Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất nhưng thống nhất không có nghĩa là nhất dạng. Trong thực tế, tiếng Việt rất đa dạng. Phương ngữ là một trong các biểu hiện đa dạng đó của ngôn ngữ. Ta có thể gặp tiếng Việt văn hóa trau chuốt, tinh tế, lung linh lại có thể gặp tiếng địa phương mộc mạc, đậm đà màu sắc quê hương trên các miền đất nước. Mỗi phương ngữ là một biểu hiện cụ thể, sinh động, một hương sắc của tiếng Việt. Thật vậy, các phương ngữ trong tiếng Việt thống nhất giống như một cây đàn muôn điệu. Cây đàn ấy là tiếng Việt thống nhất. Cho nên, quan hệ giữa ngôn ngữ và phương ngữ cũng chính là quan hệ giữ cái trừu tượng và cái cụ thể, giữa cái chung và cái riêng
Trang 1Mục lục:
Mở đầu.
Nội dung:
I Những vấn đề chung
1 Khái niệm phương ngữ
2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
3 Các cách phân vùng phương ngữ tiếng Việt
II So sánh đặc điểm ngữ âm 3 vùng phương ngữ
1 Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Bắc
2 Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Trung
3 Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Nam III Miêu tả hệ thống thanh điệu phương ngữ Trung
1 Khái niệm thanh điệu
2 Miêu tả hệ thống thanh điệu phương ngữ Trung 2.1 Thanh không
2.2 Thanh huyền
2.3 Thanh sắc
2.4 Thanh nặng
2.5 Thanh hỏi
Kết luận.
Trang 2
Mở đầu
Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất nhưng thống nhất không có nghĩa là nhất dạng Trong thực tế, tiếng Việt rất đa dạng Phương ngữ là một trong các biểu hiện đa dạng đó của ngôn ngữ Ta có thể gặp tiếng Việt văn hóa trau chuốt, tinh tế, lung linh lại có thể gặp tiếng địa phương mộc mạc, đậm đà màu sắc quê hương trên các miền đất nước
Mỗi phương ngữ là một biểu hiện cụ thể, sinh động, một hương sắc của tiếng Việt Thật vậy, các phương ngữ trong tiếng Việt thống nhất giống như một cây đàn muôn điệu Cây đàn ấy là tiếng Việt thống nhất Cho nên, quan hệ giữa ngôn ngữ
và phương ngữ cũng chính là quan hệ giữ cái trừu tượng và cái cụ thể, giữa cái chung và cái riêng
Trong tiếng Việt có rất nhiều sự khác nhau về đặc điểm ngữ âm giữa các vùng phương ngữ Với đề tài : “ miêu tả hệ thống thanh điệu phương ngữ Trung”, nhóm chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích, so sánh, mô tả cụ thể để tìm ra những nét khác biệt đó, đặc biệt là những đặc trưng về hệ thống thanh điệu của phương ngữ miền Trung
Trang 3Nội dung
I, Những vấn đề chung:
1.Khái niệm phương ngữ
Phương ngữ hay còn gọi là tiếng địa phương là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp dialektos, tiếng La Tinh là dialetus
Thuật ngữ dialect của tiếng Anh và tiếng Pháp cũng bắt nguồn từ cách hiểu tiếng
Hy Lạp và La Tinh theo từ nguyên dialect có nghĩa là nói năng giao tiếp bao giờ cũng xảy ra trong một hoàn cảnh, một nơi chốn cụ thể Vì thế sau này chúng ta hiểu dialektos có nghĩa là “tiếng địa phương” hay “phương ngữ”
Ngày nay, việc nghiên cứu phương ngữ đóng một vị trí quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc cũng như trong công cuộc nhằm đẩy mạnh và phát huy hơn nữa vai trò và chức năng xã hội của ngôn ngư văn hóa Chính vì vậy, nghiên cứu ngôn ngữ học đang được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm, trước hết
là vấn đề định nghĩa phương ngữ
Giáo sư Hoàng Thị Châu cho rằng: “phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ
học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác”.
Vương Toàn, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang lại cho rằng:
“phương ngữ là một hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm
riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay một xã hội hẹp hơn ngôn ngữ.
Là một hệ thống ký hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốc chung với hệ thống khác được coi là ngôn ngữ(cho toàn dân tộc) các phương ngữ khác nhau trước hết là ở cách phát âm, sau đó là ở vốn từ vựng”.
Trang 4Gắn với việc xác định thuật ngữ và phương ngữ học, nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa về “từ địa phương” cũng như các định nghĩa phương ngữ tuy giữa các tác giả có sự khác nhau ở một và khía cạnh trong quan niệm, nhưng tất cả đều thống nhất cho rằng:
Phương ngữ là hệ thống biến thể về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ dân tộc Phạm vi sử dụng của phương ngữ bị giới hạn trong một vài địa phương nhất định
Do tầm quan trọng của phương ngữ đối với nhiều ngành, nhất là đối với lịch
sử tiếng Việt, từ lâu các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã có sự quan tâm đáng kể đến phương ngữ đặc biệt là những năm gần đây, các nhà Việt ngữ học đã nghiên cứu phương ngữ một cách có hệ thống hơn, với cách nhìn khác nhau và từ những phương diện khác nhau của phương ngữ
2 Mối quan hệ giữa phương ngữ và ngôn ngữ văn hóa:
Ngôn ngữ văn hóa là phương tiện giao tiếp rộng rãi nhất của các thành viên trong xã hội nhưng nó không phải là phương tiện duy nhất bắt buộc các thành viên phải sử dụng trong mọi bối cảnh giao tiếp ngôn ngữ văn hóa được mọi người suy tôn và hướng tới cùng tồn tại với nó có các phương tiện và phương ngữ khác Tiếng Việt văn hóa các phương ngữ đều là những hình thức tồn tại của ngôn ngữ tiếng Việt không phải chỉ có trong ngôn ngữ văn hóa mới phát huy được vai trò xã hội mà phương ngữ trong một chừng mực nào đó phương ngữ cũng khẳng định được vị trí xã hội của nó
Có thể nói mối quan hệ giữa ngôn ngữ văn hóa và phương ngữ là mối quan hệ giữa các chung và cái riêng, các bất biến và cái khả biến cái chung tức là quy luật
về ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách bắt buộc ngôn ngữ phải tuân theo Cái
Trang 5riêng tức là những nét biến đổi, những cách phát âm riêng biệt, những biến thể riêng biệt của từng địa phương cụ thể mà ngôn ngữ văn hóa không cho phép tồn tại
Ngôn ngữ văn hóa như một mẫu mực chung nhất đã gọt giũa kỹ càng và được dùng trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của đời sống con người ngôn ngữ văn hóa đóng vai trò hàng đầu trong lĩnh vưc giao tiếp của con người kể cả dạng nói và dạng viết vùng nào đó, thể hiện vai trò của nó trên địa bàn hẹp hơn ngôn ngữ văn hóa
Tiếng địa phương chỉ tồn tại chủ yếu ở dạng nói, nó có tính chất bột phát và tự nhiên
Ngôn ngữ văn hóa tồn tại dưới cả 2 dạng biểu hiện tập trung tính thống nhất giữa ngôn ngữ của các địa phương (phương ngữ), do đó có thể nói rằng: mỗi phương ngữ như là một dòng sông nhỏ chảy về dòng sông chính là ngôn ngữ văn hóa Ngôn ngữ văn hóa tiếp thu mọi cái đặc sắc của phương ngữ để hoàn thiện chuẩn mực
Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp đã và đang phát huy ngày càng cao vai trò xã hội của mình Khi ngôn ngữ đạt đến trình độ chuẩn mực thì nó có tác động trở lại các phương ngữ Lúc này, các phương ngữ lấy ngôn ngữ văn hóa làm cái đích để hướng tới đến một lúc nào đó ngôn ngữ văn hóa đã đạt đến một trình độ chuẩn mực thì ngôn ngữ văn hóa chi phối các phương ngữ Các phương ngữ ngày càng tiếp cận với phương ngữ văn hóa Theo quy luật phát triển ngôn ngữ thì phương ngữ sẽ bị đẩy lùi và dần dần có thể bị xóa bỏ hoàn toàn
3 Các cách phân vùng phương ngữ tiếng Việt.
Trang 6Vấn đề đầu tiên được các nhà ngôn ngữ học quan tâm là việc phân vùng tiếng Việt Có các ý kiến về phân chia vùng phương ngữ tiếng Việt như sau:
a Phân chia tiếng Việt thành 2 vùng phương ngữ tiêu biểu cho ý kiến này là:
H Maspero (1912) một học giả Pháp trong công trình “nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt”, phân chia tiếng Việt thành 2 vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung
M.V.Gordina và I.S.Bystrov cũng phân chia tiếng Việt ra thành 2 vùng như H.Maspero, ranh giới chạy qua phía Nam tỉnh Quảng Trị, nhưng có thêm vùng có tính chất đệm(phương ngữ Huế)
Hoàng phê chỉ công nhận có 2 phương ngữ chủ yếu là tiếng miền Bắc, nơi có thủ đô Hà Nội và tiếng miền Nam, nơi có thành phố Hồ Chí Minh, còn ở Trung Bộ
là một chuỗi phương ngữ nhỏ có tính chuyển tiếp
b Phân chia tiêng Việt ra thành 3 vùng phương ngữ: dựa vào thanh điệu, ngữ âm, từ vựng các nhà nghiên cứu chia thành 3 vùng: PNB(Bắc Bộ và Thanh Hóa); PNT(Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên); PNN( từ Đà Nẵng vào) Trong mỗi vùng lại có thể phân nhỏ thành các giọng nói khác nhau Vấn đề chỉ khác nhau ở vị trí của phương ngữ Thanh Hóa, có người xếp nó vào PNB(Nguyễn Bạt Tụy), Hoàng Thị Châu xếp ào phương ngữ Trung
c Phân chia tiếng Việt ra thành 4 vùng phương ngữ: tiêu biểu là Nguyễn Kim Thản: PNB( Bắc Bộ và một phần Thanh Hóa); PN Trung bắc(phía nam Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên); PN Trung nam(từ Quảng Nam tới Phú Khánh)
và PN Nam(từ Thuận Hải trở vào)
d Phân chia tiếng Việt ra thành 5 vùng: Nguyễn Bạt Tuy trong “chữ và vần viết khoa học” chia tiếng Việt thành 5 vùng phương ngữ: PNB( Bắc bộ và Thanh
Trang 7Hóa); PN trung trên(Nghệ An đến Quảng Trị); PN Trung giữa(Thừa Thiên đến Quảng Ngãi); PN Trung dưới(Bình Định đến Bình Tuy) và PNN(Bình Tuy trở vào)
e Không thể phân chia tiếng Việt ra thành các vùng phương ngữ: L.C.Thompson trong Vietnamnese Grammar cho rằng, không thể phân chia tiếng Việt ra thành các vùng phương ngữ vì giữa các địa điểm chính(thành phố lớn) đều
là các vùng chuyển tiếp phương ngữ từ vùng nọ sang vùng kia
II So sánh đặc điểm ngữ âm 3 vùng phương ngữ:
1 Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Bắc
1.1 Hệ thống thanh điệu
- Số lượng: 6 thanh
- Khu biệt: đối lập từng đôi một về âm vực và âm điệu
1.2 Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 20 âm vị
- Trong số 20 âm vị trên, không có những phụ âm ghi trong chính tả là s, r, gi, tr Tức là không phân biệt giữa: s/x, r/d/gi, tr/ch.
1.3 Hệ thống âm cuối
- Số lượng: Có đủ các âm cuối ghi trong chính tả
- Có 3 cặp âm cuối nằm trong thế phân bố bổ sung là:
Trang 8+ [-nh, -ch] đứng sau nguyên âm dòng trước: /i, e, ê/;
+ [-ng, -k] đứng sau nguyên âm dòng giữa (hàng sau không tròn môi – theo cách gọi của GS Đoàn Thiện Thuật): /ư, ơ, â, a/
+ [-ngm, kp] đứng sau nguyên âm dòng sau tròn môi: /u, ô, o/
Trong chính tả, đôi phụ âm thứ 3 này không được thể hiện phân biệt với đôi phụ
âm thứ 2, mặc dù chúng được phát âm khác nhau (cặp thứ 2 là các âm cuối mở, còn cặp thứ 3 lại là các âm cuối ngậm môi)
1.4 Phương ngữ Bắc lại có thể được chia thành 3 vùng nhỏ hơn:
- Phương ngữ vòng cung biên giới phía Bắc nước ta
Phần lớn người Việt ở khu vực này đều mới đến từ các tỉnh đồng bằng có mật độ cao như Thái Bình, Hà Nam Ninh (cũ) Do quá trình cộng cư xảy ra gần đây nên phương ngữ này phát triển theo hướng thống nhất với ngôn ngữ văn học, mang những nét khái quá chung của phương ngữ Bắc, và không chia manh mún thành nhiều thổ ngữ làng xã như phương ngữ Bắc ở các vùng đồng bằng – cái nôi của người Việt cổ
- Phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh xung quanh (Hà Bắc (Bắc Ninh, Bắc
Giang), Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Hà Sơn Bình (Hà Tây, Hoà Bình), Hải
Hưng (Hải Dương, Hưng Yên), Hải Phòng)
Đây là vùng mang những đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Bắc
- Phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển (Thái Bình, Hà Nam Ninh, Quảng Ninh)
Trang 9Vùng này còn lưu giữ lại cách phát âm khu biệt d với gi,r ; s với x; tr với ch mà
các phương ngữ Bắc khác không phân biệt nữa
2 Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Trung
2.1 Hệ thống thanh điệu
Gồm 5 thanh điệu, khác với hệ thống thanh điệu phương ngữ Bắc cả về số lượng lẫn chất lượng
2.2 Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 23 phụ âm
- Trong số 23 phụ âm trên, hơn phương ngữ Bắc 3 phụ âm uốn lưỡi /ş, z, / (chữ
quốc ngữ ghi bằng s, r, tr) Trong nhiều thổ ngữ có 2 phụ âm bật hơi [ph, kh]
(giống như chữ viết đã ghi lại) thay cho 2 phụ âm xát /f, χ/ trong phương ngữ Bắc
2.3 Hệ thống âm cuối
Phụ âm /-ŋ, -k/ có thể kết hợp được với nguyên âm ở cả 3 hàng Tuy vậy, trong những từ chính trị-xã hội mới xuất hiện gần đây vẫn có các cặp âm cuối [-nh, ch]
và [-ngm, kp]
2.4 Phương ngữ Trung cũng có thể chia thành 3 phương ngữ nhỏ hơn
Cơ sở của sự phân chia này là sự khác nhau về thành điệu giữa 3 khu vực
- Phương ngữ Thanh Hoá
Trang 10+ Lẫn lộn thanh hỏi với thanh ngã (phát âm không phân biệt).
+ Các thanh còn lại giống với phương ngữ Bắc
- Phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh
+ Không phân biệt thanh ngã với thanh nặng
+ Cả 5 thanh tạo thành một hệ thống thanh điệu khác với phương ngữ Bắc do có độ trầm lớn hơn
- Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên
+ Không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã
+ Về mặt điệu tính lại giống với thanh điệu Nghệ Tĩnh Riêng vùng Thừa Thiên-Huế có hệ thống vần và âm cuối giống phương ngữ Nam Điều này có nguồn gốc lịch sử -xã hội Vì vậy, do sự pha trộn phương ngữ Trung và phương ngữ Nam trong pưhơng ngữ Thừa Thiên-Huế, nên nó không tiêu biểu cho cả vùng Tiêu biểu cho phương ngữ Trung là dải phương ngữ từ Nghệ Tĩnh đến sông Bến Hải
3 Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Nam
3.1 Hệ thống thanh điệu
- Số lượng: 5 thanh
- Thanh ngã với thanh hỏi trùng làm một
- Xét về mặt điệu tính thì đây là một hệ thống khác với phương ngữ Trung và phương ngữ Bắc
3.2 Hệ thống phụ âm đầu
Trang 11- Số lượng: 23 phụ âm.
- Có các phụ âm uốn lưỡi /ş, z, / (chữ viết ghi là s, r, tr) Ở Nam Bộ, có thể phát
âm rung lưỡi [r] So với các phương ngữ khác, phương ngữ Nam thiếu phụ âm /v/, nhưng lại có thêm âm [w] bù lại; không có âm /z/ và được thay thế bằng âm [j]
3.3 Âm đệm /-w-/ đang biến mất dần trong phương ngữ Nam.
3.4 Phương ngữ Nam cũng mất đi nhiều vần so với phương ngữ Bắc và phương
ngữ Trung Và nó cũng thiếu cặp âm cuối /-ŋ, k/ Trong khi đó, cặp âm cuối [-ngm,
kp] lại trở thành những âm vị độc lập
3.5 Phương ngữ Nam có thể chia thành 3 vùng nhỏ hơn
- Vùng phương ngữ Quảng Nam-Quảng Ngãi:
Vùng này khác các nơi khác ở sự biến động đa dạng của âm /a/ và /ă/ trong kết hợp với các âm cuối khác nhau
- Các phương ngữ Quy Nhơn đến Thuận Hải mang đặc trưng chung nhất của phương ngữ Nam
- Phương ngữ Nam Bộ đồng nhất các vần:
-in, -it với -inh, -ich
-un, -ut với -ung, -uc
Vùng này cũng có khuynh hướng lẫn lộn s/x và tr/ch như phương ngữ Bắc Nhưng
trong ngôn ngữ thông tin đại chúng, trong các hoạt động văn hoá giáo dục, sự phân biệt các phụ âm này lại được duy trì rất có ý thức
Trang 12Do phạm vi và thời gian có hạn nên nhóm chúng tôi không thể đi sâu vào tất
cả các nội dung được đề cập đến ở trên, cho nên nhóm chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu, phân tích và miêu tả hệ thống thanh điệu phương ngữ Trung
III Miêu tả hệ thống thanh điệu phương ngữ Trung:
1, Khái niệm:
Thanh điệu là một âm vị siêu đoạn tính, xét về mặt cấu âm, thanh điệu là một sự nâng cao hay hạ thấp giọng nói trong cùng một âm tiết
Trong cuốn sách Tiếng Việt trên các miền đất nước của giáo sư Hoàng Thị châu, cách phân loại thanh điệu tiếng Việt theo âm vực và theo âm điệu của truyền thống
có sự sắp xếp theo sơ đồ sau:
Bổng Thanh không
(-) [ma]
Thanh hỏi (?)
[mả]
Thanh sắc (/)
[má]
Thanh sắc (nhập thanh) (mát)
Trầm Thanh huyền
(\) [mà]
Thanh ngã (~)
[mã]
Thanh nặng (.)
[mạ]
Thanh nặng (nhập thanh) (mạt)
Trang 13Thanh điệu giữa các biến thể phương ngữ Trung, ít nhiều có những sự khác nhau về âm vực và ngữ điệu đối với thanh điệu của ngôn ngữ toàn dân Hệ thống thanh điệu của phương ngữ Trung bao gồm 5 thanh: không, huyền, sắc, hỏi, nặng,
ít hơn ngôn ngữ toàn dân một thanh, đó là thanh ngã và một số địa phương chỉ có 4 thanh như thổ ngữ huyện Nghi Lộc( Nghệ An), huyện Bố Trạch(Quảng Bình); ở đây thanh ngã và thanh hỏi đều nhập vào thanh nặng
Tiếng Nghệ Tĩnh Tiếng phổ thông
Không
/1/
Sắc
/5/
Không /1/
Sắc /5/ ngã /3/
Huyền
/2/
Nặng hỏi /4/
/6/
Huyền /2/
Nặng /6/ hỏi /4/
2 Miêu tả hệ thống thanh điệu phương ngữ Trung
Vấn đề thanh điệu ở phương ngữ Trung sẽ được trình bày chi tiết trong phần đối chiếu các thanh sau đây:
2.1.Thanh không
Đặc điểm của thanh không trong phương ngữ Trung là thanh duy nhất ở âm vực cao Thanh này bắt đầu cao hơn độ cao trung bình của lời nói, có âm điệu đi lên từ
từ với độ dốc khá lớn ở Nghệ Tĩnh ở Huế ít dốc hơn Thanh không trong tiếng phổ thông có âm điệu bằng phẳng, cường độ không thay đổi, ở âm vực tring bình của lời nói, không có hiện tượng thanh quản hóa hay tắc thanh hầu