1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỘNG HOÀ NHÂN dân TRUNG HOA

20 4,4K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thể chế chính trị cộng hoà nhân dân Trung Hoa
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Xây dựng Đảng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 127 KB

Nội dung

Trong quá trình xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam là một trong một số đảng cộng sản kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa MácLênin làm nền tảng tư tưởng sau mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu xụp đổ (năm 1989). Trung Quốc, Cu Ba, Lào, Triều tiên là những nước không giao động, kiên trì với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã lựa chọn. Tuy nhiên, trong thực tế, do xuất phát điểm của mỗi nước khác nhau; do đặc điểm nền kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của mỗi dân tộc cũng khác nhau nên quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước cũng có nhiều điểm rất khác nhau. Là một nước lớn, liền sát với Việt Nam, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội có nhiều nét tương đồng. Trung Quốc đại lục có thể chế chính trị không đồng nhất nhưng khá ổn định; có nền kinh tế phát triển nhanh, triển vọng phát triển thành nền kinh tế lớn trên thế giới là có thật. Sự ảnh hưởng của Trung Quốc với khu vực và thế giới là rất lớn, sự thật ảnh hưởng đó có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Trung Quốc có nhiều chính sách phát triển kinh tế, xã hội rất hiệu quả; có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát tiển, ngày nay khắp thế giới, ở đâu cũng có hàng hoá do Trung Quốc sản xuất. Việt Nam là nước láng giềng, chịu ảnh hưởng rất lớn về hàng hoá Trung Quốc thâm nhập theo con đường tiểu ngạch. Nhiều hàng hoá của Trung Quốc bán sang Việt Nam với giá vô cùng thấp mà Việt Nam không thể nào cạch tranh nổi. Tiểu thương Trung Quốc sang Việt Nam thu mua nhiều mặt hàng không mấy giá trị với số lượng lớn mà người Việt Nam không hiểu họ mua về để làm gì? Tất cả những điều khó hiểu nói trên đã thôi thúc học trò tìm hiểu về đất nước và con người Trung Hoa.

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG

TIỂU LUẬN MÔN: CÁC PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CN QUỐC TẾ

Đề tài:

ThÓ chÕ chÝnh trÞ céng hoµ nh©n d©n Trung hoa

Họ và tên:

Lớp: Cao học XDĐ &CQNN - K 18.2

HÀ NỘI - 3/2013

Trang 2

Mở đầu:

Trong quá trình xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam là một trong một số đảng cộng sản kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng sau mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu xụp đổ (năm 1989) Trung Quốc,

Cu Ba, Lào, Triều tiên là những nước không giao động, kiên trì với con đường

đi lên chủ nghĩa xã hội đã lựa chọn Tuy nhiên, trong thực tế, do xuất phát điểm của mỗi nước khác nhau; do đặc điểm nền kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của mỗi dân tộc cũng khác nhau nên quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước cũng có nhiều điểm rất khác nhau

Là một nước lớn, liền sát với Việt Nam, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội

có nhiều nét tương đồng Trung Quốc đại lục có thể chế chính trị không đồng nhất nhưng khá ổn định; có nền kinh tế phát triển nhanh, triển vọng phát triển thành nền kinh tế lớn trên thế giới là có thật Sự ảnh hưởng của Trung Quốc với khu vực và thế giới là rất lớn, sự thật ảnh hưởng đó có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây Trung Quốc có nhiều chính sách phát triển kinh tế, xã hội rất hiệu quả; có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát tiển, ngày nay khắp thế giới, ở đâu cũng có hàng hoá do Trung Quốc sản xuất Việt Nam là nước láng giềng, chịu ảnh hưởng rất lớn về hàng hoá Trung Quốc thâm nhập theo con đường tiểu ngạch Nhiều hàng hoá của Trung Quốc bán sang Việt Nam với giá vô cùng thấp mà Việt Nam không thể nào cạch tranh nổi Tiểu thương Trung Quốc sang Việt Nam thu mua nhiều mặt hàng không mấy giá trị với số lượng lớn mà người Việt Nam không hiểu họ mua về để làm gì?

Tất cả những điều khó hiểu nói trên đã thôi thúc học trò tìm hiểu về đất nước và con người Trung Hoa

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới, trong công cuộc tái thiết đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đang là vần đề cấp thiết với Việt Nam Để góp phần làm sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng

Trang 3

Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, việc nghiên cứu Trung Quốc, một nước lớn có nhiều điểm tương đồng là cần thiết và bổ ích

2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu;

Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa và vai trò của Đảng cộng sản nhân dân Trung Hoa

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu thể chế chính trị Trung Quốc để học tập và áp dụng vào Việt Nam

Tìm hiểu về mô hình tổ chức nhà nước, cơ cấu phân chia quyền lực, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và các tổ chức chính trị xã hội; cơ chế vận hành của

bộ máy nhà nước

4 Ý nghĩa của đề tài:

Nghiên cứu thể chế chính trị Trung Quốc, một quốc gia lớn, liền kề với Việt Nam; có phong tục, tập quán, văn hoá tương đồng với Việt Nam, giúp học trò rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu trên con đường trau rồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của mình; đồng thời là tài liệu tham khảo cho nhiều đồng nghiệp khác

Trang 4

Nội dung:

1 Khái quát về Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa:

Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hay còn gọi là Trung Quốc, là quốc gia rộng lớn, có diện tích trên 9,6 triệu km2, lớn thứ tư sau Nga, Mỹ và Canada Dân

số đông nhất thế giới, hiện nay có khoảng 1,3 tỷ người với 60 dân tộc khác nhau Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời, có nền văn minh từ rất sớm, từ thế kỷ thứ II trước công nguyên, có 57 % phát minh của thế giới bắt nguồn từ đất nước này Trải qua các giai đoạn phát triển thăng trầm của lịch sử, Trung Quốc ngày nay vẫn đang là quốc gia phát triển, là nước có nền kinh tế đứng thứ

2 trên thế giới Người Trung Quốc rất cần cù, thông minh và đặc biệt có tinh thần đoàn kết dân tộc rất sâu sắc Trong lịch sử phát triển của nhân loại, Trung Quốc là nước để lại nhiều dấu ấn trên nhiều lĩnh vực mà thế giới phải thừa nhận

2 Về thể chế chính trị:

Lịch sử cổ đại Trung quốc bắt đầu từ thời Tam hoàng- Ngũ đế Nhà Hạ từ năm 2033 đến 1562 trước công nguyên, mở đầu thời kỳ có nhà nước chính thức, tiếp theo là các triều đại Thương (Ân) (1562-1066), Tây Chu (1066-770), Đông Chu (Xuân Thu - Chiến quốc (770-221) trước công nguyên

Sau khi thống nhất Trung quốc, Tần Thuỷ Hoàng thiết lập một nhà nước quân chủ chuyên chế cao độ Hoàng đế thâu tóm toàn bộ quyền lực nhà nước thông qua bộ máy quan lại trung ương gồm tam công và cửu khanh

Tam công có Thừa tướng- tổng quản chình vụ, giúp Hoàng đế cai trị dân, nắm thu chi của nhà nước

Thái uý nắm quân đội; Ngự sử đại phu nắm giữ văn thư quan trọng, giám sát trăm quan

Dưới Tam công là cửu khanh, tức 9 viên quan phụ trách các công việc khác nhau

Cả nước có 36 quận, cấp dưới là huyện, hương, đình, lý

Đến thời nhà Tuỳ (thế kỷ thứ VI) trụ cột của chính quyền trung ương gọi là tam tỉnh: thượng thư tỉnh, trung thư tỉnh, môn hạ tỉnh và lục bộ: thống hạt sứ, bộ binh, bộ lễ, bộ công, bộ hộ, bộ hình, đứng đầu là thượng thư

Trang 5

Trải qua các triều đại Đờng, Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, đến nhà Thanh, mức độ tập quyền và chuyên chế của nh à nước quõn chủ cao hơn bất cứ triều đại nào trớc đó Mọi việc đều do Hoàng đế quyết định

Dới Hoàng đế là chớnh quyền tối cao “Quân cơ xứ”, giải quyết những việc quân quốc quan trọng, các bản tấu, bổ nhiệm, bãi miễn quan lại Nội các Đại học

sỹ là lục bộ thợng th chỉ là cơ quan chấp hành Hoàng đế trực tiếp bổ nhiệm quan lại các tỉnh, tổng đốc, tuần phủ

Nhà nước phong kiến Trung quốc cú đặc trưng là:

Thứ nhất: tớnh tập quyền trung ương cao độ, quyền lực nhà nước tập trung

vào Hoàng đế, cơ cấu hành chớnh theo hệ thống nhất nguyờn, khụng cú lập phỏp, hành phỏp, tư phỏp Người đứng đầu hành chớnh địa phương đồng thời là người hành phỏp ở đú

Thứ hai: cỏc triều đại thường xuyờn tiến hành cỏc cuộc chiến tranh xõm

lược nhằm mở rộng lónh thổ và ỏch thống trị của mỡnh

Thứ ba: luụn sử dụng Nho giỏo làm hệ tư tưởng chớnh trị.

Sau cỏch mạng Tõn Hợi năm 1911, chế độ phong kiến vĩnh viễn bị tiờu diệt,

ra đời Trung Hoa Dõn quốc, nhà nước dõn chủ tư sản do Quốc dõn đảng lónh đạo, đứng đầu là Tổng thống Tụn Trung Sơn thiết lập và tồn tại đến năm 1949

Từ năm 1949 đến nay, Trung quốc xõy dựng và kiện toàn nhà nước trờn ngyờn tắc tập trung dõn chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhõn dõn và mang những nột đặc trưng của nhà nước xó hội chủ nghĩa

II Về thể chế nhà nước Trung Hoa hiện nay:

1 Lập phỏp:

Theo Hiến phỏp Trung quốc, mọi quyền lực đều thuộc về nhõn dõn, cơ quan thực thi quyền lực nhà nước của nhõn dõn là Quốc hội (Đại hội đại biểu nhõn dõn toàn quốc) và đại hội đại biểu nhõn dõn cỏc cấp ở địa phương Đõy là nguyờn tắc chớnh trị căn bản nhất của thể chế chớnh trị Trung Quốc

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, do đại biểu cỏc tỉnh, khu

tự trị, thành phố trực thuộc và quõn đội bầu ra Nhiệm kỳ của quốc hội là 5 năm, mỗi năm tiến hành 1 lần hội nghị Quốc hội bầu ra cơ quan thường trực là uỷ ban thường vụ

Trang 6

2 Hành pháp:

- Chủ tịch nước: Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, do quốc hội bầu ra

và chịu trách nhiệm trước quốc hội Căn cứ vào quyết định của quốc hội và uỷ ban thường vụ quốc hội, chủ tịch nước công bố pháp luật, bầu và miễn nhiệm thành viên của quốc vụ viện, thống lĩnh các lực lượng vũ trang, đại diện nhà nước tiếp kiến quan viên ngoại giao, cử và triệu hồi các đại diện toàn quyền ở nước ngoài; phê chuẩn và xoá bỏ những điều ước và hiệp định quốc tế ký kết với nước ngoài Chủ tịch nước còn đứng đầu hội đồng tối cao quốc gia và hội đồng quốc phòng

- Quốc vụ viện: là chính phủ nhân dân trung ương, là cơ quan hành chính

nhà nước tối cao Nó thực hiện pháp luật và quyết nghị, chịu trách nhiệm báo cáo trước quốc hội và uỷ ban thường vụ quốc hội Quốc vụ viện có quyền quy định biện pháp hành chính, định ra pháp quy hành chính, công bố quyết định và mệnh lệnh trong phạm vi quyền hạn của mình

- Uỷ ban quân sự Trung ương: là cơ quan lãnh đạo quân sự của nhà nước,

chỉ huy toàn bộ lực lượng vũ trang toàn quốc Ủy ban quân sự Trung ương chịu

sự giám sát của Uỷ ban thường vụ quốc hội, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước quốc hội và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung quốc Chủ tịch

uỷ ban do Tổng Bí thư kiêm nhiệm

3 Tư pháp:

- Toà án nhân dân

Toà án nhân dân là cơ quan thẩm phán của nhà nước Có 4 cấp toà án: cấp

cơ sở (cấp quận, huyện, vùng); cấp trung gian (cấp thành phố tự trị, thành phố trực thuộc trung ương); toà án cấp cao (tỉnh, khu tự trị) và toà án nhân dân tối cao Ngoài ra còn có toà án đặc biệt: toàn án quân sự, toà án đường sắt, toà án đường thuỷ, toà án về vấn đề nông nghiệp, toà án hành chính

Mỗi toà án địa phương đều có sự phân chia thành toà án sự và toà án hình,

do một chánh án đứng đầu, chánh án do đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp bầu

ra, có sự phê chuẩn của đại hội đại biểu nhân dân cấp trên, nhiệm kỳ 4 năm Các

Trang 7

phó chánh án và thẩm phán do uỷ ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm và bãi nhiệm

Toà án cấp trên giám sát công việc xét xử của toà án cấp dưới trực thuộc Các toà án địa phương hoàn toàn chịu trách nhiệm trước đại hội đại biểu nhân dân tương ứng

Chánh án và phó chánh án toà nhân dân tối cao đều do quốc hội bầu cử và bãi miễn, các thẩm phán khác do uỷ ban thường vụ quốc hội bầu và bãi miễn Toà án nhân dân tối cao hoạt động và chịu trách nhiệm trước quốc hội đồng thời giám sát công việc của cả hệ thống toà án cấp dưới

Hiến pháp quy định, toà án xem xét, thụ lý hoàn toàn công khai, trừ những

vụ án liên quan tới bí mật quốc gia, bí mật cá nhân và tội phạm vị thành niên Các thẩm phán độc lập thực hiện thẩm quyền của mình, không phụ thuộc vào cơ quan lập pháp, hành pháp hay các tổ chức chính trị - xã hội nào

4 Viện kiểm sát nhân dân:

viện kiểm sát nhân dân là cơ quan giám sát việc thực thi pháp luật của các

cơ quan nhà nước và cá nhân, đồng thời thực hiện quyền công tố của nhà nước Gồm có viện kiểm sát tối cao, viện kiểm sát tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, viện kiểm sát quận, huyện, thị trấn và các viện kiểm sát đặc biệt Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân địa phương do đại hội đại biêủ nhân dân địa phương cùng cấp bầu ra, đại hội đại biểu nhân dân cấp trên phê chuẩn, nhiệm kỳ 4 năm Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao do quốc hội bầu theo sự đề cử của chủ tịch nước, nhiệm kỳ 4 năm

Viện kiểm sát tối cao chịu trách nhiệm trước quốc hội và giám sát công tác các cơ quan kiểm sát địa phương Căn cứ vào hiến pháp và pháp luật, không chịu sự tác động của cơ quan tổ chức hay cá nhân nào, viện kiểm sát độc lập thực hiện các chức năng cơ bản của mình

5 Chính quyền địa phương:

Cả nước chia thành 22 tỉnh, 5 khu tự trị (Nội mông, Choang, Tây tạng, Ninh Hạ, Duy Ngô Nhĩ) và 4 thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh,

Trang 8

Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh) Ngoài ra còn có 2 đặc khu là Hồng Công và Ma Cao Đài Loan được coi là tỉnh thứ 23 của Trung Quốc

Tỉnh, khu tự trị chia làm châu tự trị, huyện, huyện tự trị, thị trấn Thành phố trực thuộc trung ương chia thành các quận, bên dưới là các tổ chức tự quản

cơ sở Trung quốc hiện có 1794 tổ chức tự quản cơ sở

Huyện, huyện tự trị chia làm xã (hương), xã, trấn

Đại hội đại biểu nhân dân các cấp địa phương

Đại hội đại biểu nhân dân các cấp địa phương là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương, có quyền giám sát việc thực hiện hiến pháp và pháp luật, có quyền ban hành 1 số văn bản pháp quy ở địa phương, nhưng không

trái với pháp luật nhà nước Các văn bản pháp quy này thường tập trung vào 5

lĩnh vực cơ bản: về xây dựng chính quyền; về áp dụng chính sách pháp luật của trung ương tại địa phương; về kinh tế, tài chính; về giáo dục, khoa học; về y tế, văn hoá và các vấn đề xã hội

Đại hội đại biểu nhân dân địa phương bầu, giám sát hoạt động của chính phủ nhân dân, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan chuyên môn cùng cấp và Đại hội đại biểu nhân dân cấp dưới Đại hội đại biểu nhân dân địa phương bầu cơ quan thường trực của mình là uỷ ban thường vụ để điều hành công việc

Thường Đại hội đại biểu nhân dân địa phương họp mỗi năm 1 lần, uỷ ban thường vụ 2 tháng họp 1 lần

Chính phủ nhân dân các cấp địa phương

Chính phủ nhân dân các cấp địa phương là cơ quan chấp hành của Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp, chịu trách nhiệm trước Đại hội; đồng thời chịu trách nhiệm với chính phủ nhân dân cấp trên

Chính phủ cấp tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương gồm Tỉnh trưởng, Phó tỉnh trưởng (Chủ tịch và Phó chủ tịch khu tự trị, Thị trưởng và Phó thị trưởng thành phố), Tổng Thư ký, Chủ nhiệm các uỷ ban thuộc tỉnh,

nhiệm kỳ 5 năm.

Trang 9

Chính phủ cấp địa khu, châu tự trị gồm Thị trưởng, Phó thị trưởng, Tổng

thư ký, Cục trưởng và chủ nhiệm các uỷ ban thuộc địa khu, nhiệm kỳ 5 năm.

Chính phủ cấp huyện (huyện tự trị, thành phố cấp huyện và khu thuộc thành phố), có 2826 đơn vị gồm Huyện trưởng, Phó huyện trưởng, (Thị trưởng

và Phó thị trưởng, Khu trưởng và Phó khu trưởng), Cục (khoa) trưởng, nhiệm kỳ

5 năm.

Chính phủ cấp xã (hương), xã DT và trấn (91.590 đơn vị) gồm Xã trưởng (Trấn trưởng), Phó Xã trưởng (phó Trấn trưởng), nhiệm kỳ 3 năm Cán bộ được sắp xếp theo nguyên tắc mỗi người 1 chức vụ

Nét đặc biệt ở Trung Quốc là cán bộ trong các cơ quan, chủ nhiệm trong các nhà máy, người dân trong các công xã, sinh viên trong các trường học, sỹ quan trong các lực lượng vũ trang, cư dân trong các tổ hoà giải, các uỷ ban đường phố đều được tổ chức thành các nhóm nhỏ - các xiaozu (nhóm nghiên cứu chính trị) Các nhóm này được hình thành do các tổ chức quần chúng phối hợp với tổ chức cơ sở đảng tổ chức nên Họ được học các tác phẩm của mác, Ăngghen, Lênin, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình

Riêng 2 đặc khu Hồng Công và Ma Cao được nhà nước thực hiên nguyên

tắc "1 quốc gia, 2 chế độ", thể chế chính trị được giữ nguyên như trước đây, được hưởng quyền tự trị cao độ, có quyền quản lý hành chính, quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp, nhà nước chỉ nắm quyền ngoại giao và quốc phòng

IV Các đảng phái và tổ chức chính trị - xã hội

1 Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân

Từ tháng 5-1948 đến đầu năm 1949, hưởng ứng lời kêu gọi của đảng cộng

sản, các đảng phái dân chủ và các tổ chức chính trị xã hội đã tham gia hội nghị

Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Tháng 9-1949, hội nghị lần thứ

nhất đã thông qua "Cương lĩnh chung" có tính chất Hiến pháp lâm thời, bầu ra chính phủ nhân dân Trung ương, tiền thân của nhà nước cộng hào nhân dân Trung Hoa Từ đó đến nay, khi xây dựng chiến lược phát triển đất nước, Đảng cộng sản với tư cách là đảng cứu quốc tiến hành bàn bạc, hiệp thương trước với

Trang 10

các đảng phái và nhân sỹ dân chủ không đảng phái, đại diện các dân tộc, các giới, để thống nhất nhận thức, sau đó mới hình thành quyết sách Đó chính là nguyên tắc hiệp thương chính trị và hợp tác đa đảng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, cũng là 1 chế độ chính trị cơ bản ở Trung Quốc

Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân là tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất, có các thành viên là các đảng phái và các tổ chức chính trị xã hội đại diện cho các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc và đại biểu các giới, phản ánh những nguyện vọng và ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với những vấn đề phát triển đất nước

Từ năm 1978, hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân hoạt động trở lại sau

40 năm ngưng trệ, hàng năm đều triệu tập hội nghị từ trung ương đến địa phương Hội nghị này thường được tiến hành cùng thời gian với đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc để cùng phối hợp bàn bạc những vấn đề quốc kế, dân sinh của đất nước

- Đảng Cộng sản

Đảng cộng sản thành lập tháng 7-1921 đảng cộng sản đã lãnh đạo nhân

dân Trung Quốc tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng gian khổ, lật đổ ách thống trị của thực dân phong kiến, lập nên nước Cộng hoà nhân dân Trung

Hoa năm 1949

Từ đó đến nay, đảng cộng sản trở thành đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân dân bảo vệ nền độc lập, dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quy mô lớn, làm cho sự nghiệp kinh tế, xã hội, văn hoá của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy trong lịch sử Các giai đoạn phát triển chủ yếu:

- Giai đoạn 1921-1925: Đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng

sản; liên minh với Quốc dân đảng trong kháng chiến

- Giai đoạn 1925-1935: Năm 1927, liên minh với Quốc dân đảng bị phá vỡ,

Quốc dân đảng quay lại đàn áp những người cộng sản Phong trào cộng sản chia

thành 2 vùng: ở thành phố liên hệ mật thiết với Quốc tế cộng sản, ở nông thôn

xây dựng các vùng XV thực nghiệm Trong Đảng nổ ra cuộc tranh luận về lý thuyết chiến lược cách mạng dựa vào nông dân

Ngày đăng: 31/07/2016, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w