1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn phát triển kỹ năng nói cho học sinh qua phương pháp dạy học theo dự án môn tiếng anh thpt

20 2,5K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 365 KB

Nội dung

Chính vì vậy, để đổi mới cách tổ chức dạy học trong các giờ thực hành nói Tiếng Anh, giúp học sinh mạnh dạn sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp, chúng tôi đã có sáng kiến “Phát triển kỹ nă

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG

SÁNG KIẾN:

“Phát triển kỹ năng nói cho học sinh qua phương pháp dạy học theo dự án”.

Nhóm tác giả: 1 NGUYỄN THỊ XUÂN LAN

2 BÙI PHƯƠNG CHI

3 ĐẶNG THỊ BÍCH HUỆ

Môn: TIẾNG ANH

Đơn vị công tác: Trường THPT Đinh Tiên Hoàng

Thành phố Ninh Bình - Tỉnh Ninh Bình

Năm học 2014 - 2015

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đổi mới phương pháp dạy học: “Dạy học theo hướng học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, hướng tới dạy học lấy người học làm trung tâm” là một vấn đề đã và đang được đông đảo các thầy cô giáo áp dụng Trong

ba năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn, chỉ đạo và khuyến khích giáo viên áp dụng “dạy học tích hợp” vào trong giảng dạy Song qua thực

tế không phải giáo viên nào cũng áp dụng hiệu quả “dạy học theo chủ đề tích hợp” vào giờ dạy, nhất là trong các tiết học môn Tiếng Anh Chính vì vậy, để đổi mới cách tổ chức dạy học trong các giờ thực hành nói Tiếng Anh, giúp học sinh mạnh dạn sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp, chúng tôi đã có sáng kiến

“Phát triển kỹ năng nói cho học sinh thông qua phương pháp dạy học theo

dự án” Sáng kiến này góp phần sẽ khắc phục được lối dạy học truyền thống

trong các giờ dạy thực hành nói cho học sinh trước đây, đó là: Học sinh hoạt động cá nhân một cách thụ động dựa theo nội dung giáo viên cho sẵn trong chương trình học mà những nội dung đó đôi lúc không gần gũi, thiết thực với học sinh nên làm cho các em không có hứng thú học từ đó các em cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp Qua việc thực hiện sáng kiến, giáo viên giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quá trình học Tiếng Anh nói chung cũng như giúp các em mạnh dạn hơn trong nói giao tiếp bằng Tiếng Anh, nâng cao khả năng thuyết trình và kỹ năng làm việc theo nhóm

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Mục đích chính của sáng kiến là giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học trong các tiết “Speaking” và các tiết học tự chọn thông qua các hoạt động nói Tiếng Anh dành cho học sinh lớp 10 và lớp 11 Cụ thể là :

1 Tạo hứng thú học tập cho học sinh, khuyến khích cho học sinh tham gia vào nhiều hoạt động trong lớp có sử dụng nói Tiếng Anh

2 Rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho học sinh từ đó giúp các em tự cải thiện và nâng cao vốn từ vựng Tiếng Anh của chính mình

3 Giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng, pháp huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh, giúp các em hiểu bài kỹ hơn

Trang 3

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện tốt sáng kiến này, người thực hiện cần phải hoàn thành các

nhiệm vụ sau:

1- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn dạy tiếng Anh và cách áp dụng phương pháp “dạy học theo dự án” trong “dạy học tích hợp”

2- Thao giảng, dạy thử nghiệm

3- Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm

4- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các hoạt động nói Tiếng Anh để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý

5 Lấy ý kiến nhận xét đánh giá của đồng nghiệp và học sinh về những ưu điểm và hạn chế của sáng kiến

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu cho sáng kiến này là học sinh các lớp 10B8 (năm học 2013 – 2014) và 11B7, 11B8 và 11B10 (năm học 2014 – 2015) Phạm vi nghiên cứu trong các tiết “Speaking” và một số tiết tự chọn trong chương trình lớp 10 và lớp 11

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện nghiên cứu sáng kiến này, chúng tôi đã sử dụng kếp hợp một

hệ thống gồm nhiều phương pháp:

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

1.1 Nghiên cứu các văn bản, Nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo

1.2 Tìm hiểu các khái niệm thuật ngữ có liên quan đến sáng kiến

2 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

2.1 Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh trong một số tiết

“Speaking”

2 Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy

3 Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành thử nghiệm ở một số tiết dạy “Speaking”

4 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá mức độ hiểu bài và sự hứng thú của học sinh với phương pháp học

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ

ÁN TRONG CÁC GIỜ “SPEAKING” THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP.

2 Thế nào là dạy học theo dự án?

Học theo dự án là một phương pháp học tập mang tính xây dựng, trong đó

học sinh tự đưa ra sáng kiến và thực hiện xây dựng phiếu hỏi, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và đưa ra nhận định, kết luận về các vấn đề cụ thể.

Học theo dự án (Project Learning) còn có tên gọi khác là học dựa trên mô hình

dự án (Project based learning) và học theo dự án (Project Work)

12 Thế nào là tích hợp?

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động

chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.

Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên két các đối tượng

nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”

Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể” Có nghĩa là sự phối hợp

các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy

3 Ưu điểm của dạy học theo dự án trong việc phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh

Học theo dự án là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống từ đó giúp các em cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp nhất là giao tiếp với người nước ngoài bằng Tiếng Anh

Quá trình học theo dự án giúp học sinh tự học, tự tìm tòi, khám phá kiến thức thông qua các chủ đề gần gũi với các em từ đó giúp các em củng cố vốn từ vựng Tiếng Anh theo các chủ đề, nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng nói Tiếng Anh; xây dựng các kỹ năng hợp tác, giao tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị

Trang 5

hành trang cho các em trong sự nghiệp học tập suốt đời và đối mặt với các thử thách trong cuộc sống

Quá trình học theo dự án giúp những học sinh ngại giao tiếp, hay xấu hổ,

sợ nói Tiếng Anh tự tin hơn; đặc biệt là những học sinh yếu kém có cơ hội thể hiện mình từ đó tạo hứng thú cho đối tượng này trong việc thực hành nói Tiếng Anh

4 Nhược điểm của dạy học theo dự án trong việc trong việc phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh:

Ngoài những ưu điểm nêu trên thì việc áp dụng phương pháp “học theo

dự án” để khuyến khích học sinh nói Tiếng Anh trong các giờ “Speaking” cũng gặp những khó khăn nhất định cho cả thầy và trò về thời gian và kinh phí khi thực hiện Ngoài ra phương pháp này còn đòi hỏi học sinh phải có sự ham mê học hỏi, nhiệt tình, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu…

5 Cách hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp học theo dự án trong các tiết “speaking”:

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm quen với học theo dự án, những ưu điểm và phương pháp học theo dự án trong giờ “Speaking” Cụ thể:

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch trong đó điều quan trọng là phải đề học sinh chọn chủ đề phù hợp, gần gũi với đời sống hàng ngày của các

em để các em dễ nói, dễ sử dụng ngôn từ Tiếng Anh phù hợp

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện dự án bằng cách lấy người học làm trung tâm, giúp học sinh tự thể hiện mình, thông qua đó nâng cao khả năng hợp tác theo nhóm, khả năng diễn đạt Tiếng Anh về một chủ đề do các em tự chọn; từ đó giúp các em tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô và người nước ngoài bằng Tiếng Anh

+ Để nâng cao vốn từ Tiếng Anh và khả năng giao tiếp nên khuyến khích học sinh sử dụng Tiếng Anh không chỉ trong lúc báo cáo kết quả mà cả khi trao đổi thông tin với thầy cô và bạn bè về chủ đề mà các em lựa chọn

+ Hướng dẫn các em tự kiểm tra, đánh giá các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm

Trang 6

II GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM TRONG CÁC TIẾT DẠY NÓI CHO HỌC SINH KHỐI 10 VÀ KHỐI 11

1 Giải pháp cũ khi chưa sử dụng phương pháp “học theo dự án” theo chủ đề tích hợp trong các giờ thực hành nói Tiếng Anh:

Trước đây, trong các giờ “Speaking” khi chưa áp dụng phương pháp “học theo dự án” theo chủ đề tích hợp thường được tiến hành dưới hình thức “Thầy chủ động, trò học thụ động theo thầy” tức là thầy đưa ra cho học sinh những chủ

đề nói theo sách giáo khoa và yêu cầu học sinh nói rập khuôn theo mẫu có sẵn trong sách giáo khoa hoặc mẫu do giáo viên đưa ra Hình thức dạy học này làm cho giờ học ngoại ngữ rất tẻ nhạt, không đáp ứng được công nghệ dạy học mới

là “Coi học sinh là nhân vật trung tâm của hoạt động dạy học”, tức là “Thầy tổ chức, trò hoạt động”chính vì thế không phát huy được tính sáng tạo của học sinh

Dưới đây là một số hạn chế khi thực hiện phương pháp dạy truyền thống trong các tiết “Speaking”:

1 Cách học rập khuôn, máy móc trong giờ thực hành nói Tiếng Anh làm cho nhiều học sinh cảm thấy tẻ nhạt, không hứng thú học tập; học sinh chỉ học vẹt, nói theo những mẫu câu cho sẵn nên các em không thể áp dụng linh hoạt vào các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau trong đời sống hàng ngày

2 Không phát huy được tính sáng tạo, tự học, khả năng làm việc theo nhóm và khả năng thuyết trình của học sinh

3 Vì số lượng học sinh trong lớp đông (Khoảng 35 – 40 em/lớp) và thời lượng 45 phút cho một tiết “Speaking” là quá ít nên việc cho các em thực hành nói Tiếng Anh còn hạn chế, giáo viên chỉ tập trung gọi các em khá giỏi, các em yếu kém chỉ ngồi một chỗ và rất sợ khi bị giáo viên gọi nói Tiếng Anh; từ đó vốn từ vựng, khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng yếu đi

4 Hậu quả là học sinh không tập trung vào bài giảng, làm việc riêng hoặc nói chuyện trong lớp từ đó dẫn đến kết quả học tập bộ môn không cao

Qua phiếu điều tra ở 2 lớp 11B7 và 11B10 trước khi áp dụng giải pháp mới thì có tới 85% học sinh nói rằng 45 phút thực hành nói trên lớp chưa thật sự hiệu quả và 68% học sinh rất sợ phải nói Tiếng Anh trong đó phần lớn do vốn từ

và khả năng giao tiếp của các em còn yếu

Trang 7

2 Giải pháp cũ khi sử dụng phương pháp “học theo dự án” theo chủ

đề tích hợp trong các giờ thực hành nói Tiếng Anh:

Từ năm học 2012 – 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc thi

“Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THPT” và được đông đảo giáo viên hưởng ứng tham gia dự thi Trong 2 năm học 2012 – 2013 và 2013 –

2014 chúng tôi cũng đều tham gia nhưng kết quả sau khi áp dụng vào các giờ dạy thực hành nói chưa hiệu quả, chưa có tác dụng rõ rệt để khuyến khích học sinh sử dụng Tiếng Anh Giáo viên mới đơn thuần đưa ra trước các chủ đề tích hợp cho học sinh dựa vào nội dung các tiết “Speaking” trong sách giáo khoa, sau

đó hướng dẫn học sinh tự về nhà nghiên cứu và đến giờ thực hành nói giáo viên chỉ định một số học sinh khá nói trước lớp Hình thức dạy học này phần nào cũng đã phát huy được tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh song vẫn còn những hạn chế sau:

1 Học sinh không được tự chọn chủ đề nói mà các em yêu thích hoặc gần gũi với đời sống hàng ngày của các em do đó các em không được đi thực tế, không hiểu biết rõ về những vấn đề mà các em muốn nói từ đó làm các em thiếu kiến thức về chủ đề mà các em cần nói đến

Ví dụ: Trong phần “Speaking” thuộc Unit 9 – Undersea world chương trình lớp 10 chúng tôi cho học sinh nói về vấn đề bảo vệ môi trường biển hiện nay Tuy nhiên học sinh trường chúng tôi sống tại địa bàn Thành phố Ninh Bình nên sự hiểu biết của các em về biển và vấn đề ô nhiễm biển còn nhiều hạn chế chính vì thế các em mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu qua sách báo, Internet…

2 Bài nói chủ yếu do giáo viên gợi ý, thậm chí viết sẵn do đó không phát huy được tính sáng tạo của học sinh

2 Không phát huy được tính sáng tạo, tự học, khả năng làm việc theo nhóm và khả năng thuyết trình của học sinh

3 Giáo viên chỉ thực hiện trong thời gian 45’ trên lớp nên chỉ có các em khá giỏi mới có điều kiện nói còn các em yếu kém hầu như không được thể hiện

4 Giáo viên chưa dành thời gian hợp lý để hướng dẫn, rút kinh nghiệm cho học sinh

Trang 8

III GIẢI PHÁP MỚI ÁP DỤNG TRONG CÁC TIẾT DẠY NÓI CHO HỌC SINH KHỐI 10 VÀ KHỐI 11:

Để khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy truyền thống và khắc phục những tồn tại trong 2 năm trước áp dụng phương pháp dạy học theo dự án

và nhằm đổi mới phương pháp dạy học, giúp nâng cao chất lượng các giờ thực hành nói Tiếng Anh cho học sinh, tôi đã có sáng kiến cải tiến lại cách tổ chức dạy học theo dự án theo chủ đề tích hợp trong các giờ “Speaking” dành cho lớp

10 và lớp 11 Trong 2 năm trước chúng tôi đã làm những bài dự thi theo chủ đề tích hợp trên phương diện lý thuyết rất tốt và đã được giải cao trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia nhưng việc áp dụng vào thực tế giảng dạy và hiệu quả ảnh hưởng tốt tới học sinh chưa cao Việc cải tiến trong năm học 2014 – 2015 này cơ bản vẫn theo đường hướng của phương pháp dạy học theo dự án nhưng có một

số thay đổi so với 2 năm trước đã đem lại hiệu quả rõ nét trong việc khuyến khích học sinh nói Tiếng Anh đặc biệt là ở 2 lớp 11B7 và 11B8 Từ năm học

2013 – 2014 Bộ Giáo dục và Đào có đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh nên giải pháp mới này sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh phát triển đều các kỹ năng sử dụng Tiếng Anh

1 Những giải pháp cụ thể khi sử dụng phương pháp dạy học theo dự

án theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh khối 10 và 11:

Nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ thực hành nói Tiếng Anh giáo viên đã thực hiện một số giải pháp mới so với 2 năm học trước như sau:

+ Cho học sinh chọn chủ đề mà học sinh yêu thích, thiết thực gần gũi với

đời sống hàng ngày của các em

Ví dụ: Trong bài 7, phần Speaking – Lớp 11 (Unit 7 – Word population), thay cho việc yêu cầu học sinh nói về nguyên nhân, hậu quả của việc bùng nổ dân số thế giới thì học sinh lớp 11B8 đã đi tìm hiểu về dân số 1 số địa bàn lân cận quanh khu vực Thành phố Ninh Bình Trong bài 10, phần Speaking – Lớp

11 (Unit 10- Nature in danger) thay việc nói về các biện pháp bảo vệ môi trường nói chung thì các em học sinh lớp 11B7 đã nói về ô nhiễm môi trường tại chợ Rồng và một số khu dân cư nơi các em đang sống Để hiểu thêm, các em đã

Trang 9

được giáo viên cho đi thực tế từ đó tăng thêm vốn kiến thức mà các em cần biết, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp

+ Thay cho việc áp đặt nội dung nói cho học sinh thì giáo viên đã cho học

sinh tự sáng tạo miễn là các em có cơ hội nói Tiếng Anh về chủ đề mà các em

yêu thích

+ Khuyến khích tất cả mọi học sinh tham gia vào các hoạt động nói, gợi ý

cho học sinh yếu kém sử dụng những ngôn từ đơn giản, phù hợp với trình độ của các em từ đó phá bỏ cảm giác sợ hãi mặc cảm tự ti của những học sinh này khi nói Tiếng Anh

+ Khuyến khích học sinh sử dụng Tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc, cả khi đi

thực tế và khi trao đổi thông tin trong nhóm

2 Tính mới của giải pháp:

- Giải pháp mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới, mục tiêu của môn học, giúp giáo viên làm phong phú thêm kho tư liệu về phương pháp, thủ thuật dạy học, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo ra nhiều thử thách cho học sinh trong học tập, từng bước rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh thông qua việc động viên khuyến khích học sinh sử dụng Tiếng Anh trong giờ “Speaking” cũng như trong giao tiếp hàng ngày

- Gây hứng thú cho học sinh, phát huy được tính sáng tạo, tự học, khả năng làm việc theo nhóm và khả năng thuyết trình của học sinh

- Tạo điều kiện cho tất cả mọi đối tượng học sinh cùng làm việc từ đó nâng cao vốn từ vựng và kỹ năng nói Tiếng Anh cho những học sinh yếu kém

3 Tính sáng tạo của giải pháp:

- Tất cả mọi đối tượng học sinh đều được thể hiện hết năng lực, khả năng của chính mình khi sử dụng Tiếng Anh để nói về chủ đề mà mình yêu thích

- Phát huy được tính tính cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh

Trang 10

4 Ví dụ về giờ dạy “Speaking” sử dụng phương pháp dạy học theo dự án theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 10 và 11:

4.1 Những tiết dạy nói có thể áp dụng phương pháp dạy học theo dự án

STT Lớp Bài trong SGK Nội dung có thể áp dụng phương

pháp dạy học theo dự án

1 10 Unit 3 – People’s

background

Speaking about someone’s background

2 10 Unit 9 – Undersea world Talk about causes and

consequences of sea problems

Offer solutions to sea problems

3 10 Unit 12 - Music Talk about favourite kind of music

4 10 Unit 16 – Historical

places

Talk about a historical place in Ninh Binh

5 11 Unit 7 -Population Talk about the causes of population

explosion, problems of population booms and solutions to these problems

6 11 Unit 8 - Celebrations Talk about one of the popular

celebrations in Ninh Binh or in Viet Nam

7 11 Unit 10 – Nature in

danger

Talk about environmental pollution

in Ninh Binh province: Causes, consequences and solutions

8 Unit 16 – The wonders of

the world

Talk about the wonders of Ninh Binh province

4.2 Nội dung 1 tiết học cụ thể giáo viên đã áp dụng trong năm học

2014 -2015 khi sử dụng phương pháp dạy học theo dự án theo chủ đề tích hợp nhằm nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh:

Topic:

Ngày đăng: 31/07/2016, 01:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w