1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THÔNG QUA TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

25 1,5K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 39,26 KB

Nội dung

Theo V.I.Lê nin: "Đảm bảo đời sống đầy đủ và sự phát triển tự do và toàn diệncho các thành viên trong xã hội nhất là người lao động thì không chỉ là thỏa mãnnhu cầu mà nó còn đảm bảo hạn

Trang 1

TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THÔNG QUA TỔ

CHỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

I Tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp:

Con người tham gia lao động là muốn được thỏa mãn những đỏi hỏi, nhữngước vọng mà mình chưa có hoặc có chưa đầy đủ Theo Mác, mục đích của nền sảnxuất xã hội chủ nghĩa là nhằm thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn những nhu cầu vậtchất và tinh thần ngày càng tăng của bản thân người lao động

Theo V.I.Lê nin: "Đảm bảo đời sống đầy đủ và sự phát triển tự do và toàn diệncho các thành viên trong xã hội nhất là người lao động thì không chỉ là thỏa mãnnhu cầu mà nó còn đảm bảo hạnh phúc, tạo điều kiện cho họ phát triển toàn diện,đảm bảo bình đẳng xã hội gắn liền hạnh phúc và tự do của họ"1

Muốn đạt được mục đích đó thì điều để thực hiện tốt nhất là không ngừng nângcao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nâng caohiệu qủa của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là thường xuyên áp dụng và hoàn thiệncác biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao động tức làkhông ngừng thỏa mãn các nhu cầu của họ Còn trong quá trình lao động, các nhàquản lý thường đặt ra những câu hỏi: Tại sao họ lại làm việc? Cùng làm việc trongnhững điều kiện như nhau tại sao người này làm việc nghiêm túc, hiệu quả caocòn người khác thì ngược lại? Và câu trả lời được tìm ra đó là hệ thống nhu cầu vàlợi ích của người lao động đã tạo ra điều đó

Nhu cầu của người lao động rất phong phú và đa dạng Nhu cầu và sự thỏa mãnnhu cầu đều gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự phân phối cácgiá trị vật chất và tinh thần trong điều kiện xã hội đó Nhưng dù trong nền sản xuấtnào thì nhu cầu của người lao động cũng gồm hai phần chính là nhu cầu vật chất

và nhu cầu tinh thần

1 1 Lênin to n t à ập - NXB Sự thật năm 1971 - tập 27

Trang 2

Nhu cầu về vật chất là nhu cầu hàng đầu, đảm bảo cho người lao động có thểsống để tạo ra của cải vật chất, thỏa mãn được những nhu cầu tối thiểu cùng với sựphát triển của xã hội, các nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng lên cả về

số lượng và chất lượng Trình độ phát triển của xã hội ngày càng cao thì nhu cầungày càng nhiều hơn, càng phức tạp hơn, thậm chí những nhu cầu đơn giản nhấtcũng không ngừng thay đổi

Nhu cầu về tinh thần của người lao động cũng rất phong phú và đa dạng nó đòihỏi những điều kiện để con người tồn tại và phát triển về mặt trí lực nhằm tạo ratrạng thái tâm lý thoải mái trong quá trình lao động Trên thực tế, mặc dù hai nhân

tố này là hai lĩnh vực khác biệt, song thực ra chúng lại có mối quan hệ khăng khítvới nhau Trong qúa trình phân phối nhân tố vật chất lại chứa đựng yếu tố về tinhthần và ngược lại, những động lực về tinh thần phải được thể hiện qua vật chất thì

sẽ có ý nghĩa hơn Cả hai yếu tố vật chất và tinh thần cùng lúc tồn tại trong bảnthân người lao động, nó không phải chỉ có một yêu cầu vật chất hay tinh thần mà

nó có nhiều đòi hỏi khác nhau Tuy nhiên tại mỗi thời điểm người lao động sẽ ưutiên thực hiện một hoặc một số yêu cầu mà anh ta coi là cấp thiết nhất

Vai trò của người lãnh đạo, người quản lý là phải nắm được các nhu cầu và yêucầu cấp thiết của người lao động, hay nói cách khác là phải nắm được động cơ,động lực thúc đẩy người lao động làm việc, để từ đó có chính sách quản lý phùhợp vừa thảo mãn được mục tiêu, cũng như những yêu cầu cấp thiết của người laođộng và thực hiện các mục tiêu chung của đơn vị mình Việc xác định được mộtcách chính xác những động cơ động lực chính của người lao động không phải làchuyện đơn giản Để tìm hiểu kỹ vấn đề này ta đi nghiên cứu những khái niệm cơbản sau:

1.Động cơ:

Trang 3

Là sự phản ánh thế giới khách quan vào con người, nó thúc đẩy con ngườihoạt động theo một mục tiêu nhất định nhằm thỏa mãn các nhu cầu, tình cảm củacon người Động cơ rất trừu tượng và khó xác định bởi vì:

Một là: Nó thường được che dấu động cơ thực vì nhiều lý do khác nhau, do yếu tố

tâm lý, do quan điểm xã hội

Hai là: Động cơ luôn biến đổi, biến đổi theo môi trường sống và biến đổi theo

thời gian, tại mỗi thời điểm con người sẽ có những yêu cầu và động cơ làm việckhác nhau Khi đói khát thì động cơ làm việc là được ăn no, mặc ấm Khi có ăn cómặc thì động cơ thúc đẩy làm việc là muốn giàu có, muốn thể hiện và do vậy đểnắm bắt được động cơ thúc đẩy người lao động làm việc, ta phải xét đến từng thờiđiểm cụ thể, môi trường cụ thể và lẽ dĩ nhiên là phải đối với từng người lao động

cụ thể

Ba là: Động cơ rất phong phú, điều này có nghĩa là người lao động tham gia lao

động là do nhiều yếu tố thúc đẩy nhưng các yếu tố này có tính chất quan trọngkhác nhau đối với người lao động vì vậy mà người quản lý thường khó nắm bắtđược động cơ chính của người lao động

Ba đặc tính trên làm cho việc nắm bắt được động cơ là khó khăn, và do đó khóthực hiện các chính sách thúc đẩy đối với người lao động, một người quản lý giỏi

là không những nắm bắt được động cơ của người lao động một cách chính xác,nắm bắt được động cơ số một, mà phải cải biến những động cơ không lành mạnh,không có thực của người lao động phù hợp với tiêu chuẩn khả năng đáp ứng củaCông ty

2 Động lực:

Có rất nhiều cách hiểu về động lực:

Theo từ điển Kinh tế - xã hội Việt Nam: Động lực là những nhân tố bên trongkích thích con người nỗ lực làm việc và trong những điều kiện cho phép tạo rađược năng xuất và hiệu quả cao Động lực gắn liền với công việc và tổ chức chỉ

Trang 4

trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định thì động lực mới tạo ra năng suất vàhiệu quả.

Ngoài ra động lực còn được hiểu là sự nỗ lực, quyết tâm bên trong để đạt đượcmục tiêu của tổ chức và đồng thời thoả mãn nhu cầu của cá nhân

Động lực cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, các nhân tố này thường xuyênthay đổi, trừu tượng và khó nắm bắt Có hai loại nhân tố cơ bản

Loại 1: Những yếu tố thuộc về con người là những yếu tố xuất hiện trong chính

bản thân con người và thúc đẩy họ làm việc, những yếu tố này bao gồm:

- Lợi ích của con người: Lợi ích là mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người, mànhu cầu là yếu tố quan trọng nhất của tạo động lực Nhu cầu và lợi ích có mối quan

hệ chặt chẽ với nhau, không có nhu cầu thì không có lợi ích hay lợi ích là hình thứcbiểu hiện của nhu cầu Khi có sự thỏa mãn nhu cầu (cả vật chất và tinh thần) tức làcon người nhận được cả lợi ích từ vật chất và tinh thần thì khi đó động lực tạo racàng lớn

- Mục tiêu cá nhân: Là trạng thái mong đợi cần có và có thể có của cá nhân Điềunày có nghĩa mục tiêu cá nhân là cái đích mà cá nhân muốn vươn tới và qua đó cánhân sẽ thực hiện nhiều biện pháp để đạt được cái đích đề ra trạng thái mong đợi(đích mà cá nhân muốn vươn tới) chắc chắn sẽ thực hiện được, nó tùy thuộc vàotrạng thái mà cá nhân mong đợi và năng lực của cá nhân, cơ hội của cá nhân -Thái độ của cá nhân: Đó là cách nhìn nhận của cá nhân đối với công việc mà họđang thực hiện Qua cách nhìn nhận nó thể hiện đánh giá chủ quan của cá nhân đóđối với công việc: yêu ghét, thích - không thích, bằng lòng, không bằng lòng yếu

tố này chịu ảnh hưởng nhiều của quan niệm xã hội, tác động của bạn bè cá nhân nếu như cá nhân có thái độ tích cực đối với công việc thì anh ta sẽ hăng say vớicông việc, còn không thì ngược lại

-Khả năng hay năng lực của cá nhân: yếu tố này đề cập đến khả năng giải quyếtcông việc, kiến thức chuyên môn về công việc Nhân tố này cũng ảnh hưởng hai

Trang 5

mặt đến động lực lao động, nó có thể làm tăng nếu như anh ta có khả năng, kiếnthức tốt để giải quyết công việc một cách xuôn xẻ, còn nếu như ngược lại nó sẽlàm cho anh ta chán nản, nản chí, không thiết thực hiện công việc.

Loại 2: Các nhân tố thuộc môi trường, đó là những nhân tố bên ngoài có ảnh

hưởng đến người lao động, các nhân tố này bao gồm:

- Văn hóa của Công ty: Nó được định nghĩa như là một hệ thống các giá trị, cácniềm tin và các thói quen được chia xẻ trong phạm vi một tổ chức chính quy vàtạo ra các chuẩn mực về hành vi trong doanh nghiệp Bầu văn hóa của Công ty(được hình thành từ sự kết hợp hài hòa hợp lý giữa quan điểm phong cách quản lýcủa ông chủ (người lãnh đạo) và các thành viên trong Công ty, nó được bộc lộtrong suốt quá trình lao động, thời gian lao động mà người lao động làm nên trongCông ty Bầu văn hóa hòa thuận, đầm ấm, tình cảm, vui vẻ là bầu văn hoá mà ở đómọi người từ lãnh đạo đến nhân viên đều có một trạng thái tinh thần thoải mái, hệthần kinh không bị ức chế, khi đó nó sẽ có tác dụng cuốn hút người lao động tíchcực đi làm và hăng say làm việc, còn ngược lại nó sẽ tạo ra cảm giác chán chường,không hứng thú với công việc trong người lao động

- Các chính sách về nhân sự: đây là vấn đề bao hàm rất nhiều yếu tố nó tùy thuộcvào Công ty có chú ý quan tâm thực hiện không, như là: thuyên chuyển đề bạt,khen thưởng kỷ luật nó như là các chính sách mà Công ty nhằm đáp ứng lại cácnhu cầu, mục tiêu cá nhân của người lao động Như phần trước đã nói, nhu cầu lànhân tố bên trong quan trọng nhất của người lao động, bởi vậy việc thực thi cácchính sách thỏa mãn nhu cầu này sẽ trở thành nhân tố môi trường quan trọng nhấtthúc đẩy người lao động làm việc Nhưng cũng do nhu cầu vật chất và nhu cầutinh thần có quan hệ chặt chẽ với nhau mà việc thực thi chính sách này phải đảmbảo thỏa mãn tối đa hai nhu cầu bên trong phạm vi nguồn lực có hạn cho phép củaCông ty thì sẽ đạt hiệu quả tốt hơn

Trang 6

Ngoài hai loại nhân tố cơ bản ra còn nhiều nhân tố khác có ảnh hưởng đếnđộng lực lao động như: kiểu lãnh đạo, cấu trúc tổ chức Công ty và các yếu tố về xãhội.

Khi nghiên cứu hai nhóm nhân tố này ta thấy chúng vừa phức tạp vừa đa dạng,

do vậy nhiệm vụ của người lãnh đạo là phải kết hợp tối ưu các nhân tố thúc đẩytrong khả năng, phạm vi nguồn lực của Công ty để vừa đạt được mục tiêu cá nhânvừa đạt được mục tiêu chung của Công ty

Qua tìm hiểu và nghiên cứu động cơ và động lực của người lao động ta thấyđộng cơ lao động là lý do để cá nhân tham gia vào qúa trình lao động còn động lựclao động là mức độ hưng phấn của cá nhân khi tham gia làm việc Động cơ vừa cóthể tạo ra một động lực mạnh mẽ cho người lao động đồng thời nó cũng có thể tạo

ra ít động lực cho người lao động, bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào đặc tính của động

cơ đó là gì và bên cạnh đó, động lực còn được tạo ra từ các nhân tố khác như Môitrường sản xuất, thu nhập, chính sách của Nhà nước

3 Tạo động lực:

Tạo động lực cho người lao động là tất cả các hoạt động mà một Công ty, doanhnghiệp có thể thực hiện đối với người lao động, tác động đến khả năng làm việc,tinh thần thái độ làm việc nhằm động viên, khuyến khích, nâng cao thành tích củangười lao động và giúp cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ với thành tích caohơn

Tạo động lực gắn liền với lợi ích hay nói cách khác là lợi ích tạo ra động lựctrong lao động, song trên thực tế động lực được tạo ra ở mức độ nào, bằng cáchnào điều đó phụ thuộc vào cơ chế cụ thể để sử dụng nó như là một nhân tố cho sựphát triển xã hội Muốn lợi ích tạo ra động lực phải tác động vào nó, kích thích nólàm gia tăng hoạt động có hiệu quả của lao động trong công việc, trong chuyênmôn hoặc trong những chức năng cụ thể

Trang 7

Để tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp, hiện nay nhà quản trịthường sử dụng những công cụ và biện pháp sau đây:

(1) Biện pháp kích thích vật chất: Kích thích vật chất là một động lực quan trọng

thúc đẩy người lao động làm việc nhiệt tình có trách nhiệm phấn đấu nâng cao hiệuquả sản xuất và công tác

(2) Biện pháp kích thích bằng tiền lương: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,

tiền lương là công cụ chủ yếu làm đòn bẩy kinh tế Thông qua tiền lương, các nhàquản lý có thể khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động, khuyếnkhích tinh thần trách nhiệm đối với họ

Theo Mác “ khi sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền lương là giá cả của sứclao động"

Người lao động bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động và nhậnđược một khoản thu nhập gọi là tiền lương Phần thu nhập này đảm bảo cho ngườilao động có thể tái sản xuất sức lao động và thỏa mãn các nhu cầu khác của họ Từ

đó ta thấy, tiền lương có các chức năng sau

+ Tiền lương là công cụ thực hiện chức năng phân phối thu nhập quốc dân, chứcnăng thanh toán giữa người lao động và người sử dụng lao động

+Tiền lương nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc sử dụng tiền lươngtrao đổi lấy các vật sinh hoạt cần thiết cho tiêu dùng

+ Tiền lương kích thích con người tham gia lao động vì tiền lương là một bộ phậncủa thu nhập nó chi phối đến mức sống của người lao động

Thực tế trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay, thì tiền lương là nhân tố chínhtác động đến động lực lao động Do vậy để đảm bảo có thể tạo động lực cho ngườilao động tiền lương phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc cân bằng thị trường: Nguyên tắc này đảm bảo sự ngang nhau của tiềnlương trả cho người lao động giữa các doanh nghiệp Sự khác nhau này được dựatrên cơ sở giá cả thị trường Nếu không có sự cân bằng này nó sẽ ảnh hưởng đến

Trang 8

cung cầu về lao động giữa các doanh nghiệp cũng như cung cầu hàng hoá trên thịtrường.

+Nguyên tắc cân bằng nội bộ: Trong một doanh nghiệp thì nguyên tắc này đảmbảo phải trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau, nó dùng thước đohao phí lao động để đánh giá, so sánh và thực hiện trả lương Đây là một nguyêntắc rất quan trọng đảm bảo sự công bằng bình đẳng trong trả lương, làm cho ngườilao động hài lòng với kết quả của mình đem lại, xoá đi những bất hợp lý Điều này

sẽ có sức khuyến khích rất lớn đối với người lao động

+ Nguyên tắc cân bằng chi trả: Nguyên tắc này nói lên sự dao động cùng chiềugiữa kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty với tiền lương trả cho người laođộng Nếu kết quả sản xuất kinh doanh tốt lợi nhuận tăng thì tiền lương cho ngườilao động cũng phải được tăng lên, có như vậy thì người lao động sẽ thấy được sựđóng góp cũng như thành quả lao động của mình đạt đến đâu và được đền đáp nhưthế nào Điều này sẽ giúp họ ngày càng phấn đấu làm việc tốt hơn

(3) Biện pháp kích thích lao động bằng tiền thưởng: Tiền thưởng là khoản tiền

thưởng cho những lao động có thành tích cao hơn so với mức qui định của từngđơn vị hoặc từng doanh nghiệp.Tiền thưởng ngoài tác dụng bổ xung thu nhập chongười lao động nó còn là phương tiện để đánh giá công lao, sức lao động, tinhthần trách nhiệm, thành tích của người lao động đối với công việc và doanhnghiệp Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất

và tinh thần đối với người lao động, tiền thưởng khuyến khích người lao độngquan tâm đến kết qủa sản xuất, tiết kiệm lao động sống, lao động vật hóa, đảm bảoyêu cầu về chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành công việc

Mức thưởng: Là số lượng tiền thưởng cho từng lao động có những thành tích khácnhau Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì có qui định về mức thưởng khác nhau phùhợp với đơn vị mình

Thường trong một doanh nghiệp có các chỉ tiêu thưởng sau:

Trang 9

-Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất

- Thưởng do nâng cao tỷ lệ sản phẩm chất lượng cao

- Thưởng phát minh sáng kiến

- Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu

- Thưởng định kỳ, đánh giá, và nâng lương nâng bậc

Các chỉ tiêu thưởng làm cho người lao động cảm thấy mình được quan tâm hơn

và đó là động lực để người lao động gắn bó với Công ty Ngược lại, nếu như việcđặt ra các chỉ tiêu điều kiện xét thưởng không phù hợp cũng sẽ làm giảm tác dụngcủa nó

Hình thức thưởng: Tuỳ từng mỗi doanh nghiệp có qui định hình thức thưởng khác nhau gồm:

Phúc lợi theo pháp luật quy ở đây là phần BHXH mà các Công ty DN phải thựchiện cho nhân viên của mình, nó bao gồm 5 chế độ sau:

-Chế độ trợ cấp ốm đau

- Chế độ trợ cấp tai nạn lao đồng và bệnh nghề nghiệp

- Chế độ hưu trí,

- Chế độ thai sản

Trang 10

- Chế độ trợ cấp tử tuất.

Ngoài những chương trình phúc lợi do pháp luật quy định (BHXH) thì trong cácdoanh nghiệp thường có một số hình thức phúc lợi tự nghuyện sau nhằm khuyếnkhích nhân viên làm việc, an tâm công tác và gắn bó với cơ quan nhiều hơn:Chương trình bảo hiểm y tế, chương trình bảo vệ sức khỏe, trợ cấp độc hại, trợ cấpnguy hiểm

Dịch vụ đó là chương trình mà các doanh nghiệp thực hiện cũng nhằm khuyếnkhích nhân viên làm việc, gắn bó với các công tác được giao nhằm tạo cho cuộcsống của nhân viên khả quan hơn như các chương trình thể dục thể thao, bán khánkhấu từ các sản phẩm của Công ty, các câu lạc bộ, chi phí đi lại hoặc xe đưa đóncông nhân, trợ cấp giáo dục, các công trình bệnh viện, nhà trẻ, khu chăm sócngười già

(5) Đào tạo và phát triển người lao động:

Đây là hoạt động nhằm nâng cao và cập nhật kiến thức mới cho công nhân viên,

để họ có tâm lý an tâm, tự tin vào bản thân tay nghề của mình khi làm việc Mặtkhác khi cho công nhân đi học hoặc đào tạo công nhân bằng hình thức nào đó sẽtạo cho họ một cảm giác về vai trò của mình trong Công ty và cũng cho họ thấyđược mối quan tâm của Công ty với họ từ đó tạo cho họ sự gắn bố với Công tyhơn và tích cực làm việc hơn

(6) Xây dựng định mức lao động:

Định mức là căn cứ tính lương, xét thưởng cho công nhân và đó cũng là công

cụ để đánh giá đúng khả năng của công nhân Việc xây dựng định mức khôngđược cao quá hoặc thấp quá vì cao quá sẽ làm cho người lao động thấy khó khăn,mệt mỏi và tỏ thái độ bất mãn, còn qúa thấp sẽ làm cho họ trở nên trễ rãi và khôngphát huy hết khả năng lao động của mình Do vậy công tác xây dựng định mức cócăn cứ khoa học là công tác rất cần thiết

Trang 11

(7) Biện pháp kích thích tinh thần người lao động: Yêu cầu của phương pháp

này là xây dựng được một hệ thống đồng cảm trong tập thể bằng cách xây dựngmột tập thể vững mạnh đoàn kết Tôn trọng giá trị doanh nghiệp và lấy giá trị laođộng làm cơ sở Tạo ra bầu không khí lao động lành mạnh, nâng cao năng xuất laođộng

(8) Xác định mục tiêu của tổ chức và làm cho người lao động hiểu rõ mục tiêu đó: việc doanh nghiệp xác định được mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh và

thông qua những hoạt động như tổ chức các hội nghị không chính thức để thôngbáo cho người lao động, in thành văn bản gửi đến cho người lao động, sẽ giúp chongười lao động thực hiện nhiệm vụ của mình hăng say và nhiệt tình hơn

(9) Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động: khi

triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà quản trị cần phảiphân chia công việc một cách rõ ràng và có khoa học Cần tiến hành giao nhiệm vụcho từng người lao động sao cho có sự phù hợp giữa cấp bậc công nhân và cấp bậccông việc đối với lao động trực tiếp cũng như phù hợp chuyên môn của người laođộng và mức độ phức tạp của công việc đối với lao động gián tiếp Đồng thời phảiđưa ra các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm

vụ đã giao cho người lao động để việc đánh giá thực hiện công việc trả lương chongười lao động được chính xác và công bằng

(10) Đánh giá quá trình thực hiện công việc của người lao động chính xác và công bằng: Nhà quản trị cần phải tiến hành đánh giá thường xuyên quá trình thực

hiện công việc của người lao động Với các mục đích khác nhau nên tiến hành lựachọn và thiết kế phương pháp đánh giá, lựa chọn người đánh giá và cách thực hiệnthộng tin phản hồi cho phù hợp, nhằm đạt được tính có căn cứ, sự công bằng vàchính xác trong đánh giá thực hiện công việc của người lao động

(11) Biện pháp kích thích vai trò, vị trí và giá trị người lao động: Vai trò vị trí

người lao động thông qua các thành tích của họ đạt được trong thực tế Vai trò nó

Trang 12

thể hiện sự uy tín, sự tôn trọng của người khác đối với mình, nó khẳng định danh

dự của mỗi người Thông thường có các biện pháp sau:

∗ Nhà lãnh đạo quan tâm đến họ, tôn trọng giá trị lao động của họ

∗ Tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành tốt công việc

∗ Có chính sách nhân sự hợp lý để thuyên chuyển để bạt đúng người đúngviệc

(12) Biện pháp kích thích về nghề nghiệp:

Biện pháp ưu tiên một số nghành nghề, lĩnh vực hay một bộ phận nhất định đểtạo điều kiện phát triển chúng bằng các hình thức như là: Bàn tay vàng, thợ giỏihay bằng sáng tạo khuyến khích người lao động trong toàn doanh nghiệp bằngcác danh hiệu thi đua: Lao động tiên tiến, lao động giỏi, lao động thi đua

Trong thực tế doanh nghiệp thường áp dụng một số hay tất cả các biện pháp trênnhưng cần phải chú ý rằng: Để tạo động cơ lao động không chỉ quan tâm đến đờisống vật chất mà phải quan tâm đến khía cạnh tinh thần đặc biệt là phải hiểu đượcngười lao động làm việc vì cái gì? Động cơ gì?Và các nhu cầu của họ

II Các học thuyết về tạo động lực:

Có rất nhiều học thuyết nói về việc tạo động lực, mỗi một học thuyết đi sâu vàotừng khía cạnh và khai thác các mặt khác nhau của các nhân tố tác động Các nhàquản lý cũng phải biết vận dụng những học thuyết nào và vận dụng như thế nàocho phù hợp với hoàn cảnh của Công ty, doanh nghiệp mình để từ đó thực hiệnmột cách có hiệu quả các chính sách về quản lý nhân lực

II.1 Học thuyết về nhu cầu.

1 Hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow:

cầu đó cũng rất phức tạp Để làm được điều này Maslow đã chỉ ra rằng, người

Ngày đăng: 02/10/2013, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w