1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh ngữ âm tiếng Nhật với tiếng Việt

30 6,8K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 203,5 KB

Nội dung

Tiểu luận này xin giới thiệu về hệ thống ngữ âm và âm vị tiếng Nhật. Đồng thời so sánh, đối chiếu với tiếng Việt và phân tích những điểm giống và khác nhau giữa tiếng Nhật và tiếng Việt một cách sâu sắc. Tôi mong muốn rằng thông qua tiểu luận này có cơ hội để suy nghĩ không những về sự khác biệt của ngữ âm tiếng Nhật và tiếng Việt mà còn về sự khác biệt của hai ngôn ngữ nói chung và tiến tới tìm hiểu sự khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Trang 1

So sánh ngữ âm tiếng Nhật với tiếng Việt - sự khác biệt cấu tạo của âm tiết

  Tiểu luận Học phần LIN6013: Các vấn đề ngữ âm học và âm vị học

Học viên: Washizawa Takuya

I Mở đầu

Như chúng ta đã biết hai ngôn ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt vừa có điểm tương đồng vừa có sự khác nhau về nhiều mặt Những mặt đó bao gồm mặt ngữ âm, từ vựng, cú pháp và ngữ dụng Riêng ở lĩnh vực ngữ âm, hai ngôn ngữ này có đặc điểm ngữ âm hoàn toàn khác nhau và người nói ngôn ngữ này cảm thấy phát âm ngôn ngữ kia thật khó

Tuy nhiên, nếu chúng ta so sánh và phân tích ngữ âm của hai ngôn ngữ này thì cũng có thể tìm ra được một số đặc trưng chung Thông qua những đặc điểm chung

đó, chúng ta biết được hai ngôn ngữ này khác nhau về điểm gì một cách chính xác hơn

Nói cụ thể, hai ngôn ngữ này có hệ thống phụ âm cuối âm tiết gần nhau và đều

có phụ âm cuối âm tiết thay đổi dựa vào bối cảnh

Tiểu luận này xin giới thiệu về hệ thống ngữ âm và âm vị tiếng Nhật Đồng thời

so sánh, đối chiếu với tiếng Việt và phân tích những điểm giống và khác nhau giữa tiếng Nhật và tiếng Việt một cách sâu sắc Tôi mong muốn rằng thông qua tiểu luận này có cơ hội để suy nghĩ không những về sự khác biệt của ngữ âm tiếng Nhật và tiếng Việt mà còn về sự khác biệt của hai ngôn ngữ nói chung và tiến tới tìm hiểu

sự khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam

Trang 2

Trước hết, tôi giới thiệu đơn giản về ngữ âm và cấu trúc âm tiết của tiếng Nhật

và tiếng Việt ở phần 1 Sau đó ở phần 2, tôi so sánh những đặc điểm về hệ thống ngữ âm và âm vị của hai ngôn ngữ đó và đặt vấn đề Ở phần 3 tôi phân tích và so sánh, đối chiếu một cách chính xác về các mặt ngữ âm giữa tiếng Nhật và tiếng Việt Cuối cùng, trong phần kết luận tôi xem xét, đánh giá những phân tích này để hiểu sự khác biệt của hai ngôn ngữ

II Nội dung

1 Nhập môn: Giới thiệu về âm tiết của tiếng Nhật và tiếng Việt

Tiếng Nhật và tiếng Việt thường được coi là hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau,

(Washizawa: tại sao phần mở đầu, câu đầu lại nói là có cả điểm giống và điểm

khác????) cả về ngữ âm, từ vựng, cú pháp, và ngữ dụng Ở tiểu luận này tôi thảo luận về ngữ âm và âm vị, mà chỉ về mặt này cũng có thể tìm ra được nhiều điểm khác nhau trong hai ngôn ngữ, khiến cho nhiều người nói thứ tiếng này gặp khó khăn khi học tiếng kia

Không ít người nói rằng điểm khác nhau giữa hai ngôn ngữ chủ yếu nằm ở cấu trúc âm tiết Người nói tiếng Nhật học tiếng Việt cảm thấy cấu trúc âm tiết của tiếng Việt rất phức tạp và gặp khó khăn về việc khu biệt một số nguyên âm và phụ

âm cuối âm tiết Trong khi đó, người nói tiếng Việt học tiếng Nhật gặp khó khăn về việc khu biệt đặc điểm ngắn và dài của nguyên âm và có hay không có “xúc âm (促音)” cuối âm tiết

Trên thực tế, nếu chúng ta so sánh sơ đồ âm vị của hai ngôn ngữ, có thể tìm ra được nhiều điểm gần nhau Phụ âm đầu âm tiết của hai ngôn ngữ gần nhau, và cả hai ngôn ngữ có phụ âm cuối âm tiết gần nhau, so với tiếng Anh mà hầu hết phụ

Trang 3

âm đầu cũng có thể trở thành phụ âm cuối âm tiết, hoặc tiếng Trung Quốc hiện đại chỉ có 2 phụ âm /n/, /ŋ/ và /ɽ/ (hoặc /ʐ/) ở cuối âm tiết Và cả tiếng Nhật và tiếng Việt đều có cuối âm tiết biến đổi dựa vào bối cảnh: trong tiếng Nhật, “bát âm (撥音)” (là /N/ → [n], [m], [ŋ], [ɴ]) và “xúc âm” (là /Q/ → [t], [p], [k]) biến đổi dựa vào âm đầu của âm tiết tiếp theo; trong tiếng Việt, âm cuối âm tiết [ŋ], [ɲ], [ŋ͡m], và [k], [c], [k͡p] biến đổi dựa vào nguyên âm trước.

Vì vậy, ngữ âm tiếng Nhật và tiếng Việt có nhiều điểm gần nhau Tuy nhiên, do

lý do dưới đây, người ta cảm thấy ngữ âm tiếng Nhật và tiếng Việt hoàn toàn khác nhau: đơn vị cơ bản của âm vị trong tiếng Nhật và tiếng Việt khác nhau Trong khi tiếng Việt coi âm tiết là đơn vị cơ bản và nếu chia tách thì làm âm đầu và vần, trong tiếng Nhật thì đơn vị cơ bản là “mora” Bát âm /N/, xúc âm /Q/ và nguyên

âm thứ hai của nguyên âm đôi và trường âm đều được coi là một mora, và nếu một

âm tiết bao gồm những yêu tố này thì được coi là có nhiều đơn vị

Trong tiếng Nhật, đơn vị mora này rất quan trọng về tất cả mọi mặt phát âm, các luật âm vị, từ pháp, và ngữ nghĩa, khiến người học gặp khó khăn Nhưng nói một cách khác, nếu chúng ta hiểu rõ sự khác biệt về đơn vị cơ bản này thì dễ hơn nhiều

để hai bên hiểu cách phát âm của ngôn ngữ bên kia

2 Mô tả: So sánh và đối chiếu hệ thống ngữ âm của tiếng Nhật và tiếng Việt 2.1 Phụ âm đầu

2.1.1 Phụ âm đầu trong tiếng Việt

Danh sách âm vị của phụ âm đầu âm tiết của tiếng Việt là:

(/p/) /b/ /m/ /f/ /v/ /t/ /t‘/ /d/ /n/ /l/ /s/ /z/ (/r/)

Trang 4

(/ʈ/ /ʂ/ /ʐ/ ) /c/ /ɲ/ /k/ /ŋ/ /x/ /ɣ/ /h/ /Ɂ/ 1

Ở đây, 3 âm vị /ʈ/, /ʂ/, và /ʐ/ được tìm ra ở các phương ngôn miền Trung và miền Nam và đối ứng với các chữ “tr-”, “s-” và “r-”, nhưng không được tìm ra trong hội thoại hàng ngày ở nhiều phương ngôn miền Bắc Ở miền Bắc, các âm vị này được phát âm giống như /c/, /s/, và /z/, đối ứng các chữ “ch-”, “x-” và “d-/gi-” Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mà người ta phát âm chữ “tr-” như [ʈ-], “s-” như [ʂ-],

“gi-” như [ʐ-] và “r-” như [r-] đặc biệt ở nhà trường để phân biệt các ngữ âm này với các âm vị /c/, /s/, và /z/.2 Có âm vị /Ɂ/ trong tiếng Việt hay không là điểm có tranh luận.3

Âm tố /p/ chỉ được tìm ra trong một số từ vay mượn từ tiếng nước ngoài, và ở nhiều trường hợp không phân biệt với âm vị /b/ hay /f/ Âm vị /r/ cũng xuất hiện trong một số từ vay mượn và những trường hợp đặc biệt nêu trên 4

Tôi cũng đề cập đến bán nguyên âm trước âm chính của tiếng Việt Bình thường bán nguyên âm này được bao gồm trong “vần” tiếng Việt và được phân tích cùng với nguyên âm Nhưng khi so sánh với ngữ âm tiếng Nhật, phân tích bán nguyên

âm cùng với phụ âm thì tiện hơn

Các từ “oanh”, “uyên”, “quý”, “khỏe”, “hoặc”, “luật” v.v có bán nguyên âm /w/,

và âm đầu và bán nguyên âm của các từ này có thể viết như /Ɂw-/, /Ɂw-/, /kw-/, /xw-/, /hw-/, /lw-/

Nhiều phương ngôn miền Trung và miền Nam có bán nguyên âm [j] đối ứng các

1Các âm vị xuất hiện mang ngữ âm như theo (“~” có nghĩa là có thể thay đổi tùy theo từng phương ngôn hay sự khác biệt cá nhân):

Trang 5

Ngạc cứng

Ngạc mềm

(Lợi Ngạc)

Ngạc cứng

Ngạc mềm

Trang 6

2 1 2 Phụ âm đầu trong tiếng Nhật

Danh sách âm vị của phụ âm đầu âm tiết trong tiếng Nhật là :

/p/ /b/ /m/ /w/ /t/ (/c/) /d/ /n/ /s/ /z/ /j/ /r/ /k/ /g/ /h/

Số lượng của chúng không nhiều, nhưng các phụ âm này xuất hiện với ngữ âm

đa dạng theo quy tắc

Trang 7

/isja/ → [iɕa] (いしゃ, 医者, “bác sĩ”)/t/ → [t͡ɕ] ([t͡ʃ]) / _ /i/, /j/

Ví dụ: /kuti/ → [kut͡ɕi] (くち, 口, “miệng”)

/otja/ → [ot͡ɕa] (おちゃ, お茶, “trà”)

/h/ → [ç] / _ /i/, /j/

Ví dụ: /hito/ → [çito] (ひと, 人, “người”)

/hjaku/ → [çaku] (ひゃく, 百, “trăm”)

b Tắc-xát hóa (của âm tắc)

/t/ → [t͡s] / _ /u/

Ví dụ: /natu/ → [nat͡su] (なつ, 夏, “mùa hè”)

c Môi hóa

/h/ → [ɸ] / /u/7

Ví dụ: /huku/ → [ɸuku] (ふく, 服, “quần áo”)

Âm vị /z/ ([+Hữu thanh], [+Lưỡi], [-Tắc], [-Môi]) có liên quan đến hiện tượng ngạc hóa và tắc xát hóa, và xuất hiện với 4 ngữ âm [d͡z], [z], [d͡ʑ] ([d͡ʒ]), và [ʑ] ([ʒ]) Nếu /z/ đặt giữa nguyên âm thì phát âm với âm xát, và nếu là đầu âm của

từ hay là sau âm tiết đóng thì phát âm với âm tắc-xát

/d/ → /z/ / _ V {+cao} (nghĩa là không có kết hợp âm /di/ và /du/)

chữ Hán, là cách viết thông thường

7Trong lịch sử, âm vị /h/ từng có ngữ âm [ɸ], và sau khi biến đổi thành ngữ âm [h] cũng còn lại âm [ɸ] trước /u/ và /w/

Trang 8

/z/ → [z] / V _ /a/, V _/u/, V _/e/, V _/o/

[ʑ] / V _/i/, V _/j/

[d͡z] / [w _, C và _/a/, _/u/, _/e/ , /o/

[d͡ʑ] / [w _, C và _/i/, _/j/

Ví dụ: /hiza/ → [çiza] (ひざ, 膝, “đầu gối”)

/zaseki/ → [d͡zaseki] (ざせき, 座席, “chỗ ngồi”)

/azi/ → [aʑi] (あじ, 味, “mùi vị”)

/bizjo/ → [biʑo] (びじょ, 美女, “đẹp gái”)

/ziko/ → [d͡ʑiko] (じこ, 事故, “tai nạn”)

/zjama/ → [d͡ʑama] (じゃま, 邪魔, “phiền hà”)

Có một số nhà nghiên cứu đặt âm vị /c/ ({-Hữu thanh}, {+Tắc xát}, {+Lưỡi}) cho ngữ âm [t͡ɕ] và [t͡s] để viết quy tắc như

/t/ → /c/ / _V {+cao}

Nhưng âm vị /c/ này là điểm đang tranh luận Trong từ vựng thuần Nhật và từ Hán Nhật thì không có kết hợp âm vị [ti], [tj] và [tɯ], nên không cần đặt âm vị /c/ và có thể giải thích bằng quy tắc biến đổi.8 Nhưng trong từ vựng mượn từ tiếng nước ngoài thì có những kết hợp âm vị này, nên khi thảo luận chính xác thì chúng ta phải

sử dụng âm vị /c/ này

Có nhiều người phát âm âm vị /g/ như [ŋ] nếu không phải là âm đầu từ và khu

8Ví dụ nổi tiếng là Hattori (1960:288)

Trang 9

biệt với [g] ở đầu từ nên có một số nhà nghiên cứu đặt âm vị /ŋ/ độc lập với /g/.9

Ví dụ: /gogatu/ → [goŋat͡sɯ] (ごがつ, 五月, “tháng năm”)

Nhưng số người phát âm như thế càng ngày càng ít đi và trường hợp mà hai âm vị này là đôi tối tiểu khu biệt cũng rất ít, nên nhiều nhà nghiên cứu phản đối ý kiến này

Âm vị /p/ xuất hiện ở bối cảnh rất hạn chế trong từ vựng thuần Nhật và từ Hán Nhật, hầu hết là chỉ sau âm tiết đóng (sau âm /N/ hay /Q/, xem 2.3.2.) Phần lớn trường hợp mà âm vị này xuất hiện là trong từ vựng mượn từ tiếng nước ngoài và

từ tượng thanh, chính giống như âm vị /p/ trong tiếng Việt

Ví dụ: /jaQpari/ → [jappaɾi] (やっぱり, “như tôi đã nghĩ”)

/siNpai/ → [ɕimpai] (しんぱい, 心配, “lo lắng”)

/pazjama/ → [paʑama] (パジャマ, “áo pijama”)

Âm vị /r/ được phát âm như [ɾ] (âm vỗ) giữa từ và như [ɺ] (âm bên vỗ) ở đầu từ hay sau /N/ Trong từ vựng thuần Nhật, hầu hết /r/ được tìm ra giữa từ, và /r/ ở đầu

từ được tìm ra trong từ vựng Hán Nhật và từ vựng mượn từ tiếng nước ngoài

Ví dụ: /tori/ → [toɾi] (とり, 鳥, “con chim”)

/rijuu/ → [ɺijuː] (りゆう, 理由, “lý do”)

/kaNri/ → [kanɺi] (かんり, 管理, “quản lý”)

/razio/ → [ɺaʑio] (ラジオ, “ra-đi-ô, máy phát thanh”)

9Ví dụ nổi tiếng là Hattori (1960:338)

Trang 10

Bán nguyên âm /j/ có thể kết với tất cả phụ âm Nhưng cụm phụ âm như thế rất

ít trong từ thuần Nhật và tìm được nhiều trong từ Hán Nhật và trong từ mượn từ tiếng nước ngoài để biểu đạt các âm [ʃ], [ʒ], [tʃ], [dʒ], [ç], [ɲ] v.v Hầu hết bán nguyên âm /j/ bình thường được đặt trước các nguyên âm /a/, /u/, và /o/ Chúng ta tìm ra cách kết hợp /je/ chủ yếu trong từ vựng mượn từ tiếng nước ngoài Cách kết hợp /ji/ không tồn tại

Ví dụ: /kjaku/ → [kʲaku] (きゃく, 客, “khách”)

/gjuunjuu/ → [gʲuːnʲuː] (hay [gʲuːɲuː])(ぎゅうにゅう,牛乳, sữa)

/bjoosja/ → [bʲoːɕa] (びょうしゃ, 描医, “miêu tả”)

/sjuuto/ → [ɕɯːto] (シュ医ト, “sút bóng”)

< “shoot [ʃuːt]” tiếng Anh /beezju/ → [beːʑɯ] (ベ医ジュ, “màu be”)

< “beige [bɛːʒ]” tiếng Pháp

/tjooku/ → [t͡ɕoːku] (チョ医ク, “phấn viết”)

< “chalk [tʃɔːk]” tiếng Anh

/zjuusu/ → [d͡ʑɯːsɯ] (ジュ医ス, “nước hoa quả)

< “juice [dʒuːs]” tiếng Anh /konjaQku/ → [konʲakku] (コニャック, “cognac”)

<“cognac [koɲak]” tiếng Pháp

Bán nguyên âm /w/ bình thường không kết hợp với phụ âm khác Nếu kết hợp thì với /h/ để thành âm [ɸ] trong từ vựng mượn từ tiếng nước ngoài, nhiều trường hợp là để thay vì âm [f] trong tiếng nước ngoài Có rất ít trường hợp mà /w/ kết hợp với phụ âm /t/ (thành âm [t͡s]) và /k/ Trong từ vựng thuần Nhật và từ vựng

Trang 11

Hán Nhật, nguyên âm sau /w/ là /a/ Có lúc người ta phát âm trợ từ /o/ như /wo/ để nhấn mạnh Hầu hết kết hợp /wi/, /we/, và /wo/ được tìm ra trong từ vựng mượn từ tiếng nước ngoài Kết hợp /wu/ không tồn tại Có một âm vị /β/ chỉ để phân biệt ngữ âm như [v] trong tiếng nước ngoài với /b/, nhưng trong trường hợp nhiều người ta phát âm giống như /b/.

Ví dụ: /hwairu/ → [ɸaiɾu] (ファイル, “file”) < “file [fail]” tiếng Anh

/kaNtwoone/ → [kant͡soːne] (カンツォ医ネ, “ca hát Ý”)

< “canzone [kantsoːne]” tiếng Ý

/βaioriN/ → [βaioɾin] (ヴァイオリン, “violon”)

(hoặc đơn gian là /baiorin/ [baioɾin] バイオリン)

< “violin [vaiolin]” tiếng Anh

Như kết luận, sơ đồ âm vị của phụ âm đầu âm tiết tiếng Nhật là như dưới:

lợi

Lợi ngạc

Trang 12

Ngạc cứng

Ngạc mềm

Trang 13

2.2.1 Nguyên âm trong tiếng Việt

Tiếng Việt có 9 cái nguyên âm đơn là:

/a/ /ɛ/ /e/ /i/ /ɤ/ /ɯ/ /ɔ/ /o/ /u/

Và cũng có 3 cái nguyên âm đôi là:

/i͜e (i͜ə)/ /ɯ͜ɤ (ɯ͜ə)/ /u͜o (u͜ə)/

/ɤ/ được phát âm như [ɤ] (sau, không tròn môi, trung bình) hay [ɘ] (giữa, không tròn môi, trung bình) /ɯ/ được phát âm như [ɯ] (sau, không tròn môi, cao) hay [ɨ] (giữa, không tròn môi, cao)

Vẽ sơ đồ thì như dưới:

Trước Giữa (sau, không tròn

môi)

Sau (tròn môi)

Trang 14

Trung bình e ɤ o

2 nguyên âm /a/ và /ɤ/ có khu biệt giữa ngắn và dài khi có âm cuối

Ví dụ:

Trước âm cuối /ŋ/, /ɤ/ dài không được đặt

Và 2 nguyên âm /ɛ/ và /ɔ/ có khu biệt giữa ngắn và dài chỉ khi có phụ âm cuối /ŋ/ ([ŋ], [ɲ], [ŋ͡m]) và /k/ ([k], [c], [k͡p]) Ở trường hợp này, âm dài không được tìm ra nhiều, chủ yếu trong từ tượng thanh và từ vay mượn

2.2.2 Nguyên âm trong tiếng Nhật

Tiếng Nhật có 5 nguyên âm tức là:

/a/ /i/ /u/ /e/ /o/

Trong nhiều phương ngôn bao gồm phương ngôn Tokyo, âm vị /u/ được phát âm

Trang 15

không tròn môi như [ɯ] ở nhiều trường hợp.

Tất cả 5 nguyên âm có khu biệt giữa ngắn và dài, cả trong âm tiết đóng và mở Nhưng âm dài thường được coi là hai nguyên âm liên tục như /aa/, /ii/ Có một số nhà nghiên cứu đặt “âm vị làm dài nguyên âm” /R/,10 nhưng không phổ biên

Tất cả 2 kết hợp nguyên âm có thể trở thành nguyên âm đôi Nguyên âm đôi có tính chất gần với nguyên âm dài, như trong quy tắc trọng âm cao độ (giải thích sau)

2.3 Phụ âm cuối

2.3.1 Phụ âm cuối trong tiếng Việt

Có một số tranh luận về phụ âm cuối như viết sau, nhưng ở đây viết một quan điểm trong đó Trong tiếng Việt có 6 cái phụ âm mà người ta nói được cuối âm tiết Tức là:

/p/ /m/ /t/ /n/ /k/ /ŋ/

Sau nguyên âm với vị trí của lưỡi trước, tức là /ɛ/, /e/, và /i/, âm cuối /k/ và /ŋ/ thay đổi thành âm [c] và [ɲ] Và sau nguyên âm với vị trí của lưỡi sau, tức là /ɔ/, /o/, và /u/, âm cuối /k/ và /ŋ/ thay đổi thành âm [k͡p] và [ŋ͡m] Nhưng sau nguyên

âm đôi /i͜e/ và /u͜o/ thì không thay đổi và giữ ngữ âm [k] và [ŋ] Điều đó là lý do mà các nguyên âm đôi này có lúc được coi là /i͜ə/ và /u͜ə/ để thuyết minh là /k/ và /ŋ/ sau âm này không thay đổi vì vị trí lưỡi của âm /ə/ không phải là trước hay sau Một ngoại lệ nữa đáng nói đến là sau nguyên âm /ɛ/ dài và /ɔ/ dài Tuy số lượng của từ bao gồm kết hợp /ɛk/, /ɛŋ/, /ɔk/, /ɔŋ/ (chứ không phải là /ɛ̆k/, /ɛ̆ŋ/, /ɔ̆k/, /ɔ̆ŋ/)

10 Ví dụ nổi tiếng là Kindaichi (1950)

Trang 16

rất ít và chỉ nằm ở những từ tượng thanh và từ mượn từ tiếng nước ngoài, nhưng sự tồn tại của âm này làm cho vấn đề cấu trúc âm tiết phức tạp hơn Chung ta sẽ xem

về điều này ở phần sau

Trong nhiều phương ngữ, nguyên âm và phụ âm cuối có hệ thống khác, nhưng chúng ta không nói đến điều đó trong tiểu luận này vì đó là vấn đề quá phức tạp và không phổ biên hay nổi tiếng trong nhà trường cả nước như trường hợp của phụ

âm đầu

2 3 2 Phụ âm cuối trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật có hai loại phụ âm cuối gọi là “xúc âm (soku-on, 促音)” và

“bát âm (hatsu-on, 撥音)” Các âm vị này thường xuyên được viết là /Q/ và /N/ Xúc âm /Q/ thường có phụ âm đầu tiếp theo (không mũi và bình thường là vô thanh), và có ngữ âm giống nhau với phụ âm tiếp theo Cũng được thuyết minh là làm dài phụ âm tiếp theo

Ví dụ: /sjuQpatu/ → [ɕɯppat͡sɯ] (しゅっぱつ, 出医, “xuất phát”)

/kiQte/ → [kitte] (きって, 切手, “tem”) /juQkuri/ → [jukkuɾi] (ゆっくり, “chầm chậm”)

/aQsari/ → [assaɾi] (あっさり, “nhẹ nhàng”)

Bát âm /N/ cũng được phát âm bằng nhiều loại ngữ âm dựa vào âm xung quanh Ngay trước âm môi tắc hay mũi tức là /p/, /b/, và /m/ thì /N/ được phát âm như [m]

Ngày đăng: 05/08/2016, 00:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Thị Châu, 2004, Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ học tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Hattori Shirō, 1960, Gengogaku no Hōhō (Phương pháp ngôn ngữ học), Iwanami Shoten Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gengogaku no Hōhō (Phương pháp ngôn ngữ học)
3. Kindaichi Haruhiko, 1950, “ ‘Gooku’ to ‘gōku’: Hiki-onsetsu no teishō” (“ Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘Gooku’ to ‘gōku’: Hiki-onsetsu no teishō
4. Vương Hữu Lệ, Hoàng Dũng, 1994, Giáo trình ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngữ âm tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5. Shibatani Masayoshi, 1990, The Languages of Japan, Cambridge University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Languages of Japan
6. Đoàn Thiện Thuật, 1999, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ âm tiếng Việt
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
7. Nguyễn Thị Việt Thanh, 1998, “Về đơn vị âm tiết của tiếng Nhật”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội, tập XIV, Số 5, tr. 32- 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đơn vị âm tiết của tiếng Nhật”, "Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w