Phương pháp quan sát Tiếp cận, xem xét, thu thập dữ liệu từ công tác quản lý đối với hoạt độngkiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên tiếng Anh: việc chỉ đạo các kỳ thi, kiểmtra, sử dụn
Trang 1PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, Viêt Nam đã và đang thực hiện đổi mới giáo dục vàđào taọ để chuẩn bị cho thế hệ trẻ nói riêng và cho đất nước nói chung bước sangthế kỷ XXI, thế kỷ của CNTT, của nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế Đàotạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện nền kinh tế thịtrường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay đang là một nhu cầu cấp thiếtnhằm đưa Việt Nam tiến tới một nước cơ bản có nền công nghiệp hiện đại vàonăm 2020 Tại Đại hội XI, Đảng ta xác định con người, nhân tố con người là mộttrong năm quan điểm phát triển, là một trong ba khâu đột phá chiến lược đồng thờicũng là 1 trong 12 định hướng phát triển kinh tế - xã hội: “Phát huy tối đa nhân tốcon người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự pháttriển”, “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao làmột đột phá chiến lược…”, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàndiện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo”
Con người mới Việt Nam không những cần có trình độ học vấn cao, năngđộng, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao với những thay đổi của cuộc sống màcòn phải nắm vững khoa học công nghệ và ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh - ngônngữ được xem như là ngoại ngữ phổ biến nhất, là hành trang cần thiết cho mỗingười trong hành trình chinh phục tri thức nhân loại
Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1400/QĐ-TTg,phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” (gọitắt là đề án ngoại ngữ 2020)
Mục tiêu chung của đề án là “Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và họcngoại ngữ trong hệ thống giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, nhằm đảm bảo
Trang 2đến năm 2015 đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữcủa nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên… ” Đặc biệt, mụctiêu cụ thể có nêu rõ: “Đối với các ngành học không chuyên ngữ, sau khi tốtnghiệp sinh viên phải đạt trình độ tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoạingữ ” (khung Châu Âu chung).
Như vậy, phải đạt được một trình độ chuẩn về ngoại ngữ là một yêu cầu bắtbuộc đối với tất cả sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường Để có thể đáp ứng yêucầu này, việc trau dồi vốn ngoại ngữ ngay từ khi còn cắp sách tới trường phổthông là vô cùng cần thiết và quan trọng Tiếng Anh ở trường THPT là môn vănhoá cơ bản và bắt buộc, cung cấp cho học sinh công cụ giao tiếp mới để làm cơ sở,nền tảng cho các em học lên đại học, cao đẳng hoặc TCCN nhằm tiếp thu nhữngtri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá trên thế giới và dễdàng hội nhập quốc tế
Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Anh ở các trường THPT hiện nay nhìnchung chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế vàtoàn cầu hoá, đặc biệt là công tác kiểm tra, đánh giá Trong chương trình đào tạotiếng Anh THPT thì kiểm tra, đánh giá đang được nhận xét là khâu yếu nhất, chưa
có sự nhất quán, đồng bộ với mục tiêu, nội dung chương trình và phương phápgiảng dạy
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một trong những nhiệm vụ rất quantrọng của quá trình dạy học, vừa là động lực, vừa là nhân tố nâng cao chất lượngdạy học trong các nhà trường Đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xác địnhnăng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy học, là động lực đổi mớiphương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con ngườitheo mục tiêu giáo dục Công cụ, phương tiện chủ yếu của đánh giá là kiểm tradưới nhiều hình thức khác nhau, tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan Riêng môntiếng Anh thì còn có thêm các hình thức kiểm tra như nghe, nói, đọc…
Trang 3Công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh tại trườngTHPT Kim Sơn C trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, đã chỉ đạothực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá của giáo viên theo quy định của Bộ giáodục - đào tạo; chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng;kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra, đánh giá và thực hiện chương trình Tuy nhiên,việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh trong thời gian qua vẫncòn bộc lộ nhiều hạn chế, từ khâu lên kế hoạch, chỉ đạo ra đề thi, hướng dẫn chấm,đáp án tới việc lựa chọn các hình thức thi môn tiếng Anh trong các kỳ thi chungcủa các nhà trường Kết quả kiểm tra thường xuyên, định kỳ chưa phản ánh đượckiến thức, kỹ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của học sinh, chưa có tácdụng giúp cán bộ quản lý các nhà trường đề ra giải pháp quản lý phù hợp nhằmnâng cao chất lượng giáo dục Trong qúa trình chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giámôn tiếng Anh mới chỉ chú trong việc đánh giá kết quả cuối cùng mà chưa chú ýtới đánh giá quá trình học tập Việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá còn mangtính hình thức, chưa sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, áp dụngCNTT trong kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh.
Với mong muốn khắc phục một số những mặt hạn chế trong công tác quản lýhoạt động kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh tại trường THPT Kim Sơn C nhằmnâng cao hiệu quả dạy và học môn tiếng Anh đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lựcchất lượng cao trong thời kỳ CNH, HĐH, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm
“Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh tại trường THPT Kim
Sơn C”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động kiểm tra đánhgiá môn tiếng Anh tại các trường THPT của huyện Kim Sơn, đề xuất một số biệnpháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh nhằm thúc đẩy chất
Trang 4lượng dạy và học môn tiếng Anh đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhậpquốc tế.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh trong trường THTP
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh tại trường THPT KimSơn C
4 Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua, công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếngAnh tại trường THPT Kim Sơn C còn nhiều hạn chế, nếu đề xuất các biện phápquản lý thiết thực, đồng bộ, khả thi, phù hợp với tình hình đặc điểm nhà trường thì
sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh, đồngthời thúc đẩy chất lượng dạy và học môn tiếng Anh của nhà trường
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môntiếng Anh ở trường THPT
5.2 Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giámôn tiếng Anh tại trường THPT Kim Sơn C trong 3 năm học gần đây
5.3 Trình bày biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anhtại trường THPT Kim Sơn C đã áp dụng có hiệu quả trong năm học 2014 – 2015
6 Phương pháp nghiên cứu:
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm tổng hợp, phântích, khái quát hoá và hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt độngkiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môntiếng Anh
Trang 56.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp quan sát
Tiếp cận, xem xét, thu thập dữ liệu từ công tác quản lý đối với hoạt độngkiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên tiếng Anh: việc chỉ đạo các kỳ thi, kiểmtra, sử dụng các hình thức thi nhằm kiểm tra 4 kỹ năng, chỉ đạo ra đề, chấm bài,tổng kết điểm Xem xét, quan sát hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh của giáoviên tiếng Anh
6.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn về những nội dung nghiên cứu của đề tài, trao đổi trực tiếp vớimột số giáo viên tiếng Anh, học sinh của trường
6.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết các kinh nghiệm từ quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá, kiểm trađánh giá môn tiếng Anh của các trường THPT trong tỉnh, các kinh nghiệm về môhình quản lý lĩnh vực này ở các trường tiên tiến trên toàn quốc
Trang 6PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận của vấn đề
1.1 Kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh trong trường THPT
1.1.1 Khái niệm kiểm tra, đánh giá
a Khái niệm kiểm tra
Trong Đại từ điển Tiếng Việt Nguyễn Như Ý giải thích kiểm tra là xem xétthực chất, thực tế Theo Bửu Kế, Kiểm tra là tra xét, xem xét, là soát xét lại côngviệc Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá và nhận xét Theo Trần BáHoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.Một số nhà khoa học GD cho rằng, kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu,chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét
Trong lĩnh vực giáo dục, kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt độnggiáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độhọc tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việcđánh giá; Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập vàcũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểmtra trong các kỳ thi Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, nhữngthông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá người học
Kiểm tra trong quản lý trường học là phương thức thu nhận thông tin về tìnhhình chất lượng, về nội dung, về tổ chức của các hoạt động giáo dục trong nhàtrường (I.P Rachenco – Tổ chức lao động sư phạm một cách khoa học – NXB giáodục)
Đối với giáo viên, kiểm tra là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tậpcủa học sinh Các thông tin này giúp cho giáo viên kiểm soát được quá trình dạy
Trang 7học, phân loại và giúp đỡ học sinh Những thông tin đã thu thập được so sánh vớitiêu chuẩn nhất định.
Như vậy, có thể hiểu kiểm tra là bộ phận hợp thành của quá trình dạy - họcnhằm nắm được thông tin về tình trạng và kết quả học tập của học sinh, về nhữngnguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm những biện pháp khắc phục những lỗhổng, đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học
b Khái niệm đánh giá
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả côngviệc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu,tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng,điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc Theo Đại từ điển Tiếng Việt Nguyễn Như Ý, đánh giá là nhận xét, bình phẩm về giá trị
Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống, là quá trình thu thập và xử
lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục, căn cứ vàomục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động tronggiáo dục tiếp theo Có thể nói rằng, đánh giá là quá trình thu thập phân tích và giảithích thông tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục tiêugiáo dục Đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định tính hay định lượng.Quy định của Luật giáo dục, Khoản 1, Điều 6 Luật giáo dục năm 2005 nêurõ: “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức,
kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.”
Đối với các nhà quản lý trường học, đánh giá là quá trình thu thập và xử lýthông tin để giúp cho quá trình lập kế hoạch hoặc ra quyết định của người quản lý(Một số vấn đề đánh giá hiệu quả giáo dục – Đỗ Hồng Anh – 1993)
Trang 8Đối với giáo viên, đánh giá kết quả học tập bao gồm quá trình thu thập thôngtin, quá trình xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu đã xác địnhcủa học sinh, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, chonhà trường và cho bản thân học sinh để giúp họ học tập tiến bộ hơn.
Đánh giá kết quả học tập giúp xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo của học sinh so với yêu cầu của chương trình đề ra Đánh giá cũng khôngchỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng, điều chỉnh hoạt động củatrò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều chỉnh hoạtđộng dạy của thầy
c Khái niệm kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá (KTĐG) là cụm từ chỉ hoạt động bao gồm trong đó cảkiểm tra và đánh giá Kiểm tra và đánh giá có mối liên quan chặt chẽ với nhau.Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một qui trình thống nhất nhằm xác định kếtquả thực hiện mục tiêu dạy học Kiểm tra có thể coi là công cụ đo cung cấp thôngtin cho đánh giá, còn đánh giá là phép đo dựa trên những thông tin thu được từkiểm tra nhằm xác định mức độ nắm vững từng nội dung học tập của người học,cho điểm và xếp hạng nhằm đưa ra những phản hồi, kết luận về năng lực củangười học sau một khóa học
Cụm từ KTĐG với ý nghĩa như đã đề cấp ở trên tương đương với cụm từ
“Assessment and Adjustment” trong tiếng Anh và có nhiều khái niệm khác nhaucho hoạt động này, nhưng tựu trung đều thống nhất ở chỗ KTĐG giúp xác nhậnkết quả của người học và cải thiện việc dạy và học
Vậy, có thể hiểu về khái niệm KTĐG như sau: KTĐG là quá trình thu thập
và xử lý thông tin từ hoạt động học tập của người học, so sánh với các mục tiêu và các chuẩn đề ra nhằm xác nhận kết quả học tập của người học sau một giai đoạn học tập và cung cấp thông tin phản hồi giúp cải thiện việc day và học
Trang 9Trong nhà trường, KTĐG kết quả học tập được xem là quá trình thu thập, xử
lý thông tin một cách hệ thống những kết quả học tập ở các giai đoạn khác nhauđối chiếu với mục tiêu dạy học ở từng giai đoạn và cuối cùng đối chiếu với chuẩnkiến thức, kỹ năng của môn học để đánh giá sự tiến bộ của người học qua từnggiai đoạn, đánh giá mức độ đạt chuẩn của người học và cuối cùng là đánh giá chấtlượng của quá trình dạy học (với cách hiểu chất lượng là sự trùng khớp với mụctiêu, với chuẩn)
KTĐG kết quả học tập là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạyhọc KTĐG không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả quá trình học tập của họcsinh, khuyến khích, tạo động lực cho học sinh, giúp học sinh tiến bộ không ngừng.KTĐG còn cung cấp nguồn thông tin phản hồi giúp người giáo viên nắm bắt đượcchất lượng, phương pháp của việc dạy học để từ đó có những điều chỉnh thích hợpcho công tác giảng dạy của mình Không những thế, đánh giá kết quả học tập còngiúp các cơ quan giáo dục, các nhà quản lý và hoạch định chính sách có đượcnhững số liệu, thông tin về chất lượng và trình độ của hệ thống giáo dục các cấp
để có những điểu chỉnh, bổ sung và chỉ đạo kịp thời
d Phân loại kiểm tra đánh giá
Có thể phân chia KTĐG thành 2 loại tương ứng với mục đích của KTĐG, đó
là KTĐG tổng kết và KTĐG quá trình
KTĐG tổng kết nhằm đánh giá kết quả học tập của người học và ghi nhậntrình độ của họ tại từng giai đoạn cụ thể, được tiến hành một cách định kỳ sau mộtkhoảng thời gian hoặc sau khi kết thúc một phần, một chương của môn học (gọi làKTĐG định kỳ) hay sau khi kết thúc cả môn học, khóa học
KTĐG quá trình nằm cung cấp thông tin phản hồi liên tục từ hoạt động họccủa người học để điều chỉnh hoạt động giảng dạy phù hợp với nhu cầu của ngườihọc Như vậy, KTĐG không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục
mà trong cả quá trình KTĐG ở những thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành
Trang 10khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượngmới hơn trong cả một quá trình giáo dục.
KTĐG tổng kết chú trọng đến đánh giá kiến thức học sinh nắm được, cònKTĐG quá trình chú trọng đến đánh giá cách thức học sinh nắm được kiến thức
đó thế nào theo hướng chú trọng đến kỹ năng cơ bản, năng lực cá nhân và đếnmục tiêu dạy làm người chứ không chỉ chú trọng dạy chữ
KTĐG cũng nhằm phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướngmắc và xác định nguyên nhân Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải phápcải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông quaviệc đổi mới, tối ưu hóa PPDH của giáo viên và hướng dẫn học sinh biết cách tựđánh giá để tối ưu hóa phương pháp học tập KTĐG phát hiện sai lệch và điềuchỉnh hoạt động nhằm đạt mục đích dự kiến
KTĐG giúp giáo viên nắm được tình hình học tập, mức độ phân hóa vềtrình độ học lực của học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh yếukém và bồi dưỡng học sinh giỏi; giúp giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện PPDH KTĐG giúp học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu cuảchương trình; tìm ra những sai sót, lệch lạc trong nhận thức của học sinh, giúp các
Trang 11em điều chỉnh hoạt động; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thànhcông, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập, phát triển kỹ năng tự đánh giá.
KTĐG giúp cán bộ quản lý giáo dục đề ra các giải pháp quản lý phù hợp đểnâng cao chất lượng giáo dục
KTĐG giúp cha mẹ học sinh và cộng đồng biết được kết quả giáo dục củatừng học sinh, từng lớp và của cả cơ sở giáo dục
1.1.2 Kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh trong trường THPT
a Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn tiếng Anh THPT
* Chuẩn kiến thức kỹ năng môn tiếng Anh là gì?
Chuẩn kiến thức kỹ năng môn tiếng Anh là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu vềkiến thức, kỹ năng của môn tiếng Anh mà học sinh cần phải và có thể đạt đượcsau mỗi đơn vị kiến thức
* Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn tiếng Anh vừa là căn cứ, vừa là mục tiêucủa KTĐG môn tiếng Anh
Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn tiếng Anh là căn cứ để biên soạn SGK và cáctài liệu hướng dẫn dạy học, KTĐG, đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG Việc KTĐGkết quả học tập của học sinh phải đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trongchương trình tiếng Anh THPT Thực hiện tốt yêu cầu này sẽ tạo điều kiện cho việc
ra đề kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đề thi không quá lệ thuộc vào SGK
b Nguyên tắc, mục đích, hình thức và phương pháp kiểm KTĐG môn tiếngAnh
* Nguyên tắc
Một nguyên tắc khi thiết kế các bài kiểm tra môn tiếng Anh là những bàikiểm tra phải có căn cứ vững chắc (có giá trị), độ tin cậy cao và có tính thực tế
- Giá trị của bài kiểm tra (validity)
Một bài kiểm tra đủ tiêu chuẩn là bài kiểm tra có thể kiểm tra những gìngười ra đề cần kiểm tra, và đó chính là độ giá trị Cần phải dự tính rõ ràng về nội
Trang 12dung dự định KTĐG, và bài kiểm tra phải phản ánh được kiến thức cũng như khảnăng thực sự trong việc sử dụng tiếng Anh của học sinh.
Hơn nữa khi ra đề kiểm tra, phải đảm bảo rằng những gì học sinh sẽ thựchiện trong bài kiểm tra của họ phù hợp với những gì họ sẽ sử dụng trong đời sốngthực sự của họ, có nghĩa là nội dung bài kiểm tra không quá mang tính học thuật(lý thuyết) Các nội dung trong bài kiểm tra phải thực sự liên quan đến những hoạtđộng trong việc sử dụng tiếng Anh trong những tình huống thực sự
- Độ tin cậy của bài kiểm tra (Reliability)
Giá trị của bài kiểm tra là điểm khởi đầu trong việc thiết kế bài kiểm tra.Tuy nhiên để một bài kiểm tra có giá trị thì độ tin cậy của nó cũng phải cao Nếumột bài kiểm tra có độ tin cậy cao, chúng ta có thể hoàn toàn tin vào kết quả củahọc sinh sau khi kiểm tra Và nếu chúng ta kiểm tra lại học sinh với cùng một bàikiểm tra như trước đây thì kết quả sẽ hầu như giống nhau
Để có được một bài kiểm tra có độ tin cậy cao, nên thiết kế nhiều dạng bàitập cũng như các đề mục trong bài kiểm tra Để nắm bắt được khả năng sử dụngtiếng Anh của học sinh một cách chính xác, chúng ta nên xem các em sử dụng nótrong nhiều tình huống khác nhau
Một điểm nữa làm cho bài kiểm tra có độ tin tưởng cao là các yêu cầu trongbài kiểm tra phải rõ ràng và dứt khoát, đặc biệt khi yêu cầu bằng văn nói và vănviết Nếu các yêu cầu trong bài kiểm tra không rõ ràng, thì kết quả kiểm tra khôngbao giờ đáp ứng được những gì mong đợi và vì bài kiểm tra không đáng tin cậy.Lỗi thường gặp khi thiết kế bài kiểm tra là tin rằng học sinh có thể hiểu những lờiyêu cầu không rõ ràng của chúng ta Để tránh tình trạng này thì việc hợp tác vớiđồng nghiệp như là hoàn toàn hết sức cần thiết
Điều tiếp theo cần lưu ý là việc đảm bảo học sinh đã quen với dạng bàikiểm tra Nếu có điểm nào đó trong bài kiểm tra mà học sinh không quen, thì các
em thường có khả năng làm bài kém hơn bình thường Vì lý do này, nên cố gắng
Trang 13đảm bảo rằng tất cả học sinh được kiểm tra có cơ hội biết được dạng bài kiểm tra.
Để làm được điều này cần tổ chức thi thử hay ít nhất là cung cấp những tài liệuthực hành hay bài kiểm tra tham khảo trong suốt quá trình giảng dạy
- Tính thực tế (Practicality)
Tính thực tế cũng rất quan trọng khi xây dựng các bài kiểm tra Độ dài củabài kiểm tra như thế nào, bao lâu để thiết kế, tiến hành kiểm tra và đánh giá kếtquả là những câu hỏi mà những người thiết kế các bài kiểm tra phải lưu ý
Phạm vi giới hạn để xây dựng bài kiểm tra cũng rất quan trọng Cần xácđịnh nguồn tài liệu nào sẽ được sử dụng để thiết kế, và bài kiểm tra có độ dài baonhiêu trang
* Mục đích
Cần phải xác định rõ ràng mục đích KTĐG môn tiếng Anh đối với học sinh
Có rất nhiều mục đích trong lý thuyết về KTĐG tiếng Anh đối với những ngườikhông bản ngữ Nhưng theo kinh nghiệm và thực tế cho thấy, có 4 mục đích chính
Trang 14tiếp của học sinh như kiểm tra nghe – nói, thi hùng biện, thi hát tiếng Anh…cũngđang bước đầu được áp dụng Ngoài ra, khuyến khích KTĐG một cách linh hoạttheo hướng “mở” để tăng cường khả năng sáng tạo của học sinh.
Trong chương trình tiếng Anh THPT hiện nay có các hình thức kiểm trasau:
- Kiểm tra thường xuyên bao gồm kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết 15’:Nội dung kiểm tra kiến thức ngôn ngữ và kiểm tra 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc,viết
- Kiểm tra định kỳ gồm có kiểm tra viết, kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên,kiểm tra học kỳ, kiểm tra cuối năm Nội dung kiểm tra kiến thức ngôn ngữ vàkiểm tra 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết
- Phương pháp cấu trúc luận
Phương pháp này được khái quát qua nguyên tắc là việc học tiếng Anh chủyếu liên quan đến việc nắm bắt một cách có hệ thống về những thói quen sửdụng tiếng Anh được hình thành trong suốt thời gian đi học Các bài kiểm tra nàytập trung kiểm tra về trình độ sử dụng tiếng Anh qua cấu trúc đặc biệt là tậptrung xác định và đánh giá kiến thức của học sinh về từng phần riêng rẽ về ngônngữ chẳng hạn như: âm vị, từ vựng và văn phạm Việc kiểm tra tính thông thạo
Trang 15trong việc sử dụng ngôn ngữ như thế thường được tiến hành bằng cách dùng các
từ vựng hay các câu hoàn toàn không có liên quan đến những gì học viên đã học.Các kỹ năng nghe nói đọc viết cũng được kiểm tra riêng rẽ
- Phương pháp hệ thống
Phương pháp này có liên quan đến việc kiểm tra ngôn ngữ trong ngữ cảnh
vì vậy nó không kiểm tra các kỹ năng về ngôn ngữ một cách riêng biệt mà các bàikiểm tra này thường được thiết kế để đánh giá khả năng sử dụng nhiều kỹ năng vềngôn ngữ của học sinh cùng một lúc Vì vậy những bài kiểm tra loại này thường lànhững bài kiểm tra mang tính quốc tế để kiểm tra sự thông thạo về ngôn ngữ củangười học chẳng hạn như những kỳ thi TOEFL, IELTS hay mới đây là TOEIC.Nét đặt trưng của các dạng bài kiểm tra bằng phương pháp hệ thống này các bàitập dạng điền chỗ trống, viết chính tả, dạng nhiều chọn lựa hay viết bài luận
- Phương pháp giao tiếp
Phương pháp giao tiếp dùng trong việc xây dựng các bài kiểm tra về ngônngữ đôi khi có liên quan đến phương pháp hệ thống ở trên Tuy nhiên phươngpháp giao tiếp chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra việc sử dụng tiếng Anh tronggiao tiếp của học sinh Vì vậy mà những bài tập trong bài kiểm tra dạng này rấtthực tế cũng như gần gũi với đời sống hàng ngày của học sinh
Những bài tập hay yêu cầu trong bài kiểm tra sử dụng phương pháp này rất
đa dạng và kiểm tra hầu như toàn bộ các khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinhnhư nghe, nói, đọc và viết
Một bài kiểm tra được cho là có chất lượng nếu biết cách kết hợp cácphương pháp lại với nhau, tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể nào đó của bài kiểmtra
Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp kiểm tra dựa vào tình huống Cácbài kiểm tra dựa vào các tình huống giúp kiểm tra mức độ thông thạo của học sinhnhư thế nào trong việc sử dụng tiếng Anh trong những tình huống cụ thể Những
Trang 16bài kiểm tra dạng này thường kiểm tra và đánh giá xem học sinh có thể hiểu và xử
lý các thông tin ngoại ngữ như thế nào trong khi nói chuyện điện thoại, hoàn thànhmột mẫu đơn xin việc hay thuyết phục ai đó mua một món hàng…Những bài kiểmtra như thế có thể cho chúng ta nhìn thấy được khả năng của học sinh trong việc
sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống thực tế
1.2 Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh trong trường THPT
1.2.1 Quản lý
Khái niệm “ quản lý” được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau Tùy theonhững cách tiếp cận khác nhau mà các nhà khoa học đưa ra những định nghĩa khácnhau về quản lý Follett đưa ra một định nghĩa khá nổi tiếng: “ Quản lý là nghệthuật hoàn thành công việc thông qua người khác”
W.Taylor, người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động trong từng bộ phậncủa nó, cho rằng: “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng củachủ thể lên khách thể về các mặt bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách,các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường
và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”
Một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản lý được James Stoner vàStephen Robbins trình bày như sau: “ Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức,lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sửdụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra”
Theo Trần Kiểm: “ Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đếntập thể người – thành viên của hệ ;’ nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tớimục đích dự kiến”
Các định nghĩa trên tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng đều thống nhất ởnhững nội dung cơ bản:
Trang 17- Đã nói đến quản lý là bao gồm các yếu tố: chủ thể quản lý, đối tượng bị quản lý, mục tiêu quản lý, chủ thể tiến hành các tác động quản lý bằng các công
cụ quản lý và phương pháp quản lý.
- Quản lý là chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý một cách giántiếp hoặc trực tiếp nhằm thu được những diễn biến, thay đổi tích cực
- Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động chung đượchình thành, tiến hành trôi chảy, đạt hiệu quả cao, bền lâu và không ngừng pháttriển
- Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết,phối hợp các hoạt động của cấp dưới, đó chính là thực hiện các chức năng quản lý
Từ rất nhiều định nghĩa dưới các góc độ khác nhau, chúng ta có thể hiểu một
cách khái quát: “ Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đề ra” Hoặc theo cách tiếp cận chức năng có thể hiểu: “ Quản lý
là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện các chức năng quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra”.
Muốn quản lý có hiệu quả thì các biện pháp quản lý phải phù hợp cả ở khíacạnh tự nhiên và xã hội Hoạt động quản lý vừa mang tính tất yếu khách quan, vừamang tính chủ quan, vừa có tính giai cấp, tính khoa học, tính pháp luật và tính xãhội rộng rãi Chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất Quản lý cũngtùy thuộc vào điều kiện tình huống cụ thể để đạt được kết quả tối ưu, thông quacác nội dung và phương thức hoạt động cơ bản mà nhờ đó chủ thể quản lý tácđộng đến các đối tượng quản lý Đó chính thực hiện các chức năng cơ bản của
quản lý: Lập kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra một cách lôgic, đan xen và
phối hợp bổ sung cho nhau
1.2.2 Quản lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anh của hiệu trưởng
a Khái niệm về quản lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anh của hiệu trưởng
Trang 18* Quản lý hoạt động KTĐG của hiệu trưởng
Như đã trình bày ở trên, hoạt động quản lý là cần thiết đối với mọi lĩnh vựccủa cuộc sống KTĐG trong trường THPT có vai trò vô cùng quan trọng trongviệc xác nhận kết quả học tập của học sinh đồng thời điều chỉnh hoạt động dạy củathày, hoạt động học của trò và hoạt động quản lý của các nhà lãnh đạo trường học,nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường Quản lý hoạt động KTĐG được coi làmột trong những hoạt động quản lý cơ bản của trường phổ thông
Trên cơ sở lý luận về quản lý và lý luận về KTĐG, có thể đưa ra khái niệm
về quản lý hoạt động KTĐG như sau: Quản lý hoạt động KTĐG là quá trình lập
kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra quá trình KTĐG kết quả học tập nhằm thực hiện một cách tối ưu những mục tiêu KTĐG đã đề ra.”
Nói một cách khác, quản lý hoạt động KTĐG là tổng thể các công việc của cán bộ quản lý và giáo viên, bao gồm việc đề ra cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện, phân bổ nguồn lực, tổ chức thực hiện, thanh kiểm tra để thực hiện một cách tốt nhất tất cả các khâu trong quá trình KTĐG nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh và giúp cải thiện hoạt động dạy và học.
Chủ thể quản lý là hiệu trưởng, có nhiệm vụ đề ra cơ chế, phê duyệt chínhsách, quy chế, quy định về KTĐG, quyết định phân bổ nguồn lực phục vụ KTĐG,chỉ đạo tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra Các tổ trưởng chuyên môn vừa làchủ thể quản lý, vừa là đối tượng quản lý có nhiệm vụ triển khai, thực hiện cácmục tiêu, nhiệm vụ KTĐG ở tổ chuyên môn Cán bộ chuyên trách về KTĐG (Thư
ký hội đồng, giáo vụ) có nhiệm vụ thực hiện các công việc như soạn thảo văn bản,lập danh sách học sinh dự thi, xếp lịch thi xếp phòng thi, in sao đề thi, nhận điểm,quản lý, thông báo điểm…Giáo viên với các công việc chủ yếu là xác định mụctiêu môn học, lựa chọn phương pháp KTĐG, ra đề, chấm thi, cung cấp thông tinphản hồi Mỗi người tham gia vào quản lý KTĐG có một chức năng, nhiệm vụ cụthể phù hợp với năng lực và vị trí của họ Một điểm quan trọng cần lưu ý rằng, học
Trang 19sinh vừa là đối tượng bị quản lý, vừa là đối tượng bị đánh giá nhưng theo quanđiểm đổi mới KTĐG hiện nay, học sinh cũng cần được xem là chủ thể đánh giáđối với kiến thức, kỹ năng của chính mình cũng như của bạn bè Vì vậy, rất cầnthiết phải trang bị cho học sinh kỹ năng đánh giá và tự đánh giá, quan tâm tạo điềukiện giúp học sinh chủ động chứ không bị động trong KTĐG.
* Quản lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anh của hiệu trưởng
Quản lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anh nằm trong công tác quản lý hoạt
động KTĐG các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông Quản lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anh là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra quá trình KTĐG môn tiếng Anh nhằm thực hiện một cách tối ưu những mục tiêu KTĐG bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng đã đề ra đối với môn tiếng Anh.”
b Các chức năng quản lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anh của hiệu trưởng
Tiếp cận theo chức năng, quản lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anh của hiệutrưởng có 4 chức năng: Lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra
- Lập kế hoạch KTĐG môn tiếng Anh
Kế hoạch KTĐG môn tiếng Anh phải được hình thành ngay từ đầu năm học,thực hiện đúng quy định của Thông tư 58/2011/BGD&ĐT ngày 12/12/2011 của
Bộ GD&ĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh đối với môn tiếng Anh Kếhoạch đưa ra cần bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổthông môn tiếng Anh với ba cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo Lập kếhoạch KTĐG môn tiếng Anh một cách chi tiết, từ khâu ra đề, coi thi, tổ chức thi,hình thức thi, chấm thi, lên điểm và phân công nhiệm vụ Phổ biến kế hoạch đến
tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên tiếng Anh Trên cơ sở đó, các tổ, nhóm chuyênmôn và mỗi giáo viên lập kế hoạch KTĐG môn tiếng Anh của tổ, nhóm và của cánhân
- Tổ chức KTĐG môn tiếng Anh
Trang 20Việc tổ chức KTĐG môn tiếng Anh của hiệu trưởng cần phân định rõ ràngchức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên vànhân viên đảm bảo không bị chồng chéo và đúng với chức năng, công việc đượcphân công.
- Chỉ đạo việc KTĐG môn tiếng Anh
Chức năng của KTĐG môn tiếng Anh là xác định thật chính xác năng lực củangười học và điều chỉnh, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học môn học này, do
đó mọi công việc cần phải thực hiện một cách chính xác, chân thực, khách quan.Trong công tác chỉ đạo KTĐG môn tiếng Anh cần bám sát những qui chế, quyđịnh, hướng dẫn về KTĐG nói chung và KTĐG môn tiếng Anh nói riêng Hiệnnay, việc đánh giá, xếp loại học sinh THPT được thực hiện theo quy chế 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD – ĐT Đối với môn tiếng Anh là mônhọc yêu cầu cao về năng lực giao tiếp, do vậy theo qui định mỗi học sinh phải có ítnhất 2 điểm kiểm tra miệng trở lên
Chỉ đạo KTĐG bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng môn tiếng Anh, chú trọng
cả KTĐG tổng kết và KTĐG quá trình Bên cạnh đó, chỉ đạo thực hiện tốt, cóhiệu quả hướng dẫn số 8773/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra.Trong đó, một số yêu cầu được đặt ra như: KTĐG dựa trên chuẩn kiến thức, kĩnăng chương trình tiếng Anh THCS, THPT đã được Bộ ban hành; tăng cườngcâu hỏi mức độ thông hiểu, sáng tạo; ra đề bằng ma trận kiến thức, kĩ năng;khuyến khích đánh giá bằng nhiều phương pháp và một số kĩ thuật mới như kĩthuật Rubric… Gần đây, đã xuất hiện một xu hướng ra các đề kiểm tra “mở” đểtạo cơ hội cho học sinh thể hiện những suy nghĩ, những ý tưởng sáng tạo củamình Chỉ đạo tốt việc xây dựng ngân hàng đề thi và kiểm tra môn tiếng Anh củatrường đồng thời tham khảo ngân hàng đề thi, kiểm tra môn tiếng Anh của cáctrường bạn và nguồn học liệu mở của ở GD - ĐT Ninh Bình
Trang 21Quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên tiếng Anh về côngtác KTĐG Cần làm cho họ hiểu xu hướng mới trong KTĐG hiện nay là đánh giátheo cách tiếp cận năng lực Đánh giá tập trung thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh,đánh giá coi trọng quá trình, đánh giá nhằm vào năng lực giao tiếp của người học
và kết quả sẽ được kiểm tra bằng việc người học sẽ được thay đổi đến đâu, có khảnăng vận dụng những điều đã học vào giải quyết những tình huống giao tiếp thựcthế nào Sau mỗi bài kiểm tra hoặc kỳ thi, không chỉ quan tâm đến điểm số củahọc sinh để lên bảng điểm, xếp loại, đánh giá, mà cần phân tích đánh giá chấtlượng các đề kiểm tra, đề thi để rút kinh nghiệm…, đồng thời xem xét chúng giúpphát hiện những thiếu hụt gì ở học sinh, để điều chỉnh hoạt động dạy và học môntiếng Anh
- Kiểm tra việc thực hiện KTĐG môn tiếng Anh
Kiểm tra là chức năng cuối cùng và vô cùng quan trong trong hoạt động quản
lý Để công tác KTĐG tránh những sai sót có thể xảy ra và kịp thời xử lý nếu có,công tác kiểm tra việc KTĐG môn tiếng Anh cần thực hiện thường xuyên, xuyênsuốt năm học
Công tác kiểm tra của hiệu trưởng bao gồm kiểm tra hoạt động của tổ, nhómchuyên môn tiếng Anh trong việc thống nhất nội dung KTĐG, kiểm tra việc biênsoạn, xây dựng ma trận đề thi, các hình thức thi, kiểm tra và kiểm tra, chấm bài,lên điểm của giáo viên, kiểm tra công tác tổ chức thi, công tác coi thi, kiểm tracông tác tổng kết điểm, nhận xét, đánh giá của giáo viên Kiểm tra việc đổi mớiKTĐG, kiểm tra xem việc đánh giá của giáo viên đã tập trung thúc đẩy sự tiến bộcủa học sinh chưa, có kiểm tra được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của các emkhông…
c Những vấn đề cần lưu ý đối với quản lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anh
Trang 22Môn tiếng Anh là một môn học liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ và cótính ứng dụng thực tiễn rất cao, vì vậy, trong công tác quản lý hoạt động KTĐGmôn học này cần chú trọng những vấn đề sau:
- Hoạt động dạy - học tiếng nước ngoài là một quá trình hoạt động liên tục,
có định hướng, có điều khiển cho nên chỉ thông qua việc kiểm tra và đánh giáthường xuyên mới đảm bảo được quá trình hoạt động đi đúng mục đích
- Môn Tiếng Anh là môn học liên quan nhiều đến các kỹ năng thực hành, vìvậy trong quản lý KTĐG môn tiếng Anh cần chú ý đa dạng hóa các hình thức vànội dung KTĐG, chú trọng xu hướng KTĐG mới, đánh giá quá trình và các hìnhthức đánh giá mở cũng như giúp học sinh tự đánh giá
- Nhà quản lý cần xác định đâu là đích của KTĐG môn tiếng Anh phổ thông.Mục đích chính của KTĐG phổ thông trung học là để xác định mức độ nắm vữngtiếng Anh sau khi kết thúc một quá trình học Nhờ đó, người học cần biết tiếp tụcphải học gì, và người dạy kế nhiệm biết được trình độ người học đang ở đâu đểthiết kế chương trình hợp lí Ít nhất tạo được sự liên thông cần thiết, tiết kiệmđược thời gian và tài chính, và người tuyển dụng có khái niệm rõ ràng về trình độcủa người được tuyển dụng Cái đích cuối cùng mà người học ngoại ngữ bìnhthường nói chung, tiếng Anh nói riêng hướng tới là giao tiếp thành thạo (cả haicấp độ: nói và viết) Để làm được điều đó, đương nhiên người học cần phải giỏihai kĩ năng đầu tiên: nghe và đọc Như vậy, nghe, nói, đọc, viết là bốn kĩ năngkhông thể tách rời trong quá trình đào tạo
Người học ngoại ngữ cần phải nhận thức rõ một điều: mục tiêu cuối cùng củahọc ngoại ngữ là để sử dụng thành thạo một ngoại ngữ, nói cách khác là để giaotiếp thành thạo bằng ngoại ngữ đó và sự giao tiếp thành thạo này được hiển thịbằng năng lực nói và viết Hiện nay, các kỳ thi quốc gia như kỳ thi tốt nghiệpTHPT, kỳ thi tuyển sinh ĐH,CĐ đề thi về cơ bản chưa đáp ứng mục tiêu cuốicùng của học ngoại ngữ, chủ yếu nội dung các đề thi mới đảm bảo việc kiểm tra
Trang 23kiến thức ngôn ngữ, chưa có các bài tập kiểm tra các kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.Trong công tác quản lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anh ở các trường phổ thôngcần chú ý khắc phục hạn chế này của các kỳ thi quốc gia.
- Người quản lý cần nắm vững mức độ cần đạt được của chương trình tiếngAnh THPT ở từng cấp học để có thể có những yêu cầu đối với giáo viên giúp họbám sát chuẩn kiến thức kỹ năng sao cho hoạt động KTĐG đạt được những yêucầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng song không quá tải và không quá lệthuộc vào SGK, đặc biệt là cần phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh
- Loại hình KTĐG môn tiếng Anh phổ biến là Kiểm tra đầu vào – PlacementTests ; Kiểm tra dự chuẩn - Diagnostic Tests ; Kiểm tra tiến độ - Progress tests vàKiểm tra kết quả - Achievement tests Cần chỉ đạo thiết kế các loại hình kiểm traphù hợp với chương trình THPT
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh
1.3.1 Trình độ, năng lực của giáo viên tiếng Anh
Theo quy định của Bộ GD - ĐT, yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếngAnh phổ thông bao gồm tập hợp các tiêu chí về kiến thức và kĩ năng giúp cho giáoviên có căn cứ để phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp
Nội dung yêu cầu gồm 5 lĩnh vực: Kiến thức về môn học và chương trình;kiến thức về dạy học tiếng Anh; kiến thức về học sinh; giá trị và thái độ nghềnghiệp; kết nối và rút kinh nghiệm về dạy học tiếng Anh Cụ thể, giáo viên tiếngAnh THPT phải đạt bậc 5/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho ViệtNam
Giáo viên cần hiểu biết những nét cơ bản về văn hóa của các nước nói tiếngAnh; có khả năng so sánh, đối chiếu với văn hóa Việt Nam và đưa các kiến thứcvăn hóa vào việc giảng dạy, biết khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông để hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Anh
Trang 24Trình độ, năng lực của giáo viên tiếng Anh ảnh hưởng rất lớn đến công tácchỉ đạo KTĐG trong nhà trường Để việc quản lý hoạt động KTĐG đạt hiệu quả,giáo viên tiếng Anh cần phải hiểu và có khả năng lựa chọn các hình thức đánhgiá, xây dựng các đề kiểm tra và thi, tổ chức thực hiện việc đánh giá thườngxuyên, định kì kết quả học tập và năng lực tiếng Anh của học sinh; biết sử dụngkết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy và học
1.3.2 Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất đối với các hoạt động của giáoviên, là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn mộtcách cụ thể và hiệu quả Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong quá trình thựchiện đổi mới PPDH và KTĐG, là “trung tâm” bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp giáoviên nâng cao năng lực chuyên môn nói chung và thực hiện tốt việc đổi mớiPPDH và KTĐG nói riêng Do vậy, chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là yếu tố
có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động KTĐG nói chung và KTĐG môntiếng Anh nói riêng Trong hoạt động KTĐG, nhóm trưởng môn tiếng Anh trongnhà trường là người quản lý hoạt động KTĐG đối với nhóm chuyên môn và chịutrách nhiệm trước hiệu trưởng về chất lượng các đề thi, đề kiểm tra và độ chínhxác của việc đánh giá học sinh của nhóm giáo viên tiếng Anh
1.3.3 Phẩm chất và năng lực của học sinh
Học sinh là chủ thể của hoạt động học Quản lý hoạt động KTĐG phải căn cứvào phẩm chất và năng lực của học sinh thì mới đạt được mục tiêu đề ra Thôngthường, vào đầu năm học, các nhà quản lý trường học phải tổ chức một kỳ thikhảo sát chất lượng để nắm được năng lực của học sinh ở mức độ nào, từ đó cócác hình thức KTĐG để đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá phù hợp với khả năngcủa học sinh ở mức cao nhất
1.3.4 Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Trang 25Đối với những người làm công tác giáo dục, môi trường học tập khang trang,hiện đại không chỉ là điều kiện vật chất mà còn là động lực để thầy trò nỗ lực phấnđấu dạy tốt - học tốt Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ảnh hưởng rấtnhiều đến quản lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anh KTĐG môn tiếng Anh theohướng phát triển kỹ năng giao tiếp cần rất nhiều các phương tiện hỗ trợ như phòngtiếng, cassette, tai nghe, máy chiếu Do vậy, để thực hiện việc KTĐG môn tiếngAnh đạt hiệu quả, trước tiên cần hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trường họcđáp ứng đổi mới PPDH và KTĐG.
1.3.5 Văn hoá tổ chức nhà trường
Văn hóa nhà trường là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin vàhành vi ứng xử… đặc trưng của một trường học, tạo nên sự khác biệt với các tổchức khác Văn hóa nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thầncủa một nhà trường Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục
tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý… bầu không khí tâm lý.
Văn hóa nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhânbằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thuyết donhững thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên Văn hóa nhàtrường ảnh hưởng đến tầm nhìn của nhà quản lý và chi phối cách đề ra các chiếnlược về quản lý các hoạt động của nhà trường trong đó có hoạt động KTĐG Vănhóa nhà trường cũng làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường và hoạtđộng KTĐG đương nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa nhà trường
1.3.6 Môi trường văn hoá, xã hội của địa phương
Quản lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anh chịu ảnh hưởng rất nhiều của môitrường văn hóa, xã hội của địa phương nơi trường đứng chân như điều kiện kinh tế
- xã hội, văn hóa – giáo dục, phong tục, tập quán…Đặc biệt, ở khu vực nông thôn
và thành thị có một sự khác biệt không nhỏ về khả năng học tiếng Anh của họcsinh do môi trường văn hóa và cơ hội vận dụng kiến thức ngôn ngữ vào các hoạt
Trang 26động giao tiếp thực khác nhau Vì vậy, người cán bộ quản lý cần căn cứ vào môitrường văn hóa, xã hội để có những biện pháp quản lý hoạt động KTĐG môn tiếngAnh phù hợp với trình độ và môi trường giao tiếp của học sinh.
Trên đây đã trình bày những nội dung rất cơ bản về KTĐG, KTĐG môntiếng Anh và quản lý hoạt động KTĐG, quản lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anhnhằm làm rõ KTĐG là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học nói chung vàdạy học môn tiếng Anh nói riêng Trong phần này, tác giả cũng phân biệt rõ kháiniệm KTĐG tổng kết và KTĐG quá trình và nhấn mạnh tầm quan trọng của cả hailoại KTĐG này Bên cạnh đó, SKKN cũng nêu rõ hai chức năng của KTĐG làchức năng xác định và chức năng điều khiển đồng thời chỉ ra các tiêu chí màKTĐG cần đạt được
Đối với KTĐG môn tiếng Anh, đã trình bày tương đối kỹ về chuẩn kiến thức
kỹ năng môn tiếng Anh - căn cứ và mục tiêu của KTĐG, các nguyên tắc, mụcđích, hình thức và phương pháp KTĐG môn tiếng Anh, những vấn đề cần lưu ýđối với quản lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anh Các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anh cũng được đề cập đến với mục đích giúp cácnhà quản lý trường học tính đến những yếu tố như chất lượng giáo viên, chấtlượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất, văn hóa tổ chức nhà trường, môitrường văn hóa xã hội của địa phương để đề ra những biện pháp quản lý KTĐGmôn tiếng Anh phù hợp
Để quản lý tốt hoạt động KTĐG môn tiếng Anh đòi hỏi lãnh đạo nhà trườngphải quản lý tốt các khâu trong quy trình KTĐG bằng cách thực hiện tốt 4 chứcnăng quản lý, đó là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
2 Thực trạng vấn đề
2.1 Đặc điểm tình hình trường THPT Kim Sơn C
Trường THPT là trường mới chuyển đổi sang loại hình công lập (Trước đây
là trường bán công) Năm học 2014 – 2015 trường có 21 lớp học với 667 học sinh
Trang 27Trường có 6 giáo viên dạy tiếng Anh và có 02 đồng chí trong Ban giám hiệu cóchuyên môn tiếng Anh Do đầu vào tuyển sinh của nhà trường thấp nhất tronghuyện nên việc thúc đẩy chất lượng giáo dục trí dục nói chung, đặc biệt là chấtlượng môn tiếng Anh gặp rất nhiều khó khăn.
2.2 Thực trạng KTĐG môn tiếng Anh tại trường THPT Kim Sơn C
2.2.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên tiếng Anh của nhà trường
Hiện nay, việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và dạy học tiếng Anh nóiriêng đang là nhu cầu cấp thiết cho các cấp học phổ thông Ở cấp trung học cơ sở
và trung học phổ thông đây là môn học bắt buộc trong nhà trường
Yêu cầu dạy học theo chương trình mới đòi hỏi chuẩn tiếng Anh phải đạt yêucầu quy định theo khung trình độ năng lực ngôn ngữ do Hiệp hội các tổ chứcKhảo thí Ngôn ngữ Châu Âu ban hành (viết tắt là KNLNN) Trong đó, giáo viêntiếng Anh tiểu học, THCS phải đạt cấp độ B2, giáo viên trung học phổ thông đạtcấp độ C1 theo KNLNN Giáo viên các cấp đều phải có chứng chỉ TeachingKnowledge Test (TKT)
Nguồn giáo viên tiếng Anh hiện nay vẫn còn một số được đào tạo khôngchính quy như đào tạo từ xa, tại chức và từ nhiều trường đại học khác nhau trong
cả nước nên chất lượng không đồng đều, phương pháp dạy học của giáo viên chưađổi mới, cách phát âm chưa chuẩn nên việc truyền thụ cho học sinh chưa tốt Thầydạy không đúng dẫn đến trò phát âm không chuẩn Năng lực ngoại ngữ của độingũ giáo viên chưa đáp ứng được với yêu cầu đạt chuẩn quốc tế theo quan điểmđổi mới của Bộ GD&ĐT
Trình độ kỹ năng giao tiếp của nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn, việc tiếp cận
và trau dồi vốn tiếng Anh không liên tục và thường xuyên nhất là việc giao tiếpvới người nước ngoài Giáo viên phần lớn dạy dựa chủ yếu vào sách giáo khoa,tập trung vào kiến thức ngôn ngữ, chưa chú trọng phát triển năng lực cá nhân củahọc sinh
Trang 28Đội ngũ giáo viên tiếng Anh phần lớn có tuổi đời và tuổi nghề tương đối trẻ.
Đa số giáo viên tiếng Anh nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, một số được đàotao khá bài bản và có năng lực thực sự, song nhìn chung vẫn có nhiều hạn chế
2.2.2 Thực trạng đầu vào môn tiếng Anh của học sinh và nhu cầu học tập tiếng Anh của học sinh
a Thực trạng đầu vào môn tiếng Anh:
Môn tiếng Anh là môn học phần lớn học sinh nông thôn cảm thấy khó và íthứng thú học Hầu hết học sinh có vốn Tiếng Anh còn hạn chế, các em cảm thấykhông tự tin và không có hứng thú trong việc học tiếng Anh Chính vì lẽ đó nhiềuhọc sinh cảm thấy chán và ngồi thụ động trong giờ học tiếng Anh, làm cho khôngkhí lớp rất căng thẳng Các em dường như nhút nhát và sợ hãi mỗi khi mắc lỗi vàthiếu tính chủ động tích cực trong việc học Tiếng Anh
Bên cạnh những học sinh có hứng thú học ngoại ngữ vẫn còn không ít họcsinh cảm thấy không thích học hoặc cảm thấy khó khăn trong việc học bộ mônnày Tiếng Anh là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và cũng là mônthi bắt buộc vào trường chuyên Mặc dù là môn thi quan trọng, nhưng rất nhiềuhọc sinh vẫn học lệch, học đối phó hoặc chủ quan dẫn đến mất căn bản, học kém
và do đó không đạt kết quả trong các kỳ thi Đa phần học sinh ở nông thôn không
có điều kiện tiếp cận với sách tham khảo, các phần mềm học tiếng Anh hayInternet để học online Thêm vào đó, hương trình, sách giáo khoa nặng và quá tảicũng khiến học sinh chán nản, không có hứng thú với môn học này
b Nhu cầu học tập tiếng Anh của học sinh và thái độ của học sinh đối vớimôn tiếng Anh
Tiếng Anh là một môn học khó đối với học sinh nông thôn, đa số các emkhông có hứng thú đối với môn học này Phần lớn các em học sinh học tiếng Anhvới mục đích đủ điểm để lên lớp, để xét tốt nghiệp Một bộ phận các em yêu thíchmôn tiếng Anh và đầu tư thời gian, công sức học tiếng Anh vì tiếng Anh là môn
Trang 29nằm trong các môn thuộc khối thi đại học của các em Rất ít học sinh xác địnhđược tầm quan trọng của tiếng Anh đối với nghề nghiệp và công việc tương laicủa mình trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu hiện nay Năm học 2013 -
2014 đổi mới thi tốt nghiệp, học sinh được lựa chọn môn thi, rất ít học sinh lựachọn thi môn Ngoại ngữ (tiếng Anh) Lý do cơ bản nhất ở đây là điều kiện họctiếng Anh của học sinh nông thôn còn nhiều hạn chế nên đa số các em chỉ coi đây
là môn học đối phó và bị mất kiến thức nền tảng ngay từ cấp THCS Những kỳ thitốt nghiệp THPT trước đây, tiếng Anh được xem là một trở ngại lớn với nhiều họcsinh, vì vậy khi được tự chọn môn thi tốt nghiệp, các em như trút bỏ được gánhnặng của mình
2.2.3 Thực trạng KTĐG môn tiếng Anh
Trong thời gian qua, việc KTĐG môn tiếng Anh tại trường đã tiến hành theođúng quy chế do Bộ GD&ĐT đề ra: kiểm tra đủ số lần kiểm tra trong năm học,hình thức kiểm tra trắc nghiệm đã được sử dụng phổ biến Giáo viên có nhiều kinhnghiệm hơn trong việc biên soạn đề thi, đề kiểm tra; một số giáo viên đã quan tâm
áp dụng những loại hình kiểm tra nhằm đánh giá kỹ năng nghe, nói của học sinh.Việc biên soạn đề thi, đề kiểm tra đã bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, với mỗi đềthi, đề kiểm tra đều thiết lập ma trận đề với 3 mức độ nhận biết, thông hiểu và vậndụng; đề thi, đề kiểm tra phù hợp với mục tiêu học tập và nội dung giảng dạy.Hoạt động KTĐG cũng đã góp phần đem lại hiệu quả giáo dục tốt, khích lệ, độngviên học sinh học tập, có tác động tốt tới quá trình tổ chức dạy học của giáo viêntiếng Anh, thúc đẩy chất lượng dạy - học môn tiếng Anh trong trường
Tuy nhiên, KTĐG môn tiếng Anh hiện nay đang áp dụng phương châm “ Thi
gì học nấy”, mang tính áp đặt và không khuyến khích sáng tạo
Do nhiều lí do mà việc KTĐG môn tiếng Anh trong trường còn bộc lộ nhiềuhạn chế như chưa kiểm tra được các lĩnh vực nhận thức của học sinh, giáo viênmới chỉ đánh giá để biết được mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của người học
Trang 30mà chưa chú ý đến yêu cầu hình thành kỹ năng cho học sinh (như kỹ năng nghe,nói, diễn thuyết , KTĐG chưa bảo đảm nguyên tắc "Kiểm tra đánh giá của giáoviên phải kích thích được sự tự kiểm tra đánh giá của người học và kiểm địnhđược chính xác, khách quan thành quả học tập và mức độ đạt được mục tiêu dạyhọc".
Phương pháp KTĐG tiếng Anh đối với học sinh chủ yếu là làm bài kiểm tratrên giấy, với 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan Cả 2 hình thức nàychủ yếu là chứng minh học sinh nắm vững kiến thức để làm một số bài tập về kiếnthức ngôn ngữ hoặc đọc, hiểu, viết trong một số tình huống KTĐG vẫn chủ yếudựa vào mục tiêu, mà mục tiêu chủ yếu là kết quả các kỳ thi như thi tốt nghiệp,tuyển sinh, học sinh giỏi Việc đo lường năng lực học sinh chủ yếu dựa vào điểm
số các bài thi, chưa chú trọng đến kỹ năng, thái độ Với những hình thức thi, kiểmtra mang tính độc lập, sáng tạo cao của HS như hình thức tìm hiểu thực tế rồi làmbáo cáo, thuyết trình theo nhóm… hiện nay chưa thực hiện, vì giáo viên chưa thực
sự am hiểu phương pháp này Sau mỗi bài kiểm tra hoặc kỳ thi, giáo viên thườngchỉ quan tâm đến điểm số của học sinh để lên bảng điểm, xếp loại, đánh giá, chứkhông nghĩ rằng cần phân tích đánh giá chất lượng các đề kiểm tra, đề thi để rútkinh nghiệm…,đồng thời xem xét chúng giúp phát hiện những thiếu hụt gì ở họcsinh, để điều chỉnh hoạt động dạy và học Nhiều giáo viên chỉ quan tâm, kiểm trađánh giá để có điểm, thực hiện yêu cầu theo quy chế…mà quên rằng kiểm tra đánhgiá còn có nhiều chức năng khác
Thưc trạng KTĐG môn tiếng Anh nêu trên đã dẫn đến kết quả học tập môntiếng Anh tương đối thấp, đặc biệt là kết quả thi tốt nghiệp tiếng Anh trong nhữngnăm gần đây
Trang 312.3 Thực trạng quản lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anh
Ngay từ đầu các năm học, căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH của Bộ GD
&ĐT và hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Ninh Bình, ban giám hiệunhà trường đã lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động KTĐG cácmôn học, trong đó có KTĐG môn tiếng Anh theo đúng qui định, thực hiện quản lýhoạt động này một cách nghiêm túc Những nội dung được lựa chọn để kiểm tra,thi là những vấn đề đáp ứng mục tiêu môn học, những vấn đề cốt lõi trong nộidung môn học và mục tiêu môn học đã được thống nhất trong nhóm chuyên môn
và quan trọng nhất là nội dung KTĐG đã bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng môntiếng Anh ở các cấp học Đã chỉ đạo sử dụng kết hợp nhiều hình thức KTĐG nhưkiểm tra viết trên giấy, kiểm tra miệng, kết hợp kiểm tra, thi trắc nghiệm và tựluận Công tác quản lý hoạt động KTĐG môn tiếng Anh đã phần nào tác động tớikết quả học tập môn học này đối với học sinh trong 3 năm học gần đây, cụ thể, sốhọc sinh đạt điểm khá, tốt đã tăng nhẹ, số điểm dưới trung bình giảm đáng kể.Tuy nhiên, công tác quản lý KTĐG môn tiếng Anh thời gian qua cũng bộc lộnhiều mặt hạn chế cần khắc phục và tìm ra giải pháp đổi mới để KTĐG thực sự làthước đo đánh giá HS một cách chính xác và toàn diện đồng thời là động lực đểthúc đẩy đổi mới PPDH, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT, đảm bảo mụctiêu giáo dục và là cơ sở quan trọng để đổi mới thi cử
Trước hết, về mặt nhận thức, đa số giáo viên tiếng Anh còn nhận thức chưađúng đắn đối với triết lý, các phương pháp, kỹ thuật và hình thức KTĐG, vẫn chỉhiểu KTĐG tập trung đánh giá kết quả học tập (chính xác hơn là tập trung tìmhiểu, đánh giá mức độ tiếp thu bài của học sinh), có kết quả để xếp loại học sinh
để báo cáo lãnh đạo, vào bảng điểm chứ họ không hiểu được các chức năng, triết
lý đánh giá Một trong những điểm yếu nữa là hiện nay, giáo viên tiếng Anh trongcác nhà trường sử dụng hầu như rất hạn chế các hình thức đánh giá mới, hiện đại,phần lớn những hình thức đánh giá đang sử dụng có tính truyền thống: kiểm tra
Trang 32viết tự luận và trắc nghiệm, làm các bàì tập như kiểm tra 15 phút, 1 tiết… Trongkhi đó, yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các hìnhthức đánh giá, đặc biệt đối với môn tiếng Anh cần áp dụng đánh giá bằng vấn đáp,các tình huống bài tập, các hình thức ghi nhật ký, dự án…, thì giáo viên chưa làmđược.
Theo định hướng đổi mới PPDH và KTĐG, giáo viên khi đánh giá hoạt độngdạy- học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh mà còn bao gồm đánhgiá quá trình học tập nhằm cải tiến quá trình dạy học Đánh giá của giáo viên trongquá trình học là yêu cầu quan trọng để phát triển những kỹ năng cơ bản, năng lực
cá nhân của học sinh Về tổ chức, chỉ đạo đánh giá quá trình hầu hết lãnh đạo nhàtrường chưa quan tâm đúng mức nên hoạt động này thực chất mới chỉ mang tínhhình thức Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, mục đích chính của đánh giá phải
là nhằm cải tiến việc học tập của học sinh và do đó, đánh giá phải tập trung vàoquá trình và cải tiến hơn là đánh giá cuối cùng Nhìn lại thực trạng của các nhàtrường THPT và trường THPT Kim Sơn C nói riêng, có thể thấy là mục đích củaKTĐG hiện nay chỉ chú trọng đến đánh giá cuối cùng và không thúc đẩy quá trìnhphát triển giáo dục của học sinh ở tất cả các môn học trong đó có môn tiếng Anh.Cách đánh giá nặng về kiến thức của môn học cụ thể hơn là đánh giánăng lực (nhận thức và thực tiễn) và phẩm chất nhân văn của ngườihọc đã chi phối cách giảng dạy trong nhà trường Giáo viên và nhà
trường tập trung vào dạy chữ hơn là dạy người Trong công tác chỉ đạo,
lãnh đạo KTĐG môn tiếng Anh chưa tổ chức sử dụng đa dạng các hình thứcKTĐG, mới chỉ chú trọng đánh giá kết quả cuối cùng mà chưa coi trọng đánh giá
cả quá trình học tập của học sinh (Đặc biệt đối với môn tiếng Anh thì đánh giá quátrình là vô cùng quan trọng để thực hiện mục tiêu dạy học)
Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo ra đề thi, thiết lập ma trận đề thi chưa thật sựhiệu quả Chỉ đạo hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn tiếng Anh trong việc ra đề