợi hay một thành công nho nhỏ trong công việc để không chỉ là rút kinh nghiệm mà phải là động lực cho sự đam mê, hứng thú trong công việc
Năm là, cần có sự quan tâm, động viên khuyến khích kịp thời của lãnh đạo đối với cán bộ biên tập Công việc của người cán bộ biên tập là những công việc thầm lặng, sự đóng góp của họ là vô danh, hơn ai hết người lãnh
đạo phải thấy hết được điều đó Bằng sự quan tâm thường xuyên, sự chỉ đạo cụ thể và sâu sát, sự am hiểu và đồng cảm về nghề nghiệp, sự động viên khuyến khích kịp thời cả về vat chat va tinh thần của người lãnh đạo
Trang 11VỀ NHU CAU THONG TIN CUA CAN BO LANH DAO, QUAN LY,
CÁN BỘ NGHIÊN CỨU VÀ GIANG DẠY
Ở HỌC VIÊN CTQG HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
TS HÀ MỸ HƯƠNG
Cũng giống như các trung tâm, các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy
bậc đại học khác ở Việt Nam, đối tượng dùng tin ở Học viện CTQG Hồ Chí
Minh có thể chia thành hai loại chính:
1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu và giảng dạy
2 Học viên các lớp, các hệ đào tạo (cao cấp lý luận, cử nhân chính trị, cao học, đào tạo lại, học viên nước bạn Lào)
Hai loại đối tượng dùng tin kể trên có đặc thù khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ khác nhau nên nhu cầu thông trn cũng khác nhau Chuyên đề
này chỉ để cập đến đối tượng dùng tn loại thứ nhất, tức là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở Học viện CTQG Hồ Chí Minh
I Nhu cau thông tin của cán bộ lãnh đạo- quản lý, cán bộ nghiên
cứu- giảng dạy ở Học viện CTQG Hỏ Chí Minh:
Với tư cách là một trung tâm nghiên cứu khoa học và giảng dạy các môn lý luận chính trị, khoa học và nhân văn lớn nhất, một trung tâm đào tạo cán bộ trung cao cấp cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, Học viện CTQG Hồ Chí Minh có đội ngũ khá đông
đảo về qui mô và số lượng, khá cao về chất lượng nghiên cứu giảng dạy
Trang 12học từ thạc sĩ trở lên, đặc biệt, trong đó có nhiều chuyên gia, các nhà khoa hoc hang đầu của đất nước trên các Ính vực khác nhau (Chủ nghĩa xã hội khoa học, Triết học, Kinh tế, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, v.v.) Nói tới đội ngũ các nhà lãnh đạo- quản lý, các cán bộ nghiên cứu- giảng đạy của Học viện CTQG Hồ Chí Mimh là nói tới đội ngũ cán bộ nòng cốt, trí tuệ cao, đội ngũ góp phần chủ yêú trong việc làm nên thành công, thành tựu của Học viện trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cho Đảng hơn nửa thế kỷ qua Bằng kết quả hoạt động lãnh đạo- quản lý, nghiên cứu- giảng dạy của mình, đội ngũ các nhà khoa học
của Học viện đã và đang góp phần không nhỏ chẳng những trong việc thực
hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, trong việc hoạch định đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước, mà còn trong việc giữ cho con tàu cách mạng Việt
Nam vượt qua sóng gió hiểm nghèo, đi đúng hướng để tới được bến bờ đã
được xác định- chủ nghĩa xã hội đích thực
Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế sau khi Liên Xô tan rã, khi thực hiện những trọng trách nặng nể, những nhiệm vụ chính trị to lớn, Học viện CTQG Hồ Chí Minh nói chung, các nhà lãnh đạo- quản lý, nghiên cứu-
giảng dạy lý luận Mác- Lênin của Học viện nói riêng đang gặp phải những khó khăn, thách thức không nhỏ Trong điều kiện bùng nổ thông tin và sự
thoái trào của phong trào cộng sản quốc tế cộng với sự thoái hoá, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng các cấp, lòng tín của quần chúng
nhân dân, của đảng viên thường vào CNXH, vào Đảng cộng sản bị giảm sút
đáng kể Việc bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin, bảo vệ con đường đi lên CNXH của Việt Nam vốn là nhiệm vụ chính trị mang tính chất xuyên suốt, nay trở nên vô cùng khó khăn đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện CT QG Hồ Chí Minh, nhất là với những người tâm huyết Đông đảo các nhà khoa học, các giảng viên của Học viện luôn trăn trở, suy tư về việc viết và nói như thế nào để người đọc, người nghe, học viên thực sự được thuyết
Trang 13phục, “tâm phục, khẩu phục” Làm thế nào để học viên chẳng những được
cung cấp trị thức khoa học, mà còn nâng cao, củng cố bản lĩnh chính trị, xử lý tốt các tình huống, thực hiện tốt các trọng trách được giao khi trở về địa phương, đơn vị, cơ quan công tác? Tất nhiên, đó chẳng những không phải là cách viết, cách giảng "nói lấy được” hoặc nói và viết theo kiểu hô hào, tuyên truyền, cổ động, mà cả cách nói và viết dựa trên những thông tin lạc hậu hay một chiều cũng làm học viên chán nản, mất hứng thú học tập, nghiên cứu Chính vì vậy, một trong những điều kiện làm nên thành công cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo- quản lý, nghiên cứu- giảng dạy của Việt Nam nói chung, của Học viện CTQG Hồ Chí Mimh nói riêng là có được những thông tin khoa học, khách quan, xác đáng và cập nhật
Vậy đội ngũ cán bộ lãnh đạo- quản lý, nghiên cứu- giảng dạy của Học viện CTQG Hồ Chí Minh có nhu cầu thông tin cụ thể như thế nào? Mac dù xếp chung vào một hàng “đội ngũ cán bộ lãnh đạo- quản lý, cán bộ nghiên cứu- giảng dạy”, nhưng nhủ cầu thông tin của họ vừa có những điểm
chung, vừa có những khác biệt đáng kể Nếu như người làm công tác thông
tin không thấy rõ những khác biệt đó thì chắc chắn hiệu quả hoạt động thông
tin của họ không thể cao, không thể đáp ứng yêu.cầu, nhiệm vụ đặt ra được
Có thể tạm chia đội ngũ này thành hai loại đối tượng dùng tin chủ yếu: 1 Các cán bộ lãnh đạo- quản lý (ở đây chỉ nói về các cán bộ lãnh đạo- quản lý trong lĩnh vực giảng dạy- nghiên cứu khoa học và lãnh đạo chung, không nói về cán bộ lãnh đạo- quản lý các bộ phận phục vụ như đội xe, nhà ăn, .)
2 Các cán bộ nghiên cứu- giảng dạy ở các Viện, Vụ, Khoa, Trung
tâm thuộc Học viện
Sau đây chúng tôi trình bày những nét chính, mang tính chất phổ biến trong nhu cầu dùng tin của từng loại đối tượng dùng tin kể trên
Trang 14người lãnh đạo- quản lý, lại vừa nhà khoa học, nhà nghiên cứu, không ít người còn làm chủ nhiệm các đề tài, các chương trình, dự án , đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, cấp quốc gia Do đó, bên cạnh những thông tin riêng, cụ thể cần cho việc lãnh đạo- quản lý trong lĩnh vực, bộ phận mà họ phụ trách (chẳng hạn Giám đốc Học viện cần những thông tin
vừa cụ thể, vừa tổng hợp về số lượng, chất lượng, trình độ cán bộ công nhân
viên chức của Học viện nói chung, các đơn vị trực thuộc Học viện và trực
thuộc sự chỉ đạo, lãnh đạo của từng Phó giám đốc nói riêng), họ còn rất cần những thông tin khác, những thông tin khoa học Thứ nhất, họ cần những
thông tin mang tính chất chiến lược, tổng hợp, rộng, nhiều ngành, nhiều
mật, nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế- xã hội của đất nước ta, của các nước trong khu vực, của các nước lớn, các trung tâm chính trị- kinh tế thế giới, của các nước bạn bè, các đối tác truyền thống và đối tác mới, v.v Do phải đảm dương chức trách lãnh đạo, quản lý, họ không dành được nhiều thời gian cho việc trực tiếp cập nhật, xử lý thông tin loại này, nên
cũng rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan thông tin và người làm công tác
thông tin khoa học Loại thông tin thứ hai mà đối tượng dùng tin là cán bộ lãnh đạo- quản lý đồng thời là nhà khoa học cần là những thông tin chuyên sâu, thông tin về thực trạng, xu hướng, triển vọng chung và riêng của ngành khoa học lý luận, về từng bộ môn mà họ nghiên cứu, giảng dạy và cả những van dé liên quan đến ngành khoa học đó, và đến đề tài nghiên cứu mà họ đang thực hiện Học cũng rất cần tham khảo các công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu của các học giả nước ngoài có uy tín về những vấn đề mà họ quan tâm, nhất là những vấn để chưa có quan điểm thống nhất hay chưa có kết luận rõ ràng Chẳng hạn, như thế nào là khủng bố và chủ nghĩa khủng bố? Trật tự thế giới hiện này là gì, đơn cực hay đa cực? v.v và v.v
Loại đối tượng dùng tin thứ hai- các cán bộ nghiên cứu- giảng day của Trung tâm Học viện cần những thông tin như thế nào? Tất nhiên, với tư cách là các nhà khoa học có học vị cao, họ cũng cần các loại thông tin như
Trang 15đối tượng đùng tin thứ nhất Nhưng với tư cách là giảng viên trực tiếp giảng dạy các môn lý luận Mác- L¿nin, khoa học xã hội và nhân văn trong hệ thống đào tạo của Học viện, họ có những khó khăn riêng khi thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình Đó trước hết là đối tượng học viên, những người vừa có trình độ (ít nhất có một bằng đại học chính qui), vừa có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, không ít người là lãnh đạo trung, cao cấp, phần đông nắm được khá nhiều thông tin cả từ đồng tin chính thống lẫn dòng tin không chính thống, cả thông tin chính điện lẫn thông tin phản diện Chính vì vậy, ngoài việc phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, bản lĩnh chính trị vững vàng, người giảng viên ở Học viện còn phải đọc rất nhiều các loại ấn phẩm, thường xuyên cập nhật thông tin và có khả năng xử lý nguồn thông tin các loại đó Họ cần những thông tin chuyên sâu, mang tính lý luận
và thực tiễn cao, cần các thông tin về các vấn để trong nước và quốc tế
mang tính thời sự nóng hổi đang thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và thế giới, nhất là những thông tin thời sự liên quan đến bộ môn khoa học của họ, bài giảng của họ Chẳng hạn, các giảng viên Viện Quan hệ
quốc tế cần những thông tin chuyên sâu và thông tin mới nhất về chiến lược
và chính sách đối ngoại của các nước lớn, về quan hệ giữa các nước lớn;
Các giảng viên Viện Xây dựng Đảng cần những thông tin về những điển
hình thực hiện thành công Qui chế dân chủ ở cơ sở cũng nhự thông tin về những điểm nóng do mất dân chủ ở cơ sở, v.v Nhân đây chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng nhìn chung các giảng viên của Học viện rất thiếu những thông tin về hoạt động thực tiễn của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đất
nước Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho bài giảng
giảm sức lay động, thuyết phục, thậm chí sa vào lý luận, lý thuyết xơ cứng,
giáo điều lạc hậu, khiên cưỡng, .Các nhà khoa học thế kỷ trước đã rút ra
Trang 16Còn với tư cách vừa là giảng viên, vừa là những người nghiên cứu
khoa học, người dùng tin loại thứ hai này lại là những người trực tiếp triển
khai thực hiện các chuyên để trong các để tài nghiên cứu khoa học các cấp Do vậy, đương nhiên là họ cần nhiều thông tin hơn các nhà lãnh đạo- quản lý không trực tiếp giảng dạy- nghiên cứu, hay nói chính xác hơn, giảng dạy- nghiên cứu không phải là chức năng, nhiệm vụ chính của cán bộ lãnh đạo- quản lý Để luận giải thành công các luận điểm, các vấn để được trình bày trong các chuyên để nghiên cứu, người viết cần một số lượng lớn các thông tin, các cứ liệu đã được xử lý (tập hợp theo chuyên đề, theo lĩnh vực, theo vấn đề hoặc với tài liệu tiếng nước ngoài thì đã được dịch chuẩn xác và kịp
thời sang tiếng Việt, v.v.) Rất tiếc là hiện nay đây vẫn là khâu yếu trong
hoạt động thông tin của Học viện
IL Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tac thong tin của Học viện CTQG Hồ Chí Minh
Là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở Học viện, chúng tôi mong muốn cống hiến tất cả khả năng, công sức và tâm huyết khi thực hiện trọng trách đào tạo đội ngũ cán bộ trung cao cấp cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể trong hệ thống chính trị của Việt Nam Là những người dùng tin loại thứ hai, chúng tôi mong hoạt động thông tin của Học viện hỗ trợ đắc lực và hiệu quả cao cho công việc nặng nể, không kém phần phức tạp và khó khăn này của chúng tôi Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của mình trong hoạt động chuyên môn- nghiệp vụ,
chúng tôi xin để xuất một số kiến nghị như sau:
1 Về công tác cán bộ: Quán triệt quan điểm cán bộ là khâu then
chốt, khâu trọng yếu trong mọi hoạt động, lãnh đạo Học viện và lãnh đạo
Viện Thông tin khoa học cần chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi
dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm
công tác thông tin Nên có chế tài khuyến khích, động viên, đánh giá đúng
Trang 17những cán bộ được đào tạo tốt, có năng lực thực sự và tâm huyết, gắn bó với nghề, bồi dưỡng họ thành những chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu đàn trong
lĩnh vực thông tin khoa học Cần đưa ra và thực thi những giải pháp cụ thể
để khắc phục tình trạng đáng buồn là nhiều người có năng lực thực sự dân dần chuyển sang các đơn vị, cơ quan khác trong và ngoài Học viện, tạo nên sự hãng hụt đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin có trình độ cao Trong khi đó, số cán bộ trẻ mới được bổ sung còn cần nhiều thời gian, công sức
của cá nhân và tập thể thì mới trưởng thành Bản thân cán bộ trẻ phải
không ngừng tự học, tự bồi dường, phấn đấu vươn lên, còn tập thể và lãnh
đạo phải rất quan tâm bồi dưỡng thì họ mới đủ sức đảm đương nhiệm vụ
được giao Toàn bộ những vấn đề này cần được xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc, cẩn trọng để đẻ ra chiến lược, chính sách cán bộ hợp lý, trong đó đặc biệt chú ý xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu đàn, cốt cán và đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn, giỏi ngoại ngữ và tin học
Tóm lại, để có được một đội ngũ cán bộ thông tin vừa có năng lực,
trình độ chuyên môn, vừa có bản lĩnh vững vàng, nhạy bén về chính trị, vừa
coi công tác thông tin là nghề nghiệp lâu đài của mình, cần có những chính
sách cụ thể, sát đúng, tương xứng với lao động, công sức và mức độ đóng góp của các cán bộ làm công tác thông tin cho hoạt động giảng day, nghiên cứu khoa học của Học viện Chẳng hạn, qui định các đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Bộ trở lên phải dành tỉ lệ phần trăm nhất định cho những người làm công tác cung cấp thông tin các loại cho đề tài, thông tin càng được xử lý tốt, càng cập nhật, nhất là thông tin từ sách báo nước ngoài được chọn lọc, xử lý tốt thì càng cần được dành tỉ lệ phần trăm kinh phí của để tài
nhiều hơn
2 Nâng hoạt động thông tỉn, công tác thông tin lên tầm cao mới về
Trang 18Thứ nhát, chú trọng công việc làm thư mục theo chuyên đề thông
thường và chuyên dé khoa học, sao cho mọi công trình khoa học được đăng
tải trên các tạp chí khoa học về các lĩnh vực khác nhau cũng như các bài viết có tính chất nghiên cứu, tổng hợp, khái quát trên một số tờ báo trung
ương như báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, được lên thư mục kịp
thời, phục vụ tốt yêu cầu của người dùng tin
Thứ hai, tích cực, năng động, nhanh nhạy hơn nữa trong việc tạo nguồn tin thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau (từ các đoàn đi thực tế trong nước và ngoài nước, các đoàn khách nước ngoài đến Học viện, từ các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, v.v.), đồng thời với việc
tăng cường khai thác tốt các nguồn tin truyền thống
Thứ ba, khai thác và xử lý tốt nguồn tin thông qua mạng Internet, thư viện điện tử, sao cho những tin tức nóng hổi nhất được chọn lọc cẩn thận và xử lý chuẩn xác đến được người dùng tin nhanh nhất Thư viện điện tử của Học viện đã ra đời và hoạt động khá lâu, song người dùng tin đến thư viện điện tử chưa nhiều, hiệu quả sử dụng mạng chưa cao Thực trạng này do nhiều nguyên nhân cả từ phía người dùng tin (như khả năng, trình độ sử dụng mạng Internet, thời gian vật chất có hạn, .) Nhưng cũng có cả những nguyên nhân từ phía người làm công tác cung cấp thông tin, chẳng hạn, khâu tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá ý nghĩa, giá trị, tính thuận lợi, cập nhật, của thư viện điện tử chưa được chú trọng lắm Hoặc có những kỳ ấn phẩm được ghi là khai thác từ Internet nhưng người đọc đã được đọc nó từ tài liệu tham khảo các loại của Thông tấn xã Việt Nam Đấy là những
khiếm khuyết cần chú ý khắc phục
Thứ tư, để thông tin ở dạng ấn phẩm (chuyên để nghiên cứu, thông
tin tư liệu, ) đạt chất lượng cao hơn, nên chú ý thu hút các chuyên gia giỏi, đầu ngành, những nhà khoa học chuyên sâu trên những lĩnh vực, những vấn để khác nhau viết bài cho Viện Thông tin khoa học và trả nhuận bút tương xứng, không bình quân chủ nghĩa Với các bài lược dịch, chú ý
Trang 19sao cho không những nội dung chủ yếu mà cả tư tưởng, quan điểm chủ đạo
của các tác giả được trình bày rõ trong bài lược dịch
Thứ năm, tăng cường hơn nữa việc giới thiệu, quảng bá hoạt động thông tin cho mọi đối tượng dùng tin trong và ngoài Học viện, đồng thời có
những chỉ dẫn cụ thể, chỉ tiết, rõ ràng cho người dùng tin dễ dàng tìm được thông tin cần thiết trong thời gian nhanh nhất
Cuối cùng, chú ý sao cho người làm công tác thông tin tạo được
chẳng những thiện cảm của người dùng tin, mà người dùng tin còn phải
kính trọng người cung cấp thông tin bởi trình độ, kỹ năng, tính khoa học của họ trong công việc Người làm công tác thông tin không những phải được đánh giá xứng đáng, mà còn phải được đãi ngộ xứng đáng (lương, phụ
Trang 20NHU CẦU THÔNG TIN CỦA HỌC VIÊN
Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY
ThS CAO DUY TIEN
I CONG TAC THONG TIN KHOA HOC O HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH
Ngay nay, su “bing né thông tin”, hệ quả tất yếu của cách mạng
khoa học - công nghệ, cách mạng thông tin, đã đem lại nhiều thuận lợi, đồng thời cũng gây ra không ít khó khăn trong việc xử lý tin Dòng tin khoa học, nhất là thông tin khoa học xã hội, ngày càng lớn, làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin và khả năng tiếp nhận của người dùng tin Vì thế, trong thời đại ngày nay, thông tin khoa học càng có vai trò quan
trọng và nhiệm vụ hết sức nặng nề Nó phải bảo đảm thu thập nhanh, đầy
đủ và có hệ thống các thành tựu nghiên cứu khoa học mới nhất để cung cấp
cho người dùng tin, giúp người dùng tin nhận được những thông tin, hiểu
biết quan trọng nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình
Nghiên cứu đặc điểm đối tượng dùng tin của mình, mà trước hết là
nghiên cứu nhu cầu thông tin của họ, là một trong những yêu cầu quan trọng đối với người làm công tác thông tin khoa học Nghiên cứu nhu cầu thông tin của những đối tượng dùng tin khác nhau là một quá trình phức
tạp, bởi vì phải nghiên cứu xem họ công tác, hoạt động trong lĩnh vực gì, đã được cung cấp thông tin loại nào trong quá trình giải quyết nhiệm vụ công tác của họ Mặt khác, trong mỗi thời điểm hoạt động của người dùng tin thì
không phải mọi thông tin được cung cấp đều có ích như nhau; và cùng một thông tin nhưng những người nhận khác nhau có cách đánh giá khác nhau
Trang 21Chính vì vậy, thực tiễn công tác thông tin khoa học ở Học viện CTQG Hồ
Chí Minh đặt ra nhiệm vụ phải nghiên cứu đặc điểm đối tượng dùng tin để từ
đó có giải pháp thích hợp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin Trong những năm gần đây, công tác thông tin khoa học của Học viện có ba loại hình phục vụ thông tin truyền thống chủ yếu là: thông tin miệng, thông tin chuyên để (ấn phẩm) và thông tin thư mục
Với loại hình thông tin miệng, người dùng tin ở Học viện có những
nhu cầu thông tin vẻ các vấn đề như:
- Tình hình thời sự chính trị trong nước và quốc tế;
- Những vấn đề mới về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta cũng như của các nước khác;
- Thông tin tổng hợp về kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công
nghệ trong nước và thế giới v.V
Những thông tin tổng hợp, chuyên sâu, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn được thể hiện qua các loại hình ấn phẩm thông tin của Viện
Thong tin khoa học như “Thông tin chuyên để”, “Thông tin tư liệu”,
“Thông tin lý luận - phục vụ lãnh đạo”, “Những vấn đề chính trị - xã hội
(Thông tin từ Internet)” và một số tài liệu lẻ khác Người dùng tin ở Học viện rất quan tâm đến loại hình thông tin này, nhất là khi những ấn phẩm đó
đề cập đến những vấn để lý luận và thực tiễn cấp bách của nước ta và trên
thế giới
Với loại hình thông tin thư mục, sách, báo, tạp chí cũng rất được người dùng tin quan tâm, nhất là học viên các lớp cao học, nghiên cứu sinh, các lớp cử nhân chính trị (lớp B), các lớp bồi dưỡng (lớp A), những người
Trang 22Thời gian gần đây Viện Thông tin khoa học cũng đã bổ sung thêm một số loại hình phục vụ thông tin mới, hiện đại như 7 viện điện tử, từm
tin và thư mục trên mạng máy tính
Đối tượng người dùng tin ở Học viện có nhiều loại khác nhau, cho nên bên cạnh những nhu cầu thông tin chung, mỗi loại đối tượng dùng tin
lại có những nhu cầu thơng tin riêng Ngồi ra, người dùng tin ở Học viện còn có nhu cầu khá lớn về những thông tin “phân diện”, những thông tín về những quan điểm, tư tưởng trái lại hoặc chống lại chủ nghĩa Mác- Lênin
II NHU CẦU THÔNG TIN CỦA HỌC VIÊN Ở HỌC VIEN
Theo Quyết định số 67- QĐ/TW của Bộ Chính trị về chức năng và nhiệm vụ của Học viện CTQG Hồ Chí Minh thì “Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý chủ chốt trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội: là trung tâm
quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chi Minh,
nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nghiên cứu về khoa học chính trị, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, đồng thời góp phần vào phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn, cung cấp cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ”; đồng thời cũng là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lý luận, giảng viên lý luận
chính trị có trình độ đại học và trên đại học
Về mặt đào tạo, theo các quyết định số 61- QĐ/TW ngày 10/3/1993 và số 67- QĐ/TW ngày 20/10/1999 của Bộ Chính trị và Nghị định số 44-
CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh có những
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt trung, cao
cấp của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị- xã hội về chủ nghĩa
Trang 23Mác- Lên, tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước, về khoa học chính trị và lãnh đạo chính trị
- Đào tạo, bồi đưỡng cán bộ khoa học lý luận chính trị có trình độ đại học và trên đại học (thạc sĩ, tiến sĩ), nhằm cung cấp cán bộ chủ chốt cho các cơ quan lãnh đạo và các viện nghiên cứu khoa học xã hội; đội ngũ giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường bồi dưỡng cán bộ quản lý của các bộ, ngành và đoàn thể
Hiện nay, Học viện có các hệ đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu sau đây: - Hệ đào tạo cử nhân chính trị (Hệ lớp B): Nhằm đào tạo những cán bộ lãnh đạo, quản lý đương nhiệm và dự nguồn của Đảng và Nhà nước có
độ tuổi còn tương đối trẻ (từ 45 trở xuống) Sau khi tốt nghiệp khoá học 2 năm được cấp bằng Cử nhân Chính trị
- Hệ bấi dưỡng (Hệ lớp A): Đối tượng học viên ở hệ này là những
cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt đương nhiệm có độ tuổi từ 45 trở lên
Trong những năm qua, hệ này đã đào tạo nhiều cán bộ dự nguồn phục vụ cho nhu cầu cán bộ của Đại hội VIH, Đại hội IX và đại hội các cấp của Đảng, đồng thời đã tổ chức cho hàng nghìn cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương nghiên cứu quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước
- Hệ đào tạo trên đại học: Đối tượng đào tạo ở hệ này gồm có cao học và nghiên cứu sinh; thời gian học cao học là 2 năm, nghiên cứu sinh là 4 năm Sau khi học xong sẽ bảo vệ luận văn, luận án và được cấp bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ Đồng thời hệ này cũng tiến hành một số khoá học đào tạo đặc
Trang 24Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết này, chúng ta sẽ chủ yếu nghiên cứu nhu cầu thông tin của đối tượng học viên ở trung tâm Học viện (Học viên cao học, nghiên cứu sinh, cử nhân chính trị và các lớp bồi dưỡng) Người dùng tin ở Học viện là những người lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn, các chuyên gia, cán bộ giảng dạy, cán bộ tuyên huấn, cán bộ làm công tác tư tưởng, học viên của các lớp đào tạo, bồi dưỡng và những người quan tâm đến công tác lý
luận Đó cũng là những người có nhu cầu chủ yếu về thông tin khoa học xã
hội và nhân văn, có những điểm khác với những người dùng tin khoa học-
công nghệ
Ở Học viện, người dùng tin còn có nhu cầu thông tin chính trị- xã hội có tính thời sự và thông tin mang tính đúc kết, tổng kết, tổng hợp, vừa có tính lý luận lại vừa có tính thực tiễn Họ cũng có nhu cầu thông tin về đường lối chiến lược, sách lược, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; thông tin về hoạt động của các tổ chức chính trị, thông tin về mọi mặt đời sống xã hội nước ta từ Trung ương đến địa phương
Về học tập, nghiên cứu ở Học viện là những cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn, có thực tiễn công tác ở nhiều ngành khác nhau và đã có trình độ học vấn nhất định Đối tượng đào tạo của Học viện không chỉ là những cán bộ Đảng mà còn cả những chính khách, cán bộ quản lý Nhà
nước Đó là những người dùng tin quan trọng nhất của hệ thống thông tin Học viện CTQG Hồ Chí Minh
Số lượng học viên các lớp cao học, nghiên cứu sinh ở Học viện khá đông, cả chính quy và tại chức, và thường xuyên có khoảng 300 học viên học tập, nghiên cứu tập trung tại Học viện, đa số ở độ tuổi 40 ~ 45 Đây là nhóm những người có nhu cầu dùng tin cao nhất ở Học viện Họ cần những
thông tin chuyên sâu, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn về để tài
Trang 25chuyên đề lẫn thông tin thư mục sách, báo, tạp chí Họ có nhu cầu thông tin
khá thường xuyên, đặc biệt là lúc chuẩn bị viết luận án, luận văn, lúc viết
bài nghiên cứu đăng báo, tham gia đề tài, hội thảo khoa học v.v
Đối tượng học viên các lớp cử nhân chính trị (lớp B) cũng khá đông,
độ tuổi co đãn rộng hơn, thường xuyên có trên dưới 200 học viên tập trung
học tập tại Học viện, ngoài ra còn có các lớp tại chức ở các địa phương Họ chưa cần nhiều đến những thông tin chuyên sâu như học viên cao học, nghiên cứu sinh, mà chủ yếu cần những thông tin rộng, thiết thực phục vụ
cho việc học tập và viết tiểu luận của từng môn học
Học viên các lớp bồi đưỡng (lớp A) là những cán bộ đương chức ở
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thường có độ tuổi trên 40, thời gian tập trung học tập ở Học viện là một năm Họ thường có nhu cầu nhiều về thông tin khi chuẩn bị viết tiểu luận tốt nghiệp
Tuy nhiên, có một thực trạng đáng quan tâm là thời gian gần đây
nhu cầu thông tin trong một số ít học viên có chiều hướng hơi giảm sút,
nhất là học viên các lớp A, lớp B Học viên các lớp tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn thường ít quan tâm đến hoạt động thông tin, thậm chí có người còn chưa bao giờ đến thư viện Thực trạng đó đáng để chúng ta suy nghĩ và khả đĩ tìm ra cách gì đó tác động nhằm nâng cao nhu cầu dùng tin của học viên
Chúng ta có thể đánh giá về nhu cầu thông tin của học viên và mức
độ sử dụng các dịch vụ thông tin của họ căn cứ theo kết quả điều tra xã hội học về nhu cầu thông tin ở Trung tâm Học viện đo Viện Thông tin khoa học ©
tiến hành tháng 6/2002 Cuộc điều tra này được tiến hành với các đối tượng
là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo, quản lý và học viên các hệ đào tạo ở Học viện Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ xem xét các số liệu điều tra với đối tượng là học viên mà thôi Mặt khác, do tiến hành vào tháng
Trang 26đi thực tế viết luận văn tốt nghiệp, cho nên số phiếu điều tra đối với học
viên là hơi ít, chỉ mang tính đại diện
- Với câu hỏi “Vai trò của Thong tin tư liệu trong công tác đào tạo, nghiên cứu, học tập ở Học viện? ”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi ý kiến,
có 2 trả lời cần thiết, chiếm 100,0% Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý
kiến, có 28 trả lời cần thiết, chiếm 96,6% và 1 trả lời bình thường, chiếm
3,4% Trong 22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 22 trả lời cần thiết, chiếm
100,0% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 388 trả lời cần thiết, chiếm 98,0%, 7 trả lời bình thường, chiếm 1,8% và 1 trả lời không cần thiết, chiếm 0,3%
- Với câu hỏi “Có sử dụng thông tin bằng ấn phẩm? ”: Trong 2 học
viên lớp A được hỏi ý kiến, có 2 trả lời có, chiếm 100,0% Trong 29 hoc viên lớp B được hỏi ý kiến, có 20 trả lời có, chiếm 69,0% và 9 trả lời không,
chiếm 31,0% Trong 22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 17 trả lời có, chiếm 77,3% va 5 tra lời không, chiếm 22,7% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 312 trả lời có, chiếm 78,8% và 84 trả lời không, chiếm 21,2%
- Với các ấn phẩm thông tin cụ thể của Viện Thông tin khoa học,
nhu cầu sử dụng như sau:
+ “Sit dung Thông tín tư liệu? ”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi ý kiến, có 2 trả lời có, chiếm 100,0% Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý
kiến, có 16 trả lời có, chiếm 55,2% và 13 trả lời không, chiếm 44,8%
Trong 22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 12 trả lời có, chiếm 54,5% và 10 trả lời không, chiếm 45,5% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý
kiến, có 298 trả lời có, chiếm 75,3% và 98 trả lời không, chiếm 24,7%
+ “Sử dụng Thông tin lý luận? ”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi
Trang 27kiến, có 23 trả lời có, chiếm 79,3% và 6 trả lời không, chiếm 20,7% Trong
22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 18 trả lời có, chiếm 81,8% và 4 trả lời
không, chiếm 18,2% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 307
trả lời có, chiếm 77,5% và 89 trả lời không, chiếm 22,5%
+ “Sử dụng Thông tin chuyên để? ”: Trong 2 học viên lớp A được
hỏi ý kiến, có l1 trả lời có, chiếm 50,0% và 1 trả lời không, chiếm 50,0%
Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý kiến, có 2l trả lời có, chiếm 72,4% và 8 trả lời không, chiếm 27,6% Trong 22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 15 trả lời có, chiếm 68,2% và 7 trả lời không, chiếm 31,8% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 253 trả lời có, chiếm 63,9% và 143 trả lời không, chiếm 36,1%
- Với câu hỏi “Có đến đọc ở thự viện?”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi ý kiến, có 2 trả lời có, chiếm 100,0% Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý kiến, có 19 trả lời có, chiếm 65,5% và 10 trả lời không, chiếm 34,5% Trong 22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 14 trả lời có, chiếm 63,6% và 8 trả lời không, chiếm 36,4% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 289 trả lời có, chiếm 73,0% và 107 trả lời không, chiếm 27.0%
- Với câu hỏi “Có mượn đọc ở nhà? ”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi ý kiến, có 2 trả lời có, chiếm 100,0% Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý kiến, có 23 trả lời có, chiếm 79,3% và 6 trả lời không, chiếm 20,7% Trong 22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 18 trả lời có, chiếm 81,8% và 4 trả lời không, chiếm 18,2% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 346 trả lời có, chiếm 87,4% và 50 trả lời không, chiếm 12,6%
- Với câu hỏi “Có khai thác trong máy tính? ”: Trong 2 học viên lớp
A được hỏi ý kiến, có 1 trả lời có, chiếm 50,0% và 1 trả lời không, chiếm
50,0% Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý kiến, có 8 trả lời có, chiếm
27,6% và 21 trả lời không, chiếm 72,4% Trong 22 học viên NCS được hỏi
Trang 28Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 179 trả lời có, chiếm 45,2% và 217 trả lời không, chiếm 54,8%
- Với câu hỏi “Quan tâm đến thư viện như thế nào? ”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi ý kiến, có 1 trả lời đọc hàng tuần, chiếm 50,0% và 1 trả lời đọc hàng tháng, chiếm 50,0% Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý kiến, có 15 trả lời đọc hàng tuần, chiếm 51,7%; Ø trả lời đọc hàng tháng, chiếm
31,0% và 5 trả lời đọc 1-2 lần/năm, chiếm 17,2% Trong 22 học viên NCS
được hỏi ý kiến, có 8 trả lời đọc hàng tuần, chiếm 36,4%; 11 trả lời đọc
hàng tháng, chiếm 50,0% và 3 trả lời đọc 1-2 lần/năm, chiếm 13,6% Trong
396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 210 trả lời đọc hàng tuần, chiếm 53,0%; 139 trả lời đọc hàng tháng, chiếm 35,1%; 5 trả lời đọc thứ 7, chiếm 1,3%; 39 trả lời đọc 1-2 lần/năm, chiếm 9,8% và 3 trả lời chưa đến đọc, chiếm 0,8%
- Với câu hỏi “TTKH có cân thiết không? ”: Trong 2 học viên lớp A
được hỏi ý kiến, có l trả lời cần thiết, chiếm 50,0% và 1 tra lời cần thiết
nhưng chưa rõ nội dung, chiếm 50,0% Trong 29 học viên lớp B được hỏi ý
kiến, có 23 trả lời cần thiết, chiếm 79,3%; 5 trả lời cần thiết nhưng chưa rõ nội dung, chiếm 17,2% và 1 không trả lời, chiếm 3,4% Trong 22 học viên NCS được hỏi ý kiến, có 18 trả lời cần thiết, chiếm 81,8% và 4 trả lời cần
thiết nhưng chưa rõ nội dung, chiếm 18,2% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có l trả lời không cần thiết, chiếm 0,3%; 326 trả lời cần
thiết, chiếm 82,3%; 61 trả lời cần thiết nhưng chưa rõ nội dung, chiếm 15,4%; 1 trả lời chưa cần thiết, chiếm 0,3% và 7 trả lời chưa rõ nội dung,
chiếm 1,8%
- Với câu hỏi “Cán bộ Viện TTKH đáp ứng nhu câu của bạn mức độ nào?”: Trong 2 học viên lớp A được hỏi ý kiến, có 1 trả lời tốt, chiếm 50,0% và 1 trả lời bình thường, chiếm 50,0% Trong 29 học viên lớp B được
Trang 29lời bình thường, chiếm 20,7% và 1 trả lời chưa tốt, chiếm 3,4% Trong 22
học viên NCS được hỏi ý kiến, có 10 trả lời tốt, chiếm 45,5%; 10 trả lời
khá, chiếm 45,5%; 1 trả lời bình thường, chiếm 4,5% và 1 không trả, chiếm
4,5% Trong 396 học viên cao học được hỏi ý kiến, có 133 trả lời tốt, chiếm
33,6%; 188 trả lời khá, chiếm 47,5%; 72 trả lời bình thường, chiếm 18,2%
và 3 trả lời chưa tốt, chiếm 0,8%
IH MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Với những đặc điểm của đối tượng dùng tin và nhu cầu dùng tin của
họ ở Học viện khá phức tạp và tổng hợp như vậy, thì việc vừa đảm bảo nhu cầu thông tin vừa nâng cao nhu cầu đó là rất khó khăn Có thể nói, hiện nay Viện Thông tin khoa học của Học viện chưa thể đáp ứng đầy đủ được nhu
cầu thông tin của người dùng tin Tuy nhiên, những năm gần đây, Viện
Thông tin khoa học đã có nhiều cố gắng trong hoạt động thông tin khoa
học Viện đã cố gắng duy trì tổ chức các buổi thông tin miệng với những
báo cáo viên có uy tín; nội dung thường là những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế nóng hổi Thông tin ấn phẩm đã có thêm nhiều loại bản tin khác
nhau, ra khá đều đặn, có những cải tiến về hình thức và nội dung Hệ thống
thư viện thường xuyên cung cấp đủ, kịp thời các loại sách, báo, tạp chí đa
ngành, đa dạng Kho sách kinh điển có đủ tác phẩm nguyên bản, tác phẩm dịch, kho từ điển cũng khá đầy đủ, phong phú Hệ thống thư mục, nhất là
thư mục chuyên để thường xuyên được cải tiến, bổ sung đã giúp những người dùng tin và nghiên cứu khoa học trong Học viện rất nhiều thuận lợi trong việc tìm tin
Công tác thông tin khoa học và hệ thống thông tin- tư liệu- thư viện, bên cạnh những mặt mạnh, cũng bộc lộ nhiều mặt cần khắc phục Trước hết
_ là trình độ cán bộ, nhất là cán bộ thư viện, còn hạn chế do nhiều người chưa
Trang 30môn còn nhiều bản sách quá cũ, mà số sách mới thì ít và chậm được bổ
sung Trang thiết bị cho thư viện thì nghèo nàn, xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ bạn đọc
Căn cứ vào đặc điểm đối tượng dùng tin và nhu cầu dùng tin của họ, muốn phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, yếu
kém của công tác thông tin khoa học ở Học viện, chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề sau đây:
- Trước hết và quan trọng nhất là phải giải quyết tốt công tác cán bộ
Cần đào tạo, bồi dưỡng hoặc đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ theo
hướng “hiện đại” cho cán bộ làm công tác thông tin
- Tăng cường hơn nữa việc làm thư mục theo chuyên để thông thường và chuyên đề khoa học kịp thời phục vụ nhu cầu của người dùng tin
- Tích cực và năng động hơn nữa trong việc tạo nguồn thông tin thông qua các cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và học viên từ các tỉnh, thành phố vé học tập, nghiên cứu tại Học viện đồng
thời với việc tăng cường khai thác các nguồn tin truyền thống
- Về mặt thông tin miệng, cần giữ vững mối liên hệ với các báo cáo
viên đã quen biết, có uy tín, đồng thời mạnh dạn mở rộng đội ngũ báo cáo viên sang các lĩnh vực khác
- Về thông tin ấn phẩm, cần thường xuyên cải tiến, đổi mới về cả
hình thức và nội dung để nâng cao chất lượng hơn nữa; nên đặt các chuyên gia giỏi, những người nghiên cứu sâu trên từng lĩnh vực viết bài; tăng cường khâu biên tập, bổ sung vào ban biên tập những người có khả năng biên tập
tốt và có thể chuyên mơn hố họ
~ Tăng cường và mở rộng hợp tác với các cơ quan thông tin khác để
trao đổi tài liệu, kinh nghiệm trong công tác thông tin, tranh thủ các nguồn
tài trợ v.Vv
Trang 31- Đối với đối tượng dùng tin là học viên các hệ đào tạo, Học viện
cần nghiên cứu một cách tổng thể về đối tượng đào tạo và cần thiết phải đưa
bộ môn Thông tin học vào chương trình giảng dạy để trang bị cho họ những
Trang 32NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆC XỬ LÝ, BIÊN TẬP
TIN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
TRONG DIEU KIEN BUNG NO THONG TIN,
ĐA DẠNG HÓA CÁC HÌNH THUC THONG TIN HIEN NAY HOANG NAM CHI
Để việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho cán bộ trong tình hình hiện nay được tốt Hơn bao giờ hết, vấn để nâng cao chất lượng việc xử lý, biên tập tin lý luận chính trị - xã hội phải đặt lên hàng đầu Nhất là trong điều kiện bùng nổ thông tin, đa dạng hóa các hình thức thông tin như những năm gần đây
Trên thế giới, sự phát triển vượt bậc về mọi phương diện như khoa học
công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học điện tử v.V đã
đưa hành tỉnh của chúng ta bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên công nghệ thông tin Vì vậy nguồn thông tin cũng rất đa dạng, nhiều chiều, cho nên càng đòi hỏi người làm công tác thông tin, nhất là người làm công tác xử lý biên tập tin phải có trình độ chuyên sâu và cập nhật am hiểu thức tế cuộc sống
Như ta đã biết, phạm trù khoa học chính trị bao hàm cả nội dung về giai cấp Tuy nhiên giữa tính khoa học và tính giai cấp của lý luận chính trị cũng có sự tách bạch rõ ràng Khoa học xã hội quan hệ với tính chính trị
hay tính giai cấp theo nhiều thứ bậc, nhiều nấc thang Tính khoa học trước hết gắn với tính khách quan, tính khách quan đi từ gián tiếp đến trực tiếp
Trang 33Như vậy, tính khoa học và tính chính trị gắn liền hữu cơ với nhau Tính
khoa học có ý nghĩa chính trị sâu sắc khi nó gắn với quyền lực chính trị Tính giai cấp gắn liền với nội dung, mục đích hoạt động của nó Việc
thông tin lý luận chính trị - xã hội về thực chất là thông tin phương thức
giành, nắm giữ và bảo vệ quyền lực Ngay cả trong cùng một mục đích
chung, cùng một giai cấp nhưng các phe phái chính trị khác nhau vẫn có những khuynh hướng giai cấp rất riêng rẽ
Thông tin lý luận chính trị - xã hội có tác động rất nhanh đến tư tưởng tình cảm của cán bộ đảng viên và nhân dân, đặc biệt là đối với cán bộ lãnh đạo Nội dung thông tin lý luận chính trị không đơn thuần bao hàm các vấn đề lý luận chính trị được khái quát và được xếp vào các bộ môn khoa học như triết học, kinh tế chính trị học, CNXH khoa học, lịch sử đảng v.v Mà
nó bao hàm cả những thông tin tổng kết thực tiễn có ý nghĩa chính trị sâu
sắc Tuy nhiên, trọng tâm của thông tin lý luận chính trị - xã hội vẫn là
những vấn đề thuộc lĩnh vực lý luận và tư tưởng Hồ Chí Minh
Người làm công tác xử lý biên tập tin lý luận chính trị - xã hội, điều trước tiên là phải nắm bắt được tình hình thực tế của nhu cầu, đối tượng dùng tin để qua đó mà xử lý thông tin cho chính xác Tuy nhiên, việc xử lý, biên tập tin không có nghĩa là bê nguyên xi các thông tin có được trong tư liệu đó, mà chính là đòi hỏi phải xử lý thông minh, nhanh nhậy và đáp ứng được nhu cầu người đọc
Đứng trước một thực tế ngày nay là khối lượng tin rất nhiều, rất đa
dạng, nhiều chiều Vì vậy người xử lý tin phải đọc nhiều và phân loại được
thông tin đảm bảo tính định hướng Đặc trưng của việc xử lý, biên tập trn lý luận chính trị - xã hội là phải thấy được đây là việc làm có ý nghĩa phục vụ nhiệm vụ chính trị xã hội của Đảng và nhà nước Cho nên việc xử lý, biên
tập tin phải có tính khoa học, tính hệ thống và tính khách quan Điều cần
Trang 34là loại tin lý luận chính trị xã hội Hơn nữa phải nắm được mục đích của
việc biên tập, xử lý tư liệu để đăng dưới dạng thể loại nào? Báo hay tạp chí;
bản tin nhanh hay tin đặc biệt, tin phục vụ lãnh đạo v.v
Đối với việc xử lý, biên tập tin lý luận chính trị - xã hội để đăng vào bản tin thông tin phục vụ lãnh đạo, chúng ta cần phải nhận thức được những vấn đề sau:
- Bản tin thông tin phục vụ lãnh đạo làm nhiệm vụ thông tin, nhưng là thông tin có lý luận về các kết quả nghiên cứu, đi sâu vào vấn đề có tính
chất nóng hổi và mới mẻ
- Sắc thái riêng của bản tin thông tin phục vụ lãnh đạo là có định hướng Bản tin thông tin phục vụ lãnh đạo luôn gắn với hệ tư tưởng chính trị,
đường lối và các quan điểm của Đảng, với các hoạt động về quản lý xã hội
Như vậy, đòi hỏi người làm công tác biên tập, xử lý tin về thể loại trên là phải có trình độ về lý luận chính tri, phải có phẩm chất và khả năng nghiên cứu nghiêm túc, phải biết rà soát chọn lọc tin trong điều kiện bùng
nổ thông tin, đa dạng hóa thông tin như hiện nay
Hai yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng việc xử lý, biên tập tin
lý luận chính trị - xã hội trong điều kiện hiện nay là chọn tin và tổ chức biên tập Hai yếu tố này có liên quan chặt chẽ với nhau, bởi vì trong thời đại quá nhiều thông tin mà không làm tốt công tác chọn tin thì đội ngũ biên tập
không thể làm tốt được phận sự của mình Ngược lại, biên tập tốt thì mới khai thác tốt được tiểm năng chất xám của các nhà khoa học thể hiện trong
tư liệu mình có
Việc xử lý biên tập tin lý luận chính trị - xã hội phải tuân theo các
nguyên tắc phản ánh trung thực với các nội dung của tư liệu, không hư cấu, phải đảm bảo tính khoa học và tính chính trị Bởi vì một ấn phẩm được xã
Trang 35hội hóa, không được phép có những sai lầm về mặt khoa học, đặc biệt càng không được sai lầm về mặt chính trị và pháp lý
Người làm công tác biên tập phải có quan điểm chính trị vững vàng,
có tính thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, yêu nghề, có trình độ chính trị
tương đối ngang tầm với nhiệm vụ được giao
Khâu tổ chức đội ngũ biên tập và xử lý tư liệu cũng là khâu rất quan trọng trong vấn để nâng cao chất lương Muốn vậy, người quản lý phải có
quy chế biên tập và yêu cầu người biên tập phải tuân thủ nghiêm ngặt Ví
dụ như phải quy định rõ những yêu cầu của việc xử lý biên tập về nội dung
tư tưởng, về tính khoa học cũng như tính hệ thống hoặc hình thức trình bày, diễn đạt của một bài có thể đưa in Hoặc là để làm tốt công tác xử lý tin,
người làm công tác biên tập phải có ý thức cập nhật thông tin, lưu giữ tích trữ những tư liệu theo hệ thống dọc của các vấn đề để có ý thức trong việc ra số chuyên đề theo thời gian đã quy định
Việc chọn tư liệu để đưa xử lý và biên tập có liên quan đến vấn đề đặt bài dịch và người chịu trách nhiệm quét tin Nhất là trong điều kiện hiện nay thì yêu cầu người quét tin phải có tính chủ động, linh hoạt và nhanh
nhậy để tổng hợp được tư liệu theo từng mảng, từng chủ đề đặc biệt không
bỏ sót những tin có chất lượng
Khâu kế hoạch hóa công tác biên tập tin lý luận chính trị - xã hội là góp phần vào việc nâng cao chất lượng cho bản tin hoặc tạp chí Trong thực
_ tế không tránh khỏi những yêu cầu đột xuất, ví dụ cần những tư liệu để
Trang 36Việc chọn tư liệu cần phải chú ý là không để có tư liệu trùng và tư liệu quá cũ, mất hết tính thời sự, đây là một trong những khâu quan trọng của
người xử lý, biên tập tin Ban biên tập cùng với tổng biên tập đều phải xuất phát từ tôn chỉ, mục đích của việc đăng bài trên bản tn hay tạp chí mà quyết định số lượng và chất lượng từ nội dung cụ thể của từng tư liệu
Người quyết định cuối cùng trong việc đăng bài là tổng biên tập Song tổng biên tập khó có điều kiện để đọc kỹ tất cả các bài sau khi được xử lý, vì vậy
biên tập viên phải có ý kiến đánh giá sơ bộ tư liệu mà mình được phân công
xử lý với cán bộ phụ trách biên tập Như vậy, ý kiến của biên tập viên có rõ
ràng cụ thể bao nhiêu thì tổng biên tập càng có điểu kiện để quyết định
chính xác bấy nhiêu
Muốn có một bài để đăng vào bản tin hoặc táp chí có chất lượng tốt điều thiết yếu là khâu xử lý biên tập Người xử lý công tác biên tập phải theo đúng quy trình: í - Nhận tư liệu - Đọc lần đầu, đánh giá sơ bộ chủ đề của bài đó - Đọc kỹ và biên tập - Đọc rà soát lần cuối, nếu có thể thì thay đổi tiêu dé của bài cho phù hợp tính hệ thống của bài
Tuy nhiên, theo quy trình trên thì vấn đề biên tập kỹ thuật cũng không kém phần quan trọng Đó là những vấn đề như viết hoa, phiên âm và viết tắt Điều này người xử lý biên tập cần phải tuân theo chuẩn mức đúng mức
mà từ điển bách khoa hoặc là phiên âm quốc tế đã quy định
Ngoài ra, việc xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác biên
tập tin lý luận chính trị - xã hội là việc làm hết sức cần thiết, nó góp phần giúp cho ban biên tập có tư liệu một cách hệ thống để xử lý biên tập tốt Tất
Trang 37nhiên việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vu công tác biên tập có nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố công tác thông tin tư liệu và yếu tố đặt bài dịch
Công tác thông tin tư liệu giữ vai trò quan trọng, nó không chỉ phục vụ đắc lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học mà còn cần thiết cho việc giảng dạy, học tập, công tác quản lý, lãnh đạo v.v Người làm công tác
thông tin tư liệu phải có trình độ chuyên môn tốt thì mới đáp ứng yêu cầu
cho người làm công tác xử lý biên tập tốt Bởi vì cần có tư liệu, tức đầu vào
phải có hệ thống và đày đủ thì người làm công tác xử lý biên tập mới có điều kiện phân tích, định hướng theo từng chủ đề, sàng lọc những thông tin
không cần thiết
Hiện nay, trong điều kiện nhiều thông tin, các hình thức thông tin cũng rất đa dạng, điều này đòi hỏi người làm công tác biên tập xử lý thông tin phải có kế hoạch hoá trong việc xử lý nội dung thông tin Kế hoạch hố cơng tác biên tập xứ lý tin là việc làm cần thiết, quan trọng của từng cán bộ, biên tập viên Nó quyết định chất lượng nội dung của tư liệu được đăng vào
tạp chí hay bản tin nội bộ, tức là góp phần nâng cao chất lượng của người làm công việc này Để đạt được điều đó, quá trình kế hoạch hố cơng tác biên tập, xử lý tin lý luận chính trị phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau đây: Nguyên tắc tính đảng, nguyên tắc tính khoa học, nguyên tắc tính cân đối, nguyên tắc tính thời sự, nguyên tắc tính định hướng
Những nguyên tắc trên tuy có vị trí khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau tạo, thành hệ thống nguyên tắc của hoạt động biên tập xử lý tin thông tin lý luận chính trị trong điều kiện bùng nổ thông tin Người làm
công tác biên tập xử lý tin cần phải chú ý:
+ Luôn luôn bám sát những định hướng vẻ tư tưởng chính trị của đảng
Trang 38+ Cần vận dụng tổng hợp các phương pháp trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch biên tập xử lý
+ Tránh trùng lặp, đăng tải quá nhiều một chủ dé trong mot ban tin Cân chú ý kế hoạch bổ sung để đáp ứng kịp thời tư liệu có tính thời sự,
những bài giới thiệu nghị quyết của Đảng, những lời phát biểu của các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, những tồn tại của ngudi làm công tác xử lý, biên tập tin là còn mang tính "ăn đong", đến đâu hay
đến đó, chưa có tính chủ động, sáng tạo để sắp xếp tư liệu một cách hệ thống và sàng lọc tư liệu theo định hướng Tuy nhiên, cái khó của người
làm công tác xử lý, biên tập tin là có thể có tình trạng tư liệu nhiều nhưng
chưa đủ để chọn lọc Hoặc là tư liệu nhiều nhưng thông tin trùng nhau dẫn
đến tình trạng tư liệu thừa nhưng vẫn thiếu thông tin
Vì vậy, hơn bao giờ hết, người làm công việc xử lý, biên tập tin thông
tin lý luận chính trị - xã hội cần phải có tỉnh thần năng nổ, cố gắng cập nhật
thông tin theo định hướng và phải có kế hoạch trong biên tập xử lý tin Phải đón đầu các cuộc hội nghị, hội thảo lớn, đón đầu những thông tin về các
quan điểm của đảng, nhà nước qưa các kỳ họp quốc hội để từ đó định
hướng và thông tin cho chính xác
Trang 39NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆC XỬ LÝ, BIÊN TẬP
THÔNG TIN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI PHỤC VỤ VIỆC NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP
Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH, NHỮNG KIẾN NGHỊ
ĐỖ THỊ VINH
1 Vai trò, tầm quan trọng của thông tỉn lý luận chính trị — xã hội (thông tin LLCTXH) tir tiéng nước ngồi đối với cơng tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại Học viện chính trị quốc gia Hê Chí Minh (Học
viện CTQGHCM)
Thông tin là một khái niệm rất rộng, gắn liền với hoạt động thực tiễn của
con người Hiểu theo cách thông thường, thông tin là tình hình hoặc sự kiện
mà người ta đem đến cho nhận thức của một người hoặc một đối tượng công
chúng cụ thể, hay còn là "tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh" (Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1998)
Thông tin lý luận chính trị-xã hội là những thông tin phản ánh mặt lý
luận chính trị của các hiện tượng xã hội Bất kỳ hiện tượng xã hội cụ thể
nào cũng đều có thể được phản ánh dưới góc độ lý luận chính trị và khi đó,
chúng ta có một thông tin LLCTXH Thông tin LLCTXH luôn luôn gắn
chặt với hệ tư tưởng của một giai cấp xã hội nhất định, phản ánh lợi ích giai cấp và quan điểm lý luận của giai cấp đó Thông tin LLCTXH từ tiếng nước
ngoài phản ánh quan điểm lý luận, nhãn quan chính trị của các giai cấp, các
nhóm xã hội khác nhau trên thế giới đối với những hiện tượng, sự kiện xã
hội cụ thể đã hoặc đang diễn ra Những đặc tính chung của thông tin
Trang 40Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy xã hội càng phát triển thì nhu cầu và mức độ trao đổi thông tin càng cao giữa các cá thể cũng như giữa các cộng đồng quốc gia, dân tộc khác nhau Trao đổi thông tin không chỉ là nhu cầu mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của từng quốc gia
nói riêng và của xã hội loài người nói chung Hiện tượng bùng nổ thông tin
diễn ra trong vài thập kỷ gần đây chính là kết quả của một quá trình phát
triển lâu dài, liên tục và mạnh mẽ của các giao tiếp xã hội trong lịch sử loài
người Trong bối cảnh tồn cầu hố đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành xu thế tất yếu của thời đại, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, nếu không muốn bị bỏ lại đằng sau, thì phải biết hội nhập với thế giới, mà điều kiện trước hết để có
thể hội nhập là phải có sự giao lưu thông tin với bên ngoài, với các quốc gia, dân tộc khác
Chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta chính là nhằm tạo điều
kiện cho việc giao lưu thông tin, tiếp thu các thành quả phát triển của nhân
loại, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới Qua giao lưu thông tin, chúng ta có được tri
thức, tri thức chính là vũ khí, là công cụ để cải tạo thực tiễn, cải tạo xã hội
Để tìm được đường đi cho mình trong một thế giới đầy mâu thuẫn và biến
động, chúng ta không thể không tìm hiểu những gì đang diễn ra xung quanh
ta, rút ra những kết luận cần thiết và từ đó quyết định hành động theo hướng
nào Như vậy, thu thập và xử lý thông tin là công việc đầu tiên quyết định thành công của hoạt động thực tiễn Thiếu thông tin hoặc thông tin bị xử lý
sai lệch sẽ dẫn đến quyết định sai lầm, từ đó hành động sẽ chệch hướng và
thất bại
Học viện CTQGHCM là cơ quan nghiên cứu lý luận và tư vấn về
đường lối xây dựng CNXH trong thời đại ngày nay của Đảng ta, đồng thời
là nơi đào tạo lực lượng cán bộ giảng dạy lý luận và đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo trung, cao cấp Như vậy, chức năng nghiên cứu, tư vấn và đào tạo