1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tạo động lực cho người lao động thông qua tổ chức tiền lương của doanh nghiệp

19 473 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 138,5 KB

Nội dung

- Chương III: Tổ chức tiền lương với tạo động lực cho người lao động trong các doanh nghiệp.. Nếu các nhu cầu cá nhân không phù hợp với các mục tiêu của tổ chức thì những nỗ lực của ngườ

Trang 1

Tạo Động Lực cho người lao động thông qua tổ chức tiền lương của DN.

III Mục đích nghiên cứu:

3.1 Mục đích chung: Nghiên cứu mối quan hệ giữa tiền lương và động lực lao động

3.2 Mục đích cụ thể:

+ Tạo động lực lao động

+ Tổ chức tiền lương

+ Tiền Lương và tác dụng của nó tới tạo động lực cho người lao động của DN

IV Câu hỏi nghiên cứu:

4.1 Tạo động lực lao động là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực lao động?

4.2 Thế nào là tổ chức tiền lương? Nội dung của tổ chức tiền lương? 4.3 Tổ chức tiền lương có tác động thế nào đến tạo động lực cho người lao động?

V Phạm vi nghiên cứu:

- Về thời gian: Giai đoạn những năm 2001 – 2007 Đề xuất kiến nghị cho giai đoạn 2008 – 2015

- Về không gian: Nghiên cứu công tác tổ chức tiền lương và tác động của

nó đến tạo động lực

VI Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn ( sử dụng số liệu thứ cấp), Số liệu thu hồi từ intenet, Sách báo…

- Phương pháp chuyên gia( Thầy hướng dẫn)

VII Dự kiến kết cấu đề tài

A Phần mở bài

- Lời mở đầu ( nói được vai trò của đề tài, vai trò của nó đến người lao động như thế nào…)

B Phần thân bài gồm:

Trang 2

- Chương I: Động lực và tạo động lực cho người lao động trong các doanh nghiệp

- Chương II: Tổ chức tiền lương trong các doanh nghiệp

- Chương III: Tổ chức tiền lương với tạo động lực cho người lao động trong các doanh nghiệp

- Chương IV: Xu hướng tạo động lực cho người lao động thông qua tổ chức tiền lương cho người lao động trong DN viêt nam

Trang 3

Lời mở đầu

Đứng trước sự thay đổi hàng ngày của khoa học - kỹ thuật – công nghệ

và sự cạnh tranh khốc liệt, nguồn nhân lực đã thực sụ trở thành tài sản quý giá đối với các doanh nghiệp Bởi vì, các doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa trên cơ sở phát huy hiệu quả nhân tố con người Do đó, mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các nhà lãnh đạo là làm sao để khuyến khích người lao động đem hết tài năng và trí tuệ ra phục vụ cho doanh nghiệp

Còn đối với người lao động, họ quan tâm trước hết đến các lợi ích kinh

tế và coi đó là nguồn động viên quan trọng Thực tế ở nước ta hiện nay, thu nhập của người lao động còn thấp Chính vì vậy, với người lao động, tiền lương có tác dụng rất lớn trong tạo động lực

Với ý nghĩa đó, em chọn đề tài “Tạo động lực cho người lao động thông qua tổ chức tiền lương của doanh nghiệp”

Trang 4

CHƯƠNG I:

ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

I Bản chất của động lực và tạo động lực lao động.

1 Động lực lao động.

1.1 Khái niệm. - Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của con người, là sự sẵn sàng và nỗ lực làm việc để đạt được mục tiêu hay kết quả nào đó

- Động lực lao động bao gồm động cơ lao động và mục đích hoạt động

của con người Trong đó động cơ lao động là quan trọng nhất vì nó quyết định quá trình lao động của con người

+ Động cơ lao động là những gì tiềm ẩn trong con người, nó chỉ thể

hiện ra thông qua các hoạt động của con người và động cơ này là khác nhau

ở mỗi người Quá trình hình thành động cơ lao động có nguồn gốc từ sự xuất hiện nhu cầu Nhu cầu là đòi hỏi, mong ước của con người xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhằm đạt được mục đích nhất định Có thể nói động

cơ là nhu cầu mạnh nhất của con người trong một thời điểm nhất định và nhu cầu sẽ quyết định hoạt động của con người Nhu cầu trở thành động cơ khi có

đủ ba yếu tố Đó là sự mong muốn, chờ đợi, tính hiện thực của sự mong muốn

và hoàn cảnh môi trường xung quanh

+ Mục đích hoạt động của con người là nhằm thoả mãn những nhu cầu,

mong ước của chính mình Như vậy, nhu cầu bao giờ cũng xuất hiện trước và được thoả mãn sau bằng chính hoạt động xuất phát từ nhu cầu đó Khi một nhu cầu này được thoả mãn thì xuất hiện nhu cầu khác cao hơn Vì vậy, giữa nhu cầu và sự thoả mãn luôn có khoảng cách nhất định

Chính khoảng cách này đã tạo ra động lực cho người lao động, nó làm người ta hướng tới mục tiêu mới và sẽ cố gắng để đạt được bằng sự nỗ lực

Trang 5

của chính mình một cách tự nguyện.

Rõ ràng, động lực lao động là những tác động thúc đẩy từ bên trong con người nhằm nâng cao mọi nỗ lực để đạt được mục tiêu hay kết quả cụ thể nào

đó một cách tự nguyện Động lực là nhân tố bên trong của con người nhưng là con người trong tổ chức bởi vì động lực chỉ xuất hiện khi họ thực hiện công việc Người lao động làm việc là để thoả mãn những nhu cầu và lợi ích của

họ Trong khi đó, những nhà quản trị thì quan tâm đến việc đạt tói mục tiêu của tổ chức Nếu các nhu cầu cá nhân không phù hợp với các mục tiêu của tổ chức thì những nỗ lực của người lao động khó có thể hướng tới việc đạt tới các mục tiêu của tổ chức Vì vậy, để những nỗ lực của người lao động hướng tới các mục tiêu của tổ chức thì phải gắn việc đạt tới mục tiêu của tổ chức với việc thoả mãn các nhu cầu cá nhân của người lao động Tóm lại, động lực là

sự nỗ lực của người lao động nhưng phải đạt mục tiêu của tổ chức và phải thoả mãn nhu cầu cá nhân

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực.

+ Các yếu tố thuộc về bản thân cá nhân:

Nhu cầu, kỳ vọng:

- Những giá trị cá nhân: giá trị đạo đức của cá nhân nằm ở cấp độ nào: xã hội, tập thể hay cá nhân Khi đạo đức người lao động phát triển ở cấp

độ cá nhân thì nhà quản lý tạo động lực cho họ hoạt động bằng cách thoả mãn các nhu cầu và lợi ích kinh tế của người lao động Còn khi đạo đức người lao động phát triển ở cấp độ cá nhân hay xã hội thì người ta không quan tâm nhiều tới lợi ích cá nhân mà chủ yếu hướng tới tập thể, giá trị xã hội

+ Các yếu tố thuộc về công viêc: Đòi hỏi của công việc, kỹ năng, tính mạo hiểm, sự hao phí thể lực, quan hệ công việc, phát triển trong công việc… Những nhân tố này nếu giải quyết không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn, nhưng nếu giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc đã có tình trạng thoả mãn

Trang 6

+ Các yếu tố thuộc về tổ chức:

Hệ thống chính sách có liên quan tới quyền và nghĩa vụ của người

lao động ( Nhưng vấn đề về thu nhập, thù lao, thăng tiến…) Những chính sách này phải xem xét ở 2 góc độ: nhà quản lý: đưa ra hệ thống chính sách để quản lý và khuyến khích người lao động: còn người lao động nghĩ rằng chính sách đó có lợi cho nhà quản lý chứ không có lợi cho minh Nhà quản lý muốn chính sách tác động tạo động lực cho người lao động thì phải xây dựng chính sách dựa trên ý kiến của họ

- Lãnh đạo tổ chức: quan điểm, thái độ, phương pháp lãnh đạo (độc tài

hay dân chủ), tư cách lãnh đạo của lãnh đạo ( người lãnh đạo vì cái chung hay

vì mục đích cá nhân của họ, nếu vì mục đích cá nhân thì người lãnh đạo coi người lao động như là công cụ để đạt mục đích

2 TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG.

2.1 Tạo động lực

- Như ta đã nói ở trên, nhu cầu là những đòi hỏi, mong ước của con người xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhằm đạt được mục đích nhất định Nhu cầu của con người phong phú, đa dạng và thường xuyên tăng lên về số lượng và chất lượng Rõ ràng, để có thể thoả mãn được những nhu cầu đó, con người phải tham gia vào quá trình lao động Chính vì lẽ đó, nhu cầu của con người tạo ra động cơ thúc đẩy họ tham gia vào nền sản xuất xã hội

- Khi nhu cầu xuất hiện thì nó đòi hỏi phải được thoả mãn Và lợi ích chính là mức độ thoả mãn nhu cầu của con người trong điều kiện cụ thể nhất định Do đó, lợi ích tạo ra động lực thúc đẩy con người làm việc có hiệu quả hơn Mức đô thoả mãn nhu cầu càng lớn thị động lực tạo ra càng lớn và ngược lại, mức độ thoả mãn nhu cầu càng nhỏ thì động lực tạo ra càng yếu

- Nhu cầu và lợi ích có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không có nhu cầu thì không có lợi ích Hay nói cách khác, lợi ích là hình thức biểu hiện của nhu cầu Và nhu cầu của con người tạo ra động cơ thức đẩy họ tham gia lao

Trang 7

động, song chính lợi ích của họ mới là động lực trực tiếp thúc đẩy họ làm việc

có hiệu quả Thật vậy, trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu tạo ra động cơ thúc đẩy con người làm việc nhưng nhu cầu không phải là động cơ trực tiếp

mà động lực trực tiếp lại là lợi ích; lợi ích càng nhiều càng kích thích con người làm việc và đặc biệt là lợi ích kinh tế Thực tế này đòi hỏi các nhà quản

lý lao động phải quan tâm hơn đến lợi ích của người lao động, đảm bảo lợi ích

mà người lao động nhận được là lớn nhất và cần phải đồng thời tạo ra sự hứng thú, vừa tạo ra sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ Đây là vấn đề không thể thiếu được trong việc tạo động lực lao đông

2.2 CÁC HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC.

2.2.1 Học thuyết về sự kỳ vọng của victor vroom

- Theo học thuyết này động lực là kết quả của sự mong đợi của các nhân Người lao động cho rằng sự nỗ lực nhất định sẽ dẫn tới kết quả trong công việc, từ đó sẽ nhận được phần thưởng như mong muốn Sự hấp dẫn của phần thưởng tạo ra động lực cho người lao động, làm tăng nỗ lực nhằm đạt được kết quả Và cứ thế quá trình này tiếp diễn

- Tóm lại, động lực phụ thuộc vào tính hấp dẫn của công việc; mối liên

hệ kết quả của công việc và phần thưởng mà người ta nhận được; mối liên hệ giữa nỗ lực và kết quả ( giữa chúng tồn tại các trung gian: phương tiện, điều kiện, năng lực…)

2.2.2 Học thuyết về sự công bằng của ADAMS.

- Học thuyết này cho rằng mỗi người lao động trong tổ chức muốn được đối xử công bănng Họ luôn có xu hướng so sánh sự đóng góp của mình ( năng suất lao động, nỗ lực…) với các quyền lợi mà mình được hưởng ( lương, khen thưởng…) Ngoài ra, họ còn so sánh sự đóng góp và các quyền lợi của mình được hưởng với sự đóng góp và các quyền lợi của người khác

- Nếu người lao động cho rằng phần thưởng là không xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra thì họ sẽ bất mãn và từ đó họ sẽ làm việc không hết khả năng và thậm chí sẽ bỏ việc

Trang 8

- Nếu người lao động tin rằng phần thưởng là tương xứng với công sức

họ đã bỏ ra thì họ sẽ duy trì mức năng suất như cũ

- Nếu người lao động nhận thức rằng phần thưởng là cao hơn so với điều họ mong muốn họ sẽ làm việc tích cực hơn, chăm chỉ hơn Song trong trường hơp này, họ có xu hướng giảm giá trị của phần thưởng và do đó lâu dài phần thưởng sẽ không còn ý nghĩa khuyến khích

Trang 9

CHƯƠNG II:

TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH

NGHIỆP

I Những yêu cầu, ngyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương

1 Khái niệm tổ chức tiền lương:

- Tổ chức tiền lương là hệ thỗng các biện pháp trả công lao động căn cứ

vào mức độ sử dụng lao động phụ thuộc vào sô lượng, chất lượng lao động nhằm bù đắp chi phí lao động

- Nội dung của tổ chức tiền lương được phân biệt hai cấp độ.

+Ở cấp độ vĩ mô: Bao gồm thiết lập quan hệ và cơ chế quản lý tiền

lương

+Ở cấp độ vi mô: Được biểu hiện là hệ thống các biện pháp có lien quan

trực tiếp đến việc hình thành, tạo nguồn để trả lương, phân phối quỹ tiền lương

2 Những yêu cầu của tổ chức tiền lương

2.1 Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động Trong điều

kiện môi trường lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề phải được trả lương không thâp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định Những lao động lành nghề lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, nghiệp

vụ phải được trả mức lương cao hơn yêu cầu này rất quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, vai trò của tiền lương trong nền kinh tế thị trường

2.2 Tiền lương phải đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất tinh thần người lao động Mức lương mà người lao động được

nhận phải dần được nâng cao do sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế,

do năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tích luỹ kinh nghiệm tăng lên, trên cơ

sở nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất tinh thần của cá nhân và

Trang 10

gia đình người lao động.

2.3 Tiền lương được trả phải dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động được ghi trong hợp đồng lao động và

kết quả lao động của người lao động Địa điểm và thời gian trả tiền lương cho người lao động được quy định rõ, người lao động phải được đền bù trong trường hợp trả lương chậm Tiền lương phải do chủ sử dụng lao động chịu trách nhiệm trả cho lao động

2.4 Tiền lương phải được trả theo loại công việc, chất lượng và hiệu quả công việc Mức lương trả cho người lao động trong doanh nghiệp, tổ

chức dựa trên kết quả thực hiện các nhiêm vụ được giao theo số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện và mối quan hệ với các yêu cầu khác như trách nhiệm xã hội đặt ra đối với doanh nghiệp, phát triển môi trường văn hoá doanh nghiệp

2.5 Tiền lương phải được phân biệt theo điều kiện lao động và cường

độ lao động Tiền lương được trả cho người lao động làm việc nặng nhọc -

độc hại – nguy hiểm, làm đêm, làm them giờ phải cao hơn người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, đúng chế độ Mức trả do doanh nghiệp quy định tỷong khuôn khổ quy định của pháp luật lao động

2.6 Tiền lương phải có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, ch lượng sản phẩm và hiệu quả lao động Muốn vậy, tổ chức trả lương phải sử

dụng các đòn bẩy kích thích vật chất gắn liền với các tiêu chí tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động

2.7 Tiền lương trả cho người lao động phải tính đến các quy định của pháp luật lao động Mức lương được trả cho người lao động trong doanh

nghiệp được quy định trong quy chế trả lương, thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp và trong hợp đồng lao động

2.8 Tiền lương phải đơn giản, dễ hiểu và dễ tính toán Việc trả lương

đơn giản dễ hiểu, dễ tính giúp người lao động tự tính toán được tiền lương của mình, đánh giá tiền lương đã được trả đúng, đủ với giá trị sức lao động bỏ ra

Trang 11

Qua đó người lao động biết được yếu tố nào tác động trực tiếp đến tăng, giảm tiền lương của mình, nhằm hoàn thiện động cơ và thái độ làm việc và khía cạnh khác làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý tiền lương

3 Các nguyên tắc trong tổ chức tiền lương

3.1 Trả lương theo số và chất lượng lao động

- Nguyên tắc này bắt nguồn từ qui luật phân phối theo lao động Yếu cầu của nguyên tắc này là trả lương có phân biệt về số và chất lượng lao động, không trả lương bình quân chia đều Nguyên tắc này đòi hỏi việc trả lương phải gắn với năng suất lao động, kết quả sản xuất biểu hiện ở chất lượng và hiệu quả của lao động Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ ai tham gia công việc nhiều, có hiệu quả, trình độ lành nghề cao thì được trả lương cao và ngược lại

- Để thực hiện tốt nguyên tắc này, các soanh nghiệp phải có quy chế trả lương, trong đó quy định rõ ràng các chỉ tiêu đánh giá công việc

- Hiện nay trong tổ chức tiền lương của nước ta, chính sách tiền lương,

cơ chế trả lương đang được các cơ quan chức năng không ngừng hoàn thiện, ban hành để đáp ứng yêu cầu quản lý tiền lương mang tính thống nhất, bình đẳng giữa các khu vực kinh tế Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

có tính tự chủ trong trả lươn, trên cơ sở tuân thủ luật pháp lao động về tiền lương

3.2 Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.

- Nguyên tắc này có tính qui luật, tăng tiền lương và tăng năng suất lao dộng có mối quan hệ chặt chữ với nhau Nó đảm bảo cho mối quan hệ hài hoà giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài Yêu cầu của nguyên tắc là không thể tiêu dung vượt quá khả năng sản xuất mà cần đảm bảo phần tích luỹ

- Nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư và tiêu dung

3.3 Trả lương theo các yếu tố thị trường.

Ngày đăng: 31/07/2016, 22:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w